Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Điều trị nội nha lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.07 KB, 10 trang )

ĐIỀU TRỊ LẠI NỘI NHA (KHÔNG PHẪU THUẬT)
Người chia sẽ :Bàn Chải Đánh Răng

“Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp
họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ”

Lý do của việc điều trị lại
Tỷ lệ thành công trong nội nha không là 100%. Theo nhiều thống kê, người
ta cho rằng tỷ lệ thành công nội nha thay đổi từ 53% đến 94%.
Giải phẫu hệ thống ống tủy chân răng đóng vai trò quan trọng trong thành
công hay thất bại của nội nha.
Tổng hợp các nguyên nhân đều là do vi kẽ. Tất cả các cố gắng điều trị lại
không phẫu thuật là nhằm loại bỏ vi kẽ. Lý do chính của điều trị lại không
phẫu thuật là loại bỏ nguồn kích thích bộ máy bám dính từ hốc tủy.
Nguyên nhân thất bại trong nội nha
Trước điều trị
Chẩn đoán
Thiếu thông tin
Quá tin tưởng vào các thử nghiệm như độ sống tủy, các bệnh lý liên quan
Phim tia X.
Nứt dọc thân răng đến vùng chẽ hay tới xương ổ.
Gãy dọc chân răng không phát hiện được.
Bệnh nha chu tiến triển.
Lựa chọn trường hợp điều trị
Tiên lượng
Trong điều trị
Không đạt được các mục tiêu cơ học
Không đạt được các mục tiêu sinh học
Sau điều trị
Chấn thương, gãy, phục hồi sau cùng không thích hợp, thậm chí không có.
Chấn thương khớp cắn.


Gãy dọc chân răng.
Bệnh nha chu, điều trị chỉnh hình.
Tiêu chuẩn thành công
Khả năng lành thương của các tổn thương nội nha phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như chẩn đoán, mở lối vào, xác định tất cả các lỗ tủy và hệ thống ống
tủy, dùng các kỹ thuật trực tiếp ảnh hưởng đến việc làm sạch, tạo hình và


trám bít theo 3 chiều. Tiêu chuẩn thành công có thể được định nghĩa theo 4
tiêu chí sau:
1. Bệnh nhân không có triệu chứng và có chức năng nhai tốt như nhau ở
cả hai bên hàm.
2. Nha chu khỏe mạnh, hệ thống bám dính bình thường.
3. Phim tia X cho thấy sự lành thương hay tiến trình lấp xương xảy ra bình
thường.
4. Đáp ứng được các nguyên tắc phục hồi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị lại
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc điều trị lại răng hay nhổ đi.
1. Khi nào phải cân nhắc việc điều trị lại? Nhiều răng có thể không đáp
ứng được với các tiêu chuẩn hiện nay nhưng chúng có thể đáp ứng định
nghĩa của sự thành công. Các răng này có thể được theo dõi hơn là điều trị
lại trừ khi răng cần một phục hồi mới hay nằm trong phạm vi nha khoa can
thiệp trước. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nha chu thứ
phát do nguyên nhân nội nha, hay có tổn thương trên phim, khi đó cần phải
quyết định giữa nội nha lại hay nhổ.
2. Bệnh nhân mong muốn gì? Điều quan trọng là phải biết được mong
muốn, nhu cầu của bệnh nhân về sức khỏe răng miệng của họ. Nha sĩ cần
phải tiếp xúc với bệnh nhân trước điều trị để tạo mối quan hệ và sự tin
tưởng nơi bệnh nhân, giải thích rõ các lựa chọn điều trị, bàn luận về các kết
quả có thể có. Được trang bị với kiến thức về lĩnh vực này, bệnh nhân có thể

lựa chọn điều trị đáp ứng tốt nhất theo mong muốn của mình.
3. Đây có phải là một răng chiến lược? Nha sĩ phải xem xét cẩn thận một
răng có nội nha thất bại và quyết định liệu răng có còn cần thiết. Việc tư vấn
với các nhà chuyên môn thích hợp sẽ giúp bệnh nhân xem xét kỹ hơn về thời
gian, chi phí, và các vấn đề khác giúp việc chọn lựa điều trị tốt hơn.
4. Đánh giá phục hồi. Nguyên tắc cơ bản trong nội nha là khả năng tạo
được phục hồi thẩm mỹ, thiết kế tốt, có chức năng tốt về mặt lâm sàng.
Thông thường, một răng gãy phải được đánh giá về thủ thuật làm dài thân
răng để nha sĩ phục hồi có thể thực hiện được các thủ thuật của mình. Về
mặt nội nha, việc làm dài thân răng giúp cho việc cô lập răng, tạo ra một
buồng tủy có thể chứa được các chất bơm rửa, hòa tan, các chất kích thích
và sau đó nếu cần, trám tạm giữa các lần hẹn. Thủ thuật nha chu này giúp
việc xác định rõ bờ, cải thiện chính xác việc lấy dấu, giúp các thủ thuật trong
labo dễ dàng cho phép tạo ra những phục hồi có tính chính xác, giúp bảo vệ
và tăng cường sức khỏe của mô nha chu.
5. Đánh giá nha chu. Nha sĩ cần phải biết rõ về mô nâng đỡ. Răng cần nội


nha lại phải được đánh giá về độ sâu túi nha chu, lung lay, tỷ lệ thân chân,
khiếm khuyết mô cứng, mô mềm và bất kỳ một bất thường nào có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe của mô nha chu.
6. Đánh giá các yếu tố liên quan khác. Đa số răng nội nha thất bại có thể
được điều trị lại thành công với kỹ năng, kinh nghiệm và kỹ thuật hiện nay.
Tuy nhiên, nha sĩ không chỉ chú tâm vào chỉ một răng nào mà phải đánh giá
xem răng có phù hợp với kế hoạch điều trị và giúp tăng cường sức khỏe răng
miệng hay không. Bản chất chiến lược của bất kỳ một răng nào cũng phải
được đánh giá về nhiều khía cạnh nha khoa khác nhau và nha sĩ phải cẩn
thận phân tích khả năng phục hồi, tình trạng nha chu, khớp cắn, tiềm năng
làm trồi răng hay làm đứng răng bằng chỉnh hình, và khả năng thực hiện nội
nha thành công.

7. Thời gian và chi phí. Với kinh nghiệm của mình, nha sĩ sẽ bắt đầu đánh
giá thời gian cần để có thể thực hiện công việc nội nha lại và từ đó xác định
chi phí. Thông thường cần nhiều thời gian và ít phí tổn hơn cho một điều trị
kết hợp nội nha lại và phục hồi so với thời gian và chi phí của một kế hoạch
điều trị thay thế khác. Nha sĩ cần phải đưa ra một chi phí thích hợp để bù
đắp cho chính họ vì thời gian trên ghế cho việc điều trị lại nội nha.
8. Chuyển bệnh nhân. Nha sĩ phải xem xét mọi vấn đề đã được bàn ở phần
trước và nhớ rằng lời thề Hyppocrate nói rằng: “Không được làm hại trong
khi làm việc tốt”. Các câu hỏi đạo đức được đặt ra cho người thích hợp nhất
với công việc này và tạo ra được kết quả mong muốn. Có thể tham khảo ý
kiến của các đồng nghiệp khác, tốt hơn là nên chuyển bệnh nhân tới một
nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm hơn để có thành công tốt hơn. Đôi
khi chuyển bệnh nhân đến một nhà chuyên môn là hành động đạo đức nhất
và là khôn ngoan nhất.
Lập kế hoạch điều trị lại nội nha
Điều trị nội nha lại đầu tiên liên quan đến tìm đường vào ống tủy và sau đó
đến được chóp chân răng.
Tìm đường vào ống tủy chân răng
Như đã đề cập trước, một phần lớn thất bại nội nha là do sai sót của nha sĩ,
một trong số đó là sửa soạn lối vào chưa đúng. Thông thường lối vào ở
những răng có nội nha chưa tốt chưa được mở rộng đúng mức, phải được
đánh giá lại và cải thiện trước khi sửa soạn lại ống tủy. Đối với mục đích điều
trị lại, phải tạo được lối vào thích hợp và thuận tiện để giúp thuận tiện cho
việc tạo hình thêm nữa ống tủy đã mở rộng từ trước và giúp việc loại bỏ vật
liệu trám bít dễ dàng.
Có hai loại phục hồi cần phải quan tâm trước khi tiếp cận tìm đường vào ống


tủy ở những răng đã nội nha được phục hồi. Thân răng có phục hồi mão răng
thường nâng đỡ bởi một chốt và tái tạo.

Phục hồi thân răng.
Cân nhắc việc điều trị lại nội nha qua một phục hồi hay là loại bỏ nó, liên
quan đến:
Hình thái học răng.Hình thái học răng có thể được nhận biết tốt hơn nếu lấy
đi phục hồi. Lối vào được thực hiện xuyên qua phục hồi khó, mất nhiều thời
gian hơn và có thể gây thủng chân răng.
Phim tia X. Việc lấy đi phục hồi giúp phim tia X có nhiều thông về phần thân
răng hơn. Chúng ta có thể thấy các chỗ thủng, côn bạc dư trong thân răng,
calci hóa trong lỗ ống tủy, kích thước buồng tủy.
Gãy dọc. Bởi vì gãy răng theo chiều dọc khó chẩn đoán, phải kiểm tra kỹ
tình trạng này trước khi nội nha lại. Khi phục hồi đã được lấy đi, gãy dọc có
thể thấy được, nếu phục hồi vẫn còn nằm trên răng, tình trạng gãy dọc chân
răng có thể bị bỏ qua.
Lối vào. Những nguyên tắc của việc sửa soạn lối vào, đặc biệt liên quan đến
dạng ngoài, dạng thuận tiện, và loại bỏ ngà sâu còn sót lại, có thể được thực
hiện tốt hơn nhờ thiết lập được lối vào trực tiếp hơn là thông qua một phục
hồi.
Cô lập răng. Một phục hồi tốt giúp cho việc đặt đê và trám tạm dễ dàng.
Ngược lại, một phục hồi không khít kín tốt hay sâu tái phát tạo ra hở dưới
chỗ đặt đê.
Chức năng răng. Khi phục hồi được giữ trong vị trí, bệnh nhân vẫn có thể ăn
nhai được, thẩm mỹ được duy trì.

Hướng dẫn lâm sàng:
Lấy đi các phục hồi có chất lượng kém, đặc biệt là những phục hồi có sự
tương thích bờ viền kém hay sâu tái phát được lên kế hoạch thay thế trong
tương lai.
Giữ lại những phục hồi vừa ý sẽ không bị thay thế trong kế hoạch điều trị,
tạo lối vào bằng cách xuyên qua phục hồi và sau đó sửa chữa hay là lấy đi
nguyên vẹn phục hồi và gắn lại sau khi điều trị.

Khi chức năng hay thẩm mỹ phải được duy trì hay khi cô lập răng được xem
là khó khăn và sự hiện diện của phục hồi là cần thiết, nó sẽ được giữ tạm
thời để giúp cho việc điều trị lại nội nha dễ dàng hơn ngay cả khi có chỉ định


phục hồi sẽ được thay thế trong tương lai.
Chốt và tái tạo.
Biện pháp thực hành thông thường để phục hồi răng đã nội nha là bằng chốt
và tái tạo. Để tìm đường vào ống tủy, nha sĩ phải lấy đi hay xuyên qua chốt
và tái tạo, phải xem xét các yếu tố sau đây:
1. Nguy hiểm của việc lấy đi chốt.
Răng có chốt thường đã yếu do khoảng không đặt chốt, thường dễ gãy khi
lấy đi chốt đúc. Chốt có thể bị gãy bên trong chân răng và rất khó lấy đi.
2. Giảm sức lưu giữ chốt.
Dùng siêu âm tạo rung động đến chốt có thể làm giảm sức lưu giữ và giúp
dễ lấy chốt. Bất cứ khi nào cần, vách ngà răng phía thân răng giữ chốt đều
có thể được lấy đi để giảm thiểu sức lưu giữ chốt.
3. Kéo chốt với lực mạnh.
Dùng lực với chốt đúc làm tăng nguy cơ gãy chân răng. Nguy cơ này giảm
thiểu nếu lực đặt lên chốt có hướng cùng với trục của chốt và các thiết bị đặc
biệt phải được dùng để kéo chốt ra khỏi ống tủy chân răng theo trục dài của
nó.
4. Chốt và phục hồi tái tạo
Một chốt đúc và tái tạo có thể được lấy ra chỉ sau khi phục hồi thân răng
được loại bỏ. Một chốt vặn có thể thường được lấy ra một mình mà không
phải hy sinh toàn bộ tái tạo, cho phép phục hồi thân răng có thể còn giữ
nguyên trong vị trí, nâng đỡ nhờ tái tạo và cấu trúc răng.
Hướng dẫn lâm sàng:
Tùy thuộc vào loại, chiều dài, chiều rộng của chốt, sự nguyên vẹn của vách
tái tạo, phải làm giảm sức lưu giữ trước khi loại bỏ chốt và tái tạo. Nếu có

điều kiện, nên dùng các thiết bị đặc biệt để hỗ trợ quá trình lấy chốt.
Khi có chỉ định duy trì một phục hồi mão răng nâng đỡ bởi một chốt vặn, lấy
đi chốt vặn qua lối vào xuyên qua tái tạo. Ơ răng nhiều chân mà chân răng
có chốt không cần phải điều trị lại và khi sự loại bỏ chốt là chống chỉ định,
nên xuyên qua tái tạo để tìm đến các ống tủy còn lại mà không lấy đi chốt.
Kỹ thuật lấy đi chốt chân răng
Loại bỏ phần tái tạo bằng mũi khoan tungsten.
Đầu chốt lộ ra phía trên thân răng
Dùng kềm tháo chốt kéo chốt ra.
Dùng mũi khoan tròn nhỏ cán dài siêu tốc hay đầu cạo vôi nhỏ, mảnh như
Slimline (Dentsply), đi vòng quanh thân chốt nơi tiếp xúc với vách ống tủy.
Đi sâu về phía chóp, tạo một hào xung quanh chóp. Dùng kềm lắc nhẹ lấy
chốt ra.


Đầu chốt nằm trong chân răng
Dùng đầu cạo vôi siêu âm rung giữa vách ống tủy và chốt.
Cuối cùng, nếu các cố gắng trên không thành công, dùng mũi khoan tròn
cán dài siêu tốc khoan chốt ra.
Tìm đường đến chóp răng
Vật liệu trám bít có thể được phân loại theo past và xi măng, bán cứng và
cứng.
Past và xi măng. Khả năng loại bỏ past và xi măng khỏi ống tủy phụ thuộc
vào tính đặc chắc của vật liệu, nhưng điều này không thể đánh giá được nhờ
phim tia X mà phải thử trên lâm sàng.
Past đông mềm. Nha sĩ phải thử xuyên qua past loại này với các dụng cụ nội
nha thông dụng.
Xi măng đông cứng. Thiết bị nội nha siêu âm có thể làm tan xi măng cứng và
có thể dùng để loại bỏ chúng.
Khi các biện pháp này không có kết quả, cố gắng khoan xi măng ra khỏi ống

tủy, nhưng chỉ tới một độ sâu được xem là an toàn để tránh lủng chân răng.
Nếu không thể xuyên qua xi măng và sửa soạn tới hết ống tủy, ta có thể
xem xét đến khả năng phẫu thuật.
Vật liệu bán cứng, gutta percha. Gutta percha có thể bị hòa tan trong nhiều
loại dung môi giúp lấy đi dễ dàng, mặc dù phần lớn các dung môi đều gây
độc, có hại hay là không hiệu quả, tránh sử dụng các dung môi này bất cứ
khi nào có thể. Kế hoạch điều trị lại đối với gutta percha phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
1. Chất lượng của khối gutta percha. Cách nhanh nhất để điều trị lại một
trám bít có độ đặc kém là kéo toàn bộ gutta percha qua lối vào. Trong
trường hợp trám bít đặc chắc, cần phải hoà tan gutta percha. Trong cả 2
trường hợp, phần phía thân của khối trám bít có thể được khoan ra, với mũi
gates-glidden hay peeso.
2. Hình dạng của ống tủy chân răng. Trong ống tủy cong nên hoà tan gutta
percha cho phép sự thông tủy qua chỗ cong không bị cản trở và không bị
thủng hay tạo khấc. Ơ những ống tủy thẳng với lối vào trực tiếp, việc loại bỏ
gutta percha sẽ nhanh chóng với dụng cụ nội nha quay.
3. Chiều dài của phần trám bít. Trong ống tủy được sửa soạn và trám bít
chưa đến chóp, nhất là các ống tủy cong, các chỗ bị khấc có thể hình thành
ở phía tận cùng của đoạn trám bít. Để tránh không tạo khấc thêm nữa cần
phải hòa tan gutta percha. Gutta percha quá chóp không thể hòa tan được
nhưng cẩn thận vượt qua với hy vọng sẽ kéo ra ngoài luôn phần quá chóp.
Vật liệu cứng và các vật thể cản trở. Kế hoạch điều trị để loại bỏ các vật thể


cứng cản trở phụ thuộc vào việc kẹp được chúng bằng một thiết bị giúp kéo
ra hay vượt qua nó bằng dụng cụ nội nha. Điều trị lại phần có thể tiếp cận
được của ống tủy mà không loại bỏ vật thể là một khả năng khác có nghĩa là
vẫn để nguyên vật thể cản trở trong ống tủy, cố gắng vượt qua nó và trám
bít ống tủy theo cách thông thường; tiên lượng phụ thuộc vào việc có hay

không có nhiễm trùng ống tủy và có thể nghèo nàn trong trường hợp có tổn
thương quanh chóp.
Hướng dẫn lâm sàng:
Đầu tự do phía thân. Đầu phía thân răng của côn bạc kéo dài vào trong
buồng tủy có thể thấy được trên phim tia X ở răng không có mão răng.
Chúng phải được bảo tồn và giữ chặt để kéo ra ngoài. Khi có sự hiện diện
của tái tạo amalgam, phần đầu ở trong thân răng của côn bạc không thể
được cô lập; vì vậy toàn bộ tái tạo phải được tách ra và loại bỏ với phần đầu
nằm trong amalgam. Côn bạc không thể tiếp cận đến đầu phía thân răng
phải được xử lý như trong trường hợp dụng cụ gãy.
Thiết diện cắt ngang ống tủy. Khi ống tủy không tròn, cố gắng vượt qua vật
thể cản trở. Vật thể bị vượt qua có thể được làm lỏng và lấy đi hay vẫn giữ
và tích hợp với phần trám bít ống tủy.
Vị trí của vật thể và khả năng tiếp cận. Việc loại bỏ các vật thể cản trở khó
lấy đi phải được thử với các thiết bị kẹp gắp. Việc sử dụng an toàn các thiết
bị này liên hệ với vị trí của vật thể. Do thiết kế cứng rắn, việc dùng các thiết
bị kẹp gắp giới hạn ở các chân răng tương đối lớn, thẳng và vật thể nằm ở
phía thân của ống tủy. Việc sử dụng các thiết bị này ở phần giữa và phần
chóp ống tủy có thể làm yếu chân răng và làm lủng ống tủy

Kỹ thuật điều trị.
Điều trị lại trong trường hợp past và xi măng.
Paste đông mềm. Thường paste đông mềm không cản trở việc đến chóp với
các dụng cụ nội nha thông thường. Vì vậy, việc loại bỏ chúng không đòi hỏi
các kỹ thuật đặc biệt. Trong những trường hợp này, việc sửa soạn cùng với
dùng bơm rửa nhiều đủ để loại bỏ paste. Tuy nhiên, trong một vài trường
hợp, paste mềm cũng có thể cản trở đáng kể trong khi sửa soạn.
Xi măng đông cứng. Nếu có thể, xi măng phải được hòa tan. Khi không thể,
có thể dùng một trong 2 kỹ thuật sau.
Làm tan xi măng bằng sự rung động siêu âm. Cây dũa siêu âm đặt trong lỗ

vào ống tủy của ống tủy được trám bít và kích hoạt với áp lực nhẹ về phía
chóp. Rung động siêu âm làm tan xi măng, trong khi dòng bơm rửa liên tục


rửa sạch các vụn xi măng. Thủ thuật này dần dần tiến về phía chóp, cho tới
khi toàn bộ khối trám bít bị lấy đi. Đây là một quá trình tốn thời gian và cây
dũa có thể gãy. Ơ những ống tủy cong, chóp có thể bị di lệch; vì vậy đường
đi của dụng cụ phải được kiểm soát thường xuyên qua phim tia X.
Khoan bằng dụng cụ quay. Xi măng cứng có thể được khoan ra khỏi ống tủy
bằng dụng cụ quay, những reamer máy hay mũi khoan. Việc khoan dễ gây
ra lủng, vì vậy chiều sâu khoan bị hạn chế. Kiểm tra thường xuyên với phim
tia X để kiểm soát đường đi của dụng cụ. Thăm dò thực hiện thường xuyên
để đưa dụng cụ đến chóp bằng các dụng cụ nội nha thông thường.
Điều trị lại gutta percha
Phần thân của gutta percha phải được khoan ra, dùng các mũi gates-glidden
hay peeso. Để loại bỏ phần thân của trám bít ta cũng có thể dùng một cây
lèn nóng hay cây làm nóng. Gutta percha có thể được hòa tan hay lấy ra ở
dạng đặc của nó.
Kỹ thuật hòa tan gutta percha. Việc hòa tan giúp tránh dùng lực quá mạnh
trong việc thông tới chóp trong những ống tủy trám bít bằng gutta percha.
Cũng cần phải lưu ý không cho dung môi ra khỏi chóp.
Dung môi của gutta percha. Gutta percha có thể tan trong chloroform,
methylchloroform, carbon disulfide, carbon tetrachloride, benzene, xylene,
eucalyptol oil, halothan và nhựa thông trắng tinh chất.
Chloroform – dung môi hiệu quả nhất và được sử dụng rộng rãi nhất,
chloroform bay hơi nhanh và vì vậy là một vật liệu dùng tại ghế nha khoa.
Tuy nhiên, nó là một tác nhân sinh ung thư. Mặc dù hiệu quả sinh ung thư
của nó ở người còn chưa rõ và việc dùng nó trong nha khoa không bị cấm ở
hầu hết các quốc gia, nhưng việc sử dụng chất này nên hạn chế. Hơn nữa,
chloroform là chất độc và có thể gây hại với mô quanh chóp. Người ta cũng

thấy rằng việc tiếp xúc nhiều với hơi chloroform cũng gây những hiệu quả có
hại trên sức khỏe của nha sĩ và các nhân viên.
Eucalyptol – Eucalyptol ít kích thích hơn chloroform và có tính kháng khuẩn.
Tuy nhiên nó độc khi bị nuốt vào và hiệu quả hoà tan gutta percha ít nhất.
Chỉ khi làm nóng hiệu quả của nó mới so sánh được với chloroform.
Sửa soạn bằng các dụng cụ cầm tay. Đây là kỹ thuật thông dụng nhất mặc
dù tốn nhiều thời gian và đôi khi có kết quả giới hạn.
Hòa tan gutta percha với dung môi, ống tủy được thông cho tới chiều dài
mong muốn với dũa hay nạo. Chiều dài làm việc được ước chừng với phim
trước khi điều trị và phải được xác định bằng phim tia X trong suốt quá trình
sửa soạn. Đôi khi rất khó thực hiện, bởi vì dũa không thể phân biệt được với
gutta percha để quan sát đầu tận cùng của nó. Có thể dùng máy định vị


chóp răng để hỗ trợ trong giai đoạn này.
Dụng cụ chạy máy. Dụng cụ quay NiTi có thể được dùng và có hiệu quả
tương đối tốt khi kết hợp với chloroform hoà tan gutta percha trước.
Sửa soạn siêu âm. Sửa soạn siêu âm theo sau làm mềm gutta percha bằng
chloroform không giúp cho việc loại bỏ gutta percha khỏi ống tủy dễ dàng
ngay cả khi dùng nhiều dịch bơm rửa với dung môi hòa tan.
Kỹ thuật với gutta percha cứng. Gutta percha ở dạng đặc có thể được lấy đi
khỏi ống tủy bằng dụng cụ quay hay kéo ra một lần với dụng cụ cầm tay.
Kéo gutta percha ra với các dụng cụ cầm tay. Đây là kỹ thuật được lựa chọn
khi gutta percha được nhồi không tốt. Reamer hay dũa K dùng để vượt qua
khỏi khối trám bít, dũa Hedstrom được vặn ren vào khối côn gutta percha
lỏng lẻo rồi kéo ra một lần cùng với dụng cụ. Khi thành công, đây là cách dễ
dàng và nhanh nhất để lấy đi gutta percha. Dũa phải được vặn ren vào gutta
percha và ngăn không đẩy gutta percha về phía chóp. Kỹ thuật tương tự
dùng để lấy gutta percha bị quá chóp. Đôi khi cần phải đi qua được gutta
percha với dũa đi quá chóp để chắc chắn phần gutta percha dư không bị tách

ra tại chóp.
Dụng cụ quay loại bỏ gutta percha. Đối với các dụng cụ quay làm bằng thép
không rỉ, kỹ thuật này hạn chế cho những ống tủy thẳng. Các dụng cụ loại
này dễ làm thủng ống tủy. Chúng cũng dễ gãy và có thể gãy trong ống tủy.
Tuy vậy, các dụng cụ làm bằng Ni-Ti mới hiện nay có thể lấy đi gutta percha
dễ dàng ngay cả trong ống tủy cong. Nếu gutta percha được làm mềm trước
với dung môi, việc lấy đi gutta percha càng dễ dàng với các loại dụng cụ làm
bằng Ni-Ti này. Điển hình là các loại dụng cụ Pro-File, GT, Protaper, Hero,
Quantec.
Điều trị lại tắc nghẽn do các vật thể cứng
Kỹ thuật bàn đến dưới đây chỉ thật cần thiết khi một vật thể cứng, côn bạc
hay đoạn dụng cụ gãy hay chốt không thể dễ dàng lấy đi bằng cách gắp và
kéo ra ngoài. Một vật thể rắn có thể tiếp cận dễ dàng có thể được lấy đi dễ
dàng với các dụng cụ như kẹp gắp, kẹp cầm máu, kẹp giữ kim hay thiết bị
chuyên dùng lấy côn bạc. Siêu âm hỗ trợ cho kỹ thuật này nhất là các vật
thể được gắn bằng xi măng trong ống tủy.
Các thiết bị kẹp gắp đặc biệt.
Masserann. Bộ Masseran gồm một kẹp mà trong đó vật thể cần phải lấy ra
bị khóa. Một dãy các mũi khoan có đầu cắt tận cùng dùng xoay ngược chiều
kim đồng hồ tạo ra đường tiếp cận cho kẹp. Mũi khoan rộng và cứng có thể
dùng an toàn chỉ trong phần thân lớn, và thẳng của chân răng. Luôn kiểm
tra bằng phim tia X, dạng thuận tiện mở rộng phải được thiết lập để định


hướng đúng đến vật thể mục tiêu. Kỹ thuật này cần phải hy sinh một lượng
ngà răng đáng kể làm răng dễ gãy hơn.
Masserann hiệu quả hơn so khi sử dụng cho răng trước hơn là răng sau, tốn
thời gian và có thể hiệu quả hơn siêu âm.
Khi vật thể không thể kẹp được, cố gắng vượt qua nó để làm dễ dàng việc
lấy đi hay cho phép hoàn tất việc điều trị mà không lấy đi vật thể.

Vượt qua bằng dụng cụ cầm tay. Reamer và dũa có thể dùng để vượt qua
vật thể và dung môi có thể dùng để làm mềm sự gắn dính. Nhiều dũa
Hedstrom có thể được đưa vào dọc theo dụng cụ đã được lây ra và xoắn
xung quanh nó để đủ sức kéo nó ra khỏi ống tủy. Bơm rửa, xen kẽ với
sodium hypochlorite và hydrogen peroxide hay RC-prep có thể làm nổi vật
thể về phía thân răng.
Vượt qua bằng dụng cụ siêu âm. Trong những trường hợp khó hơn với côn
bạc hay dụng cụ bị gãy, siêu âm có thể hiệu quả. Trong khi điều trị, vật thể
có thể bị đẩy về phía chóp, đôi khi ra khỏi chóp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×