Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Tổng hợp câu hỏi triết học Mác Lê nin 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.6 KB, 132 trang )

Mục lục

CÂU HỎI môn TRIẾT HỌC
_______
PHẦN 1
Triết học, tôn giáo, khoa học là gì? Phân tích mối quan hệ giữa triết học và
tôn giáo; giữa triết học và khoa học; giữa tôn giáo và khoa học.
a.

Khái niệm:

* Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị
trí của con người trong thế giới đó; nó đã có một lịch sử ra đời và phát triển trên
hai ngàn năm trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
* Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh thế giơi một cách hoang
đường, hư ảo, thần thánh hóa bằng các tín điều. Ph.Ăngghen viết: “Bất tôn giáo
nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đấu óc người ta sức mạnh ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó sức mạnh ở thế
gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian”.
* Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học là hệ thống các tri
thức chân thực về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản
ánh của khoa học rộng hơn bất cứ hình thức ý thức xã hội nào khác, đó là tất cả
các hiện tượng và quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nôi dung căn
bản của khoa học là các quy luật khách quan vốn có của thế giới được chứng
minh từ lý thuyết đến thực tiễn. Hình thức biểu hiện chủ yếu của các tri thức khoa
học là hệ thống các phạm trù, định luật, quy luật, nguyên lý. Tri thức khoa học có
thể và cần phải xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội để hình thành nên
các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó, ví dụ như luật học, đạo đức
học, lý luận nghệ thuật, tôn giáo học,...
b.


Phân tích mối quan hệ giữa triết học và tơn giáo:

Triết học và tơn giáo là hai hình thái ý thức xã hội mang tính đa dạng, phức
tạp xét về mọi phương diện: nguồn gốc hình thành, nội dung hàm chứa, đối tượng
phản ánh, phương thức biểu đạt, phương pháp tiếp cận, chức năng xã hội, hình
thái biểu hiện và lịch sử phát triển.
Trước khi triết học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý
thức nguyên thủy của lồi người dưới hình thức thần thoại. Trong thần thoại bên
cạnh niềm tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các vấn đề về
nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể. Triết học và thần thoại ra
đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả
lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưng bằng một
1


phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lơgíc,
các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý,
hoang đường mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Sự
bất lực trong nhận thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, niềm mơ ước
khao khát vươn lên trong cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắt buồn
thương của con người đã sản sinh ra tôn giáo. Tôn giáo là sự tha hóa bản chất của
con người. Cịn Thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà
con người muốn có. Vì vậy, giá trị, mơ ước, khát vọng của con người như thế nào
thì Thượng đế như thế nấy. Thượng đế là nhân cách cá nhân được thần thánh hóa.
Như vậy, theo Phoiơbắc, tơn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của
con người; không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người đã sinh
ra Thượng đế. Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt
thế giới cùng con người thành thế giới trần tục và thế giới hoang đường, tơn giáo
làm tha hóa con người để dễ dàng thống trị nó. Tơn giáo khơng chỉ kìm hảm mà

cịn tước đi ở con người tính năng động sáng tạo, sự tự do và năng lực độc lập
phán xét.
Sự hình thành thế giới quan thần thoại và tiếp đó là thế giới quan tơn giáo
là bước chuẩn bị tư tưởng để hình thành thế giới quan triết học. Lịch sử thần thoại
và tôn giáo ghi nhận sự phát triển nội dung tư duy triết học và sự biểu cảm của
nội dung tư duy đó. Qua từng chặn đường của thần thoại và tôn giáo, chúng ta
thấy người cổ đại ngày càng có tư duy triết học hơn. Hegels nhận xét, trong thần
thoại và tôn giáo tiềm ẩn nội dung triết lý, con đường thần thoại và tơn giáo đến
triết học là con đường từ lý tính hoang tưởng đến lý tính khoa học, từ hình thức
biểu đạt thơng qua biểu tượng đến hình thức bằng khái niệm. Lịch sử nhân loại
chứng minh rằng, ở đâu phát triển phong phú thần thoại và tơn giáo thì ở đó hưng
thịnh triết học.
Điểm lại tồn bộ tiến trình phát triển của lịch sẻ triết học từ Đông sang Tây,
từ cổ chí kim, chúng ta thấy triết học có một mối quan hệ mật thiết với tôn giáo.
Mối quan hệ này biến thiên theo dòng chảy của lịch sử, theo sự phát triển tư duy
khoa học và sự thay đổi các quan điểm – thể chế chính trị. Trong mỗi thời đại
khác nhau, triết học có cách luận chứng và giải đáp khác nhau về những vấn đề
mà tôn giáo đặt ra. Tuy nhiên sự luận chứng và lời giải đáp của triết học duy vật
khác với triết học duy tâm. Nếu triết học duy vật, đặc biệt là triết học duy vật biện
chứng marxist có thái độ và quan niệm đối lập với tơn giáo thì triết học duy tâm
lại là người bạn đồng hành của tơn giáo.
Tóm lại, giữa triết học và tơn giáo vừa có sự thống nhất lại vừa bao hàm
mâu thuẫn; do vậy, lời nhận xét của Betrand Russell: “Triết học là hình thái tư
tưởng nằm ở ranh giới giữa khoa học và tôn giáo”.
c.

Phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học:

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là,
triết học và khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động

của triết học đến khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có
2


những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến sự phát
triển của triết học khơng phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ
chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần
dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát
triển của triết học.
c.1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học
Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những
mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu
lý luận. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại. Triết học Hy Lạp cổ
đại khi mới hình thành khơng độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là
đồng nhất với chúng để hình thành nên mơn khoa học tổng hợp. Các nhà triết học
đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, như Thalets, Pithagore,...
Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một
chỉnh thể. Trong nền triết học tự nhiên, khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí
thứ yếu và bị chi phối bởi triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây
vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển, khơng đủ để tìm ra quy luật của
các hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng
triết học mang tính tư biện (speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ
yếu là dựa trên những phỏng đoán và giả định. Nhưng bắt đầu từ thời Phục hưng
và đặc biệt là trong các thế kỷ XVII - XVIII, sự phát triển của khoa học, nhất là
các khoa học tự nhiên ngày càng diễn ra nhanh chóng. Mối quan hệ triết học khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết
học, thì giờ đây, nó độc lập trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa cịn tác
động quyết định đến khuynh hướng phát triển của triết học và phương pháp tư
duy. Chính sự thay đổi này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thực
chứng. Chủ nghĩa thực chứng tuyên bố rằng, chỉ có khoa học cụ thể mới cần
thiết, đem lại các tri thức tích cực, cịn triết học thì khơng. Chính xác hơn, chủ

nghĩa thực chứng thừa nhận trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát
triển đầy đủ, thì triết học từng đóng vai trị tích cực là khoa học bao trùm, tổng
hợp mọi tri thức, thậm chí là “khoa học của các khoa học”. Nhưng khi các khoa
học lần lượt xuất hiện và trưởng thành, đem lại một khối lượng tri thức khổng lồ
thì triết học dần đánh mất vai trị lịch sử của mình.
Khơng nghi ngờ gì nữa, kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của các
khoa học đến triết học càng ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học
trong thời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng:
Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học,... lần lượt trở
thành các khoa học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng
nghiên cứu riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở
thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Thời kỳ Phục hưng và cận đại,
khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của triết học.
Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác tác động lên
xu hướng phát triển và tư duy của triết học.
Khác với các thế kỷ trước đó, khoa học tự nhiên trong thế kỷ XIX đã
khơng cịn là khoa học sưu tập nữa. Những gì nó tích lũy được trong thời kỳ
3


trước đã cho phép nó có thể sắp xếp, tổng hợp lại. Và nhiệm vụ này đến lượt nó,
khiến người ta phải chú ý nhiều hơn tới những mối liên hệ vốn có của bản thân.
Ngày nay, một bức tranh bao quát về những mối liên hệ không những trong các
lĩnh vực riêng biệt, mà còn giữa các lĩnh vực hầu như của toàn bộ giới tự nhiên,
được rút ra chủ yếu từ những kết quả nghiên cứu do các khoa học tự nhiên đem
lại. Trong những điều kiện như vậy, thì một thứ triết học tự nhiên đứng ngồi và
đứng trên các khoa học là hồn tồn khơng cần thiết. Mọi ý định khôi phục triết
học tự nhiên của các triết gia khơng cịn phù hợp nữa, thậm chí, theo
Ph.Ăngghen, phải coi ý định đó là “những bước thụt lùi”.
Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực

tiếp và theo đường thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu khơng khí tinh thần cho phép
hình thành một kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của
khoa học về thế giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái
niệm, các phạm trù triết học có thêm những nội dung mới. Chẳng hạn, thuyết
nhật tâm của Copernicus khẳng định rằng, trái đất không phải là trung tâm của vũ
trụ, thì rõ ràng nó đã giáng một địn chí mạng vào Kitơ giáo, mở đầu cho thời kỳ
mới của khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận
triết học chung như là một sự tổng kết lý luận. Những kết luận triết học rút ra từ
các phát minh của khoa học tự nhiên thường do chính các nhà khoa học tự nhiên
thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến
những kết luận tích cực, nhưng cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực,
phản khoa học. Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết quả
của mình đa phần mang tính tự phát. Chỉ khi được xem xét trên một nền tảng thế
giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát
triển khoa học.
c.2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển
khoa học
Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với
khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận, trước hết là ở vai trị nhận
thức của nó làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải triết học đối với các
dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát
chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình
thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như
các phạm trù “vật chất”, “khơng gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”,
“lượng”, “chất”,... Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể,
mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển
song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lơgíc của các quá trình
nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học.
Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa

học là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các
nguyên lý chung của chúng. Tất nhiên, trong mỗi khoa học đều có sự tổng kết,
khái quát các tri thức thành các nguyên lý, các quy luật nhất định. Nhưng những
tổng kết, khái quát trong mỗi khoa học cụ thể chỉ được giới hạn trong lĩnh vực mà
4


nó nghiên cứu. Đặc điểm của khái quát triết học là những khái quát chung nhất,
có liên quan đến các hiện tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội và tinh thần.
Ở đây, triết học đóng vai trị là hạt nhân lý luận kết nối các ngành khoa học, là
trung tâm phương pháp luận đem lại khả năng thâm nhập vào các quá trình này
một cách chủ động và tích cực.
d.

Phân tích mối quan hệ giữa tơn giáo và khoa học:

Dưới cái nhìn lịch sử, gần hơn nửa thế kỷ vừa qua, mối liên hệ giữa khoa
học và tôn giáo thường bị coi là một chiến trường tư tưởng. Khoa học và tôn giáo
thật ra vốn không xung khắc, nhưng thật khó nói. Tiến bộ khoa học phần nào làm
giảm những bí mật của vũ trụ, từ thế kỉ 18 đã gây ra sự suy tàn của đức tin.
Khoa học là thế giới của Trí thức và Trí tuệ. Khoa học là logic, là phân
tích, là lý luận, là chứng cứ. Khoa học nghiên cứu cái bên ngoài của Con người,
là Vạn vật, là Vũ trụ, là quy luật Tự nhiên, là các quy luật Xã hội, là các quy luật
Kinh tế,... Tôn giáo ngược lại. Tôn giáo thuộc về Tâm linh. Tông giáo không chỉ
quan tâm cái bên ngồi. Tơn giáo là đi sâu vào cái bên trong. Tôn giáo đưa con
người vào cái Tĩnh lặng sâu thẳm. Tôn giáo đưa con người tới sự Phúc lạc tồn
phần và Vĩnh viễn. Đó chỉ có thể là con đường đi vào bên trong. Tôn giáo vận
hành bởi Trái Tim, bằng Tình u. Trái tim và Tình u ln có bước nhảy, nó
khơng bao giờ tuần tự, nó ln là nghịch lý, nó là Phi logic.
Khoa học là thế giới của Trí thức và Trí tuệ. Lý thuyết, mệnh đề, phương

trình, tốn tử, tích phân, đạo hàm, xấp xỉ, gần đúng,… có nghiệm hay vơ nghiệm,
… tất cả những điều này là quan trọng. Nhưng nó khơng phải là cuối cùng, dù đã
rất logic. Điều cuối cùng phải là Thực nghiệm, phải là Thực tế. Phải có Thực
nghiệm, phải có Thực tế kiểm tra Khoa học mới cơng nhận. Khoa học là khách
quan. Tơn giáo là chủ quan. Nó hoàn toàn là kinh nghiệm cá nhân, là chủ quan, là
duy nhất theo một cách nào đó. Phật Gautama đạt Chứng ngộ khơng chỉ vì Ngài
từ bỏ ngài vàng, quyền lực, giàu sang, cung tần mỹ nữ… Phật Gautama Chứng
ngộ chỉ khi Ngài có sự từ bỏ lớn lao: từ bỏ tìm kiếm. Jesus Christ Chứng ngộ
bằng Tình yêu vĩ đại. Tôn giáo là như vậy. Tôn giáo là Chủ quan. Mỗi một Con
người đi tới Chân lý bằng con đường của mình.
Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa đến một đời sống vật chất đầy đủ.
Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật, thay đổi những
quan niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Khoa học làm cho việc chế biến
được mau lẹ, sản xuất thì nhanh chóng. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ những
thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự
yếu đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng.
Họ chỉ biết chạy theo những thành tựu của khoa học mà dần quên mất đi sự hiện
diện của Tôn giáo.
Darwin và Wallace cho rằng lồi người là dịng dõi của động vật từ rất xa
xưa, thơng qua một q trình chọn lọc tự nhiên tác động lên biến dị của các thế
hệ kế tiếp diễn ra một cách ngẫu nhiên, là quan trọng nhất ngày nay: không cần
đến một thánh thần nào để giải thích sự hình thành của lồi người. Phát hiện này
5


đã dẫn đến sự mất lịng tin. Khơng có gì lạ là phát hiện này luôn làm cho những
người theo tôn giáo bảo thủ nhất hết sức lúng túng.
Thực trạng đó, đưa ta đến một vấn đề, có phải khoa học đã phá vỡ tư tưởng
của tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tơn giáo càng mai một
không? Blaise Pascal một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà tư tưởng nổi

tiếng người Pháp đã trả lời: “Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy
yếu những chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh
cao hơn”.
Ai trong chúng ta cũng biết ánh sáng của chân lý và ánh sáng của sự thật
bao giờ cũng chỉ là một ánh sáng. Nhưng người ta có thể tìm đến chân lý qua
nhiều phương thức khác nhau, hoặc bằng lý trí của suy luận hoặc bằng lý lẽ của
con tim. Nói một cách khác, người ta có thể tìm đến chân lý qua những khám phá
của khoa học thực nghiệm hoặc qua niềm tin tôn giáo với những chân lý siêu
hình đã được mạc khải. Chính Đức Kitơ đã tuyến bố: “Tơi chính là chân lý và tơi
đến để làm chứng cho chân lý ấy”.
Tôn giáo là tư tưởng ra đời từ ngàn xưa, nó ra đời trước rất nhiều so với
các nghiên cứu của khoa học. Và từ cổ chí kim, con người giải thích mọi hiện
tượng của tự nhiên đều dựa vào tư tưởng của tôn giáo. Khi những nghiên cứu
khoa học ra đời họ đã tìm ra được những cách giải thích khác. Họ đã tìm ra được
những quy luật, những quan niệm mới mẻ, cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng khơng
thay thế những tư tưởng của tơn giáo mà nó lại làm cho các tư tưởng đó được cất
cánh cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng vũ trụ
mà chúng ta đang sống không phải là một cấu tạo ngẫu nhiên, nhưng là một tuyệt
tác của một trật tự siêu việt. Khi quan sát vũ trụ mênh mông vô tận qua lăng kính
của mình. Nhà khoa học nổi tiếng Newton đã thốt lên: “Ơi thật tuyệt vời! tơi đã
nhìn thấy Thiên Chúa qua ống kính của tơi”.
Như vậy, khoa học và tôn giáo không phải là sự đối lập nhau, nhưng ở giữa
luôn là chiếc cầu nối qua lại và tôn vinh nhau. Mục tiêu của khoa học là mô tả
các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và giúp giải đáp câu hỏi các hiện tượng đó
hình thành như thế nào. Khoa học là những gì con người giải thích được. Cịn
những gì con người chưa giải thích được thì phải dựa vào tơn giáo. Khoa học mà
khơng có tơn giáo thì khoa học có thể sẽ bị lạm dụng vào những việc phi nghĩa.
Tôn giáo mà thiếu khoa học thì sẽ khơng theo kịp đà phát triển của lồi người,
khơng thuyết phục, khơng gây được sự tín tâm cho những người có đầu óc khoa
học, mà chỉ lơi kéo được những tín đồ ngoan đạo, cuồng tín mà thơi.


Tính đảng của triết học là gì? Hãy chỉ ra tính đảng của các trường phái, trào
lưu triết học trong lịch sử.
Triết học là một hệ thống tư tưởng kết hợp trong mình những giá trị chung với
những tri thức tổng quát, do các nhà tư tưởng coca các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội gây dựng nên, để giải quyết những vấn đề trọng đại do lịch sử nhân loại đặt ra
dựa trên lợi ích coca giai cấp, tầng lớp mình. Do vậy các hệ thống triết học từ cổ
6


đại đến nay đều mang tính đảng. Trước khi giải quyết các vấn đề do thời đại đặt
ra, các hệ thống triết học phải giải quyết vấn đề cơ bản coca triết học; và cách
giải quyết các vấn đề cơ bản coca triết học sẽ ảnh hưởng đến cách giải quyết các
vấn đề còn lại và xác định hệ thống triết học đó thuộc trào lưu, khuynh hướng
nào.
Như vậy : Tính đảng trong triết học là sự thể hiện cơng khai và dứt khoát quan
điểm nhất nguyên triệt để trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
V.I.Lênin nhấn mạnh rằng: "Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học hai
nghìn năm về trước". Trong đó Vấn đề cơ bản của triết học từ xưa đến nay đều
xoay quanh giải quyết mối quan hệ giữa VC và YT. Đây là vấn đề xuyên xuốt
lịch sử triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời một
câu hỏi lớn.
- Mặt thứ nhất : nhằm trả lời câu hỏi: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào
có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai: YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác,
trung thực thế giới khách quan hay khơng? Con người có khả năng nhận biết
được thế giới xung quanh mình được hay khơng?
Trả lời hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phải
triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học.
Các trường phái triết học trong lịch sử :

a -Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, từ
trong lịch sử triết học đã được phân chia thành những trường phái lớn sau đây:
Trường phái 1 : Những nhà triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên có trước và
giữ vai trò quyết định được gọi là các nhà duy vật và học thuyết của họ hợp
thành chủ nghĩa duy vật.
Trường phái triết học duy vật có lịch sử hình thành, phát triển thơng qua 3 hình
thái chủ yếu:
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ và trong khi thừa
nhận tính thứ nhất của VC đã đồng nhất VC với 1 hay 1 số chất cụ thể và những
kết luận của nó chủ yếu dựa trên quan sát trực tiếp, cảm tính chưa có cơ sở khoa
học. Họ cho rằng VC, thế giới tự nhiên là cái có trước, YT, linh hồn con người là
cái có sau cho dù quan điểm cịn mộc mạc, giản đơn nhưng nó chứa đựng những
phỏng đốn thiên tài, là cơ sở cho thế giới quan triết học sau này. Họ đã cố gắng
lấy thế giới để giải thích thế giới mang tính trực quan cảm tính, chưa dựa trên cơ
sở khoa học nào. (âm dương ngũ hành ở Trung quốc - Đất, nước, lửa, khí ở ấn độ
- Khí ...phương Tây)

7


- Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc ở thế kỷ 17, thế kỷ 18. Đây là thời kỳ mà
cơ học cổ điểm thu thập được những thành tựu rực rỡ nênkhi tiếp tục ptriển quan
điểm của CNDV thời cổ đại, CNDV thời kỳ này đã chịu tác động mạnh mẽ của
phương pháp tư duy siêu hình, máy móc nó xem xét, quan niệm thế giới như một
hệ thống máy móc phức tạp bao gồm nhiều bộ phận khơng có liên hệ với nhau,
khơng vận động khơng phát triển, bất biến, ngưng đọng.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng có đặc điểm nổi bật: là CNDV có sự thống nhất,
kết hợp chặt chẽ với phép biện chứng, đồng thời khái quát được thành tựu của
các khoa học chuyên ngành. Đây là hình thức cao nhất do Mác – Eng ghen sáng
lập và Lênin phát triển được hình thành vào năm 40 của thế kỷ 19, nó khắc phục

những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước nó, nó xem xét thế giới trong tính
chỉnh thể, thống nhất trong sự tác động qua lại biện chứng với nhau, nó là cơ sở
thế giới quan, phương pháp luận để nghiên cứu và tìm hiểu thế giới. Tính đảng
của triết học Mác-Lênin: Lập trường CNDV biện chứng, đấu tranh kiên quyết
chống CNDT, siêu hình, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ và mang lại lợi ích
cho giai cấp vơ sản và quần chúng nhân dân lao động.
Ngoài ra trong lịch sử phát triển của CNDV cịn có hình thái chủ nghĩa duy vật
tầm thường ( đồng nhất vật chất với YT và xem nhẹ vai trị của YT), và hình thái
chủ nghĩa CNDV kinh tế (trong đó xem kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định sự
tồn tại và phát triển của xã hội). Điều này được Đảng cộng sản VN khẳng định
con đường đi lên xây dựng CNXH là không coi kinh tế là quyết định tất cả.
Trường phái 2 : Những người cho rằng tinh thần là cái có truớc, quyết định VC
được gọi là các nhà triết học duy tâm và học thuyết của học được tập hợp thành
chủ nghĩa duy tâm.
Trường phái triết học Duy tâm tồn tại và phát triển dưới hai hình thức sau đây:
- CNDT khách quan (Pla ton, Heghen) cho rằng có một thực thể tinh thần hay ý
niệm tuyệt đối tồn tại bên ngồi độc lập với con người có trước con người đã sinh
ra vạn vật, quyết định sự tồn tại và phát triển của thế giới và con người.
- CNDT chủ quan (Becoli) cho rằng cảm giác và YT của con người là cái có
trước và tồn tại sẵn có trong con người, mọi sự vật hay thế giới vật chất chỉ là kết
quả của sự phức hợp của cảm giác mà thơi. Do đó, tồn bộ cái thế giới khách
quan bên ngoài chỉ là “phức hợp” của những cảm giác do cái “Tôi” sinh ra. (ĐH
VI của Đảng phân tích sự chủ quan duy ý trí....)
Tóm lại, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan cho dù có những biến
thái, cách giải quyết khác nhau về mặt thứ nhất song nó giống nhau ở chỗ đều coi
YT, tinh thần là cái có trư ớc, quyết định VC, nó thường là đồng minh của tơn
giáo, là vũ khí của giai cấp thống trị trong việc nô dịch quần chúng nhân dân, nó
chống lại khoa học và những tư tưởng tiến bộ.
8



Trường phái 3 : Những nhà triết học cho rằng VC và YT là hai nguyên thể
song song tồn tại không cái nào quyết định cái nào, cả hai cùng là nguồn
gốc tạo ra thế giới được gọi là các nhà nhị nguyên và học thuyết của học
hợp thành học thuyết nhị ngun luận. Đại biểu của nó chính là Đề các tơ.
b - Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là con
người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan?
-

Chủ nghĩa duy vật cho rằng VC là cái có trước, mang tính thứ nhất, YT là cái có
sau, mang tính thứ hai. YT chỉ là sự phản ánh thế giới VC và con người có thể
nhận thức được thế giới. Đồng thời khẳng định nguyên tắc trong thế giới khách
quan đó là khơng có cái gì là cái khơng thể biết mà chỉ có cái chưa biết.

-

Chủ nghĩa duy tâm, mặc dù họ cũng thừa nhận khả năng nhận thức thế giới song
họ thần bí hố, duy tâm hố q trình nhận thức của con người. Họ cho rằng nhận
thức là sự tự nhận thức, tự hồi tưởng của linh hồn bất tử của ý niệm tuyệt đối mà
thơi.

-

Ngồi ra, để trả lời câu hỏi thứ hai cịn có trường phái phủ nhận khả năng nhận
thức của con người được gọi là thuyết không thể biết. Theo đó, họ cho rằng con
người khơng có khả năng nhận biết được thế giới xung quanh hoặc chỉ nhận biết
được vẻ bên ngồi của thế giới mà thơi vì tính xác thực của hình ảnh về đối tưọng
mà các giáic quan của con người cung cấp trong một quá trình nhận thức khơng
đảm bảo tính chân thực. Chính quan niệm về tính tương đối như vậy đã dẫn đến
sự ra đời của trào lưu hoài nghi luận. Những người theo trào lưu này nâng cao sự

hoài nghi lên thành một nguyên tắc trong việc xem xét các tri thức đã đạt được và
cho rằng con người ko thể đạt được chân lý khách quan.
Tóm lại, Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn
đề cực kì quan trọng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại
được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Đây là vấn đề mà mọi trường phái TH
đều quan tâm giải quyết. Vấn đề cơ bản của triết học là trả lời hai câu hỏi lớn:
Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Và YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác, trung thực thế
giới khách quan hay khơng? Con người có khả năng nhận biết được thế giới xung
quanh mình được hay khơng? Viêc giải quyết các vấn đề cơ bản cuả TH có liên
quan mật thiết đến sự hình thành và căn cứ vào đó mà người ta phân biệt được
các các trường phái TH và các học thuyết về nhận thức
Tư duy lý luận, tư duy biện chứng là gì? Bình luận nhận định của
Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
khơng thể khơng có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành
tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.

9


Tư duy biện chứng là trình độ cao của tư duy lý luận. Câu này nói mối quan
hệ qua lại của TH và KH, TH mang lại cho KH tư duy lý luận để KH phát triển
rực rỡ, vậy dân tộc nào có tư duy lý luận phát triển cao, rực rỡ thì dân tộc đó có
nền KH phát triển mạnh chẳng hạn như Anh, Pháp có nền KH phát triển rực rỡ
do tư duy lý luận của họ phát triển rực rỡ. Khi KH đạt đc thành tựu mới thì TH
phải thay đổi hình thức của mình, ví dụ như KH đạt đc thành tựu như thuyết tế
bào, định luật bảo tồn chuyển hóa năng lượng thì CNDV phải thay đổi hình
thức từ siêu hình sang biện chứng. Tư duy biện chứng là tư duy bị chi phối bởi
các quy luật biện chứng, các nguyên lý và cặp phạm trù biện chứng và tư duy
nó biểu hiện ra thành một số yêu cầu theo những nguyên tắc khách quan trong

xem xét, toàn diện trong xem xét, xem xét trong sự vận động phát triển, xem xét
để nắm bắt được sự thay đổi giữa lượng và chất, giữa cái cũ và cái mới, giữa
các mặt đối lập, v.v.Phần bình luận nói về mối liên hệ giữa TH và KH. TH thay
đổi thì KH thay đổi và ngược lại vì TH là cơ sở thế giới quan, phương pháp
luận KH còn KH là nền tảng KH, cơ sở KH cho các phạm trù của TH.
Tư duy lý luận : là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là q trình phản
ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát
cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng
ngôn ngữ và các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất,
tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.
=> TDLL : là tư duy ở cấp độ cao, dựa trên các công cụ là khái niệm, phạm
trù, phán đoán, suy luận hướng tới phân tích, tổng hợp, khái qt để tìm ra bản
chất, quy luật của hiện thực khách quan; từ đó định hướng, hướng dẫn hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người ngày càng có kết quả cao hơn.
TDLL có hai mặt gắn liều với nhau là nội dung tư duy và phương pháp tư duy.
Bình luận câu nói của Engels:
Một trong những điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật không
phải ở nhận thức mà ở năng lực tư duy. Bởi lẽ - như Ph.Ăngghen nói - con vật
cũng có nhận thức, cho dù nhận thức ấy khơng có gì là tối cao cả, nhưng con
vật khơng có năng lực tư duy. Về thực chất, tư duy là giai đoạn, là trình độ cao
của quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con người. Đó là quá trình ý
thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực khách quan một cách gián tiếp
thông qua các khái niệm, phán đốn, suy luận lơgíc. Nhờ có tư duy mà con
người có thể nhận thức được quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng, qua đó mà cải biến giới tự nhiên theo mục đích của mình.
Sự hình thành và phát triển tư duy của lồi người là một q trình lâu dài,
phức tạp. Trong nhiều triệu năm của xã hội cộng sản nguyên thủy, tư duy của
con người từng bước hình thành, phát triển. “Con người bản năng, người man
rợ” chưa tự tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chỉ “người có ý thức” mới tự tách
mình “khỏi giới tự nhiên”. Đây cũng chính là lúc tư duy con người mới thực sự

hình thành và từng bước phát triển.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi mà con người cịn hồn tồn sống dựa
vào tự nhiên, hiểu biết của họ về giới tự nhiên cịn hết sức ít ỏi..., thì tư duy của
họ chỉ có thể hình thành được một hệ thống kinh nghiệm về một số lĩnh vực nào
đó có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ mà thôi. Người
10


nguyên thủy chưa có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ để xây dựng nên hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học.
Điều đó chỉ được diễn ra khi mà lực lượng sản xuất (trước hết là cơng cụ lao
động) đã có những cải tiến nhất định, năng suất lao động xã hội khơng ngừng
tăng lên, sản phẩm xã hội đã có dư thừa, phân cơng lao động xuất hiện. Xã hội
hình thành lớp người chun lao động trí óc, v.v.. Lúc này tư duy lồi người đạt
đến một trình độ cao hơn về chất so với xã hội cộng sản nguyên thủy: tư duy lý
luận, tư duy khoa học ra đời.

Trình bày khái quát triết học Trung Quốc (/Ấn Độ; /Hy Lạp) cổ đại; qua đó,
chứng minh rằng nó là sản phẩm tinh thần của đời sống hiện thực xã hội đó.


Khái qt triết học Trung hoa cổ trung đại:
a/ Hồn cảnh ra đời:
- Điều kiện tự nhiên
+ Trung hoa cổ đại là đất nước rộng lớn
+ Có 2 miền với điều kiện tự nhiên khác nhau thậm chí là đối lập. Miền Bắc
xa biển có lưu vực sơng Hồng Hà, khí hậu lạnh đất đai khơ cằn, cây cỏ thưa
thớt, sản vật hiếm hoi. Miền Nam có lưu vực sơng Dương Tử khí hậu ấm áp,
cây cỏ tươi xanh và sản vật phong phú.
- Điều kiện lịch sử

Lịch sử Trung hoa chia làm 2 thời kỳ lớn:
+ Thời kỳ từ thế kỷ IX trước công nguyên trở về trước thời kỳ này có các
triều đại nhà hạ, nhà thương và nhà tây chu những tư tưởng triết học đã xuất
hiện tuy chưa đạt đến mức hệ thống. Bên cạnh thế giới quan thần thoại, tôn giáo
và chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc
mạc và tư tưởng vô thần sơ khai.
+ Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ III trước công nguyên
Thời kỳ này gọi là “Xuân thu – Chiến quốc”
Thời kỳ này sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường
phái triết học khá hồn chỉnh.
b/ Đặc điểm
- Nhấn mạnh tinh thần nhân văn coi trọng các loại tư tưởng liên quan đến
con người như vấn đề nhân sinh, lịch sử …triết học tự nhiên mờ nhạt
- Đề cao chính trị đạo đức, coi việc thực hành đạo đức là thực tiễn căn bản
nhất của mỗi đời người chiếm vị trí thứ nhất trong sinh hoạt XH
- Nhấn mạnh sự hòa hợp giữa tự nhiên và XH: thiên nhân hợp nhất, tâm vật
duy hợp.
- Phương thức tư duy trực quan dựa vào trực giác và cảm nhận
c/ Một số triết học tiêu biểu
- Thuyết âm – dương và ngũ hành
Âm dương và ngũ hành là 2 phạm trù quan trọng trong tư tưởng triết học trung
hoa. Thuyết âm dương và ngũ hành có 2 nguyên lý cơ bản sau:
11


Âm dương thống nhất thành thái cực
Âm dương đối lập, tác động qua lại lẫn nhau sinh ra vạn vật, trong âm có
dương, trong dương có âm, âm thịnh dần thì dương suy dần và ngược lại. Khi
dương cực thịnh đã có mầm mống của âm xuất hiện và ngược lại.
- Nho giáo

Nho giáo do Khổng tử (551 – 479 TCN) sáng lập dưới thời Xuân Thu, người
kế tục xuất sắc tư tưởng của Khổng tử ở dưới thời chiến quốc là Mạnh Tử (327
– 298 TCN). Tác phẩm quan trọng nhất để nghiên cứu Nho giáo nói chung và tư
tưởng của Mạnh Tử nói riêng là sách “ luận ngữ” và “mạnh ngữ”
- Đạo gia: Do lão tử sáng lập, lão tử sống ở thời xuân thu chiến quốc. Ông
đã tiếp nhận tư tưởng của Dương Chu về âm dương và ngũ hành và phép biện
chứng của kinh dịch để sáng lập nên đạo gia.
- Mặc gia do Mặc tử (479 – 381 TCN) sáng lập, Mặc tử cùng thời với Khổng
tử. Tư liệu tư tưởng là bộ “Mặc tử” gồm 54 chương đả kích nho gia nhiều mặt
muốn tranh chấp địa vị với nho gia trên trường chính trị.
- Pháp gia: Đại biểu cao nhất của Pháp gia là Hàn Phi
(280 -233 TCN)
tư liệu tư tưởng của Pháp gia là bộ “ Hàn Phi tử” gồm 53 thiên.
• Khái quát triết học Ấn độ cổ trung đại
a/ Hoàn cảnh ra đời
- Điều kiện tự nhiên
Là 1 lục địa rất lớn ở phía Nam Châu Á. Có những yếu tố địa lý trái ngược
nhau, vừa có núi cao lại có biển rộng, 2 con sơng Hằng và sơng Ấn chảy về 2
hướng khác nhau.
- Điều kiện kinh tế XH
Tồn tại rất sớm và kéo dài kết cấu kinh tế xã hội theo mơ hình “Cơng xã nơng
thơn”. Trong XH có sự phân biệt đẳng cấp, chủng tộc, dịng dõi nghề nghiệp và
tơn giáo.
- Điều kiện văn hóa
Khoa học tự nhiên y học phát triển rất sớm, nét nổi bật của văn hóa ấn độ
trung đại là mang đậm dấu ấn về tín ngưỡng, tâm linh và tơn giáo.
b/ Đặc điểm triết học.
- Chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tơn giáo, giữa triết học và tơn giáo
khó phân biệt.
- Các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có

trước, các tư tưởng triết học giai đoạn trước được các giai đoạn sau kế thừa và
phát triển,
- Khi bàn đến vấn đề bản thể luận 1 số học phái đem đối lập “không” và “
có” , quy luật cái “có” về cái “khơng”.
c/ Một số trường phái triết học Ấn độ cổ trung đại
- Trường phái Samkhuya
- Trường phái Mimansa
- Trường phái Vêdanta
- Trường phái Yoga
- Trường phái Nyayata – Vaisesika
- Trường phái Jaina
12


- Trường phái Lokayata
- Trường phái Phật Giáo (Buddha)
• Khái quát về triết học Hy lạp cổ đại
a/ Hoàn cảnh ra đời
Hy lạp cổ đại là nơi thuận lợi về đường biển , kinh tế thương mại phát triển.
Tuy nhiên những cuộc xâm lăng bên ngoài phần nào làm suy yếu nền kinh tế
thủ công nghiệp.
Hy lạp cổ đại là 1 XH chiếm hữu nô lệ, với những mâu thuẫn gay gắt giữa chủ
nô dân chủ và chủ nô quý tộc.
Một số ngành khoa học cụ thể đã bắt đầu hình thành, địi hỏi sự khái qt về
triết học, những tư duy triết học thời kì này chưa phát triển cao, tri thức triết
học và tri thức khoa học cụ thể hịa quyện vào nhau.
b/ Đặc điểm
- Gắn bó hữu cơ với KHTN hầu hết các nhà triết học duy vật đều là các nhà
KHTN
- Sự ra đời rất sớm của CNDV mộc mac thô sơ và phép biện chứng tự phát

- Đấu tranh gay gắt giữa CNDV và CNDT biểu hiện qua cuộc đấu tranh giữa
đường lối triết học của Đêmơcrít đại diện cho tầng lớp chủ nơ dân chủ và đường
lối triết học Platon đại diện cho tầng lớp chủ nô quý tộc.
c/ Các nhà triết học tiêu biểu
Heracrit (520 -460 TCN) là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy lạp cổ đại. ông là
người sáng lập ra phép biện chứng.
Đêmơcrít (460 – 370 TCN) là đại diện xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ
đại
Platon (427 -347 TCN) là nhà triết học duy tâm khách quan.
Arixtot (384 – 322 TCN) là nhà triết học cổ đại trung hịa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm
• Chứng minh rằng nó là sản phẩm tinh thần của đời sống hiện thực xã hội đó


Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Triết học Ấn
Độ là sự phản ánh xã hội Ấn Độ cổ đại – xã hội rất coi trọng và đề cao tôn
giáo, một xã hội rất mê triết lý với những đặc điểm sau:



- Do chịu ảnh hưởng bởi tinhsadsfSA thần Vêđa mà Triết học Ấn độ Cổ Đại
không thể phần chia rõ ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
phép biện chứng và phép siêu hình, mà chủ yếu chia thành hệ thống chính
thống và hệ thống khơng chính thống. Trong các trường phái triết học cụ thể
ln có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép
biện chứng và phép siêu hình với nhau, song xu hướng chung là biến đổi từ
vơ thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Các
trường phái triết học thường kế tục mà không gạt bỏ trường phái triết học
trước đó




- Do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học Ấn Độ cổ
đại thường là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nộ dung giáo lý của các
tôn giáo lớn. Tuy nhiên, tơn giáo của Ấn Độ có xu hướng hướng nội đi sâu
tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện ra sức mạnh của linh hồn
13


cá nhân con người. Vì vậy, triết học Ấn Độ cổ - Trung đại mang nặng tính
chất duy tâm chủ quan và thần bí.


- Triết học Ấn Độ Cổ - Trung Đại đã đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề.
Khi bàn đến vấn đề bản thể luận, các trường phái xoay quanh vấn đề “tính
khơng”, đem đối lập “khơng” và “có”, quy cái “có” về cái “khơng” thể hiện
một trình độ tư duy trừu tượng cao. Song, vấn đề quan tâm nhiều nhất lại là
vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn
gốc nỗi khổ của con người) dưới góc độ tơn giáo với xu hướng “hướng nội”
nhằn tìm kiếm phương tiện, con đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra
khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khắc nghiệt.



- Triết học Ấn Độ vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa dạng. Thống
nhất ở chỗ dù trực tiếp hay gián tiếp nó đều bị chi phối bởi quan niệm đồng
nhất thể của Upanishad; hầu hết các trường phái đều hướng đến giải thoát;
một số nguyên lý chung có ở nhiều trường phái. Đa dạng ở chỗ triết học Ấn
Độ chia thành nhiều khuynh hướng, nhiều nhánh nhỏ; trừ chủ nghĩa duy vật,
mỗi trường phái là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát; nhiều

vấn đề khác nhau được đặt ra ở những trường phái khác nhau.



Trong thời kỳ này tồn bộ hệ thống triết học Ấn Độ được chia thành 9 trường
phái:



• Sáu trường phái “chính thống” là:



+Vedanta: xuất hiện vào thế kỷ II TCN đưa ra các kiến giải siêu hình và duy
tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật)



+ Samkhya: xuất hiện vào những năm 350-250 TCN. Lý luận cơ bản của
phái này là học thuyết duy vật về bản nguyên của thế giới



+ Yoga: xuất hiện vào thế kỷ thứ II TCN. Tư tưởng triết học cốt lõi của phái
này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất của vũ trụ nơi mỗi cá thể và thông
qua các phương pháp yoga mà mỗi cá thể có thể tập luyện để khai thác được
sức mạnh của vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới làm chủ
môi trường, và sau cùng, vươn tới sự giải thốt.




+ Mimansa: xuất hiện vào thế kỷ thứ II TCN. Mimansa đưa ra các ý kiến
nhằm biện hộ, củng cố và tuyên truyền cho các nghi thức được đề cập đến
trong Vêđa nói chung, trong giáo lý đạo Bàlamơn-Hinđu nói riêng



+ Vaisesika: xuất hiện vào thế kỷ II TCN. Nội dung tư tưởng của phái này và
phái Nyaya có nhiều điểm giống nhau. Tư tưởng chủ đạo của phái này tập
trung trong nguyên tử luận, logic học và nhận thức luận.



+ Nyaya: xuất hiện vào thế kỷ III TCN Lý luận cơ bản của phái này bao gồm
3 bộ phận là nguyên tử luận, logic học và nhận thức luận



• Ba trường phái “khơng chính thống” là:



+ Lokayata: trường phái triết học vơ thần, duy vật, chủ trương khối lạc duy
nhất ở Ấn Độ
14




+ Jaina: xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN. Tư tưởng triết học cơ bản của

phái này là thuyết về sự tương đối, cố dung hòa quan niệm về thực thể bất
biến với quan niệm vơ thường.



+ Buddha (Phật giáo): xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V TCN. Kinh điển
của Phạt giáo chia thành Tam tạng (Kinh, Luật, Luận). Tam tạng lại được
chia làm 2 loại là Đại thừa và Tiểu thừa. Tư tưởng triết học cơ bản của Phật
giáo nguyên thủy chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật
thích ca- triết lý về cái khổ và con đường diệt khổ.



Những đặc điểm cơ bản trên của triết học Ấn Độ là do điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ đại quy định. Do các điều kiện tự nhiên, về con
người, về xã hội, về kinh tế, chính trị, văn hóa và tơn giáo, tâm linh, nền triết
học Ấn Độ đã trải qua nhiều bước thăng trầm, tạo nên nét đặc sắc mang bản
chất rất Ấn Độ, rất phương Đông. Triết học Ấn Độ ra đời và phát cũng như
các nền triết học khác đều dựa trên những cơ sở nhất định, nó là sản phẩm
tinh thần của đời sống hiện thực xã hội:



- Sự phát triển của triết học Ấn Độ là sự đấu tranh giữa các trường phái và
suy cho cùng nó phản ánh nhu cầu của đời sống xã hội trong đó tơn giáo là
trung tâm điểm. Mặt khác, sự phát triển của triết học Ấn Độ chủ yếu đi theo
hướng tuần tự thay đổi về lượng, tức những nguyên lý nền tảng đã được đặt
ra từ thời cổ xưa, về sau chỉ phát triển, bổ sung, hồn thiện.




- Biện chứng trong triết học Ấn Độ mang tính chất ngây thơ, duy tâm; sự
phát triển đi theo vịng trịn, tuần hồn. Điều này do cơng xã nơng thơn biệt
lập, khép kín ở Ấn Độ quy định. Khác với triết học Trung Quốc, tư duy trong
triết học Ấn Độ không trọng cái cụ thể, hữu hạn; họ muốn vượt cái này để đi
đến cái tuyệt đối. Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc
hữu hóa ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, chi phối và ảnh hưởng tới toàn
bộ các mặt lịch sử của Ấn Độ, nhất là ảnh hưởng đến sự phát của văn hóa và
triết học. Trên cơ sở “phương thức sản xuất châu Á”, xã hội Ấn Độ được kết
cấuvới ba nhóm cơ bản: nhóm (thực chất là quan hệ gia đình, dịng họ), cộng
đồng tự trị làng – xã và bang (tiểu quốc) với chế độ đẳng cấp ngặt nghèo. Xét
trong điều kiện tồn tại xã hội như vậy thì triết học của Ấn Độ gắn chặt với
vấn đề tôn giáo và tâm linh cũng là yếu tố khách quan



- Quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ đã đã làm cho kết cấu xã hội - giai cấp thêm
phức tạp. Theo kinh điển Bàlamôn và Bộ luật Manu của Ấn Độ, trong xã hội
có bốn đặc cấp lớn: Tăng lữ; các đạo sỹ (Brahman); quý tộc; vương công,
tướng sĩ, võ sư (Ksatriya); tự do: thương nhân, điền chủ, thường dân
(Vaisya); nô lệ và tiện dân (Ksudra). Ngồi ra cịn có hạng “cùng đinh” được
coi là ngoài lề xã hội (Paria).Sự phân biệt về đẳng cấp, chủng tộc, dịng dõi,
tơn giáo, nghề nghiệp tạo ra những xung đột ngấm ngầm trong xã hội nhưng
bị kiềm giữ bởi sức mạnh vật chất và tinh thần của nhà nước - tơn giáo.



- Điều kiện địa lý của mơi trường của Ấn Độ rất đa dạng, phức tạp như núi
non hiểm trở, sa mạc khơ cằn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán liên
miên; thêm vào đó, chiến tranh liên tục xảy ra đã làm cho dân cư và các bộ

15


tộc ở Ấn Độ bị phân hóa hết sức phức tạp. Đây là những yếu tố tác động, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống, tâm tư, tình cảm của người dân Ấn Độ; điều đó
đã buộc họ phải tìm đến, cầu xin các lực lượng siêu nhiên, bên ngoài là
Thượng đế cứu giúp. Các vấn đề tôn giáo, tâm linh nảy sinh, tồn tại và phát
triển trên mảnh đất hiện thực này.


- Triết học Ấn Độ khơng chỉ nảy sinh từ những cơ sở nêu trên mà còn gắn
với các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và văn hóa của Ấn Độ. Các biến
động lớn các điều kiện về tự nhiên, về con người, về xã hội, về kinh tế, chính
trị, văn hóa và tơn giáo, tâm linh làm xuất hiện các trường phái trong hai hệ
thống triết học nêu trên.

Chứng minh rằng, triết học phương Tây thời trung đại chỉ là công cụ tinh
thần của nhà thờ Thiên chúa giáo dùng để củng cố vai trò thống trị của mình
trước những thế lực khác trong đời sống xã hội.
Thời kỳ trung đại ở Phương Tây lúc đầu là cơ đốc giáo, sau là Thiên chúa giáo
là hệ tư tưởng thống trị, những giáo lý tôn giáo trở thành ngun lý về chính trị,
kinh thánh có vai trị như luật lệ trong mọi cuộc xét sử, tín điều nhà thờ là điểm
xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học
và chính trị.
Nhà thờ thiên chúa giáo là thế lực phong kiến quan trọng, là một thế lực hùng
mạnh không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, tinh thần. Nhà thờ có quyền sở
hiệu đối với nhiều ruộng đất, là đại diện cho phát luật và chính trị, là cơng cụ
thống trị quần chúng về mặt tinh thần. Tồn bộ đời sống tinh thần của xã hội đều
đặt dưới sự thống trị của nhà thơ thiên chúa giáo. Sự cắt cứ phong kiến làm nảy
sinh nhu cầu phải có một sự thống nhất trong hoạt động. Thiên chúa giáo là công

cụ tinh thần thiêng liêng giúp thực hiện sự thống nhất đó. Hơn nữa, Thiên chúa
giáo cịn mang lại niềm tin duy nhất cho đông đảo nông dân bị tước hết mọi
quyền lợi, và đặc biệt tối tăm về trí tuệ. Thiên chúa giáo đã thực sự trở thành tôn
giáo cần thiết cho xã hội phương Tây trong thời kỳ này.
Triết học Tây Âu thời kỳ trung đại bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và
tôn giáo của thiên chúa giáo. Triết học thời kỳ này mang đậm tính tơn giáo, hầu
hết các nhà triết học là và chứng minh cho những tín điều tơn giáo của nhà thờ.
Triết học phương Tây thời kỳ trung đại là triết học-thần học. Trong điều kiện tôn
giáo thống trị mọi mặt đời sống tinh thần của xã hội thì kho học và triết học
không thể không bị phụ thuộc vào thần học. Lúc này, tín điều của Nhà thờ trở
thành cơ sở cho mọi hành vi hoạt động của con người, thế giới quan thần học bao
trùm lên đời sống hoạt động của họ. Triết học trở thành công cụ để chứng minh
cho giáo lý của Nhà thờ. Nó phải “ luận chứng” cho niềm tin cao hơn lý trí, nó
giúp khẳng định vai trị sáng chế và kiến tạo trật tự xã hội của phong kiến, làm
cho quần chúng tin vào sự bất bình đẳng và sự bóc lột trong xã hội là do sự định
đoạt sẵn của Đấng bề trên.
16


Như vậy,Triết học phương Tây thời trung đại chỉ là công cụ tinh thần của nhà
thờ Thiên chúa giáo dùng để củng cố vai trị thống trị của mình trước những thế
lực khác trong đời sống xã hội.

Chứng minh rằng, triết học phương Tây thời phục hưng – cận đại thật sự là
công cụ tinh thần của giai cấp tư sản và các tầng lớp tiến bộ trong xã hội đấu
tranh với các thế lực cũ nhằm tạo dựng nên một thời đại mới.
Thế kỷ XV - XVI ở Tây Âu được gọi là thời kỳ Phục hưng với ý nghĩa là
thời kỳ có sự khơi phục lại nền văn hóa cổ đại. Về mặt hình thái kinh tế - xã hội
đó là thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản.
Thời kỳ này, sự phát triển của khoa học đã dần dần đoạn tuyệt với thần học

và tôn giáo thời kỳ trung cổ, bước lên con đường phát triển độc lập. Giai cấp tư
sản mới hình thành và là giai cấp tiến bộ, có nhu cầu phát triển khoa học tự nhiên
để tạo cơ sở cho sự phát triển kỹ thuật và sản xuất. Sự phát triển của khoa học, về
khách quan đã trở thành vũ khí mạnh mẽ chống thế giới quan duy tâm tôn giáo.
Sự phát triển khoa học tự nhiên đã địi hỏi có sự khái qt triết học, rút ra
những kết luận có tính chất duy vật từ các tri thức khoa học cụ thể. Thời kỳ này
đã có những nhà khoa học và triết học tiêu biểu như: Nicôlai Cơpécních, Brunơ,
Galilê, Nicơlai Kuzan, Tơmát Morơ, v.v..
Trong các nhà tư tưởng đó thì Cơpécních (1475 - 1543), người Ba Lan, có
ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của triết học và khoa học thời kỳ phục hưng
sau này. Thuyết mặt trời là trung tâm do ông xây dựng đã giáng một địn rất nặng
vào tơn giáo và nhà thờ, bác bỏ quan điểm của kinh thánh đạo Cơ đốc về Thượng
đế sáng tạo ra thế giới trong vài ngày. Thuyết này đã đánh đổ thuyết "trái đất là
trung tâm" của Ptôlêmê (người Hy Lạp, thế kỷ II) cho rằng, trái đất là bất động và
ở trung tâm vũ trụ, cịn vũ trụ xoay xung quanh trái đất. Cơpécních đã chứng
minh rằng, mặt trời ở trung tâm vũ trụ, các hành tinh (kể cả trái đất) di chuyển
xung quanh mặt trời. Thuyết nhật tâm đã đả kích vào chính nền tảng của thế giới
quan tôn giáo và đánh dấu sự giải phóng khoa học tự nhiên khỏi thần học và tơn
giáo. Phát minh của Cơpécních là "một cuộc cách mạng trên trời", báo trước một
cuộc cách mạng trong các quan hệ xã hội.
Brunô (1548 - 1600), nhà triết học Italia, người kế tục và phát triển học
thuyết của Cơpécních. Khi tán thành quan niệm của Cơpécních "mặt trời là trung
tâm", Brunơ đã bổ sung thêm rằng, có vơ số thế giới, xung quanh trái đất có một
bầu khơng khí cùng xoay với trái đất và mặt trời cũng đổi chỗ với các vì sao. Ơng
đã chứng minh về tính thống nhất vật chất của thế giới (vũ trụ). Theo ông có vơ
vàn thế giới giống thái dương hệ của chúng ta. Với học thuyết đó, Brunơ đã bác
bỏ một quan điểm cơ bản của tôn giáo về sựtồn tại của thế giới bên kia, thế giới
thần linh. Ơng cịn cho rằng, thế giới vật chất vận động không ngừng. Triết học
của Brunô cũng như các nhà triết học tiến bộ khác thời kỳ phục hưng đã bị nhà
17



thờ lên án; bản thân Brunơ đã bị tồ án tơn giáo kết án tử hình và thiêu sống tại
La Mã. Điều đó phản ánh lịch sử vào thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo diễn ra gay gắt. Tuy nhiên cũng cần
thấy rằng, triết học của hầu hết các nhà tư tưởng thời kỳ này còn lẫn lộn các yếu
tố duy vật với duy tâm và có tính chất phiếm thần luận (chẳng hạn, Brunô cho
rằng Thượng đế và tự nhiên chỉ là một). Cùng với Cơpécních và Brunô, các nhà
triết học và khoa học khác như Galilê,Kuzan, Tơmát Morơ... cũng đã có những
đóng góp quan trọng cho sự phục hưng nền văn hóa cổ đại.
2. Triết học Tây Âu cận đại thế kỷ XVII - XVIII
Từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là thời kỳ của những cuộc cách mạng
tư sản bắt đầu ở Hà Lan, sau đến Anh, Pháp, ý, áo, v.v. và đây cũng là thời kỳ
phát triển rực rỡcủa triết học Tây Âu. Sự phát triển của lực lượng sản xuất mới
làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗi thời và mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt là nguyên nhân kinh tế của
những cuộc cách mạng thời kỳ này. Nhưng đòn giáng mạnh nhất vào chế độ
phong kiến Tây Âu là cuộc cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỷ XVII) và cách
mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII). Theo lời Mác, đó là những cuộc cách
mạng có quy mơ tồn châu Âu, đánh dấu thắng lợi của trật tự tư sản mới đối với
trật tự phong kiến cũ. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển mạnh của khoahọc
kỹ thuật do nhu cầu của sự phát triển sản xuất; thế kỷ XVII - XVIII cơ học phát
triển, thế kỷ XVIII - XIX, vật lý học, hóa học, sinh học, kinh tế học ra đời. Tất cả
cái đó làm tiền đề cho sự phát triển triết học mới với nhiều đại biểu nổi tiếng.
Phranxi Bêcơn (1561 - 1626) là nhà triết học Anh, sống vào thời kỳ tích lũy
tiền tư bản. Về lập trường chính trị, ơng là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản và
tầng lớp quý tộc mới, là tầng lớp quan tâm đến sự phát triển của công nghiệp và
thương nghiệp. Bêcơn đặt cho triết học của mình nhiệm vụ tìm kiếm con đường
nhận thức sâu sắc giới tự nhiên. Ông đặc biệt đề cao vai trị của tri thức. Ơng nói:
Tri thức là sức mạnh mà thiếu nó, con người khơng thể chiếm lĩnh được của cải

của giới tự nhiên. Ông phê phán phương pháp triết học của các nhà tư tưởng
trung cổ chỉ biết ngồi rút ra sự thơng thái của mình từ chính bản thân mình, muốn
thay thế việc nghiên cứu giới tự nhiên và những quy luật của nó bằng những luận
điểm trừu tượng, bằng việc rút ra kết quả riêng từ những kết luận chung chung,
khơng tính đến sự tồn tại thực tế của chúng. Ông gọi phương pháp ấy của họ là
phương pháp "con nhện". Bêcơn cũng phê phán phương pháp nghiên cứu của các
nhà kinh nghiệm chủnghĩa. Ơng ví họ như những con kiến tha mồi, khơng biết
chế biến, khơng hiểu gì cả. Triết học của Bêcơn đã đặt nền móng cho sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc thế kỷ XVII - XVIII ở Tây Âu.
Tômát Hốpxơ (1588 - 1679) là nhà triết học duy vật Anh nổi tiếng, người kế
tục và hệ thống hóa triết học của Bêcơn. Ơng là người sáng tạo ra hệ thống đầu
tiên của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử triết học. Chủ nghĩa duy vật
trong triết học của ơng có một hình thức phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của
khoa học tự nhiên thời đó.
18


Nhìn chung quan niệm của Hốpxơ về con người như một cơ thể sống cũng
mang tính siêu hình rõ rệt. Dưới con mắt của ông, trái tim con người chỉ như lò
xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, còn khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể
chuyển động.
Rơnê Đêcáctơ (1596 - 1654) là nhà triết học và khoa học nổi tiếng người
Pháp. Ông đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đánh giá là một trong
những người sáng lập nên khoa học và triết học của một thời đại mới chống lại
tôn giáo, chống lại chủ nghĩa kinh viện, xây dựng nên một tư duy mới có thể giúp
cho việc nghiên cứu khoa học.
Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Đêcáctơ đứng trên lập trường
nhịnguyên luận (thuyết về hai nguồn gốc). Ông thừa nhận có hai thực thể vật chất
và tinhthần tồn tại độc lập với nhau. Ông cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần,

giữa tồn tại và tư duy, song cuối cùng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm, vì ơng thừa
nhận rằng hai thực thể vật chất và tinh thần tuy độc lập nhưng đều phụ thuộc vào
thực thể thứ ba, do thực thể thứ ba quyết định, đó là Thượng đế. Đêcáctơ đã đấu
tranh chống lại triết học kinh viện thời trung cổ, phủ nhận uy quyền của nhà thờ
và tơn giáo. Ơng muốn sáng tạo một phương pháp khoa học mới nhằm đề cao sức
mạnh lý tưởng của con người, đem lý tính khoa học thay thế cho niềm tin tôn
giáo mù quáng. Theo ông, nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học.
Nghi ngờ có thể giúp con người tránh được những ý kiến thiên lệch, xác định
được chân lý. Đêcáctơ nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không
thể nghi ngờrằng anh đang nghi ngờ. Và ông đã đi đến một kết luận nổi tiếng:
"Tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại".
Điểm tiến bộ của luận điểm trên là phủ nhận một cách tuyệt đối tất cả những
cái gì mà người ta mê tín. Trong luận điểm đó cũng thể hiện chủ nghĩa duy lý, vì
ơng nhấn mạnh sự suy nghĩ, tư duy. Ông cho rằng không phải cảm giác, mà tư
duy mới chứng minh được sự tồn tại của chủ thể. Và tư duy rõ ràng, mạch lạc là
tiêu chuẩn của chân lý.Nhưng luận điểm "Tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại" cũng bộc
lộ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Đêcáctơ, vì ơng đã lấy tư tưởng, lấy sự suy
nghĩ của chủ thể làm khởi điểm của sự tồn tại.
Xpinôda (1632 - 1677) nhà triết học Hà Lan nổi tiếng, nhà duy vật và vô
thần, nhà tư tưởng của tầng lớp dân chủ tư sản. Trong lĩnh vực triết học, nói
chung Xpinôda cố gắng khắc phục những sai lầm của triết học Tây Âu thời trung
cổ. Khi chống lại quan điểm nhị nguyên của Đêcáctơ coiquảng tính và tư duy là
hai thực thể hồn tồn độc lập, Xpinơda là nhà nhất nguyên luận, khẳng định rằng
quảng tính và tư duy là hai thuộc tính của một thực thể.
Ơng đã có quan niệm duy vật về thế giới. Thế giới, theo Xpinôda, có vơ vàn
cáchthức vận động và đứng im. Có những cách thức thì gắn với thế giới các sự
vật riêng lẻcó quảng tính (khoảng cách); có những cách thức thì gắn với thế giới
các sự vật riêng lẻcó thuộc tính tư duy (thế giới con người).

19



Về tôn giáo, Xpinôda quan niệm rằng, sự sợ hãi là ngun nhân của mê tín
tơn giáo. Tư tưởng chống giáo quyền của ông thể hiện ở chỗ coi vai trị chính trị
của nh àthờ là ở sự liên minh của nó với chính quyền chun chế.
Những tư tưởng duy vật - vơ thần của Xpinơda có ảnh hưởng sâu sắc đến
các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII sau này.
Giôn Lốccơ (1632 - 1704) nhà triết học duy vật Anh Lốccơ mở đầu nhận
thức luận của mình bằng việc phê phán học thuyết thừa nhận tồn tại các tư tưởng
bẩm sinh của Đêcáctơ và môn phái theo học thuyết trên.
Theo ơng, tồn bộ các tri thức, chân lý đều là kết quả nhận thức của con
người chứ không phải là bẩm sinh.
Từ việc phê phán học thuyết thừa nhận các tư tưởng bẩm sinh, Lốccơ đưa ra
nguyên lý tabula rasa (tấm bảng sạch); "Linh hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể
nóinhư một tờ giấy trắng, khơng có một ký hiệu hay ý niệm nào cả"
Theo tinh thần duy vật của nguyên lý tabula rasa, Lốccơ khẳng định: "Mọi
tri thứcđều dựa trên kinh nghiệm, và suy cho cùng đều xuất phát từ đó"2
Gioocgiơ Béccli (1684 - 1753) nhà triết học duy tâm, vị linh mục người
Anh. Triết học của ơng chứa đầy tư tưởng thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa vơ thần. Ơng dựa vào quan điểm của các nhà duy danh luận thời
trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà
chỉ tồn tại những vật cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khái niệm vật chất là hồn
tồn vơ ích, khái niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần túy mà thơi. Ơng đưa ra một
mệnh đề triết học nổi tiếng "vật thể trong thếgiới quanh ta là sự phức hợp của
cảm giác". Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật chỉ tồn tại trong chừng mực mà
người ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa làđược cảm biết.
Triết học của Béccli (như Lênin nhận xét trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và
chủnghĩa kinh nghiệm phê phán) là mẫu mực và là một trong những nguồn gốc
của các lý thuyết triết học tư sản duy tâm chủ quan cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX.

Đavít Hium (1711 - 1766) nhà triết học, nhà lịch sử, nhà kinh tế học người
Anh. Ông là người sáng lập những nguyên tắc cơ bản của thuyết không thể biết ở
châu Âu thời cận đại. Lý luận nhận thức của Hium xây dựng trên cơ sở kết quả
cải biến chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béccli theo tinh thần của thuyết không
thể biết và hiện tượng luận (một học thuyết triết học cho rằng con người, chỉ nhận
biết được hiện tượng bề ngoài của sự vật, mà không thể xâm nhập được vào bản
chất của chúng, tách rời hiện tượng và bản chất). Trung tâm trong lý luận nhận
thức của Hium là học thuyết về tính nhân quả. Ơng đã giải quyết vấn đề mối liên
hệ nhân quả theo lập trường thuyết không thể biết. Ông cho rằng sự tồn tại của
các mối liên hệ này là không thể chứng minh được, bởi vì, cái mà người ta cho là
kết quả thì lại không thể chứa đựng trong cái nguyên nhân, về mặt lơgíc khơng
thể rút kết quả từ ngun nhân, kết quả khơng giống ngun nhân. Nói cáchkhác,
theo Hium, tính nhân quả không phải là một quy luật của tự nhiên mà chỉ là thói
quen tâm lý.
20


Có thể khẳng định triết học phương Tây thời phục hưng – cận đại là một
cuộc hành trình đi tìm các phương pháp mới để đẩy mạnh nhận thức khoa
học và thực tiễn cách mạng cải tạo hiện thực xã hội phương Tây hay khơng,
tại sao?
Trả lời:
Có thể khẳng định triết học phương Tây thời phục hưng – cận đại là một cuộc
hành trình đi tìm các phương pháp mới để đẩy mạnh nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng cải tạo hiện thực xã hội phương Tây.
Xét về bản chất kinh tế, thời kỳ phục hưng là giai đoạn quá độ của PTSX
TBCN. Đây là thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Người nông dân bị
đuổi ra khỏi ruộng đất của họ, bạo lực của kẻ cường quyền đã tách người lao động
ra khỏi tư liệu sản xuất. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu
phường hội phong kiến. Các chủ thủ cơng nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan

trọng trong nền kinh tế, họ trở thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai
cấp tư sản; trong khi người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành phố
kiếm kế sinh nhai bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ là tiền
thân của giai cấp vô sản sau này.
Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó đã
bước vào giai đoạn lụi tàn.Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công
trào dâng khắp Châu Âu.Giai cấp tư sản trở thành kẻ đồng minh. Người ta khơng chỉ
địi xố bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con
đường phát triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã,
thành luỹ tinh thần của chế độ phong kiến. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng
đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết
học.Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vơ thần này
càng rõ nét.
Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt
đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ
thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn,
hàng hải… Chẳng hạn với việc sử dụng năng lượng nước đã cho phép thay thế dần
sức người và sức súc vật trong sản xuất.
Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa
vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy
tâm.
Về mặt văn hoá, những tư tưởng triết học, những phát kiến khoa học của thời
cổ đại được khôi phục và phát triển. Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục
hưng đặc biệt dương cao ngọn cờ nhân văn. Họ xem con người là đối tượng nghiên
cứu của triết học, những tư tưởng tốt đẹp về con người của Protagore, Xocrate…trở
thành tiền đề lý luận cho ước mơ giải phóng con người. Các giá trị tốn học của
21


Talet, hình học của Euclide, những yếu tố duy vật trong triết học của Epicure,..cũng

dược xem xét và ghi nhận thoả đáng.
Triết học thời phục hưng có những đặc diểm chính sau đây:
Thứ nhất, triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong
cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội.
Thứ hai, tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: vừa có
những tiến bộ nhưng cịn chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẩn quẩn với hình thức
“phiếm thần luận” hay “tự nhiên thần luận”.
Thứ ba, triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng
giải phóng con người.
Thứ tư, triết học thời kỳ này là những tư tưởng xã hội học thấm nhuần chủ
nghĩa nhân văn.
Khác với thời phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước
Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã dành được chính quyền, PTSX TBCN được
xác lập và trở thành PTSX thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa
học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa hoc tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt
được trình độ là cơ sở cổ điển. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là
khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới “thói quen” nhìn
nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng, tách rời, không vận động, không
phát triển, nếu có đề cập đến vận động thì là sự vận động máy móc khơng phát
triển.
Chính điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy
định những đặc trưng về mặt triết học thời kỳ này:
Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV đối với CNDT, của những tư
tưởng vô thần đối với hữu thần.
Thứ hai, CNDV thời kỳ này mang hình thức của CNDV siêu hình, máy
móc.Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và
khoa học.
Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh
vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thốt khỏi quan điểm duy tâm trong việc
giải thích xã hội và lịch sử.


Trình bày khái quát triết học cổ điển Đức, qua đó chỉ ra con đường dẫn dắt
Hêghen đến với phép biện chứng duy tâm. Phân tích những thành tựu và
hạn chế lớn của phép biện chứng duy tâm Hêghen.



Khái quát triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức do Can tơ đặt nền móng và gồm 2 nhánh lớn duy tâm
khách quan biện chứng gồm đi từ Can tơ, G.Phích tơ, Ph.Senlinh đến Ph. Hê
22


ghen; nhánh duy vật xuất phát cũng từ Can tơ và đến Phoi ơ bắc. Triết học Hê
ghen là đỉnh cao của nền triết học cổ điển Đức, ông xây dựng nên phép biện
chứng duy tâm. Còn Phoi ơ bắc xây dựng chủ nghĩa duy vật siêu hình trừu
tượng chung chung.( viết thêm “Triết học cổ điển Đức…phương Tây, trang 44 45 Sách Triết Học – Tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu
sinh không thuộc chun ngành triết học, năm 2014, Trường ĐHKTTP Hồ Chí
Minh).
• Con đường dẫn dắt Hê ghen đến phép biện chứng.
Đầu tiên là Phích tơ cải tạo tồn bộ học thuyết của Can tơ thu về một mấu
chốt đó là : Đi tìm hiểu con người đóng vai trị chủ thể tiên nghiệm. Từ chủ thể
tiên nghiệm của Can tơ Phích xây dựng nên triết học về Cái Tôi Tuyệt Đối. Sau
đó, Senlinh mới dựa vào Cái Tơi Tuyệt Đối mà xây dựng nên Triết học đồng
nhất cho rằng trong cái tuyệt đối thì tinh thần cũng là vật chất, vật chất cũng là
tinh thần. Đến lượt Hê ghen kế thừa Triết học đồng nhất của Senlinh hồn thiện
nó và xây dựng nên học thuyết về Ý niệm tuyệt đối. Hê ghen trình bày tiến trình
vận động phát triển của Ý niệm và từ đó ơng ta xây dựng nên Phép biện chứng
duy tâm. Thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung
triết học Hê ghen. Mọi sự vật, quá trình dù là vật chất hay tinh thần đều là hiện

thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối chi phối mọi sự sinh thành,tồn tại
và tiêu vong của hết thảy mọi cái trong thế giới. Vật chất, giới tự nhiên chỉ là sự
tự tha hóa, một sự tồn tại khác, một sản phẩm sơ cứng bất động của ý niệm
tuyệt đối. Đề cao tinh thần, khẳng định tính quyết định của nó trong việc đưa ra
các phương thức giải quyết cho các vấn đề thuộc về lí luận cũng như thực tiễn
là tư tưởng chủ đạo được trình bày trong tồn bộ nội dung triết học Hê ghen.
• Thành tựu:
Phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hê ghen, tư
tưởng về mối liên hệ phổ biến và tư tưởng về sự phát triển. Bên cạnh đó, Hê
ghen cịn xây dựng các nguyên tắc của lô gic biện chứng, các quan điểm biện
chứng về nhận thức, ông cũng đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện
chứng, lơ gic học và nhận thức luận. Phép biện chứng của ông về thực chất là
tích cực và cách mạng, nhưng nó lại bị giam hãm trong hệ thống triết học duy
tâm thần bí của ơng. Vì vậy, bên cạnh những nội dung biện chứng tiến bộ, vạch
thời đại, khoa học và cách mạng lại có khơng ít quan điểm siêu hình, phản
động, phản khoa học và bảo thủ, tư biện; nghĩa là nó chứa đựng nhiều mâu
thuẫn.
• Hạn chế lớn nhất của Triết học Hê ghen là Duy tâm
Vì vậy, nó dẫn đến sự xuyên tạc bóp méo nội dung biện chứng làm cho biện
chứng của Hê ghen trở thành tư biện và từ đó rút ra những kết luận mang tính
chất siêu hình. Ví dụ như Hê ghen cho rằng triết học của mình là đỉnh cao của
triết học và về sau sẽ khơng cịn triết học nào cả. Hê ghen cho rằng dân tộc Đức
là dân tộc vĩ đại nhất, nhà nước Đức, văn minh Đức là đỉnh cao của hiện thân
tinh thần tuyệt đối trên trần gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc trên
thế giới phải hướng đến. Hê ghen đề cao vai trò của nhà nước, ông ta cho rằng
nhà nước là hiện thân của Đức Chúa Trời nơi trần gian. Đức Chúa Trời là mạnh
mẽ nhất vô địch vô song nên nhà nước là cấu trúc mạnh mẽ nhất của trần gian
23



vì vậy khơng có thế lực nào vượt qua nhà nước được. Trong đó nhà nước Đức là
vĩ đại nhất. Tất cả những kết luận như vậy mang tính chất siêu hình vì phép
biện chứng của ơng ta nằm trong lớp vỏ duy tâm thần bí cho nên những kết luận
này là xun tạc, khơng đúng hiện thực.

Trình bày khái qt sự hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác
nói chung. Phân tích những đặc điểm của triết học Mác – Lênin. Nói chỉ có
triết học Mác – Lênin mới thật sự là khoa học - triết học đúng hay sai, tại
sao?



Khái qt sự hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung
Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nền đại cơng nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công
nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19: như Nước Anh đã trở thành cường quốc tư
bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng công nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng
cơng nghiệp ở Pháp đang được hồn thành.
- Cùng với nền đại cơng nghiệp cơ khí là CNTB được xác lập và giữ địa vị
thống trị; giai cấp công nhân công nghiệp ra đời. Đây là giai cấp đại biểu cho
lực lượng sản xuất mới có bản chất cách mạng triệt để nhất.
- Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã
hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của công
nhân đã mang ý nghĩa như là: Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm
1831 -1834. Cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt Xilêdi năm 1844. Ở Anh có
phong trào Hiến chương vào cuối những năm 1930.
- Trong điều kiện lịch sử xã hội đó, giai cấp vơ sản khơng cịn đóng vai trị là
giai cấp cách mạng, vì vậy giai cấp vơ sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không
chỉ là “ kẻ phá hoại” chủ nghĩa Tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong
cuộc đấu tranh cho nền dân chủ.

- Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy
sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời
của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra
trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.
Nguồn gốc lý luận của triết học Mác nói riêng, của chủ nghĩa Mác nói chung.
Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là
Hêghen và Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
* C.Mác và Ph. Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học
Hênghen. C. Mác cho rằng ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống
đất; chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó sau lớp vỏ
thần bí.
* Kế thừa những giá trị trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc; đồng thời đã
cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử
của nó.
24


Từ những giá trị của phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc, Mác và Ăng ghen đã xây dựng lên học thuyết triết học mới, trong đó
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ là
chủ nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao
của chủ nghĩa duy vật triết học.
Hai là: thừa kế và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc
là A.Xơmít và Đ. Ricácđơ là một nhân tố khơng thể thiếu được góp phần làm
hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.
Ba là: cải tạo một cách phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với
những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximơng và S. Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác
trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.
Những tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác
Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên thời đó, Ăngghen nêu bật ý nghĩa

của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định
luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá của
Đắcuyn. Với những phát minh lớn của khoa học tự nhiên đã làm cho quan niệm
mới về tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản
Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất
yếu lịch sử khơng những vì nó một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực
tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà cịn là sự phát triển hợp logíc của
lịch sử tư tưởng nhân loại.
• Phân tích những đặc điểm của triết học Mác – Lênin:
Triết học Mác Lê nin có 5 đặc điểm và được phân tích rất rõ ràng ở Sách Triết
Học – Tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành triết học, năm 2014, Trường ĐHKTTP Hồ Chí Minh, Trang 60 –
64.
• Nói triết học Mác Lê nin mới là khoa học – triết học thực sự đúng hay sai:
Đứng trên quan điểm triết học Mác thì Mác cho rằng mình thực sự là triết học
khoa học bởi vì triết học mang tính đảng cịn khoa học thì mang tính khoa học.
Trong triết học Mác có sự thống nhất của tính đảng và tính khoa học, vì vậy nó
được coi là khoa học vì: trước hết, nhà khoa học nghiên cứu các quy luật chung
nhất của tự nhiên và tư duy con người. Thứ hai, triết học bao giờ cũng mang
tính chủ quan, nhưng, triết học Mác không những chủ quan mà còn khách quan.
Sở dĩ như vậy là do lợi ích của giai cấp vô sản và lợi ích khách quan chung của
loài người là phù hợp với nhau. Cho nên triết học Mác không xuyên tạc thế giới
mà là cố tái hiện thế giới, phản ánh đúng thế giới. Nhờ có sự phản ánh đúng thế
giới mà giai cấp và nhân dân lao động mới có thể đạt được những thành tựu, đạt
được những mục đích của chính mình. Vì vậy, dựa trên 2 cơ sở, thứ nhất tính
đảng của triết học thống nhất với khoa học, thứ hai tính chủ quan của triết học
Mác thống nhất với tính khách quan, với xu hướng phát triển chung của loài
người. Nhờ vậy mà triết học Mác mới là triết học khoa học.
Tuy nhiên khơng chỉ có triết học Mác mới là triết học khoa học, cách đây
300 năm về trước, những trào lưu triết học ví dụ như triết học Đề cát, Bê cơn

cũng mang tính khoa học. Lúc bấy giờ lợi ích của giai cấp tư sản mà Bê cơn, Đề
cát bảo vệ phù hợp với lợi ích chung của loài người. Lúc bấy giờ, những trào lưu
25


×