Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu thành phần hoá học cao đặc và một số tác dụng sinh học của bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.25 MB, 55 trang )

B ộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
DƯỢC
HÀ NỘI





LÊ THANH HÀ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CAO ĐẶC VÀ MỘT SỐ TÁC
D ụ NG SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC
NHâ N t r ầ n c a o t h a n g g ia g i ả m
KHÓA LUẬN
TÓT NGHIỆP
DƯỢC





Nguòi hướng dễmPGS.TS Vũ Văn Điền
Noi thực hiện:
1. Bộ môn Dưọc học cổ truyền
Trưòng Đại học Dưọc Hà Nội
2. Khoa Dưọc lý- Sinh hóa
Viện
• duọc


• liệu



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tôi xin gửi lòi cảm ơn sâu sắc tới
PGS. TS Vũ Văn Điền, người thầy đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ
tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn ThS Đỗ Thị Phương - Khoa
dược lý sinh hoá Viện Dược Liệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo,
anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược học cỗ truyền, Khoa Dược
lỹ-Sinh hoá đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện khoá luận này
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗị
chỉ bảoy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập dưới mái trường
Đai
Hà Nôi
• hoc
• Dươc


Cuối cùng tôi xin gửỉ lời cảm ơn tới gia đình, người thân, và
bạn bè đã quan tâm ủng hộ tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

LÊ THANH HÀ



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................

2

1.1 Vài nét đại cương về bệnh gan.............................................................

2

1.1.1 Theo YHHĐ.........................................................................................

2

1.1.2 Theo YHCT.........................................................................................

5

1.2 Tóm tắt đặc điểm bài thuốc “Nhân trần cao thang gia giảm” .........

7

1.2.1 Xuất xứ bài thuốc................................................................................


7

1.2.2 Công thức bài thuốc “ Nhân trần cao thang gia giảm” ..................

8

1.2.3 Công năng của bài thuốc....................................................................

9

1.2.4 Tóm tắt đặc điểm từng vị thuốc trong bài thuốc.............................

10

CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

14

NGHIÊN CỨU.................................................................................
2.1 Nguyên liệu............................................................................................

14

2.2 Phương tiện nghiên cứu........................................................................

14

2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................


15

2.3.1 Chế biến các vị thuốc........................................................................

15

2.3.2 Bào chế cao đặc..................................................................................

15

2.3.3 Nghiên cứu thành phần hoá học.......................................................

15

2.3.4 Thử tác dụng sinh học........................................................................

17

CHƯƠNG III: THỤC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............

19

3.1 Chế biến các vị thuốc............................................................................

19

3.2 Bào chế cao đặc....................................................................................

20


3.3 Nghiên cứu thành phần hoá học..........................................................

22


3.4 Thử tác dụng sinh học...........................................................................

33

3.5 Bàn luận..................................................................................................

43

3.5.1 Chế biến vị thuốc................................................................................

43

3.5.2 Bào chế cao đặc..................................................................................

43

3.5.3 Nghiên cứu thành phần hoá học.......................................................

43

3.5.4 Thử một số tác dụng sinh học...........................................................

44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................................................


45

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT

BT

Bài thuốc

ĐH

Đại hoàng

CT

Chi tử

DD

Dung dịch

DĐVN III

Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ

GOT


Glutamic Oxaloacetic Transaminase

GPT

Glutamic Pyruvic Transaminase

HAV

Virus viêm gan A

HBV

Virus viêm gan B

HCV

Virus viêm gan c

HDV

Virus viêm gan D

HEV

Virus viêm gan E

NT

Nhân trần


NTCTGG

Nhân trần cao thang gia giảm

Protein tp

Protein toàn phần

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


Trang
Bảng 1.1: Bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm liều lượng trong một số
tài liệu....................................................................................................................

8


Bảng 3.1: Kết quả đo độ ẩm cao đặc..................................................................

21

Bảng 3.2: Kết quả thử độ hoà tan.......................................................................

22

Bảng 3.3: Kết quả định tính các nhóm chất trong bài thuốc...........................

25

Bảng 3.4: sắc ký lóp mỏng anthranoid.............................................................

27

Bảng 3.5: sắc ký lóp mỏng flavonoid...............................................................

30

Bảng 3.6: sắc ký lớp mỏng iridoid.....................................................................

32

Bảng 3.7: Hoạt độ men GPT và nồng độ protein toàn phần trong huyết
thanh.......................................................................................................................

34


Bảng 3.8: So sánh hoạt độ men GPT và nồng độ protein toàn phần trong
huyết thanh giữa các lô chuột thí nghiệm..........................................................

35

Bảng 3.9: Lượng dịch mật trong tùng túi mật..................................................

37

Bảng 3.10: So sánh lượng dịch mật giữa lô chúng và lô thử thuốc.............

38

Bảng 3.11: Mức độ ức chế phù chân chuột tại thời điểm saugây viêm (%)..

39

Bảng 3.12: Tác dụng chống viêm cấp của các lô thử tại các thời điểm (%)...

41


Trang
Hình 1.1: Ảnh các vị thuốc trong bài thuốc

9

Hình 3.1: Sơ đồ chế biến dược liệu

20


Hình 3.2: Sơ đồ chế biến cao đặc 5:1

21

Hình 3.3: sắc ký đồ anthranoid

27

Hình 3.4: sắc ký đồ flavonoid

29

Hình 3.5: sắc ký đồ iridoid

32

Hình 3.6: So sánh hoạt độ GPT trong huyết thanh giữa các lô thí nghiệm

36

Hình 3.7: Tác dụng chống viêm cấp của cáclô thử tại các thờiđiểm (%)

42


ĐẶT VÂN ĐÊ


Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng quan

trọng cho sự sống. Gan được ví như là một “nhà máy” khử độc của cơ thể, vừa là
trung tâm chuyển hóa thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát
triển, đồng thời gan còn đảm nhiệm chức năng nội tiết, ngoại tiết và được coi là
cửa ngõ đầu tiên đối với các chất ngoại nhập theo đường tiêu hóa vào cơ thế [6 ],
[27]
Gan có thể mắc nhiều bệnh khác nhau, trong đó viêm gan là bệnh thường
gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau, ở nước ta phổ biến là bệnh viêm gan
virus. Hàng năm ở nước ta có khoảng 8-15% người nhiễm viêm gan virus B
[27]. Trong khi đó vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan virus, chỉ có một
số thuốc điều trị hỗ trợ như Interferon, Methionin, Lamivudin...
Với mong muốn phát huy tính ưu việt của thuốc YHCT: an toàn, ít tác
dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, giá cả lại phù hợp với đại đa số người dân và
phát huy nguồn nguyên liệu sẵn có ở nước ta.
Chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học
cao đặc
và một
số tác dụng
sinh học
của bài thuốc Nhân trần cao “ thang
gia



o

o
giảm”. Trong khoá luận trước nghiên cứu ở dạng cao lỏng 1:1 và thử tác dụng
bảo vệ gan ở liều 0.18ml/20g, trong đề tài này nghiên cứu ở dạng cao đặc 5:1,
liều thử gấp đôi 0.36ml/20g và thử thêm tác dụng tăng tiết mật, chống viêm
Trong khuôn khổ khoá luận này mục tiêu của chúng tôi là:

1. Tiếp tục nghiên cứu thành phần hoá học của cao đặc bài thuốc đế
góp phần chuấn hoá bài thuốc.
2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, chống viêm của bài thuốc.


CHƯƠNG I : TỒNG QUAN

1.1 Vài nét đại cương về bệnh viêm gan:
1.1.1 Theo y học hiện đại(YHHĐ)
Bệnh viêm gan do nhiều nguyên nhân gây nên thường gặp ở hai thể chính:
+ Viêm gan virus cấp
+ Viêm gan mạn tính
*

Viêm gan virus cấp: Viêm gan virus là bệnh nhiễm trùng toàn thân trong đó

tổn thương chủ yếu ở gan. Bệnh do 5 loại virus HAV, HBV, HCV, HDV, HEV,
trong đó HDV được xem là một virus không hoàn chỉnh muốn gây bệnh cần phải
phối hợp với virus HBV hoặc HCV. Viêm gan A và E được coi là viêm gan
nhiễm trùng. Viêm gan B và c được gọi là viêm gan huyết thanh vì chủ yếu lây
qua đường máu. Virus A và E chỉ gây bệnh viêm gan cấp, còn virus B và c gây
cả viêm gan cấp và mạn [9],[12].
+ Triệu chứng lâm sàng: Lâm sàng chia làm ba giai đoạn [12].
- Thời kỳ trước vàng da [12].
Thời kỳ này bệnh biểu hiện như một tình trạng nhiễm virus chung thể hiện
như một tình trạng cúm (khoảng 70%): Hội chứng viêm họng, ho, bệnh nhân mệt
mỏi, chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau cơ khớp. Triệu chứng rối loạn tiêu hoá
(50%): chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài trước khi xuất hiện
vàng da, có cảm giác tức khó chịu hạ sườn phải.
- Thời kỳ vàng da: Biếu hiện sớm nhất là sự tăng bilirubin máu, sau đó là phân

nhạt màu, nước tiểu sẫm màu, vàng da và niêm mạc. Triệu chứng thời kỳ đầu
giảm dần, gan sưng to, ấn tức.Thời kỳ này kéo dài 2-4 tuần [12].


- Thời kỳ sau vàng da: Là thời kỳ lui bệnh, các triệu chứng lâm sàng dần dần
biến mất, bệnh nhân bắt đầu khoẻ dần, ăn ngon miệng, da và niêm mạc hết vàng.
Gan vẫn to và chức năng gan bất thường. Bệnh nhân khỏi bệnh sau 2-3 tháng,
khoảng 3/4 bệnh nhân lành bệnh, 1/4 bệnh nhân còn lại chuyển thành viêm gan
mạn [ 12].
+ Triệu chứng cận lâm sàng:
- Men transaminase ( bao gồm GOT và GPT ) tăng gấp 10-20 lần bình
thường (bình thường GOT<40ƯI/L, GPT<40UI/L), đặc biệt là sự tăng GPT
huyết tương và giảm dần trong thời kỳ bình phục
- Bilirubin máu tăng cao [12].
-Albumin máu giảm vày-globulin tăng [ 10 ], [ 12]
+ Điều trị [12]
- Chế độ ăn uống nghỉ ngơi
. Cung cấp đủ năng lượng và chất bổ dưỡng chobệnh nhân, khoảng 20002500 kcal/ngày, ăn ít mỡ, uống nhiều nước hoa quả.
. Cần kiêng rượu và các chất độc cho gan, nhất là các thuốc an thần, kháng
sinh
. Nghỉ ngơi là cần thiết trong giai đoạn vàng da vì bệnh nhân quá mệt, nên
làm việc nhẹ trong vài tháng.
- Thuốc bổ:
. Cho bệnh nhân uống thuốc bổ là các vitamin A, B, c , D, E nhất là vitamin
nhóm B rất cần thiết cho bệnh nhân
. Thuốc bảo vệ gan: Cyanidazol, Interferon
. Thuốc kháng virus: Viradabin có tác dụng chốnglại sựnhân lên của virus.


*


Viêm gan mạn: Viêm gan mạn là một bệnh bao gồm một loạt những rối loạn

gan có nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó hiện tượng viêm
và hoại tử kéo dài liên tục trên 6 tháng [9], [12], [13], [21], [24].
+ Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân, thường gặp là viêm gan virus nhất là
virus B, c và phối hợp với D, viêm gan tự miễn, viêm gan mạn do thuốc ngoài ra
còn do di truyền, rượu [9], [12], [13], [21], [24].
+ Triệu chứng: Viêm gan mạn thường chia làm 2 thể:
- Thể ổn định:
Cảm giác nặng nề khó chịu hoặc đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa,
ăn uống kém, khồng ngon, chậm tiêu, hay đầy bụng, chướng hơi.
Gan to 1- 2 cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, không đau.
Toàn thân không bị ảnh hưởng mấy, không sốt.
Bệnh diễn biến trong nhiều năm, ít ảnh hưởng đến khả năng lao động, không gầy
sút, không vàng da [ 12].
- Thể tiến triển:
Bệnh nhân sốt: Đầu tiên bệnh nhân mệt mỏi 5 - 7 ngày, kém ăn, sốt nhẹ trong
thời gian ngắn, nhưng có thể sốt cao kéo dài hàng tháng, điều trị hay không điều
trị cũng hết.
Vàng da xuất hiện sau sốt.
Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải.
Rối loạn tiêu hóa, kém ăn, đầy bụng, chướng hơi, đau thượng vị [12].
+ Cận lâm sàng:
- Bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp
- Men transaminase tăng cao
- Gamma globulin tăng nhưng albumin giảm, tỷ lệ A/G rất thấp [21 ], [24].


+ Điều trị:

- Thể ổn định:
Chế độ ăn là chủ yếu, tăng protein và glucid, bỏ rượu bia, tránh các thứ độc cho
gan.
Đề phòng bệnh tiến triển sử dụng: Sulfalem, Cholin...
- Thể tiến triển:
Loại HbsAg dương tính: Không được dùng corticoid, dùng thuốc giảm miễn
dịch là chủ yếu.
Loại HbsAg âm tính: Dùng corticoid đơn độc hoặc phối họp.
Phối họp:
. Dùng prednisolon với liều 30 - 20mg/24h, sau đó giảm xuống 1 5 - 1 0
mg/24 giờ.
. Phối họp với các thuốc giảm miễn dịch.
Đơn độc:
. Prednisolon với liều 60 - 40mg/24h, sau đó giảm xuống 30 - 20
mg/24 giờ. Mỗi liều dùng 1 tuần sau đó duy trì ở mức 20mg.
. Dùng thêm thuốc bảo vệ tế bào gan như: Liophylase, Methionin...
. Tránh những thức ăn có hại cho gan [12], [24].
1.1.2. Theo y học cổ truyền (YHCT)
Theo y học cổ truyền bệnh viêm gan virus cũng được miêu tả trong phạm vi
chứng hoàng đản, hiếp thống [13].
+ Chứng hoàng đản: biểu hiện vàng da niêm mạc, nước tiểu sẫm
màu...Hoàng đản là một chứng bệnh do thấp ở tỳ, nhiệt ở vị nung nấu làm ảnh
hưởng đến chức năng sơ tiết của can đởm.


+ Chứng hiếp thống: biểu hiện đau tức vùng hạ sườn phải, nguyên nhân do
đởm dịch sơ tiết bị rối loạn làm cho mạch máu không thông, huyết ứ khí ngưng,
gây đau.
Trên lâm sàng chia 2 thể cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính do thấp nhiệt gây
nên thuộc phạm vi chứng dương hoàng. Thể mãn tính do sự giảm sút công năng

của tạng can, tỳ thuộc phạm vi chứng âm hoàng [20 ], [22 ].
* Thể cấp tính: Gồm các thể sau:
+ Thể vàng da ( dương hoàng)
- Triệu chứng: Toàn thân vàng, sắc vàng sáng, đau hạ sườn phải, kém ăn, đầy
bụng, mệt mỏi, nước tiểu vàng sẫm.
- Phương pháp chữa: Thanh nhiệt táo thấp, thoái hoàng lợi niệu và nhuận
tràng nếu có táo bón. Dùng các bài thuốc Nhân trần cao thang phối hợp với tứ
linh tán gia giảm, sắc uống ngày 1 thang [20 ], [22 ],
+ Thể nặng ( thể xơ gan teo cấp)
- Triệu chứng: Hoàng đản ngày càng nặng, sốt cao, trằn trọc, vật vã, có thể
hôn mê do co giật, chảy máu, bụng đầy trướng, có khi cổ trướng.
- Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, tồn âm
Dùng bài thuốc: Hoàng liên giải độc thang gia giảm, tê giác tán.
( Cần phối hợp với các phương tiện và thuốc của YHHĐ để hồi sức trong thể
này) [20 ], [22 ].
+ Thể không có vàng da:
- Triệu chứng: Người mệt mỏi vô lực, ăn kém, chậm tiêu, chán ăn, tiểu tiện
vàng, đại tiện táo, hay nát.
- Phương pháp chữa: Thanh nhiệt lợi thấp. Dùng bài thuốc ngũ linh tán gia
giảm, sắc uống ngày 1 thang... [20 ], [22 ].


* Thể mãn tính ( Thể âm hoàng) [13], [20], [22]
Bao gồm các thể: can nhiệt tỳ thấp, can uất tỳ hư khí trệ, can âm bị tổn thương,
thể khí trệ huyết ứ.
+ Nguyên nhân: Do viêm gan cấp kéo dài không khỏi, do công năng của tỳ vị,
can đởm rối loạn ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể về các mặt âm, khí
huyết, tân dịch.
+ Điều trị [13], [20], [22].
- Thể can nhiệt tỳ thấp phép điều trị là: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng,

kiện tỳ trừ thấp.
- Thể can uất tỳ hư khí trệ phương pháp chữa là: Sơ can, kiện tỳ, lý khí.
- Can âm bị tổn thương dùng phương pháp chữa là bố can âm.
- Khí trệ huyết ứ dùng phép chữa: sơ can, lý khí hoạt huyết.
1.2. Tóm tắt đặc điểm bài thuốc “ Nhân trần cao thang gia giảm”
1.2.1 Xuất xứ bài thuốc
Bài thuốc “ Nhân trần cao thang” xuất xứ từ vị thuốc nhân trần bắc Artemisia
capillaria họ Cúc (Arteraceae) trong bài thuốc có tên là nhân trần cao thang. Bài
thuốc này có tác dụng ức chế tổn thương gan, ức chế xơ gan khi dùng kéo dài
trên chuột thắt ống mật. Sau sang Việt Nam bài thuốc được thay thế vị thuốc
nhân trần bắc bàng nhân trần nam, vẫn giữ tên bài thuốc là nhân trần cao thang.
Là bài thuốc cổ phương đã có từ lâu và được nhiều tài liệu nhắc đến [8 ], [17],
[19]. Bài thuốc dùng để chữa chứng dương hoàng đản, toàn thân vàng như nghệ,
đại tiện không thông, miệng khát, bụng ngực chướng ách, rêu lưỡi vàng nhờn.
Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh mà có thế gia thêm các vị thuốc khác hoặc
thay đổi liều lượng cho thích họp.


Bài thuốc “ Nhân trần cao thang” gồm 3 vị: nhân trần, chi tử, đại hoàng chỉ khác
nhau ở liều lượng [8 ], [17], [19], [26]. Điều đó được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm liều lượng trong một số tài liệu
Tài liệu

Nhân trân(g)

Chi tử(g)

Đại hoàng(g)

[8 ]


20-30

10-15

5-10

[19]

18

9

6

[26]

20

12

4

Ngoài ra có rất nhiều tài liệu đề cập đến bài nhân trần cao thang gia giảm thêm
các vị thuốc khác: Bài thuốc nhân trần ngũ linh tán, nhân trần phụ khang, nhân
trần phụ tử can khương thang... Tất cả các bài thuốc này đều chữa bệnh dương
hoàng hoặc âm hoàng vì nhân trần đều có vai trò là quân với công năng thanh
thấp nhiệt can đởm, dùng trong bệnh vàng da,viêm túi mật, sốt cao, tiểu tiện ít,
nước tiểu đỏ...
1.2.2 Công thức bài thuốc “ Nhân trần cao thang gia giảm”

Căn cứ vào công năng chủ trị từng vị thuốc và bài thuốc cổ phương “ Nhân
trần cao thang” PGS - TS Vũ Văn Điền đã gia giảm bằng cách thay đổi khối
lượng từng vị thuốc đế thành bài “ Nhân trần cao thang gia giảm”
Bài thuốc bao gồm các vị:
Nhân trần: 24 gam
Chi tử: 12 gam
Đại hoàng: 8 gam


Chú giải: 1: Đại hoàng
2: Chi tử
3: Nhân trần

Hình 1.1: Ảnh các vị thuốc trong bài thuốc
1.2.3 Công năng của bài thuốc [8], [17], [19], [23]
Trong bài thuốc nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt ở can, đởm, thoái
hoàng để loại trừ nguyên nhân gây bệnh “thấp và nhiệt” và loại bỏ bilirubin
thông qua đường lợi tiểu (thoái hoàng) là Quân, sứ. Chi tử thanh lợi thấp nhiệt, tả
hoả giải độc cùng với nhân trần trừ nguyên nhân gây bệnh là thấp nhiệt, làm
giảm sốt và loại bỏ các chất độc trong cơ thể là Thần. Đại hoàng tả hoả giải độc,
thông tiện góp phần cùng nhân trần và chi tử trừ thấp nhiệt, loại chất độc ra khỏi
cơ thể bằng con đường đại tiện và góp phần hạ sốt do viêm gan gây ra là Tá.
* Công năng: Thanh thấp nhiệt can đởm, thoái hoàng, giải độc [8], [17], [19]
[23].
* Chủ trị: Chữa thấp nhiệt can đởm, viêm gan virus, viêm túi mật, hoàng đản,
tiểu tiện vàng đỏ, sốt, đại tiện không thông, bụng ngực chướng ách [8 ], [17],
[19], [23].


*


Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai và cho con bú, người thể hàn, tỳ vị hư hàn,

người đại tiện lỏng không dùng. Thận trọng người có sỏi tiết niệu [8 ], [17], [19],
[23].
1.2.4 Tóm tắt đặc điểm từng vị thuốc trong bài thuốc
+ Nhân trần: ( Hebra Adnosmatis caerulei)
- Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất, phơi khô của cây nhân trần [1], [7],
[20], [26] có tên khoa học: Adenosma caeruleum. R.Br. Họ hoa mõm sói
Scophulariaceae [1], [7], [11], [20], [26].
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, cay, tính hàn. Quy kinh tỳ, vị, can đởm [1],
[7], [20 ], [26].
- Công năng: Thanh thấp nhiệt can đởm, thông kinh hoạt lạc, phát tán giải
biểu [1], [7], [20], [26].
- Chủ trị: Chữa chứng bệnh hoàng đản, bệnh về túi mật, viêm gan truyền
nhiễm, tiểu tiện không thông, phụ nữ sau đẻ chán ăn, ăn không ngon, cảm cúm,
nhức đầu [1], [7], [20], [26].
- Thành phần hóa học: Tinh dầu, flavonoid, saponin, courmarin,
sesquiterpen, ngoài ra còn có các axit nhân thơm [ 11], [26].
- Tác dụng dược lý [26], [33].
1. Tác dụng tăng tiết mật
2. Tác dụng bảo vệ gan
3. Tác dụng chống viêm
4. Tác dụng kháng khuẩn
5. Giảm tiết axit tự do
6 . Lợi tiểu, hạ nhiệt

7. Giãn mạch vành, hạ áp, hạ lipid huyết



8 . Tác dụng chống ôxi hóa

- Kiêng kỵ: người thể hàn, tỳ vị hư hàn.
+ Chi tử: ( Fructus Gardenniae)
- Bộ phận dùng: Là hạt của quả chín đã phơi khô của cây dành dành [1], [7],
[20], [25], có tên khoa học: Gardenia florida L. Họ cà phê Rubiaceae hoặc
Gardenia jasmidoies [1], [7], [11], [20], [25].
- Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, phế, can đởm và tam
tiêu [1], [7], [20], [25].
- Công năng: Thanh nhiệt giáng hỏa, thanh tâm trừ phiền, thanh lợi thấp
nhiệt, chỉ huyết, giải độc [1], [7], [20], [25].
- Chủ trị: Dùng trong trường hợp tâm phiền bất an, sốt cao dẫn đến điên
cuồng, viêm gan, viêm túi mật, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra huyết, mụn nhọt
[1], [7], [20], [25].
- Thành phần hóa học [11], [25], [28].
Iridoid glycosid gồm: gardosid, scanzhisid, geniposid...
Axid hữu cơ: acid picrocinic.
Sắc tố: a - crocin và a - crocetin.
Ngoài ra còn có các chất tanin, tinh dầu, pectin.
- Tác dụng dược lý [25], [32], [33].
1. Tác dụng lợi mật: Dạng chiết cồn từ quả, các chất crocin, crocetin,
gennipin đều làm tăng sự tiết mật
2. Tác dụng ức chế sự tiết dịch vị và giảm độ axit
3. Tác dụng giảm đau
4. Tác dụng hạ áp: Nưó'c sắc và dạng chiết cồn có tác dụng hạ áp trên
mèo, thỏ, chuột


5. Tác dụng đối với thần kinh trung ương: Cao cồn gây trấn tĩnh, giảm
hoạt động tự nhiên của chuột

6 . Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm

7. Giảm cholesterol huyết
8 . Gây ỉa chảy

9. Tác dụng đối với tim: Dịch chiết quả dành dành làm giảm sức co bóp
của cơ tim ếch cô lập
10 . ứ c chế sự đông máu

11. Tác dụng hạ đường huyết
- Kiêng kỵ: Người tỳ hư, đại tiện lỏng không dùng [1], [7], [20], [25].
+ Đại hoàng: ( Radix Rhei)
- Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây đại hoàng [1], [7], [20], [25],
có tên khoa học: Rheum palmatum L. Họ rau răm Polygonaceae [1], [7] [11],
[20], [25].
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Quy kinh tỳ, vị, can, tâm bào và đại
tràng [1], [7], [20], [25].
- Công năng: Thanh trường thồng tiện, tả hỏa giải độc, trục ứ thông kinh.
[1], [7], [20], [25].
-C hủ trị [1], [7], [20], [25].
. Chữa táo bón
. Thực nhiệt tích trệ ở đại tràng gây đầy chướng bụng, tả, lỵ
. Sốt cao, mụn nhọt do hoả độc nhiệt gây nên.
- Thành phần hoá học [11], [25].
Trong đại hoàng có 2 nhóm chất trái ngược nhau:
. Nhóm chất có tính chất thu liễm là tanin


. Nhóm chất có tác dụng nhuận tấy là anthranoid ( chrysophanol, Aloe
emodin, Rhein, Emodin)

. Ngoài ra còn có các chất vô cơ, tinh bột, pectin, một số chất nhựa
- Tác dụng dược lý [25], [30], [33].
1. Thuốc có tác dụng gây tả hạ
2. Tác dụng lợi mật, bảo vệ tế bào gan
3. Giảm cholesterol trong máu, hạ áp
4. Tác dụng kháng khuẩn: ức chế tụ cầu, liên cầu, làm tan máu vi
khuẩn viêm phổi
5. Tác dụng lợi niệu
6 . Tác dụng ức chế tế bào ung thư

7. Kích thích co bóp ruột ở người
8 . Tác dụng cầm máu

-

Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú hoặc sỏi tiết niệu

không dùng đại hoàng [1], [7], [20], [25].


CHƯƠNG I I : NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.1 Nguyên liệu
+ Các vị thuốc được mua tại phố Lãn Ông - Hà Nội đem về chế biến theo
phương pháp cồ truyền, sấy khô ở 65°c để sử dụng.
+ Cân riêng từng vị thuốc ở dạng bột khô theo tỷ lệ của bài thuốc, chiết lạnh
bằng cồn 40°, lọc, cất thu hồi dung môi rồi cô cách thủy thành cao đặc 5:1 (5
gam dược liệu = lml cao) để nghiên cứu tác dụng hóa học, và pha loãng thành
cao lỏng 1:1 để thử tác dụng sinh học.

2.2 Phương tiện nghiên cứu.
* Hóa chất:
- Hóa chất được mua tại Công ty TNHH hóa học ứng dụng số 18A Lê Thánh
T ô n g -H à Nội
- Dung dịch CC14 trong dầu Olive do khoa dược lý hóa sinh viện dược liệu cung
cấp.
* Dụng cụ máy móc
- Máy cất thu hồi dung môi Buchi ( Thụy Sỹ)
- Máy xay dược liệu
- Máy ảnh Sony Cyber- shot 10.1
- Cân phân tích
- Máy đo biến đổi thể tích của hãng Ugo basile
- Bộ dụng cụ xác định độ ẩm bằng phương pháp dung môi.


- Máy định lượng hóa sinh bán tự động Scout của Italia.
- Kit định lượng GPT và protein toàn phần do hãng Human cung cấp.
* Súc vật:
Chuột nhắt trắng khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, sử dụng cả hai giống,
trọng lượng từ 20 - 22 gam, do viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Trong
thời gian nghiên cứu chuột được nuôi dưỡng trong điều kiện bình thường.
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Chế biến các vị thuốc.
Các vị thuốc được chế biến theo phương pháp cổ truyền ghi trong tài liệu [1],
[2], [7].
2.3.2 Bào chế cao đặc
Cao đặc được điều chế bằng phương pháp ngâm lạnh, chiết riêng từng vị thuốc
sau đó phối hợp với nhau cô thành cao đặc 5:1 [7].
2.3.3 Nghiên cứu thành phần hóa học
* Xác định độ ẳm cao đặc bằng phương pháp dung môi: theo DĐVN III [7].

Nguyên tắc: Qua 2 bước
Bước 1: Bão hoà nước vào dung môi toluene.
Cho 2ml nước vào 200ml toluen đựng trong bình cầu, lắc kỹ, sau đó cất
hồi lưu khoảng 2h. Khi thế tích nước ở ống thu hồi không tăng lên nữa sau 30
phút, để nguội đọc thể tích nước V 1
Bước 2: Xác định độ ẩm cao đặc.
Cân một lượng cao đặc thích hợp cho tiếp vào bình cầu, tiếp tục cất hồi
lưu đến khi cột nước ở ống thu hồi không tăng lên nữa sau 30 phút, đế nguội đọc
thể tích nước v 2. Hàm ấm cao đặc được tính theo công thức:


m

X

100

(1)

Trong đó:
H: Độ am phần trăm của cao đặc
Vị: Thể tích nước đọc ban đầu
v 2: Thể tích nước đọc được lần hai
m: Lượng cao ban đầu
* Xác định độ tan của cao đặc [18].
Nguyên tắc: Cao đặc được lắc với các dung môi khác nhau với một lượng thể
tích nhấtđịnhở điều kiện bình thường. Quan sát độ đồngđều, độtrong của các
mẫu để đánhgiá, nếu chưa tan hết tiếp tục thêm dung môi lắcđến khi tan hoàn
toàn, thể tích tan hoàn toàn được tính cho độ tan của dung môi đó.
* Xác định tỷ trọng: theo DĐVN III [7]

Cách tiến hành: Lau sạch tỷ tọng kế bang ethanol, dùng đũa thuỷ tinh trộn đều
chất lỏng cần xác định tỷ trọng. Đặt nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào chất lỏng đó sao
cho tỷ trọng kế không chạm vào thành và đáy dụng cụ đựng chất lỏng. Khi tỷ
trọng kế ổn định, đọc kết quả.
* Định tính các nhóm chất chính trong cao đặc bài thuốc
Làm phản ứng định tính với các thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng
nhóm chất theo các phương pháp thường quy ghi trong tài liệu |2], [3], [5], [7].
* Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bài thuốc bằng SKLM
So sánh các vết trên SKLM của dịch chiết bài thuốc có đầy đủ các vị thuốc với
bài thuốc thiếu vị thuốc cần so sánh và vị thuốc cần so sánh. Chiết xuất theo
hướng nhóm chất chính có trong vị thuốc đó: nhân trần là flavonoid, chi tử là


iridoid, đại hoàng là anthranoid. Khảo sát trên nhiều hệ dung môi đế chọn hệ
dung môi tách vết rõ để ghi lại kết quả.
2.3.4 Thử tác dụng sinh học của bài thuốc.
* Thử tác dụng bảo vệ gan
+ Thử theo phương pháp của Turner R.A [27], [31].
+ Nguyên tắc:
Gây viêm gan cấp cho chuột bằng dd CC14 đã được pha loãng bằng dầu
Olive theo tỷ lệ 1: 9 vào các ngày 1, 4, 7.
Cho chuột uống chế phẩm thử trong 9 ngày liên tục vào một giờ nhất
định.
Đen ngày thứ 9, sau khi cho chuột uống chế phẩm thử 1 giờ tiến hành giết
chuột bằng cách cắt động mạch cổ, lấy máu, ly tâm lạnh và lấy huyết thanh để
định lượng hoạt độ GPT và protein toàn phần.
* Thử tác dụng tăng tiết mật
+ Thử theo phương pháp của Rudi [27].
+ Nguyên tắc:
Cho chuột uống chế phấm thử trong 3 ngày liên tục vào một giờ nhất

định. Ngày thứ 3, sau khi uống chế phẩm thử 30 phút gây mê chuột, mổ bụng,
thắt ống mật chủ, khâu lại vết mổ. Sau 30 phút, giết chuột bóc tách túi mật lau
sạch cân trọng lượng túi mật, sau đó rạch túi mật thấm hết dịch mật, cân lại vỏ
túi. Hiệu số trọng lượng túi mật và vỏ túi là lượng mật tiết ra.


* Thử tác dụng chống viêm
+ Thử theo phương pháp của Winter và cộng sự [27].
+ Nguyên tắc:
Chuột được nuôi ổn định 3 ngày, sau đó chia chuột thành các lô thí
nghiệm theo trọng lượng chuột. Cho chuột uống thuốc thử trước 2 ngày vào một
giờ nhất định, đến ngày thứ 3 đo thể tích chân chuột ( từ khuỷu cổ chân trở
xuống) trước khi dùng thuốc được V0. Sau đó gây viêm bàn chân chuột bằng
caragenin 1%. Ngay sau khi gây viêm cho chuột uống thuốc thử và đo thể tích
chân chuột sau 3 và 4 giờ gây viêm, được v 3, v 4. Từ thể tích chân chuột V0, v 3,
v 4 tính ra kết quả ức chế phù và mức độ ức chế viêm


×