Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

BIÊN TẬP QUẢNG CÁO - CHƯƠNG 6 - KỊCH BẢN QUẢNG CÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 15 trang )

CHƯƠNG 6: KỊCH BẢN QUẢNG CÁO


6.1. Khái niệm kịch bản quảng cáo (Storyboard):
- Kịch bản là một phác thảo những yếu tố về âm
thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ cần thiết kế
để kể một câu chuyện. Kịch bản được viết một cách
có hình ảnh, viết những điều mà khán giả sẽ nhìn
thấy, nghe thấy.


6.2. Các bước sáng tạo phim quảng cáo:
- Chọn lựa hình thức trình bày
- Định dạng phong cách và sắc thái phim quảng cáo
- Phối hợp hình và tiếng
- Hình dung xem phim quảng cáo sau khi hoàn thành
sẽ như thế nào


6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
1. Hình thức vấn đề - giải pháp (problem – solution):
-Hình thức này rất phổ biến khi thiết kế phim quảng
cáo, ý nghĩa của hình thức này khác giống với ý
nghĩa của marketing.
- Khách hàng tiềm năng có vấn đề cần giải quyết và
doanh nghiệp đưa ra giải pháp cho họ
- Khách hàng mua sản phẩm sẽ nhận được sự thỏa
mãn về cảm xúc, về lý tính.
Vd: QC dầu gội đầu Head & Shoulder (Minh Hằng)



6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
2. Hình thức chứng minh (demonstration):
-Hình thức này là điểm mạnh của phim quảng cáo vì
nó thể hiện tính hành động, đặc biệt khi quảng cáo
những sản phẩm có tính năng mới cần phải thể hiện
qua hình ảnh chuyển động mới có sức thuyết phục
Vd: QC Mì Tiến vua bò cải chua không có chất E102


6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
3. Hình thức xác nhận của diễn viên (Spokespersontestimonial):
- Hình thức này sử dụng một người phát biểu trình
bày, giới thiệu tính năng, công dụng, lợi ích của sản
phẩm.
- Người trình bày có thể là một nhân vật nổi tiếng
hoặc chỉ là một khách hàng bình thường.
- Hình thức này có thể mang lại hiệu quả cao nếu
như thông điệp quảng cáo thực sự trung thực và diễn
viên đóng phim quảng cáo phù hợp với sản phẩm.
Vd: Qc Mì Hảo 100 (Diễn viên hài Thúy Nga)


6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
4. Hình thức giới thiệu sản phẩm (Product
Presentation):
- Với hình thức này người viết lời quảng cáo không
cẩn phải bận tâm nhiều về kịch bản, không cần tưởng
tượng ra các nhân vật và thêm thắt các chi tiết
- Tự bản thân sản phẩm nói lên các thông điệp mà
doanh nghiệp cần truyền đạt cho khán giả.

- Hình thức này thường được áp dụng phổ biến khi
sản phẩm là xe hơi, xe máy và các sản phẩm cần có
hình ảnh minh họa.


6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
5. Hình thức tự thuật (Slice of life):
- Hình thức này cho người xem thấy một tình huống
thực tế về cuộc sống của một khách hàng tiềm năng
lúc trước và sau khi dùng sản phẩm.
- Đây cũng là hình thức vấn đề - giải pháp kết hợp
với sự xuất hiện của diễn viên.
- Hình thức tự thuật rất phổ biến hiện nay nên người
sáng tạo cần phải có sự sáng tạo cao để phim quảng
cáo không bị nhàm chán.
Vd: QC Sữa Anlene (Diễn viên-người mẫu Anh Thư)


6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
6. Hình thức kịch ngắn (Minidrama):
- Hình thức này giống như một vở kịch có vài diễn
viên tham gia trong một tình huống tưởng tượng và
sản phẩm quảng cáo được quảng cáo thông qua chủ
đề của vở kịch.
Vd: QC Rejoice (Mai Phương Thúy)


6.2.1. Chọn lựa hình thức trình bày:
7: Hình thức nhạc kịch Musical/ stage show):
- Hình thức này xây dựng dựa trên sự tham gia của

rất đông ca sĩ, diễn viên múa và diễn xuất.
Vd: Qc Vietnamobile


6.2.2. Xác định phong cách và sắc thái phim quảng
cáo:
-Khi đã định dạng được hình thức trình bày cơ bản,
bộ phận sáng tạo phải quyết định xem sẽ sử dụng
phong cách và sắc thái nào cho phim quảng cáo:
phim qc sẽ có tính logic hay cảm tính, nghiêm chỉnh
hay hài hước.
-Cần cân nhắc khi quyết định để phong cách và sắc
thái của phim qc không rơi vào một thái cực quá lý
tính hay quá cảm tính.
-Phim qc có thể xây dựng từ dạng thời sự có tính
thực tế cho đến dạng phóng đại


6.2.3. Phối hợp hình tiếng trong phim quảng cáo
6.2.3.1. Các chi tiết về âm thanh:
-Phần âm thanh trong phim quảng cáo bao gồm:
giọng nói, giọng hát, nhạc nền và kỹ xảo âm thanh.
-Nội dung của phim được một người không xuất
hiện trên màn hình đọc lên gọi là lồng tiếng (voiceover)
-Nhạc đệm (jingle) là đoạn nhạc ngắn lồng với lời
ca truyền đạt thông điệp quảng cáo. Nhạc đệm có
thể được sáng tác riêng cho phim quảng cáo hoặc
được chỉnh sửa lại từ bản nhạc phổ biến nào đó.



6.2.3. Phối hợp hình tiếng trong phim quảng cáo
6.2.3.2. Các chi tiết về hình (Visual elements):
-Các chi tiết về hình ảnh trên phim quảng cáo bao
gồm tất cả những gì mà khán giả xem thấy trên TV,
có thể là một cảnh phim hoặc hình ảnh hoạt hình
hay đơn giản chỉ là một dòng chữ.
-Các chi tiết về hình bao gồm 4 loại:
+ Hình ảnh thực (live action): là tất cả những
hình ảnh được thu bằng camera
+ Phim hoạt hình (Animation): là tất cả các
thể loại phim quảng cáo còn lại trừ hình ảnh thực.


+ Từ ngữ (copy): từ ngữ hiển thị trên màn
hình gọi là phụ đề. Logo, nhãn hiệu, số điện thoại là
những phụ đề phổ biến trong phim QC.
+ Kỹ xảo hình ảnh (Visual effects): là các kỹ
thuật xử lý hình ảnh từ đơn giản như kỹ thuật quay
phim, lồng hình, ghép hình cho đến các kỹ thuật
tiên tiến có sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính.


6.2.4. Hình dung phim quảng cáo:
-Đây là giai đoạn cuối cùng trong việc thiết kế phim
quảng cáo trước khi đưa qua khâu sản xuất
-Giai đoạn này không chỉ quan trọng đối với những
người trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo mà
còn đối với khách hàng để họ có thể hình dung
được chi phí cho mẫu quảng cáo trước khi sản
xuất.

-Công cụ để hình dung phim quảng cáo là kịch bản.
Kịch bản thể hiện qua sự kết hợp những cảnh quay
với các nội dung được lồng tiếng, góc quay, kỹ xảo
âm thanh, lời nói, giọng hát, các hình ảnh thể hiện
bằng chú thích và các chi tiết khác.



×