Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

QUẢN TRỊ HỌC - CHƯƠNG 2 - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.53 KB, 36 trang )

CHƯƠNG 2:SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
LÍ THUYẾT QUẢN TRỊ
1

Lý thuyết quản trị cổ điển

2

Lý thuyết tâm lý - xã hội

3

Lý thuyết định lượng về quản trị

4

Lý thuyết quản trị hiện đại

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

1


I. Lý thuyết quản trị cổ điển
1. Lý thuyết quản trị khoa học
- Tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ giữa cá
nhân người công nhân với máy móc trong các nhà máy
- Mục tiêu của quản trị theo trường phái này là thông
qua những quan sát, thử nghiệm trực tiếp tại phân


xưởng nhằm nâng cao nâng suất, hiệu quả và cắt giảm
chi phí

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

2


I. Lý thuyết quản trị cổ điển
1. Lý thuyết quản trị khoa học
a. Frederick W.Taylor (1856 - 1915)
 Phát triển phương pháp khoa học để hướng dẫn công nhân
thay vì để họ tự ý chọn cách làm riêng.
 Nên dành nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch hoạt
động thay vì tham gia công việc của người thừa hành.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

3


1. Lý thuyết quản trị khoa học
a. Frederick W.Taylor (1856 - 1915)
 Các nhà quản trị nên sử dụng các biện pháp kinh tế
để động viên công nhân hăng hái làm việc.
 Phân chia trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi một

cách hợp lý giữa nhà quản trị và người thừa hành.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

4


1. Lý thuyết quản trị khoa học
b. Henry Lawrence Gantt (1861-1919)
 Đưa ra hệ thống chỉ tiêu công việc và hệ thống khen thưởng
cho công nhân và quản trị viên đạt và vượt chỉ tiêu.
 Năm 1917: Phát triển biểu đồ Gantt.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

5


1. Lý thuyết quản trị khoa học
c. Lilian Gilbreth (1878 - 1972) và Frank Gilbreth
(1868 - 1924)
 Năng suất lao động quyết định đến hiệu quả.
 Phát triển một hệ thống các thao tác để hoàn thành một công
tác.
 Tăng năng suất lao động không phải tác động vào người
công nhân, mà bằng cách giảm các động tác thừa


27/06/17

www.viethanit.edu.vn

6


c. Tóm tắt lý thuyết quản trị khoa học
- Những đóng góp:
 Phát triển kỹ năng quản trị thông qua phân công và
chuyên môn hóa quá trình lao động, hình thành qui trình
sản xuất dây chuyền.
 Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tuyển chọn và
huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao
động.
 Nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng
những phương pháp có tính hệ thống và hợp lý để giải
quyết các vấn đề quản trị.
 Xem quản trị như là một đối tượng nghiên cứu khoa học.
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

7


c. Tóm tắt lý thuyết quản trị khoa học
- Những hạn chế:
Chỉ áp dụng tốt trong trường hợp môi trường ổn định.

Vấn đề nhân bản ít được quan tâm.
Cố áp dụng những nguyên tắc quản trị phổ quát cho mọi
hoàn cảnh mà không nhận thấy tính đặc thù của môi
trường.
Quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật.
Koontz gọi lý thuyết này là lý thuyết “Cây gậy và củ cà
rốt”.
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

8


2. Lý thuyết quản trị hành chính và tổng quát
- Ra đời sau lý thuyết quản trị khoa học
- Tiêu biểu cho lý thuyết này là Henry Fayol của Pháp,
Max Weber của Đức và Chester Barnard của Mỹ
- Ra đời căn cứ trên giả thuyết: Mỗi loại hình tổ chức
có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều có chung
một tiến trình quản trị mà qua đó các nhà quản trị có thể
quản trị tốt bất cứ một tổ chức nào.
- Đóng góp lớn nhất là Henry Fayol

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

9



2. Lý thuyết quản trị hành chính và tổng quát
a. Lý thuyết quản trị của Henry Fayol (1841-1925)
- Thuật ngữ “ Quản trị tổng quát” xuất hiện vào đầu những năm 1900 do
Henry Fayol phát triển và hoàn thiện
- Năm 1916, xuất bản tác phẩm “Quản trị công nghiệp và quản trị chung”
- Ông chia công việc của DN thành 6 nhóm:
+ Sản xuất ( hay kỹ thuật ).
+ Thương mại
+ Tài chính
+ An ninh
+ Kế toán.
+ Các hoạt động quản trị.
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

10


2. Lý thuyết quản trị hành chính và tổng quát
a. Lý thuyết quản trị của Henry Fayol (1841-1925)
Fayol quan niệm rằng năng suất lao động của con người làm việc
trong tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, sự tổ chức của nhà quản trị
 14 nguyên tắc quản trị:
1. Phân công lao động
2. Phân quyền
3. Kỷ luật
4. Thống nhất chỉ huy
5. Thống nhất mệnh lệnh

6. Lợi ích của cá nhân lệ thuộc vào lợi ích chung

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

11


a. Lý thuyết quản trị của Henry Fayol (1841-1925)
 14 nguyên tắc quản trị:
7. Thù lao tương xứng
8. Tập trung và phân quyền
9. Chuỗi quyền hành
10. Trật tự
11. Công bằng
12. Ổn định nhiệm vụ
13. Sáng tạo
14. Đoàn kết
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

12


b. Lý thuyết quản trị của Maz Weber (1864-1920)
- Maz Weber là một nhà xã hội học người Đức, sáng lập ra xã
hội học hiện đại và có nhiều đóng góp vào Quản trị học.
- Tiếp cận quản trị bằng việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế và

chính trị vĩ mô
- Hệ thống kiểu thư lại (Bureaucracy) là hệ thống quản trị hữu
hiệu cho tất cả các tổ chức chính quyền, DN, TCXH

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

13


b. Lý thuyết quản trị của Maz Weber (1864-1920)
Theo lý thuyết này:
-Cấp cao có quyền điều khiển cấp thấp.
-Mọi hoạt động trong tổ chức đều căn cứ vào những quy định,
luật lệ được lập thành vản bản.
-Mối quan hệ giữa các cấp dựa trên quy định về quyền hạn và
nghĩa vụ.
-Năng lực chuyên môn là nền tảng cho sự thăng tiến, tuyển dụng
hay sa thải.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

14


c. Lý thuyết quản trị của Chester Barnard (1886 -1961)
-


Năm 1938, cho ra đời tác phẩm “Các chức năng của quản trị”.

-

Đối với tổ chức: Tổ chức là một hệ thống hợp tác nhiều người.

-

Đối với cá nhân: Nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức.
 Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh.
 Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu tổ chức.
 Phù hợp với lợi ích cấp dưới.
 Có khả năng thực hiện mệnh lệnh.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

15


3. Tóm tắt lý thuyết quản trị cổ điển
a. Các đóng góp:
- Về mặt lý thuyết.
 Đặt nền tảng cho quản trị học hiện đại.
- Về giá trị thực tiễn:
 Áp dụng vào quản trị các CSKD, các cơ quan chính
quyền,…
 Khắc phục tình trạng quản trị luộm thuộm, tùy tiện tại

các cơ sở sản xuất.
 Công việc đi vào qui củ và nề nếp.
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

16


3. Tóm tắt lý thuyết quản trị cổ điển
b. Những hạn chế.
- Xem con người là “Con người thuần lý kinh tế”.
- Xem tổ chức là hệ thống khép kín.
- Nhiều người nghi ngờ về giá trị thực tiễn của 14
nguyên tắc quản trị của Fayol.
- Các lý thuyết xuất phát từ kinh nghiệm, thiếu cơ
sở vững chắc của sự nghiên cứu khoa học.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

17


II. Lý thuyết tâm lý - xã hội
- Ngay đầu thế kỷ XX, khi các lý thuyết quản trị cổ điển đang
thịnh hành thì những tư tưởng tâm lý xã hội cũng đã xuất hiện
- Cuộc vận động nghiên cứu trường kinh doanh Harvard (Mỹ) và
nhất là cuộc nghiên cứu ở nhà máy Hawthornes năm 1924, là dấu

mốc khởi sự chính thức lý thuyết thuộc trường phái tâm lý xã hội
- Trường phái cổ điển quan tâm đến yếu tố vật chất của con
người, nặng về tổ chức, kiểm tra kiểm soát và khuyến khích bằng lợi
ích vật chất thì trường phái tâm lý - xã hội (trường phái tác phong)
quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm, mối quan hệ giữa con người
trong công việc
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

18


II. Lý thuyết tâm lý - xã hội
1. Lý thuyết quản trị của Hugo Munsterberg
- Được xem là người đã lập ra một ngành học mới là ngành tâm lý
học công nghiệp
- Xuất bản cuốn “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp” năm
1913
- Giống các tác giả của lý thuyết “Quản trị một cách khoa học”
năng suất lao động là con đường đi đến hiệu quả, nhưng
Munsterberg cho rằng năng suất lao động sẽ cao hơn nếu công
việc giao phó được nghiên cứu, phân tích chu đáo phù hợp kỹ
năng cũng như hợp với đặc điểm tâm lý của người lao động
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

19



II. Lý thuyết tâm lý - xã hội
1. Lý thuyết quản trị của Hugo Munsterberg
- Dùng các bài trắc nghiệm tâm lý để tuyển chọn nhân viên, và
phải tìm hiểu tác phong con người trước khi tìm các kỹ thuật
thích hợp để động viên họ làm việc

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

20


II. Lý thuyết tâm lý - xã hội
2. LT quản trị của Mary Parker Follett (1968 - 1933)
- Mary Parker Follet là người có tư tưởng xã hội (xã hội
trong quản lý) sớm nhất
- Nhấn mạnh: về sự chấp nhận quyền hành; sự quan trọng
của phối hợp; sự hội nhập của các thành viên trong tổ
chức
- Lý thuyết được người Nhật tin tưởng và áp dụng

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

21



II. Lý thuyết tâm lý - xã hội
3. Những đóng góp của Elton Mayo (1880 - 1949)
và cuộc nghiên cứu nhà máy Hawthorne
- Elton Mayo (1880 - 1949) - Giáo sư tâm lý học của
trường kinh doanh Harvard
- Nghiên cứu ở nhà máy Hawthorne thuộc Công ty điện
lực miền Tây (Western Electric Company) ở gần Chicago
(Mỹ) năm 1924
+ Tìm xem các yếu tố vật chất (tiếng ồn, ánh sáng, độ
nóng,…) có ảnh hưởng đến năng suất lao động hay không?
27/06/17

www.viethanit.edu.vn

22


II. Lý thuyết tâm lý - xã hội
3. Những đóng góp của Elton Mayo (1880 - 1949)
và cuộc nghiên cứu nhà máy Hawthorne
Kết luận từ nghiên cứu nhà máy Hawthorne:
Những yếu tố phi vật chất (nhu cầu về sự thừa nhận, an
toàn,…) quan trọng hơn những điều kiện vật lý của công việc.
Làm việc là một hoạt động nhóm.
Thái độ và hiệu quả trong công việc của người công nhân
bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu xã hội.

27/06/17

www.viethanit.edu.vn


23


4. Lý thuyết quản trị của Abraham Maslow
(1908 – 1970)

27/06/17

www.viethanit.edu.vn

24


5. Tóm tắt các lý thuyết quản trị tâm lý - xã hội
a. Những đóng góp:
- Cải tiến cách thức và tác phong của nhà lãnh đạo.
- Giúp các nhà quản trị có thêm những kiến thức và kỹ
thuật để có thể sử dụng hiệu quả tài nguyên con
người.
b. Những hạn chế:
- Quá chú ý đến yếu tố xã hội của con người dẫn đến
sự thiên lệch: khái niệm “con người xã hội”.
- Xem con người trong tổ chức là phần tử của hệ thống
khép kín, bỏ qua sự tác động của các yếu tố bên
ngoài.
27/06/17

www.viethanit.edu.vn


25


×