Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

SLIDE GIẢNG DẠY - TÀI CHÍNH TÍN DỤNG - CHƯƠNG 2 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.15 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ
VIỆT - HÀN

−−−−−−−−

GV
: Th.s Phan Hồng Tuấn
Khoa : Thương mại điện tử &
truyền thông

Học kỳ II
Năm học: 2015-2016


CHƯƠNG 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH


Nguồn tài chính
Theo nghĩa hẹp: nguồn tài chính là khối lượng tiền tệ có
tính lỏng cao mà các chủ thể có được.
 Theo nghĩa rộng: ngoài khối tiền có tính lỏng cao, nguồn
tài chính thể hiện dưới dạng:
+ Các loại tài sản tài chính hay các loại chứng khoán. Các
loại tài sản này khác với tiền ở tính lỏng.
+ Ngoài ra, nguồn tài chính còn bao gồm dạng tài sản như
bất động sản, sở hữu trí tuệ và các loại tài sản vô hình
khác có khả năng tiền tệ hóa.




- Nguồn tài chính trong nước được hình thành từ:
+ Đối với cá nhân: nguồn tài chính chủ yếu được hình thành
từ thu nhập lao động.
+ Đối với các doanh nghiệp: hình thành từ kết quả kinh
doanh.
+ Đối với chính phủ: hình thành từ thu thuế, phí, lệ phí…


2.1.1. Nguồn tài chính

Tiết kiệm- Đầu tư thấp

Thu nhập thấp

Tích lũy vốn thấp

Năng suất thấp

Hình 2.1: Sơ đồ vòng luẩn quẩn về sự thiếu hụt nguồn tài chính


2.1.2. Bản chất tài chính
Bản chất của nó là mối quan hệ giữa người chi trả
và người thu nhận vốn tiền tệ.
2.1.2.1 Đặc điểm của quan hệ tài chính: quan hệ tài chính là
các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức tiền
tệ:
 Các quan hệ phân phối đó luôn gắn liền với việc thực hiện
nhiệm vụ của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu chung của xã
hội.

 Gắn liền với việc hình thành, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ…


2.1.2.2 Đặc điểm của các quỹ tiền tệ tài
chính





Luôn biểu hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu
Thể hiện mục đích của tiền vốn.
Vận động thường xuyên: sử dụng chi tiêu và thu vào.
Thể hiện tính pháp lý, thể thức hóa bằng văn bản chính
quy.


2.2. Chức năng của tài chính
1. Chức năng phân phối (PP): PP của cải xã hội, trải qua
quá trình PP lần đầu và nhiều lần PP lại.
- Phân phối lần đầu là PP tiến hành trong lĩnh vực sản xuất
vật chất, hình thành nên quỹ bù đắp tư liệu sản xuất,
những khoản thu nhập ban đầu cho người lao động và thu
nhập thuần tuý của xã hội.
- Phân phối lại thu nhập là tiếp tục PP những phần thu nhập
cơ bản được hình thành qua PP lần đầu, để đáp ứng nhu
cầu tích luỹ và tiêu dùng của toàn xã hội.



2.2. Chức năng của tài chính
2. Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào
đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với
quá trình phân phối của cải xã hội thành các quỹ tiền tệ và
sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
3. Chức năng huy động vốn
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các chủ
thể cần phải có nguồn lực tài chính nhất định. Chức năng
huy động vốn thể hiện khả năng tổ chức khai thác các
nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền
kinh tế


2.3. Hệ thống tài chính


Hệ thống tài chính được hiểu: tổng thể các hình thức thể
hiện các bộ phận hợp thành tài chính gắn liền gắn liền với
các quỹ tiền tệ đặc trưng, bao gồm các khâu:

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Tài chính
công

Tài chính
Doanh nghiệp

Tài chính

Trung gian

Tài chính
Các tổ chức
Xã hội và
Hộ gia đình

Tài chính
Quốc tế


2.3.2. Tài chính công
Tài chính công là những hoạt động thu chi tiền tệ của nhà
nước nhằm thực thi các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước
trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội: quỹ ngân sách
nhà nước, quỹ BHXH, quỹ hỗ trợ tài chính….
Quá trình phát triển của tài chính công gồm các nội dung:
 Thuộc hình thức sở hữu của nhà nước…..
 Hoạt động không phải vì lợi nhuận.
 Cung cấp hàng hóa công, gắn liền với nhu cầu thiết yếu của đời
sống xã hội. Mọi người đều được sử dụng những hàng hóa này
mà không phải trả tiền hoặc trả nhưng không theo cơ chế thị
trường.



2.3.3. Tài chính doanh nghiệp





Bao gồm tài chính của tất cả các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuộc các
thành phần kinh tế.
Đặc trưng cơ bản: thể hiện các quan hệ tài chính vận hành
theo cơ chế kinh doanh hướng tới mục đích lợi nhuận.


2.3.4. Tài chính trung gian




Các tổ chức tín dụng: NHTM, công ty tài chính, các tổ
chức tín dụng tập thể và tư nhân => cầu nối giữa cung và
cầu vốn.
Bảo hiểm: thể hiện các tổ chức kinh doanh bảo hiểm đứng
ra cam kết bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho
người đóng phí bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra đối với
người tham gia bảo hiểm


2.3.5 Tài chính các tổ chức xã hội và
hộ gia đình





Đặc trưng cho bộ phận hoạt động tài chính này là sự tồn

tại của các quỹ tiền tệ trong các hộ gia đình.
Thu của các quỹ tiền tệ trong những tổ chức xã hội hình
thành: phí đóng góp của hội viên, quyên góp ủng hộ của
các tầng lớp dân cư…
Tài chính hộ gia đình: tiền lương, tiền thưởng, thu từ góp
vốn đầu tư, tài sản thừa kế, quà tặng…


2.3.5 Tài chính quốc tế
Hoạt động tài chính quốc tế gồm các nội dung:

+ Tín dụng quốc tế bao gồm các khoản vay nợ,
viện trợ và tín dụng thương mại
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Đầu tư gián tiếp bao gồm các hoạt động đầu
tư trên thị trường chứng khoán
+ Hoạt động thanh toán quốc tế.



×