Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở thành phố sông công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HÀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HÀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ NGỌC VÂN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của
riêng mình. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết
quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung
thực chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hà


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và Quý thầy cô
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Quý thầy cô
các trường đại học đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý Kinh tế K12.
Các thầy cô đã nhiệt tình, tận tụy truyền đạt những kiến thức quý giá, hỗ trợ
cho tôi trong suốt thời gian theo học tại Trường, cũng như thời gian thực hiện
luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Phạm Thị Ngọc
Vân, cô đã ủng hộ và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn cao học này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần
để tôi hoàn thành được luận văn này.
Do thời gian và trình độ có hạn nên luận văn chắc chắn không thể tránh
khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy
cô, bạn bè, cùng toàn thể những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hà


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấ p thiế t của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới về lý luận ............................................. 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ .................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở ................................. 6
1.1.1. Mô ̣t số khái niêm
̣ cơ bản ......................................................................... 6
1.1.2. Vai trò y tế tuyế n cơ sở ........................................................................... 7
1.1.3. Đă ̣c điể m cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở ........................................................... 8
1.1.4. Nô ̣i dung của chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở ................................. 10
1.1.5. Các yế u tố ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở............. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở ............................ 23

1.2.1. Kinh nghiê ̣m nâng cao chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở ta ̣i một
số điạ phương .................................................................................................. 23
1.2.2. Bài ho ̣c kinh nghiê ̣m về nâng cao chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ
sở cho Thành phố Sông Công ......................................................................... 29
Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU ................................................ 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 31
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 32
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 33
2.3.1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế ............................... 33
2.3.2. Kỹ năng của cán bộ y tế ........................................................................ 34
2.3.3. Y đức của cán bộ y tế ............................................................................ 34
2.3.4. Cơ chế, chính sách đối với nhân lực ngành y tế (đặc biệt là y tế
tuyến cơ sở) ..................................................................................................... 34
2.3.5. Quy mô và cơ cấu cán bộ y tế ............................................................... 35
Chương 3:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ Y TẾTHÀ NH
PHỐ SÔNG CÔNG ....................................................................................... 36
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn thành phố Sông Công ............... 36
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 36
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 36
3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của TP Sông Công - tỉnh Thái Nguyên.... 38
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 40
3.2. Thực tra ̣ng chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế cơ sở Thành phố Sông Công............. 45
3.2.1.Về số lươ ̣ng, cơ cấ u cán bô ̣ y tế cơ sở TP Sông Công ........................... 45

3.2.2. Về trình đô ̣, chuyên môn của cán bô ̣ y tế cơ sở TP Sông Công ........... 47
3.2.3. Về y đức của cán bô ̣ y tế cơ sở TP Sông Công ..................................... 50
3.2.4. Về thể chấ t của cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở TP Sông Công ....................... 54
3.2.5.Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy đối với cán bộ y tế cơ sở
TP Sông Công ................................................................................................. 56
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cán bộ y tế tuyến cơ sở ở TP
Sông Công và nguyên nhân............................................................................. 66


v
3.3.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 66
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 67
Chương 4:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÁN
BỘ Y TẾ CƠ SỞ, THÀ NH PHỐ SÔNG CÔNG........................................ 73
4.1.Các quan điể m, đinh
̣ hướng và mu ̣c tiêu nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng
cán bô ̣ y tế cơ sở Thành phố Sông Công......................................................... 73
4.2. Một số giải pháp nhằ m nâng cáo chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ y tế
tuyế n cơ sở thành phố Sông Công .................................................................. 76
4.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành y tế ................. 76
4.3.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngành y tế ............................... 77
4.3.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành y tế ............................................................. 78
4.3.4. Hoàn thiện chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ y tế và đầu tư cho y
tế cơ sở ............................................................................................................ 82
4.3.5. Nâng cao y đức cho cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là CBYT
tuyến cơ sở ...................................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89



vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKLN

:

Bệnh không lây nhiễm

BLĐTBXH

:

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

BS

:

Bác sĩ

BV

:

Bệnh viện

BYT


:

Bộ Y tế

CBYT

:

Cán bộ y tế

CC

:

Cơ cấu

CK1

:

Chuyên khoa 1

CK2

:

Chuyên khoa 2

CSSK


:

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

DS

:

Dược sĩ

ĐH

:

Đại học

KTV

:

Kĩ thuật viên

NVYT


:

Nhân viên y tế

SL

:

Số lượng

TP

:

Thành phố

TS

:

Tổng số

TTYT

:

Trung tâm y tế

UBND


:

Ủy ban nhân dân

YTCC

:

Y tế công cộng

YTCS

:

Y tế cơ sở


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lươ ̣ng cán bô ̣ y tế cơ sở TP Sông Công 2014-2016 .................. 45
Bảng 3.2: Chỉ tiêu bác sỹ, dược sỹ đại học qua các năm ................................ 46
Bảng 3.3: Trình đô ̣ cán bô ̣ y tế cơ sở Thành phố Sông Công ......................... 47
Bảng 3.4: Sự hài lòng của người bệnh với cán bộ y tế cơ sở.......................... 51
Bảng 3.5: Nhân lực tuyến y tế cơ sở theo giới tính năm 2015 ....................... 54
Bảng 3.6: Nhân lực tuyến y tế cơ sở theo nhóm tuổi năm 2015 ..................... 55
Bảng 3.7: Tiề n lương biǹ h quân của cán bô ̣ y tế cơ sở TP Sông Công .......... 57


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấ p thiế t của đề tài
Trong nhiều thập kỷ qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân
dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế,
đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh
nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng;
nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và
trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước,… Người dân ở hầu hết các
vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phần lớn các chỉ tiêu tổng
quan về sức khỏe của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình
quân đầu người. Tuy nhiên công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở
nước ta còn nhiều bất cập và yếu kém. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa
thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho
người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn;…
tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Những việc làm vi
phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục. Một
trong những nguyên nhân chính của những yếu kém trên là do đội ngũ cán bộ
y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng .
Cán bộ là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Nếu không có cán bộ tốt thì đường lối,
nhiệm vụ chính trị đúng cũng không thể trở thành hiện thực. Chính vì thế đội
ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương, đến cơ sở luôn là đối tượng rất cần
phải quan tâm, chú ý đào tạo bồi dưỡng của Đảng. Trong mỗi giai đoạn, mỗi
thời kỳ cách mạng nước ta, Đảng luôn có những chính sách cụ thể để củng cố,


2

xây dựng đội ngũ cán bộ. Ngày nay, trước những nhu cầu của nhiệm vụ mới,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ lại càng trở nên cấp bách.
Đội ngũ cán bộ y tế có đặc điểm, vai trò riêng và sứ mệnh đặc biệt bởi
họ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân - vốn quý nhất của mỗi con người và toàn
xã hội, hoạt động của họ liên quan đến tính mạng của con người. Nghị quyết số
46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nêu: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được
tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế
phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn,
xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.
Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính,
văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị
trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao
thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành
phố Thái Nguyên ở phía Bắc, dân số đông, trình độ dân trí còn hạn chế, đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mô hình bệnh tật đa dạng, chấ t lươ ̣ng
chưa đáp ứng đươ ̣c với yêu cầ u về chăm sóc sức khỏe của người dân, cán bô ̣
đươ ̣c đào ta ̣o không gắn với thực tế , cán bô ̣ giỏi không muố n ở la ̣i cơ sở để
công tác…. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của
nhân dân, trước tiên phải có một đội ngũ cán bộ y tế (CBYT) “vừa hồng vừa
chuyên”, có chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị.
Trong khi đó đội ngũ CBYT TP Sông Công còn thiếu nhiều, nhất là đội
ngũ bác sỹ, trình độ chuyên môn đã có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều hạn
chế. Thực trạng và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ
ngành y tế nói riêng đã được lañ h đa ̣o trung ương và điạ phương quan tâm
trong các báo cáo của ngành y tế với những nhận định, giải pháp ở những
mức độ khác nhau.



3
Tuy nhiên để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở Thành
phố Sông Công trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp cần phải
thực hiện trong giai đoạn tới đáp ứng với nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân Thành phố Sông Công, góp phần xây dựng nền kinh tế
- xã hội thành phố ngày càng vững mạnh, cần thiết phải xây dựng. Vì vậy, tác
giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở Thành phố
Sông Công” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng cán bộ y tế cơ sở và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở
TP Sông Công hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ y tế tuyến
cơ sở.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ y tế cơ sở ở Thành
phố Sông Công.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ y tế cơ sở ở TP
Sông Công.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ y tế cơ sở tại TP
Sông Công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc nâng cao
chất lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở tại Thành phố Sông Công.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chất lượng cán bộ y tế ở

tuyến cơ sở tập trung ở các bệnh viện đa khoa, các trung tâm y tế và các trạm
y tế tại TP Sông Công.


4
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng cán bộ y tế tuyến
cơ sở tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 và giải pháp nâng cao chất
lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở đến năm 2020.
3.2.3 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ y tế, từ đó
tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ y tế ở tuyến cơ sở.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới về lý luận
Luận văn tổng quan những vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ y
tế ở tuyến cơ sở, vai trò của chất lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở trong công tác
phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
tới chất lượng của cán bộ y tế tuyến cơ sở và kết quả làm việc của cán bộ y tế
tuyến cơ sở.
Xuất phát từ thực trạng về những mặt đã đạt được và những bất cập,
khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở, luận
văn đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ y tế ở
tuyến cơ sở làm căn cứ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ
y tế tuyến cơ sở tại TP Sông Công trong thời gian tới.
Những đóng góp của luận văn:
- Qua nghiên cứu, tổng quan luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận về chất
lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan và xác thực hơn thực trạng
và những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng cán
bộ y tế tuyến cơ sở tại TP Sông Công, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với

lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, Ngành liên quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:


5
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ y tế cơ sở.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng chất lượng cán bộ y tế cơ sở ta ̣i thành phố Sông Công
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ y tế cơ sở
thành phố Sông Công.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ y tế tuyế n cơ sở
1.1.1. Một số khái niê ̣m cơ bản
Cán bộ: Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.[2,tr14]
Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên

chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Hệ thống y tế cơ sở:
Trên phạm vi toàn cầu, theo WHO (1991), Y tế tuyến cơ sở (gọi tắt
là y tế cơ sở) là một hệ thống tập hợp các hoạt động có mối liên hệ mật
thiết với nhau do ngành Y tế cùng các ban ngành chức năng thực hiện góp
phần vào việc chăm sóc sức khỏe tại gia đình, trường học, nơi làm việc và
tại cộng đồng.Y tế cơ sở gắn liền với việc đảm nhận trọng trách cung cấp
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm đạt được mục tiêu “Sức khỏe
cho mọi người” theo tinh thần của tuyên ngôn Alma Ata đã được nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam cam kết thực hiện từ năm 1978.[12,tr24]


7
Y tế cơ sở bao gồm các thành tố như: cơ sở vật chất, trang thiết bị và
nhân lực y tế. Tùy theo bối cảnh kinh tế, chính trị của từng quốc gia mà y tế
cơ sở có thể thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ. Y tế cơ sở chỉ có thể phát
huy được hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu khi
nguồn nhân lực Y tế được đào tạo thích đáng để có thể triển khai các hoạt
động chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực từ nâng cao
sức khỏe, dự phòng đến điều trị và phục hồi chức năng.
Ở nước ta, hệ thống y tế được chia làm 3 tuyến: trung ương, tỉnh/thành
phố và cơ sở. Y tế cơ sở được xác định bao gồm: y tế tuyến huyện (quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và y tế xã (phường, thị trấn).[4,tr50]
* Cán bộ y tế cơ sở: Là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
làm việc trong ngành y tế ở tuyến huyện và tuyến xã.
* Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở: Là khái niệm chung bao hàm
nhiều yếu tố cấu thành như: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, trình độ chính trị, trình độ quản lý; năng lực, kỹ năng chuyên

môn, nghiệp vụ; đạo đức nghề nghiệp… của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.
1.1.2. Vai trò y tế tuyế n cơ sở
Y tế tuyến huyện là nơi cứu chữa cơ bản đầu tiên phục vụ nhân dân,
đồng thời là tuyến hỗ trợ trực tiếp cho y tế tuyến xã. Củng cố y tế tuyến huyện
không những nâng cao chất lượng cứu chữa cơ bản tại chỗ mà còn hỗ trợ cho
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến xã, đồng thời có tác dụng giảm
bớt gánh nặng cho y tế tuyến tỉnh và tuyến Trung ương để các tuyến này tập
trung vào nghiên cứu khoa học và cứu chữa có chất lượng.
Y tế tuyến xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân nằm
trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Củng cố y tế tuyến xã
vừa có ý nghĩa đưa các dịch vụ y tế có chất lượng đến với người dân vừa có
tác dụng hỗ trợ người nghèo tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, mặt khác
còn làm tốt công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động của y tế thôn bản.


8
Y tế thôn bản là chân rết của y tế tuyến xã, ở ngay trong dân, có nhiệm
vụ tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phát hiện sớm bệnh dịch, sơ cứu và xử trí
cấp cứu ban đầu, chăm sóc người mắc bệnh nhẹ và mãn tính… Vì vậy, y tế
thôn bản có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe
tại cộng đồng, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Củng cố và nâng cao chất
lượng hoạt động của mạng lưới này để y tế thôn, bản thực sự là cánh tay vươn
dài của y tế cơ sở.
Do vậy, y tế cơ sở có vị trí chiến lược quan trọng, bởi vì y tế cơ sở là
đơn vị y tế gần dân nhất, phát hiện ra những vấn đề của chăm sóc sức khỏe
sớm nhất, giải quyết 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ, là nơi thể hiện sự
công bằng trong CSSK rõ nhất, nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế, là bộ phận quan trọng
nhất của ngành y tế tham gia ổn định chính trị - xã hội.

Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số là nông dân và sống
chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, đặc trưng của y tế cơ sở ở nước ta là y tế huyện,
xã, thông, bản và đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân, sống ở nông thôn và
gắn với nông nghiệp. Nước ta có tỷ lệ người nghèo vẫn còn cao, người nghèo
sống rải rác ở khắp nơi nhưng tập trung chủ yếu ở nông thôn, miền núi, vùng
cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách
mạng. Hiện nay người không nghèo thường có xu hướng đến khám bệnh và
chữa bệnh ở tuyến tỉnh, tuyến Trung ương nhiều hơn, còn người nghèo có xu
hướng đến khám chữa bệnh ở trạm y tế xã và đặc biệt là y tế thôn, bản nhiều
hơn, hãn hữu mới lên đến tuyến huyện. Do đó đầu tư cho y tế cơ sở, trong đó
có y tế thôn, bản chính là đầu tư cho vùng nghèo, người nghèo, góp phần giải
bài toán chữa bệnh cho người nghèo và thực hiện công bằng trong CSSK.
1.1.3. Đă ̣c điểm cán bộ y tế tuyế n cơ sở
Thời gian đào tạo cán bộ y tế dài hơn các ngành khác
Thời gian đào tạo nhân viên y tế (NVYT) thường dài hơn nhiều so với
các ngành khác. Thời gian đào tạo bác sỹ là 6 năm, dược sỹ là 5 năm, đặc biệt


9
bác sỹ nội trú là 9 năm trong khi đó các ngành khác chỉ từ 4 đến 5 năm. Đảng
và Nhà nước ta cũng đã xác định: "nghề y là một nghề đặc biệt, vì vậy cần
được đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt" (Nghị quyết số 46-NQ/TW của
Bộ Chính trị ban hành ngày 23/2/2005).
Tính chất đặc biệt trong đào tạo nhân viên y tế còn biểu hiện qua quá
trình đào tạo lý thuyết phải gắn liền với kỹ năng thực hành trên người bệnh.
Do đó, trong quá trình học thì học sinh, sinh viên ngành y phải học cả sáng,
chiều và đi trực tối, trong khi các ngành khác chỉ học sáng hoặc chiều. Có như
thế nhân viên y tế sau khi ra trường mới nhanh chóng phát huy được năng lực
trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Đào tạo kỹ năng liên tục và kéo dài, có nhiều nguy cơ

Người CBYT ngoài việc áp dụng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
đã được đào tạo vào thực hiện nhiệm vụ, còn phải được đào tạo kỹ năng ứng
xử với người bệnh tại bệnh viện, sử dụng các máy móc, thiết bị y tế ngày càng
hiện đại. Cùng với sự phát triển và không ngừng đổi mới, hiện đại hơn nên
người CBYT cũng cần phải liên tục cập nhật kiến thức để áp dụng các tiến bộ
đó vào chăm sóc và điều trị sức khỏe cho con người. Trong thời đại khoa học
phát triển như vũ bão hiện nay đòi hỏi người CBYT phải nâng cao mình
thông qua việc rèn luyện thường xuyên qua thực tế và thực nghiệm.
Ngay từ khi còn đang học, sinh viên các trường y đã phải học tập trong
môi trường bệnh viện, phải đi trực đêm. Trong môi trường học tập đó các
CBYT tương lai đã phải tiếp xúc với các nguy cơ bệnh tật mà họ cũng có thể
mắc phải. Đó cũng là một trong nguyên nhân mà Đảng và Nhà nước đã quyết
định ngành y, dược là một nghề độc hại.
Môi trường làm việc áp lực cao, độc hại, lao động căng thẳng
Theo bộ luật Lao động của Việt Nam, người lao động chỉ phải làm 8
giờ hành chính, ngoài thời gian đó người lao động có thể làm thêm và nhận
được đồng lương cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi trong giờ hành chính nhưng cũng


10
không được làm quá 12 giờ một ngày. Còn CBYT thì sao? Ngoài giờ làm việc
hành chính, những người đến ca trực phải trực đêm (16 giờ), trực lễ, ngay cả
dịp tết Nguyên đán khi tất cả người lao động được nghỉ về sum họp với gia
đình thì CBYT vẫn phải làm mệt mài. Họ phải đảm bảo 24/24 giờ trong ngày
đều có người trực để chăm sóc, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Ngay cả khi
gia đình họ có người bị ốm CBYT cũng vẫn phải đi chăm sóc người khác chứ
không phải là người thân của mình.
CBYT thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại như bệnh
phẩm, tia X, các tác nhân lây nhiễm bệnh dịch… Khi có vấn đề sức khỏe xảy
ra họ lại đương đầu với bệnh dịch mặc dù biết mình có nhiều nguy cơ bị mắc

bệnh. Cường độ lao động, tính khẩn trương và ý thức trách nhiệm trước mạng
sống của người bệnh, dư luận xã hội, các đòi hỏi của con người và đặc biệt là
thu nhập thấp đã ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của người CBYT.
Bên cạnh đó, đối tượng phục vụ của CBYT là những người bệnh đang
bị bệnh tật chi phối nên thường có những thái độ tiêu cực, không thoải mái, vì
điều đó mà đôi khi CBYT phải chịu áp lực rất lớn từ phía người bệnh.
Người CBYT phải chịu trách nhiệm rất lớn trước xã hội nhưng mức
lương họ nhận được còn thấp so với các ngành nghề khác. Chính vì vậy, để
nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đòi hỏi
phải có một chế độ đãi ngộ đặc biệt hơn các ngành khác, phù hợp với công
sức mà họ bỏ ra.
1.1.4. Nội dung của chấ t lượng cán bộ y tế tuyế n cơ sở
Chất lượng CBYT là làm cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế
có trình độ và đạo đức cao hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh,
chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân.
Việc nâng cao chất lượng CBYT trước hết phải nâng cao chất lượng
của bản thân người CBYT, biểu hiện ở năng lực cần có của CBYT về kiến


11
thức, kỹ năng, nhận thức, thể chất của người CBYT và động lực thúc đẩy
người CBYT làm việc. Sau cùng, cần phải có đủ số lượng cán bộ và cơ cấu
hợp lý để đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ y tế bởi chất lượng CBYT sẽ
quyết định chất lượng dịch vụ y tế và chất lượng dịch vụ y tế phản ánh năng
lực của CBYT. Nội dung đánh giá chất lượng CBYT tuyến cơ sở gồm:
1.1.4.1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Kiến thức là những hiểu biết chung và những hiểu biết chuyên ngành
về một lĩnh vực cụ thể của người CBYT. Kiến thức có được thông qua các
quá trình nhận thức phức tạp của con người nhờ: quá trình tri giác, học tập,
tiếp thu, giao tiếp, làm việc... Ngoài kiến thức chuyên môn, học vấn nghiệp

vụ, người CBYT cần có các kiến thức về văn hóa, xã hội, kỹ năng giao tiếp,
ứng xử... Kiến thức bao gồm: kiến thức học vấn và kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Kiến thức học vấn: Là sự hiểu biết của con người đối với kiến thức
phổ thông về tự nhiên và xã hội. Kiến thức học vấn là cơ sở quan trọng để
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc của người CBYT.
Trong chừng mực nào đó, kiến thức học vấn còn là cơ sở để thay đổi hành vi,
thái độ của người lao động.
- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Là trình độ chuyên môn được đào
tạo để người lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do tổ chức phân
công. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một trong những yếu tố hình thành
nên năng lực làm việc của mỗi cá nhân, nó là kết quả của quá trình đào tạo,
phát triển và kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian.
Ngoài ra, người ta có thể phân chia kiến thức thành kiến thức tổng hợp,
kiến thức chuyên ngành.
- Kiến thức tổng hợp: là sự hiểu biết chung của CBYT về nhiều loại,
nhiều kiến thức khác nhau của nhiều chuyên ngành khác nhau, thể hiện khả


12
năng am hiểu nhiều lĩnh vực chuyên môn và xã hội khác nhau của con người.
Kiến thức tổng hợp giúp CBYT sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và
khéo léo hơn trong quá trình giao tiếp với người bệnh.
- Kiến thức chuyên ngành: Là sự hiểu biết về lĩnh vực y khoa của người
CBYT. Nó thể hiện sự am hiểu sâu sắc của người CBYT về các vấn về liên
quan đến sức khỏe của con người.
Kiến thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người lao động nói
chung và CBYT nói riêng. Muốn nâng cao chất lượng của CBYT thì trước hết
phải nâng cao kiến thức. Nâng cao kiến thức của CBYT là nâng cao trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBYT.

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ đã giúp cho ngành Y làm được nhiều điều mà trước đây chúng ta không
làm được như: mổ nội soi, phẫu thuật ung thư bằng tia gama, tim nhân tạo... Do
đó, người CBYT cần phải nâng cao kiến thức của mình để làm chủ công nghệ
và làm chủ các phương pháp đó, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Nâng cao kiến thức của CBYT có ý nghĩa cao trong việc nâng cao sức
khỏe toàn dân. Một khi kiến thức được nâng cao, tức là trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên thì CBYT sẽ phát huy được hết những
kiến thức mới với trình độ cao hơn vào trong công việc nhằm tạo ra giá trị lao
động cao hơn, làm tăng hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Nâng cao kiến thức học vấn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ là nội
dung quan trọng của nâng cao chất lượng CBYT. Để làm được điều đó, cần
có đề án để tổ chức đào tạo nâng cao trình độ CBYT bằng các chương trình
đào tạo dài hạn, ngắn hạn và đặc biệt cần đào tạo tốt cho CBYT những kỹ
năng áp dụng trong thực tiễn.
Các tiêu chí để đánh giá về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của cán
bộ y tế là:


13
- Số lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế đã đạt được
như: trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp ....
- Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổng số CBYT.
- Số lượng CBYT được cử đi đào tạo các chương trình dài hạn, ngắn
hạn hàng năm.
1.1.4.2. Kỹ năng của cán bộ y tế tuyến cơ sở
Kỹ năng làm việc của một người lao động thể hiện sự hiểu biết về trình
độ nghề nghiệp, mức độ khéo léo, sự thuần thục của họ. Nếu nói kiến thức là lý
thuyết thì kỹ năng chính là thực hành. Kỹ năng của người lao động là khả năng
làm chủ kỹ thuật, phương pháp, công cụ để giải quyết công việc. Người lao

động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào đều phải đáp ứng
những kỹ năng mà công việc đòi hỏi. Người CBYT khi tham gia làm bất cứ kỹ
thuật hay thủ thuật nào trên người bệnh đều cần có những kỹ năng nhất định,
phù hợp để mang lại hiệu quả cao và hạn chế những tai biến không đáng có.
Muốn nâng cao chất lượng CBYT cần phải nâng cao kỹ năng của
CBYT bởi vì:
- Nâng cao kỹ năng của CBYT là làm cho người CBYT có khả năng
thực hiện thuần thục, hiệu quả các kỹ thuật tốt nhất, hạn chế nguy cơ không
đáng có cho người bệnh, từ đó giúp cho việc chăm sóc sức khỏe người bệnh
tốt hơn.
- Để nâng cao kỹ năng của người cán bộ y tế cần phải tổ chức tập huấn,
đào tạo cho người CBYT thích nghi với môi trường làm việc, sử dụng thành
thạo các máy móc, trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình điều trị và chăm sóc
người bệnh. Thường xuyên có những buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo để
cập nhật những thông tin và kiến thức mới. Mặt khác, bản thân người CBYT
cũng cần phải thường xuyên tự rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
- Kỹ năng chỉ có thể được hình thành thông qua thực hành các trường
hợp cụ thể. Do vậy, để đánh giá kỹ năng của CBYT ta dựa vào các tiêu chí


14
đánh giá mức độ thành thạo công việc được thực hiện và thường sử dụng các
công cụ đo lường định tính xác định mức độ đáp ứng kỹ năng như:
+ Khả năng hoàn thành công việc của người lao động.
+ Khả năng vận dụng kiến thức vào các thao tác của công việc, sự
thành thạo về chuyên môn và kỹ thuật.
+ Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý,
khả năng ứng xử trong giao tiếp của CBYT.
1.1.4.3. Nhận thức và y đức của cán bộ y tế tuyến cơ sở
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng tích cực, tự giác và sáng

tạo thế giới khách quan vào trí óc của con người trên cơ sở thực tiễn. Quá
trình lao động đòi hỏi người lao động hàng loạt phẩm chất như tính kỷ luật,
sự tự giác, tinh thần trách nhiệm... Trình độ nhận thức của CBYT phản ánh
mức độ hiểu biết về xã hội, về thái độ nhận thức của họ với cộng đồng.
Trình độ nhận thức của người lao động được xem như là một trong những
tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của người lao động.
Mỗi hành động chăm sóc hoặc điều trị bệnh cho người bệnh đòi hỏi
người CBYT cần có trình độ phù hợp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Mỗi người có nhận thức khác nhau và trình độ khác nhau nên
cần nâng cao nhận thức của CBYT để tất cả CBYT đều hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
Nâng cao trình độ nhận thức của CBYT có thể hiểu là một quá trình đi
từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ
nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ nhận thức cho CBYT là nhiệm vụ
quan trọng mà công tác nâng cao chất lượng CBYT cần quan tâm, vì trình
độ của người CBYT ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chăm sóc sức khỏe
và khám chữa bệnh cho nhân dân.
Để đánh giá trình độ nhận thức của CBYT có thể dựa vào:


15
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác và tinh thần hợp tác.
- Trách nhiệm và niềm say mê công việc, yêu nghề, năng động trong
công việc.
- Thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, thái độ trong giao tiếp, ứng xử
trong công việc và cuộc sống.
- Mức độ hài lòng của người bệnh và nhân dân - những người đang sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của cơ quan y tế.
Đối tượng phục vụ của CBYT là con người, sản phẩm của ngành y tế là

sức khỏe con người. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người nói riêng và xã
hội nói chung. Một xã hội bao gồm những người khỏe mạnh thì xã hội đó mới
phát triển. Con người không phải là vật vô tri, vô giác nên khi khám, chữa bệnh
cho người bệnh thì CBYT luôn phải đưa y đức lên hàng đầu. Do đó, người
CBYT cần phải có đức, lao động ngành y tế phải có tinh thần trách nhiệm cao,
chuyên môn giỏi. Mỗi người cán bộ y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức
nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội,
thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lương y như từ mẫu".
1.1.4.4. Tình trạng thể chất của cán bộ y tế tuyến cơ sở
Thể chất của người CBYT cơ sở là một trong các tiêu chí phản ánh chất
lượng của CBYT ở tuyến cơ sở. Nó được biểu hiện ra bên ngoài thông qua
tình trạng sức khỏe của người CBYT.
Theo định nghĩa của WHO: "Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương
tật". Sức khỏe về thể chất là người đó đang không bị mắc bất cứ bệnh tật nào,
còn sức khỏe về tinh thần là thể hiện sự minh mẫn của thần kinh, hoạt động trí
tuệ tốt. Một người CBYT thực sự khỏe mạnh thì mới có thể thực hiện tốt công
việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người khác. Nếu họ không khỏe mạnh
thì bản thân họ cũng sẽ là người bệnh chứ không thể làm việc được. Vì vậy,
nâng cao tình trạng sức khỏe của người CBYT là rất quan trọng.


16
Sức khỏe của con người còn được biểu hiện qua độ tuổi và cơ cấu giới
tính của CBYT. Mỗi độ tuổi con người có những thuận lợi và hạn chế riêng.
Sức khoẻ của CBYT cũng có ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực. Tình
trạng sức khoẻ của CBYT được đánh giá thông qua trung bình độ tuổi và giới.
1.1.4.5. Động lực thúc đẩy CBYT làm việc
Mỗi người lao động có động cơ làm việc nhất định. Động cơ làm việc
khiến con người làm việc theo một mục tiêu và phương hướng nhất định.

Người lao động có động cơ làm việc một cách tự nhiên, bắt nguồn từ nhu cầu
nâng cao thu nhập, khẳng định vị trí bản thân trong cuộc sống và xã hội.
Động lực là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định
hoặc thúc đẩy và kích thích người lao động làm việc. Động lực thường gắn
với nhu cầu của con người, là những đòi hỏi của người lao động cho bản
thân họ để sống và phát triển. Tạo động lực thúc đẩy người lao động là một
hệ thống các hoạt động được nhà quản lý thực hiện nhằm duy trì và động
viên, khích lệ người lao động làm việc.
Đối với tổ chức, làm tốt công tác tạo động lực sẽ làm cho các mối quan
hệ trong cơ quan trở nên tốt hơn, tạo được bầu không khí làm việc thoải mái,
đặc biệt tạo được khả năng cạnh tranh giữa các cá nhân trong tổ chức và với
bên ngoài để làm việc hiệu quả hơn.
Động lực thúc đẩy người lao động được thực hiện thông qua các yếu tố
vật chất hoặc phi vật chất như:
- Các yếu tố vật chất như tiền lương, thưởng, phụ cấp và các phúc lợi xã
hội cũng như chế độ đãi ngộ của cơ quan và các cấp lãnh đạo... Đây là yếu tố
nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất tối thiểu của con người, được sử dụng như
một đòn bẩy để kích thích tính tích cực làm việc của người lao động. Các yếu tố
vật chất luôn là động lực hấp dẫn nhất để thúc đẩy người CBYT làm việc.
- Các yếu tố phi vật chất như sự khuyến khích về tinh thần, sự khen
thưởng trong công việc, sự thăng tiến cá nhân, môi trường làm việc, sự tham


×