Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢM THIỂU SINH CON THỨ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.53 KB, 25 trang )

Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề xuất các giải pháp về truyền thông giúp giảm thiểu tình trạng
sinh con thứ 3 tại địa phương

Học viên: Trìn Duy Bình
Ngày tháng năm sinh: 28/12/1992
Đơn vị công tác: Trạm y tế xã Mường Bon-Sơn La
Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức
Dân số K32 tại Hà Nội

Hà Nội, tháng 7/2017

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

1


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề xuất các giải pháp về truyền thông giúp giảm thiểu tình trạng
sinh con thứ 3 tại địa phương


Học viên: Trìn Duy Bình
Ngày tháng năm sinh: 28/12/1992
Đơn vị công tác: Trạm y tế xã Mường Bon-Sơn La
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đặng Thị Hải

Hát Lót, ngày 21 tháng 06 năm 2017

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

2


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN..............................................................................5
I. LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................6
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................7
2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................7
2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................7

II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ TẠI THỊ
TRẤN HÁT LÓT ......................................................................... 8
I- Tình hình chung của thị trấn Hát Lót......................................................... 8
1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................... 8
2. Đặc điểm kinh tế – Văn hoá của Thị trấn Hát Lót. Error: Reference source not
found

2.1/ Về Kinh tế ...............................................Error: Reference source not found
2.2/ Về Văn hoá................................................................................................ 10
3. Thực trạng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình....................................11
3.1/ Thực trạng công tác DS – KHHGĐ tại thị trấn Hát Lót…………………..11
3.2/ Thực trạng về sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn thị trấn Hát Lót ………. 13

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................22
1. Kết luận............................................................................................22
2. Kiến nghị. ..................................................................................................... 24
* Đối với Trung ương, Tỉnh ..............................................................................24
* Đối với cấp Huyện, xã ................................................................................... 25

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................26

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

3


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giảng viên của Trung tâm đào tạo bồi dưỡng – Tổng cục Dân số-KHHGĐ,
những người đã trang bị cho tôi vốn kiến thức và các kỹ năng chuyên ngành quý
báu trong thời gian tham gia khoá học. Để trở về địa phương, tôi có thể áp dụng
vào thực tiễn, từng bước đưa công tác Dân số -KHHGĐ đạt được kết quả mong
đợi. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các bạn trong tập thể lớp Bồi
dưỡng nghiệp vụ Dân số/KHHGĐ đạt chuẩn viên chức 3 tháng năm 2017 tại Hà
Nội; Các cơ quan, ngành đoàn thể địa phương liên quan, đã cung cấp số liệu và

hợp tác giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tạo điều kiện để khoá học của tôi thu được
kết quả ngoài mong đợi và hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp./.
Xin chân thành cảm ơn!

Hát Lót, Ngày 21 tháng 6 năm 2017
Người viết

Lương Hải Nam

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

4


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân số là một trong những những yếu tố quyết định hành đầu cho sự phát
triển bền vững của đất nước. Hiện nay vấn đề dân số đang là mối mối quan tâm của
nhiều Quốc gia trên Thế giới và thực tế đang trở thành vấn đề có tính toàn cầu, sự
gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân tạo ra sức Ðối phó cho
sự phát triển nền kinh tế xã xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Bước vào những năm đầu thế kỷ 21 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến
lược dân số Việt nam giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu là “ Thực hiện gia đình ít
con và khoẻ mạnh, tiến tới ổn định Quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc” và cụ thể là “ Duy trì su thế giảm sinh một cách vững chắc để
đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc nhất vào năm 2005,ở nhưng nơi
vùng sâu vùng xa vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010”
Hiện nay mục tiêu đã và đang được cả nước phấn đấu và thực hiện đã đạt

được một số kết quả nhất định. Kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc song
thực tế hiện nay tỷ lệ sinh con thứ 3+ trở lên giảm chậm và vẫn còn cao, thẩm trí
con tăng trở lại Trong đó tại thị trấn Hát Lót là một trong những địa phương có tỷ
lệ sinh con thứ 3+ trở lên khá cao đó cũng là một trong những vấn đề quan tâm nhất
hiện nay của các cấp Lãnh đạo địa phương và của Trung tâm Dân số – Kế hoạch
hoá gia đình huyện huyện Mai Sơn.
Tuy nhiên để đạt được mức sinh một cách ổn định và bền vững là một việc
khó khăn đòi hỏi có sự chỉ đạo sâu sát của cấp Uỷ đảng, chính quyền , sù phối hợp
đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và sự nhiệt tình trách nhiệm của đội
ngũ làm công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình, mỗi người dân và toàn xã hội .
Bản thân em là một cán bộ mới còn thiếu sót nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong
công tác dân số. Em xin mạnh dạn nêu lên một số nguyên nhân và và hậu quả của
vấn đề sinh con thứ 3+ và đề xuất giải pháp, tuyền truyền nhằm góp phần vào việc
giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+ trở lên của địa phương mình.
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

5


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

Nhận thức rõ những hậu quả trong tương lai của việc sinh nhiều con, con thứ
3 trở lền. Để góp phần vào việc kiểm soát việc sinh con thứ 3 trở lên hiện nay với
việc vận dụng những kiến thức trong quá trình học tập, thực tế tại địa phương em
xin chọn đề tài “ Tăng cường công tác truyền thổng góp phần giảm số người
sinh con thứ 3 trở lên tại thị trấn Hát Lót năm 2018 - 2020”.
Do thời gian và kinh nghiệm trong công tác DS – KHHGĐ còn hạn chế nên
khi viết và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm được
những hiểu biết và nhìn nhận thực tế hơn trong công tác của mình.

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
 Nhằm nâng cao hiểu biết kiến thức, thái độ, góp phần truyền thông, giáo
dục, chuyển đổi hành vi Dân số – KHHGĐ theo hướng có lợi và bền vững cho các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ các hộ khá giả ít con, nhưng hộ gia đình còn có
kiến thức cổ hủ lạc hậu.
 Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng truyền thông, tư vấn cho đội ngũ
cán bộ làm công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo cung cấp cho đối
tượng đều được hưởng các dịch vụ về KHHGĐ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá thực trạng và các nguyên nhân sinh con thứ 3 trở lên tại thị trấn
Hát Lót, Mai sơn, Sơn La.
 Đề xuất giải pháp truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết về hậu quả của
việc sinh con thứ 3 trở lên tại thị trấn Hát Lót.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

6


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ
Thị trấn Hát Lót

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

7



Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

I- TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THỊ TRẤN HÁT LÓT.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Thị trấn Hát Lót, huyện mai sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là
huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn
La - Mai Sơn - Mường La. Nhân dân các dân tộc Mai Sơn có một bề dày truyền
thống văn hoá hết sức phong phú và đa dạng, với truyền thống đoàn kết, truyền
thống lịch sử đấu tranh anh dũng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam. Tiếp nối truyền thống đấu tranh anh dũng, vận dụng sáng tạo
đường lối của Trung ương Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, sau hơn ba
mươi lăm năm xây dựng và phát triển từ ngày giải phóng đến khi đất nước hoàn
toàn thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, đây là thời kỳ cùng với nhân dân cả nước
tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế; đồng thời là thời
kỳ thực hiện công cuộc đổi mới và cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội. Trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách, sự khắc nghiệt của
thiên nhiên, sự đe doạ của kẻ thù xâm lược và các thế lực thù địch, nhưng với tình
yêu quê hương, đất nước nồng nàn, truyền thống cần cù lao động, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Sơn La, Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc Mai Sơn đã cùng kề vai sát cánh với nhân dân cả nước vượt qua
những biến động phức tạp của tình hình thế giới cùng với những khó khăn trong
nước của những thập niên cuối thế kỷ XX, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mai
Sơn đã đoàn kết một lòng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đã giành được những
thành tựu về kinh tế, xã hội hết sức quan trọng, đem lại nhiều đổi thay trên quê
hương Mai Sơn, tạo ra thế và lực mới, những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời
kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực
hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi sướng và lãnh đạo, đã
được khẳng định về những thành tựu sau 25 năm thực hiện.
Thị Trấn Hát Lót là một thị trấn miền núi thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

có tổng diện tích tự nhiên 1.376,00 ha. Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Mường Bon;
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

8


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

- Phía Nam giáp xã Cò Nòi;
- Phía Đông giáp xã Hát Lót;
- Phía Tây giáp xã Hát Lót;
Địa hình của thị trấn mang đặc trưng của địa hình vùng núi Tây bắc núi đá
cao xen lẫn đồi, thung lũng lòng chảo. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ
700 – 800 m.
Thị trấn Hát Lót có 21 tiểu khu và 1 bản: Tiểu khu 1, tiểu khu 2, tiểu khu 3,
tiểu khu 4, tiểu khu 5, tiểu khu 6, tiểu khu 7, tiểu khu 8, tiểu khu 9, tiểu khu 10,
tiểu khu 11, tiểu khu 12, tiểu khu 13, tiểu khu 14, tiểu khu 15, tiểu khu 16, tiểu
khu 17, tiểu khu 18, tiểu khu 19, tiểu khu 20, tiểu khu 21, Bản Dôm. Toàn thị trấn
có 30 CTV Dân số-KHHGĐ.
2. Đặc điểm kinh tế – Văn hoá của thị trấn Hát Lót
2.1/ Về Kinh tế
Thị trấn Hát Lót hiện nay được thành lập vào ngày 13 tháng 4 năm 1977 trên
cơ sở thị trấn Hát Lót cũ. Thị trấn có tuyến quốc lộ 6 đi qua địa bàn, có tỉnh lộ 671
đến xã Mường Bon và gần với tuyến tỉnh lộ 110. Kinh tế chủ yếu của thị trấn Hát
Lót đó khai thác lợi thế là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Nông
-Lâm nghiệp. Xã đã xây dựng các Nghị quyết chuyên đề hình thành các vùng có
đặc thù rõ nét. Tập trung phát triển KTXH theo hướng sản xuất hàng hoá. Gắn chặt
giữa phát triển KTXH với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đi đôi
với khai thác và bảo vệ nguồn lực, môi trường, tự nhiên xã hội theo hướng bền

vững.
Khai thác mọi tiềm năng, xã cũng đã trọng tâm chỉ đạo các địa phương phát
triển mạnh nghành chăn nuôi thả cá,nhân giống cây trồng và lúa gạo... Đặc biệt
chăn nuôi thả cá tại ao hồ đã hiện đã và đang được nông dân trên địa bàn áp dụng
rất thành công, đem lại giá trị thu nhập kinh tế cao. Từ mô hình này mà nhiều hộ
dân đã thoát được đói, giảm được nghèo.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

9


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

Tuy nhiên là huyện Miền núi, hơn 80% là người dân tộc thái dân cư sống
không tập trung, điểm xuất phát thấp, tự cấp, tự túc, hơn nữa lực lượng lao động
còn dư thừa nhiều, cơ sơ hạ tầng nhiều yếu kém. Nên mặc dù đã có sự quan tâm
đầu tư của Đảng, NN nhưng đến nay đời sống của nhân dân các dân tộc trong
huyện vẫn gặp những khó khăn nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo còn trên 23%(2009).
Kinh tế thị trấn Hát Lót trong những năm gần đây đang trên đà phát triển tuy
nhiên chưa đồng đều nhiều người dân vẫn gặp khó khăn về kinh tế, có một số gia
đình chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp hay đại đa số những người già cả
không có lương hưu phải trong chờ vào con cháu, điều kiện sinh hoạt còn thiếu
thốn.
2.2/ Về Văn hoá
Toàn xã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
nhân dân thực hiện tốt NQ TW5 khóa X về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.. Năm 2009 toàn xã 29 bản đơn vị, cơ quan
đạt danh hiệu bản, đơn vị văn hoá. Nâng tổng tỷ lệ này chiếm từ 70 – 80 % số hộ,
đơn vị được công nhận danh hiệu văn hoá các cấp.

Toàn thị trấn Hát lót đến nay có 1 trung tâm văn hoá, 22/22 tiểu khu, bản có
nhà văn hoá; Sóng Truyền hình, Loa tuyên truyền tại từng nhà văn hóa tiểu khu,
với 1 Trạm Trung tâm, 98% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh nhờ các
chương trình đầu tư của Đảng, NN về chương trình nước sạch cho đồng bào miền
núi, vùng cao, vùng sâu; 92,7% nhân dân được sử dụng điện lưới Quốc gia. Đã tạo
điều kiện rất lớn trong việc phát triển KTXH.
3. Thực trạng công tác DS - KHHGĐ.
3.1/ Thực trạng công tác DS - KHHGĐ tại thị trấn Hát Lót.
Ngay từ khi thành lập Trung tâm Dân số – Kế hoạch hoá gia đình là đơn vị sự
nghiệp của ngành y tế trực thuộc Chi cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh.
Về cơ cấu: Có 2 ban.
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

10


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

- Ban hành chình tổng hợp.
- Ban truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và 3 chuyên viên, năm 2009 tỉnh giao 10
biên chế cho mét trung tâm nhưng hiện nay chỉ mới có 5 cán bộ.
Về mạng lưới có 22 cán bộ chuyên trách, 260 cộng tác viên dân số, 4/22
được lồng ghép công tác viên dân số vào y tế thôn bản và đã qua lớp đào tạo và bồi
dưỡng về kiến thức dân số, có nhưng cán bộ, công tác viên còn mới ít kinh nghiệm
trong công tác Dân số - KHHGĐ.
Đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động cho các đối tượng. Trong những
năm qua thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước từ Trung ương
đến địa phương. Thị trấn Hát Lót đã triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết liên quan
đến công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình đã có nhiều cố gắng trong công tác

tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Huyện và sự phối kết hợp với các cơ quan,ban,
ngành và các đoàn thể, tuyên truyền lồng ghép chương trình Dân số – Kế hoạch
hoá gia đình vào tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông
dân, Tư pháp, Giáo dục……. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, cho các bà mẹ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thành niên tại các
trường học, hoạt động tín dụng vào các hội phụ nữ, hội nông dân…., chú trọng đến
công tác dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là đa dạng hoá các phương tiện
tránh thai đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, giúp các đối tượng hiểu biết và chấp
nhận các biện pháp tránh thai. Vì vậy đã đạt được một số kết quả đáng ghi mhận;
mục tiêu giảm sinh chung góp phần vào xoá đói giảm nghèo của địa phương .
Tuy nhiên do hành vi nhận thức, kiến thức của người dân , do phong tục tập
quán còn lạc hậu, do nhưng hộ gia đình có điều kiện muốn sinh nhiều con, nhưng
hộ gia đình thích sinh con trai, đảng viên cố tình hiểu sai pháp lệnh dân số nên tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên đã có su hướng gia tăng một cách đột biến. Xuất phát từ
những đặc điểm và tình hình trên cho ta thấy thị trấn Hát Lótlà một huyện có số
dân đông, phân bố không đồng đều dân cư chủ yếu tập chung ở thị trấn còn vùng
sâu, vùng xa thì rải rác, mật độ trung bình cao so với các địa bàn khác trong tỉnh,
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

11


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

thu nhập thấp, dân trí không đồng đều, chính vì vậy câu hỏi cần đặt ra là làm thế
nào để tăng thu nhập cho người dân? Làm thế nào để cho người dân chấp nhận
thực hiện quy mô gia đình ít con? đó là bài toán đặt ra cho lãnh đạo địa phương và
cơ quan tham mưu đó là Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện.
3.2/ Thực trạng vấn đề sinh con thứ 3 trên địa bàn thị trấn.
Thị trấn Hát Lót là một huyện miền núi có địa bàn rộng, địa hình chia cắt, có

6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Thị trấn Hát Lót gồm 21 tiểu khu, 1 bản có trên
4,469 hộ gia đình với trên 17,596 nhân khẩu. Dân số đông với nhiều dân tộc cùng
chung sống, khác nhau về quan niệm, phong tục tập quán, ngôn ngữ, trình độ dân
trí thấp và không đồng đều giữa các vùng dân tộc; kinh tế chậm phát triển, nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống đại bộ phận người dân còn khó khăn nhất
là ở vùng sâu, vùng xa. Do đó, việc triển khai các chính sách dân số trên địa bàn
huyện gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua số trường hợp sinh con thứ 3
trên địa bàn huyện khá cao: năm 2013 có 32 trường hợp; năm 2014 có 39 trường
hợp; năm 2015 có 43 trường hợp.
Mức sinh chung của thị trấn Hát Lót có phần giảm nhưng chậm, chưa vững
chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao. Tâm lý muốn sinh nhiều con để có người
làm nương rẫy, và phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, kế nghiệp dòng
họ vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Đối với lứa tuổi vị thành niên còn hiểu
biết hạn chế về những chính sách, pháp luật của nhà nước về dân số - kế hoạch hóa
gia đình, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản do vậy dẫn đến tình trạng
kết hôn sớm, sinh nhiều con.
Bên cạnh đó, việc triển khai chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình vào
hương ước, tổ bản, tiểu khu vẫn chưa được thực hiện đồng bộ. Ở một số xã mới bắt
đầu đưa chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình vào hương ước, tổ, bản nhưng
việc kiểm tra giám sát còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao; công tác
tuyên truyền, vận động còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với từng đối tượng, từng
dân tộc, từng địa bàn; tổ chức bộ máy dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được củng
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

12


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

cố, kiện toàn nhưng còn nhiều bất cập, chồng chéo, không ổn định làm ảnh hưởng

đến tư tưởng cán bộ ngành dân số.
Để giảm áp lực về việc sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao đời sống cho người
dân, thị trấn Hát Lót trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải
pháp: xây dựng kế hoạch truyền thông, chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo công ăn, việc
làm cho người dân, quan tâm đến các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn; giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới của thị trấn; đẩy mạnh tuyên truyền pháp
lệnh dân số; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy đảng,chính quyền, đoàn thể; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác
dân số và kế hoạch hóa gia đình; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục
kiện toàn, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy
làm công tác dân số.
4. Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề sinh con thứ 3 trên địa bàn thị
trấn Hát Lót.
4.1/ Hậu quả
- Một số cấp Uỷ đảng, Chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý
nghĩa chiến lược của công tác Dân sè – Kế hoạch hoá gia đình. Trong chỉ đạo còn
biểu hiện thiếu tập chung, thiếu quyết liệt, thiếu những giải pháp thiết thực.
Chưa phát huy tốt vai trò cơ quan tham mưu….Một số bộ phận cán bộ, đảng
viên không gương mẫu, nhưng chưa xử lý nghiêm các vi phạm, chậm sửa đổi pháp
lệnh dân số và các chính sách, quy định không còn phù hợp với tiêu chuẩn mỗi cặp
vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con; Hệ thống tổ chức làm công tác Dân số – Kế hoạch
hoá gia đình thiếu tính ổn địn, tạo nên nhận thức không đúng của cả cán bộ và
nhân viên và nhân dân về về chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số
– Kế hoạch hoá gia đình.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

13



Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

Hiện nay tổ chức bộ máy mới được củng cố, nhưng vẫn chưa ổn định; nguồn
lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế quản lý kinh phí chưa phù hợp với tính
chất đặc thù của công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.
- Thị trấn Hát Lót là một huyện vùng cao nền kinh tế nông nghiệp; Tâm lý,
tập quán của người dân trong xã hội nông nghiệp, chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư
tưởng phong kiến về việc sinh con, muốn có đông con và phải có con trai nỗi dõi
tông đường còn rất nặng nề. Cho nên có gia đình đã có cả trai lẫn gái họ vẫn sinh
thên con thứ 3, thẩm chí con thứ 4, thứ 5.
- Tư tưởng trọng nam hơn nữ tại đại phương vẫn còn rất nặng nề đã ăn sâu
vào trong tiềm thức của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi dòng họ, điều thể hiện
rất rõ trong các tiệc cỗ, tiệc cưới hỏi dựng vợ gả chồng, tổ chức họp dòng họ vào
những ngày cuối năm. những người không có con trai phải ngồi khác mâm hoặc
mâm dưới, chỉ những người có con trai mới được coi là người trong dòng họ,
người để nỗi dõi tông đường.
Chính vì điều này là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng không nhỏ
tới việc sinh thêm con trai, mặc dù có thể đó là con thứ 3, thứ 4 thẩm chí cả đứa
thứ mấy đi chăng nữa….
- Khi pháp lệnh dân số ra đời năm 2003 tại điều 10 mỗi cặp vợ chồng cá nhân
có quyền “ Quyết định về thời gian sinh con, đẻ con và khoảng cách các lần sinh,
phù hợp với lứa tuổi tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập lao động công tác, thu
nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng”. Căn cứ vào
điều này nhiều người, nhiều cặp vợ chồng đã cố tình hiểu sai pháp lệnh để sinh
thêm con, trong đó có cả cán bộ công chức viên chức, đảng viên sinh con thứ 3 + trở
lên do vây tỷ lệ sinh con thứ 3 trở nên tăng vọt vào năm 2005 và năm 2006 năm
2007 có giảm nhưng không đáng kể, Tuy nhiên những trường hợp có xử lý nhưng
chỉ làm chiếu lệ, chưa nghiêm còn mang tính hình thức, Hơn nữa Điều 10 chậm
được sửa đổi do vậy năm 2008 tỷ lệ sinh con thứ 3 + trở lên thị trấn Hát Lót nguy

cơ tăng trở lại.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

14


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

- Thủ trưởng của một số cơ, quan đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ viên chức,
thực hiện quán triệt chưa nghiêm túc các chính sách, Pháp lệnh về Dân dân số- Kế
hoạch hoá gia đình tại cơ quan đơn vị, vẫn còn bao che và bỏ qua.
- Đây là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng không thể thiếu đó
là: Đội ngũ Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên làm công tác dân số – Kế hoạch
hoá gia đình từ thị trấn tới tiểu khu còn thiếu kinh nghiệp trong quá trình tuyên
truyền, vận động đến người dân để hiểu biết được tầm quan trọng của việc sinh
nhiều con. Đội ngũ cộng tác viên dân số do đã quá tuổi nên y việc tuyên truyền vận
động, truyền thông thay đổi hành vi đạt hiệu quả không cao, chưa nhiệt tình trong
công việc vì đã quá tuổi trong công tác
- Sự phối kết hợp giữa cơ quan Dân số- Kế hoạch hoá gia đình với các cơ
quan ban, ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa toàn diện, đặc biệt
đối với một số, cấp Uỷ đảng, Chính quyền địa phương chưa quan tâm còn cho rằng
công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình là riêng cho ngành dân số, chưa tạo điều
kiện cho cán bộ dân số xã công tác.
Cần tập huấn và bồi dưỡng thêm về kỹ năng và kiến thức về Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình cho cộng tác viên.
Cần già hóa lại động ngũ cộng tác viên có nhưng kỹ năng về truyên đạt, có
khà năng tuyên truyên tốt hơn để nhân dân dễ hiểu hơn.
- Kinh phí đầu tư cho công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình con hạn hẹp,
chủ yếu do Trung ương cấp, huy động các nguồn lực khác từ địa phương hầu như

chưa có. Chế tài thưởng phạt đối với các trừơng hợp thực hiện tốt hoặc vi phạm
chính sách dân số chưa đầy đủ, phù hợp.
Trên đây là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng sinh con
thứ 3+ trở lên, là những yếu tố tác động cuộc sống của mỗi người dân, mỗi gia đình
và địa phương. Đẻ nhiều, đẻ mau dẫn đến đói nghèo kéo theo nạn thất học
……….ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương.
4.2/ Hậu quả

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

15


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

- Nếu không giải quyết được vấn đề sinh con thứ 3 sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng, đối với thị trấn Hát Lót nói riêng. Dân số tăng nhanh cản trở tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều
kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực giống nòi. Nếu xu hướng này cứ
tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó
khăn rất lớn, thẩm chí nguy cơ về nhiều mặt...".
- Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ thì
theo tính toán tình trạng lệch giới vẫn tiếp tục kéo dài thì đến năm 2030 ước tính
nước ta có khoảng 2,3-3 triệu nam thanh niên và trung niên không lấy được vợ.
( Hội nghị giao ban trực tuyến 11/5 2009).
- Gây ra các bạo lực trong gia đình và xã hội, tệ nạm buôn bán phụ nữ.
- Tỷ lệ sinh tăng cao như hiện nay khiến áp lực dân số trở thành gánh nặng
của hệ thống y tế và làm cho công tác dân số nặng nề hơn.
- Quy mô gia đình ít con mà ngành dân số ra sức thực hiện từ nhiều năm qua
đã bị phá vì.

- Gây mất uy tín trong việc vận động, tuyên truyền nhân dân việc chấp hành
thực hiện chủ chương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước nói chung về
Dân số- kế hoạch hoá gia đình nói riêng.
- Không phát huy được vai trò của việc thực hiện chính sách dân số - kế
hoạch hoá gia đình ở địa phương của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, gây
dư luận nẩy sinh ý định sinh con thứ 3 trong nhân dân ngày càng rộng, đặc biệt là
các cặp vợ chồng sinh con một bề.
- Sinh con thứ 3 ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số của huyện như: Mức sinh
tăng, tỷ lệ phát triển dân số tăng, gây khó khăn trong việc thực hiện các chương
trình mục tiêu dân số, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Sinh con thứ 3 cao ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề xã hội nh: Giáo dục, y
tế, tài nguyên và môi trường, việc làm...... chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia
đình 1999-2000 có đề cập "... Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân làm cho
đất canh tác ngày càng thu hẹp, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nguồn nước ngày
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

16


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

càng bị ô nhiễm và khan hiếm, thiên tai hạn hán thường xuyên xẩy ra, nạn thất
nghiệp, thất học, thiếu chăm sóc y tế, suy dinh dưỡng, tệ nạn xã hội gia tăng, hạn
chế điều kiện phát triển trí tuệ, văn hoá, thể lực, giống nòi, cản trở sự phát triển
kinh tế - xã hội".
5. Các giải pháp tuyên truyền giúp nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi,
góp phần giảm số người sinh con thứ 3 trở lên tại thị trấn Hát Lót trong năm
2018 – 2020
Từ những nguyên nhân nêu trên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời
tình trạng này sẽ tác động xấu đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa

thị trấn Hát Lót. Do vậy tôi đề xuất một số giải pháp như sau
 Tăng cường, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục và vận động nâng
cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, xóa bỏ nhưng phong tục tập quán cổ hủ
 Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, thành viên trong huyện có
trách nhiệm giám sát, đánh giá, chỉ đạo, phụ trách các hoạt động truyền thông trên
từng địa bàn. Tạo mọi điều kiện để lồng ghép các hoạt động tuyên truyền
DS/KHHGĐ với các chương trình dự án khác làm phong phú thêm nội dung tuyên
truyền giáo dục tại cơ sở.
 Đào tạo, và bồi dương kỹ năng cũng như kiến thức về tuyên truyền và dân
số - kế hoạch hóa gia đình.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hiệu quả quản lý
chương trình; đẩy mạnh và phát triển các hình thức Truyền thông có hiệu quả về
DS/KHHGĐ đảm bảo các điều kiện, KHHGĐ.
 Mở rộng các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ – kế hoạch
hoá gia đình đến các tiểu khu, bản nhằm đạt được mục tiêu đa số các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng đã có 2 con 1 bề, các hộ gia đình khá giả
chỉ thích sinh con trai, nhưng người có nhưng phong tục tập quán còn cổ hủ đều
hiểu được hậu quả của việc sinh con thứ 3 trở lên, sinh nhiều con.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

17


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

 Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, tranh lật, áp phích...Đẩy
mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao
sự hiểu biết cho nhân dân.
 Xây dựng mô hình Truyền thông.
 Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3, tăng các gia đình điển hình tiêu

biểu, mô hình chuẩn mực phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng.
 Tuyển chọn đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số thôn, bản có
lòng nhiệt tình, tâm huyết với công tác dân số. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo
và đào tạo lại, tạo cho họ thật sự là những tuyên truyền viên giỏi, yêu ngành đáp
ứng được công tác tuyên truyền về Dân số – KHHGĐ đến với mọi tầng lớp nhân
dân.
 Tăng cường việc truyền thông trực tiếp tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ đồng bào dân tộc thiểu số biết ít tiếng phổ thông, giải thích bằng tiếng dân
tộc cho họ hiểu.
 Tăng cường tuyên truyền lưu động trên các vùng có đông dân tập trung,
nhằm làm cho họ hiểu biết về công tác Dân số-KHHGĐ.
 Tổ chức mít tinh, kỷ niệm các ngày lễ lớn của ngành: Tổ chức kỷ niệm ngày
dân số thế giới 11/7 và ngày dân số Việt Nam 26/12 tổ chức hội thi cộng tác viên,
tuyên truyền viên giỏi, đưa nội dung dân số –kế hoạch hoá gia đình vào các
chương trình văn nghệ, múa hát đóng kịch. Nhằm nâng cao kĩ năng truyền thông
và để cộng tác viên dân số học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Không ngừng
nâng cao kĩ năng, phương tiện truyền thông Dân số- KHHGĐ cấp xã, thôn bản, tư
vấn và cung cấp dịch vụ giúp họ lựa chọn và sử dụng và các biện pháp tránh thai
phù hợp.
 Tổ chức tuyên truyền trên các bản tin, trang thông tin điện tử của nhà văn
hoa tiểu khu và hệ thống truyền thanh của tiểu khu. Xây dựng mới các cụm panô
tuyên truyền về nội dung nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính khi sinh đặt tại địa
bàn tập trung đông dân cư của xã. Treo các biểu ngữ, băng rôn, nói chuyện
Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

18


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội


chuyên đề về “ Nguyên nhân, hậu quả của việc sinh con thứ 3 trở lên” tại các
tụ điểm sinh hoạt câu lạc bộ ông bà cháu, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc
bộ tiền hôn nhân…và tại trạm y tế xã, văn phòng UBND xã.
 Duy trì ban dân số – Kế hoạch hoá gia đình phối hợp liên ngành. Tăng
cường tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thực hiện tốt chính sách dân số
 Tuyên truyền rông rãi Pháp lệnh dân số đặc biệt chú ý điều 10 pháp lệnh đã
được sửa đổi, tuyền truyền các Chỉ thị, Nghị quyết ……các kiên thức dân số và
phát triển, thường xuyên phổ biến các thông tin về công tác dân số – Kế hoạch hoá
gia đình bằng nhiều hình nội dung đa dạng và phong phú trên các phương tiện
truyền thanh, truyền hình của huyện, của các xã thị trấn, thường xuyên cải tiến nội
dung, lẫn hình thức, phương pháp truyền thông phải phù hợp với đặc điểm của
từng địa phương và từng dân téc, từng nhóm đối tượng tập chung vào các địa bàn
trọng điểm. Sản phẩm truyền thông nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để
mọi người dân đều được trang bị những kiến thức, về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch
hoá gia đình, quan hệ tình dục an toàn, giảm mắc các bệnh lây truyền qua đường
sinh sản, kiến thức về kế hoạch hoá gia đình với phát triển kinh tế gia đình, dân số
ảnh hưởng đến phát tiển kinh tế gia đình và xã hội.
 Trang bị kiến thức cho đội ngò chuyên trách, cộng tác viên dân số – Kế
hoạch hoá gia đình nâng cao hiệu quả các biện pháp truyền thông, vận động trực
tiếp đến từng đối tượng.
 Trong công tác Dân số – Ké hoạch hoá gia đình, vấn đề xây dựng mô hình là
rất quan trọng, nhưng để đạt được hiệu quả của mô hình là vấn đề đóng vai trò
quyết định phải xây dựng mô hình truyền thông cho phù hợp đồng thời duy trì có
hiệu quả để các hôi viên giúp nhau làm kinh tế cụ thể như:
 Phối hợp với Hội phụ nữ thành lập mô hình câu lạc bộ“ Phụ nữ không sinh
con thứ 3+” góp vốn giúp nhau làm kinh tế , góp vốn quay vòng trong câu lạc bộ
ưu tiên cho những chị em kho khăn vay trước……

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La


19


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

 Trong đó trung tâm Dân số – Kế hoạch hoá gia đình , cung cấp tài liệu, tư
vấn nội dung sinh hoạt lồng gép nhằm giúp chị em có những nhận thức và hiểu biết
nhất định về chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với công
tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.
 Phối hợp với Hội nông dân thành lập “Hội nam nông dân không sinh con
thứ 3”có ký cam kết giúp đỡ vốn để phát triển kinh tế gia đình, với mục đích giúp
chị em thấy rõ những lợi ích của việc không đẻ nhiều, đẻ mau để có cuộc sống đầy
đủ, ấm no hạnh phúc góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 Tăng cường củng cố làm các pa nô, áp phích mới, khẩu hiệu đến từng tiểu
khu, xóm, tổ chức những đợt tuyên truyền lưu động trong huyện, hưởng ứng ngày
dân số thế giới tổ chức các lễ phát động nhân “ Tháng hành động dân số – Kế
hoạch hoá gia đình” bàng nhiều hình thức như ký cam kết giữa các xã phường
không có người sinh con thứ 3 + trở lên, Kịp thời đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng biểu dương những gương người tốt việc tốt, phê bình những
đối tượng vi phạm chính sách dân số – KHHGĐ và các hoạt động nhân ngày 26/12
ngày dân số việt nam.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

20


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác Dân số –KHHGĐ là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu quan trọng của chương trình là giảm tỷ lệ
tăng Dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2018 - 2020, qua đó nâng
cao chất lượng, cải thiện đời sống nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu của chương trình DS/KHHGĐ, ta phải có một đội ngũ
cán bộ làm công tác Dân số vững vàng về nghiệp vụ, nhiệt tình với công việc đồng
thời nhạn thức được tầm quan trọng của công tác Dân số. Muốn làm tốt công tác
Dân số, người cán bộ phải có năng lực, uy tín đối với nhân dân, đặc biệt là đội ngũ
hùng hậu chuyên trách, CTV ở cơ sở đựơc trang bị cơ bản về kiến thức quản lý
chương trình Dân số và truyền thông tư vấn, vận động đối tượng phối hợp với cơ
quan, ban ngành, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng, già làng trưởng bản
cùng vào cuộc tham gia tuyên truyền làm cho mọi người dân hiểu rõ mục địch, ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác Dân số/KHHGĐ. Từng bước làm chuyển biến,
thay đổi nhận thức và đối tượng lựa chọn chấp nhận BPTT hiệu quả. Ngoài ra chú
trọng đưa dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu sử dụng, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở
lên và hạn chế mang thai ngoài ý muốn, tạo niềm tin, yên tâm của nhân dân là điều
kiện tốt để người dân tập trung làm ăn, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng
cuộc sống, xoá đói, giảm nghèo ngay trên quê hương.
Thị trấn Hát Lót coi trọng công tác này, trong những năm qua đã chú trọng
đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, thay đổi hành vi về DS/KHHGĐ rộng
rãi, đẩy lùi tư tưởng và phong tục, tập quán lạc hậu “Sinh con thứ 3 trở lên, và
nhưng hộ gia đình đã có 2 con 1 bề”, xây dựng các mô hình Văn hoá truyền thông
mới để nhân dân nhất là các cặp vợ chồng trong đổ tuổi sinh đẻ hiểu rõ được hậu
quả của việc sinh con thứ 3 trở lên.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

21



Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

Nguyên nhân chủ yếu là do Tâm lý, tập quán của người dân chịu ảnh hưởng
sâu rộng của tư tưởng phong kiến về việc sinh con, muốn có đông con và phải có
con trai nỗi dõi tông đường còn rất nặng nề. Cho nên có gia đình đã có cả trai lẫn
gái họ vẫn sinh thên con thứ 3, thẩm chí con thứ 4, thứ 5.
Đối với thị trấn Hát Lót – huyện Mai sơn – tỉnh Sơn la xác định công tác Dân
số – KHHGĐ đóng vai trò hết sức quan trọng, nên các cấp, các ngành từ huyện đến
mỗi cơ sở đều đang nỗ lực phấn đấu, quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác Dân
số. Nhằm thực hiện có hiệu quả về công tác DS – KHHGĐ nói chung và tăng
cường đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, chuyển đổi hành vi Dân số –
KHHGĐ nói riêng. Mục tiêu chính của thị trấn Hát Lót là ổn định về số dân giảm
tỷ lệ số người sinh con thứ 3 trong năm 2018 - 2020, quần chúng thi đua phát triển
sản xuất, nâng cao tổng thu nhập, xây dựng xã ngày một tiến cao, tiến xa, vững
chắc trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Trong thời gian ngắn, được sự truyền thụ kiến thức của các thầy giáo, cô giáo
tôi đã hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên khoá luận còn nhiều thiếu sót, Em rất
mong sự động viên của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp trong lớp để khoá
luận của tôi hoàn thiện hơn. Trở về địa phương bản thân sẽ vận dụng phục vụ công
tác Dân số –KHHGĐ ngày một tốt hơn.
2. Kiến nghị.
* Đối với Trung ương, Tỉnh
- Bám sát chỉ đạo thực hiện, ra các văn bản, hướng dẫn ổn định tốt tổ chức bộ
máy làm công tác Dân số – KHHGĐ. Theo đó phải được xây dựng và kiện toàn ổn
định từ huyện đến cơ sở, tránh tình trạng cán bộ chuyên trách và cộng tác viên hay
bị thay đổi, thiếu yên tâm công tác. Đồng thời cần phải có cơ chế tuyển dụng cán
bộ hợp lý chống sự chồng chéo, chế độ đãi ngộ phải thoả đáng. Có như vậy mới
tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác Dân số – KHHGĐ và có điều kiện

nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, năng lực cho công tác viên cơ sở có tính bền
vững, lâu dài

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

22


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

- Có chính sách ưu đãi, động viên, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các
tập thể và cá nhân thực hiện tốt chính sách Dân số – KHHGĐ.
- Tiếp tục đầu tư nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị cho công tác Truyền thông
về Dân số – KHHGĐ tại tuyến cơ sở, ưu tiên vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và
vùng đặc biệt khó khăn.
- Các Trạm y tế xã cần được quan tâm nâng cấp, trang bị dụng cụ thiết bị,
tăng cán bộ y tế để đảm nhận khâu dịch vụ KHHGĐ kịp thời cho người thực hiện
và bằng nghiệp vụ, thái độ phục vụ “Lương y như từ mẫu” đề cao ý thức trách
nhiệm vủa các nhân viên y tế, tạo niềm tin, phục vụ tốt cho nhân dân.
- Ngoài ra cần tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động truyền thông Dân sốKHHGĐ ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Tăng tiền thù lao và đóng BHXH động viên tinh thần, nâng cao lòng nhiệt
tình, say mê cho đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ tuyến xã, thị trấn
- Nhà nước cần có chế tài xử lý đối với trường hợp cố tình vi phạm chính sách
Dân số – KHHGĐ như sinh con thứ 3 trở lên, đặc biệt đối tượng là Đảng viên, cán
bộ công chức các cấp.
* Đối với cấp Huyện, xã
- Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với các ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính
quyền từ huyện đến cơ sở để phối hợp lồng ghép công tác Truyền thông Dân số –
KHHGĐ trên địa bàn huyện.
- Ngoài ra cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, thôn, xóm, khu dân cư cần

quan tâm hơn nữa đối với công tác Dân số- KHHGĐ. Dưới sự lãnh đạo của các
cấp phải nghiêm túc quán triệt cấp mình, ngành mình, đoàn thể và nhân dân thực
hiện tốt các đợt triển khai chiến dịch lồng ghép truyền thông, giáo dục tư vấn và
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản –KHHGĐ một cách đồng bộ và có
hiệu quả.

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

23


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội

- UBND huyện và UBND các xã, thị trấn cần trích nguồn ngân sách địa
phương hỗ trợ công tác Truyền thông Dân số – KHHGĐ tại cơ sở để góp phần xây
dựng triển khai công tác Truyền thông đạt kết quả cao hơn.
- Đối với Ban Dân số – KHHGĐ cần tham mưu cho UBND xã, Thị trấn xây
dựng kế hoạch cho công tác truyền thông triển khai hoạt động tốt trên địa bàn.
Trong đó cần đặc biệt làm tốt công tác Truyền thông tại các vùng, khu dân cư khó
khăn, có mức sinh cao trên địa bàn./.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo và các bạn./.

Hát Lót, ngày 21 tháng 06 năm 2017

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

24


Khoá luận tốt nghiệp lớp chuẩn viên chức DS-KHHGĐ k32 tại Hà Nội


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Pháp lệnh Dân số
2/ Báo cáo kết quả công tác DS – KHHGĐ thị trấn Hát Lót năm
2013 - 2016
3/ Chiến lược dân số việt nam giai đoạn 2001-2010.
4/ Dân số và phát triển
5/ Các Tài liệu và bài giảng của Thầy, cô giáo Trung tâm đào tạo bồi
dưỡng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình./.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

- CSSKSS/KHHGĐ ; Chăm sóc sức khoẻ sinh sản – Kế hoạch hoá gia đình
- DS/SKSS/KHHGĐ ; Dân số – Sức khoẻ sinh sản – Kế hoạch hoá gia đình
- HU - HĐND - UBND; Huyện uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân
- TTDS/KHHGĐ

; Trung tâm Dân số – Kế hoạch hoá gia đình

- CLB

; Câu Lạc Bộ

- BPTT

; Biện Pháp tránh thai

- NN


; Nhà nước

- CTV

; Cộng Tác Viên

Lương Hải Nam – Trạm y tế thị trấn Hát Lót. Mai sơn, Sơn La

25


×