Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

THỜ KÍNH TỔ TIÊN TRONG ĐẠO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 115 trang )

Header Page 1 of 137.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NGUYỄN VĂN TIẾN

THỜ KÍNH TỔ TIÊN
TRONG ĐẠO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : VIỆT NAM HỌC
Mã số

: 136042026

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

Footer Page 1 of 137.


Header Page 2 of 137.

Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Ngô Minh Oanh
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại


Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 21 tháng 07 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS Huỳnh Ngọc Thu
2. PGS.TS Phan An
3. PGS.TS Ngô Minh Oanh
4. PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên
5. GS.TS Ngô Văn Lệ
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
Trƣởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học
sau khi Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa.
CHỦ TỊCH

TRƢỞNG NGÀNH

GS.TS. NGÔ VĂN LỆ

PGS.TS. PHAN AN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TS. THÁI HỮU TUẤN
Footer Page 2 of 137.


Header Page 3 of 137.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn "THỜ KÍNH TỔ TIÊN TRONG ĐẠO CÔNG
GIÁO VIỆT NAM" là công trình nghiên cứu của tôi.


Những số liệu, tài liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có chỉ rõ nguồn trích dẫn
trong danh mục tài liệu tham khảo.
Kết quả nghiên cứu này chƣa từng đƣợc công bố từ trƣớc đến nay.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiến

i
Footer Page 3 of 137.


Header Page 4 of 137.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với:
Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Viện Đào tạo Sau Đại học, các Giáo sƣ,
Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ của trƣờng đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình tôi học tập và
nghiên cứu.
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyên Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Quốc tế
Hồng Bàng, đã tận tình hƣớng dẫn khoa học và động viên tôi trong suốt thời gian tôi
học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Quý linh mục Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam đã góp ý và cung cấp tài liệu cần
thiết để tôi hoàn thành luận văn.
Vợ và các con của tôi đã động viên, ủng hộ và dành thời gian để tôi hoàn thành
luận văn.
Các bạn đồng môn đã gắn bó và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.

Xin tƣởng nhớ cố linh mục Đa Minh Chu Quang Đƣơng, OP.
Xin tri ân tất cả!

ii
Footer Page 4 of 137.


Header Page 5 of 137.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

Dc

Diễm ca

Eph

Ê-phê-sô

GH

Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium)

Gm

Giám mục


Hc

Huấn ca

Kn

Khôn ngoan

Lm

Linh mục

Mt

Mát-thêu

2Mcb

2Ma-ca-bê

M.E.P

Société des Missions Étrangères de Paris - Hội thừa Sai Ba-Lê

O.P

Order of Friars Preachers (Dominicans) - Dòng Đa Minh

O.F.M


Order of Friars Minor (Franciscans) Dòng Phanxicô

S.J

Society of Jesus (Jesuits) - Dòng Tên

Xh

Xuất hành

iii
Footer Page 5 of 137.


Header Page 6 of 137.

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH

Số bảng

Danh mục bảng biểu/ hình ảnh

Trang

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

iii

Danh mục bảng biểu/hình ảnh


iv

1.1

Thể hiện việc báo hiếu theo thống kê xã hội học

30

2.2

Thể hiện việc báo hiếu qua giỗ chạp của ngƣời Công Giáo

49

3.3

Bàn thờ tổ tiên trong gia đình Công Giáo

71

Thánh lễ cầu nguyện cho tổ tiên

104

Bàn thờ gia tiên

105

Thánh lễ an táng cho tín hữu qua đời


106

Thánh lễ cầu nguyện cho tín hữu tại nghĩa trang

107

Thánh lễ cầu nguyện cho tổ tiên ngày mồng 2 tết

108

Lễ "Chồng mồ - Lễ mồ" trƣớc Công đồng Vaticano II

109

iv
Footer Page 6 of 137.


Header Page 7 of 137.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .................................................................... iii
Danh mục bảng biểu/ hình ảnh ............................................................................... iv
MỞ ÐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 7

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ............................................. 9
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 9
4.2. Nguồn tài liệu chủ yếu ................................................................. 9
5. Giới hạn đề tài ........................................................................................... 9
6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 9
7. Bố cục luận văn ....................................................................................... 10
CHƢƠNG I: NGUỒN GỐC TÍN NGƢỠNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN ............... 11
1. Nguồn gốc.................................................................................................. 11
2. Khái quát về tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt ................................ 12
3. Tính “vùng” của tín ngƣỡng thờ kính tổ tiên ở Đông Nam Á ............. 13
4. Tính “khu biệt” của tín ngƣỡng thờ kính tổ tiên ở Việt Nam .............. 14
4.1 Quan niệm của Phật giáo……………………………………...15
4.2 Quan niệm của Phật giáo Hòa Hảo…………………………...16

1
Footer Page 7 of 137.


Header Page 8 of 137.

4.3 Quan niệm của Nho giáo………………………………………16
4.4 Quan niệm của Công Giáo…………………………………….17
5. Những yếu tố cố kết trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt18
5.1 Yếu tố “Làng” ............................................................................18
5.2 Yếu tố “Cá nhân trong cộng đồng” ..........................................20
5.3 Yếu tố “Họ và gia đình"............................................................23
6. Mối liên hệ giữa hôn nhân và tang ma trong việc thờ cúng tổ tiên .....24
7. Quan niệm dân gian về thờ cúng tổ tiên................................................28
8. Một số quan điểm về thờ cúng tổ tiên qua khảo sát thống kê .............29

TIỂU KẾT CHƢƠNG I ........................................................................................30
CHƢƠNG II. VIỆC THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO VIỆT
NAM .......................................................................................................................32
1. Tóm lƣợc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam ..........................................32
2. Nền tảng của việc thờ kính tổ tiên trong đạo Công Giáo ...................40
3. Nét đặc trƣng của việc tôn kính tổ tiên trong đạo Công Giáo ...........42
4. Điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa Công Giáo và tín ngƣỡng bản địa về
thờ cúng tổ tiên ...........................................................................................45
4.1 Điểm tƣơng đồng .......................................................................45
4.2 Điểm dị biệt ................................................................................47
TIỂU KẾT CHƢƠNG II ......................................................................................50
CHƢƠNG III. NHỮNG TRANH LUẬN VÀ GÓP Ý CỦA CÁC THỪA SAI
VỀ VIỆC THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TRƢỚC VÀ SAU CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II (1962-1965) ...................... 51
1. Lịch sử vấn đề .........................................................................................51

2
Footer Page 8 of 137.


Header Page 9 of 137.

1.1 Lịch sử .......................................................................................51
1.2 Vấn đề tranh luận .....................................................................51
2. Những quyết định của Tòa Thánh.......................................................53
3. Ý kiến một số nhà truyền giáo ở Việt Nam về việc thờ kính tổ tiên .56
3.1 Ý kiến của Linh mục Đắc Lộ, Dòng Tên.................................56
3.2 Ý kiến của Linh mục Juan de La Paz, OP ..............................57
3.3 Ý kiến của Giám mục Marin Labbé, M.E.P ...........................58
3.4 Ý kiến của Linh mục Sanna, S.J. và Linh mục Heutte, M.E.P

...........................................................................................................59
3.5 Ý kiến của Giám mục Bá Đa Lộc và một số vị thừa sai Ba-lê
cuối thế kỷ 18 ...................................................................................61
4. Việc Tòa Thánh Rôma chấp thuận nghi lễ thờ kính tổ tiên ...............69
5. Việc thờ kính tổ tiên của ngƣời Công Giáo Việt Nam hiện nay ........71
TIỂU KẾT CHƢƠNG III.....................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................75
I. Kết luận ...................................................................................................75
II. Kiến nghị. ...............................................................................................80
1. Kiến nghị với Tòa Thánh Rôma ...........................................................80
2. Kiến nghị khác ........................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................82
PHỤ LỤC ...............................................................................................................86

3
Footer Page 9 of 137.


Header Page 10 of 137.

MỞ ÐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong số các tín ngƣỡng cổ còn tồn tại, hiếm thấy có tín ngƣỡng nào
lại in đậm trong tâm thức và trong đời sống của ngƣời Việt nhƣ tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên. Cho dù thời đại có chuyển biến đến đâu, khoa học kỹ thuật với các phƣơng
tiện thông tin hiện đại, nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ dƣờng nào, thì việc thờ
cúng tổ tiên chắc hẳn vẫn tồn tại trong đời sống của mỗi gia đình ngƣời Việt, vì
"người Việt đã từng có một đời sống tâm linh phong phú, sâu sắc, được định hình từ
thờ đại Hùng Vương, mà rõ nét nhất là tục thờ cúng tổ tiên" [35, tr.149]. Nó sẽ mãi
mãi là nền tảng để mỗi gia đình ngƣời Việt nói riêng, cũng nhƣ để xã hội Việt Nam

có thể đứng vững trƣớc những biến động không thể cƣỡng lại của xu thế hội nhập
thế giới.
Từ năm 1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá tính phổ biến của việc thờ
cúng tổ tiên ở nƣớc ta không bó hẹp trong các thành viên cùng huyết thống "Người
An Nam... không có tôn giáo theo cách nghĩ của Châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên
hoàn toàn là một hiện tượng xã hội... Những người già trong gia đình hay các già
bản thực hiện những nghi lễ tưởng niệm". "Chúng tôi có phong tục lấy gạo ngon
làm ra rượu uống khi có bạn đến chơi hoặc khi có ngày giỗ tổ tiên" [18, tr.479].
Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng cũng có cùng một quan niệm khi nhấn mạnh: "Còn nói
tôn giáo là thờ cúng, thì mỗi người đều thờ cúng ông bà, mỗi họ đều thờ cúng tổ
tiên, làng thì thờ cúng thành hoàng và các bậc anh hùng cứu nước, các tổ phụ các
nghệ, các danh nhân văn hoá. Từ góc độ văn hoá, tôi thấy đây là một đặc trưng
đáng trọng của con người Việt Nam, ở chỗ nó tưởng nhớ những người có công
trạng trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay của mọi gia đình, làng xóm" [15,
tr.75].
Ngoài ra, với ngƣời Việt, thờ cúng tổ tiên đƣợc coi nhƣ là một đạo lý nền
tảng của đời sống con ngƣời. Và đó chính là điểm tựa để mỗi ngƣời sống khẳng
định con ngƣời cá nhân của mình trƣớc những thoái hóa do ảnh hƣởng của lối sống
và cơ chế kinh tế họa theo phƣơng Tây mà hậu quả là suy đồi gia đạo - đặc biệt là

4
Footer Page 10 of 137.


Header Page 11 of 137.

những ngƣời trẻ. Những ánh sáng khai hóa của ngƣời phƣơng Tây đang xâm nhập
vào xã hội Việt Nam, làm cho nền tảng gia đình lung lay, xã hội đảo lộn.
Tình trạng gia đình ở những thành phố lớn trên cả nƣớc hiện nay đang có
những biến động theo chiều hƣớng không thuận lợi nhƣ tình trạng ly hôn tăng cao1;

thanh niên trƣởng thành không thích chung sống với gia đình; con cái xây dựng gia
đình không muốn ở chung với cha mẹ; cha mẹ bận việc kiếm kế sinh nhai không có
thời gian gần gũi dạy dỗ con cái; giữa con cháu và ông bà có sự đứt đoạn thế hệ
khoảng cách tâm lý - xã hội2; giữa các thế hệ ngày càng xa dần. Mặt khác, mâu
thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình đa dạng hơn, gay gắt hơn, tuy
chƣa đến mức độ nghiêm trọng nhƣng cũng đã và đang làm ảnh hƣởng đến quá
trình bảo tồn, phát huy nền văn hóa dân tộc của chúng ta hôm nay.
Do vậy, việc thiết lập một môi trƣờng liên lạc giữa ngƣời đã khuất với ngƣời
còn sống thông qua việc lập bàn thờ tại nhà và tiến hành những nghi thức cúng bái
linh hồn gia tiên, không chỉ làm cho ngƣời sống bớt buồn đau - vì sự ra đi của ngƣời
thân - tin rằng ngƣời chết không phải là không tồn tại, mà nó còn tạo ra một môi
trƣờng thuận lợi cho sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình, gia tộc ngày
càng bền chặt hơn. Ngƣời Việt nào dù đi đâu, ở đâu, mỗi khi nhớ về nơi "chôn nhau
cắt rốn" cũng nhớ tới bàn thờ tổ tiên của gia đình, gia tộc, nhớ tới những ngày giỗ,
kỵ của tổ tiên mình. Dù có thể bận trăm công nghìn việc, dù phải đi làm việc ở nơi
xa, nhƣng hiếm thấy ngƣời Việt nào lại bỏ lỡ những dịp đoàn tụ gia đình, bỏ lỡ cơ
hội thắp những nén nhang trên bàn thờ gia đình, gia tộc vào những ngày giỗ kỵ hay
Tết Nguyên Đán...
Đạo lý "biết ơn tổ tiên" không chỉ thể hiện ở việc thờ phƣợng hoặc cầu xin tổ
tiên phù hộ..., mà quan trọng hơn nhiều - là đòi hỏi mọi ngƣời - nhất là đối với thế
hệ trẻ - phải tìm hiểu thấu đáo, công lao dựng nƣớc và giữ nƣớc của tổ tiên. Và đây
mới đích thực là nền tảng hun đúc bản chất phẩm giá ngƣời Việt. Vì, "Về thực chất,
thờ cúng tổ tiên ở người Việt là sự thể hiện một đạo lý Việt Nam - đạo lý biết ơn 1

/>Khoảng cách thế hệ: cha mẹ-con cái; lớp già-lớp trẻ
/>2

5
Footer Page 11 of 137.



Header Page 12 of 137.

đối với các đấng sinh thành (hiểu theo nghĩa rộng từ trong gia đình, dòng tộc ra
đến làng xóm và chung cả nước) với quyết tâm kế thừa và phát huy lên mãi công
lao dựng nước và giữ nước của tiền nhân. Hiếm có một dân tộc nào trong suốt mấy
ngàn năm đã cùng hướng về một ông tổ chung là Vua Hùng. Và đó là hoạt động
tâm linh cơ bản nhất của người Việt, cũng có thể coi đó là một "đức tin" - hay nói
đúng hơn, nó vừa là tình cảm thành kính thiêng liêng đối với tiền nhân, vừa là niềm
tin ở chính bản thân mình trong việc đền đáp công ơn tổ tiên. Thiếu đức tin đó thì
chẳng khác nào một sự bội bạc, vô ơn, phủ nhận cội nguồn; và đây là điều tối kỵ
trong tâm linh người Việt, cũng là đểm nổi trội nhất trong bản tính người Việt" [35,
tr.149].
Nhƣ vậy, cần phải coi các tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là hiện tƣợng văn hóa,
đồng thời nghiên cứu nó bằng những quan điểm toàn diện và những phƣơng pháp
khoa học, liên ngành để góp phần tìm ra bản chất, vai trò, chức năng của chúng
trong từng giai đoạn lịch sử cũng nhƣ trong đời sống cụ thể hiện nay là công việc có
tính cấp thiết. Cho đến nay, ngƣời ta vẫn có thể có những ý kến khác nhau khi xác
định việc thờ cúng tổ tiên chỉ là một tục lệ, hay một tín ngƣỡng, hay là một tôn giáo,
tuy nhiên, điều quan trọng hơn là: nội dung đích thực của việc thờ cúng tổ tiên là
gì?
Chính từ những yếu tố cấp thiết đó, Năm 1998, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xác định "văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phá triển kinh tế - xã
hội".
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI họp vào tháng
5 - 2014 tiếp tục ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con
ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Nghị quyết chỉ rõ
phải tiếp tục kế thừa, bổ sung, những điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn

hóa đã đƣợc nêu trong nghị quyết trung ƣơng 5 khóa VIII. Hội nghị xác định "nền
văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với những đặc
6
Footer Page 12 of 137.


Header Page 13 of 137.

trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" và "trong xây dựng văn
hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt
đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội)
lành mạnh làm cốt lõi". Đảng và nhà nƣớc ta đã đánh giá cao vai trò của tín ngƣỡng
và tôn giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ những trăn trở trên, cùng với những thắc mắc của các bạn không cùng tôn
giáo, tác giả chọn đề tài Thờ kính tổ tiên trong đạo Công Giáo Việt Nam để làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, đây cũng là cơ hội để tác giả tìm hiểu vấn đề này sâu
hơn và hy vọng giải đáp đƣợc những thắc mắc về việc Thờ kính Tổ tiên của ngƣời
Công Giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, phạm vi nghiên cứu và
kinh nghiệm cá nhân, tác giả không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Rất
mong đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ từ quý giáo sƣ.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu về truyền thống văn hóa tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt và đặc biệt vấn đề thờ kính tổ tiên của
ngƣời Công Giáo Á Đông trong đó có Việt Nam đã xảy ra những cuộc tranh luận về
thờ cúng tổ tiên của ngƣời bản địa giữa các nhà truyền giáo với nhau, giữa chính
quyền với giáo quyền, giữa Tòa Thánh với địa phƣơng. Từ những tranh luận này,
Tòa Thánh Rôma đã ngăn cấm tín hữu của mình không đƣợc cử hành các nghi lễ
thờ cúng tổ tiên với mục đích bài trừ mê tín. Vấn đề này đã kéo dài hàng trăm năm
từ năm 1645 – 1939. Và mãi đến 20.10.1964, Tòa Thánh mới chấp thuận cho thực

hành nghi lễ thờ kính tổ tiên tại Việt Nam bằng Huấn dụ Plane compertum est.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, tục thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngƣỡng quan trọng và
gắn bó thân thiết với đời sống của ngƣời Việt. Nó chi phối đời sống ngƣời Việt ở
nhiều lãnh vực trong sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là
một yếu tố mang tính bản địa, bản sắc văn hóa của khu vực Đông Nam Á nói chung
và Việt Nam nói riêng, đồng thời nó là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trong lĩnh

7
Footer Page 13 of 137.


Header Page 14 of 137.

vực tôn giáo (cụ thể Công Giáo). Và ngày nay nó vẫn còn là vấn đề đƣợc đặt ra đối
với các nhà nghiên cứu về khía cạnh của tín ngƣỡng này.
Tục thờ cúng tổ tiên từ lâu đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu chú ý và đề cập
đến, nó là đối tƣợng nghiên cứu không chỉ của các học giả trong nƣớc mà còn của
những học giả nƣớc ngoài, đặc biệt là ngƣời Pháp nhƣ: Léopold Cadière,
Dumoutier, Tavernier… một trong những tác phẩm nổi tiếng vấn đề này là
“Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiennes (tạm dịch: Niềm tin và thực
hành của các tôn giáo Việt) của Léopold Cadière.
Trong thời Pháp thuộc các học giả Việt Nam cũng công bố một số công trình
về tục thờ cúng tổ tiên nhƣ: Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính 1911, Việt Nam
Văn Hóa Sử Cương của Đào Duy Anh, 1938,…
Trong thời kỳ đất nƣớc chia cắt hai miền Nam và Bắc, vấn đề về tục thờ
cúng tổ tiên ít đƣợc chú ý, quan tâm vì hạn chế về hoàn cảnh lịch sử khách quan,
bên cạnh đó tồn tại những quan điểm cho rằng, tực thờ cúng tổ tiên đã lạc hậu, lỗi
thời và mang đậm yếu tố mê tín dị đoan… Tuy nhiên vào thời này, ở miền Nam đã
xuất bản một số tác phẩm liên quan đến vấn đề này nhƣ: Xã hội Việt Nam của

Lƣơng Đức Thiệp – 1950; Nếp cũ của Toan Ánh – 1963; Đất lề quê thói của Nhất
Thanh – 1968;…
Kể từ ngày đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nƣớc, các lễ hội tín
ngƣỡng dân gian, các phong tục mang đậm bản sắc dân tộc đƣợc nhà nƣớc và các
nhà nghiên cứu khoa học quan tâm phục hồi và đánh giá cao. Trong đó tục thờ cúng
tổ tiên cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khai thác và đào sâu hơn qua nhiều công
trình – vừa biên soạn lại, vừa bổ sung công trình mới, cũng nhƣ điều chỉnh những
quan niệm lạc hậu, lỗi thời. Ngoài ra, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã có
những chƣơng trình truyền hình những nghi thức thờ cúng tổ tiên (Vua Hùng), các
bài viết đƣợc đăng tải trên các tạp chí của những nhà nghiên cứu, đặc biệt tạp chí
“xưa và nay”, tạp chí “nghiên cứu tôn giáo”… và gần đây có những luận văn tốt
nghiệp đại học nhƣ: Vấn đề tôn kính tổ tiên trong nền văn hóa đương đại Việt Nam

8
Footer Page 14 of 137.


Header Page 15 of 137.

(1998); Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh (2001),...
liên quan đến vấn đề này đƣợc các sinh viên nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4. 1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng gồm:
-

Tiếp cận nghiên cứu liên ngành

-


Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu lịch sử

-

Phƣơng pháp phân tích tài liệu, đặc biệt tài liệu về Công Giáo

4.2. Nguồn tài liệu chủ yếu:
-

Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh

-

Thƣ viện Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng

-

Thƣ viện Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam

-

Tài liệu hội thảo về thờ cúng tổ tiên từ năm 1999 – 2014 tại Huế
và Tp. Hồ Chí Minh.

5. Giới hạn đề tài
Nhƣ đã trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu đề tài, có rất nhiều công trình
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc viết về tục thờ cúng tổ tiên của Việt Nam dƣới
nhiều khía cạnh khác nhau, phong phú và đa dạng, phổ quát cũng nhƣ cụ thể chi tiết
(lễ nghi). Tuy nhiên, tất cả những công trình ấy dƣờng chỉ cho ta một cái nhìn tổng
thể về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt, chứ chƣa đƣa ra một cái nhìn cụ

thể với từng hoàn cảnh tôn giáo.….
Trong chiều hƣớng đó, tác giả muốn đào sâu tín ngƣỡng này cách cụ thể hơn
trong việc tìm hiểu THỜ KÍNH TỔ TIÊN TRONG ĐẠO CÔNG GIÁO VIỆT
NAM, dƣới hình thức một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
6. Những đóng góp của đề tài

9
Footer Page 15 of 137.


Header Page 16 of 137.

Nghiên cứu về Thờ kính Tổ tiên trong đạo Công Giáo Việt Nam là một vấn
đề lớn và chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi. Qua nghiên cứu này, tác giả muốn làm sáng
tỏ một số vấn đề mà trƣớc đây nhiều ngƣời cho rằng đạo Công Giáo không thờ kính
tổ tiên, không giữ đạo hiếu.
Luận văn này tập hợp những dữ liệu văn hóa, lịch sử, hệ thống hóa và xử lý
các sách, báo, nhất là tài liệu hội thảo về thờ kính/ tôn kính tổ tiên trong đạo Công
Giáo Việt Nam năm 1999 tại Huế và năm 2014 tại Tp. Hồ Chí Minh, thành một
luận văn tham khảo có ích cho những ai quan tâm tới tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
cũng nhƣ vấn đề thờ kính tổ tiên trong đạo Công GiáoViệt Nam.
7. Bố cục luận văn
Luận văn “Thờ kính Tổ tiên trong đạo Công Giáo Việt Nam” đƣợc trình
bày thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng I. Nguồn gốc tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Chƣơng II. Việc thờ kính tổ tiên của ngƣời Công Giáo Việt Nam
Chƣơng III. Những tranh luận và góp ý của các thừa sai về việc thờ kính tổ
tiên của ngƣời Công Giáo Việt Nam trƣớc và sau Công đồng Vaticanô II
(1962-1965)


10
Footer Page 16 of 137.


Header Page 17 of 137.

CHƢƠNG I
NGUỒN GỐC TÍN NGƢỠNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN
1. Nguồn gốc
Trong hàng ngũ các nhà nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn song song tồn tại
hai quan điểm cho rằng, thứ nhất, tục thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc từ Trung Hoa
[25, tr.432], thứ hai, tục thờ cúng tổ tiên là tín ngƣỡng bản địa của Việt Nam nói
riêng và mang tính “vùng” của khu vục Đông Nam Á nói chung. Sở dĩ có quan
điểm thứ nhất là vì:
Khi so sánh cách thức tiến trình thờ cúng tổ tiên gia tộc ở ngƣời Việt và
ngƣời Hoa, ngƣời ta thấy rất nhiều điểm tƣơng đồng từ bài trí bàn thờ đến cách ứng
xử giữa ngƣời thờ cúng với vong linh,...nên một số ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ
tiên gia tộc ngƣời Việt đƣợc du nhập từ Trung Hoa. Nhƣng thật ra, do ảnh hƣởng
của nền văn hóa Trung Hoa, nhất là do những thể chế dòng họ kiểu Hoa – Hán mà
sự thực hành tín ngƣỡng tổ tiên của gia tộc ở ngƣời Việt ít rƣờm rà, ít phúc tạp. Ở
ngƣời Việt “Sự thờ cúng tổ tiên là một sợi dây thắt chặt tình cảm gia đình, mặc dù
thế hệ trước và thế hệ sau thường xung đột với nhau”3. Với các gia đình Việt Nam
xƣa và nay, thì đó chính là cơ sở của sự tồn tại bền vững cho mỗi gia đình cũng nhƣ
cho mỗi dòng họ.
Niềm tin vào sự bất diệt của linh hồn chết là về với tổ tiên nơi chín suối4, tin
rằng tuy ở nơi chín suối, nhƣng ông bà tổ tiên vẫn thƣờng xuyên đi về thăm nom,
phù hộ cho con cháu - niềm tin đó là cơ sở hình thành tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngƣỡng rất hệ trọng đối với ngƣời Việt Nam. Nó có ở
nhiều dân tộc có nguồn gốc Đông Nam Á, tuy nhiên, nó phổ biến và phát triển hơn
cả ở ngƣời Việt. Ngay cả những gia đình không tin vào thần thánh nào cả cũng đặt


Will Durant: Nguồn gốc văn minh, Nguyễn Hiến Lê dịch, Sài Gòn, 1974.
Tôn trọng truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Di Chúc rằng Ngƣời "sẽ đi gặp cụ
Mác, Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác"
3
4

11
Footer Page 17 of 137.


Header Page 18 of 137.

bàn thờ tổ tiên trong nhà. Đối với ngƣời Việt, nó gần nhƣ trở thành một tôn giáo5.
Ngƣời dân miền Nam hay gọi là đạo Ông bà.
2. Khái quát về tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt
Nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, với địa hình nhỏ, hẹp, nhƣng kéo dài, đặc
biệt là với đƣờng bờ biển rất dài, Việt Nam mang rõ tính chất đặc thù của một bán
đảo6. Chính sự hoạt động của gió mùa và khí hậu biển đã làm cho Việt Nam nói
riêng, toàn khu vực Đông Nam Á nói chung, đáng lẽ có thể bị khô cạn nhƣ một số
khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ lại trở nên xanh tƣơi, trù phú.
Do vậy, khi nông nghiệp đƣợc ra đời từ săn bắt hái lƣợm thì trồng trọt đã
đƣợc phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Rất nhiều dữ liệu của ngành khảo cổ
học đã cho thấy từ xa xƣa, cƣ dân Việt Nam đã biết thuần hóa các loại thực vật khác
nhau để phục vụ cuộc sống của mình. Sự chuyển tiếp từ săn bắn hái lượm sang nền
nông nghiệp sớm7 càng làm cho cuộc sống của cƣ dân trên lãnh thổ Việt Nam xƣa
thêm gắn bó, gần gũi với vạn vật của nhiên hơn và thiên nhiên vẫn là đối tƣợng
chính của sự nhận thức của họ. Có lẽ chính vì thế mà ở Việt Nam, các tín ngƣỡng
nguyên thủy hầu nhƣ vẫn giữ đƣợc nét cổ sơ nhƣ nó đã nảy sinh.
Xuất phát từ quan niệm hồn linh, khi nông nghiệp trồng lúa trở thành phƣơng

thức kinh tế chính, bao trùm khắp các lãnh vực khác thì tín ngƣỡng của cƣ dân Việt
Nam, với tƣ cách là sự nhận thức, đƣợc tập trung vào cây lúa và công việc trồng lúa.
Ngƣời nông dân Việt Nam xƣa tin rằng trong mỗi cây lúa đều có hồn lúa trú ngụ ở

5

Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, từ tôn giáo biến âm từ Tông giáo: Tôn giáo là việc
giáo dục theo nền nếp của tổ tông.
6
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái
Bình Dƣơng. Việt Nam có đƣờng biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở
phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền
Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hƣớng
bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km.
/>dialy
Theo kết quả điều tra, năm 2014 dân số Việt Nam là 90728.9 nghìn ngƣời, trong đó có 44758.1
nghìn nam (chiếm 49,33%) và 45970.8 nghìn nữ (chiếm 50,67%). (Nguồn: Tổng Cục Thống kê)
7
Các nhà khoa học chứng minh Việt Nam là nơi có nền nông nghiệp trồng trọt phát triển sớm.

12
Footer Page 18 of 137.


Header Page 19 of 137.

trong đó. Hồn làm cây lúa tốt tƣơi, đâm bông, trổ hạt. Hồn chính là sự sống của cây
lúa.
Quan niệm lúa cây lúa có hồn tức là tín ngƣỡng hồn linh đƣợc áp dụng với
cây lúa, đã dẫn đến một hệ thống chỉ dẫn liên quan tới cách chăm sóc cây lúa.

Mặc dù chịu sự ảnh hƣởng của quan niệm hồn linh, song có thể nói, tín
ngƣỡng nền tảng của vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là tín
ngƣỡng hồn lúa, chính tín ngƣỡng hồn lúa là nền tảng của mọi tín ngƣỡng nông
nghiệp khác. Và chính nó đã tạo ra nét đặc thù cho tín ngƣỡng của vùng Đông Nam
Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
3. Tính “vùng” của tín ngƣỡng thờ kính tổ tiên ở Đông Nam Á
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đƣợc nhiều nhà nghiên cứu coi là một trong
những tín ngƣỡng đặc thù của vùng Đông Nam Á. Theo nhiều tài liệu dân tộc học,
nhân học, lịch sử,... tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện trên lãnh thổ này từ rất
sớm. Có lẽ do điều kiện đặc điểm địa lý khí hậu tự nhiên của vùng thích hợp cho sự
phát triển của những khu rừng nhiệt đới nhiều tầng, nhiều thảo mộc và muông thú,
nhƣ số lƣợng mỗi loài lại ít, đặc biệt là số lƣợng các loài thú lớn không nhiều lắm,
nên đời sống săn bắt ngắn (thay vào đó lá sự ra đời sớm của nông nghiệp trồng trọt).
Mặt khác, cũng vì địa hình cƣ trú nhỏ hẹp nên các cộng đồng Đông Nam Á
nói chung, Việt Nam nói riêng thƣờng rất nhỏ bé và hầu nhƣ mọi thành viên trong
mỗi tộc đều có quan hệ huyết thống với nhau. Chính vì vậy, khi điều kiện tự nhiên
cho phép chuyển từ nền kinh tế săn bắt, hái lƣợm sang nền kinh tế nông nghiệp
trồng trọt thì cũng nhƣ mọi cƣ dân Đông Nam Á, các tộc cƣ dân Việt Nam đã nhanh
chóng thay thế sự thờ cúng loài vật bằng sự thờ cúng tổ tiên.
Cũng nhƣ những ngƣời Đông Nam Á cổ xƣa, ngƣời dân Việt Nam thời tiền
sử, luôn tin vào sự tồn tại của thế giới linh hồn (do chính họ thiết lập từ những kinh
nghiệm tâm sinh lý mà họ có đƣợc dƣới tác dụng của những nhiện tƣợng áp đặt vào
sự hồi suy của họ) song song với thế giới thực tại của con ngƣời. Những hiện tƣợng
về giấc ngủ, giấc mơ thấy ngƣời chết hiện về cũng nhƣ hiện tƣợng ốm đau, bệnh

13
Footer Page 19 of 137.


Header Page 20 of 137.


tật,...khiến ngƣời cổ xƣa nghĩ rằng trong con ngƣời cũng nhƣ cỏ cây và các sự vật
khác luôn có một hoạt khí bí mật mà trong con ngƣời trần tục không thể nhìn thấy
đƣợc. Hoạt khí này tồn tại một cách độc lập và bất diệt, nó điều khiển mọi hoạt
động của ngƣời cũng nhƣ vũ trụ nói chung, nó có khả năng nhập vào thể xác của
các sinh thể ngƣời, động vật và cả tĩnh vật, chiếm lĩnh chúng và làm cho chúng
hành động. Ngoài ra, sự thể hiện tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của cả khu vực đƣợc
gắn với nhiều tục, trò của tín ngƣỡng nông nghiệp lúa nƣớc đã làm cho chúng vừa
phong phú về thể loại và nội dung, vừa sống động về hình thức. Có thể nói, ở bất cứ
lễ hội cổ truyền nào hiện đang tồn tại trong vùng cũng hàm chứa nội dung thờ cúng
một hay nhiều vị thần linh, vị thánh hay Đức Phật nào đó. Và sự bày tỏ lòng thành
kính, biết ơn các vị tổ tiên ấy lại đƣợc thực hiện bằng những thực hành tín ngƣỡng
nông nghiệp rất đặc trƣng của vùng trồng lúa nƣớc. Chính điều đó đã khắc họa
những đƣờng nét tƣơng đồng cho tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên vùng Đông Nam Á
nói riêng và các lễ hội cổ truyền trong vùng nói chung. Đồng thời tạo ra sự khác
biệt giữa chúng với các lễ hội cổ truyền trên thế giới.
4. Tính “khu biệt” của tín ngƣỡng thờ kính tổ tiên ở Việt Nam
Thờ kính tổ tiên mang tính chất phổ quát, nhƣng lại cũng rất khu biệt trong
các hình thức thể hiện nơi từng nhóm nhỏ xã hội, đặc biệt là những nhóm xã hội của
một loại tôn giáo nào đó. Bởi vì nó còn tùy thuộc vào niềm tin và quan niệm cụ thể
của từng nhóm xã hội này, mà việc thể hiện tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở những
nhóm đó mang hai mức độ, hai hình thái: tôn kính và thờ phụng. Chính đặc tính
khu biệt của những hình thức thể hiện việc báo hiếu tổ tiên đã tạo nên sự phong
phú, đa dạng và khởi sắc của tín ngƣỡng bản địa. Đồng thời, cho thấy yếu tố văn
hoá bản địa đã đi vào trong từng nhóm xã hội một cách khéo léo nhƣ thế nào.
Điểm đầu tiên tạo nên sự khác biệt đặc thù nơi các tôn giáo và các nhóm xã
hội là quan niệm về hồn và nơi ở của hồn sau khi chết. Tuy nhiên trong khuôn khổ
của bài, tác giả không thể trình bày hết mọi khía cạnh khác biệt trong quan niệm về
hồn một cách đầy đủ và sâu sắc, hơn nữa điều đó cũng vƣợt quá khả năng tìm hiểu
của ngƣời viết. Cho nên, tác giả chỉ xin giới hạn việc trình bày vấn đề một cách khái

quát những điểm đặc trƣng nhất trong quan niệm của một vài nhóm xã hội tiêu biểu.
14
Footer Page 20 of 137.


Header Page 21 of 137.

4.1. Quan niệm của Phật giáo: Đời sống của con ngƣời gắn chặt với kiếp.
Phật Tổ Nhƣ Lai đã từng nói: kiếp của con người chất cao như núi, khi nào
hết kiếp con ngƣời mới trở thành Phật, sống mãi trong nơi gọi là Niết Bàn,
những ai đủ điều kiện đạt đến Niết Bàn, đƣợc trở thành Phật sẽ cắt đứt hoàn
toàn với cuộc sống tại thế và với mọi con ngƣời đang sống. Họ tin ngƣời có
xác và có hồn, nhƣng xác không phải là một nhân vị thực, chỉ có hồn mới là
thực. Nên sau khi chết nếu hồn chƣa thoát đƣợc nghiệp chƣớng sẽ vẫn còn bị
vƣớng vào vòng luân hồi để quay trỏ lại một kiếp nào đó tƣơng xứng với
những gì mà mình đã làm trong kiếp trƣớc. Cho nên, họ không bao giờ dám
sát sinh vì có thể động vật ấy là một sinh linh đầu thai do kiếp trƣớc đã làm
điều gì đó.
Quan niệm này ảnh hƣởng rất nhiều trong văn hóa dân gian Việt Nam,
nhất là qua những câu chuyện thần thoại. Theo quan niệm này, thì việc báo
hiếu tổ tiên đƣợc thực hiện bằng những nghi lễ cầu siêu theo phƣơng thức nhà
Phật, nhà có tang ma sẽ mời quí sƣ đến tụng kinh cho ngƣời chết mau siêu độ;
đến ngày lễ Vu Lan con cháu đến chùa dâng lễ cúng Phật cầu cho cha mẹ. Lễ
Vu lan theo quan niệm Phật giáo là ngày Phật đại xá, nên những việc lành con
cháu làm trong ngày này thì cha mẹ sẽ đƣợc hƣởng phúc.
Một quan niệm khác trong Phật giáo gọi hồn con ngƣời bằng từ tâm
thức, khi tổ tiên cha mẹ qua đời, tâm thức rời xác thể xuống địa ngục chờ một
thời gian là 49 ngày. Thời gian này đƣợc gọi là định kiếp, sau 49 ngày này
ngƣời chết sẽ hóa sang một kiếp khác. Những ngƣời theo quan niệm này tin
rằng, trong 49 ngày đó con cháu cần phải ra sức cầu cúng, mời sƣ tụng kinh

cầu siêu, làm việc thiện, để những lỗi lầm của ông bà cha mẹ đƣợc giảm bớt,
đến ngày hóa kiếp (sau 49 ngày) sẽ đƣợc vào một kiếp nhẹ hơn. Còn một khi
đã hoá kiếp thì con cháu có làm gì thì cha mẹ cũng không còn đƣợc hƣởng
nhờ nữa, những ngày giỗ mỗi năm chỉ là dịp tƣởng nhớ cha mẹ mà thôi. Họ
cũng tin có ngày đại xá là lễ Vu lan.
Thực ra, thời gian định kiếp là một yếu tố hội nhập của Phật giáo từ đạo
hiếu trong văn hoá Việt Nam, vì Phật giáo nguyên thủy chỉ có quan niệm về
15
Footer Page 21 of 137.


Header Page 22 of 137.

hóa kiếp, nhƣng họ buộc phải đƣa vào thời gian định kiếp, để con cháu có thể
làm một việc gì đó báo hiếu cho cha mẹ mình, nhƣ thế ngƣời bản địa theo Phật
giáo cũng vẫn thực hiện đƣợc chữ hiếu. Dù quan niệm thế nào thì theo Phật
giáo nguyên thủy chết là không còn gì nữa, không còn liên can, quan hệ gì với
trần thế nữa, vì khi đã nhập Niết Bàn thì cũng là lúc cắt đứt với trần gian, hay
khi cồn nặng nghiệp chƣớng thì lại hóa sang kiếp khác không còn tồn tại sau
khi chết, vì thế cũng chẳng còn tƣơng quan gì với con cháu. Đây là điểm khác
biệt với tín ngƣỡng bản địa và nhƣ thế Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam
nếu không có sự điều chỉnh sẽ khó đƣợc cƣ dân ở đây tiếp nhận. Cho nên, sự
điều chỉnh của Phật giáo ở chỗ chấp nhận tâm thức con ngƣời còn tồn tại trong
49 ngày và con cháu có thể báo hiếu trong thời gian này cũng nhƣ trong ngày
lễ Vu lan.
4.2. Quan niệm của Phật giáo Hòa Hảo: Đƣa ra thuyết Tứ Ân bao gồm: ân
tổ tiên cha mẹ, ân đất nƣớc, ân Tam bảo (Phật, pháp, tăng), ân đồng bào và
nhân loại8. Tứ ân đƣợc nhiều chùa của Phật giáo Việt Nam hội nhập vào trong
giáo lý của mình và xếp lại theo một thứ tự khác là: ân Sƣ trƣởng, ân cha mẹ,
ân đàn na tính khí, ân quốc gia. Trong tứ ân thì ân cha mẹ đƣợc đặt sau ân sƣ

trƣởng, vì sƣ trƣởng sinh ra thân tu hành là cơ hội cho con ngƣời có điều kiện
tu luyện để mau thoát kiếp, còn cha mẹ chỉ cho con cái tấm thân trần tục mà
thôi.
Tổ tiên trong Phật giáo còn đƣợc mở rộng ra các vị tổ lập nên các tông
phái cũng nhƣ các vị tổ không lập tông phái nhƣng đƣợc truyền thừa lại.
Trong chùa, bàn thờ tổ này đƣợc trân trọng nhất. Có hai tổ đƣợc thờ là tổ Đạt ma - ngƣời truyền đạo vào Việt Nam, tất cả mọi chùa đều thờ tổ này. Tổ thứ
hai là tổ Khai Sơn, là tổ lập chùa và những ngƣời đƣợc, truyền thừa lại. Đây
cũng là một hình thức thờ cúng tổ tiên.
4.3 Quan niệm của Nho giáo: Đức Khổng đã từng nói: Vị năng tri sinh, yên
năng tri tử - sống còn chưa biết, nói gì chuyện chết. Song nhƣ thế không có
nghĩa là Nho giáo không tin vào sự tồn tại của hồn con ngƣời sau khi chết, chỉ
8

Xin xem thêm Đức Huỳnh Giáo Chủ, Sấm giảng, Nxb Sài Gòn, 1962, tr 128-133.

16
Footer Page 22 of 137.


Header Page 23 of 137.

có điều Nho giáo không thích lý giải nhiều về vấn đề mà mình không nắm
chắc, không muốn suy luận nhiều về điều mà mình không có kinh nghiệm.
Nho giáo giáo dục con ngƣời sống chan hòa với nhau, tạo những mối tƣơng
quan giữa ngƣời với ngƣời theo nguyên tắc chính danh, mỗi ngƣời phải sống
đúng và hành xử đúng với danh phận của mình, và tôn trọng ngƣời khác đúng
với danh phận của họ. Cho nên lễ giáo gia phong trong một gia đình nhà Nho
rất nghiêm ngặt và việc thờ cúng tổ tiên là yếu tố quan trọng đầu tiên trong hệ
thông lễ giáo ấy. Sự nghiêm ngặt ấy thể hiện rõ nhất trong gia đình giàu có,
quí tộc Việt Nam thời Phong Kiến, khi nhà có giỗ nhất nhất con cháu dù làm

quan to cũng phải về nhà cha mẹ tham dự cúng kiếng, đặc biệt cô con dâu cả
không thể viện một lý do nào để vắng mặt9.
Nho giáo cũng tin ông bà vẫn còn hƣởng dùng những của cúng nên đã
đặt ra những nghi lễ cúng giỗ và qui định cả về thời gian thực hiện lễ cúng.
Những nghi lễ đó đƣợc ngƣời Việt xử dụng và trở thành tập tục cúng giỗ của
những gia đình không theo một tôn giáo nhất định nào, chứ không chỉ có
những nhà Nho mới thực hiện và tất nhiên việc cúng giỗ ấy có khác với việc
cúng giỗ của những thành viên của một tôn giáo nào đó.
Nho giáo tuy không bàn đến việc ông bà tổ tiên sẽ trở thành gì sau khi
chết, nhƣng qua các nghi lễ cúng giỗ họ vẫn thể hiện một niềm tin là ông bà tổ
tiên thuộc về thế giới thần thiêng và cũng là thần thánh có quyền độ trì cho
con cháu, quan niệm này khác với Phật giáo nguyên thủy cho rằng giữa ông bà
tổ tiên đã chết và con cháu đang sống không có sự liên đới, không còn có sự
tƣơng quan với nhau, ngƣời đã xuất gia tu hành chỉ thờ cúng Phật, không thờ
cúng tổ tiên mình.
4.4. Quan niệm của Công Giáo: Có một quan niệm riêng về sự tồn tại của
hồn, và về nơi mà hồn sẽ “cư ngụ” sau khi chết, quan niệm ấy có nền tảng và
đặc trƣng sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng tiếp theo. Từ những quan niệm ấy
mà ngƣời Công Giáo có một hình thức báo hiếu tổ tiên khác với những nhóm
9

Xin xem Nhất Linh, Nửa chừng xuân, Nxb Văn Học, 2009

17
Footer Page 23 of 137.


Header Page 24 of 137.

xã hội không cùng niềm tin. Tuy nhiên, Công Giáo cũng có hội nhập một số

yếu tố trong cách thức báo hiếu của tín ngƣỡng bản địa cũng nhƣ một số qui
định về thời gian giỗ chạp của Nho giáo.
5. Những yếu tố cố kết trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tên của ngƣời Việt
5.1 Yếu tố “Làng”
Có thể nói, cơ sở vật chất cho việc hình thành tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
đƣợc sản sinh trong một minh trƣờng hết sức đặc thù của ngƣời Việt - đó là môi
trƣờng "Làng".
Làng Việt là cơ cấu tổ chức lâu đời và đặc thù của cƣ dân nông nghiệp trồng
lúa nƣớc. Việc hình thành làng vốn dựa trên cơ sở sự tan rã của mô hình công xã
nông thôn mang nặng yếu tố huyết tộc. Nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, có
cơ sở và những đặc trƣng riêng biệt, nhờ những yếu tố ấy mà làng Việt Nam có một
sức sống gắn kết những con ngƣời với nhau một cách chặt chẽ, bền bỉ và lâu dài
trong tâm thức của ngƣời Việt Nam.
Nhiều nhà Đông phƣơng học cho rằng, cấu trúc làng của các vùng lúa nƣớc ở
Thái Lan, Campuchia là lỏng lẻo, vì ở đấy là nơi cây lúa nƣớc và hệ thống tôn giáo
Phật tiểu thừa chi phối. Ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ không có tình
trạng trên. Làng Việt Nam hoàn toàn không chỉ là một khu vực cƣ trú đơn thuần của
gia đình tiểu nông mà bản thân nó còn là một tổ chức sản xuất, tổ chức quân sự, một
tổ chức xã hội.
Cộng đồng làng là một sự hợp thành của một hệ thống có gia đình cá thể, có
họ hàng, có phƣờng, hội, có xóm giáp và những mối liên kết vật chất và tinh thần
nhƣ tộc ƣớc, phƣờng lệ, hƣơng ƣớc và tín ngƣỡng tôn giáo, hội hè, đình
đám… Làng là tích hợp của những thành tố trên. Ở đây hầu nhƣ con ngƣời không
tồn tại với tƣ cách cá nhân độc lập, mà phải luôn luôn là thành viên trong một cộng
đồng nhất định của họ, của phƣờng, của hội, của làng...
Tuy nhiên, cấu trúc của làng Việt ở đồng bằng sông Cửu Long có những nét
đặc thù không giống với làng ở châu thổ sông Hồng, kể cả làng ở miền Trung. Các

18
Footer Page 24 of 137.



Header Page 25 of 137.

làng ấp ở Nam Bộ mở rộng nhiều hơn, không bị bao vây bởi một luỹ tre dày kín
(nhƣ các làng ở miền Bắc), trái lại thƣờng kéo dài dọc theo bờ sông hay hai bên
đƣờng lớn. Làng Nam Bộ đƣợc thành lập do sự quy tụ, tập hợp tự nhiên những con
ngƣời phiêu tán, cho nên lúc đầu không có quy chế chặt chẽ, không có hƣơng ƣớc,
lệ làng và tộc ƣớc nhƣ các làng miền Bắc và miền Trung.
Tuy cơ sở của làng cũng đƣợc xây dựng trên nền móng của quan hệ huyết
thống, nhƣng đã mở rộng thêm ra nhiều dòng họ. Làng vốn là mô hình đóng kín và
việc cƣới gả trong làng cũng xoay theo chiều hƣớng ấy. Trai gái trong làng thƣờng
kết hôn với nhau, hiếm khi ngƣời ta lấy ngƣời ngoài làng, ngay cha mẹ cũng theo
quan niệm nhƣ thế :
Có con mà gả chồng gần,
Có bát canh cần nó cũng mang cho.
Hoài con mà gả chồng xa,
Ăn một bữa cỗ lội ba quãng đồng.
Chính trong sự gắn kết ngày càng chặt chẽ đó, mà ngƣời Việt càng gắn bó với
tổ tiên hơn, bởi vì làng đƣợc hình thành trên nền tảng huyết thống, có mở rộng
nhƣng lại mở rộng trong phạm vi bên trong “lũy tre làng” và nhƣ thế tính huyết
thống nhƣ đƣợc củng cố thêm, và những ngƣời trong làng vẫn thƣờng cách này
cách khác đều có họ với nhau. Chính trong mối giây họ hàng chồng chéo ấy mà mô
hình làng đƣợc củng cố nhiều hơn. Đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên mặt
tiêu cực của làng là óc hẹp hòi, cục bộ theo chủ nghĩa tông tộc và chủ nghĩa địa
phƣơng.
Sự kiên cố của làng chính là mảnh đất nhiều hứa hẹn cho sự phát triển của
những phong tục và tín ngƣỡng dân gian, đặc biệt là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, đó
cũng là kết quả tất yếu của một môi trƣờng xã hội mà trong đó những mối tƣơng
quan đƣợc xây dựng chủ yếu trên cơ sở nền tảng của quan hệ huyết tộc. Môi trƣờng

làng ấy tạo nên mối tƣơng quan hữu cơ giữa ngƣời với ngƣời mà đƣợc mọi thành
viên trong làng rất trân trọng, các vị lão làng đƣợc kính trọng nhƣ cha mẹ và con
cháu trong làng đều đƣợc xem là con cháu của mọi ngƣời lớn trong làng, các cụ đều
có quyền dạy bảo, đe loi và khuyên răn nữa.

19
Footer Page 25 of 137.


×