Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tranh dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.67 KB, 6 trang )

Những dòng tranh chính
Cùng với những đổi thay của đất nước, tranh dân gian cũng vậy, có nhiều dòng tranh xuất
hiện. Có dòng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh chóng
biến mất. Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không
còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn của mỗi dòng tranh vẫn còn đó, như là
một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, nó sẽ vãn mãi là di sản của dân tộc Việt
Nam.
Có một số dòng tranh dân gian chính đã một thời cực thịnh và ngày nay còn lưu giữ được
một phần, như:
• Tranh dân gian Đông
Hồ (Bắc Ninh)
• Tranh Hàng Trống
(Hà Nội)
• Tranh Kim Hoàng
(Hà Tây)
• Tranh làng Sình
(Huế)
Dòng tranh dân gian Đông Hồ
Chơi bịt mắt bắt dê
Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ.
Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó
suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn.
Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện từ những
khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh. Đây là dòng
tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in.
Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong
cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn
Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà trống,... cho tới những bức
tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa...
Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và sớm đi vào đời sống văn
hoá của họ. Mỗi khi Tết đến dường như hầu hết các gia đình ở nông thôn miền Bắc đều có


treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian, với sức mạnh mang trong mình, tranh
Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã trở thành một phần
không thể thiếu của đời sông văn hóa tinh thần của người dân.
Dù đã có thời gian đi vào lãng quên, nhưng ngày nay dòng tranh này vẫn còn giữ được
những giá trị to lớn của nó. Tranh Đông Hồ vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hoá của
người dân Việt.
Dòng tranh Hàng Trống
Tranh thờ Ngũ Hổ
Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống,
Hàng Nón... của Hà Nội. Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh
dân gian khác.
Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh hưởng
Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công phu, không
bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa.
Tranh được tạo hình không giống tranh hiện đại mà cũng không giống tranh cổ điển. Với
các gam màu chủ yếu là lam, hồng, đôi lúc có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo
không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn.
Khác với dòng tranh Đông Hồ, nó không được in tất cả bằng ván khắc mà chỉ in "một
nửa", in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại, cụ thể kỹ thuật tranh Hàng Trống kết
hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt
phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất
uyển chuyển. Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ.
Tranh Kim Hoàng
Tranh Kim Hoàng là sản phẩm tranh ra đời từ sự hợp nhất 2 làng Kim Bảng và Hoàng
Bảng vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701). Dân làng thường làm tranh từ Rằm tháng 11 âm
lịch cho tới Tết Nguyên Đán.
Điểm khác biệt của dòng tranh này là nó không sử dụng giấy in quyét điệp như tranh Đông
Hồ mà cũng không sử dụng giấy xuyên như tranh Hàng Trống mà in trên giấy Đỏ, giấy
Hồng Điều hay giấy Tàu vàng.
Tranh làng Sình

Nghề làm tranh tại làng Sình (nằm ven bờ sông Hương, Huế) đã ra đời không biết từ bao
giờ, và tranh của làng đa phần phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.
Tranh làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Với khoảng hơn 50 đề tài tranh phản
ảnh tín ngưỡng cổ sơ, người dân thờ tranh cầu mong người yên, vật thịnh ... Tranh có
nhiều cỡ khác nhau, ứng với nó là kiểu in vẽ cũng khác nhau. In tranh khổ lớn thì đặt bản
khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu,
quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho
ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập
lên.
Bản in đen chờ cho khô thì đem tô màu. Màu tô của tranh làng Sình tuy không được tỉa tót
và vờn đậm nhạt như tranh Hàng Trống, nhưng mỗi màu đều có chỗ cố định trên tranh, tạo
nên sự hòa sắc phù hợp với ý nghĩa từng tranh.
Ðiểm nỗi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác một
cách hồn nhiên. Nhưng nét độc đáo nhất của nó lại là ở chỗ tô màu. Khi đó nghệ nhân mới
được thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Người thổi hồn cho tranh dân gian trên đồng thúc nổi
Tranh dân gian là một tài sản quý trong kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam với
những đề tài phong phú từ cảnh sinh hoạt cung đình đến những đời thường, nhiều khi
còn pha chút hài hước của người dân quê. Tranh dân gian còn đi vào thi ca. Nhà thơ
Hoàng Cầm đã từng ca ngợi vẻ đẹp tranh Đông Hồ trong bài thơ bên kia sông Đuống
"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp".
Tranh Đông Hồ trên giấy dó là nét truyền thống của tranh dân gian làng Đông Hồ. Tuy
vậy, có một người con Hà Nội say mê nghệ thuật tranh dân gian đã bỏ gần 30 năm để
tìm một cách thể hiện mới cho những bức tranh cổ, đó là nghệ nhân Lê Văn Phú.
Ông sinh năm 1942 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm nghề trạm bạc ở
khu phố cổ. Cha của ông là một nghệ nhân nổi tiếng trong làng nghề chạm bạc đất Hà
Thành trong những năm trước cách mạng và ông đã giành hết tâm sức để truyền nghề
cho con với hy vọng có người nối nghiệp cho gia đình nhưng ông Phú ngay từ khi còn
nhỏ lại rất say mê hội hoạ, nhất là những bức tranh dân gian của dân tộc.

Ông đã phải giấu gia đình để theo học một lớp hội hoạ do Sở Văn hóa Hà Nội mở
nhưng mới chỉ học nửa khoá thì ông phải tạm gác giá vẽ để có mặt trong đoàn quân tiên
phong chi viện cho chiến trường miền Nam chống đế quốc Mỹ. Mãi đến khi nước nhà
thống nhất, ông trở về công tác tại quân khu Thủ đô, lúc này ông mới có điều kiện để
theo đuổi ước mơ từ thời niên thiếu của mình. Ông Phú đã từng nghiên cứu nhiều cách
thể hiện tranh dân gian như sơn mài, khảm trai... nhưng ông không thật bằng lòng vì nó
nhợt nhạt và không truyền tải được nét hồn nhiên, sinh động của tranh gốc. Vốn có nghề
trạm bạc, ông nghĩ tại sao mình không thử trên chất liệu kim loại, hẳn sẽ mới lạ và độc
đáo? Từ trước đến nay, kim loại chủ yếu được dùng để đúc một số hàng mỹ nghệ chứ
chưa ai dùng để sáng tác tranh nghệ thuật bao giờ.
Nghĩ là làm, sau khi xem xét các đặc tính lý, hoá của kim loại, cuối cùng ông Phú quyết
định chọn đồng làm chất liệu chính bắt tay vào sưu tầm, nghiên cứu các bản vẽ tranh
dân gian để lấy đề tài. Khi chọn được bức tranh tâm đắc, ông ken ra giấy từng chi tiết
nhỏ của tranh rồi dán lên mặt đồng sau đó dùng truy thúc cho hoạ tiết nổi lên. Công
đoạn này quyết định sự thành bại của bức tranh. Nó đòi hỏi nghệ nhân phải có lòng kiên
nhẫn và sự khéo léo của đôi tay vì nếu gõ quá tay đồng có thể bị rách hoặc sai lệch sự
đối xứng.
Tranh đồng thúc nổi thuộc loại tranh đơn sắc và khả năng ước lệ cũng bị hạn chế nên
cần phải có sự cảm nhận tinh tế, không chỉ về hội hoạ mà đòi hỏi nghệ nhân phải có một
vốn sống nhất định. Mỗi bức tranh dân gian đều gắn với một tích truyện hàm chứa nhiều
ý nghĩa, biểu hiện một thế giới nội tâm phong phú. Người làm tranh hiểu hết ý nghĩa của
những tích tranh đó mới tạo được hồn cho bức tranh của mình. Khó khăn còn ở chỗ các
quy trình làm tranh của ông đều phải tự mày mò nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm.
Ông Phú vẫn còn nhớ tác phẩm đầu tay của mình là một bộ tứ bình xuân hạ thu đông
trên nền sơn mài rất khiêm tốn với khổ tranh 10x30 cm.
Tuy nhỏ nhưng bộ tranh này đã làm giới yêu nghệ thuật ngày đó phải ngỡ ngàng bởi
màu đồng nâu bóng đã làm cho bức tranh mang một hình thái cổ kính, sang trọng mà
như phảng phất lời tâm sự về một khoảng thời gian đi qua trong cuộc đời con người. Bộ
tranh được gửi đi tham dự hội thi ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 1985 và mang
về giải B (không có giải A).

Ông Phú cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì mọi người đã đồng cảm và đón nhận những
sáng tạo mới mẻ của mình trên cơ sở thừa kế những nét tinh hoa của nghệ thuật truyền
thông dân tộc. Điều đó giúp ông thêm nghị lực để chọn tranh đồng thúc nổi làm nghiệp
cho mình, mặc dù nếu thạo nghề kim hoàn của gia đình ông đã có thể hái ra tiền. Sau
những ngày vất vả tự tìm phong cách, hướng đi và cả thị trường cho tranh của mình, đến
nay sự nghiệp gìn giữ những tích tranh quý trên chất liệu vĩnh cửu đồng thúc nồi của
ông Phú đã có nhiều thuận lợi. Được Sở văn hoá quan tâm nên ông đã có cơ hội giới
thiệu các tác phẩm của mình với khách hàng trong và ngoài nước tại các hội chợ hàng
nghề, hội chợ du lịch...
Vì thế, khách hàng tìm đến xưởng tranh của ông ngày một nhiều. Ngoài đề tài tranh dân
gian, ông Phú còn khai thác các mảng đề tài vốn cổ, tranh phong cảnh, tranh sáng tác...
tất cả đều chung một thể loại trên đồng thúc nổi. Người ta vẫn nói "có công mài sắt, có
ngày nên kim" nhưng riêng với ông thì là "có công gò săt, có ngày nên tranh".
Tranh tết Đông Hồ- Hàng Trống.
Theo phong tục cổ truyền, hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, những tờ tranh in màu sắc
tươi rói lại bày bán la liệt khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, lên cả các vùng núi xa xôi làm
cho hông khí hội xuân ngày Tết càng thêm vui, hồ hởi.
Do nhu cầu tín ngưỡng và thú chơi tranh ngày Tết của nhân dân ngày càng tăng. Tranh vẽ
tay không đủ đáp ứng, nên các nghệ nhân phải tìm cách in tranh thành nhiều bản. Từ đó
tranh dân gian, tranh Tết truyền từ đời này sang đời khác bằng kỹ thuật in bản gỗ.
Tranh khắc gỗ dân gian được sản xuất ở nhiều địa phương hoặc tập trung từng làng, hoặc
(in từng hộ gia đình in riêng). Nổi tiếng có: Đông Hồ (Hà Bắc), Hàng Trống (Hà Nội), Kim
Hoàng (Hà Tây), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huê), tranh Nam bộ. tranh của các dân tộc
miền núi. Từ nhiều quê tranh, nổi lên hai dòng tranh có truyền thống lâu đời hơn cả là tiếng
tranh Đông Hồ và dòng tranh Hàng Trống. Sự khác biệt từ đề tài, chất liệu đến kỹ thuật khắc
ván và in tranh đã tạo nên tính cách nghệ thuật riêng biệt giữa hai dòng tranh.
Tiêu biểu cho dòng tranh Đông Hồ là loại tranh khắc gỗ in trên giấy "điệp" Tranh in cả nét lẫn
mầu, ván gỗ của tranh khắc bằng những mũi đục còn là " vẻ" nét khắc đục thẳng đậm nét,
đứng cạnh và to đậm. Còn ván in tranh Hàng Trống lại khắc hình trên mặt gỗ bằng mũi tràng
đục hay mũi dao nhọn đầu. Nét khắc cắt gọt vát cạnh chân thang, nhỏ nét, tinh tế.

Tranh Đông Hồ màu in trước, nét in sau. Tờ tranh có bao nhiêu màu. In bấy nhiêu lần ván
màu. In màu xong, cuối cùng mới in ván nét to đậm, mềm mại bao quanh lấy những mảng
màu to bẹt, đồng bộ, tạo thành một đường viền làm ổn định hình trên tranh (ngoại lệ sau này
cũng có tranh chỉ in nét, còn màu phẩm tô bằng bút lông).
Giấy in tranh là giấy dó dai bền, trên mặt giấy quét phủ một lớp điệp tạo cho tờ giấy dó cứng
xốp và nổi lên chất nghệ thuật đặc sắc của những thô điệp phát sáng lung linh hấp dẫn.
Màu mực in chế từ những nguyên liệu cỏ cây, đất đá săn có trong thiên nhiên từ trên rừng
dưới biển:
- Màu đen xốp, êm nhẹ chế từ chất than lá tre khô.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×