Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

quan điểm tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.8 KB, 6 trang )

NỘI DUNG: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Những cơ sở về đạo đức của tư tưởng HCM
- Tinh hoa đạo đức của dân tộc: Trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài dựng
nước và giữu nước đã hình thành nên những chuẩn mực, các giá trị đạo đức tốt đẹp
trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với yêu cầu tồn tại, phát
triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống yêu quê hương đất nước;
gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn kết, thủy chung, nhân ái, quí trọng
nghĩa tình; cần cù, yêu lao động, dũng cảm, kiên cường, hiếu học, sáng tạo....
- Tinh hoa Nhân loại: Nho, phật,...
- Tư tưởng, tấm gương của Chủ Nghĩa Mác lê nin
2. Vai trò của đạo đức:
- Đạo đức là nền tảng, gốc rễ
Theo Hồ Chí Minh: Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách
mạng vẻ vang. Sự nghiệp cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người, làm cho người Việt Nam từ nghèo đói trở nên đủ ăn,
từ đủ ăn trở nên khá, từ khá trở nên giàu và giàu thì càng giàu thêm. Sự nghiệp đó
rất cao cả và nhân văn, đòi hỏi phải có những phẩm chất tương ứng. Đạo đức là tiêu
chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, của con người. Người có đạo đức
là người cao thượng; một dân tộc mặc dù kinh tế còn lạc hậu nhưng có được đạo
đức cần kiệm liêm chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc văn minh. Đạo đức giúp
con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh, không
dễ gì thay đổi trước những xoay vần biến thiên của thời cuộc: Giàu sang không thể
quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục. Đạo đức là
gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác
- Lê Nin, đưa chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào cuộc sống
- Đạo đức kết hợp với tài năng mới hoàn thành nhiệm vụ
Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Hồ chí Minh đã nêu một quan
điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí, Vì khi đã có cái trí thì cái đức chính là cái
đảm bảo cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp



nhận, đã đi theo. Đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp, phải đi đôi, không thể
có mặt này, thiếu mặt kia
3. Nội dung của đạo đức
• 4 vấn đề: phản ánh 4 mối quan hệ xã hội
- Quan hệ cộng đồng: trung với nước-....
Trung với nước, hiếu với dân: trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp
dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất “sánh vai với các cường quốc
năm châu”. Nước là của dân, dân làm chủ đất nước, trung với nước là trung với dân,
vì lợi ích của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều
vì dân”.... Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là
“đầy tớ trung thành của nhân dân”. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng
đầu của đạo đức cách mạng; là phải gắn bó với nhân dân, gần dân, dựa vào dân, lấy
dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh,
nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất
nước.
- Quan hệ chính mình
Cần, kiệm, liêm, chí, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất
trung tâm của đạo đức cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con
người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Chí công vô tư là đặt lợi ích của tổ
quốc, của nhân dân lên trên hết. Phải trọng lợi ích của cách mạng hơn tính mệnh của
mình. Phải hi sinh lợi ích của mình cho Đảng; việc của cá nhân và lợi ích của cá
nhân để lại sau. Chí công vô tư là đạo đức cao nhất; là chuẩn mực của người lãnh
đạo. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư,
một lòng vì nước vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm,
chính.
- Quan hệ Người khác( yêu thương mọi người)
Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình: đây là phẩm chất đạo đức cao đẹp
nhất, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội; phải tin
vào con người; với mình thì chặt chẽ nghiêm khắc; với người thì khoan dung độ
lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường lạc lối, mắc

sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người là giúp cho con người ngày càng tiến
bộ, tốt đẹp hơn; là phải biết và dám dấn thân để đấu tranh gải phóng con người.


- Quan hệ với các nước bên ngoài
Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng
con người khỏi áp bức bóc lột. Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý
và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu
nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện
của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc...
• 4 tiêu chí:
- Trung với nước- hiếu với dân
- Cần kiệm liêm chính
- Yêu thương con người
- Tinh thần quốc tế trong sáng
4. Ba nguyên tắc xây dựng đạo đức:
- Nêu gương đạo đức
Đối với mỗi người lời nói phải đi đối với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là
sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo
với nhân viên... là rất quan trọng. Người yêu cầu cha mẹ làm gương cho các con,
anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương
cho cán bộ, nhân viên.... Đảng viên phải làm gương trước quần chúng. Người nói:
“Trước mặt quần chúng không phải ta viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ
yêu mến. Quần chúng chỉ quí mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng
dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”
- Rèn luyện bền bỉ suốt đời
Hồ Chí Minh khắng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
mới thành. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con

người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện hàng ngày có
vai trò rất quan trọng và phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong
đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi quan hệ của mình.
- Xây đi đôi với chống


Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất
thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu
cầu của đạo đức mới, chống chủ nghĩa cá nhân. Xây đi đôi với chống là muốn xây
phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải
chống chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng đạo đức mới trước hết phải tiến hành bằng giáo
dục, từ gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung
nhất phải được cụ thể hóa. Hồ CHí Minh đã cụ thể hóa những phẩm chất đạo đức cơ
bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội. trong giáo dục, vấn đề
quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người để mọi người
nhận thức được và tự giác thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu
trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa,
ngăn chặn. Để xây và chống phải phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong
trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động
cuộc thi đua “ba xây, ba chồng”, viết sách “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo
dục về đạo đức lối sống.
II. Thực tiễn:
- Thực trạng đạo đức xã hội nước ta hiện nay:
+ Tích cực
Do tác động toàn cầu hóa và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, trình độ
dân trí được nâng cao rõ rệt. Nhờ tiếp thu thành tựu công nghệ, thông tin, chúng ta
có thể tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, cập nhật được nhiều thông tin mới về
tình hình thế giới. Cũng qua đó, ý thức chính trị về các vấn đề trong nước và trên

thế giới cũng được nâng cao. Nhờ quá trình toàn cầu hóa dân tộc ta hiểu biết hơn
các dân tộc khác trên thế giới, bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc mình. Cũng
thông qua mở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế, con người Việt Nam trở nên năng
động hơn. Trong bối cảnh mới, nhiều người Việt Nam đã thay đổi lối sống của
mình, từ cuộc sống có phần khép kín, thiếu năng động sang cuộc sống cởi mở hơn,
năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
+ Tiêu cực


Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương
Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến
đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh
hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam,
nhất là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống
cấp.
- Thực trạng đạo đức trong học sinh, sinh viên
+ Mặt tốt: Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc
học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về
cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: rôbôcon châu Á Thái
Bình Dương, cuộc thi Olympic toán và vật lí quốc tế.
- Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình
nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài
việc học tập, các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ.
+ Mặt xấu
Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy
cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ;
thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm
suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo
dục đạo con người điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng
và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.

- Liên hệ với bản thân về sự cần thiết của rèn luyện đạo đức
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi,
học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người
xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần
phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại.
Thật thật thà không gian dối, dung cảm, không sợ chết, không làm theo sự xuối dục
của người khác. Phải tự ý thức được việc làm của mình ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường.


Có ý thức về một cuộc sống ích nhà lợi nước, có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ
công dân, ý thức về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có ý thức về tình người, biết thương người như thể thương thân.
Có ý thức chống các thói hư tật xấu, không sống trụy lạc bê tha, không dối trá,
không vì lợi ích mình mà hại người, phải làm cho có tiền để sống nhưng không vì
tiền mà chà đạp lên đạo lý, lương tâm, tình nghĩa.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy,
nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bật của các quốc gia phát triển trên thế giới
về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể
hiện tính hai mặt. Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà
nhân loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn,
giúp cho đất nước phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc và
vận dụng những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta sẽ
mang lại những hậu quả khôn lường. Sự suy thoái về đạo đức là một vấn đề rất cấp
thiết và đáng lên án. Tuy xã hội cần có nhiều hình thức để lên án, tố cáo và ngăn
chặn nhưng những hành vi, Tình tạng suy thoái vẫn tiếp diễn và luôn có xu thế tăng
nhanh này. Chính vậy mỗi chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn và tố cáo
những hành vi đó.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×