Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

HẬU QUẢ của THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.4 KB, 12 trang )

HẬU QUẢ CỦA THAM về KINH TẾ


HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG về KINH TẾ

 Tham nhũng là một thách thức mang tính toàn cầu – đó là một nhận định được cả thế giới thừa nhận.
Năm 2013, Việt Nam xếp hạng 116 trên tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ
Tham nhũng ở nước ta ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp
luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích.

Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản
của Nhà nước.


Hậu quả của tham nhũng vềkinh tế

Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội kéo lùi sự phát triển tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó.



Tăng từ 3-10% cho giá của một giao dịch để đẩy nhanh giao dịch.
Một mức tổn thất tới 50% nguồn thu từ thuế của chính phủ do hối lộ và tham nhũng.


HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ








A) Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản

Phải chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác.
Mặt khác do tham nhũng mà một số lượng lớn tài sản của Nhà nước bị thất thoát do các hành vi tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt.
Một số cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư
bằng vốn ngân sách không dựa trên yêu cầu mang lại
lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội mà chỉ nhằm mưu cầu
lợi ích cho cá nhân.


HẬU QUẢ CỦA THAM nhũng về VỰC KINH TẾ



Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2013, ngành thanh tra phát
hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền
117,5 tỉ đồng, đã chuyển cơ quan điều tra 11 vụ việc. Cũng trong năm
2013, cơ quan điều tra các cấp đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về
tham nhũng. Thiệt hại được xác định qua các vụ án này lên đến khoảng
9.260 tỉ đồng, 51.000 lượng vàng SJC, 155.000m2 đất.



Nổi bật là các vụ án vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổ
chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Bình
Chánh, TP.HCM gây thiệt hại 410 tỉ đồng, vụ án lạm quyền trong khi thi
hành công vụ xảy ra tại Ngân hàng SeaBank gây thiệt hại 310 tỉ đồng.



HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG về KINH TẾ




B) Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế



Trong một số cơ quan, tổ chức đã hình thành các đường dây tham ô hàng tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên do tệ tham nhũng, hối lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản thuế ít hơn
nhiều so với khoản thuế thực tế phải nộp.


HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG về KINH TẾ



C) Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, làm chậm
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.



Do tệ nạn tham nhũng mà nhiều doanh nghiệp tuy không có đủ thực lực và uy tín nhưng nhờ “hối lộ” mà vẫn giành được những hợp đồng
kinh tế lớn





Điều này vừa làm mất long tin của doanh nghiệp, là vừa làm suy thoái một bộ phận công chức, cán bộ.
Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn gây thiệt hại đến tài sản của người dân do
họ phải đưa hối lộ khi liên quan đến các thủ tục hành chính.



Mặt khác, nó có thể gây nhũng nhiễu, trì trệ trong sản xuất của người dân.


HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG về KINH TẾ

• D) Tham nhũng cản trở phát triển kinh tế nhanh và ổn định và tàn phá môi trường tự nhiên.
• Tham nhũng được coi là một tác nhân làm suy yếu thị trường.
• Tham nhũng được sinh ra bởi:
Tham nhũng làm méo sự lựa chọn chính sách.
Tham nhũng là một loại hoạt động kinh tế ngầm,
khó kiểm soát, bất ổn, cản trở đầu tư,
đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Tham nhũng làm suy yếu thị trường.






Đối với các chủ thể kinh doanh, họ tìm kiếm lợi nhuận phi pháp bằng một số phương pháp như buôn lậu, dầu cơ…
Ví dụ:
Vụ hối lộ xuất khẩu than ở Quảng Ninh.


o Mặc dù đã có luật môi trường nhưng
một số cơ quan nhà nước vẫn làm ngơ
để doanh nghiệp mua máy móc cũ.

o Hậu quả: hang hóa có chất lượng thấp,
năng suất lao động thấp…


HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ




E) Tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài.
Tham nhũng được xem là một tác nhân làm suy yếu thị trường ở ba khía cạnh:

o Như một loại “thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia vào thị trường
o Gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước
o Cản trở khả năng cung cấp những thể chế hỗ trợ thị trường.



Ví dụ :
Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra
tại Công ty TNHH một thành viên vận tải
Viễn dương Vinashin


Lãnh đạo của Vinashinlines đã lợi dụng quá trình thực hiện dự án mua và khai thác,
cho thuê tàu biển để thỏa thuận với đối tác lấy tiền hoa hồng.

Khoảng thời gian từ tháng 7-2006 đến tháng 3-2007, Trần Văn Liêm ký hợp đồng
mua 3 tàu Vinashin Summer, Vinashin Island, Vinashin Phoenix và giao Giang Kim
Đạt đàm phán mua tàu. Giang Kim Đạt đã đàm phán với công ty môi giới là Marvin
Shipping LTD mua tàu Vinashin Summer của Panama với giá 6,25 triệu USD, được
hưởng 2% trên tổng giá trị hợp đồng mua tàu; tàu Vinashin Island mua từ Croatia,
giá 5,95 triệu USD, hoa hồng 3,75%; tàu VinashinPhoenix mua từ Hy Lạp, giá 21,55
triệu USD, hoa hồng 2%.
Trong các mức hoa hồng được hưởng trên, Đạt thỏa thuận trích lại cho công ty môi
giới 10%. Tính chung tổng số tiền hoa hồng mua 3 con tàu trên trích lại cho công
ty môi giới gần 11,5 tỉ đồng và đều được chuyển khoản vào tài khoản mang tên
Giang Văn Hiển.


Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe !



×