Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập chuyên đề sự điện li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.84 KB, 5 trang )

Dạng 1.

SỰ ĐIỆN LI

Bài 1: Có 4 dung dịch :Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Hãy
sắp xếp theo chiều tăng dần khả năng dẫn điện của các dung dịch đó , giải thích
Bài 2: Sau khi pha loãng dung dịch CH 3COOH 1M thành dung dịch CH 3COOH 0,5M thì độ điện ly của
axit trong dung dịch tăng hay giảm?
Bài 3: Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần khả năng dẫn điện của các dung dịch có cùng nồng độ sau:
BaCl2 , KNO3 , HF , C6H12O6 ( glucozo) ? giải thích.
Bài 4: Viết phương trình điện li của các chất sau: KHCO 3 , NaHS, CH3COOK, CuSO4 , H3PO4 ,
Mg(OH)2 , NaH2PO4.,Al(NO3)3.
Bài 5: Cho cân băng hóa học sau:
CH3COOH + H2O  CH3COO- + H3O+ ( H+.H2O)
Khi thay đổi một trong các yếu tổ sau cân bằng hóa học chuyển dịch như thế nảo?
a. Pha loãng dung dịch

b. Thêm dung dịch NaOH

c. Thêm dung dịch HCl

d. Thêm dung dịch CH 3COONa

Dạng 2 XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY.
Bài 1: Tính nồng độ mol/l của các ion K+ và SO42- có trong 2 lít dung dịch chứa 17,4g K 2SO4 tan trong
nước.
Bài 2: Tính nồng độ mol/l của các ion H+ trong dung dịch HNO310% (Biết D=1,054g/ml).
Bài 3: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M có chứa số mol H + bằng số mol H+ có trong 0,3 lít dung dịch
HNO3 0,2M.
Bài 4: Tính thể tích dung dịch KOH 14% (D=1,128g/ml) có chứa số mol OH - bằng số mol OH- có trong
0,2 lít dung dịch NaOH 0,5M.


Bài 5: Trộn lẫn 100ml dung dịch AlCl 3 1M với 200ml dung dịch BaCl 2 2M và 300ml dung dịch KNO 3
0,5M. Tính nồng độ mol/l các ion có trong dung dịch sau khi trộn.
Bài 6: Hoà tan 12,5gam CuSO4.5H2O vào một lượng nước vừa đủ tạo thành 200ml dung dịch. Tính
nồng độ mol/l các ion có trong dung dịch.(Bỏ qua sự điện ly của H2O)
Bài 7: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M trộn với 180ml dung dịch H 2SO4 3M để được dung dịch
có nồng độ mol/l ion H+ là 4,5M.
Bài 8: Trộn lẫn 80ml dung dịch KOH 0,45M với 35ml dung dịch H 2SO4 0,8M thì thu được dung dịch D.
a/ Tính nồng độ mol/l các ion có trong dung dịch D.(biết phản ứng xảy ra hoàn toàn)
b/ Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2M cần để trung hoà dung dịch D.
Bài 9: Cho 60ml dung dịch NaOH 8% (D = 1,109 g/ml) vào 50ml dung dịch HCl 10% (D=1,047 g/ml).
a/ Tính nồng độ % dung dịch thu được.
b/ Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch thu được (cho rằng thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể).
Bài 10: Trong dung dịch CH3COOH 1M độ điện li của axit này là 0,400%.
Trong dung dịch CH3COOH 0,1M độ điện li của axit này là 0,126%.
Tính nồng độ ion H+, nồng độ ion CH3COO- và nồng độ phân tử CH3COOH trong mỗi dd?
Bài 11: Tính nồng độ mol/l ion H+ trong các trường hợp sau:
a/ Dung dịch CH3COOH 0,01M, α = 4,25%
b/ Dung dịch CH3COOH 0,1M, α = 1,34%
c/ Dung dịch CH3COOH 0,2M, α = 0,95%
d/ Dung dịch CH3COOH 1%, D = 1g/ml, α = 1%


Bài 12: Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và ion. Tính độ
điện li α của CH3COOH ở nồng độ đó ? (biết số Avogađro=6,02.1023)
Dạng 3. AXIT – BAZƠ -SỰ THỦY PHÂN CỦA MUỐI
Bài 1. Các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, Zn(OH)2 viết phương trình chứng minh các chất trên có tính
lưỡng tính ( Chất có tính lưỡng tính tác dụng được với dung dịch axit và tác dụng được với dung
dịch bazơ)
Bài 2: Cho dãy các chất: Ca(HCO 3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. có bao nhiêu chất

trong dãy có tính lưỡng tính viết phương trình chứng minh.
Bài 3: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nồng độ ion H + của các dung dịch có cùng nồng độ sau: HCl,
CH3COOH, H2SO4 , NaCl , Na2CO3 , KOH, Ba(OH)2
Bài 4: Hãy cho biết mầu của quỳ tím thay đổi như thế nào khi cho vào các dung dịch sau: K 2S ,
Fe(NO3)3 , NaHSO4 , CuSO4 , NH4NO3 , (NH4)2S, CH3COOK , NaCl. giải thích.
Dạng 4.
pH CỦA DUNG DỊCH
Bài 1.Tính pH của dung dịch sau ở 250C
a. Dung dịch NaCl 0,1M
c. dung dịch Ba(OH)2 0,05M
4 gam NaOH

b. dung dịch H2SO4 0,005M
d. Tính pH của dung dịch NaOH, biết 1 lít dung dịch đó có chứa

e. Hoà tan 0,56 lít khí HCl (đktc) vào H 2O thu được 250 ml dung dịch. Tính pH của dung dịch thu
được?
g. Hoà tan m gam Ba vào nước thu được 1,5 lít dung dịch X có pH = 13. Tính m ?
Bài 2: Cho 1,44 gam Mg vào 5 lít dung dịch axit HCl có pH =2
a. Mg có tan hết trong dung dịch axit hay không ?
b. Tính thểt tích khí H2 bay ra (đktc)?
c. tính nồng độ mol/ lít của dung dịch sau phản ứng (coi Vdd không đổi)?
Bài 3:
a. Trộn 1 lít dung dịch H 2SO4 0,15M với 2 lít dung dịch KOH 0,165M thu được dung dịch E. Tính
pH của dung dịch E?
b.Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu
được ?
Bài 4. Độ điện li α của axit axetic (CH 3COOH ) trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 1%. Tính pH của
dung dịch axit này
Bài5: Cho hai dung dịch H2SO4 có pH = 1 và pH = 2. thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml

mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch thu được?
Bài 6 : Tính độ điện li α của axit focmic HCOOH. Nếu dung dịch HCOOH 0,46% (d = 1g/ml) của
axit đó có pH = 3
Bài 7: Tính độ điện li α của axit focmic HCOOH trong dung dịch HCOOH 0,007M có pH = 3
Bài 8: Cho dung dịch CH3COOH có pH = 4, biết độ điện li α = 1%. Xác định nồng độ mol /lít của
dung dịch axit này
Bài 9: a. Cho dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần
để thu được dung dịch HCl có pH = 4.
b. Cho dung dịch HCl có pH = 4. Hỏi phải thêm một lượng nước gấp bao nhiêu lần thể tích dung dịch
ban đầu để thu được dung dịch HCl có pH = 5.
Bài 10: Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dung dịch A). Cần pha loãng bao nhiêu lần để thu được
dung dịch NaOH có pH = 11.


Bài 11. Pha loãng 10 ml dung dịch HCl với nước thành 250 ml dung dịch. Dung dịch thu được có pH =
3. hãy tính nồng độ của HCl trước khi pha loãng và pH của dung dịch đó.
Bài 12: Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 với 1,3 lít H2O thu được dung dịch có pH = 12. Tính nồng
độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu, biết rằng Ba(OH)2 phân li hoàn toàn
Bài 13: Dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 (dd A), dung dịch HCl có pH = 1 (dd B).Đem trộn 2,75 lít
dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B
a. xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch tạo thành?
b. tính pH của dung dịch này
Bài 14: A là dung dịch H2SO4 0,5M. B là dung dịch NaOH 0,6M. Cần trộn V A và VB theo tỉ lệ nào để
được dung dịch có pH = 1 và dung dịch có pH = 13 (giả thiết các chất phân ly hoàn toàn ).
Bài 15: Hoà tan m gam BaO vào nước được 200ml dung dịch A có pH = 13. Tính m (gam).
Bài 16 ;Cho m gam Ba vào 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,04M thì được một dung dịch có pH = 13 . tính
m ( Coi thể tích dung dịch không đổi )
Bài 17: Có V1 ml dung dịch H2SO4 pH = 2. Trộn thêm V 2 ml H2O vào dung dịch trên được (V1+V2) ml
dung dịch mới có pH = 3. Vậy tỉ lệ V1 : V2 có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài 18: Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần giá trị pH của các dung dịch có cùng nồng độ sau NaOH,

H2SO4, Na2CO3 , KCl , CH3COOH, HCl.
Bài 19: Cho các dung dịch có cùng pH: CH 3COOH, HCl, H2SO4 hãy sắp xếp theo chiều tăng dần nồng
độ mol của các dung dịch trên?
Dạng 5:GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH ION RÚT GỌN - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
Bài 1: Cho dung dịch A gồm HCl và H2SO4. Trung hoà 2 lít dd A cần 400ml dung dịch NaOH 0,5M .
Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,95 gam muối khan.
a.Tính nồng độ mol/lít của các axit trong dung dịch A?
b. Tính pH của dung dịch A?
Bài 2 : a. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch
NaOH a (mol/lít) thu được 500ml dung dịch có pH = 12. Tính a
b.Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 a (mol/lít) thu được 500ml
dung dịch có pH = 12
Tính a
Bài 3: Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch gồm HNO 3 và HCl có
pH = 1 để pH của dung dịch thu được bằng 2.
Bài 4: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH) 2 0,08M và KOH
0,04M. Tính pH của dung dịch thu được. Cho [H+]. [OH-] = 10-14.
Bài 5: Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH) 2 0,025M người ta thêm V ml dung
dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch mới có pH = 2. Giá trị của V là
Bài 6: Trộn 100 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch Y gồm
H2SO4 0,025M và HCl 0,0125M thu được dung dịch Z.Tính giá trị pH của dung dịch Z
Bài 7: Trộn 250 ml dung dịch gồm HCl và H2SO4 có pH = 2 vào 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 có pH = 13
thấy có 0,1165 gam kết tủa. Nồng độ mol của HCl và H2SO4 ban đầu lần lượt là:
Bài 8: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO 3)2 0,5M và BaCl2
0,4Mthì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 29,55 gam.
B. 23,64 gam.
C. 19,7 gam.
D. 17,73 gam.
Bài 9: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được

dung dịch X. Dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M. Để trung hòa hết 300ml dung dịch X
cần vừa đủ Vml dung dịch Y. Giá trị của V là
A. 1000.
B. 333,3.
C. 600.
D. 200
Bài 10: Để trung hòa 500ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H 2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml
dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?


Bài 11: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M
và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2(đktc) và dung dịch Y. pH của dung dịch Y là bao nhiêu.
Bài 12: Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH) 2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để
trung hoà 50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung
hoà thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu.
Bài 13: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO 3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần
dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Mặt khác lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là:
Bài 14: Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H 2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch
chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Thể tích V là:
A. 0,180 lít.
B. 0,190 lít.
C. 0,170 lít.
D. 0,140 lít.
Bài 15: Trộn lẫn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau
thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M
và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị V là
A. 0,134 lít.
B. 0,214 lít.
C. 0,414 lít.

D. 0,424 lít.
Bài 16: Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H 2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch
Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12.
Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,01 M và 0,01 M.
B. 0,02 M và 0,04 M.
C. 0,04 M và 0,02 M
D. 0,05 M và 0,05 M.
Bài 17: Cho dung dịch A chứa hỗn hợp H 2SO4 0,1M và HNO3 0,3M, dung dịch B chứa hỗn hợp
Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,1M. Lấy a lít dung dịch A cho vào b lít dung dịch B được 1 lít dung dịch C có
pH = 13. Giá trị a, b lần lượt là:
A. 0,5 lít và 0,5 lít.
B. 0,6 lít và 0,4 lít.
C. 0,4 lít và 0,6 lít.
D. 0,7 lít và 0,3 lít.
Bài 18: Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH
0,3M; NaOH 0,4M; Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch
có pH = 13 A. 11: 9.
B. 9 : 11.
C. 101 : 99.
D. 99 : 101.
SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Bài 1: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X chứa NH 4+; SO42- và NO3-, đun nóng nhẹ .Sau phản
ứng thu được 11,65g gam kết tủa và 4,48 lít khí thoát ra ( đktc ). Tổng khối lượng (gam) muối trong X

Bài 2: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng muối
khan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y là
Bài 3: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+(0,05 mol), K+0,15 mol), NO3-(0,1 mol), và SO42-(x mol).
Tính giá trị của x .
Bài 4: Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba 2+; 0,01 mol NO3-, a mol OH- và b mol Na+. Để trung hoà

1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Tính khối lượng chất rắn thu được khi
cô cạn dung dịch X :
Bài 5: Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung
dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị nhỏ nhất của V cần cho vào.
Bài 6: : Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau:
phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí
(đktc).
Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tính tổng khối lượng các chất tan
trong dung dịch E .
Bài 7: Một dung dịch chứa 0,03 mol Cu 2 +; 0,03 mol NH4 +; x mol Cl- và 2x mol SO42-. Tính tổng khối
lượng các muối tan có trong dung dịch.


Bài 8: : Trộn dung dịch chứa Ba2+, OH- 0,12 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO -3 0,04mol ;
CO2-3 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng :
Bài 9: Thêm V (ml) dung dịch Na2CO3 0,1M vào dung dịch chứa hỗn hợp: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,01 mol
HCO3–, 0,02 mol NO3– thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị của V
Bài 10: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3-, x mol Cl-, y mol Cu2+
- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa
- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là bao
nhiêu?
Bài 11: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với
lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư
dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch
NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X.
A.14,9 gam.
B.11,9 gam.
C. 86,2 gam.
D. 119 gam.
3+

2+
2Bài 12: Dung dịch X chứa các ion sau: Al , Cu , SO4 và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250
ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3
dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ
mol/l của NO3-là :
A. 0,2M.
B. 0,3M.
C. 0,6M.
D. 0,4M.
Bài 13: : Dung dịch X chứa các ion: Fe 3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau :
Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam
kết tủa ; Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl 2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối
lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam.
B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.
Bài 14: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH 4+ , SO42-, NO3-thì
có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ
mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?
Bài 15: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO – và 0,02 mol SO 2–. Cho 120 ml dịch Y
3

4

gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa.
Giá trị của z, t lần lượt là
Bài 16: . Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07
gam kết tủa;.
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay

hơi).
Bài 17: . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu
được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,075.
B. 0,12.
C. 0,06.
D. 0,04.



×