Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

lễ hội của dân tộc tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.17 KB, 3 trang )

Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Truyền miệng và Phi vật thể của nhân loại:
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
Tối 28/3, tại sân vận động thành phố Plây Cu, tỉnh Gia Lai
đã diễn ra Lễ đón bằng công nhận Di sản Truyền miệng và
Phi vật thể của nhân loại do UNESCO trao tặng cho Không
gian Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Để chuẩn bị cho sự kiện văn hoá có ý nghĩa lớn lao này, từ nhiều ngày nay, 500
nghệ nhân múa xoang và trình diễn chiêng của 11 dân tộc đến từ năm tỉnh Tây
Nguyên đã luyện tập rất nhiều. Nhưng khác với nhiều lễ hội, các nghệ nhân tham
gia chương trình này không phảI tập kỹ càng từng động tác, bởi những gì họ sẽ
trình diễn trong buổi lễ tối nay vốn là những điệu múa, nhịp chiêng quen thuộc
trong các dịp lễ hội của buôn làng.
Trên sân vận động TP.Plây Cu, có 11 cây nêu mang những đặc trưng của từng dân
tộc. Chính giữa là cây nêu hội tụ cả 11 dân tộc anh em. Những nghệ nhân đến từ
các tỉnh khác nhau sẽ cùng biểu diễn bên cây nêu của dân tộc mình. Lần lượt, từng
dân tộc sẽ tấu lên một bài chiêng tiêu biểu: Mừng chiến thắng (Ba Na), Mừng lúa
mới (JRai), Lên nhà rông (Brâu), Mời Yàng (Ê Đê)…
Theo ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin, đơn vị chịu trách
nhiệm tổ chức chương trình lễ đón bằng công nhận, lễ hội được tổ chức theo hướng
hạn chế đến mức tối thiểu những yếu tố mang tính chất sân khấu, mà cố gắng tạo
không gian cho các đội cồng chiêng trình diễn theo phong cách quen thuộc của họ.
Cũng theo ông Bền, thì những đội chiêng được lựa chọn tham gia lễ hội đã tự
nguyện mang theo các dàn chiêng cổ truyền và các bộ trang phục truyền thống
dành cho lễ hội.
Sau chương trình lễ hội, một đội chiêng của dân tộc M’Nông còn tặng lại Ban tổ
chức bộ chiêng của mình để góp phần giới thiệu những nét đặc sắc của nghệ thuật
cồng chiêng đến đông đảo nhân dân.
Tây Nguyên đang chuyển mùa ban đêm trời se lạnh, nhưng vào buổi trưa và lưng
chiều, trời nắng nóng, oi bức. Nhiệt độ cao và thời gian tập luyện kéo dài, nhưng
nụ cười dường như không tắt trên gương mặt các nghệ nhân. Họ mải mê bước theo
những nhịp xoang, bước theo tiếng cồng, chiêng ngân vang, mời gọi.


Họ cũng không ngần ngại ngay cả khi, tranh thủ giờ nghỉ, cánh nhà báo, vốn tập
trung rất đông về Plây Cu để theo dõi Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc và sự kiện
văn hoá đặc sắc này, lại ùa vào sân để chụp hình, phỏng vấn.
Nghệ nhân H’Nhít, 57 tuổi, người dân tộc Ba Na tươi cười, nói: đi lễ hội thế này,
mình vui lắm. Mình tập đánh chiêng từ năm 1967, đến bây giờ cũng thấy mệt rồi,
phải truyền lại cho con cháu, cho đám thanh niên trẻ khoẻ hơn, tiếng chiêng mới
ngân vang.
Ngắm nhìn những bộ trang phục sặc sỡ, nhiều màu sắc của các dân tộc, lắng nghe
những dàn chiêng tấu lên giai điệu độc đáo của mình, không ít người cảm thấy nuối
tiếc: giá như có thể tổ chức được một lễ hội văn hoá quy mô và đa dạng hơn, ấn
tượng Tây Nguyên hẳn sẽ càng sâu đậm.
Đánh giá của UNESCO đối với di sản cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên.
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh Tây
Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đác Lắc, Đác Nông, Lâm Đồng và một số vùng phụ cận
của Việt Nam. Chủ nhân sáng tạo Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là
những cư dân các dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo. Người dân ở
đây chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và đã phát triển các nghề truyền thống,
nghệ thuật trang trí và kiến trúc nhà ở theo cách riêng của mình.
Tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng này gắn bó với chu
kỳ vòng đời của con người và chu kỳ vòng đời cây trồng của nền sản xuất nông
nghiệp truyền thống, đã hình thành nên một thế giới thần bí, ở đó sự can thiệp của
cồng chiêng như một thứ ngôn ngữ thông linh giữa con người và thần thánh, con
người với giới siêu nhiên.
Đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần (nam hoặc nữ). Cồng
chiêng càng cổ thì vị thần càng có nhiều quyền lực. Mỗi gia đình đều có ít nhất một
dàn cồng chiêng, nó thể hiện địa vị, quyền lực, sự giàu có và uy tín của gia đình
đó. Trong khi có rất nhiều các phương tiện gõ bằng đồng được sử dụng trong các
nghi lễ khác nhau, thì bản thân cồng chiêng cũng hiện diện trong tất cả các nghi lễ
của cộng đồng, và là phương tiện biểu diễn quan trọng nhất.

Văn hoá cồng chiêng được cho rằng bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền
văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở
Đông Nam Á. Cồng chiêng Việt Nam được phân biệt ở cách chơi của nó. Mỗi nghệ
nhân mang một chiếc cồng hoặc chiêng có bán kính từ 25 đến 80cm. Các nhóm
nam hoặc nữ được hình thành từ 3 đến 12 chiếc cồng, chiêng tuỳ theo từng làng,
từng tộc người. Sự sắp xếp và các giai đIệu khác nhau được phối hợp phù hợp với
bối cảnh của từng buổi lễ, ví dụ như lễ đâm trâu, lúa mới, nghi lễ tang ma hay
mừng mùa…
Cồng chiêng ở Tây Nguyên không được làm tại chỗ. Chúng được mua về từ các tỉnh
lân cận ở miền xuôi và một vài quốc gia láng giềng và được chỉnh âm theo mục
đích sử dụng.
Sự thay đổi hình thức canh tác của nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền đã ảnh
hưởng rất lớn đến sinh hoạt truyền thống của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu
số, và bối cảnh sinh hoạt văn hoá cồng chiêng nguyên gốc đã có sự thay đổi. Việc
chuyển giao các phong tục, kiến thức, bí quyết liên quan đến cồng chiêng và văn
hoá cồng chiêng cho thế hệ kế tiếp đã bị gián đoạn bởi hàng thập kỷ chiến tranh.
Giờ đây, điều đó càng trầm trọng thêm bởi sự qua đời của các nghệ nhân cao tuổi
và sự quyến rũ, sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá ngoại lai đối với những người
trẻ tuổi. Mất đi ý nghĩa thiêng liêng của mình, cồng chiêng đã bị bán đi để tái chế
hoặc bị đem ra trao đổi với các hàng hoá khác.

×