ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Thị Huyền
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỚI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Thị Huyền
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỚI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Hà Thành
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quảnghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Huyền
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của các thầy, cô giáo và
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tớiTS. Nguyễn Thị
Hà Thành, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo Khoa Địa
lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Mê Linh, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất
huyện Mê Linh, cán bộ địa chính các thị trấn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa
bàn nghiên cứu và toàn thể nhân dân thuộc thị trấn Quang Minh và Chi Đông đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Thị Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
5. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................... 4
6. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5
8. Dự kiến kết quả đạt được ........................................................................................ 6
9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................ 7
1.1. Cơ sở lý luận của việc thu hồi đất nông nghiệp ở nƣớc ta.............................. 7
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và các vấn đề liên quan .......................................... 7
1.1.2 Khái niệm thu hồi đất ......................................................................................... 8
1.2. Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất nông nghiệp .............................................. 9
1.2.1 Quy định về thu hồi đất nông nghiệp ................................................................. 9
1.2.2 Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất phục vụ xây dựng KCN ............................ 14
1.3. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nƣớc ta hiện nay ............................................................................................ 17
1.4. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ xây dựng KCN ở thành
phố Hà Nội ............................................................................................................... 20
1.5. Khái niệm chất lƣợng cuộc sống ..................................................................... 22
CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ XÂY DỰNG KCN QUANG MINH TẠI HUYỆN
MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 26
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh .................... 26
2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 26
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 26
2.1.3 Đặc điểm chung kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
2.1.4Cơ cấu sử dụng đất ........................................................................................... 32
2.2. Quá trình chuyển đổi đất phục vụ CNH - HĐH huyện Mê Linh ................ 33
2.2.1 Chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010 .............................................. 33
2.2.2 Chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 ................................................ 33
2.2.3 Quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ xây dựng KCN ............................ 35
2.3. Khái quát về quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp cho xây dựng khu công
nghiêp̣ Quang Minh ................................................................................................ 36
2.3.1 Giới thiệu chung về KCN Quang Minh ............................................................ 36
2.3.2 Căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất nông nghiệp tại KCN Quang Minh ........ 38
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNGDO
CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO XÂY DỰNG KCN
QUANG MINHCỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN MÊ LINH .................................... 44
3.1. Sự thay đổi chất lƣợng cuộc sống hộ gia đình do chuyển đổi sử dụng đất
nông nghiệp. ............................................................................................................. 44
3.1.1 Thay đổi về kinh tế ........................................................................................... 44
3.1.2 Thay đổi về mặt xã hội ..................................................................................... 48
3.2. Sự thay đổi chất lƣợng cuộc sống cộng đồng do chuyển đổi sử dụng đất
nông nghiệp .............................................................................................................. 52
3.2.1 Thay đổi về mặt kinh tế .................................................................................... 52
3.2.2 Thay đổi về mặt xã hội ..................................................................................... 55
3.2.3 Thay đổi về mặt môi trường ............................................................................. 59
3.3. Đánh giá các mặt tích cực, tiêu cực của việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp
cho xây dựng KCN Quang Minh đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.............. 64
3.3.1 Các mặt tích cực ............................................................................................... 64
3.3.2 Các mặt tiêu cực ............................................................................................... 65
3.4. Quá trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp trong tƣơng lai ................. 65
3.4.1 Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 ........................................... 65
3.4.2 Mong muốn về quá trình chuyển đổ i đấ t nông nghiê ̣p của người dân ............ 66
KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 71
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
BT
:
Bồ i thường
BTC
:
Bô ̣ Tài chính
BTNMT
:
Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
CLCS
:
Chấ t lươ ̣ng sản xuấ t
CNH, HĐH :
Công nghiê ̣p hoá, hiê ̣n đa ̣i hoá
CP
:
Chính phủ
GPMB
:
Giải phóng mặt bằng
GTSX
:
Giá trị sản xuất
HĐND
:
Hô ̣i đồ ng nhân dân
HT
:
Hỗ trơ ̣
KCN
:
Khu công nghiê ̣p
MTTQVN
:
Mă ̣t trâ ̣n tổ quố c Viê ̣t Nam
NĐ
:
Nghị định
QĐ
:
Quyế t đinh
̣
TĐC
:
Tái đinh
̣ cư
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TT
:
Thông tư
UB
:
Uỷ ban
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn giai đoạn 2005 – 2010 ................28
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015 ................29
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ...........................29
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động huyện Mê Linh ..............................................................31
Bảng 2.5. Biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng.........................................33
Bảng 2.6. Biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng(giai đoạn 2011 -2015) ....34
Bảng 2.7. Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi qua các năm....................35
Bảng 2.8. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất
nôngnghiệp bị thu hồi tại thời điểm năm 2005 .........................................................40
Bảng 2.9. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhâncó đất nông
nghiệp bị thu hồi tại thời điểm năm 2008 .................................................................41
Bảng 2.10. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhâncó đất
nôngnghiệp bị thu hồi từ tháng 10 năm 2009 đến năm 2013 ....................................41
Bảng 2.11. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhâncó đất nông
nghiệp bị thu hồi từ tháng 6 năm 2014 đến nay ........................................................42
Bảng 3.1. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất ...............................45
Bảng 3.2. Thay đổi số lượng đồ dùng sinh hoạt gia đình trước và sau khi thu hồi đất
của các hộ điều tra .....................................................................................................47
Bảng 3.3. Tỷ lệ việc làm của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ................47
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả điều tra cơ cấu việc làmcủa nhóm hộ bị thu hồi đất ....49
Bảng 3.5. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm của nhóm hộ điều tra ........................51
Bảng3.6. So sánh tiǹ h hiǹ h tê ̣ na ̣n xã hô ̣i của khu vực nghiên
ugiaicư
đoa
́ ̣n2005 – 2015 .......56
Bảng 3.7. Tình hình an ninh xã hội theo nhận định của nhóm hộ phỏng vấn ..........57
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá môi trường KCN Quang Minh của các hộ dân ............59
DANH MỤC CÁC HÌ NH
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấutrong nội bộ ngành nông nghiệp .......30
Hình 2.2: Cơ cấu các loại đất của huyện Mê Linh năm 2015 ...................................32
Hình 2.3: Vị trí KCN Quang Minh ...........................................................................37
Hình 2.4: Sơ đồ quy hoạch tổng thể KCN Quang Minh ..........................................37
Hình 3.1: Tỷ lệ chuyển đổi công việc của các nhóm hộ điều tra ..............................50
Hình 3.2: Phòng trọ cho thuê tại tổ 2, thị trấn Chi Đông ..........................................53
Hình 3.3: Đường vào khu trọ của công nhân tại tổ 10 thị trấn Quang Minh ............53
Hình 3.4: Bãi rác tự phát tại tổ dân phố số 9, thị trấn Quang Minh ..........................60
Hình 3.5: Công ty cổ phần Eurowindow ...................................................................61
Hình 3.6: Công ty TNHH Thép Mê Linh ..................................................................62
Hình 3.7: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Toàn Phát .......................................63
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam
đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do yêu cầu
phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các KCN, khu kinh tế, khu
đô thị… nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một xu thế tất yếu. Đi liền với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc thu hồi đất nông nghiệp như một yêu cầu
tất yếu, kéo theo một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp phải chuyển đổi sang đất
phi nông nghiệp. Năm 2015,vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.380,57 nghìn ha đất
nông nghiệp, chiếm 65,31% diện tích tự nhiên của vùng, giảm 24,81 nghìn ha so
với năm 2010 (bình quân giảm 4,96 nghìn ha/năm).Riêng đất trồng lúa năm 2015 là
586,50 nghìn ha, chiếm 14,55% diện tích đất trồng lúa của cả nước.Đất trồng lúa
tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: thành phố Hà Nội (109,28 nghìn ha), Thái Bình
(79,58 nghìn ha), Nam Định (75,96 nghìn ha), Hải Dương (63,75 nghìn ha),...So với
năm 2010, đất trồng lúa giảm 33,45 nghìn ha. Diện tích đất trồng lúa giảm nhiều tại
thành phố Hà Nội 5,50 nghìn ha, Thái Bình 5,08 nghìn ha, Hải Phòng 4,59 nghìn
ha, Nam Định 4,11 nghìn ha, Hà Nam 2,73 nghìn ha, Hải Dương 2,66 nghìn ha,
Vĩnh Phúc 2,20 nghìn ha,... [1]
Với việc diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều như vậy đã làm cho cuộc sống
của người nông dân gặp phải những xáo trộn, những thay đổi lớn cả theo hướng tích
cực và tiêu cực.
Cũng trong đà phát triển chung đó, Mê Linh với diện tích tự nhiên hơn
14.000 ha, dân số xấp xỉ 190.000 người, hiện có 16 xã và 2 thị trấn, có nhiều điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt về công nghiệp. Huyện nằm tiếp giáp với
sân bay quốc tế Nội Bài, điểm nút giao thông quan trọng mang tầm quốc gia, quốc
tế.Tỷ trọng của riêng ngành công nghiệp chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế của toàn
huyện. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Mê Linh sẽ trở thành một bộ phận
1
quan trọng của Thủ đô, phát triển theo hướng công nghiệp, đô thị và nông nghiệp
sinh thái. [8]
Với vị trí và điều kiện thuận lợi đó, huyện Mê Linh là một trong những địa
bàn định hướng phát triển các KCN quan trọng của thành phố Hà Nội. Hiện nay,
trên địa bàn đã triển khai xây dựng KCN Quang Minh, với diện tích 344,4 ha, là
KCN đa ngành bao gồm các ngành nghề chính là công nghệ lắp ráp, cơ khí điện tử,
chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, chế biến đồ trang sức, sản
xuất linh kiện điện tử, chế biến gỗ… Đây là KCN loại II, với đặc điểm điển hình là
sự xen kẽ các điểm dân cư sống trong KCN. KCN được hình thành đã lấy đi một
diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp của địa phương.Như vậy, việc đánh giá tác
động của KCN tới sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân là vấn đề hết sức
cần thiết trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều
này có ý nghĩa rất lớn không chỉ với dân cư ở KCN Quang Minh nói riêng mà còn
có ý nghĩa to lớn đối với cả nước nói chung.
Nhằm đánh giá đúng đắn ảnh hưởng của việc chuyển đổi sử dụng đất để xây
dựng KCN Quang Minh đến chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời rút ra
bài học cho những dự án sau, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
“Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổ i mục đích sử dụng đất nông nghiệp
tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của việc chuyển đổi mụcđích sử dụng đất nông
nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội.Từ đó đề xuất một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm góp phần
ổnđịnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vàđịnh hướng sử dụng đất
theo hướng bền vững.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về các vấn đề liên quan tới việc
thu hồi đất cho xây dựng KCN, vấn đề chất lượng cuộc sống của người dân.
2
- Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được từ quá trình khảo sát
thực địa ở khu vực nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi sử dụng đất, thu hồi đất phục
vụ xây dựng KCN Quang Minh, về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Mê Linh, thông tin về KCN Quang Minh…
- Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân địa phương trước
và sau chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng KCN Quang Minh.
- Chỉ ra những thay đổi tích cực, thay đổi tiêu cực về chất lượng cuộc sống
của người dân địa phương, đồng thời liên hệ đến tính hiệu quả hay bất cập của quá
trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chất lượng cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất ở khu vực nghiên cứu nói
riêng và cho người dân bị thu hồi đất để phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện cụ thể đối
với cộng đồng dân cư bị thu đất nông nghiệp để xây dựng KCN Quang Minh, huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Phạm vi khoa học: đề tài giới hạn nghiên cứu đánh giá tác động của việc
chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng KCN tới chất lượng cuộc sống của
người dân, phân tích các nhân tố tác động và đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
5. Cơ sở tài liệu nghiên cứu
Các báo cáo của : UBND thi ̣trấ n Quang Minh , thị trấn Chi Đông ; phòng Tài
nguyên và Môi trường huyê ̣n Mê Linh ; Chi cu ̣c Thố ng kê huyê ̣n Mê Linh ; công an
huyê ̣n Mê Linh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Các tài liệu về chính sách , pháp luật liên quan đến thu hồ i , bồ i thường , hỗ
trơ ̣, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Các tài liệu khảo sát, điều tra thực tế.
6. Quan điểm nghiên cứu
6.1. Quan điểm hệ thống
3
Theo V. P. Cuzơmin trong cuốn Nguyên lý hệ thống trong lý luận và phương
pháp luận của C. Mác đã nhận xét: “dù cho khái niệm hệ thống được xác định theo
nhiều cách khác nhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp
những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có
những thuộc tính và những quy luật tích hợp”.
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống, nghiên cứu trong mối quan
hệ tổng thể giữa các vấn đề tác động đến chất lượng đời sống của người dân sau khi
bị thu hồi đất như vấn đề môi trường, thu nhập, tình hình an ninh trật tự,…Từ đó
đánh giá được sự thay đổi tích cực và tiêu cực tác động đến cuộc sống của người
dân sau khi thu hồi đất cho việc xây dựng KCN tại địa bàn nghiên cứu.
6.2. Quan điểm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
"sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...".Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích
dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Trong nghiên cứu thời gian còn hạn chế và điều kiện về công cụ không cho
phép nên tác giả không đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân dựa trên các
bộ tiêu chí có sẵn. Để có thể phần nào đánh giá được chất lượng cuộc sống của
người dân bị thu hồi đất trong nguồn lực có hạn của mình, tác giả lựa chọn đánh giá
4
dựa trên quan điểm phát triển bền vững với sự phát triển hài hoà của cả điều kiện
kinh tế, xã hội và môi trường, ở hai cấp độ quy mô: quy mô hộ gia đình và quy mô
cộng đồng. Ở cấp độ hộ gia đình, các tiêu chí được xem xét đánh giá gồm có: thu
nhập, của cải (điều kiện kinh tế), việc làm, quan hệ làng xóm (điều kiện xã hội). Ở
quy mô cộng đồng địa phương, các tiêu chí được đưa ra đánh giá gồm: giá nhà ở,
hiệu quả sử dụng đất (điều kiện kinh tế), tệ nạn xã hội, dịch vụ y tế và thương mại
(điều kiện xã hội) và chất lượng môi trường (điều kiện môi trường)
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh đến
chất lượng cuộc sống của người dân, tác giả sử dụng ba phương pháp nghiên cứu
chính, đó là phương pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học và
phương pháp thống kê, phân tích, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được áp dụng để tiến
hành thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn
hóa xã hội, hiện trạng đất đai của huyện Mê Linh, gồm sách, báo, tạp chí, báo cáo
của địa phương nhằm mô tả, đánh giá được những nét cơ bản về tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương cũng như các số liệu và tài liệu khác về công tác triển khai
thu hồ i đấ t phu ̣c vu ̣ cho KCN trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học:Đây là phương pháp quan trọng nhất của
nghiên cứu, bao gồ m phỏng vấ n các hô ̣ dân và phỏng vấ n chuyên gia :
+ Phương pháp phỏng vấ n các hô ̣ dân : nội dung phỏng vấn đươ ̣c thực hiê ̣n
chủ yếu xoay quanh m ức độ hài lòng của người dân đố i với quá trin
̀ h chuyể n đổ i sử
dụng đất nông nghiệp cho xây dựng KCN tại địa bàn nghiên cứu
, đồ ng thời bản g
hỏi được xây dựng dựa trên nhận định khách quan của người dân về tình hình an
ninh chiń h tri ̣, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i vấ n đề môi trường , thu nhâ ̣p của người dân từ
đó thu thập các số liệu, thông tin cụ thể, chuyên sâu về chất lượng cuộc sống của các hộ
gia đình trước và sau khi chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng KCN
Quang Minh. Tổng số hộ gia đình được phỏng vấn là 120 hộ, đều là những hộ có đất
nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng KCN Quang Minh, phân theo nhóm như sau:
5
Nhóm 1: 40 hộ bịthu hồi đất nhiều > 70% diện tích đất của hộ;
Nhóm 2: 40 hộ bị thu hồi đất trung bình: 30- 70% diện tích đất của hộ;
Nhóm 3: 40 hộ bị thu hồi đất ít < 30% diện tích đất của hộ.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:đươ ̣c thực hiê ̣n chủ yế u đố i với các
cán bộ phụ trách tại khu vực nghiên cứu như : cán bộ địa chính, môi trường, công
an, nô ̣i dung phỏng vấ n chủ yế u tâ ̣p trung làm rõ các thông tin chi tiết về sự thay đổi
giá nhà đất, hiệu quả sử dụng đất, tình trạng an ninh trật tự, vê ̣ sinh môi trường...ở khu
vực nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh:Trên cơ sở những tài liệu, số liệu
thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, tính toán trên phần mềm Excel. Kết
quả thu được là cơ sở để đánh giá, so sánh sự thay đổi chất lượng cuộc sống của
người dân sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho xây dựng KCN tại địa bàn nghiên cứu.
8. Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Kết quả dự kiến đạt được của đề tài nghiên cứu:
- Thu thập các vấn đề liên quan đến quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục
vụ cho việc xây dựng KCN tại địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân địa phương trước
và sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng KCN Quang Minh;
- Chỉ ra những thay đổi tích cực và cả tiêu cực về chất lượng cuộc sống của
người dân địa phương, đồng thời liên hệ tới tính hiệu quả hay bất cập của quá trình
chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và giải pháp, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổ ng quan về quá trình thu hồ i đấ t nông nghiê ̣p ở Viê ̣t Nam trong
giai đoa ̣n hiê ̣n nay
Chương 2:Khái quát quá trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ
xây dựng KCN Quang Minh ta ̣i huyê ̣n Mê Linh , thành phố Hà Nô ̣i.
Chương 3: Đánh giá sự thay đổ i chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng do chuyể n đổ i sử du ̣ng
đấ t nông nghiê ̣p cho xây dựng KCN Quang Minh của người dân huyê ̣n Mê Linh .
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1Cơ sở lý luận của việc thu hồi đất nông nghiệp ở nƣớc ta
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và các vấn đề liên quan
1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
“Đất nông nghiệp là đấtđược xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sảnhoặc nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp”. [7]
Phân loại đất nông nghiệp:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
1.1.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế được của ngành nông– lâm nghiệp.Nó là cơ sở tự nhiên,
là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất.Đất nông nghiệp có vị trí cố định và
không thể di chuyển được.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá to lớn đó, đất
nông nghiệp là nguồn đất chính cung cấp đất phục vụ phát triển các khu đô thị và
công nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cũng thay đổi theo hướng
đất phi nông nghiệp tăng lên, đất nông nghiệp giảm dần.
7
1.1.2 Khái niệm thu hồi đất
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữu
toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, làm chấm dứt
quan hệ pháp luật đất đai. Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức pháp lý này là một
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp này thể hiện
quyền lực nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai.Thu hồi đất cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai. Vì
vậy, để thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằm đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà
nước về đất đai.
Thu hồi đấtlà việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất
đã được giao cho cá nhân, tổ chức để nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Việc thu hồi đất để phát triển mở rộng đô thị, phát triển nền kinh tế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là một việc làm rất cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra chính là
việc thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng người nông dân không còn đất để
sản xuất, gây ra nhiều hậu quả xã hội phức tạp. Phát triển mở rộng đô thị là rất cần
thiết, song vấn đề an ninh lương thực không thể không tính đến. Hơn thế nữa, giải
toả hết đất nông nghiệp, liệu đời sống nông dân có khá giả khi cầm trong tay mấy
chục triệu đồng tiền bồi thường để rồi không biết làm gì có thu nhập, ổn định đời
sống? Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo đảm hài hoà giữa tài nguyên đất dành cho sản
xuất nôngnghiệp và đất chuyển đổi cho các mục đíchphi nông nghiệp. Do đó, việc
thể chế các chính sách về thu hồi đất, nhất là thu hồi đất nông nghiệp thành những
quy định của pháp luật cần phải thận trọng, quan tâm đảm bảo đến đời sống của
người nông dân, cũng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sự bình ổn về kinh
tế xã hội của đất nước.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Điều 16, Luật Đất đai 2013 quy định các
trường hợp thu hồi đất cụ thể như sau:
8
“1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại
đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”. [7]
1.2 Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất nông nghiệp
1.2.1 Quy định về thu hồi đất nông nghiệp
1.2.1.1Quy định về điều kiện thu hồi đất nông nghiệp
Khoản 1, 2, 3, Điều 62, Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước thu hồi đất để
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia , công cộng trong các trường hợp sau
đây:Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương
đầu tư, thực hiê ̣n các dự án do Thủ tướng Ch ính phủ chấp thuận , quyết định đầu tư ,
thực hiê ̣n các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận .
Ngoài các dự án trên, đối với các dự án kinh tế khác, các nhà đầu tư buộc
phải thương lượng thoả thuận với người đang sử dụng đất để thuê, chuyển nhượng.
Nhà nước chỉ hỗ trợ nhằm giúp các bên thực hiện các thủ tục chứ không ra quyết
định thu hồi đất. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư có thể chủ động lựa chọn hình thức
phù hợp để có quyền sử dụng đất mà không nhất thiết cứ chờ đợi từ Nhà nước.Hơn
nữa, trong quan hệ sử dụng đất có thể hình thành các quan hệ dân sự về đất đai thay
vì thực hiện bằng các quyết định hành chính. Mặt khác, có thể thấy rằng các nhà
đầu tư có thể đi bằng con đường nhanh nhất và ngắn nhất để có quyền sử dụng đất
như mong muốn. Đó chính là lý do Nhà nước cho phép nhà đầu tư tự tìm kiếm mặt
bằng trong kinh doanh mà không phải thực hiện quy trình thu hồi đất.
Bên cạnh mục đích thu hồi đất để phát triển kinh tế, Nhà nước còn thu hồi
đất để sử dụng vàomục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất do vi phạm pháp luật
9
về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả
lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
1.2.1.2 Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà
ở tại Việt Nam.
1.2.1.3Trình tự thu hồi đất nông nghiệp
Xuất phát từ tính chất đặc thù của các trường hợp thu hồi đất, Luật Đất đai
2013 quy định cụ thể tại các Điều 69,70,71. Trình tự, thủ tục thu hồi đất ở nhóm này
gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm:
UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất
(UBND cấp tỉnh thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo…; UBND cấp huyện thu
hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân…).
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến
đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin
đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân
cư nơi có đất thu hồi. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm
bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi
đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp để thực hiện việc điều tra, khảo
sát, đo đạc, xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp người sử dụng đất không
10
phối hợp thì UBND cấp xã, Uỷ ban MTTQVN cấp xã vận động, thuyết phục để
người sử dụng đất thực hiện. Trong hạn 10 ngày, kể từ ngày vận động mà người sử
dụng đất vẫn không phối hợp để thực hiện nhiện vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người
có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, nếu không
thực hiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện
quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế đó.
Bước 2: Lập, thẩm định phương án BT,HT,TĐC:
Tổ chức làm nhiệm vụ BT,GPMB có trách nhiệm lập phương án
BT,HT,TĐC và phối hợp UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về
phương án BT, HT, TĐC theo hình thức họp trực tiếp với người dân trong khu vực
có đất thu hồi, đồng thời niêm yết phương án tại UBND cấp xã và địa điểm sinh
hoạt chung của khu dân cư. Việc lấy ý kiến phải lập thành biên bản, có xác nhận đại
diện UBND xã, Uỷ ban MTTQVN cấp xã và đại diện người có đất bị thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ BT,GPMB có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp
bằng văn bản, nếu còn có ý kiến không đồng ý với phương án thì phối hợp với
UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại; hoàn chỉnh phương án trình cấp
có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án BT,HT,TĐC trước
khi trình UBND có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án BT,HT,TĐC:
UBND cấp có thẩm quyền (tỉnh và huyện) quyết định thu hồi, quyết định phê
duyệt phương án BT,HT,TĐC trong cùng một ngày.
Tổ chức làm nhiệm vụ BT,GPMB có trách nhiệm phối hợp UBND cấp xã
phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án BT,HT,TĐC tại
UBND xã và điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết
định BT,HT,TĐC đến từng người có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ
bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả bồi thường, hỗ
trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã
thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ BT,GPMB.
11
Tổ chức thực hiện việc BT,HT,TĐC theo phương án đã được phê duyệt.
Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất theo phương án đã được duyệt
thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi, tổ chức làm nhiệm
vụ BT,GPMB vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện; trường hợp
đã thuyết phục mà vẫn không thực hiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành
quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Bước 4: Tổ chức làm nhiệm vụ BT,GPMB có trách nhiệm quản lý đất đã được giải
phóng mặt bằng.
Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014, do vậy,
những vấn đề mới về thủ tục, trình tự về thu hồi đất trong Luật như đã nêu ở trên sẽ
giúp cho các quan hệ pháp luật liên quan đến BT,HT,TĐC được minh bạch hơn,
dân chủ hơn, hạn chế đến mức thấp nhất khiếu kiện, khiếu nại xảy ra, đặc biệt là
đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các bên, trong đó có lợi ích của người sử dụng đất.
1.2.1.4Giá đất đền bù khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp
Điều 77, Luật Đất đai năm 2013: Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất
còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn
mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được
nhậnthừakế;
b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của
Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư
vào đất còn lại;
c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt
hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất:
12
“2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng
tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”…. (khoản 2 Điều 74).
Một số điểm thay đổi từ Luật Đất đai 2003 đến Luật Đất đai 2013.
Trình tự thông báo khi thu hồi đất, theo điều 67 khoản 1 Luật Đất đai 2013:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông
nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi
đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Luật Đất đai
2003 chỉ quy định thông báo cho người bị thu hồi biết lý do thu hồi, thời gian di
chuyển, phương án tổng thể. Luật mới đã cụ thể hóa hơn và có sự tham gia của
người dân vào kế hoạch khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, tránh các trường hợp không
đồng ý về phương án đền bù khi thu hồi.
Các trường hợp phải thu hồi đất: Luật Đất đai 2003 quy định 12 trường hợp
thu hồi đất. Luật Đất đai 2013 phân ra 4 trường hợp thu hồi đất rất rõ ràng từ điều
61 đến điều 65 như: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; thu hồi đất để phát
triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật
về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại
đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
Trong các quy định thu hồi đất có một số điểm mới như thu hồi do sử dụng
đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử
dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng
mục đích mà tiếp tục vi phạm; đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy
định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; đất không được chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách
nhiệm để bị lấn chiếm; người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành.
13
Điều 77- Luật Đất đai 2013 quy định điểm mới: Diện tích đất nông nghiệp
được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều
130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế; b) Đối với diện tích đất
nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi
thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Như vậy, điểm
mới của Luật Đất đai là chỉ bồi thường trong hạn mức giao đất theo Điều 129.
1.2.2 Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất phục vụ xây dựng KCN
Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới,
thu hồi đất nông nghiệp là cách thức thường được thực hiện để xây dựng khu công
nghiệp và đô thị. Quá trình thu hồi đất đã đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội cần
được giải quyết. Tại Việt Nam cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất ngày càng phù hợp
với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của quy luật kinh tế:
- Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Bộ Luật Dân sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Đất đai 1993 (sửa đổi bổ sung1998 và 2001);
- Luật Đất đai 2003;
Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các
văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi
thường, hỗ trợ thu hồi đất, bao gồm:
- Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ
về phương pháp xác định giá các loại đất;
- Thông tư số 114/2004/TT- BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ tài
chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16 tháng 11 năm
2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá các loại đất;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
14
- Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá
đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định
việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Đến năm 2013, nước ta có Luật Đất đai năm 2013 thay thế Luật Đất đai năm
2003; cùng với sự thay đổi này chúng ta có:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
15