Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Những vấn đề chung của giáo dục học phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 81 trang )



TS. PHAN THANH LONG (Chủ biên)
TS. LỂ TRÀNG ĐỊNH

NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
CỦA GIÁO DỤC HỌC

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM


Mã sô:0 1.01.648/869 - ĐH 2008


MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI Đ Ầ U ............................................................................................... 5
Chương 1: GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XẢ H Ộ I...... 7
1. Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt..................................7
2. Tính chất của giáo d ụ c ........................................................... 13
3. Xu thế phát triển giáo dục trên thế giới............................ 18
4. Đối mới giáo dục ở Việt Nam................................................ 23
Chương 2: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC.................. 30
1. Đối tượng và nhiệm vụ của Giáo dục h ọ c .........................30
2. Hệ thống các khoa học giáo dục và các khái niệm cơ
bản của Giáo dục h ọ c .....................................................................35
3. Phương pháp nghiên cứu Giáo dục h ọ c ..............................48
Chưưng 3: GIÁO DỤC VÀ S ự P H Á T TRIEN

cá n h â n



..... 56

1. Khái niệm con người, cá nhàn và nhân c á c h .................56
2. Các yếu tô ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
cá n h â n ................................................................................................64
Chưưng 4: GIÁO DỤC VÀ S ự P H Á T TRIEN x ả h ộ i .......... 80
1. Các chức năng xã hội của giáo d ụ c...................................80
2. Các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện n a y ..................................................92

3


3. Những đặc điểm cơ bản của thời đại - thời cơ
và thách thức đối với giáo dục..................................................101
Chương 5: MỤC ĐÍCH, TÍNH CHAT VÀ NGUYÊN LÍ
GIÁO D Ụ C ...................................................................................136
1. Mục đích, mục tiêu giáo d ụ c ............................................... 136
2. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam...............................144
3. Nguyên lí giáo dục..................................................................150
Chương 6: HỆ THốNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN......................159
1. Khái niệm về hệ thống giáo dục quốc d â n ......................159
2. Xu thế phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục
một số nước trên thế g iớ i....................................................... 167
3. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam trong thời
kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá...........................................172
4. Các giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống
giáo dục nước ta ........................................................................... 177
5. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện cơ cấu hệ thống
giáo dục quốc dàn nước t a ........................................................ 179

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 183

4


LỜI NÓI ĐẦU
N h ữ n g v ấn đ ê c h u n g c ủ a G iáo d ụ c h o c hay còn gọi là
phần “Tổng lu ậ n ' nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất
mang tính chất phương pháp luận của Giáo dục học. Đây là
những tri thức ban đầu nhưng rấ t quan trọng, giúp cho
người học có thể đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục nói
chung và Giáo dục học nói riêng.
Đã có một sô" tác giả viết vê phần này vói các yêu cầu
khác nhau, phần đầu cúa giáo trình Giáo dục học dùng cho
các khoa cơ bản trường sư phạm, hoặc viết riêng thành một
phần cho Dự án đào tạo giáo viên... Các tác giả đã trình bày
khá hệ thông những cơ sở lí luận hết sức cơ bản để giúp cho
người học có thê đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục. Đó là
nguồn tài liệu hết sức quý giá cho sinh viên, các học viên cao
học trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng giáo viên.
Tuy vậy, đối với sinh viên khoa Tâm lí - Giáo dục, việc
nghiên cứu học phần này đòi hỏi ở mức độ sâu hơn, họ học để
giảng dạv những tri thức này góp phần đào tạo giáo viên ở
các trường sư phạm. Đó là điều các th ế hệ thầy trò khoa Tâm
lí - Giáo dục vẫn canh cánh, làm thê nào đế có một cuôYi giáo
trình L í luận ch u ng về Giáo dục học dùng cho đào tạo sinh
viên chuyên khoa.
Được sự động viên của Ban chủ nhiệm khoa Tâm lí - Giáo
dục, Bộ môn Lí luận và Lịch sử Giáo dục, sự giúp đõ của quý
thầv cô. các nhà khoa học trong và ngoài trường, các bạn bè

đồng' nghiệp, tập thể tác giả đã cô' gắng cho ra đời giáo trình
này với mong muôn góp một phần nhỏ vào quá trình đào tạo
người giáo viên tâm lí giáo dục nói riêng và người giáo viên
5


nói chung. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đen GS. TSK H Thái Duy Tuyên, PGS. T S Phạm Viết Vượng,
PGS. T S Nguyên Thanh Bình đã có những ý kiến đóng góp
quý báu cho việc hoàn thiện cuốn giáo trình.
Yeu câu thì cao mà sự hiểu biết của chúng tôi còn có hạn,
chac chan cuôn giáo trình này không thể trán h được những
thieu sot nhat đinh. Các tác giả hết sức cảm ơn sự đóng góp
y kien cua cac thây cô giáo, các học viên cao học, các bạn
sinh viên đê cuôn giáo trình ngày càng hoàn thiện.
Xin chân thành cám ơn tấ t cả.
Thay m ặt tập thể tác giả
T S . P h an T h an h Long

6


Chương 1

GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG X Ả HỘI

1. G iáo d ụ c là h iệ n tư ợ n g x ã h ội đ ặ c b iệt
1 .1. G iá o d ụ c là h i ệ n t ư ơ n g x ã h ộ i
G iáo dục là m ột h iện tượng củ a đòi sông xã hội vì nó nảy
sinh , tồn tạ i và p h á t tr iể n cùng với sự h ìn h th à n h


và p h á t

tr iể n của xã hội loài người. Nó gắn liền với sự tồn tạ i và p h á t
triể n củ a xã hội. M ột điều k iệ n đê xã hội tồn tạ i và p h á t
triể n là t h ế h ệ đi trước ph ải tru y ề n lại cho t h ế hệ sa u n h ữ n g
k in h n g h iệ m lịch sử xã hội. Đó là n h ữ n g h iể u b iế t, n ă n g lực
và ph ẩm c h ấ t cầ n th iế t đê duy trì và p h á t t r ie n cuộc sống
củ a mỗi t h à n h viên và củ a cả cộng đồng n h ữ n g th à n h viên
đó. T h ê hệ sa u tiêp thu, lĩn h hội n h ữ n g k in h n g h iệm đó đê
tồn tạ i và th a m gia vào các h o ạ t động sả n x u ấ t v ậ t c h ấ t, vào
các môi qu an hệ tro n g đời sông xã hội làm cho xã hội tồn tạ i
và p h á t t r ie n k h ô n g ngừng. V iệc tru y ề n đ ạ t và tiếp th u
nhữ ng k in h n g h iệm lịch sử xã hội đã được tíc h luỹ tro n g quá
tr ìn h p h á t t r iể n củ a xã hội loài người là đặc trư n g cơ b ả n của
giáo dục với tư c á c h là một h iện tượng x ã hội.
G iáo dục là h à n h vi m à t h ế hệ trư ởn g t h à n h th ự c h iện
đôi với n h ữ n g t h ế hệ tr ẻ n h ằ m giúp họ s ẵ n s à n g t h a m gia
vào đời sông x ã hội, khơi dậy và th ú c đẩy tro n g đứa tr ẻ
n h ũ n g t r ạ n g th á i về th ê c h ấ t, tin h th ầ n và đạo đức, m à xã
hội nói c h u n g và môi trư ờn g sông củ a đứa t r ẻ nói riên g , đòi
hỏi đứa trẻ p h ải có. G iáo dục còn là qu á t r ìn h xã hội h oá đứa
tre n h ư n g được t iế n h à n h m ột cách có hệ thông, có tổ chức,
có k ê h o ạ c h ..., là sự kê th ừ a vê m ặ t xã hội củ a t h ế h ệ s au đôi
với c á c th ê hệ trước, là t h ế hệ trước c h u ẩ n bị cho cá c th ê hệ
7


tiếp nối tham gia tích cực vào lao động sản x u ất và đồi sống
xã hội. Nhờ có giáo dục xã hội loài người mới được báo tôn va

phát triển không ngừng. Giáo dục gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của xã hội, nó là hiện tượng trong đời sống xã hội,
mang tính xã hội, chịu sự quy định của xã hội. T ín h xã hội
của giáo dục được thể hiện tập trung ở các m ặt cơ bản sau:
- Những kinh nghiệm được truyền đạt và lĩnh hội mang
tính xã hội. Để tồn tại và phát triển , t h ế hệ tiếp nối phải kế
thừa và phát triển những đặc điểm của thê hệ đi trước. Có
hai chương trình k ế thừa là sự k ế thừa về m ặt sinh học
(những đặc điểm của di truyền sinh học được ghi lại trong hệ
thông gen), và sự k ế thừa vể m ặt xã hội (về vị trí và vai trò
xã hội, về kinh nghiệm sông và h oạt động trong đời sông xã
hội). K ế thừa về m ặt xã hội chủ yếu là k ế thừa những kinh
nghiệm được hình th ành và phát triển trong đời sông xã hội.
Những kinh nghiệm xã hội là sản phẩm của các hoạt động
lao động sản xu ất của cải vật châ't và giao tiếp giữa các con
người trong xã hội, chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất
và tinh th ần của xã hội. Các kinh nghiệm xã hội được tích
lũy trong kinh nghiệm cá nhân dưới dạng những hiểu biết,
phẩm ch ất và năng lực, được thể hiện qua các h àn h vi ứng
xử, hoạt động và giao tiếp của cá nhân. Nhờ giáo dục mà các
kinh nghiệm được bảo tồn và phát triển không ngửng qua
các th ế hệ. Giáo dục là phương thức bảo tồn và phát triển
những kinh nghiệm xã hội của con người.
- Quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm
lịch sử - xã hội cũng được thực hiện trên cơ sở mối quan hệ
xã hội đặc biệt giữa người truyền đạt và người lĩnh hội. K hác
với quá trình di truyền sinh học được thực hiện qua hệ thống
gen truyền từ cha mẹ qua con cái, giáo dục là quá trìn h di
truyền có tính xã hội được thực hiện qua con đường bên
ngoài, thông qua sự xã hội hóa đời sông của đứa trẻ. Ngay từ



khi ra đòi, giáo dục được thực hiện bằng việc việc tổ chức cho
người được giáo dục tham gia vào các hoạt động phong phú
đa dạng của xã hội (sản xuất vật chất, hoạt động xã hội, giao
tiếp giữa người giáo dục với người được giáo dục). Khi xã hội
đã phát triển, giáo dục còn thực hiện thông qua con đường
chính quy bằng các hoạt động xã hội nghề nghiệp mang tính
chuyên biệt, đó là giáo dục nhà trường. Vì thế, có thể khẳng
định giáo dục được thực hiện bằng phương thức truyền đạt
và lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội thông qua các hoạt động
mang tính xã hội.
Người truyền đạt và lĩnh hội trong giáo dục không nên
hiểu một cách chặt chẽ, cứng nhắc là người th ế hệ trước
truyền cho người thê hệ sau. Người truyền đạt và người lĩnh
hội có thê khác nhau về th ế hệ, có thể cùng th ế hệ. có thể là
cá nhân, cũng có thể’ là nhóm xã hội. Giáo đục là sự truyền
đạt của người có kinh nghiệm đến. người chưa có kinh
nghiệm, là sự chia sẻ, trao đối kinh nghiệm sông và hoạt
động giữa các thành viên trong xã hội. Những hiểu biết,
phẩm ch ất và năng lực không chỉ truyển từ thê hệ trước
sang thê hệ sau, mà còn được truyền ngay trong các nhóm
người khác nhau trong' cùng một thê hệ. Những kinh nghiệm
được truyền đạt và lĩnh hội vừa mang tính tự giác, vừa mang
tính tự phát (sau này nói đến giáo dục người ta nói đến tính
tự giác là chính) đã làm cho kinh nghiệm xã hội loài người
ngày càng thêm phong phú. được gìn giữ và phát triển liên
tục trong đời sông xã hội.
1.2. G iáo d u c là h iê n tư ơ n g x ã h ội c h ỉ có ở co n n g ư ờ i
Như vậy, giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh

nghiệm, là sự chuẩn bị cho th ế hệ trẻ k ế tục sự nghiệp của
các thê hệ cha ông, đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền
vững những giá trị văn 'hóa tinh thần của dân tộc và loài
9


người. N êu di truyền sinh học giúp cho thê hệ con cái có được
các đậc trưng sinh học giống với thê hệ cha mẹ qua câu trúc
gen, duy trì sự tổn tại giông nòi về m ặt sinh học; thì giáo dục
là một hình thức di truyền xã hội, đảm bảo cho th ê hệ trước
truyền lại cho thê hệ sau những hiểu biết, n ăn g lực, phẩm
chât cần thiêt để duy trì và ph át triể n cuộc sông xã hội. Đời
sông động vật được k ế thừa và phát triển chủ yêu thông qua
chương trình di truyền được xác định trong cấu trú c gen.
Những kinh nghiệm mà cá th ể động vật có được trong sự
tương tác với môi trường không được tru yền lại cho thê hệ
sau. Trong quá trình sông và hoạt động trong xã hội, cá
nhân tích lũy và tiếp thu được những kinh nghiệm xã hội.
Những kinh nghiệm này không m ấ t đi cùng vổi cá i c h ế t của
cá nhân mà nó được lưu truyền lại cho thê hệ tiếp nôi. Sự
truyền đạt và lĩnh hội các kinh nghiệm của cá n h ân được
thực hiện thông qua con đường bên ngoài, con đường giáo
dục. Vì th ế có thê k h ắn g định rằng: Giáo dục là h iện tượng
di truyền về m ặt xã hội chỉ nảy sinh, tồn tạ i và p h á t trie n
trong điều kiện của xã hội loài người.
Khi coi giáo dục là sự tru yền đạt trên phạm vi xã hội của
các thê hệ trước cho các thê hệ sau trên các lĩnh vực văn hóa,
đời sông; chuẩn bị cho t h ế hệ trẻ th am gia một cách tích cực,
sáng tạo vào sự tiến bộ của văn hóa xã hội, chúng ta đã
khẳng định tính ch ất xã hội của giáo dục. Giáo dục m ang

tính xã hội, chịu sự quy định của xã hội và là h ình ảnh phản
chiếu sự phát t n ế n và tiến bộ của xã hội trong mỗi thời kì. Ó
thời kì đầu giáo dục được thực hiện chủ yếu một cách trự c
tiếp ngay trong các h oạt động săn bắt, hái lượm và sinh hoạt
cộng đồng. Thê hệ sau tiêp thu những kinh nghiệm của t h ế
hệ trước thông qua việc học tập một các trực tiếp, qua chính
quá trình thực hiện công việc và quan hệ đó. v ề sau này khi

10


xã hội p h át triển , kinh nghiệm xã hội ngày càng phong phú
và đa (lạng, giáo dục được tá ch ra th à n h một h o ạt động được
tiến h àn h trong các tô chức chuyên biệt là nhà trường. Trong
thực tiễn, h oạt động giáo dục được thực hiện theo ba phương
thức giáo dục ỏ các câ'p độ cao thấp k h ác nhau. 0 phương
thức kèm cặp, giáo dục được thực hiện ngay trong cuộc sông
qua việc chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp của người lốn. Phương
thức giáo dục này được thực hiện chủ yếu trong xã hội kém
ph át triển . Ngày nay chúng vẫn tồn tạ i đưới dạng người lốn
trực tiếp hướng dẫn trẻ cách xúc cơm, làm các công việc tự
phục vụ... Phương thức giáo dục bằn g tuyên tru yền là các
hoạt động giáo dục được thực hiện chủ yếu thông qua tác
động của dư luận xã hội, bằng phong tục, tập quán, các tố
chức tôn giáo, các tác phẩm văn học nghệ th u ậ t... Đặc điểm
cơ bản của phương thức giáo dục này là không có sự tác động
một cách trực tiếp giữa người giáo dục và người được giáo
dục. Phương thức giáo dục bằn g tuyên tru yền có từ thòi
nguyên thủy và tồn tại đến ngày nay. Phương thức giáo dục
bằng nhà trường là phương thức giáo dục được thực hiện

trên cơ sở có chương trìn h, k ế hoạch, nội dung, phương pháp
khoa học do người dạy và người học xác định. Phương thức
này x u ất h iện k h i những nội dung giáo dục đã trở nên phức
tạp mà hai phương thức giáo dục trê n không th ể đáp ứng
được, cần phải có một lực lượng xã hội chuyên biệt làm công
tác ch u ẩn hóa và tru yền th ụ những k in h nghiệm .
Giáo dục là một hiện tượng xã hội được hiểu theo cả ba
phương thức nói trên , ở h a i phương diện tự p h á t và tự giác,
ơ bình d iện th ứ n h ấ t, giáo dục là sự tru y ền th ụ và lĩn h hội
các giá trị văn hóa và các h ìn h thức ứng xử được tiến h àn h
m ột cách tự p h á t trong ch ín h cuộc sông, tro ng quá trìn h đứa
trẻ th am gia lao động và sinh h oạt với ngưòi có k in h nghiệm
11


trong cộng đồng. Binh diện thứ h a i , giáo dục là những hoạt
động có mục đích, có kê hoạch và được thể chê hóa trong các
tô chức và cơ quan giáo dục chuyên biệt. Vì cách hiêu giáo
dục là một hiện tượng xã hội trên nhiều bình diện như vậy
nên “khái niệm giáo dục” thường được sử dụng với nhiều
nghĩa rộng hẹp, trong các bối cảnh khác nhau.
Như vậy, nói đến giáo dục là nói đên hai đặc trưng cơ
bản, thứ nhất là có sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử xã hội qua các thê hệ, thứ hai là tạo ra sự phát triển
cho cá nhân và xã hội. Trong thực tê cuộc sông, ở th ế giới
động vật cũng có những hiện tượng người ta nhầm tưởng là
hiện tượng giáo dục. Ví dụ, mèo mẹ “dạy” cho mèo con bắt
chuột hoặc người huấn luyện cho khỉ làm xiếc, huấn luyện
chó đi bắt kẻ xấu...
Hai hiện tượng nói trên không phải là hiện tượng giáo

dục. Hiện tượng mèo mẹ dạy mèo con chỉ là một hiện tượng
bản năng kiếm ăn duy trì nòi giông. Hàng triệu triệu năm
nay cách bắt chuột của loài mèo vẫn như vậy, không có gì
thay đồi (không tạo ra sự phát triển). Hiện tượng thứ hai,
con người huấn luyện cho con vật thì không có đặc trưng
truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm qua các th ế hệ. Con khỉ
được con người huâ'n luyện cho biết đi xe đạp nhưng con khỉ
này không thể tự nó dạy cho con cái và đồng loại nó biết đi
xe đạp như nó.
Nói tóm lại, giáo dục là một hiện tượng chi có ở con
người, xã hội loài người. Ngoài xã hội loài người thì không ớ
đâu có hiện tượng giáo dục. Giáo dục là hiện tượng gán liền
vói xã hội loài người. Có thể nói, giáo dục là hiện tượng được
nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng vói sự nảy sinh tồn tại
và phát trien của xã hội loài người.

12


2. Tính ch â t củ a giáo dục
2 .1 . T ín h p h ô b iế n và v ĩn h h ằ n g c ủ a g iá o d ụ c
Một hiện tượng được gọi là phổ biến tức là hiện tượng đó có
thê bắt gặp ở mọi nơi, mọi lúc (ở đâu cũng có và lúc nào cũng
có). Một hiện tượng gọi là vĩnh hằng khi hiện tượng đó tồn tại
mãi mãi. Vậy, tại sao giáo dục lại có tính chất như vậy?
Nhờ hoạt động thực tiễn trong tự nhiên, trong xã hội
nhằm cải tạo chúng phục vụ cho bản th ân mà con người dần
dần có được nhũng k in h nghiệm trong cuộc sông sản xu ất và
đấu tranh xã hội. Kinh nghiệm này được bảo toàn, ghi lại và
gìn giữ lại trong các sản phẩm vật c h ấ t và tinh thần, tạo

thành các giá trị văn hóa của xã hội loài người. Các thê hệ
sau lại tiếp thu, sử dụng các giá trị vật c h ấ t và tinh th ần đó,
không ngừng làm phong phú chúng để tồn tại và phát triển.
Không có giáo dục t h ế hệ tiếp sau không thể hiểu, tiếp thu
và sử dụng được các sản phẩm vật ch ất và tinh th ần mà thê
hệ trước đế lại. Nhờ có giáo dục mà t h ế hệ sau tiếp thu được
những kinh nghiệm của các thê hệ trước đã tích lũy được,
báo tồn và p h át triể n những kinh nghiệm trong thực tiễn đòi
sông. Vì t h ế giáo dục được hiểu là một kiểu di tru yền xã hội.
Nếu di tru yền sinh học đảm bảo cho thê hệ bô mẹ truvển lại
cho con cái cấu trú c sinh học của cơ thê mà đặc trưng là bộ
cấu trúc gen, cơ sơ v ậ t ch ấ t giữ cho giôYig nòi tồn tại và phát
triển vê m ặt sinh học. thì giáo dục được xem là một kiểu di
truyền xã hội. Giáo dục cung cấp cho thê hệ trẻ những kinh
nghiệm đảm bảo cho chúng thích ứng vối đòi sông và hoạt
động xã hội.
Như vậy, muôn tồn tạ i và phát triển, t h ế hệ đi trước phải
tô chức và thực hiện truvền lại những hệ thông tri thức, kinh
nghiệm vê xã hội. khoa học, kĩ th u ật, văn hóa. đạo đức cho
th ế hệ tiếp sau và t h ế hệ này tiếp thu những tri thức kinh
13


nghiệm đó để tiêp tục sáng tạo ra những giá trị mới, góp
phần thúc đẩy xã hội tiến tới. Do tính chất đặc biệt này rnà
giáo dục trở thành một nhu cầu đặc biệt của con người và xã
hội. Để tồn tại và phát triển, th ế hệ trẻ không chỉ cần được
nuôi dưỡng về thể chất mà còn cần được phát trien những
giá trị về văn hóa tinh thần. Giáo dục trở thành nhu cầu đặc
biệt, nhu cầu cơ bản của con người và xã hội. đảm báo cho

loài người được tồn tại và phát triển mãi mãi.
Là một nhu cầu cơ bản nên giáo dục tồn tại trong tấ t cả
các hình thái phát triển xã hội, trong tấ t cả các nhóm xã hội,
vì thê giáo dục mang tính phố biến và vĩnh hằng. Tính phô
biến của giáo dục được thể hiện ở chỗ: ở đâu có con người, có
xã hội loài người thì ở đó có hiện tượng giáo dục - có nhu cầu
học hỏi và trao đối kinh nghiệm. Xã hội càng phát triển, nhu
cầu giáo dục càng cao. Xây dựng một xã hội học tập, giáo dục
suốt đời, giáo dục cho mọi người là đặc trưng rấ t cơ bản của
xã hội hiện đại. Giáo dục là điều kiện để đảm bảo sự tồn tại
mãi mãi của xã hội loài người. Nó chỉ mất đi khi xã hội loài
người mất đi. Đó chính là tính vĩnh hằng của giáo dục. Nói
cách khác, sở dĩ giáo dục mang tính phổ biên và vĩnh hằng vì
nó gắn với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2.2. S ự quy đ in h củ a xã hôi dôi với g iá o d ụ c
Là một hiện tượng xã hội, nảy sinh, tồn tại và phát triền
cùng vổi sự hình thành và phát triển của xã hội nên giáo (lục
có mối quan hệ mật thiết với xã hội và chịu sự quy định của
xã hội. Trình độ sản xuất, tính chất quan hộ sản xuất cấu
trúc xã hội, hệ tư tưởng, nền khoa học văn hóa của một đất
nước trong mỗi giai đoạn nhất định đã quy định tính chất,
nhiệm vụ, nội dung phương pháp giáo dục của nước đó. Kinh
tế có tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Giáo dục phái
phục vụ yêu cầu của sự phát trien kinh tế xã hội. Lịch sủ
14


giáo dục và nhà trường trên th ế giới đã khẳng định tính quy
định cúa kinh tê - xã hội đối với giáo dục như là một quy
luật của sự phát triển giáo dục. Tính quy luật được diễn đạt

clưới hình thức: sự phù hợp tấ t yếu của giáo dục với trình độ
phát trien sức sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội. Như
vậy, sự quy định của kinh tế đối vối giáo dục đòi hỏi giáo dục
phải phù hợp và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, giữa kinh tế, xã hội với giáo dục có môi quan
hệ biện chứng với nhau. Giáo dục chịu sự quy định của kinh
tế xã hội nhưng chính giáo dục lại góp phần thúc đay sự
phát triền của kinh tế xã hội. Trong xã hội hiện đại mỗi sự
phát trien kinh tế - xã hội đều có sự đóng góp to lớn của giáo
dục. Ngày nay, các nước trên th ế giới đều nhấn mạnh đến
việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển kinh tê xã hội bền vững.
Giáo dục và kinh tế xã hội có môi quan hệ mật thiết với
nhau, đòi hỏi giáo dục phải phát triển phù hợp và đáp ứng
nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cản
cứ vào những đòi hỏi hiện tại và tướng lai của nền kinh tê
mà xây dựng các k ế hoạch giáo dục phù hợp. Đảm bảo cân
đôi giữa sự phát triển kinh tê - xã hội với sự phát triển giáo
clục là một nguyên tắc chỉ đạo sự phát triển giáo dục. Môi
quan hệ giữa kinh tê - xã hội với giáo dục được thể hiện rõ
nhất ở tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục.
2.3. T ín h lic h s ử c ủ a g iá o d u c
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, chịu sự quv định của
xã hội nên nó mang tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử được thể
hiện ở chỗ giáo dục phản ánh sự phát. trien của xã hội. Mỗi
sự phát triển giáo dục đểu phản ánh sự phát triển của lịch
sử xã hội. Mỗi thời kì lịch sử, mỗi phương thức sản xuất đểu
có nền giáo dục tương ứng với nó. Tính lịch sử của giáo dục
15



the hiện rõ nét ở mục đích, nội dung giáo dục, cách thức to
chức quá trình giáo dục trong nhà trường. Sự phát triển lịch
sử xã hội và giáo dục trong nhà trường đã chứng m inh: chê
độ khác thì giáo dục củng phải khác; ngay trong một chê độ
xã hội, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, giáo dục
cũng khác nhau. Giáo dục luôn phát triển để đáp ứng những
yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Giáo dục có tính lịch sử nên mỗi quốc gia, trong từng giai
đoạn phát triển của mình đều có một nền giáo dục phù hợp
với chính nưóc đó. Việc giữ nguyên mô hình giáo dục khi
những điều kiện kinh t ế xã hội đã thay đổi là việc làm không
phù hợp với tính lịch sử của giáo dục. Khi những điều kiện
kinh tê xã hội thay đổi đòi hỏi phải đổi mới giáo dục cho phù
hợp với sự thay đổi đó. Vì thế, đổi mới kinh tê đòi hỏi phải
đối mối giáo dục, làm cho giáo dục gắn bó m ật thiêt với kinh
t ế xã hội và phục vụ cho sự phát triển kinh tê xã hội là việc
làm cần th iết trong quá trình phát triển giáo dục - đào tạo
của một nước.
2.4. T ín h g ia i cá p c ủ a g iá o d ụ c
Trong xã hội có giai cấp thì giáo dục mang tính giai cấp.
Giáo dục phản ánh những đặc điểm và lợi ích của giai cấp.
Tính giai cấp của giáo dục được biểu hiện tập trung ớ mục
tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, trong đường
lối, chính sách phát triển giáo dục và công tác tuyển sinh.
Trong xã hội có giai cấp đổi kháng thì giáo dục là vũ khí đấu
tranh giai câ’p, nhà trường trở thành công cụ đấu tranh giai
cấp. Giai cấp thông trị xã hội bao giờ cũng nắm lấy giáo dục
làm phương tiện đê bảo vệ và duy trì lợi ích của mình.
Ngàv nav nhấn mạnh tính giai cấp trong giáo dục là
nhấn mạnh việc nâng cao cảnh giác, giữ vững quan điếm

cách mạng, tảng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lêm n. tư
16


tưởng Hồ Chí M inh, đâu tra n h chống lại mọi âm mưu diễn
biến hòa bình của kẻ địch. T ín h giai cấp trong giáo dục đòi
hỏi người làm công tác giáo dục phải nắm vững quan điểm
và đường lối giáo dục của Đảng, chính sách giáo dục của Nhà
nước, tăng cường giáo dục lí tưởng, đạo đức cách m ạng cho
t h ế hệ trẻ.
2 .5 .

G iáo d u c m a n g t ín h n h â n v ăn , đ a i c h ú n g , d â n

tóc và q u ố c tê
Tín h n hân văn là một nền giáo dục lấy con người làm
gốc, tôn trọng t ấ t cả phẩm giá của Con Người. Giáo dục
hưống vào việc duy tr ì và p h át triển các giá trị (chân - thiện
- mĩ) có tính c h ấ t toàn n h ân loại được th ể hiện qua các thời
đại, phát triển của con người đúng như bản tính cao đẹp của
nó như sự tự do, bình đắng, công bằng trong sự liên hệ giửa
con người với nhau.
Tính đại chúng của giáo dục thể hiện ỏ chỗ nó cung cấp
cơ hội giáo dục đồng đểu cho mọi tần g lớp xã hội. Muốn tồn
tại và phát triên , con người cần phải được giáo dục và tham
gia vào các quá trìn h giáo dục. Ngày nay, giáo dục được tiến
h ành suôt đòi, giáo dục cho mọi người, giáo dục được thực
hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt quá trìn h
sông của con người.
Tính đại chúng của giáo dục được th ể hiện ở chỗ giáo dục

quan tâm đặc b iệt đến những người kém may mắn, th iệ t thòi
trong xã hội; giáo dục hướng vào th à n h phần căn bản và lổn
lao n h ấ t của xả hội là lớp người bình dân, họ thường là
những người không có tiến g nói, bị áp bức và th iệ t thòi do
thiêu kiến Ihức. Hướng tới những người dân chịu th iệ t thòi
và b ất công n hất, giáo dục làm cho xã hội dân chủ và công
bằng hơn.

17


Giáo dục còn hướng tới sự đa dạng về văn hóa. Đó là n ê n
giáo dục nhìn nhận sự khác biệt của học sinh và phát triên
kha năng, giá trị và thái độ của mỗi em tuỳ theo nêp sông
văn hóa riêng biệt và suy nghĩ riêng của mỗi em. Trong giáo
dục đa văn hóa người ta không đánh giá cao hay thấp của
một nền văn hóa mà là nhìn nhận sự khác biệt. Cái nhìn vê
đa văn hóa không phải chỉ áp dụng cho những nhóm sãc tộc
trong nước mà rộng hơn, đó còn là cái nhìn về các nền văn
hóa khác, nó giúp ta biết tự trọng mà không mặc cảm.
Tính dân tộc của giáo dục thế hiện ỏ chỗ nó phản ánh
những đặc điểm và lợi ích của dân tộc. Giáo dục phục vụ cho
lợi ích của dân tộc, giúp cho người học biết ơn tiền nhân đã
dày công dựng nước, biết trân quý và bảo vệ tổ quốc, biết gìn
giữ bản sắc dân tộc và biết dùm bọc lẫn nhau. Mỗi dân tộc
khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau về giáo dục,
về truyền thông văn hoá...
Mang tính dân tộc, giữ gìn giá trị dân tộc nhưng giáo dục
cũng giúp người học hội nhập với thê giới, giáo dục mang
tính quốc tế. Trong bổi cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri

thức, giáo dục giúp người học mở rộng tần nhìn để hiểu biết
th ế giới bên ngoài, hiểu biết mới về khoa học kĩ thuật, xã hội
nhân văn. Mặc dù giáo dục mang tính dân tộc, tôn
giáo...nhưng có những chân giá trị giáo dục chung cho cả thê
giổi, dân tộc nào, tôn giáo nào cũng thừa nhận. Đó là tính
quốc tê của giáo dục.

3. Xu th ế phát triển giáo dục trên th ế giới
Trong bôi cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tê tri thức
nhiều nước trên th ế giới đã nhận rõ vai trò to lớn của giáo
dục - đào tạo và đã xây dựng những chính sách ưu tiên và
tập trung vào sự phát triển giáo dục. Giáo dục - đào tạo vừa
phải đảm bảo giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dán tộc
18


vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Đào tạo nguồn nhân lực đã đặt ra cho mỗi quốc gia những
yêu cầu cấp bách: vừa phải trang bị những tri thức và kĩ
năng mới, vừa phải thay đổi công nghệ và cách làm, giúp cho
con người hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên
môn, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ lao động và lương tâm nghề
nghiệp. Muôn vậy, người lao động cần phải tiến hành học tập
một cách thường xuyên, học tập suôt đời. Học ở trong trường
lớp, học ở nơi làm việc và tự đào tạo, bô túc và cập nhật
những kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả
năng thúc đẩy sự đối mới các quá trình kinh tê - xã hội. Giáo
dục sucít đời, giáo dục thường xuyên, giáo dục cho tấ t cả mọi
người là những quan điểm chủ đạo của giáo dục C U Ố I th ế kỉ
XX đầu t h ế kỉ XXI.

Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao ý thức
dân tộc, tinh thần trách nhiệm đôi với bản thân và cộng
đồng, đặt nền tảng cho sự đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Bối cảnh trên đã tạo ra nhũng thay
đổi sâu sắc trong giáo dục. Đối mối giáo dục đang diễn ra
trên quy mô toàn cầu. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyên
sang mỏ cửa rộng rãi, đôi thoại với xã hội và gắn bó ch ặt chẽ
với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo
thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho
người học phương pháp thu nhận, phân tích, tổng hợp, sáng
tạo những tri thức, thông tin. Đổi mới giáo dục - đào tạo cả
vê mục tiêu nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp
với những thay đối vê kinh tê trở nên hết sức cấp bách.
Đê thích nghi với toàn cầu hoá và nền kinh tê tri thức,
cho đến nav nhiều nưóc trên th ế giới n hất là các nước phát
triển hàng đầu như Mĩ, N hật Bản, Liên hiệp châu Âu (EU)
v.v... rấ t chú trọng vấn để đầu tư phát triển giáo dục. Đầu tư
19


cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang
đâu tư cho phát triển. Đào tạo nguồn nhân lực của các nước
đang tập trung trên các phương diện chủ yêu sau:
Tăng cường đầu tư cho giáo dục; xúc tiến cải cách, hiện
đại hoá giáo dục nhằm đào tạo cho xã hội và nền kinh tê một
lực lượng lao động có trình độ tri thức cao (tri thức hoá
nguồn nhân lực), có kĩ năng, tay nghề giỏi. Tạo cơ hội đê mọi
người học tập và đào tạo thường xuyên - suốt đời. Theo
hướng này các nước đã tăng chi phí cho giáo dục và đào tạo
vượt quá 5% GNP.

Gắn kết chặt chẽ, hiệu quả các cd sở nghiên cứu khoa
học, các trường học với doanh nghiệp; tăng đầu tư vào
nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm ứng dụng nhanh chóng
tiến bộ khoa học vào sản xuất, kết hợp nhuần nhuyễn lí
thuyết - lí luận vói thực tê - thực hành.
Tăng đầu tư để phát triển, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng,
trước hết là hạ tầng thòng tin, internet; tạo điều kiện thuận
lợi đê cho mọi người dân, mọi tô chức xã hội và doanh nghiệp
được tiếp cận, khai thác hạ tầng thông tin hiện đại. Công
nghệ hoá hoạt động dạy học. coi trọng môn Tin học và Công
nghệ thông tin trong nhà trường. Tạo điểu kiện cho học sinh
sử dụng khai thác các phương tiện thông tin trong hoạt động
tự học, tự tìm tòi.
Các nước đều hướng vào giáo dục, nhấn mạnh vai trò to
lớn của giáo dục. Trung Quốc đề ra năm phương hướng chỉ
đạo phát triển giáo dục (hiện đại hoá, hướng ra thê giới,
hướng tới tương lai. nâng cao tô' châ't con người phục vụ phát
triên kinh tế - xã hội).
Tổng thông Mĩ công bô' mười tư tưởng chỉ đạo phát triển
giáo dục: tăng cường dạy tiếng mẹ đẻ ở tiêu học. toán ờ phổ
thông, mọi học sinh đạt chuẩn kiến thức, cha mẹ vào cuôc
20


an toàn, kỉ luật, không có ma tuý trong trường, duy trì giá
trị Mĩ, giáo dục cho mọi người, hiện đại hoá cơ sở vật chất.
Nền kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức
cũng đặt ra cho các quổc gia vấn để công bằng trong giáo dục
đào tạo. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản, là nội dung
trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định

đôi vói công cuộc xoá đói giản nghèo. Trong thập kỉ qua diễn
ra rất nhiều diễn đàn quốc tê nhằm đưa ra các mục tiêu cho
giáo dục. Tháng 9/2000, Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỉ
do Liên hợp quổc tổ chức với sự tham gia của 189 nguyên thủ
quôc gia và những người đứng đầu chính phủ (đoàn Việt
Nam do Chủ tịch Trần Đức Lương dẫn đầu) đã thông qua các
Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, đồng thời ký tuyên bố
khẳng định cam kết của tất cả các quốc gia và cộng đồng
quổc tê sẽ đạt mục tiêu MDGs. MDGs bao gồm 8 mục tiêu
chung, với 18 mục tiêu cụ thể, trong đó có 48 chỉ tiêu, trong
đó mục tiêu thứ hai thuộc về giáo dục. Đạt phổ cập giáo dục
tiểu học, chỉ có một mục tiêu nhỏ. Chậm nhất đến năm 2015
tất cả trẻ em trai và gái ỏ khắp mọi nơi đều học hết chương
trình tiểu học, được thể hiện qua ba chỉ tiêu về tỉ lệ nhập
học, tỉ lệ biết chữ,., theo những độ tuổi nhất định. Những
mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ (MDGs) về giáo dục cho
mọi người (EFA) đã khẳng định rõ việc giáo dục bình đẳng
và giáo dục cho mọi người về giáo dục cơ bản.
Trong báo cáo gửi UNESCO của ú y ban Quốc tế về Giáo
dục th ế kỉ XXI đã nhấn mạnh đến vai trò to lổn của giáo dục
trong xã hội hiện đại do sư phát triển của toàn cầu hóa. ú y
ban đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư hơn nữa cho giáo
dục từ cơ sở đến giáo dục đại học. Sự cần thiết phải hợp tác
quốc tê trong lĩnh vực giáo dục trong ngôi làng toàn cầu. Uy
ban cũng đã nhấn mạnh giáo dục cần phải đặt ở vị trí trung
21


tâm của hệ thông xã hội, đáp ứng được những yêu cầu mối là
vừa phải chuyển tải một cách có hiệu quả và trên quy mô lơn

một lượng kiên thức được phát triển liên tục, ngày càng tăng
và những kĩ năng phù hợp với nền văn minh theo hướng tri
thức, hình thành cơ sỏ của nền năng lực tương lai. Giáo dục
cần phải tìm ra và xác định những điểm quy chiêu đê con
người không bị choáng ngỢp bởi các luồng thông tin, phân
lớn lại chỉ có giá trị nhất thời, chóng bị lãng quên nhưng lại
có tác dụng duy trì sự phát triển của cá nhân và cộng đồng
như các kết cục trông thấy. Giáo dục vừa phải cung cấp tấm
bản đồ của th ế giới phức tạp, luôn biến động, vừa phải cung
cấp la bàn giúp cho mọi người có thể tìm được phương hưỏng
của họ trong đó. Ngày nay, việc cung cấp cho môi con người
kế’ từ khi còn nhỏ một kho tàng kiến thức, đê rồi từ đó khai
thác suôt đòi, là một việc làm không đủ đảm bảo. Trong suôt
cuộc đời, mỗi cá nhân cần phải được trang bị những phương
tiện để nắm bắt được những cơ hội học tập suốt đời, vừa để
mở mang kiến thức, kĩ năng và thái độ ứng xử của mình, hòa
nhập vào th ế giói phức tạp và biến động không ngừng. Đe
làm được việc đó, giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn
loại hình học tập cơ bản, mà trong suốt cuộc đời của con
người, chúng sẽ là những trụ cột thông nhất và quan hệ mật
thiết với nhau: học đê biết là nắm được nhũng công cụ đê
"hiểu"; học để làm là phải có khả năng hoạt động sáng tạo
trong môi trường của mình; học đế chung sông là tham gia
và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của
con người; học để làm người là sự tiến triển quan trọng nẩy
sinh từ ba loại hình học tập quan trọng trên. Điều này vượt
xa quan điểm coi giáo dục thuần túy là một công cụ. ]à một
quá trình buộc phải theo để đạt được những mục tiêu cụ thể
(như các kĩ năng, năng lực hoặc tiềm năng kinh tế), hoc đê
phát triến con người toàn diện, học đê làm người.

22


4. Đ ổi m ới g iá o d ụ c ở V iệ t N am

4.1.

N h ữ n g th á ch th ứ c đối với s ư p h á t triển g iá o d u c -

đào tạo Việt N am
Bôi cảnh qucíc tế và trong nưốc vừa tạo thời cơ lớn vừa
đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta.
Công cuộc đổi mói ỏ nước ta đã mở ra bước ngoặt quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại
hội Đảng đã xác định rnục tiêu chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 10 năm tới là: Đưa nưóc ta khỏi tình trạng kém phát
triển, nâng cao rõ rệt đòi sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cưòng; thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình
thành về cơ bản; vị trí nước ta trên trường quốc tế được nâng
cao. Toàn cầu hoá kéo theo xu thế hội nhập trên nhiều lĩnh
vực của quôc gia. Các nền giáo dục của các quốc gia từ chỗ
khác nhau đã đi đến hình thành nhiều điểm cơ bản giông
nhau. Vì thế cần biết dựa vào những lợi th ế phát triển giáo
dục của các nước đi trước, vừa phải xây dựng nền giáo dục
nước ta phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế th ế giới.
Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô

toàn cầu tạo cơ hội và thách thức để giáo dục Việt Nam
nhanh chóng tiếp cận với các xu th ế mới, tri thức mới, những
cơ sở lí luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng, dạy hiện
đại và tận dụng các kinh nghiệm quô'c tế để đổi mới và phát
triển. Tất nhiên vẫn cần phải tồn tại và phát triển những
điểm khác nhau có liên quan đến những đặc điểm kinh tê
văn hoá của đất nước. Đi vào nền kinh tế tri thức, Đảng và
nhân dân ta đặc biệt coi trọng và yêu cầu cao đôi với giáo
23


×