Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Phóng sự điều tra trên kênh truyền hình công an nhân dân (khảo sát chuyên mục camera giấu kín và điều tra qua thư khán giả từ tháng 12 2015 đến tháng 5 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.24 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI PHƢƠNG THẢO

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH CÔNG
AN NHÂN DÂN (KHẢO SÁT CHUYÊN MỤC "CAMERA
GIẤU KÍN" VÀ "ĐIỀU TRAQUA THƢ KHÁN GIẢ"TỪ
THÁNG 12/2015 ĐẾN THÁNG 5/2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI PHƢƠNG THẢO
PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH CÔNG AN NHÂN DÂN
(KHẢO SÁT CHUYÊN MỤC "CAMERA GIẤU KÍN" VÀ "ĐIỀU TRA QUA
THƢ KHÁN GIẢ"TỪ THÁNG 12/2015 ĐẾN THÁNG 5/2016)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Bảo Khánh

Hà Nội, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này được hoàn thành dựa trên những cơ sở lý luận tin
cậy và quá trình nghiên cứu thực tiễn nghiêm túc, khoa học. Đây là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi -học viên Bùi Phương Thảo dưới sự hướng dẫn của TS.
Trần Bảo Khánh. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào trước đây.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2017Tác giả luậnvănBùi Phƣơng Thảo


LỜI CẢM ƠNTrước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Trần
Bảo Khánh -người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các giảng viên đã trực
tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học Báo chí khóa 18 đã cung cấp cho tôi những
kiến thức lý luận cũng như thực tiễn quý báu. Những kiến thức này không chỉ giúp
ích cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn mà còn cho
tôi thêm kinh nghiệm trong thực tiễn công tác là phóng viên báo chí hiện nay.Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm Phát thanh, Truyền
hình, Điện ảnh Công an nhân dân và đội ngũ sản xuất chuyên mục Camera giấu kín
của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầuđã tạo điều kiện, ủng hộ, cung cấp nhiều
thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2017Tác giả luận vănBùi Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU....................................................................................................................2
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN TRUYỀN

HÌNH........................................................................................................................1
01.1. Các khái niệm liên quan.................................................................................10
1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng phóng sự điều tra trên truyền hình...................17
1.3. Sản xuất phóng sự điều tra trên truyền hình...................................................25
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ ĐIỀU TRATRÊN KÊNH
TRUYỀN HÌNH CÔNG AN NHÂN DÂN............................................................38
2.1. Giới thiệu về phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân...38
2.2. Nội dung và hình thức của phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an
nhân dân.................................................................................................................44
2.3. Sản xuất phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân..........78
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ GIẢI
PHÁP........................................................................................................................8
3.1. Đánh giá chung về phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an nhân dân..88
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an
nhân dân...............................................................................................................101
KẾT
LUẬN............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................118


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong bất cứ giai đoạn phát triển nào của đất nước và ở
bất cứ loại hìnhbáo chí nào, phóng sự điều tra luôn là loại tác phẩm có sức chiến
đấu mạnh mẽ. Trong những năm qua, phóng sự điều tra không chỉthể hiện được rõ
chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chímà còn luôn có sứchấp dẫn lớn
đối với công chúng. Trước những năm 90, phóng sự điều tra trên báo chủ yếu là
điều tra kinh tế,điều tra biểu dương và phê phán nhằm giải thích, giải đáp các vấn
đề kinh tế,xã hội. Nhưng sau những năm 90, khi công cuộc đổi mới đã trên đà tăng
tốc phát triển, điều tra lại chủ yếu nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, chống các tệ
nạn xã hội. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ ngàycàng

được phát huy, mở rộng nênviệc thỏa mãn thu cầu, nhận thức của công chúng
thông qua giải thích vàgiải đáp những vấn đề bức xúc của cuộc sống càng trở nên
bức thiết. Do đó, phóng sự điều tra ngày càng được hoan nghênh, đón đợi.Phóng
sự điều tra phát triển mạnh mẽ trên cả bốnloại hình báo chí là báo in, phát thanh,
truyền hình và báo mạng điện tử; trong đó,phóng sự điều tra trên truyền hình bao
giờ cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của đông đảo công chúng. Thứ nhất, nhờ
ưu thế nổi trội là khả năngtruyền tảicả hình ảnh và âm thanhcùng lúc nênnhững
phóng sự điều tra trên truyền hình mang đến cho công chúng cảm giác chân thực,
khách quan, thực sự được "mắt thấy tai nghe". Thứ hai, mặc dù cósự cạnh tranh
gay gắt của các loại hình báo chí khác song truyền hìnhvẫnđangcó một vị thế riêng
với sức ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ lên đông đảo công chúng. Vì thế mà phóng
sự điều tra trên truyền hình cũng tạo ra những hiệu ứng caotrong dư luận xã hội.
Nhưng trên thực tế, việc nghiên cứu phóng sự điều tra hiện nay thường tập trung
nghiên cứu trên loại hình báo in, báo mạng điện tử mà ít đi sâu phân tích, tìm hiểu
về phóng sự điều tra trên truyền hình.Phóng sự điều tra vốn là thể loại gai góc, khó
trong tìm đề tài, khó trong tác nghiệpsản xuất, đòi hỏi phóng viên phải có vốn hiểu
biết rộng, có lập trường, tư tưởng vững vàng và sẵn sàng dấn thân. Tronghầu hết
các cuộc điều tra báo chí,quá trìnhtác nghiệp thường gặp phảinhiều trở ngại, thậm
chí là nguy hiểmnhưng những phóng viên, nhà báo làm điều tra trên truyền hình
cònphải đảm bảo yêu cầu lấy đượchình ảnh quay phim chân thực để thuyết phục
khán giả.Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về phóng sự điều tra trên truyền hình sẽ là
một công cụ tốt để hỗ trợ cho những phóng viên, đặc biệt là những phóng viên trẻ
muốn dấn thân vào lĩnh vực này.Trong hệ thống hơn 300 kênh phát thanh và truyền
hình hiện nay,Truyền hình Công an nhân dân (ANTV)có thể được xem là một kênh
truyền hình còn khá non trẻ, mới chính thức phát sóng từ ngày 11/12/2011.Một
trong những định hướng mang tầm chiến lược, dài hơi của Truyền hình Công an
nhân dânlà xây dựng một kênh truyền hình chuyên biệt về vấn đề an ninh trật tự.


Trong đó, ngay từ những ngày đầu, Truyền hình Công an nhân dân đã nhanh chóng

phát huy những đặc thù và ưu thế của mình thành thế mạnh để xây dựng các
chuyên mụcvề điều tra mang bản sắc riêng. Các phóng sự điều tra của Truyền hình
Công an nhân dân luôn đảm bảo tính định hướng, gắn liền với tôn chỉ, mục đích
của kênh, đảm bảo những bí mật của ngành nhưng không hề giật gân, câu khách.
Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh mà phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình
Công an nhân dân còncó sự phát hiện, đấu tranh với các loại hành vi tiêu cực, tham
nhũng, đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhiều phóng sự điều tra được thực hiện
công phuđã thể hiện được bản lĩnh, sự dấn thân và trách nhiệm xã hộicủa phóng
viên. Qua đó, các phóng viên Truyền hình Công an nhân dâncòn thu thập được
nhiều chứng cứ xác thực cung cấp chocơ quan điều tra đưa các đối tượng ra ánh
sáng chịu sự trừng phạt của pháp luật. Những năm gần đây, phóng sự điều tra trên
kênh Truyền hình Công an nhân dânđã đạt được nhiều giải thưởng về báo chí
như:phóng sự “Những sai phạm ở các bệnh viện” (giải C -giải Báo chí Quốc gia
năm 2013), phóng sự "Đột kích chảo lửa buôn lậu" (giải B -giải Báo chí quốc gia
năm 2014)hay huy chương vàng Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 35 với
phóng sự điều tra “Ai cứu người nông dân”,... Trong những năm qua, đã có hàng
nghìn thông tin do khán giả cung cấp về ban biên tập Truyền hình Công an nhân
dân, từ đây, các phóng viên đã tiếp cận và làm rõ được nhiều vụ việc khuất tất, các
hành vi phạm tội, kịp thời giải tỏa nhiều bức xúc trong dư luận. Những phóng sự
điều tra đã góp phần tạo dựng cho Truyền hình Công an nhân dânmột phong cách,
thương hiệu riêng. Hiện nay, tỷ suấtngười xemcủa Truyền hình Công an nhân
dânđứng thứ tưkhu vực miền Bắc, đứng thứ mười mộttại TP Hồ Chí Minh và hiện
là một trong bảykênhtruyền hình thiết yếu của quốc gia.Bên cạnh những thành
côngđó, hiện nay phóng sự điều tra trên truyền hình Công an nhân dân vẫn còn một
sốhạn chế nhất định. Thứ nhất,đề tài của phóng sự điều tra trên sóng Truyền hình
Công an nhân dân thiếu hẳn những đề tài về tiêu cực của ngành Công an. Thứ hai,
ở một số tác phẩm, việc kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh vẫn chưa hiệu quả,
hình ảnh chưa thể hiện rõ được ý trong lời bình, chưa tận dụng được những yếu tố
phi văn tự như: biểu đồ,hình họa,...Thứ ba, thực tế cơ chế bảo vệ phóng viên nói
chung vẫn còn nhiều hạn chế do đó bản thân các phóng viên điều tra cũng gặp phải

nhiều tình huống nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp.Từ những vấn đề lý luận và
thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài luận văn “Phóng sự điều tra trên kênh
Truyền hình Công an nhân dân (Khảo sát chuyên mục "Camera giấu kín" và "Điều
tra qua thư khán giả" từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016)"với mong muốn đưa ra
một cái nhìn tổng thể về phóng sự điều tra trên truyền hình. Bên cạnh đó, thông
qua việc khảo sátcác phóng sự điều tra trên kênhTruyền hình Công an nhân dân tác


giả cũng đưa ra những đánh giá, nhìn nhận khách quan; từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả của phóng sự điều tra trên truyền hình Công an nhân
dân.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiPhóng sự điều tra không phải là một đề
tài nghiên cứu mới, nhất là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của truyền thông
đại chúng nói chung và báo chí nói riêng tại Việt Nam hiện nay. Tính đến thời điểm
này, sốlượng các công trình nghiên cứu, sáchliên quan đến phóng sự điều tra (bao
gồm cả các sách viết về thể loại điều tra, báo chí điều tra) cũng đã có nhiều, có thể
kể đến như:"Báo chí điều tra (Sách tham khảo nghiệp vụ)" của tác giả A. A.
Chertưchơnưi (Phạm Thảo, Huyền Nhung dịch) do Nhà xuất bản Thông tấn xuất
bản năm 2004. Cuốn sách đã giới thiệu rõ mục tiêu và các phương pháp, loại hình
cơ bản của báo chí điều tra; những đặc điểm của công việc và khó khăn, trởngại
trong hoạt động điều tra của nhà báo.Cuốn "Hành trình làm báo phóng sự điều tra"
của nhà báo Vũ Quang Hùngdo Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh xuất bản
năm 2004 trình bày quá trình viết một phóng sự điều tra từ khâu chọn đề tài, lấy tài
liệu, phân tích sự kiện, viết,... Dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình, trong cuốn
sách này, tác giả cũng đã chỉ ra những yếu tố, kỹ năng để trở thành một phóng viên
viết phóng sự điều tra giỏi.Năm 2012, sách tham khảo "Sổ tay Phóng sự điều
tra"đã được Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin ấn hành. Cuốn sách dựa trên kết quả
của dự án "Nghiên cứu -truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí" do
Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) hợp tác với Đại sứ quán Anh
tại Hà Nội thực hiện. Đây là cuốn sổ tay cẩm nang dành riêng cho các nhà báo điều

tra, nhất là những phóng viên trẻ. Cuốn sổ tay đưa ra một số nội dung như: những
tình huống cản trở tác nghiệp và gợi ý hướng xử lý, những rủi ro về pháp lý cần
tránh; các điều luật quan trọng cần nhớ,...Riêng trong năm 2015, hai cuốn sách viết
về phóng sự điều tra cũng đã được xuất bản là: "Nhà báo điều tra"của nhà báo Đức
Hiển do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành và "Điều tra và dấn thân trong nghề báo"của tác
giả Vũ Văn Tiến do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản vào tháng 6/2015. Cả
hai cuốn sách đềuchia sẻ kinh nghiệm về phương pháp, các lưu ý trong điều tra báo
chí qua chính trải nghiệm thực tế của tác giả đồng thời tập hợp một số tác phẩm
phóng sự điều tratiêu biểu. Trong đó, cuốn "Điều tra và dấn thân trong nghề
báo"tác giả Vũ Văn Tiến đi sâu viết về quá trình điều tra theo đơn thư bạn đọc.
Ngoài ra, liên quan đến phóng sự điều tra còn có thể kể đến đề tài luận văn thạc sỹ
"Phóng sự điều tra trên báo in về đề tài nông nghiệp nông thôn"của tác giả Nguyễn
Văn Hùng nghiên cứu năm 2013. Trong luận văn, tác giả đi sâu khai thác các
phóng sự điều tra chuyên về mảng đề tài nông nghiệp trên báo in thông qua việc
nghiên cứu khảo sát ba tờ báo là: Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn


ngày nay từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2013.Luận văn "Phóng sự điều tra trên
báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề thể loại và giải pháp phát triển"của
tác giả Trần Thị Ngọc Anh nghiên cứu năm 2013 tập trung nghiên cứu, phân tích
những đặc thù về nội dung, hình thức thể hiện của 300 bài phóng sự điều tra đăng
tảitrênBáo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những ưu, nhược
điểmvà đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho phóng sự điều tra trên Báo Công
an thành phố Hồ Chí Minh.Mặc dù được đề cập nhiều nhưng những công trình
nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập đến phóng sự điều tra, thể loại điều tra trên báo
chí nói chung, tập trung chủ yếu đến phóng sự điều tra trên báo in cũng như những
kỹ năng, kiến thức tác nghiệp của phóng viên điều tra báo in mà chưa đi sâu phân
tích, nghiên cứu về phóng sự điều tratrên truyền hình. Căn cứ vào thực tế tình hình
nghiên cứunêu trên, tác giả luận văn cho rằng cần thiết phải có một đề tài chuyên
sâu về phóng sự điều tra trên truyền hình.Đối với Truyền hình Công an nhân dân,

tính đến thời điểm hiện tại cũng đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về trường
hợp này như:Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Lệ Hồng đã thực hiện đề tài luận văn
thạc sỹ“Tuyên truyền an ninh xã hội trên kênh truyền hình Công an nhân dân”; hay
tác giả Trương Thái Vinh với đề tài "Tổ chức mạng lưới cộng tác viên truyền hình
ANTV khu vực Tây Nam Bộ", tác giả Nguyễn Đăng Khang với luận văn "Thông
tin tội phạm trong các bản tin thời sự trên kênh Truyền hình Công an nhân dân hiện
nay"thực hiện năm 2016.Những luận văn thạc sỹ này đã tiến hành nghiên
cứuTruyền hình Công an nhân dân ở nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau:từ nội
dung, công tác tuyên truyền đến công tác tổ chức mạng lưới cộng tác viên và một
số thể loại tác phẩm báo chí trên kênh truyền hình này. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu về thể loại phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an nhân
dân.
Như vậy, đề tài luận văn “Phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân
dân (Khảo sát chuyên mục "Camera giấu kín" và "Điều tra qua thư khán giả" từ
tháng 12/2015 đến tháng 5/2016)"làđề tài lần đầu tiên được nghiên cứu tính tới
thời điểm hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu:Trên cơ sở hình thành
khung lý thuyết về phóng sự điều tra trên truyền hình, luận văn khảo sát, đánh giá
thực trạngphóng sự điều tratrên Truyền hình Công an nhân dân, từ đó rút ra những
thành công, hạn chếvà đề xuất giải pháp, khuyến nghị khoa học để nâng cao chất
lượng và hiệu quả cho phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an nhân
dân.Nhiệm vụ nghiên cứu:Luận văn hình thành, xâydựng khung lý thuyết về
phóng sự điều tra trên truyền hình;Dựa vào hệ thống các công cụ khảo sát đánh


giá thực trạngphóng sự điều tra về nội dung, hình thức thể hiện và việc tổ chức sản
xuất phóng sự điều tra trên kênhTruyền hình Công an nhân dân;Rút ra những
thàng công, hạn chế và đề xuất giải pháp, khuyến nghị khoa họcnhằm nâng cao
chất lượng phóng sự điều tra trên kênhTruyền hình Công an nhân dân.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu:Phóng sự điều tra trên

kênh Truyền hình Công an nhân dân dưới góc nhìn báo chí học.Phạm vi nghiên
cứu:Hiện nay, các phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an nhân dân được thực
hiện trongnhiều chuyên mục, tuy nhiên, tác giả sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu trên hai
chuyên mục đại diện là:Chuyên mục"Điều tra qua thư khán giả" Chuyên
mục"Camera giấu kín"Đây là hai chuyên mụcmang đậm dấu ấn thương hiệu của
Truyền hình Công an nhân dânđược xây dựng và sản xuất liên tục từ khi thành lập
kênh đến nay. Hai chuyên mục này thuộc hai nhóm nội dung khác nhau của kênh
Truyền hình Công an nhân dân, có nhiều điểm khác biệt về nội dung, hình thức
cũng như quy trình sản xuất vì vậy việc đi sâu nghiên cứu, phân tích hai chuyên
mục này sẽ giúp luận văn có cái nhìn đa chiều về phóng sự điều tra trên kênh
Truyềnhình Công an nhân dân.Trong đó, các tác phẩm của chuyên mục "Camera
giấu kín" là một dạng thức phóng sự điều tramới dưới dạng điều tra thử nghiệm,
điều tra xã hội học nhằm điều tra diễn biến tư tưởng, tình cảm của con ngườitrong
xã hội. Mặc dù, các tìnhhuống trong "Camera giấu kín"được tạo dựngnhưng đều
dựa trên các sự kiện có thật của cuộc sống, và những hình ảnh của "Camera giấu
kín"ghi lại đều là hình ảnh thật thể hiện thái độ, tình cảm và ý kiến của công chúng
về vấn đề mà chuyên mục đặt ra.Dođiều kiện thực tế về thời gian và cấp độ nghiên
cứu của đề tài này, tác giả giới hạn thời gian nghiên cứu, khảosát trong thời gian từ
tháng 12/2015 đến tháng 5/2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứuLuận văn được thực hiện trên cơ sở phươngpháp luận
là Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách, Pháp luật
của Đảng và Nhà nước về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội.Bên
cạnh đó, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm:Phương
pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để nghiên cứu các tài liệu tham khảo, sách báo
liên quan nhằm hình thành khung lý thuyết;Phương pháp thống kê, phân loại:
được dùng để khảo sát các phóng sự điều tra trênkênhTruyền hình Công an nhân
dân; sử dụng phép thống kê trong toán học để làm cơsở cho việc xử lý các số
liệu,...Phương pháp phân tích nội dung: được dùng để phân tích các phóng sự
điều tra tiêu biểu trong diện khảo sát trên hai phương diện: nội dung và hình thức
thể hiện;Phương pháp điều tra Xã hội học: nghiên cứu định tính (phỏng vấn

sâudùng cho nhóm đối tượng các phóng viên, nhà báo của Truyền hình Công an


nhân dân trực tiếp thực hiện các phóng sự điều tra) để nắm bắt góc độ nghiệp vụ,
kỹ năng trong quá trình tổ chức sản xuấtphóng sự điều tra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tàiÝ nghĩa lý luậnĐề tài bước đầu nghiên
cứu về phóng sự điều tra trên truyền hình, góp phần làm phong phú kho học liệu
nghiên cứu của Việt Nam về thể loại phóng sự điều tra nói riêng và báo chí nói
chung. Đây cũng là tư liệu khoa học đóng góp cho công tác giảng dạy, học tập của
các trường báo chí. Bên cạnh đó, luận văn cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho các đài, kênh truyền hình ở Việt Nam hiện nay.Ý nghĩa thực tiễnLuận văn
khẳng định sự phát triển, thành công của phóng sự điều tra trên báo truyền hình nói
riêng và trong nền báo chí Việt Nam nói chung. Qua đó cũng khẳng định vai trò, vị
trí của phóng sự điều tra trong phản biện xã hội hiện nay.Luận văn là công trình
tổng kết những thành công và hạn chế của phóng sự điều tra trên kênhTruyền hình
Công an nhân dân đồng thời đưa ra những khuyến nghị giải phápgiúp nâng cao
chất lượng phóng sự điều tra và năng lực của phóng viên, nhà báo điều tra của
Truyền hình Công an nhân dân. Những giải pháp đề tài đưa ra không chỉ có ý nghĩa
đối với riêng Truyền hình Công an nhân dân mà còn có thể ứng dụng ngay vào
thực tiễn hoạt động tác nghiệp của những người làm báo chí truyền hình.
7. Bố cục của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham
khảo, Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận vềphóng sự điều tra trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng phóng sự điều tra trên kênhTruyền hình Công an nhân dân
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và các khuyến nghị giải pháp


CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN TRUYỀN
HÌNH
Trong lịch sử nghiên cứu báo chícó rất nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự

điều tra. Trong một số tài liệu về báo chí của nước ngoàichỉ nhắc đến thể loại
phóng sự, thể loại điều tra mà không nhắc đến phóng sự điều tra. Tại Việt Nam, các
tác giả cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí –Tập 2” –Trường Tuyên huấn Trung
ương cũng tiến hành nghiên cứu về thể loại điều tra, thể loại phóng sự một cách
riêng biệt. Tuy nhiên, cũng đã cónhiều nhà nghiên cứu đề cập đếnphóng sự điều
travới quan điểm khác. PGS. TS Dương Xuân Sơn trong cuốn "Giáo trình Báo chí
truyền hình", TS Trần Bảo Khánh trong cuốn "Sản xuất chương trình truyền
hình"và TS Đức Dũng trong cuốn "Phóng sự báo chí hiện đại"đều đề cập đếnphóng
sự điều tranhư một dạng của phóng sự báo chí. Thực tế nghiên cứu chỉ ra giữa các
thể loại báo chí luôn có sự đan xen, hoà quyện, thẩm thấu làm cho các hình thức
thể hiện của báochí đa dạng, phong phú hơn. Vì vậy ranh giới hay mối quan hệ
giữa thể loại phóng sự, phóng sự điều tra hay thể loại điều tra vẫn còn nhiều quan
điểm khác nhau với những lập luận riêng của các nhà nghiên cứu. Trong
luậnvănnày, tác giảsẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát phóng sự điều tra với tư cách
làmột dạngthứccủa phóng sự báo chítruyền hình.
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Thể loại Phóng sựQuan niệm về thể loại phóng sựTheo nhiều tài liệu nghiên
cứuvề báo chí truyền thông,mầm mống của phóng sự đã xuất hiện từ những năm
1690 trên tờ Bostoncủa Anhvới loạt bài "Những việc xảy ra nơi công công
cộng"của Benjamin Harriss. Tuy nhiên, đến tận cuối thế kỷ XIX, thể loại phóng sự
mớithực sự ra đời ở Châu Âu trước những biến động lớn về chính trị,kinh tế, văn
hóa -xã hội cùngsự phát triển vượt bậc củakhoa học kỹ thuật. Từ khi chính thức ra
đời, phóng sự đã trởthành một thể loại quan trọng trong nền báo chí và được công
chúng yêu thích, đón nhận. Từ năm 1935, Êgôn Écvin Kít đã nhận định: trong
phóng sự có ba thành phần: "Trung thành tuyệt đối với thực tế; biểu hiện những
tình cảm xã hội mạnh mẽ và có quan hệ chặt chẽ với quần chúng bị áp
bức"[2,tr.12].Tại Việt Nam, báo chí ra đời muộn hơn, thể loại phóng sự cũng xuất
hiện sau đó. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì phóng sự xuất hiện ở Việt Nam vào
những năm 30 của thế kỷ XX do hoàn cảnh biến động của lịch sử thúc đẩy, có sự
trợ giúp của các nhà văn vào địa hạt báo chí và sự đòi hỏi của công chúng. Tác

phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của thể loại phóng sựđó chính là "Tôi kéo xe"
của Tam Lang (Vũ Đình Chí)đăng trên tờ Đông Tây vào tháng 8/1932.Năm 1942,
nhà phêbình nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: "Ở nước ta, nghề viết báo


là một nghề mới có, nên những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó, cũng
mới chỉ ra đời trong vòng mươi năm trở lại đây"[16, tr. 505]. Ông cũng khẳng
định: "Viết được một thiên phóng sự cho hay nhà viết báo không những cần phải
có tài đặc biệt về nghề báo mà còn cần phải có nhiều "chất văn sĩ"mới
được...Người viết phóng sự chân chính baogiờ cũng là người bênh vực lẽ phải,
bênh vực sự công bình"[16, tr. 505].Các nhà nghiêncứu sau này như TS.Đức Dũng
cho rằng: "Phóng sự báo chí là một thể loại có khả năng thông tin thời sự về người
thật, việc thậtmột cách sâusắc trong quá trình phát triển thông qua vai trò cái tôi
trần thuật -tác giả -nhân chứng. Tác phẩm phóng sự ngoài việc trình bày hiện thực
còn nhằm giải đáp những vấn đề mà hiện thực đặt ra. Nó thường xuất hiện trong
những hoàn cảnh có vấn đề, ở những thời điểm cuộc sống đang có những chuyển
biến mạnh mẽ. Nó đề cập những sự thật, chứa đựng mâu thuẫn đang được đông
đảo công chúng quan tâm. Không chỉ nhằm mục đích thông tin với công chúng về
sự thật, phóng sự còn có trách nhiệm thức tỉnh họ về những vấn đề cần được giải
quyết trong cuộc sống". [2, tr.83]Như vậy, qua quan niệm của cácnhànghiên cứu từ
trước đến nay có thể khẳng định phóng sự là một trong những thể loại có năng lực
phản ánh hiện thực một cách năng động.Các tác giảtrong cuốn "Tác phẩm Báo chí
-phần II"của Học viện Báo chí và tuyên truyền đã khái quát khái niệm chung về
phóng sự như sau: "Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và
sinh động về con người, sự việc có thật, có ý nghĩa xã hội, theo một quá trình phát
sinh, phát triển, thông qua cái tôi -tác giả và bút pháp linh hoạt: miêu tả, tường
thuật kết hợp với nghị luận" [8,tr.180]. Cuốn sách cũng đã chỉ ra 3 tiêu chí nhận
biết thể loại phóng sự, đó là: Đối tượng phản ánh của phóng sự là những sự kiện,
vấn đề thời sự được công chúng quan tâm;Mô thức của phóng sự đa dạng, linh
hoạt tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của đốitượng phản ánh và phong cách sáng

tạo của người viết;Ngôn ngữ, bút phátlinh hoạt, đa dạng với những chuỗi chi tiết
và số liệu hay đi sâu lột tả nội tâm, bộc lộ cảm xúc và ấn tượng,...[8, tr. 180]Hơn
bathế kỷ hình thành và phát triển, thể loại phóng sự đã khẳng định chỗ đứng không
thể thiếu trong hoạt động báo chí. Qua mỗi giai đoạn phát triển, phóng sự đã có
những bước tiến dài về mặt thể loại. Không những thế, phóng sự ngày càng đi vào
những vấn đề thời sự cập nhật nóng bỏng trongcuộc sống được thểhiện một cách
sinh động, nhiều chiều, đầy ắp thông tin và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
nhận thức của công chúng xã hội.Cho đến nay, phóng sự vẫn được coi là thể loại
hàng đầu trên báo chí Việt Nam.Đặc điểm của thể loại Phóng sựDựa vào đối tượng,
mục đíchvàphương pháp phản ánh, phóng sự báo chí cónhững đặc điểm cơ bản
sau:Phản ánh những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi"Sức mạnh của tác phẩm
phóng sự báo chí trước hết phải là khả năng khám phá, phơi bày những mâu thuẫn


và trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra" [2, tr.36].Phóng sự bao giờ
cũng phải mang tính thời sự, giải đáp những vấn đề mà công chúng đang quan tâm.
Đây cũng là đặc điểm cơ bản giúp cho thể loại phóng sự ngay từ khi ra đời đã nhận
được sự yêu thích của đông đảo công chúng. Chính do nhiệm vụ phản ánh những
mâu thuẫn và giải đáp những câu hỏi mà cuộcsống đang đặt ra nên tính xung kích
luôn được coi là một đặc điểm nổi bật của phóng sự báo chí.Nhân vật trần thuật và
các nhân chứngMột trong những yếu tố quan trọng trong phóng sự đó là góc nhìn
gắn liền với cá tính sáng tạo của tác giả. Chính góc nhìn sáng tạo, độc đáo của nhà
báo là nhân tố quyết định năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự báo chí. Cái
tôi xuất hiện trong phóng sự với batư cách. Trước hết là nhân chứng khách quan, là
người khám phá sự kiện, theo dõi, điều tra, nghiên cứu, hỏi han các nhân chứng
trong sự kiện. Tiếp đó, cái tôi có vai trò thẩm định khách quan, kiểm tra tư liệu qua
nhiều nguồn để đảm bảo sự chính xác, chân thật, chứng cứ hóa thông tin trước khi
đưa vào bài viết để đảm bảo tư cách pháp lý của chứng cứ tư liệu. Và cuối cùng,
cái tôi còn khâu nối dữ liệu, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ để tạo giọng
điệu phù hợp với tính chất sự kiện và tâm lý của đối tượng tiếp nhận thông tin.Cái

tôi thể hiện haivai trò trong phóng sự đó là người dẫn truyện và chủ thể truyền
thông. Với vai trò là người dẫn truyện, cái tôi có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất, cũng có thể ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện
màchính mình đã mắt thấy, tai nghe. Với vai trò là chủ thể truyền thông, tác giả lựa
chọn, sắp xếp chi tiết, lời nói, nhân chứng phù hợp với chủ định.Sử dụng kết cấu,
ngôn ngữ và bút pháp linh hoạtĐặc điểm nổi bật của phóng sự đó là thông tin thời
sự qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động với bút pháp linh hoạt, ngôn
ngữ giàu cảm xúc và giọng điệu riêng của tác giả trước sự thật. Về ngôn ngữ,
phóng sự vốn là thể loại phản ánh hiện thực khách quan, chân thật nên ngôn ngữ
cũng phải chính xác và khách quan. Bên cạnh đó, ngôn ngữ phóng sự còncó thể
biểu đạt những trạng thái cảm xúc, tình cảm. Có thể kể đến một số thành phần
ngôn ngữ phóng sự như sau:Ngôn ngữ sự kiện: là toàn bộ thông tin sự kiện được
vỏ ngôn ngữ chuyển tải nguyên dạng (gồm: con số, bảng biểu, hồ sơ, văn
kiện,...).Ngôn ngữ tác giả: là ngôn ngữ của người kể chuyện, đóng vai trò liên kết,
tổ chức và dẫn truyện. Ngôn ngữ này thường được sử dụng dưới hai dạng: trực tiếp
và gián tiếp. Đây là phương tiện tối ưu để mềm hóa thông tin, tạora góc cạnh trong
cách tiếp cận hiện thực, tạo ra sự đồng cảm của công chúng tiếp nhận thông tin, tạo
ra cho thông tin tính chất định hướng mà không khiên cưỡng.Ngôn ngữ nhân vật:
được coi là những bằng chứng xác thực, cụ thể.Sự đan xen, sử dụng chặt chẽ các
thành phần ngôn ngữ tạo cho phóng sự có được năng lực phản ánh hiện thực sinh
động và hấp dẫn. Những đặc điểm trên đây là những nét riêng của thể loại phóng


sự so với các thể loại báo chí khác. Trước đây hay trong thời đại thông tin hiện nay
thì đặc điểm của phóng sự báo chí về cơ bản cũng không thay đổi.
1.1.2. Phóng sự điều tra trên truyền hìnhPhóng sự truyền hìnhỞ Việt Nam, những
phóng sự truyền hình đầu tiên xuất hiện cùng với sự ra đời của Truyền hình Việt
Nam như: “Hà Nội năm ngày đọ sức”(1972), “Tiếng trống trường”(1973), “Việt
Nam và những chiếc xe đạp” (1975),... Từ đó, các phóng sự truyền hình đã thể hiện
nội dung phản ánh phong phú, đề cập đến mọi khía cạnh lĩnh vực của cuộc sống,

theo sátcác sự kiện nổi bật, phản ánh tình hìnhchínhtrị, văn hoá, xã hội của đất
nước. TS Trần Bảo Khánh đã đưa ra định nghĩa về phóng sự truyền hình “là thể
loại báo chí phản ánh sự kiện, hiện tượng, vấn đề theo logic khách quan trong quá
trình phát sinh, phát triển bằng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh. Những thông tin
này bao gồm sự kiện, vấn đề và cả quan điểm, thái độ của nhà báo trước sự kiện,
vấn đề đó”[11, tr.97]. Ông cũng khẳng định phóng sự là thế mạnh của truyền hình
–đó chính là cái tươi rói của một mảnh sinh động từ cuộc sống.Trong cuốn sách
“Phóng sự truyền hình –Lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp”do TS.Nguyễn Ngọc
Oanh chủ biên, các tác giả cũng đã đưa ra khái niệm phóng sự truyền hình “là thể
loại đặc trưng của truyền hình. Nó chuyển tải một nội dung thông tin nóng hổi,
sinh động đến công chúng ở thời hiện tại. Nội dung thông tin được bộc lộ theo
trình tự logic diễn biến của sự kiện, vấn đề... qua dòng hình ảnh và âm thanh của
hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Chính kiến, thái độ và cảm xúc của
phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó”[15,
tr. 27].Trong cuốn "Giáo trình Nghiệp vụ báo chí (Tập 2)"của Trường Tuyên huấn
Trung ương, các tác giả đã khẳng định: "Ban đầu, phóng sự được ghi bằng chữ
viết. Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật thông tin, báo chí phát triển,
phóng sự không những được ghi bằng chữ, mà nó còn được ghi bằng hình ảnh,
bằng tiếng động, bằng phim, bằng điện tử... Sự phát triển ấy càng ngày càng phong
phú, nhưng đặc trưng của nó không vì vậy mà bị lu mờ"[28, tr. 197].Như vậy,
phóng sự truyền hình cũng mang những đặc điểm cơ bản của phóng sự báo chí nói
chung.Phóng sự điều tratrên truyền hình Trong cuốn "Giáo trình báo chí truyền
hình", PGS.TS Dương Xuân Sơn đã căn cứ vào đối tượng phản ánh để phân chia
phóng sự truyền hình thành năm dạng như sau: Phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề,
phóng sự chân dung, phóng sự ngắnvà phóng sự điều tra. Trong đó, phóng sự điều
tra là"dạng phóng sự được thực hiện khi trong xã hội nảy sinh những vấn đề trong
đó có những mâu thuẫn gay gắt, là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhằm lý giải, phân
tích và đưa ra những phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đó"[18, tr.
196].Phóng sự điều tratrên truyền hìnhlà thể loại phản ánh với những đặc điểm cơ
bản về nội dung đó là:-Phản ánh hiện thựckhách quan nhưng là những hiện thực



khách quan quan trọng đang nảy sinh "hoàn cảnh có vấn đề";-Phản ánh có chọn
lựa, chọn lựa đề tài và chọn lựa chi tiết;-Phản ánh có tính mục đích, có định
hướng.Mỗi thể loại báo chí đều nhằm trả lời các câu hỏi cơ bản của nhu cầu thông
tin giao tiếp là5W và 1H nhưng mỗi thể loại lại tập trung nhấn mạnh vào một hay
một số câu hỏi trọng tâm. Về cơ bản thì phóng sự điều tra trên truyền hình cũng
giống như phóng sự điều tra trên các loại hình báo chí khác,xuất hiện vớinhiệm vụ
chủ yếu là đi sâu trả lời các câu hỏi tại sao, bằng cách lục tìm dấu vết sự kiện, con
số với bút pháp phân tích khoa học, lập luận logic. Qua đó, phóng sự điều tratrên
truyền hìnhđáp ứng nhu cầu nhận thức sự vật, hiện tượng, nhận thức cuộc sốngsâu
sắc hơn, bản chất hơn trong xu thế trình độ công chúng xã hội ngày càng được
nâng cao và dân chủ được mở rộng.Phóng sự vốn đã là thể loại được công chúng
ưa thích nhưng phóng sự điều tra lại càng được công chúng quan tâm, hoan
nghênh, đón đợi hơn vì nó thoả mãn nhu cầu giải thích và giải đáp những vấn đề
bức xúc, nóng hổi của cuộc sống."Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng
truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực
khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công
chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn"[20, tr. 45]. Tuy nhiên không phải
bất cứ sự kiện, sự việc, hiện tượng nào cũng được báo chí phản ánhmà phải là
những sự kiện, sự việc, hiện tượng có chọn lọc. Và tùy vào tính chất, diễn biến của
mỗi sự kiện, vấn đềđómà người ta sử dụng các thể loại báo chí khác nhau để thể
hiện. Đặc biệt, phóng sự điều tra chỉ xuất hiện để giải quyết một số sự kiện, vấn đề
nhất định mà nhà báo Hữu Thọtrong cuốn "Công việc của người viếtbáo"(NXB
Đại học Quốc gia, 2000) đưa ra thì đó là "trạng thái hoàn cảnh có vấn đề và thời cơ
xuất hiện các bài điều tra"[24, tr. 195]. Nhà báo Hữu Thọ cũng đưa ra ba tiêu chuẩn
của trạng thái hoàn cảnh có vấn đề này như sau:1. Đó là những vấn đề khôngbình
thường xảy ra, có vị trí của từng người quan sát;2. Chính vì thế mà có nhiều câu trả
lời về đánh giá tình hình và phân tích nguyên nhân khác nhau nhưng thực chất của
tình hình và nguyên nhân là gì? Nghĩa là câu trả lời đúng đắn và đầy đủ là gì?

3.Vấn đề đó có quan hệ tới nhiều người, được nhiều người quan tâm và gắn liền
với những vấn đề thời sự nóng hổi và cơ bản của xã hội, liên quan tới việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm. [24, tr. 195
Trên cơ sở batiêu chuẩn đó, người thực hiện phóng sự điều trađánh giá tình hình,
tìm câu trả lời, phân tích nguyên nhân, kiến nghị giải quyết... Nhà báo Hữu Thọ
cũng đã chia phóng sự điều tra thành ba loại:-Loại bài điều tra nêu vấn đề: mặc dù
không đề cập đến phương hướng giải quyết nhưng nhữngbài điều tra này nêu ra
được những vấn đề đang tồn tại trong xã hội;-Loại bài điều tra khẳng định bản chất
sự kiện, nêu nguyên nhân: những bài điều tra nhằm giải đáp những câu hỏi, nêu lên


bản chất của sự kiện quan trọng, quan hệ tới nhiều người, phân tích nguyên nhân là
những loại bài điều tra mà báo chí thường hay dùng. Phân tích đúng nguyên ngân
thì đã có thể ngăn ngừa;-Loại điều tra trả lời câu hỏi làm gì và như thế nào?: là bài
điều tra trọn vẹn, có nêu vấn đề, nói rõ bản chất, phân tích nguyên nhân và nêu
cách giải quyết. Trả lời được câu hỏi "làm gì và làm thế nào?" không chỉ hướng
dẫn dư luận mà đã vượt xa tới hướng dẫn hành động, thực hiện chức năng tổ chức
của báo chí xã hội chủ nghĩa.PGS. TS Dương Xuân Sơn đã khẳng định "phóng sự
điều tratruyền hình là loại tác phẩm mang lại sức nặng đối với dư luận, đồng thời là
nơi để phóng viên thể hiện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực của
của mình" [18, tr. 197].Về mặt thể loại, phóng sự điều tra truyền hình về cơ bản
cũng giống như phóng sự điều tra trên các loại hình báo chí khác; khác biệt chủ
yếu xuất phát từ đặc trưng của truyền hình. Đặc biệt là đặc điểm về phương thức
truyền tải, công tác tổ chức sản xuất và phương thức tác động của thông tin tới
công chúng.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lƣợngphóng sự điều tra trên truyền
hìnhTruyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải
thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Đây cũng là khác biệt cơ bản giữa
truyền hình với báo in, phát thanh và báo điện tử, dẫn đến những khác biệt lớn của
phóng sự điều tra trên truyền hình với phóng sự điều tra trên các loại hình báo chí
khác. GS. TS Tạ Ngọc Tấn đã khẳng định sự xuất hiện của truyền hình như một

điều thần kỳ trong sáng tạo của con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và
âm thanh, truyền hình mang lại cảm giác về một cuộc sống rất thật đang hiện diện
trước mắt. Trong đó, tính chất tập thể được coi là tính chất hàng đầu của lao động
sáng tạo trong truyền hình và tư duy hình ảnh là đặc trưng trong tư duy sáng
tạotruyền hình.Tác phẩm báo chí truyền hình mang những đặc điểm chung của tác
phẩm báo chí, ngoài ra PGS. TS Dương Xuân Sơn cũng chỉ ra một số đặc điểm
như: Tính xác thực của hình ảnh; tính logic của thông tin và đảm bảo các yếu tố kĩ
thuật.Trên cơ sở đặc điểm cơ bản của thể loại phóng sựtruyền hình,báo chíđiều
tra,có thểđưara những tiêu chí đánh giá chất lượngphóng sự điều tra trên truyền
hìnhvề nội dung và hình thức như sau:
1.2.1.Về nội dungTính chất nóng hổi, bức xúc của đề tàiCũng là phản ánh những
mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi, thế nhưng những nội dung được đề cập trong
phóng sự điều tra luôn là những đề tài nóng hổi, bức xúc mà công công chúng đang
chờ giải đáp. Như đã phân tích ở trên, đề tài của phóng sự điều tra đều là những
"trạng thái hoàn cảnh có vấn đề", là một cái gì đó không bình thường, có nhiều dữ
kiện nhưng có thể có nhiều câu trả lời khác nhau, công chúng muốn biết cụ thể và
tìm được câu trả lời đúng. Phóng sự điều tra trên truyền hình thường bắt đầu từ
những vấn đề, sự việc đã có kết quả tốt hoặc xấu. Để làm rõ nguyên nhân của


những hành vi, động cơ tốt hoặc xấu, người làm báo phải căn cứ vào tài liệu được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có đủ lý lẽ để phân tích, chứng minh các tài
liệu mình đưa ra. Từ thực tiễn hoạtđộng báo chí Việt Nam, tác giả Trần Quangnêu
lên ba hoàn cảnh thích hợp với phóng sự điều tra trong cuốn "Các thể loại báo chí
chính luận", các hoàn cảnh này cũng đúng với phóng sự điều tra truyền hình như
sau:-Những vấn đề liên quan đến nhiều người, được công chúng quan tâm và liên
quan đến những vấn đề thời sự nóng hổi, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị trọng tâm;-Những vấn đề không bình thường xảy ra, có nhiều dữ kiện
khác nhau;
-Những vấn đề không phải là "nóng hổi" nhưng lại được công chúng quan tâm vì

nó có ý nghĩa xã hội rộng lớn và công chúng đang tìm kiếm một quan niệm đúng
đắn nhất [17, tr. 356].Tác giả A.A. Chertưchơnưi trong cuốn "Báo chí điều tra"đã
chia đối tượng phản ánh của phóng sự điều tra thành ba nhóm như sau:-Những vụ
việc chưa được khám phá, những tai nạn khó hiểu, những tội ác khét tiếng mà tội
phạm chưa bị bắt và không ai có thể trả lời các câu hỏi Tại sao? Như thế nào?;Những vụ án đã được khám phá nhưng vẫn gây mối nghi ngờ nhất định;-Những vụ
án chưađược khám phá và chưa điều tra [30, tr. 12].Phóng sự điều tra trên truyền
hình phải đề cập được đúng những vấn đề mà công chúng quan tâm, nêu đúng
những câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn và phản ánh chính xác sự thật cuộc
sống và những vấn đề đang cần giải quyết. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo tính
định hướng để đảm bảomục tiêu của điều tra làvì lợi ích chung của toàn xã hội.
Thái độ của tác giả phải rõ ràng, dứt khoát. Nội dung tác phẩm phải mới mẻ, hấp
dẫn. Nhà báocần cung cấp cho công chúng những con số và sự kiện chính xác.
Hiện nay, công tác điều tra báo chí tập trung vào các đề tài chống tiêu cực, tham
nhũng, chống các tệ nạn xã hội, tuy nhiên thực tế cũng có cả điều tra biểu dương.
“Tính chiến đấu trên báo phải được thể hiện cả trên hai mặt biểu dương và phê
phán, không phải cứ phê phán mới là có tính chiến đấu. Biểu dương đúng, khẳng
định mặt tốt cũng có tính chiến đấu cao... Điều tra biểu dương mặt tốt cũng là mặt
cơ bản của công tác điều tra báo trên báo”[28, tr. 267]. Trong việc điều tra biểu
dương thường là nêu kinh nghiệm điển hình tiên tiến, nghiên cứu một sự việc, một
địa phương để biểu dương sự việc về địa phương đó.Tính khách quan, chính
xáccủa thông tinPhóng sự điều tra trên truyền hình phản ánh thực tế khách quan,
không có yếu tố hư cấu và không có những suy luận chủ quan. Thông tin phải đảm
bảo tính khách quan dựa trên cơ sở bằng chứng rõ ràng. Trong đó, "sự kiện là
nguyên liệu chủ yếu để xây dựng tác phẩm, bút pháp chính luận được sử dụng để
phân tích, lý giải, chỉ ra mối quan hệ nhân quả của các sự kiện nhằm làm rõ sự thật.
Đó là sự thật trần trụi, trinh nguyên như nó vốn có trong đời sống xã hội. Yêu cầu


này đảm bảo cho tác phẩm thực hiện tốt tính khách quan, tránh được khuynh
hướng "tô hồng" khi viết bài biểu dương và khuynh hướng "bôi đen" khi viết bài

phê bình" [17, tr. 364]. Người làm phóng sự điều tra có thể bình luận, lý giải, biện
bạch cho ý kiến của mình nhưng phải tôn trọng sự thật khách quan. Đảm bảo thông
tin đúng sự thật là yêu cầu chung đối với tất cả các tác phẩm báo chí. Tuy nhiên,
đối với phóng sự điều tra nói chung cũng như phóng sự điều tra trên truyền hình
nói riêng đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tác phẩm vì mục tiêu
cuối cùng của người phóng viên điều tra cũng chính là đi đến tận cùng tìm ra sự
thật đang được che dấu. Chỉ cần một chi tiết sai lệch, không đúng sự thậttrong tác
phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả điều tra và có thể gây ra tác động
lớn đến xã hội vì vậy mà tính xác thực của thông tin trong phóng sự điều tra luôn
được đặt lên hàng đầu. Do đó, thông tin phải được phóng viên điều tra thu thập,
kiểm chứng và xác minh một cách kỹ lưỡng qua nhiều nguồn khác nhau.Phóng sự
điều tra trên truyền hình cũng giống như tất cả các tác phẩm báo chí truyền hình
khác phải đảm bảo tính xác thực của hình ảnh. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin vì thông tin trong
truyền hình được thể hiện bằng cả hình ảnh và âm thanh. "Hình ảnh của tác phẩm
truyền hình luôn đặt tiêu chí"sự thật" lên hàng đầu. Mỗi cảnh quay, mỗi nhân vật,
mỗi câu chuyện... đều có địa chỉ thật trong cuộc sống. Nếu phóng viên dàn dựng
cảnh quay sai sự thật, bóp méo bản chất thì đó là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo... Với tác phẩm báo chí truyền hình, hình ảnh thu được đều dựa trên
chất liệu thật của sự kiện, mọi sáng tác của tác phẩmđều phải tôn trọng sự thật"
[20, tr. 189].
1.2.2. Về hình thứcPhương tiện diễn đạt là sựkết hợp giữa hình ảnh và âm
thanhNgôn ngữ thể hiện của truyền hình là hình ảnh và âm thanh, trong đó hình
ảnh là yếu tố sống còn, có vai trò quyết định. Vì thế tư duy hình ảnh trở thành đặc
trưng trong tư duy sáng tạo truyền hình. Có nghĩa là người sản xuất chương trình
phải biết phát hiện, khai thác và sử dụng hình ảnh để kể về sự kiện và thể hiện
được những ý tưởng của mình liên quan đến sự kiện. Tất nhiên, nhấn mạnh vai trò
quyết định của hình ảnh không có nghĩa là bỏ qua vai trò của tiếng đọc lời bình,
nhạcvà tiếngđộnghiện trường, bởi vì trong truyền hình quan hệ giữa các yếu tố này
mang tính hữu cơ, gắn bó làm tiền đề cho nhau trong một chỉnh thể thống

nhất.Chính vì vậy mà trong phóng sự điều tra trên truyền hình, hình ảnh và âm
thanh cũng phải được sử dụngmột cách nhịp nhàng, hợp lýđể thể hiện được ý đồ
của tác giảnhằm thuyết phục được khán giảtrước những phân tích cũng nhưkết
luận. Các phương tiện diễn đạt và thể hiện của truyền hình được cấu thành bởi: bối
cảnh, khuôn hình, cỡ cảnh, những phương pháp bỏ qua, lặp lại, những thủ pháp


dựng hình, những động tác máy quay, những thủ pháp xuống đen, chồng mờ,
những khoảng lặng, những lời nói, tiếng động, âm nhạc,... Trong phóng sự điều tra,
các phương tiện diễn đạt này được sử dụng tối đa và sáng tạo.Ngoài ra, hiện nay,
cácthông tin phi văn tựnhư: biểu đồ, biểu bảng, sơ đồ, đồ hình, đồ họa,... cũng là
cách để trình bàyviệc so sánh, phân tích sự kiện, chứng cứ và thường được dùng
trong các phóng sự điều tratrên truyền hình.Ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ
chính luậnCho đến nay, còn nhiều cách phân loại phongcách ngôn ngữ khác nhau
song có thể phân loại thành: phong cách khẩu ngữ; phong cách văn chương; phong
cách chính luận, phong cách khoa học; phong cách hành chính.Ngôn ngữ trong các
tác phẩm phóng sự điều tra là ngôn ngữ chính luận. GS. Cù Đình Tú đã chorằng:
“Phong cách chính luận có hai chức năng: chức năng truyền đạt các loại tin tức
(thông báo, thông tin), chức năng tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác
động)” [9, tr. 61]. Trong đó,một số đặc điểmcủa phong cách ngôn ngữ nàylà
Về phương tiện từ ngữ, đặc điểm nổi nhất của phong cách này là sự có mặt của lớp
từ ngữ chính trị. Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trường và quan
điểm cách mạng, về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội, nhằm tuyên tuyền giải
thích chủ trương, đường lối, chính sách,... Về phương tiện cú pháp, đối với phong
cách chính luận có thể cho phép viết những câu mà xét về mặt hình tuyến là những
câu có độ dài lớn, ở đó chứa đựng nhiều ý có quan hệ qua lại với nhau, bảo đảm
cho lập luận logic, chặt chẽ,... Mặt khác, một đặc trưng về cú pháp của phong cách
này là sự có mặt của những câu nghi vấn và câu cảm thán. Vềphương pháp diễn
đạt, “đặc điểm nổi bật nhất của phong cách này là tính chất chiến đấu bảo vệ chân
lý cách mạng cho nên căn cứ, lý luận đưa ra phải vững chắc, rõ ràng, lập luận phải

chặt chẽ, logic”[9, tr. 64].Bên cạnh đó, tính đại chúng là một yêu cầu bắt buộc, một
nguyên tắc diễn đạt văn bản chính luận.Người làm phóng sựđiều tra thường sử
dụng ngôn ngữ chính luận như một công cụ chính để phân tíchsự kiện, đó là thứ
ngôn ngữ đơn nghĩa. Ở phóng sự điều tratrên truyền hình, các tác giả có thể sử
dụng biện pháp ngôn ngữ có tính chất tu từ, phương pháp ví von, so sánh, giàu
hình ảnh nhưng cụ thể và dễ hiểu. Ngôn ngữ của phóngsự điều tratrên truyềnhình
cũng giống như ngôn ngữ của thể loại phóng sự nói chung,có thể chia làm
baloại:ngôn ngữ sự kiện,ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật. Trong đó, ngôn
ngữ sự kiện là linh hồn củangôn ngữ báo chí nói chung. Ngôn ngữ tác giả giữ vai
trò chủ đạo nhưmột người dẫn đường đưa khán giảđi qua các sự kiện, để họ tìm
đến sự thật mà họ đang muốn biết. Còn ngôn ngữ nhân vật đóng vai trò là những
dẫn chứng cụ thể, sinh động của một sự việc, một chi tiết nào đó có giá trị nhấn
mạnh hay khẳng định tính khách quan của thông tin.Về lời bình, trong phóng sự
truyền hình, lời bình có một đặc trưng là không đi sâu vào mô tả sự kiện, khung


cảnh con người tham gia mà chỉ để bình luận những gì đang xảy ra qua hình ảnh.
Lời bình chỉ đi vào chi tiết quan trọng để tập trung vào sự chú ý của người xem,
cung cấp những điều mới mẻ mà không nói những gì hình đã
23nói. Lời bình là yếu tố cung cấp thông tin chính, góp phần xóa đi khoảng cách
giữa sự kiện và công chúng, hỗ trợ cho hình ảnh thoát khỏi khung bó hẹp của màn
hình để đưa đến một ý nghĩa mới, một tầng thông tin mới. Lời bình thực hiện chức
năng phân tích lý giải, đánh giá nhận định và giúp mỗi tác phẩm truyền hình tác
động tới nhận thức cao nhất của con người: nhận thức lý tính.Đặc biệt, ngôn ngữ
trong lời bình của phóngsự điều tra truyền hình thể hiện dưới dạng văn nói nên có
tính giao tiếp cao,giúp người xem dễ tiếp nhận.Phân tích sự kiện là phương pháp
thể hiện đặc thùSự kiện có vai trò rất quan trọng trong một phóng sựđiều tra. Mục
đích của phân tích sự kiện làtìm ra bản chất của sự kiện, mối liên hệ tất yếu bên
trong của sự kiện, mối quan hệ giữa sự kiện cụ thể với toàn cục, với xã hội. Như
vậy, có hai yếu tố là sự kiện và phân tích. Hai yếu tố này không tách rời nhau và

được thể hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Phân tích bắt đầu từ sự kiện và
trình bày sự kiện. Trong đó, trình bày sự kiện cũng là một nghệ thuật,có thể dùng
cách kể lại một báo cáo, một cuộc trao đổi ý kiến, miêu tả sự quan sát trực tiếp,
hoặc phỏng vấn, đối thoại,...Các tác giả của"Giáotrình nghiệp vụ báo chí-tập
2"(Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn Trung ương) đã chỉ ra mấy vấn đề phân tích
sự kiện như sau:Một là, vấn đề của bài điều tra cần được đặt ra một cách mới nhất
và rõ nhất. Đối với một bài điều tra thì sự hấp dẫn trước hết là ở chỗ: Bài đó điều
tra vấn đề gì? Vấn đề nêu lên như thế nào? Và vấn đề đó có liên quan đến cuộc
sống của công chúng như thế nào? Cho nên, vấn đề của bài điều tra cần được bày
tỏ một cách mới nhất và rõ nhất.Hai là, bài điều tra phải đi sát việc phân tích sự
kiện, có nghĩa là phải dùng sự kiện, phải qua sự kiện mà kết luận. Phân tích sự kiện
làbằng logic biện chứng, chặt chẽnhằm phát hiện những mối liên hệ tất yếu bên
trong của sự kiện, làm cho qua sự kiện được trình bày, được phân tích, người đọc
chấp nhận một cách có lý lẽ. Ba là, những sự kiện dùng trong bài điều tra cần tiêu
biểu. Không phải bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng được đưa vào bài điều tra, mà sự
kiện phải được kiểm tra
24và chọn lựa trước khi sử dụng. Một sự kiện được dùng đúng chỗ và có ý nghĩa
thì giúp cho sự phân tích. Những sự kiện được lựa chọn phải đảm bảo tương đối
đầy đủ các yếu tố tin cậy để lập luận.Bốn là, cần dùng phương pháp so sánh khi
phân tích, nhưng cẩn thận trong khi so sánh, “người ta có thể dùng cách so sánh sự
kiện để phân tích sự kiện, một sự kiện được trình bày có thể so sánh với trước đây,
so sánh với chung quanh để khán giảhiểu thêm sự kiện đó.So sánh là cần thiết,


nhưng so sánh cũng có quy luật riêng để bảo đảm cho sự so sánh được chính xác”
[28, tr. 289].Trongđó, đã so sánh thì cần so sánh những sự kiện có chung một cơ sở
đo lường, so sánh những sự kiện với nhau thì phải tìm những bối cảnh trong không
gian và thời gian giống nhau.Năm là, nâng cao tính chiến đấu trong sự phân
tích;Cuối cùng là bài điều tracần được kết luận rõ ràng, dứt khoát và có sức thuyết
phục.Tính hệ thống và tính logic trong lập luận và trình bày chứng cứDo có nhiệm

vụ trả lời, nên tác phẩm điều tra phải có cấu trúc chặt chẽ, logic. Trên cơ sở những
luận cứ với những bằng chứng xác thực để đưa ra cốt lõi, bản chất của sự vật, hiện
tượng. Trong phóng sự điều tra, nội dung của thông tin lý lẽ không chỉ thể hiện đơn
thuần ở việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện, mà trên cơ sở
đó người viết phải trình bày quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá của mình về các sự
kiện đã được đề cập. Tác giả phải phân tích, giải thích các mối quan hệ giữa các sự
kiện, rút ra những kết luận xác đáng, có ý nghĩa xã hội rộng lớn và có tính định
hướng rõ ràng. Mỗi luận điểm, luận cứ phải chọn con đường ngắn nhất, nhanh
nhất. Ưu thế của điều tra là tìm hiểu, xác minh và nhận xét, đánh giá về sự đúng,
sai rồi mới nêu lên hướng giải quyết. Phương pháp này được sử dụng qua lối hành
văn chặt chẽ, logic, đảm bảo độ tin cậy cao.Việc sử dụng chứng cứ trong bài điều
tra không chỉ dừng lại ở sự phản ánh sự kiện, hiện tượng hay quá trình mà phải chỉ
ra được các mối quan hệ bên trong giữa các sự kiện, qua đó giúp độc giả thấy được
bản chất của vấn đề và chiều hướng vận động của cuộc sống. Những bằng chứng
này là chất liệu để hình thành nên những
25luận cứ. Đó có thể là những bức ảnh, những con số, chi tiết hay văn bản, sự quan
sát, phỏng vấn của tác giả,... Việc tổ chức, sắp xếp các bằng chứng này tạo nên một
hệ thống luận cứ chặt chẽ, khoa học giúp công chúng dễ dàng tiếp thu.Ở đây, đặc
điểm về nhân vật trần thuật và các nhân chứng của phóng sự cũng được thể hiện.
Tác giả có thể xuất hiện trong phóng sự điều tra truyền hình với tư cách là cái tôi
nhân chứng hoặc người dẫn chuyện. Hiện nay, việc phóng viên xuất hiện trên các
phóng sự truyền hình cũng khá phổ biến. Thông thường, đây là phần bình luận của
phóng viên nói ngay tại nơi xảy ra sự kiện, trước ống kính ghi hình. Với phóng sự
điều tra, đây rõ ràng là một hình thức hay để tăng tính tin cậy cho thông tin, sự
kiện.Còn các nhân chứng vốn đã đóng vai trò quan trọng trong các phóng sự điều
tra. Với tư cách là người đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ hoặc một phần sự kiện,
các nhân chứng này với diện mạo, hành vi, suy nghĩ của họ sẽ là một phần để
thuyết phục, chứng minh cho lập luận, phân tích của tác giả.1.3.Sản xuất phóng sự
điều tra trên truyền hình1.3.1. Quy trình sản xuất phóng sự điều tra trên truyền
hìnhPhóng sự điều tra trên truyền hình là loại tác phẩm sản xuất hậu kỳ vì vậy quy

trìnhsản xuấttrải quahai giai đoạn chính: tiền kỳ và hậu kỳ. Trong cuốn “Phóng sự


truyền hình, lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp” do TS Nguyễn Ngọc Oanh chủ
biênđã đưa ra quy trình sản xuất cụ thể cho phóng sự truyền hình như sau:
26Đối với phóng sự điềutra trên truyền hình, để tìm ra được câu trả lời cho các vấn
đềđang đặt ra, trong quá trình sản xuất, đội ngũ nhà báo, phóng viên còn phải thực
hiện hoạt động điều trabằng nhiều phương pháp điều tra khác nhau.Những phương
pháp này được quy định bởi các mục tiêu và đối tượng điều tra, nhà báo phải lựa
chọn, sắp xếp sử dụngphương pháp này một cách có khoa học, logic để đạt được
hiệu quảđiều tra.1.3.1.1.Giai đoạn tiền kỳGiai đoạn tiền kỳ bao gồm việc nghiên
cứu thực tế, xác định chủ đề, làm kịch bản, chuẩn bị các điều kiện nhân sự, kỹ
thuật, dịch vụ cần thiết và ghi hình. Trong đó, ghi hình là trung tâm, tập trung
nhiều sự chú ý nhất của giai đoạn tiền kỳ. Cụ thể các khâu trong giai đoạn tiền kỳ
như sau:Chọn đề tài:đây được xem là khâu đầu tiên, quan trọng mang tính chất
khoanh vùng đối tượng phản ánh. Đây cũng là lúc phóng viên quyết định nội dung
hình thức thể hiện tác phẩm. Đề tài có thể do ban biên tập phân công hoặc do
phóng viên phát hiện và lựa chọn. Đề tài trước tiên phải đáp ứng được "các tiêu chí
của đềtài một tác phẩm báo chí truyền hình là:là sự kiện, sự việc có thật; mới xảy
ra hoặc có thể không mới nhưng tính thời sự vẫn cao, tác động đến cuộc sống của
công chúng và được nhiều người quan tâm; đề tài có thể ghi hình được" [15, tr.
90]. Bên cạnh đó, đề tài của phóng sự điều tra phải là “những trạng thái hoàn cảnh
có vấn đề” như đã phân tích ở phần trên.Xác định chủ đề, tư tưởng chủ đề:chủ đề
là vấn đề trung tâm, vấn đề bao quát được nhà báo nêu lên, để bộc lộ được chủ đề
tác phẩm, phóng viên cần đềcập chủ đề dưới một hoặcvài góc nhất định. Còn tư
tưởng chủ đề là thái độ, tình cảm, chính kiến của người viết gửi gắm qua sự kiện,
vấn đề mà họ phản ánh. Đây được xem là khâu xác định nội dung, hình thức thể
hiện và đối tượng tiếp nhận thông tin. Từ đó xác định được phương pháp khai thác
tài liệu, góc độ tác phẩm đề cập,...Tiếp xúc sự kiện và nhân vật: đây là khâu tìm
hiểu thông tin về vấn đề, sự kiện qua việc tra cứu các tài liệu liên quan và tiếp xúc

trực tiếp hoặc gián tiếp với các nhân vật để từ đó nắm được bản chất của sự kiện và
tìm cách thể hiện phù hợp.
Từ khâu này, nhà báo, phóng viên bắt đầu áp dụng các phương pháp điều tra để
tiếp cận, tìm hiểucác nguồn thông tin bao gồmmột số phương pháp như
sau:Phương pháp thu thập thông tin: Việc phát hiện một bức tranh đầy đủ về các sự
kiện là đối tượng, mục tiêu điều tra của nhà báo sẽ không thể thực hiện được nếu
thiếu thông tin xác đáng về mọi mặt của sự kiện. Các nguồn thông tin được nhà
báo sử dụng trong quá trình điều tra có thể chia thành hai nhómcơ bản: Nhóm các
nhân vật có những thông tin thu hút sự quan tâm của nhà báo (các nhân chứng,


những người chứng kiến sự kiện hoặc lưu giữ thông tin...); nhóm thứ hai là các cơ
quan, tổ chức có mối quan hệ qua lại với các phương tiện thông tin đại chúng được
điều chỉnh bằng luật pháp và các văn bản chuẩn mực khác.Ngoài ra, một trong
những nguồn thông tin quan trọng trong tay nhà báo điều tra đó chính là tư liệu cá
nhân của chính nhà báo. Cùng với đó, việc tìm kiếm thông tin trên Internet cũng
quan trọng vàcần thiết. Việc sử dụng các nguồn tin trong điều tra cần phải phù hợp
với quyền thu nhận thông tin được luật pháp cho phép.Phương pháp xử lý tài liệu:
trên những cơ sở khác nhau, tài liệu được chia ra làm nhiều loại. Xét về mặt ghi
nhận thông tin có thểchia tài liệu thành các nhóm: bản thảo, bản in, ảnh, đĩa CD,...
Về mặt hoạt động tạo ra chúng, tài liệu có thể được phân thành: tài liệu hành chính
nhà nước, tài liệu xã hội chính trị, tài liệu khoa học,... Về hình thức sở hữu có thể
chia thành: tài liệu công cộng, sở hữu nhà nước, sở hữu cá nhân,... “Khi phân tích
các tài liệu cần phân biệt mô tả các sự kiện và cách diễn giải chúng; xác định xem
người lập tài liệu đã sử dụng những nguồn thông tin nào, nguồn thông tin đó là
nguồn tin gốc hay sao chép; xác định rõ những ý định củangười viết tài liệu đó;
tính tới bối cảnh mà người viết có tác động tới chất liệu của tài liệu.Điều cũng
quan trọng nữa là nếu có thể thì cần so sánh nội dung của những tài liệu được
nghiên cứu với những thông tin thu được từ các nguồn khác về vấn đề điều tra”[30,
tr. 59].Viết kịch bản: đây là khâu quan trọng, giúp phóng viên xác định rõ chủ đề,

bám sát chủ để xây dựng cấu trúc, sắp xếp, lựa chọn thông tin nhằm làm cho tác
phẩm rõ ràng, mạch lạc, bộc lộ rõ chủ đề. Qua kịch bản giúp cho ban biên tập nắm
28được nội dung, kế hoạch sản xuất, hoạch định được chương trình. Kịch bản cũng
sẽ tạo sự thống nhất giữa các thành viên trong ekip sản xuất, là sợi dây liên kết
giữa phóng viên, biên tập viên và phóng viên quay phim. Đối với phóng sự truyền
hình nói chung kịch bản thường được viết dưới dạng đề cương, mang tính dự kiến,
dự báo.Quay phim: đây là khâu sáng tạo quan trọng.Khi quay phóng sự phải chú ý
khuôn hình nhiều bối cảnh, bố cục khuôn hình phải thể hiện được thông tin cần
thiết. Ở đây, phải có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các thành viên trong ekip
sản xuất. Trong đó, phóng viên tại hiện trường cũng phải song hành thực hiện điều
tra nhằm khai thác thông tin, thu thập chứng cứ để tìm ra câu trả lời thông qua
nhiều phương pháp như:Phương pháp quan sát:Phương pháp này dựa trên nhận
thức của phóng viên về thực tế thông qua tri giác. “Khác hẳn với quan sát thông
thường mang tính chất ngẫu nhiên, quan sát của nhà báo là có mục đích. Đối tượng
quan sát của nhà báo có thể tương đối đơn giản nhưng cũng có thể là các tiến trình
sự kiện, tình huống xã hội, văn hóa, tôn giáo, đạo đức đặc biệt phức tạp” [30, tr.
20]. Trên các cơ sở khác nhau, phương pháp quan sát có thể được phân chia thành
các loại như sau:Xét vào mức độ tiếp xúc của người quan sát với đối tượng quan


sát có thể chia thành: quan sát trực tiếp và quansát gián tiếp.Xét về sự công khai về
vai trò của người quan sát có thể thia thành: quan sát công khai (nhà báo tuyên bố,
công khai với những người xung quanh để họ biết mình là ai, sẽ làm gì, thông báo
mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu giúp đỡ) và quan sát bí mật (nhà báo quan sát mà
không để người khác biết).Trên cơ sở sự tham gia của nhà báo có thể chia thành:
quan sát có tham gia (trực tiếp tham gia vào sự kiện, hoạt động để quan sát) và
quan sát không tham gia (quan sát từ bên ngoài).Phương pháp phỏng vấn và nói
chuyện: đây là một phương pháp phổ biến để khai thác thông tin. Đối với phương
pháp này, nhà báo phải biết cách đặt vấn đề một cách linh hoạt, lái câu chuyện theo
hướng cần thiết, lưu ý người đối thoại về những vấn đề được công chúng quan tâm.

Nhà báo khi chuẩn bị phỏng vấn cần phải
29hiểu rõ về đối tượng của mình, tốt nhất là nên phỏng vấn trong cuộc nói chuyện
riêng, soạn sẵn các câu hỏi, tránh đưa ra các câu hỏi đóng, tiến hành phỏng vấn sao
cho mở ra câu trả lời tiếp theo, những câu hỏi phức tạp nên nêu ra vào cuối buổi
phỏng vấn. Nói chung, nhà báo cần có kỹ năng giao tiếp tốt khi sử dụng phương
pháp này.Phương pháp thử nghiệm:Đây là một trong những phương pháp quan
trọng được sử dụng trong điều tra báo chí. Khi tiến hành phương pháp thử nghiệm,
nhà báo phải tạo ra tình huống nhân tạo, không tồn tại trước đó sau đó nghiên cứu
tình hình bằng cách áp dụng những phương pháp quan sát khác. Sau khi phương
pháp thử nghiệm kết thúc, tình huống nhân tạo do nhà báo tạo ra sẽ biến mất.Sự
khác biệt của các tình huống được nghiên cứu sẽdễ dàng bộc lộ nếu được đưa ra so
sánh.Trong đó, điều kiện cần thiết cho việc tiến hành thành công phương pháp thử
nghiệm đó làyếu tốvạch kế hoạch.Các phương pháp điều tra hình sự:việc làm quen
với các cơ sở của môn hình sự học có thể có lợi nhất định cho nhà báo điều tra, đặc
biệt là đối với những người mới vào nghề. Bất cứ cuộc điều tra nào kể cả điều tra
trong nghề báo sẽ được tiếnhành có hiệu quả nếu như người điều tra chuẩn bị tiến
hành nó một cách sáng tạo, áp dụng các thủ thuật và nhiều biện pháp trong đó có
cả các phương pháp điều tra hình sự, tuy nhiên vẫn phải nằm trong khuôn khổ các
quyền hạn được luật pháp cho phép.1.3.1.2.Giai đoạn hậu kỳGiai đoạn hậu kỳ bao
gồm việc dựng hình, viết và thể hiện lời bình, chọn và sử dụng âm nhạc, tiếng
động, hoàn thiện và duyệt phát sóng chương trình. Đây là giai đoạn tổ chức lại các
tư liệu hình ảnh, sử dụng các chất liệu ngôn ngữ, tiếng động và âm nhạc để nâng
cao khả năng thể hiện của hình ảnh, hoàn thiện logic pháttriển của sự kiện, vấn đề,
đưa đến cho công chúng truyền hình sự cảm thụ trọn vẹn và sinh động. Cụ thể như
sau:Dựng phim: khâu này có mục đích chính là giúp phóng viên kểcâu chuyện một
cách có hiệu quả và duy trì sự quan tâm của khán giả.Sử dụng nghệ thuật


×