Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của thể loại phóng sự xã hội trên sóng truyền hình (Trên tư liệu của Đài PT – TH Thanh Hoá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.17 KB, 136 trang )

1

Lời cảm ơn

Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin cảm ơn cô giáo
……….đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn…….., các thầy cô
giảng dạy tại trường ………..đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn nhận
được sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 - 2015
Tác giả luận văn


2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “…………” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng
mình !

Hà Nội, ngày ………….

Người cam đoan



3

MỤC LỤC
NỘI DUNG..............................................................................................................9
Ngoài các đặc trưng đó ra, ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình còn mang thêm
đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình. Đó là tính đa dạng và phức thể của âm
thanh, dùng âm thanh truyền trên sóng làm (một trong những) phương tiện thể
hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hưởng làm phương tiện tác động
chính. Tiếp theo là tính đơn thoại trong giao tiếp. Đặc tính này là đặc tính được
hiểu là ngôn ngữ của một người nói với hàng triệu người, vì vậy có tác giả cho
đây là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt. Vì vậy đòi hỏi người thực hiện cần
lưạ chọn phương tiện ngôn ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu
khán giả. Thứ ba là tính khoảng cách. Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa
phát thanh viên và khán giả. Khán giả nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy PTV,
BTV nhưng phát thanh viên không nhìn thấy khán giả. Thứ tư là tính tức thời.
Thứ 5 là tính phổ cập. Cũng như ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hinh là
ngôn ngữ dành cho đám đông. Nằm trong xu thế của báo chí hiện đại, ngôn ngữ
truyền hình luôn hướng tới sự hấp dẫn để cạnh tranh trong cơ chế thị trường bằng
cách kết hợp hài hoà giữa nội dung thông tin mà độc giả, khán thính giả yêu cầu
là chủ yếu với những thông tin định hướng cần thiết thông qua phương tiện quan
trọng nhất đó là ngôn ngữ......................................................................................24
2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa..........................................................................53
Chương III. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂU TRONG PHÓNG SỰ XÃ HỘI................63
3.1. Đặc điểm câu xét về mặt cấu tạo...........................................................63
3.2. Đặc điểm về câu xét theo mục đích nói.................................................73
KẾT LUẬN.........................................................................................................110


4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyền hình là một loại hình báo chí đặc thù. Ngôn ngữ trên
sóng truyền hình có một vị trí quan trọng trong việc thể hiện, phản ánh đời
sống kinh tế, văn hoá - xã hội của con người. Vì vậy, việc sử dụng ngôn
ngữ trên truyền hình là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Hiện nay, trước
thực tế việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, thậm chí chưa
tôn trọng sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt trên các thể loại báo chí đã
và đang thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, các nhà ngôn ngữ học
và đông đảo các tầng lớp nhân dân.
1.2. Đài PTTH Thanh Hóa được thành lập vào ngày 26/9/1956, là cơ
quan ngôn luận của lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá. Trải qua 58 năm hoạt
động và phát triển nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách căn bản, toàn diện về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các chương
trình của Đài, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phóng sự xã
hội - một thể loại được nhiều khán giả quan tâm và được coi là “điểm
nhấn” của các đài PT - TH nói chung, Đài PT - TH Thanh Hoá nói riêng.
1.3. Thực tế cho thấy, phóng sự xã hội là thể loại để khẳng định tài
năng, bản lĩnh của người làm báo; đồng thời là thể loại giúp người làm báo
bộc lộ cái “tôi” của mình, phản ánh đúng người thật, việc thật diễn ra trong
cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, nhiều năm qua việc đánh giá những ưu


5

điểm để phát huy và hạn chế để khắc phục, hoặc từ đó lựa chọn phương án
sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong các chương trình của Đài PT TH Thanh Hóa, trong đó có phóng sự xã hội của đài thực sự còn bỏ ngỏ.
Với những lý do trên, là phóng viên đang công tác tại Đài PT - TH

Thanh Hóa - người trực tiếp viết tin, bài, phóng sự phát trên sóng PT - TH
và của Đài, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ của
thể loại phóng sự xã hội trên sóng truyền hình (Trên tư liệu của Đài PT –
TH Thanh Hoá) làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Là một loại hình báo chí mới nên trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, những công trình nghiên cứu về phóng sự xã hội trên truyền
hình chưa nhiều. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về đặc điểm ngôn
ngữ phóng sự xã hội chưa có. Hiện có một số cuốn sách chuyên sâu về
ngôn ngữ báo chí là “ Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Nguyễn Tri Niên
(năm 2006) “Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí (năm 2003)
và “ Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng
(năm 2008) của PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội in năm 2004, tái bản năm 20072010. Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (NXB ĐHQG HN, 2001) ở phần
Mở đầu tác giả Vũ Quang Hào viết “Nói đến ngôn ngữ báo chí”, nếu hiểu
“báo chí” không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là báo chí được hiểu gồm
báo in, báo phát thanh và báo hình thì có thể nói rằng trong tập bài giảng
này (Ngôn ngữ báo chí) ngôn ngữ báo hình hoàn toàn bị bỏ ngỏ, do chỗ
chúng tôi không xác định được phạm vi khảo sát”. Tìm hiểu “Bài giảng
ngôn ngữ báo chí” của Khoa báo chí trường Cao đẳng PTTH trong chương
IV Ngôn ngữ báo hình, giáo án này chỉ đề cập đến ngôn ngữ hình ảnh (câu
hình) của thể loại này chứ không đề cập đến ngôn ngữ được phát thanh,
một phần không thể thiếu của bất kỳ chương tình truyền hình nào. Như vậy


6

có thể thấy việc tìm hiểu ngôn ngữ truyền hình là việc làm khó khăn. Nếu
như Ngôn ngữ phát thanh được nghiên cứu khá sớm (PGSTS Nguyễn Đức
Tồn năm 1977, 1989; Nguyễn Đình Lương 1993) thì các công trình nghiên

cứu về ngôn ngữ truyền hình chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi thể
loại báo chí truyền hình được đánh giá là thành tựu to lớn của khoa học
công nghệ hiện đại, là loại hình báo chí hiện đại nhất của thời đại việc chú
ý đến nội dung trong đó có ngôn ngữ trong các chương truyền hình sao cho
tương xứng với vị trí vai trò của truyền hình là việc làm đáng kể. Tuy nhiên
các cuốn sách đều không bàn về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ phóng sự xã
hội trên truyền hình mà chỉ nói đến ngôn ngữ báo chí nói chung.
Bên cạnh đó, có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của một số
học viên, sinh viên, tác giả Nguyễn Thu An trong “ngôn ngữ báo chí
Intenet” trong luận văn này chỉ nêu ra những đặc điểm chung về ngôn ngữ
của loại hình báo chí này. Và một số khóa luận có nghiên cứu chuyên sâu
về từng thể loại như phóng sự báo chí trực tuyến của tác giả Lê Minh
Thanh, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Qua việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo trên, chúng tôi thấy chưa
có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của phóng sự xã hội
truyền hình nói chung, đặc biệt là phóng sự xã hội của một đài địa phương
như Đài PT-TH Thanh Hóa. Vì vậy, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đặc điểm sử dụng
ngôn ngữ của phóng sự xã hội trên truyền hình qua tư liệu Đài PTTH
Thanh Hóa, nhằm đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ
phát thanh truyền hình nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


7

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới giải quyết những nhiệm vụ
sau:

- Nhận diện đặc điểm ngôn ngữ phóng sự xã hội trên truyền hình ở các
mặt: từ, câu và văn bản.
- Nhận diện đặc điểm về cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung thông
tin và ngữ nghĩa của phóng sự xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các phóng sự xã hội truyền hình đã được
phát sóng bao gồm cả văn bản viết và văn bản phát thanh - truyền hình (đã
được phát thanh viên [PTV], biên tập viên [BTV] đọc cùng với hình ảnh đã
phát sóng từ năm 2012 đến 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê và phân loại
các kiểu kiểu loại từ ngữ, câu, văn bản của phóng sự xã hội.
5.2. Phương pháp đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa phương tiện ngôn
ngữ nói (phát thanh) và ngôn ngữ bằng hình ảnh.
5.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để phân tích cách thức sử dụng ngôn
ngữ của thể loại phóng sự xã hội
6. Đóng góp mới
6.1. Về mặt lý luận


8

Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
phóng sự xã hội. Kết quả của luận văn này sẽ góp thêm tư liệu và và cách
nhìn nhận về việc sử dụng ngôn ngữ trong các phóng sự xã hội trên truyền

hình.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể giúp ích cho việc nâng
cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ của tờ báo hình, một thể loại báo chí
đang được đánh giá cao hiện nay, cụ thể là nâng cao chất lượng các phóng
sự xã hội trên Đài phát thanh và truyền hìnhThanh Hóa.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm
có 4 chương:
Chương I. Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Chương II. Đặc điểm vể từ ngữ trong phóng sự xã hội
Chương III. Đặc điểm về câu trong phóng sự xã hội
Chương IV: Đặc điểm văn bản trong phóng sự xã hội


9

NỘI DUNG

Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

1.1.

Phóng sự trên truyền hình

1.1.1. Phóng sự
1.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm về phóng sự như quan niệm coi phóng sự là kể lại
một câu chuện có thật một cách ngắn gọn, chính xác, các chi tiết tập trung

trả lời câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Tại sao? Mức độ
ảnh hưởng như thế nào?.
Ngoài ra, còn có một quan niện nữa về phóng sự đó là coi phóng sự là
một thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạo
của tất cả các thể loại báo chí khác như Tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Điều
tra và cả văn học.
Tuy nhiên, chúng ta có thể rút lại những điểm chính. Phóng sự là một
thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự
việc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự, theo một quá trình
phát sinh – phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và ngôn ngữ, giọng điệu
linh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của phóng sự


10

a. Đối tượng phản ánh là việc thật, người thật tiêu biểu, có ý nghĩa xã
hội.
Đối tượng phản ánh của phóng sự là những “hoàn cảnh có vấn đề” đang
được đông đảo công chúng quan tâm. Cuộc sống vô vàn những sự kiện,
tình huống mới nảy sinh, nhưng phóng sự chỉ lựa chọn những cái tiêu biểu
nhất nằm trong dòng thời sự chủ lưu. Tuy nhiên không phải sự kiện tiêu
biểu nào cũng có thể trở thành phóng sự. Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiện
những câu hỏi , những hiện tượng cần giải đáp thì phóng sự mới xuất hiện.
Trong thực tế, phóng sự thường gắn liền với những thời điểm mà ở đó đời
sống của xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Hoàn cảnh của sự
kiện trong phóng sự thường được giới thiệu đầu tiên, nhằm giúp cho công
chúng có một bức tranh toàn cảnh, một đối tượng ban đầu về sự kiện và
những vấn đề phát sinh từ sự kiện đó. Phóng sự làm rõ bản chất bên trong
của sự kiện, giúp công chúng không những biết nó xảy ra mà còn hiểu

nguyên nhân “tại sao” lại xảy ra. Vì thế nó đi sâu khám phá số phận một
con người, một tập thể người có tính chất điển hình trong hoàn cảnh điển
hình. Nó luôn bám sát vào một nhân vật hoặc một sự việc cụ thể để từ đó
xây dựng nên cấu trúc riêng của mình.
b. Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng
phát sinh – phát triển; nguyên nhân – kết quả, lượng – chất.
Thể loại phóng sự có khả năng phản ánh cuộc sống với các sự vật,
hiện tượng khác nhau nằm trong quy luật của sự vận động, quy luật thống
nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập. Để làm được vậy, phóng sự sắp xếp,
ngăn ô các dữ kiện, dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng
sang chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong một chu kì
thời gian nhất định.
c. Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp tạo ra sự uyển
chuyển trong quá trình tiếp cận thông tin.


11

Đây được cho là sự kế thừa các tinh hoa của văn học và các thể loại
khác. Nó được thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:
• Kết cấu: Kết cấu được sử dụng thường chặt chẽ và logic, hoàn chỉnh
và rõ ràng, chất phác và bình dị. Thời gian luôn được sắp xếp theo những
trật tự tuyến tính nhất định do tác giả sắp xếp linh hoạt. Nó phụ thuộc vào
đối tượng phản ánh và ý đồ riêng của tác giả đồng thời nó chi phối nội
dung và sự sáng tạo của tác giả.
• Ngôn ngữ: Ngôn ngữ phóng sự phải chính xác, hàm xúc và biểu
cảm; phải là ngôn ngữ của nhân dân, đa diện, đa góc độ để tạo sự sinh động
cho bài phóng sự và biểu cảm tốt chủ đề cũng như nội dung của phóng sự.
• Các bút pháp thường được sử dụng nhiều nhất đó là mô tả, thuật, kết
hợp với bút pháp nghị luận. Biện pháp tu từ trong thể loại phóng sự đa

dạng: so sánh, tương phản, ẩn dụ, châm biếm, hài hước… luôn được sử
dụng một cách triệt để.
1.1.2. Phóng sự xã hội trên truyền hình
1.1.2.1. Đặc điểm của chương trình truyền hình
Truyền hình là một thể loại báo chí mang tính tổng hợp cao (có hình,
có tiếng, có chữ…) xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX. Do vậy, thể loại báo
chí này cũng có cách truyền tải riêng. Nó chuyển tải thông tin bằng hình
ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến
điện. Nhờ vậy, truyền hình có thể đến được với nhiều người, ở nhiều nơi
khác nhau cùng lúc và phát triển với tốc độ như vũ bão.
Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi
quốc gia, dân tộc. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình
đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ
hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung. Sự tiếp cận thông tin kịp
thời, nhanh chóng, rộng rãi, tiện lợi và hiệu quả mà truyền hình mang đến
cho khán giả là những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại. Công
nghệ truyền hình hiện nay đã tạo ra sự chuyển dịch không gian, đưa không


12

gian từ xa đến gần hiện hữu trước khán giả một cách chân thực và sinh
động. Không chỉ vậy, truyền hình còn là một phương tiện thông tin đại
chúng, các chương trình truyền hình còn được ví như một trường học bổ
ích cho nhiều đối tượng. Quả thực, nói đến truyền hình là nói đến sự hiện
đại, cập nhật.
Bên cạnh đó, truyền hình còn hướng tới đông đảo khán giả, dành
cho chính khán giả tham gia ngôn luận. Truyền hình không chỉ làm nhiệm
vụ tuyền truyền mà còn là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa
cũng như lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.

Do đó, đòi hỏi cấp thiết là các chương trình truyền hình phải có tính
định hướng, tính chính xác, tính chuẩn mực và tính văn hóa để phục vụ
đông đảo quần chúng, xứng đáng là tiếng nói của nhân dân.
1.1.2.2. Đặc trưng của phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình là một phần của chương trình truyền hình. Kênh
nào, đài nào cũng phải có phóng sự. Nó chỉ linh hồn của chương trình
truyền hình. Nó cũng như các thể ký truyền hình khác, đều thông tin về
người thật, việc thật trong một quá trình phát sinh và phát triển. Đặc biệt,
nó đi sâu vào và giải quyết rõ những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình
diễn biến, bối cảnh của sự kiện và cách giải quyết các mâu thuẫn để làm
cho người xem có khả năng hình dung khá đầy đủ những biến cố xảy ra
như chính họ chứng kiến. Phóng sự luôn cố gắng thẩm định hiện thực, trả
lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra.
Qua những điều trên có thể đưa ra một khái niệm chung về phóng sự
truyền hình như sau: Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình
thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình
huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh , phát triển, đồng thời
thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm
xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình.


13

Ngoài đặc điểm chung của thể loại phóng sự, phóng sự truyền hình
cũng mang những đặc điểm riêng góp phần tạo nên thế mạnh của nó. Đó là
ngôn ngữ hình ảnh- âm thanh, thủ pháp Montage, phỏng vấn và phóng viên
trước ống kính. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm nên đặc trưng riêng
của phóng sự truyền hình, đồng thời cũng cho ta thấy sự phức tạp khi tiến
hành thực hiện một phóng sự truyền hình. Do vậy, điều quan trọng là phải
có một kịch bản tốt, trong đó chứa đựng nội dung, hình thức thể hiện tác

phẩm dẫn dắt các yếu tố khác quy về một mối.
a. Sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh và âm thanh
Ngôn ngữ trong phóng sự truyền hình gần gũi với ngôn ngữ văn học.
Nó cho phép tác giả sử dụng khả năng miêu tả, tự thuật, nghị luận, trữ
tình…để nhấn mạnh về mặt thông tin, mặt xử lý chất liệu cụ thể.
Khác với báo in, báo hình phải có hình ảnh. Trong thể loại phóng sự
truyền hình, yêu cầu về hình ảnh khá nghiêm ngặt. Hình ảnh của phóng sự
nói riêng phải mang tính thời sự và tính xác thực để làm thoả mãn nhu cần
muốn biết cái gì đang xảy ra, xảy ra như thế nào của khán giả. Truyền hình
là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình. Trong phóng
sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung
nào đó (hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình phát
triển của sự kiện trong cuộc sống). Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong
phóng sự truyền hình còn thể hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh với
nhau theo tuyến tính thời gian của quá trình vận động sự kiện. Nó không
chỉ mô tả hoạt động của con người, mà còn giúp khán giả “tham gia” hoặc
“đứng trên” nhìn vào sự kiện.
Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là: toàn
cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả. Mặt khác qua các cỡ cảnh , các góc
quay cao thấp , chính diện , 3/4…Góc độ chủ quan và khách quan, tác giả
có thể bộc lộ thái độ tâm lý của con người trong sự kiện đó.


14

Tiếp theo là mặt âm thanh. Mục đích của phóng sự truyền hình là ghi lại
hơi thở, động thái của cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh nên tính xác
thực của âm thanh rất cao. Nhờ có sự trợ giúp của âm thanh phóng sự
truyền hình trở nên sống động như chính cuộc sống. Đó là âm thanh từ
cuộc sống thực tế, không dàn dựng, giả tạo là yêu cầu bắt buộc đồng thời

cũng là sức mạnh của phóng sự truyền hình.
Âm thanh trong phóng sự truyền hình gồm ba yếu tố: tiếng động hiện
trường, lời bình, âm nhạc.
-Tiếng động hiện trường : Tiếng động sẽ làm tăng sự gợi cảm , tính chân
thực của phóng sự truyền hình, tác động vào nhận thức, tình cảm của công
chúng. Nó bao gồm âm thanh của thiên nhiên, âm thanh do sinh hoat của
con người tạo nên. Việc sử dụng tiếng động hiện trường từ cương độ, cao
độ đúng lúc cũng phải được dự kiến trong kịch bản.
- Lời bình: giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự kiện
được phản ánh trong tác phẩm truyền hình. Nó là sự bổ sung cho những gì
mà người xem nhìn thấy trên màn hình và được tiến hành song song với
hình ảnh. Ý đồ lời bình hình thành ngay từ ttrong giai đoạn xây dựng kịch
bản .
-Âm nhạc: Là một trong ba yếu tố quan trọng của phóng sự truyền hình.
Âm nhạc có tác dụng làm tôn vinh thêm sự kiện. Mỗi bản nhạc khi sử
dụng phải phù hợp với kết cấu, ý đồ cũng như chủ đề tư tưởng của phóng
sự truyền hình .
Tuy mối quan hệ hình ảnh và âm thanh có thể khác nhau, nhưng điều
cốt yếu nhất là chúng bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau để truyền đạt ý đồ tư
tưởng của tác giả phóng sự truyền hình. Đúng như có ý kiến cho rằng. Theo
tác giả G. V. Cudơnhetxốp – X.L Xvich – A. Ia. Iurốpxki: “Ngôn ngữ
phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh. Hai


15

yếu tố này luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau, cùng tạo nên hiệu quả thông
tin của phóng sự. Nếu như hình ảnh thuyết phục người xem bằng người
thật, việc thật thì lời bình giúp họ tổng hợp, khái quát và hiểu được bản
chất của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm phóng sự. Lời bình có ưu

thế phản ánh những khía cạnh trừu tượng của vấn đề.” [57,89]
Tuy nhiên ở mỗi dạng phóng sự truyền hình khác nhau, vai trò của
mỗi yếu tố này cũng khác nhau. Trong phóng sự sự kiện , phóng sự vấn đề,
phóng sự chân dung, phóng sự điều tra hình ảnh dù chi tiết bao nhiêu thì
cũng chỉ có giá trị thông tin “bề nổi”, thông tin “bề sâu”, phải nhường cho
lời bình.
b. Phỏng vấn:
Phỏng vấn là cách để thu thập và khai thác thông tin từ nhân chứng
phục vụ đắc lực cho chủ đề của phóng sự truyền hình. Nó có thể cho khán
giả biết ý kiến thái độ, tình cảm của con người đối với sự kiện , vấn đề.
Phỏng vấn nhân chứng là một hình thức thu thập nguồn “tư liệu sống” , đặc
biệt hữu ích đối với phóng sự truyền hình. Khán giả có thể trực tiếp nghe
người được phỏng vấn trả lời ở dạng lời nói sống động, thông tin được nắm
bắt không chỉ ở nội dung, lời nói mà còn qua giọng điệu, vẻ mặt, trạng thái
tâm lý của người đó biểu hiện qua hình ảnh của phóng sự truyền hình.
Phỏng vấn không chỉ là hỏi - đáp hoặc tham - vấn mà còn là một
nghệ thuật. Do vậy, làm thế nào để biểu hiện thành công ưu thế đó trong
tác phẩm của mình là một vấn đề cần được quan tâm.
Có các phương pháp sau để khai thác thông tin:
Thứ nhất là phương pháp quan sát. Phương pháp này có sức thuyết phục
lớn nhưng thiếu tính hệ thống, vì chỉ thực hiện được một phần của hiện
thực. Phóng viên phải bằng con mắt nghề nghiệp của mình ghi nhận các chi
tiết , diễn biến của sự kiện , vấn đề một cách khách quan.


16

Thứ hai là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Ưu điểm là tính toàn diện
không phụ thuộc vào bối cảnh, yêu cầu là phóng viên phải biết khai thác
thông tin sự kiện bối cảnh thông qua tư liệu lưu trữ. Tuy nhiên, phương

pháp này thường mang ít tính sống động.
Các phương pháp phỏng vấn khác như qua điện thoại, hộp thư
truyền hình, toạ đàm… cũng trở thành công cụ đắc lực bổ sung cho hai
phương pháp trên.
Phỏng vấn xuất hiện trong phóng sự truyền hình dưới các dạng:
Thứ nhất, là phóng viên đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.
Phóng viên chất vấn những người có trách nhiệm khi vấn đề nảy sinh. Tuy
nhiên nêu phóng viên sử dụng nhiều dạng phóng sự nhiều dạng phỏng vấn
này, hiệu quả phóng sự sẽ giảm xuống vì kết cấu ý đồ tác phẩm bị loãng,
không chặt chẽ. Dạng này được sử dụng trong phóng sự điều tra, phóng sự
ngắn.
Thứ hai, ý kiến của người được phỏng vấn được xen vào lời bình
một cách khéo léo, nhằm thuyết phục cho những luận điểm mà phóng viên
nêu ra trong phóng sự truyền hình. Người xem không có ý thức phân biệt
rạch ròi giữa lời bình và phỏng vấn mà cảm giác đó là chỉnh thể nhuần
nhuyễn. Ưu điểm của dạng phỏng vấn này là ý đồ, chủ thể của phóng sự
truyền hình được thể hiện rõ nét, tập trung hơn, tiết kiệm thời gian phát
sóng, do đó dung lượng của phóng sự truyền hình loại này ngắn gọn nhưng
thông tin vẫn cao.
c. Phóng viên trước ống kính
Trong phóng sự truyền hình, việc phóng viên xuất hiện trước ống
kính để lại dấu ấn chủ quan về sự kiện một cách rõ nét, nó sử dụng sức
mạnh của cảm xúc tác động tới độc giả. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc


17

thẩm mỹ trở thành một động lực đưa tác phẩm đạt tới những phẩm chất
khác lạ.
Bên cạnh đó, phóng viên xuất hiện như cái tôi nhân chứng khách

quan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với sự thật
hoàn toàn. Việc xuất hiện của phóng viên trước ống kính có bối cảnh làm
nền sẽ tăng cảm giác nóng hổi, thời sự của sự kiện và thể hiện sự nhanh
nhạy của phóng viên. Phóng viên tại hiện trường nhìn vào khán giả, nói
trực tiếp với khán giả về sự kiện đang diễn ra, khoảng cách giữa người
truyền và người nhận thông điệp được “thu hẹp lại”, sự chú ý của khán giả
đối với phóng sự truyền hình sẽ tăng thêm. Sự xuất hiện của phóng viên
trước ống kính máy quay phim tại bối cảnh của sự kiện, vấn đề sẽ làm tăng
tính thuyết phục của những thông tin được phóng sự đưa ra. Sự xuất hiện
của phóng viên trước ống kính đã làm tăng tính thuyết phục của phóng sự
truyền hình lên rất nhiều. Đây cũng là thế mạnh của báo truyền hình so với
báo in về tính thời sự và báo phát thanh về hình ảnh.
Tuy nhiên, thủ pháp này được sử dụng hay không còn tuỳ theo tính
chất của từng sự kiện, vấn đề và khả năng diễn đạt của từng phóng viên.
Đối với những vấn đề phóng sự nóng hổi, được toàn thể công chúng quan
tâm chú ý tới.
c. Thủ pháp Montage:
Montage là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo
ý đồ sáng tạo của tác giả theo một trật tự nhất định, nối tiếp trong thời gian
Montage có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tư tưởng chủ đề, tiết tấu ẩn
dụ, liên tưởng của phóng sự truyền hình. Các thủ pháp Montage góp phần
làm tăng hiệu quả phản ánh của phóng sự, rút ngắn độ dài thời gian xảy ra
sự kiện trên màn ảnh nhằm phản ánh, lý giải sự kiện, vấn đề trong cuộc
sống. Vì thế Montage là phương tiên trợ giúp đắc lực và không thể thiếu
đối với tác giả trong quá trình hoàn thiện tác phẩm của mình.


18

1.2.


Ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình

1.2.1. Ngôn ngữ
1.2.1.1.

Định nghĩa

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người.
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn
ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con
người. Chính ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh
hoạt và lao động, giúp con người có thể diễn đạt và làm cho người khác
hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Hơn
nữa ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp vạn năng, vừa phục vụ số đông
đảo các thành viên trong cộng đồng vừa giúp các thành viên trong cộng
đồng có thể bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp.
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Chức năng giao tiếp của ngôn
ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó bởi chức năng thể hiện
tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh: ngôn ngữ là hiện thực trực
tiếp của tư tưởng, ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư
tưởng.
Cuối cùng, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Theo tác giả
Diệp Quang Ban: “Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm
thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản
ánh, gọi tên)” [1,79]. Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có
quan hệ võ đoán với nhau. Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hình
tuyến. Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín
hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng
riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố

trung tâm bảo đảm nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người.


19

1.2.1.2. Sự hình thành ngôn ngữ
Không ai biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ kia nào chỉ biết con
người đã sử dụng các công cụ ngôn ngữ như ký tự, tiếng nói, hình vẽ, âm
thanh, hình ảnh… Cùng với sự phát triển của xã hội loài người các hình
thức ngôn ngữ cũng trở nên đa dạng và phong phú, phương thức truyền tải
ngôn ngữ dần vượt ra khỏi giới hạn của thời gian, không gian. Con người
có thể tiếp cận ngôn ngữ từ bốn phương, từ nhiều nguồn văn hóa khác
nhau. Mục đích của ngôn ngữ là truyền tải thông tin, cảm xúc của con
người, sự vật, sự kiện từ người này đến người khác cho nên ngôn ngữ được
dùng ở tất cả các mặt, các lĩnh vực trong đời sống.
1.2.1.3.
a.

Một số bình diện cấu thành ngôn ngữ

Từ

Các tác giả Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán cho rằng: “ Từ là những
đơn vị hai mặt, có hình thức và âm thanh, có ý nghĩa và khả năng trực tiếp
kết hợp với nhau để tạo thành các câu cụ thể, gặp nhau trong khi nói và
viết” [4,71]
Mỗi một ngôn ngữ muốn hoạt động được không thể không có từ. Từ là
chất liệu cơ bản, là bộ phận không thể thiếu cho sự hoạt động của một ngôn
ngữ. Từ là đơn vị hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Từ kết hợp với nhau

theo những nguyên tắc nhất định để cấu tạo nên các ngữ.
Xét theo cấu tạo có thể chia ra từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết. Từ
đa âm tiết lại có thể chia tiếp là từ ghép và láy. Nó thể hiện trong sơ đồ sau:

Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)


20

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ ghép
chính phụ

Từ láy

Từ ghép
đẳng lập

Từ láy
toàn phần

Từ láy phụ âm đầu

Từ láy

bộ phận

Từ láy vần

Xét theo phương diện ngữ nghĩa, ta có thể chia làm hai thành phần
chính:
Nghĩa biểu vật, đó là mối liên hệ - giữa từ với sự vật, phản ánh của sự
vật (hiện tượng, thuộc tính, hành động…) mà nó chỉ ra. Ví dụ: đất, trời
mưa, nắng, gió,v.v…
Nghĩa biểu niệm, đó là mối liên hệ giữa từ với ý (ý nghĩa hoặc ý niệm),
cái ý đó được gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc
tính của biểu vật vào trong ý thức con người).
Nghĩa biểu thái là nghĩa phản ánh thái độ, tình cảm, cảm xúc, sự đánh
giá của người nói – người nghe, người viết – người đọc. Sự vật, hiện tượng


21

được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã được nhận
thức, được thể nghiệm bởi con người.
Từ ngữ có thể được tổ chức sắp xếp thành các trường từ vựng.
Trường ngữ nghĩa hay còn được gọi là trường từ vựng, đây được gọi là
những tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ có
quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống. ví dụ như: vua, chúa,
quan lại, lính tráng, người hầu, nô lệ, nô tì, công chúa, v.v…
b. Câu
Câu là một phần của đoạn hội thoại, ghép bởi các từ, tạo nên cấu trúc
ngữ pháp hoàn chỉnh (chủ ngữ, vị ngữ); thường được viết kết thúc bởi dấu
chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than.
Có thể phân chia thành các kiểu câu:

Dựa trên cấu tạo ngữ pháp, có thể chia thành:
Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu.Cần phân biệt câu đơn với câu
ghép và câu mở rộng thành phần. Câu đơn thường có một chủ ngữ, một vị
ngữ và có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ nhưng có một số trường hợp
câu đơn không xác định được chủ ngữ vị ngữ. Đó là trường hợp của câu
đơn đặc biệt. VD: Câu đơn: Trời mưa. (C-V)
Câu ghép: là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế
câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ - Vị) và thể hiện một
ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác. Các câu ghép bắt buộc
phải có hai cụm chủ - vị trở lên. Hai vế của câu ghép được nối với nhau
bằng nhiều cách. Nhưng cách cơ bản nhất là nối trực tiếp, nối bằng quan hệ
từ và cặp từ hô ứng.
Dựa theo mục đích nói, có thể phân chia thành:


22

Câu nghi vấn là câu dùng để hỏi. Nó có từ nghi vấn như ai, gì, nào,
đâu, mấy, sao, bao giờ, bao lâu, bao nhiêu; à, ư, hả, chăng, chứ, (có)…
không, (đã)…chưa, v.v. hoặc từ hay nối các vế có mối quan hệ lựa chọn.
Câu cầu khiến là câu để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Nó có từ cầu
khiến như hãy / đừng / chớ và chủ thể của hãy / đừng / chớ.
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi
(ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao để biểu lộ cảm xúc.
Câu trần thuật dùng để kể. Đó là kiểu câu không có dấu hiệu hình
thức của những kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán).
c. Văn bản
Khái niệm về văn bản:
Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời (hay hành vi
phát ngôn), mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng

giao tiếp, mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới
dạng âm thanh hay chữ viết. Văn bản dù ngắn hay dài đều đề cập đến một
hay một vài đối tượng nào đó trong hiện thực khách quan hay trong hiện
thực tâm lí, tình cảm của con người. Ðối tượng này chính là đề tài của văn
bản.
Cấu trúc của văn bản:
Tuỳ theo quy mô, văn bản có thể chỉ gồm một câu, vài câu hay bao
gồm nhiều đoạn, nhiều chương, nhiều phần... Câu, đoạn, chương, phần khi
tham gia vào tổ chức của văn bản đều có một chức năng nào đó và chúng
có mối quan hệ ràng buộc, nương tựa lẫn nhau. Toàn bộ các bộ phận hợp
thành văn bản - còn gọi là các đơn vị/kết cấu tạo văn bản - cùng với trình tự
phân bố, sắp xếp chúng dựa trên cơ sở chức năng và mối quan hệ qua lại
giữa chúng chính là cấu trúc của văn bản.


23

Thông thường, một văn bản có cấu tạo ba phần: mở đầu, thân bài, kết
bài. Mở đầu của văn bản có thể là câu nêu lên chủ đề của nó. Phần thân
triển khai nội dung chính một cách cụ thể. Và phần cuối của văn bản có
thể đúc kết, khẳng định lại chủ đề, gọi là câu kết đề.
Ngoài ra, một số văn bản còn có tiêu đề. Tiêu đề hay đầu đề của văn
bản là tên gọi của văn bản và là một bộ phận cấu thành văn bản. Tuy nhiên,
một số loại văn bản có thể không có tiêu đề, tiêu biểu như tin vắn, các sáng
tác dân ca như ca dao v.v... Xét mối quan hệ giữa tiêu đề với nội dung cơ
bản của văn bản, có hai loại tiêu đề: tiêu đề mang tính dự báo và tiêu đề
mang tính nghệ thuật.
Ðặc trưng của văn bản:
Ðặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh,
tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch lạc. Trong đó tính hoàn chỉnh và

tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản.
1.2.2.

Ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình

1.1.2.1. Định nghĩa
Ngôn ngữ là cách sử dụng từ ngữ, câu văn, văn bản trong một bài
phóng sự phát trên truyền hình. Cái cốt lõi để lại cho người xem, nghe bài
phóng sự vẫn là ngôn ngữ. Nó có thể ở dạng nói hoặc viết song nó là
phương tiện chiếm vai trò lớn trong biểu cảm và biểu đạt cụ thể chủ đề, chủ
đề tư tưởng của tác phẩm phóng sự. Để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho
đúng, trúng và hay trong tác phẩm phóng sự, nhà báo phải xem xét tính
chất, quy mô của đối tượng phản ánh, trình độ của đối tượng tiếp nhận
thông tin và loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải bài phóng
sự đó.
1.2.2.3.

Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự truyền hình

a. Phong cách ngôn ngữ


24

Đầu tiên, ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình cũng phải mang
những đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ báo chí. Đầu tiên đó là: cô đọng
nhưng biểu cảm, đặc biệt là tính ngắn gọn. Nó xuất phát từ chức năng cơ
bản của báo chí là thông tin nhanh. Muốn thông tin nhanh, nhiều làm cho
báo đa dạng phong phú, những nét rườm trong báo chí phải bị loại bỏ. Thứ
hai, nó phải hấp dẫn nhưng thuyết phục. Về nội dung, thông tin luôn phải

mới, đa dạng và phong phú. Trong đó có yêu cầu dưa tin nhanh, xác thực,
có tính cập nhật. Về hình thức, ngôn ngữ trong bài báo phải có sức lôi cuốn
người đọc. Thứ ba là đạt tính thẩm mỹ song hành giáo dục. Thứ tư là tính
chiến đấu: Báo chí chính là diễn đàn bộc lộ, phản ánh những quan điểm,
thái độ khác nhau, thậm chí đối lập nhau về một sự kiện.
Ngoài các đặc trưng đó ra, ngôn ngữ phóng sự trên truyền hình còn
mang thêm đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình. Đó là tính đa dạng và phức
thể của âm thanh, dùng âm thanh truyền trên sóng làm (một trong những)
phương tiện thể hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hưởng làm
phương tiện tác động chính. Tiếp theo là tính đơn thoại trong giao tiếp. Đặc
tính này là đặc tính được hiểu là ngôn ngữ của một người nói với hàng triệu
người, vì vậy có tác giả cho đây là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt. Vì
vậy đòi hỏi người thực hiện cần lưạ chọn phương tiện ngôn ngữ sao cho
thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu khán giả. Thứ ba là tính khoảng cách.
Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa phát thanh viên và khán giả. Khán
giả nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy PTV, BTV nhưng phát thanh viên
không nhìn thấy khán giả. Thứ tư là tính tức thời. Thứ 5 là tính phổ cập.
Cũng như ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hinh là ngôn ngữ dành
cho đám đông. Nằm trong xu thế của báo chí hiện đại, ngôn ngữ truyền
hình luôn hướng tới sự hấp dẫn để cạnh tranh trong cơ chế thị trường bằng
cách kết hợp hài hoà giữa nội dung thông tin mà độc giả, khán thính giả
yêu cầu là chủ yếu với những thông tin định hướng cần thiết thông qua


25

phương tiện quan trọng nhất đó là ngôn ngữ.
Ngoài đảm bảo các yếu tố trên, ngôn ngữ phóng sự truyền hình còn
mang thêm đặc điểm của phóng sự. Từ đây, chúng ta sẽ đi làm rõ đặc trưng
của ngôn ngữ trong những phóng sự truyền hình.

Thứ nhất, ngôn ngữ phải mang tính chính xác. Phóng sự là phản ánh
hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên, các phương tiện ngôn
ngữ được sử dụng trong phóng sự thường chính xác và khách quan. Tính
chính xác thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất
sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ
thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu.
Thứ hai, ngôn ngữ phải hàm súc. Phóng sự phải miêu tả, kể lại câu
chuyện một cách cô đọng, logic và hàm súc. Tính hàm súc của ngôn ngữ
phóng sự nảy sinh từ yêu cầu: phải cung cấp một lượng thông tin cao,
không có dư thừa về con người và sự kiện trong một diện tích ngôn ngữ
hạn hẹp trên trang báo, trên sóng… cho nên cần phải dùng từ sao cho đắt
nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất. Cung cấp thông tin một cách chính xác và
hàm súc, có nghĩa là ngôn ngữ đã thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí
có hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, ngôn ngữ phải biểu cảm. Biểu cảm là trong phóng sự ngôn
ngữ còn có giá thể biểu đạt chân thực những trạng thái tình cảm, cảm xúc
tâm lý, thái độ, ý kiếm của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả, có
thể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin,
khiến cho đối tượng tiếp nhận thông tin cũng nảy sinh cảm xúc, tình cảm,
thái độ như “đối tượng được miêu tả” và tác giả. Như vậy, người tiếp nhận
thông tin không chỉ được nhận thông tin mà còn như được chứng kiến,
tham gia vào sự kiện (vui, buồn, lo âu…) với tư cách của “người trong
cuộc”, có nghĩa là, ngôn ngữ đã thực hiện tốt chức năng tác động vào tâm
lý tiếp nhận thông tin của người đọc, thông qua tình cảm mà hướng dẫn


×