Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Giới thiệu về bảo tàng chăm đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 46 trang )

Lời mở đầu
Trên dải đất Việt Nam hình chữ S, đâu đâu ta cũng thấy dấu hiệu của những
nền văn hóa đặc sắc. Từ đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) cho đến miền Đất Mũi (Cà Mau),
dù đến bất cứ đâu hay dừng chân ở bất kì một địa điểm nào, ta đều có thể được sống,
được hòa mình vào thế giới của những huyền thoại, những truyền thuyết, những sự
hào hoa tuyệt vời của quá khứ. Vẫn biết rằng lịch sử là quá khứ, lịch sử càng dài
chứng tỏ sự phát triển đi lên của xã hội loài người ngày càng cao. Nhưng có một điều
không thể phủ nhận là ứng với mỗi thời kì lịch sử con người đều có những sáng tạo vô
cùng độc đáo, tinh tế mà người đời sau chúng ta phải thừa nhận. Đó không chỉ là
những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật mang tầm vóc hàng thế kỉ,
trường tồn mãi với thời gian mà hơn hết chính là thành quả lao động miệt mài của
những người đi trước. Họ đã gửi gắm vào đó tất cả những nhiệt huyết, niềm say mê và
tài năng bậc thầy của mình. Tất cả đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đầy màu sắc,
đa dạng mà luôn thống nhất hài hòa với nhau.
Ông cha ta đã có câu : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Có đi mới biết
thế giới quanh mình bao la đến nhường nào và luôn ẩn dấu trong đó biết bao điều bí
ẩn. Có đi tìm hiểu, tham quan, khám phá mới thấy hết được vẻ đẹp tiềm tàng trong
những, phát minh , sáng tạo, những công trình nghệ thuật của con người sáng tạo đã
được hình thành trong quá khứ và đang còn tồn tại trong thế giới này một cách toàn
diện nhất.Điều đó thật không đơn giản.Nhưng với những nhà nghiên cứu lịch sử nói
chung và những sinh viên nghiên cứu, học tập lịch sử nói riêng thì việc đi tham quan
và học tập thực tế là một hoạt động cực kì quan trọng. Bởi đặc trưng của bộ môn lịch
sử là đi sâu tìm hiểu về quá khứ của loài người, chứng nhận, khôi phục và truyền tải
đến các thế hệ hiện tại cũng như tương lai những gì đã tồn tại, diễn ra trong quá khứ,


về những con người đã làm nên nghệ thuật , những thứ đã góp phần làm nên diện mạo
thế giới ngày nay. Vì vậy đoàn sinh viên khóa 59, khoa Lịch sử - trường Đại học sư
phạm Hà Nội, đã được Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử dưới sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội tạo điều kiện cho đi thực tế học tập chuyên môn
tại mảnh đất miền Trung (Việt Nam) với lịch trình từ Hà Nội vào Đà Nẵng, Quảng


Nam kéo dài trong sáu ngày, từ ngày 19/9/2011 đến ngày 24/9/2011.Trong chuyến đi
đoàn đã được ghé thăm và tìm hiểu lịch sử tại nhiều địa danh, nhiều di tích lịch sử tiêu
biểu. Và mỗi nơi đoàn được đặt chân đến đều ghi dấu ấn của một sự kiện hiện tượng
lịch sử khác nhau mà ở đó chúng tôi đã khám phá ra những nét đặc trưng riêng không
lẫn vào đâu được của chúng.
Với tôi Bảo tàng Chăm Đà Nẵng thực sự là một địa điểm vô cùng hấp dẫn mà
hơn hết chính là các tác phẩm điêu khắc được lưu giữ trong đó. Đó là những sản phẩm
thật độc đáo biểu hiện các giá trị vật chất cũng như tinh thần bao gồm cả đời sống tâm
linh của cư dân Champa cổ.Có đến thăm quan , tìm hiểu bảo tàng điêu khắc này chúng
ta mới thấy được phần nào khả năng sáng tạo đạt đến độ tuyệt mĩ của những người
Chăm nói riêng và của cả những thế hệ người trong lịch sử nói chung. Đi sâu tìm hiểu
chi tiết chúng ta sẽ cảm thấy rất hào hứng bởi mỗi tác phẩm ở đây đều là sự thể hiện
khác nhau của văn hóa Champa, và khi ghép chúng lại với nhau chúng ta sẽ có được
diện mạo của cả một nền văn hóa đó – nền văn hóa rực rỡ đã từng tồn tại trong lịch sử
Việt Nam. Tất cả các hiện vật được trưng bày ở đây thực sự rất độc đáo và có tính
thẩm mĩ cao. Và cũng bởi sức cuốn hút kì lạ đó mà chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu về
bảo tàng cũng như một số hiện vật mà chúng tôi thấy là khá đặc sắc tại đây.


Chương I: Giới thiệu về Bảo
tàng Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc chứa đựng
trong đó cả nền văn hóa, văn minh rực rỡ của dân tộc. Bảo tàng này nằm ở số 2,
đường 2-9, TP Đà Nẵng.

Đến thăm Bảo tàng ở bất kì thời điểm nào , du khách vẫn luôn cảm nhận được
một không khí rất riêng của nó, đó là sự trầm lắng của những hoài niệm. Đến bảo tàng
ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng
tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kì bí , những câu chuyện



bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, nụ cười phảng
phất nét thời gian…tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng.

1. Lịch sử hình thành và quá trình mở rộng.
Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế
kỉ XIX được thực hiện bởi những người Pháp yêu ngành khảo cổ học , đặc biệt là của
những người làm việc cho trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp và những người đồng
nghiệp Việt Nam. Từ đầu thế kỉ XX, một số hiện vật điêu khắc Chăm đã được chuyển
đi Pháp, một số khác được chuyển ra Bảo tàng tại Hà Nội và Bảo tàng tại Sài Gòn,
nhưng phần lớn những tác phẩm tiêu biểu vẫn còn để lại Đà Nẵng. Ban đầu các hiện
vật được tập trung tại một gò đất có nhiều cây lớn ; các mảng đài thờ, tượng đá đều để
ngoài trời. Sau này khi số lượng hiện vật tìm thấy ngày càng nhiều đòi hỏi phải có một
tòa nhà để lưu giữ, bảo tồn những di sản văn hóa độc đáo này. Từ đó Bảo tàng điêu
khắc Chăm đã được xây dựng.
Bảo tàng bắt đầu được xây dựng vào tháng 7-1915 với sự giúp đỡ của viện
Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội. Công trình được hoàn thành vào năm 1919, trở thành
trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung. Bảo
tàng được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu pha trộn với những đường nét của
kiến trúc Chăm theo gợi ý của nhà khảo cổ Henri Parmentier, tạo nên một khung cảnh
tự nhiên thích hợp với những tác phẩm điêu khắc trưng bày ở trong. Nó được xây
dựng theo thiết kế của ông Delaval và tiếp theo là ông Aclair. Tuy đơn giản nhưng độc
đáo.Ngày nay nó được đánh giá là một trong những bảo tàng có kiến trúc đẹp nhất ở
Đông Nam Á. Thời kì đầu, bảo tàng mang tên nhà khảo cổ học Henry Parmentier, là
người đã thiết kế và trưng bày nội dung cho bảo tàng. Ông cũng là nhà khoa học đã
cống hiến nhiều công trình nghiên cứu giá trị về nghệ thuật Champa, xuất bản vào
những thập niên đầu của thế kỉ XX.


Công trình đã qua hai lần cải tạo, song những đường nét cơ bản và phong cách

kiến trúc vẫn được tôn trọng và giữ nguyên vẹn. Lần mở rộng thứ nhất được tiến hành
vào giữa thập niên 30 của thế kỉ XX, được khánh thành vào ngày 11-3-1936. Trong
lần cải tạo này , 2 khối nhà được xây dựng hai bên, về phía trước công trình cũ để tạo
nên hai phòng trưng bày mới, dành cho những hiện vật thu thập được trong giai đoạn
1920-1930. Lần mở rộng thứ hai là vào năm 2002.Khối nhà mới hai tầng được xây
dựng phía sau nhà cũ , có diện tích 2000 m² trưng bày; 500 m² dành cho kho, xưởng
phục chế và các phòng làm việc – nghiên cứu. Tại tầng một của khu nhà mới này hiện
đang trưng bày những hiện vật trước đó còn để trong kho và một số hiện vật sưu tầm
được sạu năm 1975. Tầng 2 trưng bày về văn hóa Chăm đương đại bao gồm sưu tập
về trang phục, nhạc cụ và hình ảnh lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Trước năm
2007, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một bộ phận của cơ quan Bảo tàng Đà Nẵng. Ngày
2-7-2007, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 5070/QĐ-UBND về
việc thành lập Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một đơn vị độc lập với Bảo tàng
Đà Nẵng, trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TP Đà Nẵng.

2 Cấu trúc của Bảo tàng
Theo ý tưởng trưng bày của nhà khảo cổ H.Parmantier từ khi thành lập bảo
tàng, các không gian trưng bày được phân chia và đặt tên theo nguồn gốc – địa điểm
phát hiện , khai quật hiện vật. Ban đầu, Bảo tàng chỉ trưng bày những tác phẩm tập
trung tại “Vườn hoa thành phố Tourane” (Le Jardin de Tourane) được sưu tầm bởi một
số người Pháp như Charle Lemire và Camille de Paris từ Trà Kiệu, Khương Mỹ,
Phong Lệ…, cùng với những tác phẩm được khai quật bởi trường Viễn Đông Bác Cổ
(EFEO) tại Mỹ Sơn, Đồng Dương, Chánh Lộ….
Hiện nay ,Bảo tàng điêu khắc Chăm có các không gian trưng bày gồm :
• Phòng Quảng Trị
• Hành lang Quảng Nam


Hành lang Quảng Ngãi

• Phòng Trà Kiệu
• Phòng Mỹ Sơn
• Phòng Đồng Dương
• Phòng Tháp Mẫm – Bình Định
• Khu trưng bày mở rộng
Với gần 2000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có 288 hiện vật đang trưng bày bên


trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1200 hiện vật hiện
đang lưu giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng là những
tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng nung, phần
lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV thuộc nhiều phong cách nghệ
thuật khác nhau. Một số nhà nghiên cứu về nghệ thuật đã khảo sát nhận thấy sự giống
nhau về phong cách nghệ thuật trên các hiện vật ( thể hiện ở hoa văn trang trí, ở kiểu
dáng búi tóc, y phục…) và đã quy những hiện vật ấy vào các phong cách nghệ thuật
khác nhau ; đồng thời phối hợp yếu tố niên đại và so sánh, đối chiếu với các tác phẩm
điêu khắc ở các quốc gia lân cận để xác định trình tự thời gian cho các phong cách.
Người ta thường lấy địa danh nơi tìm thấy một tác phẩm được cho là tiêu biểu cho
một phong cách ào đó để goi tên phong cách nghệ thuật cho cả nhóm tác phẩm tương
đồng. Ví dụ : “phong cách Đồng Dương” để chỉ phong cách nghệ thuật có nhiều nét
tương đồng với phong cách của các tác phẩm tìm thấy ở Đồng Dương ; “phong cách
Trà Kiệu” để chỉ phong cách nghệ thuật có nhiều nét tương đồng với phong cách nghệ
thuật của tác phẩm tìm thấy ở Trà Kiệu…..
Ngoài cách phân chia hiện vật theo nguồn gốc (không gian trưng bày) còn có
nhiều cách khác để phân loại, sắp xếp các hiện vật – các tác phẩm điêu khắc Chăm
như: theo chất liệu, niên đại, loại hình tác phẩm điêu khắc (phù điêu, tượng tròn, chi
tiết kiến trúc), nội dung tác phẩm…Các tác phẩm ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm còn
được phân thành các bộ sưu tập như :



Theo chất liệu : đá – đá sa thạch, đất nung, đồng, chất liệu khác


Theo nội dung, hình thức : đài thờ, tượng thần, vật linh, chi tiết kiến trúc
Hiện nay, ở mỗi hiện vật trưng bày tại đây đều có gắn một bảng ký hiệu cung cấp


thông tin cơ bản về hiện vật :
1. Tên gọi theo nội dung tác phẩm, như : Thần Shiva, Bồ Tát, Phù điêu Visnu…
2. Niên đại của tác phẩm, như : Thế kỉ X, Thế kỉ VII-VIII…
3. Kí hiệu phân loại theo nhóm chủ đề gồm 2 đến 5 chữ số, ngăn cách bởi một dấu
chấm. Ví dụ : 9.3 ; 41.29 ; 15.3…Trong đó chữ số trước dấu chấm là mã số chủ đề,
chữ số sau dấu chấm là số thứ tự các hiện vật trong nhóm chủ đề đó.
Các thông tin này chủ yếu dựa theo hệ thống phân loại của H. Parmentier
troiêung lần đầu tiên các hiện vật được khảo sát và trưng bày vào những thập niên đầu
của thế kỉ trước. H. Parmentier đã phân loại các tác phẩm điêu khắc Chăm theo 45 chủ
đề và ghi mã số cho từng chủ đề. Cách đánh số như trên của ông đã trở thành một kí
hiệu đánh dấu quan trọng và hữu ích, được các nhà nghiên cứu sau này sử dụng để chú
dẫn trong các tài liệu nghiên cứu, giới thiệu về các tác phẩm của Bảo tàng điêu khắc
Chăm Đà Nẵng. Ngoài các tác phẩm đã được phân loại, ghi mã số từ thời H.
Parmentier, các tác phẩm khác đã được Bảo tàng Đà Nẵng đánh số trong ba lần thống
kê, các mã số này bắt đầu bằng chữ BTĐN hoặc ĐN ; ví dụ : tượng đầu khỉ ĐN 1118;
tượng thần phương hướng BTĐN 13…
Cách xác định niên đại hiện nay đối với các hiện vật điêu khắc Chăm chủ yếu
dựa vào mối liên hệ giữa hiện vật với một công trình kiến trúc nào đó mà nhờ qua văn
bia người ta có thể xác định thời gian xây dựng . Tuy nhiên có khá nhiều hiện vật
được phát hiện rải rác và việc xá định niên đại cũng chỉ là sự đoán định tương đối của
những nhà khảo cổ và chưa thể kiểm chứng.
Bản thân Bảo tàng này đã có giá trị kiến trúc đặc sắc , những tác phẩm điêu khắc
trưng bày ở nơi đây lại phản ánh rõ nét đời sống văn hóa , tâm linh, tín ngưỡng của

người Chăm xưa; cũng phản ánh những quan niệm và tư duy tạo hình trong điêu
khắc , kiến trúc. Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc , điêu khắc của văn minh


Ấn Độ nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm
quan riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ
đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại rất thiêng liêng , quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh
tế, không lẫn lộn. Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại bảo tàng hầu hết đều có
một cuộc đời chìm nổi như chính số phận của nền văn hóa rực rỡ đã sản sinh ra nó.
Trải qua biết bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử, bị chiến tranh tàn phá , sự phai
nhòa của thời gian và cả sự quên lãng của con người, những tác phẩm độc đáo của
nghệ thuật điêu khắc Champa đã được rất nhiều thế hệ tìm kiếm và mang về tập trung
tại “Vườn hoa của thành phố Tourane” , tên gọi cũ của thành phố Đà Nẵng.

3. Các phòng trưng bày.
Không gian văn hóa Chăm thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của
mình đã được lưu giữ một phần tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Và tại đây chúng đã
được giới thiệu tới đông đảo mọi người qua các phòng trưng bày với những phong
cách nghệ thuật riêng hay chính là những địa điểm điển hình mà các nhà khảo cổ đã
khai quật được các hiện vật đó. Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu trong các phòng
trưng bày.
3.1 Phòng Quảng Trị
Phòng Quảng Trị hiện trưng bày 14 tác phẩm, hầu hết có niên đại thế kỉ VII –
VIII, được khai quật từ các địa danh ở tỉnh Quảng Trị như Nam Giáp, Hà Trung,
Thạch An, Đa Nghi và đưa về bảo tàng từ những năm 1918 và 1935.
Một số tác phẩm tiêu biểu là : Cưỡi ngựa đánh cầu (thế kỉ VII-VIII ,đá sa thạch ,
Thạch An), phần đài thờ (thế kỉ VII-VIII , đá sa thạch , Hà Trung) , trụ cửa…


Cưỡi ngựa đánh cầu.

Niên đại : thế kỉ VII-VIII.
Chất liệu : đá sa thạch.
Kí hiệu : 24.4
Xuất xứ : Thạch An.

Phần đài thờ
Niên

đại

Chất

:
liệu

thế
:

Kí

kỉ
đá

hiệu:

VII


sa


VIII
thạch
[22.3]

Xuất xứ: Hà Trung

3.2 Hành lang Quảng Nam.
Hành lang Quảng Nam hiện trưng
bày 32 hiện vật , niên đại thế kỉ VIIVIII và IX-X, được khai quật từ nhiều
địa phương ở tỉnh Quảng Nam. Hầu hết là các bức tượng, phù điêu các thần, được làm
từ đá sa thạch.
Một số hiện vật tiêu biểu như : Shiva múa ( thế kỉ X , đá sa thạch ,Phong Lệ),
thần Hộ Pháp (thế kỉ VII-VIII , đá sa thạch, Khương Mỹ), phù điêu Krishna (thế kỉ
VII-VIII, đá sa thạch, Khương Mỹ)…


Thần hộ pháp
Niên đại : thế kỉ VII - VIII
Chất liệu : đá sa thạch
Kí hiệu : [9.4]
Xuất xứ: Khương Mỹ

Phù điêu Krishna
Niên đại : thế kỉ VII-VIII
Chất liệu : đá sa thạch
Kí hiệu : 17.6

3.3

Phòng Trà Kiệu.


Trà Kiệu là một địa danh ở tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 50km
về hướng tây nam. Trà Kiệu được xác định là kinh đô của vương quốc Champa ở thời
sơ kì. Năm 1927-1928, J.Y.Claeys đã tiến hành khai quật khu di tích này. Hiện có 43
tác phẩm, phần lớn có niên đại thế kỉ VII-VIII và XI-XII đang được trưng bày tại
phòng này.
Một số tác phẩm tiêu biểu :đài thờ Linga-Yoni (thế kỉ VII-VIII, đá sa thạch),
đài thờ Trà Kiệu (thế kỉ VII-VIII, đá sa thạch), phù điêu Vishnu (thế kỉ XI-XII, đá sa


thạch), đài thờ vũ nữ Trà Kiệu (thế kỉ
VII-VIII,đá sa thạch)…

Đài thờ Linga-Yoni.
Niên đại : Thế kỉ VII - VIII.
Chất liệu : Đá sa thạch.

Đài thờ Trà Kiệu(phần đế)
Niên đại : thế kỉ VII-VIII
Chất liệu : Đá sa thạch

Kí hiệu : 2.2

Kí hiệu : 22.2

Xuất xứ : Trà Kiệu

Xuất xứ : Trà Kiệu

3.4


Phòng Mỹ Sơn.
Mỹ Sơn từng là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng của vương quốc

Champa, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay, cách di tích Trà Kiệu khoảng
30km về phía tây. Tại đây có hơn 70 ngôi tháp, phần lớn được xây dựng để thờ thần
Shiva. Các đền tháp tại khu di tích này được xây dựng lần lượt trong một thời gian dài
gần 10 thế kỉ. Các kiến trúc còn lại đến ngày nay và các hiện vật điêu khắc sưu tầm


được từ di tích này phản ánh các phong cách kiến trúc và điêu khắc khác nhau trong
quá trình phát triển nghệ thuật của vương quốc Champa.
Tại phòng Mỹ Sơn của Bảo tàng hiện đang trưng bày 18 hiện vật, gồm 3 nhóm
hiện vật : nhóm hiện vật trong các tháp chính, nhóm hiện vật ở các tháp phụ và nhóm
các hiện vật trang trí trên trán cửa hoặc trên tường tháp nói chung. Ngoài ra tại đây
cũng trưng bày một tấm bia chữ Sanskrit và chữ Chăm cổ.

Tấm bia chữ Sanskrit

Đài thờ Mỹ Sơn E1

3.5 Phòng Đồng Dương
Đồng Dương cũng là một di tích Chăm ở tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm Đà
Nẵng khoảng 60 km về phía tây nam. Khu đền tháp Đồng Dương không chỉ đánh dấu
sự ra đời một triều đại mới hay một tên gọi mới cho đất nước Champa mà còn dánh
dấu sự thay đổi trong tín ngưỡng, từ việc tôn thờ thần Shiva là thần bảo hộ chính sang
thờ các vị Phật và Bồ tát. Điều đó lý giải vì sao các hiện vật được trưng bày tại gian


phòng Đồng Dương của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hầu hết là các tượng Phật ,Bồ tát.

Các tác phẩm này có niên đại khoảng cuối thế kỉ IX đến đầu thế kỉ X.
Một số bức điêu khắc đặc sắc là:

Tượng thần

Tượng Dvarapala

Niên đại: thế kỉ IX-X

Niên đại : thế kỉ IX

Chất liệu :đá sa thạch

Chất liệu :đá sa thạch

Kí hiệu : 3.5
Xuất xứ : Đồng Dương

3.6

Kí hiệu : 9.11
Xuất xứ : Đồng Dương

Phòng Tháp Mẫm – Bình Định

Nằm cách Đà Nẵng 300km về hướng Nam, Bình Định ngày nay còn khá nhiều
di tích Chăm, tiêu biểu là hệ thống đền tháp đồ sộ được xây dựng liên tục trong thời
gian từ thế kỉ XI đến XV khi trung tâm chính trị của Champa đặt tại đây. Trong đợt
khai quật năm 1934 và 1935 tại gò đồi Tháp Mẫm - Bình Định, J.Y Clayes đã phát
hiện được rất nhiều hiện vật đẹp như rồng, voi-sư tử, chim thần Garuda, tượng và phù



điêu các nam thần, nữ thần, vũ nữ...tiêu biểu cho Phong cách Tháp Mẫm. Hiện tại
phòng Tháp Mẫm – Bình Định trưng bày 67 hiện vật, niên đại từ thế kỉ XII – XV.

Thần Brahma.
Niên đại : thế kỉ XIII-XV

Gajasimha.
Niên đại: Thế kỉ

XIII
Chất liệu : đá sa thạch
Kí hiệu : 19.8
Xuất xứ : Tháp Mẫm
3.7

Chất liệu : đá sa thạch
Kí hiệu : [38.7]
Xuất xứ: Tháp Mẫm

Trưng bày mở rộng.

Phòng trưng bày mở rộng được chính thức khai trương từ ngày 28-4-2004, trưng
bày gần 150 tác phẩm thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, chủ yếu được
sưu tầm sau năm 1975 và được chia thành các bộ sưu tập : Quảng Trị, Trà Kiệu,
Quảng Nam, An Mỹ, Chiên Đàn, Bình Định – Tháp Mẫm, Quá Giáng – Khuê Trung
và Phú Hưng



4 Giới thiệu bộ sưu tập.
Như đề cập đến ở trên, hiện vật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm bao gồm các bộ
sưu tập hiện vật chất liệu đá sa thạch, đất nung, đồng và một số chất liệu khác. Ngoài
ra còn có các bộ sưu tập phim, ảnh, tư liệu trên giấy và đĩa CD, DVD.
Hiện vật điêu khắc chất liệu đá chiếm số lượng lớn nhất và quan trọng nhất
trong các bộ sưu tập của bảo tàng. Các hiện vật này bao gồm các đài thờ, các bộ phận
kiến trúc hoặc chi tiết trang trí của các tháp Chăm, các tượng thần, vật linh của người
Chăm cổ. Tên gọi các hiện vật căn cứ theo hình dáng, chức năng (đài thờ, phù điêu ,
tượng thần…), tiếp theo là một chi tiết về địa danh tìm thấy hiện vật hoặc tên vị thần
(đài thờ Trà Kiệu, tượng Shiva…). Việc xác định tên vị thần dựa vào các đặc trưng
của vị thần miêu tả trong thần thoại Ấn Độ như hình dáng , vật cưỡi của thần hay các
vật dụng thần cầm trên tay, đeo trên người.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu một cách khái quát nhất về Bảo tàng Điêu khắc
Chăm ở Đà Nẵng. Một thế kỉ đầy biến động đã trôi qua , nhà bảo tàng đã làm một
nhiệm vụ hết sức vẻ vang : giữ gìn và giới thiệu vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc
Chăm đến với đông đảo công chúng. Tòa nhà này là một kiến trúc khá đơn giản nhưng
thanh thoát, diện tích tuy nhỏ nhưng lại được đặt ở một vị trí đẹp, trên một gò đất cao
bên cạnh sông Hàn thoáng đãng, nhìn ra bán đảo Sơn Trà và cửa Hàn lộng gió. Đến
thăm bảo tàng, chúng ta như được hòa mình vào một quá trình tiến hóa dài hơn tám
thế kỉ của nền điêu khắc Champa từ thuở vàng son đến thời kì suy thoái. Lộ trình của
nền nghệ thuật ấy cũng là lộ trình của vận mệnh một dân tộc. Đứng trước những tác
phẩm của những nghệ sĩ Champa đầy tài năng, chúng ta sẽ cảm nhận được quyền
năng cao nhất của nghệ thuật là muốn vươn đến cái vô hạn từ một cái hữu hạn.


Chương II: Phân tích một số
hiện vật đặc sắc của nền văn
hóa Chămpa.
1, Khái quát lịch sử nhà nước Chămpa
Người Chăm là một trong những tộc người đã có mặt từ rất sớm trên dỉa đất

miền Trung Việt Nam. Lịch sử vương quốc Chăm trải qua những bước thăng trầm với
biết bao biến thiên lịch sử, lúc thịnh lúc suy, lúc phân liệt , lúc thống nhất và cùng với
những biến thiên lịch sử ấy nền văn hóa Chămpa cũng xen lẫn sự hưng thịnh , suy
vong.
Trong quá trình tụ cư sinh sống người Chăm đã tiến hành từng bước đến việc
lập nên 2 tiểu quốc ban đầu: Tiểu quốc Panran ( tên Chăm cổ) hay Panđuranga ( tên
chữ Phạn – Sanskit ) của bộ lạc Cau ( Kramukavams’ a) ở phía Nam và tiểu quốc Lâm
Ấp của bộ lạc Dừa ( Navikela vams’a). Hiện chúng ta chưa có nhiều số liệu về tiểu
quốc Panran chỉ biết vị vua đầu tiên của tiểu quốc này là Crimara, nhưng với tiểu quốc
Lâm Ấp thì số liệu Trung Quốc cho biết vào đầu thế kỉ thứ 2 trước Công Nguyên, sau
khi thay thế nhà Triệu xâm lược và thống trị Âu lạc ngoài hai quận Giao Chỉ, Cửu
Chân, nhà Hán còn lập thêm quận Nhật Nam bao gồm vùng đất từ Đèo Ngang đến
Bình Định hiện nay. Tong đó huyện Tượng Lam là vừng đất xa nhất của Nhật Nam.
Đến cuố thế kỉ thứ II, nhân nhà Hán sụp đổ, nhân dân Tượng Lâm do Khu Liên lãnh
đọa nổi dậy giết huyện lệnh người Hán giành quyền tự chủ, lập nên tiểu quốc mà sử
sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp.


Đầu thế kỉ thứ IV diễn ra quá trình thống nhất giữa bộ lạc Cau ( Bắc Chăm) và
bộ lạc Dừa ( nam Chăm) thành vương quốc chung với tên gọi chính thức của nó được
đọc được trên văn bia của Sambhuvarman vào giữa thế kỉ thứ VI gọi là
Chămpa( Campa). Trong cách thư tịch cổ của Trung Quốc thì vương quốc này được
gọi với những tên khác nhau. Từ năm 192 đến 756, người Trung Quốc vẫn gọi là Lâm
Ấp, từ năm 757 đến nửa cuối thế kỉ IX gọi là Hoàn Vương. Nửa sau thế kỉ thứ IX mới
gọi là Chiêm Thành ( đô thị của Chămpa, chữ Chăm cổ là Campapura). Cũng theo các
dữ liệu Trung Quốc vương quốc Chămpa trong thời kì này được chia làm 38 châu lớn
nhỏ bao gồm 100 thôn, lạc với dân số ước độ 20 vạn người.
Từ thế kỉ thứ II đến giữa thế kỉ thứ VIII vị trí chủ tọa trong lịch sử Chămpa là
Lâm Ấp phía Bắc, với kinh đô mang tên Sinhapura ( Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng
Nam). Từ giữa thế kỉ thứ VIII đến giữa thế kỉ thứ IX ưu thế của vương quốc chuyển

vào phía Nam, kinh đô đặt tại Panduranga ( Phan Rang) cũng có khi đặt ở Vihapura( ở
Nha Trang). Sau khi vua cuối cùng ở vương triều Gangaraja là Vikrantavarma mất,
triều đình Chămpa chọn Indrvaman(II) lên kế vị, mở ra thời kì vương triều Indrvapura
ở phía Bắc. Sau khi lên ngôi Indrvaman cho xây dựng kinh đô lộng lẫy ở Đồng Dương
( Thăng Bình – Quảng Nam). Vương triều này tồn tại từ năm 875 đến năm 982. Trước
sự lớn mạnh của nhà nước Đại Cồ Việt ở phía Bắc và sự thống nhất nhà nước Chân
Lạp ở phía Nam, các vua của vương triều này khội phục lại quan hê với Trung Quốc
và tìm cách quấy phá Đại Cồ Việt.
Như vậy thời gian tồn tại của các vương triều Gangaraja ( cuối thế kỉ II đến đầu
thế kỉ VIII); vương triều Indrvapura ( giữa thế kỉ thứ IX); vương triều Indrvapura
( giữa thế kỉ IX đến cuối thế kỉ X) có thể nói đó là thời hình thành và cực thịnh của
nhà nước Chămpa- Từ thế kỉ X trở đi là thời kì của vương triều Vijaya – một vương
triều của sự rối ren, phân liệt và dần dần suy vong.


Trong thời gian tồn tại với tư cách là một vương quốc, nhân dân Chămpa đã xây
dựng đươck cho mình một nền văn hóa có bản sắc riêng. Nền văn hóa ấy bắt nguồn từ
nền văn hóa Sa Huỳnh ( văn hóa Tiền Chămpa)- một nền văn hóa mang đậm sắc thái
biển. Và từ khi văn hóa Sa Huỳnh phát triển của nhà nước Lâm Ấp - Chămpa là quá
trình dung hợp, tích hợp văn hóa Chămpa bản địa với ảnh hưởng rất lớn của văn hóa
Ấn Độ đến mức có người gọi đó là nền văn hóa Chăm- Hin đu hay thời kì Ấn Độ hóa
nền văn hóa Chămpa. Từ thể chế vương quyền và tổ chức xã hội người Chăm đến tôn
giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, chữ viết văn học, điêu khắc, kiến trúc, âm
nhậc, múa đều ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ, tất nhiên văn hóa Chămpa là văn
hóa mở in đậm sự dung hợp, sự tích hợp trên cơ sở “ bản địa hóa” cho thích nghi với
nền văn hóa Chămpa – một thời kì phát triển rực rỡ để rồi lụi tàn đàn đi từ từ thế kỉ
thứ XI.
Nhìn chung văn hóa Chămpa hình thành cùng với sự hình thành vương quốc
Chămpa, nó phát triển và suy vong cùng với sự phát triển và suy von cua vương triều
Chămpa. Tuy vậy, do tính đặc thù của văn hóa quy định nên trong sự hình thành và

phát triển của văn hóa Chăm pa không hoàn toàn trùng khớp với sự hình thành, phát
triển và suy vong của nền chính trị Chămpa.Vương quốc Chămpa suy tàn nhưng
những giá trị văn hóa của nó vẫn còn sống và rực sáng mãi cho đến tận ngày nay.

2.2 Giới thiệu nền văn hóa Chămpa
Văn hóa Chămpa – một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam thống nhất – một
mảng màu khá lớn và đắc sắc trong bức tranh văn hóa cổ truyền đa sắc của nền văn
hóa đa dân tộc, là nét son chói lợi với nhiều giá trị văn hóa đạt tới đỉnh cao nhân loại –
Di sản văn hóa thế giới. Văn hóa Chăm pa do người Chăm sáng tạo ra, là sản phẩm
của cả một quá trình dung hợp và tiếp biến văn hóa Sa Huỳnh và Ấn Độ tạo thành.
Văn hóa Chămpa là tổng thể những sản phẩm vật chất và tinh thần mang giá trị
lịch sử văn hóa, khoa học, thẩm mĩ với biết bao điều bí ẩn, càng nghiên cứu , chiêm
ngưỡng, càng thấy độc đáo, càng thấy thú vị say mê.


2.1

Văn hóa vật thể Chămpa.
Nét đặc trưng của dii sản văn hóa vật thể Chămpa là một trong những di tích

lịch sử hoàng tráng, huyền diệu với những phong cách nghệ thuật độc đáo, những di
vật, cổ vật, bảo vật mang tầm cỡ quốc gia quốc tế.
Di sản văn hóa vật thể Chămpa để lại cho nền văn hóa dân tộc ta và nhân loại
được thể hiện tập trung nhất ở đền tháo, thành quách, các tác phẩm điêu khắc đá, các
tác phẩm trong nghệ thuật kiến trúc va điêu khắc gạch. Những giá trị đạt tới đỉnh cao
và rực rỡ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII, có thể được xem như là nền văn hóa HyLa của
Việt Nam- một nền văn hóa “ một đi không bao giờ trở lại”.
Các sản phẩm vật chất mang giá trị lịch sử- văn hóa , khoa học, thẩm mĩ thể
hiện tập trung ở đền tháp, thành quách trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch
cũng như các tác phẩm điêu khắc đá của dân tộc Chămpa thể hiện ở nhiều phong cách

khác nhau từ tháp cổ Chămpa ở Đồng Dương ( Quảng Nam) đến Cung Sơn tỉnh Phú
Yên ( miền Bắc tỉnh Kauthara xưa của Chămpa) gần gũi một cách lak kỳ với truyền
thống nghệ thuật Amravati của Ấn Độ đến phong cách Mỹ Sơn với những bệ thờ trang
trí bằng đá khối ghép lại phụ vào bệ chính của tượng hờ - trong cái tổng thể được xem
la nét độc đáo riêng biệt của nền kiến trúc và điêu khắc Chămpa từ cảm hứng nghệ
thuật Ấn Độ - Ajanta, Badami và Ellora. Thực ra việc xác định đến phong cách và
định các mốc niên đại cho nghệ thuật kiến trúc Chămpa đã có nhiều cách sắp xếp phân
loại khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến đều thống nhất một khung niên đại giới hạn
của nó.
Từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ XV có thể sắp xếp theo tiến trình lịch sử bao gồm:
Phong cách Trà Kiệu sớm ( thế kỉ VII); phong cách An Mĩ ( Tam Kì – Quảng Nam )
đầu thế kỉ thứ VIII; phong cách Hòa Lai gần Phan Rang – Ninh Thuận ( nửa đầu thế kỉ
IX) phong cách Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ( nửa cuối thế kỉ IX) ; phong


cách Khương Mĩ ( Quảng Nam) ( đầu thế kỉ X); phong cách Trà Kiệu muộn ( của thế
kỉ X); phong cách Tháp Mẫn ( Quảng Ngãi, Bình Định – thế kỉ XII – XIV), phong
cách Yang Mun _ Gialai, Kontum ( cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV) Yang Prong –
tháp Chăm duy nhất tại Đăklăk.
Tuy mỗi phong cách tiêu biểu cho một khung niên đại nhất định thế hệ quá trình
hình thành phát triển rực rỡ và lụi tàn, song có điểm chung thống nhất phong cách
Chămpa với những giá trị đặc trưng: bí ẩn nhưng huyền diệu, chân thực nhưng hùng
vĩ, tâm linh nhưng lại rất đời thường, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo nghệ thuật Đvarvati (
miền trung Thái Lan) nhưng lại được bản địa hóa với những nét riêng độc đáo.
Giá trị văn hóa vật thể Chămpa còn thể hiện tập trung ở các cổ vật của văn hóa
Mỹ Sơn. Với chừng 30 minh văn trong các bia đá mà khoảng một nửa số này đá này
không thể hàn gắn vá chắp lại được. Có 16 văn bia còn giữ được nhưng qua đó đã cho
chúng ta một kho tư liệu vô cùng phong phú trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn
hóa, phong tục của vương quốc Chămpa trong những giai đoạn từ thế kỉ IV đến thế kỉ
XII. Qua những áng minh văn trên via đá đã cho chúng ta biết tên nước gọi là Chămoa

, tên vương triều đầu tiên, cung cấp cho hiện tại thờ tự phổ hệ vương triều thứ nhất của
nước Bhavapura ( nước Chân Lạp); những thời kì sóng gio vinh quang nghiệt nhã một
thời ở bên trong và bên ngoài vương quốc Chămpa. Qua bia đá Mỹ Sơn đã khắc họa
lại lịch sử về cuộc chiến tranh kéo dài hơn 100 năm giữa Chămpa và Campuchia, về
các quy định và nghĩa vụ phục vụ đền, quan niệm về đạo đức, xã hội cũng như tiêu
chí người cầm quyền…những áng minh văn ở Mỹ Sơn được viết một cách thành thạo
bằng chữ Sanskrit và chữ Chăm cổ ngày càng điêu luyện, giàu hình ảnh và cũng giàu
điển tích văn hóa Hindu. Di sản văn hóa Mỹ Sơn, mặc cho những biến động của lịch
sử, ,mặc cho những tàn phá của thời gian và chiến tranh, nó vẫn giữ nguyên giá trị
vĩnh hằng của nó và Mỹ Sơn không chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam và nó đã trở


thành di sản văn hóa chung của nhân loại – một di sản đậm đà bản sắc dân tộc
Chămpa.

2.2 Văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể Chămpa là sự bản địa hóa trên cơ sở hội tụ nhiều tín
ngưỡng, tôn giá, nghệ thuật, phong tục, lễ hôi…Ấn Độ và các dân tộc Đông Nam Á
với những sắc thái riêng độc đáo đậm đà.
Di sản văn hóa phi vật thể Chămpa là những sản phẩm tinh thần mang giá trị
lịch sử văn hóa, khoa học, nghệ thuật Chămpa được lưu truyền bằng miệng, truyền
nghề, trình diễn. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc, bí quyết về nghề thủ công truyền thông, tri thức dân gian, luật tục, lối
sống, nếp sống, lễ hội, văn hóa ẩm thức, trang phục Chămpa.
Tín ngưỡng – tôn giáo
Có thể nói tín ngưỡng của người Chăm phong phú đa dạng, nó là một bộ phận


cấu thành nền văn hóa Chăm. Dù cuộc sống hiện đại có thay đổi khá nhiều song hiện
nay trong đời sống người Chăm vẫn tồn tại hình thức tô tem giáo thể hiện qua các tục

thờ các loại cây, thờ dòng suối, dòng biển. Tín ngưỡng ấy được thể hiện đậm nét trong
các lễ nghi liên quan đến vòng đời người như lễ cúng đứa trẻ mới sinh, đám cưới, đám
tang, lễ nhập kut…; lễ liên quan đến cúng tê nông nghiệp như cúng thần lúa ( Yang
Sri), lễ xuống cày, lễ đắp đập, khai mương. Cùng với các lễ nghi đó người Chăm tôn
thờ các vị thần núi, thần sông, thần sấm sét, thần mặt trời, thần đất, thần sóng biển và
một số lễ liên quan đến nghệ thuật như lễ múa lớn: lễ múa đầu năm, lễ mùa ban ngày.
Tín ngưỡng dân gian Chăm vốn bắt nguồn từ nên văn hóa Nam Á với những nét
đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp lúa nước. Từ rất xa xưa người Chăm đã
có nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thủy liên quan đến nông nghiệp như: tín
ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
các lễ nghi nông nghiệp và các ma thuật. Tín ngưỡng dân gian người Chăm hiện nay


là sự tiếp nối và kế thừa sâu sắc các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy nói trên và
được bảo lưu khá đầy đủ trong cộng đòng người Chăm Bà la môn. Tín ngưỡng ấy
trong lịch sử phát triển đã có những gắn bó mật thiết với các tôn giáo và hệ quả của nó
chính là sự biến đổi của Bà la môn và Hồi giáo khi du nhập vào cộng đồng xã hội
người Chăm. Và cũng chính sự hiện diện của tôn giáo du nhập từ bên ngoại vào cộng
đồng xã hội người Chăm đã phân hóa thành ba cộng đồng tôn giáo Cộng đồng Bà la
môn, Cộng đồng người Chăm Bà ni và Cộng đòng người Chăm Islam với mức độ
thâm nhập ít nhiều của tín ngưỡng dân gian nói trên.
Tín ngưỡng người Chăm không tách rời tôn giáo Chăm. Người Chăm không kì
thị tôn giáo mà ngược lại cái xuyên suốt toàn bộ lịch sử Chămpa là sự tiếp nhận, ảnh
hưởng, dung hòa tôn giáo khác nhau – một nết đặc trưng trong đời sống của cả cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Người Chăm tiếp nhận tất cả : “ đức hiếu dinh, từ bi của Phật
giáo, tình thương của Vishnu giáo và cả quyền lực Sira giáo” và sau này còn dung hợp
trong tiếp nhận cả Thượng đế Alla của Hồi giáo nữa.
Lễ hội
Theo thống kê chưa đầy đủ người Chăm ở miền Trung( mà chủ yếu là tập trung



ở Ninh Thuận, Bình Thuận) có tất cả 75 nghi lễ, hội hè và 117 vị thần linh khác nhau
mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nhu cầu cúng tế. Trong số ấy có khoảng 21 lễ hội đặc
sắc liên quan đến cộng đồng, làng Palei và tộc họ - gia đình. Đó là những lễ hội liên
quan đến chu kì cây lúa, ( lễ hội nông nghiệp) như lễ đựng chòi cày, lễ cúng ruộng lúc
lúa đẻ nhánh, lễ cúng lúa làm đòng, lễ thu hoạch lúa…
Có thể nói lễ hội Chăm rất phong phú đa dạng, tùy theo thời gian, không gian,
đối tượng thờ cúng mà lễ hội Chăm có những cách thức khác nhau với những sắc thái
riêng của nó. Chẳng hạn hệ thống lễ hội liên quan đến chu kì sản xuất lúa không gắn
liền với đền tháp mà chỉ tổ chức cúng lễ ở bờ ruộng, mỏm núi, bờ sông…với đối
tượng là thần núi, thần sông, thần biển, thần lúa .


Lễ hội Chăm không chỉ là nơi lưu giữ một di sản văn hóa vật thể hoành tráng
như đền tháo, tượng thờ, bi kí, mà còn là nơi lưu giữ những di sản văn hóa phi vật thể
thông qua trang phục truyền thống Chăm, văn hóa ẩm thực Chăm, sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo, nơi bảo tồn lưu giữ kho tàng văn chương Chăm, nghệ thuật điêu
khắc, các bí quyết về các ngành thủ công truyền thống; nó là một di sản văn hóa đồ
sộ, là sức mạnh của cộng đồng đã tạo nên thuần phong mỹ tục từ cổ xưa đến hiện đại,
nó chính là gương mặt của dân tộc Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt cộng
đồng, là tinh hoa văn hóa của họ.

3. Phân tích một số hiện vật đặc sắc của văn hóa Chăm
3.1

Đài thờ Linga và Yoni
Trong tất cả các hiện vật được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chăm ( Đà

Nẵng ), có thể nói ấn tượng đầu tiên với tôi là bộ đài thờ Linga và Yoni được trưng
bày ở phòng Trà Kiệu. Đây chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nghệ

thuật điêu khắc Chăm. Nhìn bề ngoài đài thờ rất đơn giản , gồm hai phần chính : phần
cột hình trụ bên trên gọi là Linga và phần bệ hình vuông có rãnh dẫn nước đặt bên
dưới gọi là Yoni. Đài thờ này được làm từ đá sa thạch, có niên đại khoảng thế kỉ VII –
VIII, được tìm thấy tại Trà Kiệu (Quảng Nam – cách thành phố Đà Nẵng 50km về
hướng tây nam). Bộ Linga –Yoni này có kích thước tương đối : Linga ( 82cm x 27cm
x 27cm) , Yoni (69cm x (69+24) x 14cm).
Nếu chỉ tìm hiểu đến đây thì chúng ta chưa thể thấy được nét độc đáo , đặc sắc của đài
thờ này. Nhìn kĩ một chút ta thấy Linga không phải là một khối trụ đều từ trên xuống
dưới mà lại được chia làm ba phần tượng trưng cho ý niệm tam vị nhất thể. Phần dưới
hình vuông tượng trưng cho thần sáng tạo Brahma (Brahmabhaga), phần giữa hình bát
giác tượng trưng cho thần bảo tồn Visnu (Vishnubhaga) và phần trên cùng hình trụ
tròn tượng trưng cho thần hủy diệt Shiva (Rudrabhaga). Ý niệm này trùng hợp với ý
niệm sinh trưởng lão của mỗi đời người. Đỉnh Linga được trang trí bằng những hoa
văn hình ngọn nến có những tia sáng , cách điệu chung quanh tượng trưng cho lửa ,


gọi là Jata-Linga; từ ranh giới giữa hình trụ bát giác với hình trụ tròn có một đường gờ
nổi bao quanh hình trụ tròn và ngọn lửa rồi cùng gặp nhau ở đỉnh. Ở quanh chỗ tiếp
xúc giữa Linga và Yoni là đường rãnh theo vòi dẫn nước tắm Linga ra ngoài. Linga
theo tiếng Phạn cổ thường được hiểu là một hòn đá dựng lên tượng trưng cho dương
vật. Yoni cũng có

nguồn gốc từ tiếng

Phạn,

nguyên

nghĩa là “bầu vu


gốc”.

Trong những đài

́,nguồn

thờ kết hợp Linga



tượng trưng cho

nguyên dương và

Yoni tượng trưng

cho nguyên lí âm.

Sự giao hòa âm

dương là nguồn gốc

của sự sinh sôi

nảy nở của vạn vật

trong vũ trụ và

cũng là nét đặc


trưng trong tập

tục thờ cúng của

các cư dân nông

nghiệp.

Với những
đặc

sắc



Yoni,

Linga

đặc điểm hình dáng



nghĩa đặc biệt của

mình, Linga và

Yoni được coi là

một “vật linh”


trong chuỗi các vật

linh được người Chăm rất coi trọng và còn được họ đưa vào là đối tượng thờ cúng
của họ. “Vật linh” được dùng để chỉ các tượng thần mang hình dáng động vật hoặc
hình dáng một vật thể do con người sáng tạo ra. Linga và Yoni –nhìn bề ngoài là hai
vật biểu trưng cho sinh thực khí của nam và của nữ ,nếu theo quan niệm của phần lớn
người dân Á châu thì đây là những bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể con người, rất ít
khi người ta nói đến, thậm chí coi đó là một điều thô tục. Thế nhưng ở đây người
Chăm lại coi đó là “vật linh”,là đối tượng rất được sùng bái, phải chăng đó là hiện


thân của một vị thần nào đó trong thần thoại của người Chăm hay của nền văn hóa
được du nhập tới mà người Chăm đã tiếp nhận. Thật vậy, như đã trình bày ở trên, văn
hóa Chăm chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ đặc biệt là về tôn giáo và tín
ngưỡng. Champa đã tiếp nhận tư tưởng Balamon giáo (sau này là Hindu giáo-Ấn Độ
giáo) của Ấn Độ. Theo Hindu giáo, thế giới có vô số thần linh, mỗi thần lại có nhiều
hóa thân khác nhau. Trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo là Brahma (chúa tể của
các vị thần), Shiva (thần hủy diệt), Visnu (thần sáng tạo), thì thần Siva được coi trọng
hơn cả. Shiva tuy là thần ác, tàn phá và hủy diệt nhưng có tử thì mới có sinh; với
người Ấn Độ , thần Shiva còn tượng trưng cho sự sinh sôi cuồn cuộn bất tuyệt nữa.
Theo thần thoại về Shiva thì vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương
vật. Sau này , con người đã biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Shiva, coi
Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga
kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga- Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của
thần Shiva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”.Như vậy tục thờ
Linga và Yoni có nguồn gốc từ Ấn Độ, cụ thể là từ các tộc người ở lưu vực sông Ấn
thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidian. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về
thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguồn gốc của mọi sự sáng
tạo. Bên cạnh thần mẹ có thần nam, biểu hiện bằng phiến đá hình dương vật. Tục thờ

này được sùng bái ở nhiều quốc gia, điển hình là ở Champa mà giờ đây còn tồn tại
trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam.
Theo thần thoại Ấn Độ, thần hủy diệt Siva có tới 12 hóa thân, trong đó Linga
là biểu tượng nổi tiếng nhất, nói cách khác Linga chính là bản thân thần Shiva. Ở Ấn
Độ, Linga thường có hình trụ, đỉnh hình bán nguyệt, dựng trên một cái bệ có khe hoặc
là bồn nước gọi là Yoni. Đôi lúc Linga có một chỗ lõm ở giữa để đặt một tượng
Shivai. Những Linga như vậy vẫn rất được sùng tín. Có khi Linga chỉ đơn giản là một
hình trụ tròn. Như vậy Linga và Yoni trở thành những biểu tượng cho nguyên tắc sinh


×