Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận về nghệ thuật phát huy sức mạnh chính trị thời chống mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.75 KB, 15 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Đề bài: Nghệ thuật phát huy sức mạnh chính trị và tinh thần trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ ( 1954-1975)
Bài làm
Nói tới lịch sử Việt Nam, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh “ thanh
gươm” và “ giọt máu đào”. Chưa có một dân tộc nào, một đất nước nào phải chịu
nhiều hi sinh đến thế, máu và nước mắt phải rơi nhiều đến thế để giữ vững nền độc
lập tự do của non sông đất nước. Và tháng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ “
mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một
biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí
tuệ con người đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX,
một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.”[9;415]
Để làm nên bản hùng ca vĩ đại đó, trước hết phải kể đến “ tinh thần dám
đánh đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam”[1;33] và tinh thần ấy
được phát duy dưới ngọn cờ chính nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đó là nghệ
thuật tài tình phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần được thể hiện rõ nét qua cuộc
kháng chiến chốn Mỹ mà Đảng ta đã vận dụng sáng tạo.
Sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội ta trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước không chỉ tác động mạnh mẽ làm chuyển hóa và phát huy tối
ưu giá trị và hiệu quả thực tế của tất cả các yếu tố hợp thành sức mạnh của dân tộc,
mà còn trở thành sức mạnh trực tiếp trong các phong trào cách mạng, trong các
hoạt động thực tiễn của quân và dân ta.
1. Nghệ thuật phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần trong đấu tranh.


Phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần đồng bào và chiến sĩ ta ở
Miền Nam đã đẩy mạnh phong trào “ Đồng Khởi” phát triển sâu rộng chiến tranh
nhân dân, sử dụng tổng hợp bạo lực cách mạng với hai lực lượng ( lực lượng chính
của quần chung, lực lượng vũ trang nhân dân) đáp địch bằng 3 mũi tấn công ( quân
sự, chính trị, binh vận), kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết
hợp nổi dậy, liên tiếp giành được những chiến thắng oanh liệt và ngày càng to lớn,


từng bước làm thay đổi cục diện chiến lược và kết thúc bảo vệ công cuộc chiến
tranh chống Mỹ bằng đại thắng mùa xuân.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ phong trào Đồng Khổi cho tới
chiến dịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định đấu tranh chính trị là một mục tiêu
quan trọng đặc biệt ngay ở trong lòng địch. Năm 1961, trọng hội nghị Bộ chính trị
đã nhấn mạnh: “ Nhiệm vụ công tác cách mạng miền Nam là ra sức xây dựng mau
chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực
lượng cách mạng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng, phát động một phong trào
đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo
tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một
phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng
bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo mọi
điều kiện và nắm mọi thời co thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm, giải
phóng miền Nam.”[10;130]
Được sự động viên, chỉ đạo, chủ trương đúng đắn của Đảng mà phong trào
đấu tranh chính trị ở miền Nam diễn ra tuy không rộng lớn ở đô thị nhưng cũng
khá mạnh. Trong năm 1961 có 4.416 cuộc đấu tranh, bao gồm 294.000 lượt người
tham gia, trong đó có 147 cuộc đấu tranh lớn đòi cải thiện đời sống, đòi tăng
lương, đòi chấm dứt đuổi thợ và giảm thợ. Nổi bật nhất là cuộc đình công chiếm
xưởng của 400 công nhân hãng dầu Xvanvac ở Sài Gòn ngày 4 – 9 – 1961. Cuộc


đấu tranh dài 3 tháng làm tê liệt 100 trạm bán dầu. Chủ hãng bị thiệt hại từ 3 – 5
triệu đồng một ngày.
Sự có mặt của Mĩ, quân đội viễn chinh Mĩ kèm theo lối sống hưởng thụ, xa
hoa đã tạo nên một xã hội giả tạo ở miền Nam, nơi mà “ bao nhiều thảm cảnh gia
đình đổ vỡ hạnh phúc, bao nhiêu chuyện bi đát thương tâm. Qua các báo hàng
ngày, không ngày nào là không có những vụ án mạng vì tình, những vụ tự tử, đâm
chém, bắn giết lẫn nhau vì giành nhau một người đẹp…”[10; 180] Chính vì thế
trong lòng miền Nam càng có sự mâu thuẫn gay gắt với chính quyền miền Nam, đế

quốc Mĩ. Trong hầu hết các thành thị miền Nam, giai cấp công nhân, các tầng lớp
lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, các binh sĩ ngụy nổi dậy đấu tranh đòi
lật đổ chính quyền Thiệu – Kì, đòi Mĩ rút về nước, đòi quyền tự do dân chủ và cải
thiện dân sinh. Tháng 6/ 1965, khi tập đoàn Thiệu – Kì lên cầm quyền, phong trào
đấu tranh chính trị ở các đô thị diễn ra sôi nổi, bao gồm nhiều tầng lớp nhân dân.
Từ ngày 21 đến ngày 24 – 8 – 1965, 2000 học sinh, sinh viên Huế tập trung giữa
đường phố chẳng những chống lệnh quân dịch, mà còn dùng loa phóng thanh đọc
một bản Tuyên ngôn đòi “ lật đổ chính phủ quân sự Thiệu Kì.” Phong trào đấu
tranh chính trị còn diễn ra sôi nổi ở khắp các đô thị miền Nam.
Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, đấu tranh ngoại giao cúng
là một mặt trận vô cùng ác liệt. Đây là sự kết hợp cuộc chiến đấu trên chiến trường
với cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán, là một thành công lớn của ta về lãnh đạo
chiến tranh cách mạng, cả về chỉ đạo, điều hành chính sách, công tác đối ngoại của
Đảng và nhà nước ta.
Nghị quyết Hội nghị trưng ương lần 13 ( khóa III) chỉ rõ: “ Đấu tranh quân
sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên
chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trân ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể


giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên bàn hội
nghị những cái mà ta giành được trên chiến trường. Kinh nghiệm cho thấy, có kết
hợp chặt chẽ nhịp nhàng đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đấu tranh
chính trị, kết hợp cuộc chiến đấu trên chiến trường với cuộc đấu tranh trên chính
trường quốc tế, đánh đúng vào chỗ yếu cơ bản về chính trị của Mỹ trong chiến
tranh xâm lược Việt Nam, thì hiệu quả đấu tranh ngoại giao mới góp phần tạo thêm
thế và lực mới cho cuộc chiến tranh toàn dân và toàn diện. Điều đó được thể hiện
rõ ràng, sinh động, nhất là từ khi ta mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm.
Để thực hiện được điều đó, Đảng ta luôn coi việc xây dựng về chính trị, xây
dựng bản chất giai cấp vô sản là căn bản nhất của việc xây dựng quân đội, Đảng ta
đã quy định chế độ dân chủ nội bộ và chế độ kỉ luật trong quân đội. Đảng ta đã

thường xuyên giáo dục cho cán bộ chiến sĩ ý nghĩa, mục đích của việc phát huy
dân chủ đề cao kỉ luật là nhằm tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn dân,
thống nhất tư tưởng và hành động để không ngừng nâng cao sức chiến đấu của
quân đội. “ Trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ ngày càng nâng cao rõ
rệt. Hơn nữa, chiến sĩ ta ngày nay lại hấu hết là thanh niên, công nhân, nông dân
tập thể, học sinh các nhà trường xã hội chủ nghĩa. Họ vào quân đội trong lúc đã
được hưởng những điều ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đã hiểu quyền làm
chủ của mình, đã có tinh thần tập thể và thực tế đã phát huy vai trò làm chủ ở nhà
máy, nông trường, hợp tác xã.”[6;54]
Ví dụ như vấn đề lấy trang bị kém chiến thắng kẻ địch có trang bị mạnh.
Đây là một vấn đề quan trọng của quân đội ta. Bởi ta là một nước nghèo, lạc hậu
lại phải đối đầu với Mĩ – một tên đứng đầu về mọi mặt của thế giới tư bản. Dù
chúng ta có được hỗ trợ như thế nào thì so sanh lực lượng, vũ khí cũng không thể
nào bằng được. Nếu quá thiên về so sánh như vậy, thì chỉ làm nhụt chí quân đội ta.
Vì vậy, Đảng ta hết sức coi trọng việc nêu cao tinh thần sáng tạo, ý chí quyết chiến,


quyết thắng để nâng cao sức mạnh chính trị và tinh thần. Đảng đã “ giáo dục kĩ
lưỡng hơn nữa quan hệ giữa vũ khí và con người. Phải làm cho cán bộ ta thấy một
cách sâu sắc: vũ khí là nhân tố quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết
định. Nhân tố quyết định là người chứ không phải vật”[3;47]
Công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội đã quán triệt sự lãnh đạo
đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng đến từng cánh bộ, từng chiến sĩ, một cách
liên tục, mạnh mẽ, cùng nhịp với những đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, rộng khắp,
sôi nổi trong toàn dân ta. Mỗi cuộc chiến đấu là dường như sức mạnh chính trị tinh thần của chúng ta lại được nâng cao lên bởi những lời động viên tinh thần,
thống nhất về mặt tư tưởng. “ Công tác chính trị trước chiến đấu làm cơ sở cho
công tác chính trị trong và sau chiến đấu, đồng thời cũng là bước chuẩn bị cho
công tác chính trị đợt sau chiến đấu.” [8;6] Vì vậy mà tinh thần dám đánh, dám hi
sinh, kiên quyết luôn hừng hực thổi bùng trong tâm hồn mỗi người chiến sĩ, khiến
quân đội ta có một sức mạnh thần kì. Cứ mỗi lần ra trận, anh em chiến sĩ lại động

viên nhau : “ Vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa, anh dũng tiến lên tiêu diệt địch”[8;7]
thì mọi người như được tiếp lửa. Chính lòng thiết tha với quê hương, với lí tưởng
đã chọn như vậy đã thôi thúc họ đánh đuổi kì được kẻ thù.
Phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần, chúng ta không những động
viên đến mức cao nhất lực lượng toàn dân, toàn quốc vào cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước mà còn tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn về tinh thần và
vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các lực lượng tiến bộ thế giới, hội
tụ sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại để đánh bại kẻ thù, giành toàn thắng.
2. Nghệ thuật phát huy sức mạnh chính trị trong công cuộc xây dựng
chế độ mới ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.


Phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần quân và dân ta ở Miền Bắc
vừa ra sức xây dựng các yếu tố hình thái kinh tế - xã hội mới tạo nên những thay
đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa huy động sức mạnh của chế
độ xã hội mới vào cuộc chiến tranh chống xâm lược, đánh thắng hai cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ mà tiêu biểu là trận “Điện Biên Phủ trên không”
đập ta cuồng vọng “ đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá” của kẻ thù, bảo
vệ vững chắc Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời hết lòng chi viện sức người,
sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào,
Campuchia thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân 3 nước
Đông Dương đi đến toàn thắng.
Muốn vậy chúng ta phải phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn của
nhân dân để cùng nhau đoàn kết, bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc. Đại hội Đảng III cũng đã khẳng định: “ Đoàn kết toàn dân, phát
huy tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống phấn đấu anh dũng và lao động
cần cù của nhân dân ta, đồng thời, tăng cường đoàn kết với các nước anh em…để
đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở
vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.”[10;114]

Chúng ta đã vận động cả toàn miền Bắc vào công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa với mục tiêu cao đẹp: tất cả vì miền Nam thân yêu. Vì thế mà trong những
điều kiện chiến tranh phá hoại của Mĩ diễn ra rất ác liệt, nhân dân miền Bắc vẫn
vượt qua những khó khăn, dây lên một cao trào cách mạng rộng lớn trong sản xuất
chiến đấu. Các ngành, các giới đẩy mạnh thi đua “ quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm
lược”, nêu cao khẩu hiểu “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Giai cấp công nhân thì
quyết tâm, quyết chiến “ Chắc tay súng, vững tay búa”, vừa chiến đấu, vừa sản
xuất phục vụ cho cách mạng, phấn đấu đạt “ Ba điểm cao”. Nông dân tập thể với


đội ngũ trí thức thi đua thực hiện “ Ba quyết tâm”. Cán bộ nhân viên thi đua “ Ba
cải tiến”. Thanh niên có phong trào “ Ba sẵn sàng”, “Hai tốt”, trong thiếu niên, nhi
đồng có phong trào “ Làm nghìn việc tốt”…Ngoài ra, ở một số địa phương có
phong trào “ Hai giỏi”. Khẩu hiệu hành động chung của nhân dân miền Bắc lúc
này là “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, “ Mỗi người làm việc bằng
hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiết
một người” . Tất cả đã tạo nên một làn sóng thi đua vô cùng khí thế, tạo ra một sức
mạnh to lớn của dân tộc.
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, quân và dân miền Bắc dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ và các biện pháp của lãnh đạo các
Bộ, Ngành, địa phương đã lập nên kì tích anh hùng làm thất bại những cố gắng
chiến tranh ở mức cao nhất của Mĩ, chẳng những đương đầu và trụ vững trong “
mua bom bão đạn” của kẻ thù mà còn đánh trả có hiệu quả các bước leo tháng của
không quân, hải quân Mĩ, duy trì và giữ vững sản xuất, ổn định được đời sống,
đồng thời đáp ứng đầy đủ, liên tục về người và vật chất ngày càng tăng của cuộc
kháng chiến , của chiến trường miền Nam và chiến trường Lào.
Chính phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn ấy, mới tạo nên miền
Bắc xã hội chủ nghĩa anh hùng, góp phần chủ chốt trong chiến thắng vĩ đại của
quân và dân ta. “ Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của chế
độ xã hội miền Bắc. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa được xây dựng, bảo vệ vững chắc,

được củng cố và tăng lên không ngừng về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ hậu phương, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chi viện sức
người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhất là từ năm 1965, khi cả nước có
chiến tranh, miền Bắc đã tập trung sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa vào
cuộc chiến đấu cứu nước và giữ nước, làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ


địa cách mạng của cả nước và hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.”[10;328]
3. Nguồn gốc của sức mạnh chính trị - tinh thần của quân và dân ta.
3.1 Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Giá trị hạt nhân giữ vai trò chủ đạo trong sức mạnh chính trị - tinh thần của
nhân dân và quân đội ta trong lực lượng chống Mỹ cứu nước là chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, được định hướng và thể hiện tập trung ở lí tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong hệ thống giá trị Việt Nam, chủ
nghĩa yêu nước là yếu tố bao trùm và chi phối đời sống của dân tộc. Bởi “ Dân tộc
ta có truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm. Truyền thống ấy được
kế thừa liên tục từ đời này sang đời khác, như dòng sông chảy mãi chẳng bao giờ
ngừng. Sức mạnh ấu tiềm ẩn trong mỗi con người Việt nam yêu nước. Nó được
khai thác triệt để mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, dưới ngọn cờ chính nghĩa “
không có gì quý hơn độc lập tự do” nên nó chứa đựng sức mạnh chính trị - tinh
thần to lớn”[4;34]
Trải qua muôn vàn thử thách nghiệt ngã, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có
sức sống mãnh liệt luôn tỏa sáng, định hướng và huy động sức mạnh đại đoàn kết
toàn thể dân tộc để dựng nước và giữ nước. Từ khi Bác Hồ kính yêu đến chủ nghĩa
Mác – Lenin, tìm ra con đường cứu nước, gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có được nguồn sinh lực mới, phát triển chủ
nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt nam được

bồi đắp và phát huy cao độ toàn bộ sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh


thời đại để áp đảo và đánh bại kẻ thù. Đó là sức mạnh thời đại Hồ Chí Minh, chủ
nghĩa Mác - Lênin
Nền tảng tư tưởng đồng thời là yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần của nhân dân và quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
chính là chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm
Đảng cộng sản trong kháng chiến chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ, dưới
chính sách của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng HỒ Chí Minh, Đảng ta đã phân
tích toàn diện và sâu sắc tình hình thế giới và khu vực, xu thế phát triển của thời
đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam để xác định đúng đắn, sáng tạo đường lối
kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà vấn đề cốt lõi là tiến hành 2 nhiệm vụ chiến
lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ đó thuộc hai chiến lược cách mạng khác nhua
nhưng thống nhất, hữu cơ, gắn bó chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình
phát triển của cách mạng. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân và toàn quân ta giương cao
cùng lúc một ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội kết hợp thực hiện thành
công hai chiến lược cách mạng với hai loại quy luật: quy luật của chiến tranh nhân
dân trong cứu nước và giữ nước, quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo nên
sức mạnh tổng hợp to lớn để đánh thắng chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mĩ.
Điều này thể hiện rất rõ sự nỗ lực chủ quan, sức sáng tạo cách mạng và tinh thần
độc lập, tự chủ của Đảng và nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sức mạnh chính trị - tinh thần của thời đại mới được bồi đắp, phát triển và
phát huy cao độ trên cơ sở chế độ kinh tế - xã hội được xây dựng và bảo vệ theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy mới bước đầu xây dựng nhưng các yêu tố của
hình thái kinh tế - xã hội mới đã thể hiện rõ sức sống và tính ưu việt, tiến bộ, tạo
nên những thay đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội và động lực chính trị
- tinh thần to lớn của nhân dân và quân đội ta. Chính tính ưu việt, và sức mạnh của



chế độ xã hội chủ nghĩa đã đảm bảo cho miền Bắc không ngừng phát huy vai trò
quyết liệt tới toàn bộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
3.2. Là truyền thống lịch sử được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử
Sức mạng chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội ta trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước có nguồn cội lịch sử bền vững , là truyền thống yêu nước tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam anh hùng, được hun đúc và phát triển qua hàng ngàn
năm dựng nước. Trong suốt hành trình lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam luôn
phải đương đầu với các thế lực xâm lược lớn, nhưng dân tộc ta không chịu khuất
phục, không bị đồng hóa, sự trường tồn và phát triển của dân tộc ta đã chứng minh
và khẳng định: phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần là nền tảng tạo nên
sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng, là nét đặc sắc độc đáo của chiến tranh
nhân dân, là cốt lõi của học thuyết quân sự Việt Nam.
Sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội ta trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước có cơ sở xã hội vững chắc là khối đại đoàn kết dân tộc, sự gắn
bó máu thịt giữa dân tộc ta với nó dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đoàn kết là truyền
thống quý báu của dân tộc Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khối
đại đoàn kết toàn dân tộc Việt nam được định hướng và quy tụ dưới ngọn cờ tư
tưởng thống nhất giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội và giải phóng con
người, với khát vọng thiêng liêng “ không có gì quý hơn độc lập tư do” với quyết
tâm sắt đá “ tất cả đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” tạo nên sức mạnh tổng hợp to
lớn để làm nên những chiến thắng vẻ vang.
Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất của dân tộc, kết hợp với sực mạnh
của thời đại, thực hiện tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết


Thành công, thành công, đại thành công”
là truyền thống cao đẹp, cũng là sức mạnh chính trị - tinh thần lớn lao của
nhân dân ta, để có thể làm nên những điều kì diệu.
Không có cuộc đấu tranh nào là dễ dàng. Chúng ta không bao giờ muốn

chiến tranh, để máu phải rơi, nước mắt tuôn trào. Chúng ta muốn hoa hồng, nhưng
giặc muốn ta ôm cây súng. Nhưng cuộc chiến của chúng ta sẽ nhất định thắng lợi,
nhất định thành công “Bởi bản chất của cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa, là
cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc nên sẽ cổ vũ được toàn dân tham gia với một khí
thế cách mạng rất cao. Chiến tranh của ta sau này vẫn là cuộc chiến tranh trường
kì, ngược hẳn với ý muốn đánh nhanh, giải quyết nhanh của địch. Ta càng đánh
hăng, tinh thần càng cao, ngược lại chiến tranh càng kéo dài, địch càng chán nản,
tinh thần chiến đấu càng kém. Vì vậy, về tinh thần ta chiếm ưu thế tuyệt đối.”[3;44]
3.3 Là sự ủng hộ, giúp đỡ vô cùng nhiệt tình của bạn bè quốc tế.
Sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội ta trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước cũng nhân được sự cổ vũ, tiếp sức to lớn từ sự phối hợp đoàn
kết chiến đấu của quân và dân Lào, Campuchia anh em, sự giúp đỡ tích cực của
chính phủ và nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng
hộ của nhân dân yêu chuộng hòa binh, tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có Đảng
cộng sản và nhân dân Mĩ đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Chúng ta biết đẩy mạnh vận động tuyên truyền quốc tế xoay vào ba nội dung
chính: chính nghĩa của ta, quyết tâm và tất thắng, thiện chí và hòa bình. Chính sách
yêu chuộng hòa bình, công lý, việc làm nhân nghĩa và cuộc chiến đấu thắng lợi của
ta đã thức tỉnh lương tâm nhân dân hai nước Pháp và Mỹ, góp phần thúc đẩy phong
trào phản đối chiến tranh xâm lược ngày càng rộng lớn và mạnh mẽ, nhất là trong
nước Mỹ. Hình ảnh cuộc chiến tranh xâm lược, những hành động tàn ác dã man do


quân đội Mỹ gây ra ở Việt nam hằng ngày, thâm nhập vào tận phòng ngủ của nhiều
gia đình người Mỹ qua màn ảnh nhỏ, gây nên sự kinh hoàng, sự hổ thẹn, bất bình
và phẫn nộ trong nhân dân Mỹ. Những năm 1967 – 1968, khi số lính Mỹ chết trận
ngày càng tăng, xác linh Mỹ đưa về nước ngày càng nhiều, phong trào nhân dân
Mỹ phản đối chiến tranh đã bùng nổ dữ dội, lan rộng chưa từng có, làm lay chuyển
cả nước Mỹ. “Nhiều cuộc biểu tình, diễu hành, hội thảo được tổ chức ở 120 thành
phố, với sự tham gia của 2000 trường học, hàng trăm tờ báo phản chiến và hơn

200 tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ làm rung động Nhà Trắng.”[1;239]
Thanh niên, sinh viên đốt thẻ quân dịch, cựu binh vứt bỏ huân chương để phản đối
chính phủ.
Trên thực tế đã hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, trong đó có một bộ phận rất lớn nhân dân tiến
bộ Mỹ. Trong lịch sử thế giới, chưa có cuộc đấu tranh của dân tộc nào được sử ủng
hộ rộng và mạnh của nhân dân thế giới, nhân dân nước đối phương như cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Chưa bao giờ số phận
của một quốc gia – dân tộc lại được thế giới quan tâm đến như vậy. Đó chính là sản
phẩm, là sức mạnh hiện thực của chính sách hòa hiếu của dân tộc ta, một dân tộc
thật lòng yêu chuộng hòa bình và công lý, quyết một lòng chiến đấu, hy sinh không
chỉ vì độc lập thống nhất của Tổ quốc mình, mà luôn giương cao ngọn cờ hòa bình,
thực hiện chính sách đối ngoại vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam kết hợp chặt chẽ sức mạnh thời
đại đã làm nên thắng lợi to lớn, toàn diện và triệt để của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước. Trong đó sức mạnh chính trị và tinh thần của nhân dân và quân đội ta
là yếu tố quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết đinh. Hiện nay, đất nước đã hòa
bình thống nhất. Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. Mong muốn thực hiện một xã hội “ dân


giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chiến tranh đã lùi xa,
nhưng bài học về nghệ thuật phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần chưa bao giờ
lụi tắt. Trong tình hình mới, thì nhiệm vụ còn cao cả hơn bao giờ hết trong công
cuộc vận động sức mạnh toàn dân để xây dựng đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ban chỉ đạo chiến tranh, trực thuộc Bộ chính trị, 2000, Chiến tranh
cách mạng Việt Nam ( 1945 – 1975) – Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc

gia.
2. Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, 1995, Lịch sử nghệ
thuật chiến dịch Việt Nam ( 1945 – 1975), NXB Quân đội nhân dân Hà Nội.
3. Hoàng Cầm, 1964, Phát huy ưu thế tinh thần, lấy trang bị yếu chiến
thắng quân địch có trang bị mạnh, Tạp chí quân đội nhân dân, số 7, tr 44 – 50.
4. Hoàng Minh Thảo, 1995, Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, NXB Quân đội nhân dân.
5. Lê Văn Dũng, 2005, Phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân
dân và quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tạp chí cộng sản, sô 7,
tr 11 – 13.
6. Lê Quang, 1967, Phát huy dân chủ, đề cao kỉ luật, tăng cường đoàn kết,
không ngừng nâng cao sức chiến đấu của quân đội, Tạp chí quân đội nhân dân, số
2, tr 53 – 62.
7. Lê Mậu Hãn ( CB), 1998-2003, Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo
dục.
8. Lê Quang Hòa, 1964, Mấy vấn đề công tách chính trị trong chiến đấu,
Tạp chí quân đội nhân dân, số 10, tr 6 – 13.


9. Trần Bá Đệ, 2003, Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến nay, NXB Chính trị
quốc gia.
10. Trần Bá Đệ ( CB) – Lê Cung, Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập VII,
NXB Đại học Sư phạm.



×