sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trờng THPT Bắc Đông Quan
--------------
Thiết kế bài giảng
Môn Tin học
Bài 17: Chơng trình con và phân
loại
(Tiết 1)
Tin học 11
Sở GD- ĐT Thái Bình Trường THPT Bắc Đông Quan
Gi¸o viªn: Ph¹m V¨n ChuyÒn
Trêng THPT B¾c §«ng Quan
N¨m häc 2007 - 2008
GV: Phạm Văn Chuyền
2
Sở GD- ĐT Thái Bình Trường THPT Bắc Đông Quan
Bài 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm chương trình con
- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành
các chương trình con.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được CTC trong các chương trình lớn
- Biết phân biệt các đoạn chương trình có thể dùng CTC
3. Thái độ
- Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm,
tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính, máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ, phòng máy thực hành, phần mềm
Netopschool...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức lớp
- Gọi học sinh báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV ra câu hỏi: Em hãy viết đoạn chương trình tính luỹ thừa x
n
- Gọi học sinh lên bảng trình bày
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Đặt vấn đề dẫn dắt vào bài mới
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Bài toán đặt vấn đề
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gv đưa ra bài toán:
Viết chương trình tính tổng :
S = a
n
+ b
m
+ c
p
+d
q
- Đặt câu hỏi: Giải quyết bài toán này trong
Toán học như thế nào?
- Cho học sinh quan sát mô tả việc phân chia
công việc?
- Hỏi: Em có nhận xét gì về mỗi bài toán nhỏ
so với bài toán KT bài cũ?
- Quan sát và tìm hiểu yêu cầu bài toán
- Hướng giải quyết bài toán trong Toán là
chia nhỏ thành các bài toán nhỏ: tính a
n
, b
m
,
c
p
, d
q
-Mỗi bài toán nhỏ đều giống bài toán tính
luỹ thừa chỉ khác về cơ số và số mũ
GV: Phạm Văn Chuyền
3
Sở GD- ĐT Thái Bình Trường THPT Bắc Đông Quan
- Đưa ra chương trình giải quyết bài toán và
yêu cầu học sinh nhận xét về các đoạn
chương trình tính các luỹ thừa
- Dẫn dắt đưa ra yêu cầu sử dụng chương
trình con. Chuyển sang hoạt động 2
Các đoạn chương trình tính luỹ thừa hoàn
toàn giống nhau và lặp lại.
Hoạt động 2: Khái niệm về chương trình con
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Đưa ra chương trình có sử dụng chương
trình con. Phân tích cho học sinh thấy việc
sử dụng chương trình con trong đoạn
chương trình đó.
- Từ việc phân tích đưa ra câu hỏi:
Chương trình con là gì ?
Phân tích nhấn mạnh hai ý chính của chương
trình con :
+ Chương trình con là một dãy lệnh mô tả
một số thao tác nhất định
+ Có thể thực hiện được từ nhiều vị trí trong
chương trình.
Đặt câu hỏi: Theo em trong chương trình
chính có thể có bao nhiêu chương trình con ?
Trong một chương trình con có thể dùng
chương trình con khác không ?
Học sinh căn cứ vào SGK đưa ra khái niệm
chương trình con.
Trong chương trình chính có thể có nhiều
chương trình con.
Mỗi chương trình con lại có thể có chương
trình con khác.
→ Lập trình có cấu trúc
Hoạt động 3 : Lợi ích khi sử dụng Chương trình con
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên đưa ra các tình huống
Tình huống 1: GV đưa ra hai chương trình
cùng giải quyết bài toán đặt vấn đề
Một chương trình không dùng chương trình
con và một chương trình sử dụng chương
trình con.
GV: Phạm Văn Chuyền
4
Sở GD- ĐT Thái Bình Trường THPT Bắc Đông Quan
Yêu cầu học sinh nhận xét về tính ngắn gọn
của chương trình có sử dụng chương trình
con.
Giáo viên nhận xét và đưa ra tác dụng thứ
nhất của việc sử dụng CTC là tránh việc lặp
đi lặp lại các dãy lệnh giống nhau.
Tình huống 2: Một nhóm lập trình viên 5
người được giao nhiệm vụ lập trình một
chương trình lớn ( quản lý điểm thi gồm
nhập thông tin, kiểm tra thông tin, xử lý
thông tin, đưa ra kết quả). Trong nhóm mỗi
người lại chuyên về một lĩnh vực. Vậy họ
phải làm sao để giải quyết bài toán này cho
nhanh nhất?
Giáo viên nhận xét và đưa ra tác dụng thứ 2
của CTC là hỗ trợ việc giải quyết các bài
toán lớn.
Tình huống 3: Hai học sinh tranh cãi về
CTC và tính trừu tượng của nó.
→ Đưa ra tác dụng phục vụ việc trừu tượng
hoá.
- Dẫn dắt để học sinh thấy được khả năng
mở rộng của ngôn ngữ.
Tình huống 4: Chương trình giải quyết bài
toán đặt vấn đề cần phải thay đổi như thế
nào để tính:
a*n + b*m + c*p + d*q
Đưa ra tác dụng thứ 5 của CTC là dễ dàng
cho việc phát triển chương trình, hiệu chỉnh
và nâng cấp chương trình.
Học sinh nhận xét: Chương trình có sử dụng
CTC ngắn gọn hơn và tránh được việc lặp lại
các dãy lệnh tương tự nhau
Học sinh nhận xét: Họ sẽ phân chia công
việc theo đúng chuyên môn của tùng người
rồi tổng hợp lai.
Học sinh quan sát và suy nghĩ
Học sinh suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết
4. Ôn tập và củng cố
Tóm tắt những nội dung đã học
- Khái niệm về chương trình con
- Vai trò CTC trong lập trình, đặc biệt là trong lập trình có cấu trúc.
- Các lơị ích cơ bản của CTC.
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK
- Đọc trước nội dung phần phân loại và khai báo CTC
---------Hết-------
GV: Phạm Văn Chuyền
5