1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây khoảng 10 năm trở về trước, người ta bổ sung sắc tố tinh
chiết từ tảo, nấm, thực vật hoặc sắc tố tổng hợp vào thức ăn của gà để
làm tăng độ đậm màu của da gà, lòng đỏ trứng gà, đồng thời cũng làm
tăng năng suất chăn nuôi và hương vị sản phẩm. Nhưng sắc tố thương
phẩm dưới các dạng này có giá thành cao làm cho giá thức ăn cũng cao.
Ngày nay, vì lợi nhuận, người ta hầu như không sử dụng sắc tố tinh
chiết hoặc tổng hợp mà sử dụng các chất tạo màu bổ sung vào thức ăn.
Các chất này có giá rất rẻ, cũng cải thiện được màu sắc của da gà và
lòng đỏ trứng gà, đánh lừa được thị hiếu người tiêu dùng nhưng không
làm tăng năng suất chăn nuôi, không nâng cao hương vị sản phẩm, đặc
biệt chúng rất độc hại đối với người tiêu dùng.
Để vừa có được hiệu quả chăn nuôi cao, chất lượng sản phẩm tốt vừa
bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì bổ sung bột lá thực
vật vào thức ăn là một giải pháp khả thi. Bởi vì, một số loại bột lá rất
giầu sắc tố, đồng thời chúng cũng giàu protein. Ví dụ: Hàm lượng sắc tố
tính bằng mg/kg vật chất khô của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo khoảng
từ 250 – 600 mg, tỷ lệ protein thô trong bột lá khoảng từ 18 – 30% (Từ
Quang Hiển và cs, 2008; Trần Thị Hoan, 2012; Hồ Thị Bích Ngọc,
2012). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bột lá nói chung, sắc tố
nói riêng có tác dụng nâng cao năng suất chăn nuôi (nâng cao tỷ lệ nuôi
sống, khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn…), cải
thiện màu sắc sản phẩm (tăng độ vàng của da gà, độ đậm màu của lòng
đỏ trứng). (Lignell và cs, 2000; Sirri và cs, 2007; Vũ Duy Giảng, 2007).
Trong các loại bột lá được nghiên cứu, bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng
định việc phối hợp ba loại bột lá trên vào khẩu phần của gà thịt hay gà đẻ
đều mang lại hiệu quả tốt như tăng năng suất, chất lượng thịt, trứng. Tuy
nhiên, một số vấn đề dưới đây chưa được hoặc ít được nghiên cứu:
2
Trồng sắn, keo giậu, cỏ Stylo trong cùng một điều kiện (thời gian,
địa điểm,...) để tính giá thành của 1 kg bột lá đối với từng loại, trên cơ
sở đó tính hiệu quả kinh tế của việc phối hợp các loại bột lá này vào
khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Xác định giá trị năng lượng trao đổi của các loại bột lá nêu trên có sự
hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức phối hợp bột lá vào khẩu
phần đến năng suất, chất lượng sản phẩm của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 3 loại bột lá đối với gà thịt và
gà đẻ bố mẹ, từ đó xếp thứ tự ưu tiên 3 loại bột lá này trong việc sản xuất
bột lá và sử dụng trong chăn nuôi gà.
Các vấn đề nêu trên hội tụ đủ tính khoa học, thực tiễn và những điểm
mới theo yêu cầu của đề tài luận án tiến sĩ. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện
đề tài có tên: “Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và
gà đẻ bố mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định năng suất lá tươi, bột lá và giá thành 1 kg bột lá của cây
sắn, keo giậu, Stylo được trồng trong điều kiện nông hộ.
Xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo trên
gà thịt.
Xác định được hiệu quả của việc phối hợp bột lá vào khẩu phần có
hoặc không cân đối lại năng lượng, protein từ đó đề ra cách thức phối
hợp bột lá thích hợp vào khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Xác định được loại bột lá nào sử dụng cho gà thịt và gà đẻ bố mẹ có
hiệu quả hơn. Kết quả này sẽ định hướng cho việc sản xuất và sử dụng
bột lá trong chăn nuôi gà.
1.3. Điểm mới của đề tài
Đã xác định được năng lượng trao đổi của ba loại bột lá đối với gà thịt.
Đã chứng minh được bột lá có năng lượng trao đổi không thấp, giàu
protein, tỷ lệ xơ thấp thì thay thế một phần thức ăn hỗn hợp bằng bột lá
3
không cân đối lại protein, năng lượng vẫn có ảnh hưởng tốt, ngược lại bột
lá có tỷ lệ protein không cao, năng lượng thấp, tỷ lệ xơ cao sẽ có ảnh
hưởng xấu đến gà thịt và gà đẻ trứng.
Đã chứng minh được sự tích tụ sắc tố trong lòng đỏ trứng tăng lên theo
thời gian gà đẻ được ăn bột lá từ ngày thứ 1 – 10 và xác định được mối quan
hệ chặt chẽ giữa hàm lượng sắc tố trong lòng đỏ trứng với tỷ lệ trứng có
phôi, ấp nở và gà con loại I.
Đã xác định được hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của 3 loại bột lá khi phối
hợp vào khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ, từ đó xếp thứ tự ưu tiên 3
loại bột lá này trong việc sản xuất bột lá và sử dụng trong chăn nuôi gà.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh
dưỡng vật nuôi những thông tin mới về bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo sử
dụng trong chăn nuôi gà như năng lượng trao đổi, hiệu quả khi phối hợp bột
lá vào khẩu phần có và không cân đối lại năng lượng, protein,…
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo
sẽ giúp cho việc phối hợp khẩu phần được chính xác hơn.
Kết quả nghiên cứu chỉ cho người chăn nuôi cách thức phối hợp bột lá
vào khầu phần thức ăn của gà như thế nào để đạt được hiệu quả tốt.
Kết quả nghiên cứu định hướng cho việc ưu tiên sản xuất và sử dụng
loại bột lá nào trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
1.5. Bố cục luận án
Luận án gồm 115 trang, trong đó: Phần mở đầu 04 trang; chương 1:
tổng quan tài liệu 28 trang; chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp
nghiên cứu 21 trang; chương 3: Kết quả và thảo luận 60 trang, kết luận và
đề nghị 02 trang. Luận văn có 35 bảng, 04 đồ thị, 01 biểu đồ, 23 ảnh và 04
phụ lục. Luận án đã tham khảo 115 tài liệu, trong đó có 55 tài liệu tiếng việt,
55 tài liệu nước ngoài và 05 tài liệu web.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần tổng quan tài liệu gồm có 6 mục:
Mục 1: Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi
Mục 2: Ảnh hưởng của protein và năng lượng trong khẩu phần đến
khả năng sản xuất của gà thịt và gà đẻ
Mục 3: Sắc tố thực vật và vai trò của sắc tố đối với vật nuôi
Mục 4: Giới thiệu về cây sắn, keo giậu và cỏ Stylo
Mục 5: Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo
cho gà thịt và gà đẻ
Mục 6: Giới thiệu về giống gà Lương Phượng
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
* Đối tượng: Gà thịt và gà đẻ bố mẹ giống Lương Phượng, sắn KM 94,
cỏ Stylosanthes guianensis CIAT184, keo giậu Leucaena gleucocephala.
* Địa điểm nghiên cứu: Trại chăn nuôi gia cầm trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
miền núi - Viện chăn nuôi và một số nông hộ thuộc tỉnh Thái Nguyên.
* Thời gian: Từ năm 2013 đến tháng 2017
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Trồng sắn, keo giậu, Stylo và chế biến bột lá trong điều kiện nông hộ
để xác định năng suất lá tươi, bột lá, giá thành 1 kg sản phẩm
- Xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá sắn, keo giậu, Stylo và cách thức
phối hợp chúng vào khẩu phần đến năng suất, chất lượng thịt gà.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá sắn, keo giậu, Stylo và cách thức
phối hợp chúng vào khẩu phần đến năng suất, chất lượng trứng của gà
đẻ bố mẹ Lương Phượng.
5
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định năng suất, sản lượng và giá thành của bột lá
sắn, keo giậu, cỏ Stylo
* Phương pháp thí nghiệm: Sắn, keo giậu, Stylo được trồng ở nông hộ,
mỗi loại cây được trồng với diện tích 500m2 (100m2 x 5 lần nhắc lại).
* Các chỉ tiêu theo dõi (chung cho cả 3 loại cây): Năng suất, sản
lượng chất xanh, bột lá, chi phí cho sản xuất, chế biến trên 1 ha, trên cơ
sở đó tính giá thành 1 kg bột lá.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là các phương pháp thông dụng
trong nghiên cứu về cây thức ăn xanh.
2.3.2. Thí nghiệm 2: Xác định năng lượng trao đổi của 3 loại bột lá có sự
hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm với 4 khẩu phần: 1) Khẩu phần cơ sở
(KPCS) không có bột lá; 2) KPTN1: 80 % KPCS + 20 % bột lá sắn
(BLS); 3) KPTN2: 80 % KPCS + 20 % bột lá keo giậu (BLKG); 4)
KPTN3: 80 % KPCS + 20 % bột cỏ Stylo (BCS). Mỗi khẩu phần được
thí nghiệm với 30 gà (15 trống + 15 mái), giai đoạn 49 - 56 ngày tuổi;
30 gà này được nuôi trong 5 lồng, mỗi lồng 6 con (3 trống, 3 mái).
Khẩu phần cơ sở được phối hợp như khẩu phần ăn của gà thịt lông màu
ở giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi (bảng 2.1 của luận án chính).
* Các chỉ tiêu theo dõi: VCK, năng lượng thô trong VCK của khẩu
phần và chất thải, tỷ lệ khoáng không tan trong VCK của khẩu phần và
chất thải, tỷ lệ nitơ trong VCK của khẩu phần và chất thải.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: Mẫu thức ăn và chất thải được
phân tích tại Viện Khoa học sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên.
2.3.3. Thí Nghiệm 3: Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào
khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của gà Lương Phượng
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm với 630 gà thịt giống Lương Phượng,
từ 1 – 70 ngày tuổi, chia làm 7 lô: Lô đối chứng (ĐC), lá sắn 1 (LS1), lá sắn
2 (LS2), keo giậu 1 (KG1), keo giậu 2 (KG2), Stylo 1 (ST1) và Stylo 2
6
(ST2), mỗi lô 10 con nhắc lại 9 lần (10 x 9 = 90 con) (1 và 2 ứng với cách
phối hợp bột lá thứ nhất và thứ hai). Lô ĐC (KPCS) được phối hợp từ các
thức ăn thông dụng có mức ME và tỷ lệ CP theo tiêu chuẩn của gà thịt lông
màu. Đối với cách phối hợp thứ nhất: các khẩu phần thí nghiệm LS1, KG1,
ST1 được phối hợp 2% và 4 % bột lá tương ứng giai đoạn 14 - 42 và 43 70 ngày tuổi; khẩu phần được cân đối ME và CP ngang bằng với khẩu
phần của lô ĐC. Đối với cách phối hợp thứ hai: các khẩu phần thí nghiệm
LS2, KG2, ST2 được phối hợp từ 98% KPCS + 2% bột lá (sắn, keo giậu,
stylo) giai đoạn 14 – 42 ngày tuổi, 96% KPCS + 4% bột lá (sắn, keo giậu,
stylo) giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi. (Công thức và thành phần dinh dưỡng
của thức ăn trình bày tại bảng 2.2 và 2.3 của luận án chính).
* Khảo nghiệm tại nông hộ: Trình bày tại mục 3.3.7 chương 3.
* Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng, tăng khối
lượng, tiêu thụ, tiêu tốn thức ăn của gà ở các tuần tuổi, một số chỉ tiêu
giết mổ và thành phần hóa học của thịt gà.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là các phương pháp thông dụng
trong nghiên cứu về chăn nuôi.
2.3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu
phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lượng Phượng.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm với 714 gà đẻ bố mẹ Lương Phượng
(630 gà mái và 84 gà trống) giai đoạn từ 35 – 50 tuần tuổi (tuần đẻ 13 –
28), chia làm 7 lô: Lô đối chứng (ĐC), lá sắn 1 (LS1), lá sắn 2 (LS2), keo
giậu 1 (KG1), keo giậu 2 (KG2), Stylo 1 (ST1) và Stylo 2 (ST2), mỗi lô có
30 gà mái và 4 gà trống, nhắc lại 3 lần (34 x 3 = 102 con), (1 và 2 ứng với
cách phối hợp bột lá thứ nhất và thứ hai). Lô ĐC (KPCS) được phối hợp
từ các thức ăn thông dụng có mức ME và tỷ lệ CP theo tiêu chuẩn của gà
đẻ bố mẹ lông màu. Đối với cách phối hợp thứ nhất: Các khẩu phần thí
nghiệm LS1, KG1, ST1 được phối hợp từ các thức ăn thông dụng trong đó
tỷ lệ bột lá ở các khẩu phần thí nghiệm là 6 %, có cùng mức ME và CP như
khẩu phần của lô ĐC. Đối với cách phối hợp thứ hai: Các khẩu phần LS2,
7
KG2, ST2 được phối hợp từ 94 % KPCS + 6 % bột lá, không cân đối lại
ME và CP theo tiêu chuẩn. (Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức
ăn trình bày tại bảng 2.4 và 2.5 của luận án chính).
* Khảo nghiệm tại nông hộ: Trình bày tại mục 3.4.7 chương 4.
* Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nuôi sống, năng suất trứng, trứng giống,
tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I, một số chỉ tiêu
vật lý, hóa học của trứng, hàm lượng carotenoids trong lòng đỏ trứng. tỷ lệ
trứng có phôi, ấp nở, gà con loại I/ ấp nở và gà con loại I/ trứng ấp.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là các phương pháp thông dụng
trong nghiên cứu về chăn nuôi.
2.4. Xử lý số liệu
Kết quả của thí nghiệm được xử lý trên phần mềm Excel 2010. Số liệu
được phân tích thông kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 theo phương pháp
phân tích ANOVA và mô hình thuật toán phân tích thống kê của ngành trồng
trọt (thí nghiệm 1) và ngành chăn nuôi (thí nghiệm 2, 3 và 4).
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định năng suất, sản lượng và giá thành của
bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo
3.1.1. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2014 – 2015
Ẩm độ trung bình trong 2 năm (2014 – 2015) của khu vực là 80,7 %,
Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,80C và lượng mưa trung bình qua hai
năm theo dõi là 1.908 mm/năm.
3.1.2. Thành phần dinh dưỡng đất thì nghiệm
Độ pH của đất là 4,09. Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức khá,
hàm lượng nitơ tổng số là 0,15 %; P 2O5 tổng số và dễ tiêu tương ứng là
0,07 % và 23,04 mg/100g; K2O tổng số và trao đổi tương ứng là 0,85 %
– 58,62 mg/100g. (Bảng 3.1 của luận án chính)
8
3.1.3. Năng suất sinh khối, lá tươi, bột lá của các cây thức ăn thí nghiệm
Năng suất sinh khối là năng suất của toàn bộ thân, cành, lá thu cắt
được. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến chỉ tiêu năng suất lá (bỏ thân,
cành chỉ lấy lá) và năng suất bột lá. Tuy nhiên, nó không quyết định
hoàn toàn năng suất lá và bột lá vì chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào tỷ lệ
lá/ thân cành lá của cây thức ăn xanh. Kết quả năng suất sinh khối của
cây thức ăn thí nghiệm xếp từ cao xuống thấp lần lượt là: Stylo (194,62 tạ),
cây (174,07 tạ) và keo giậu (151,00 tạ/ha/lứa). Năng suất lá tươi (sắn và keo
giậu đã loại bỏ thân, cành, cuống lá, cỏ Stylo đã loại bỏ phần thân già phía
gốc) của cỏ Stylo là 134,42 tạ, sắn là 81,88 tạ và keo giậu là 75,82
tạ/ha/lứa. Năng suất bột lá của cỏ Stylo là 28,77 tạ, cây sắn là 25,89 tạ và
keo giậu là 22,30 tạ/ha/lứa. Năng suất sinh khối, lá tươi và bột lá của 3 cây
thức ăn sai khác nhau khá rõ rệt với P < 0,01. Các kết quả nêu trên được trình
bày tại bảng 3.2; 3.3 và 3.4 của luận án chính.
3.1.6. Sản lượng lá tươi, bột lá và năng lượng của ba cây
thức ăn thí nghiệm
Đối với cây thức ăn xanh thu cắt được nhiều lứa trong năm, sản lượng là
tổng khối lượng chất xanh của tất cả các lứa trong năm đơn vị là tấn/ha/năm.
Sản lượng cây thức ăn thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5: Sản lượng của các cây thức ăn thí nghiệm (tính
cho 1 ha/2 năm)
Chỉ tiêu
ĐV
Sắn
Keo giậu
Cỏ
SEM
P
SL sinh khối
Tấn 104,443b
90,604c
116,770a 19,28 0,004
SL lá tươi
Tấn
49,125b
45,494c
80,653a 12,23 0,009
SL bột lá
Tấn
15,531b
13,382c
17,260a
2,52
0,002
a
b
c
4,96
0,001
SL ME
Mcal 30.189
28.797
28.129
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê. NLTĐ: năng lượng trao đổi, SL: sản lượng.
9
Sản lượng sinh khối, lá tươi và bột lá của cỏ Stylo đạt cao nhất sau
đó đến sắn thu lá, thấp nhất là keo giậu và chúng sai khác nhau rõ rệt
với P < 0,01.
Bột cỏ Stylo có năng lượng trao đổi/1kg chỉ bằng 83,6 – 75,7 % so với
bột lá sắn và keo giậu (số liệu bảng 3.10 của luận án chính). Vì vậy, mặc
dù cỏ Stylo có sản lượng chất xanh, bột lá cao hơn nhưng sản lượng năng
lượng trao đổi vẫn thấp hơn so với sắn thu lá và keo giậu. Sản lượng năng
lượng trao đổi của cỏ Stylo là 28.135 Mcal, keo giậu là 28.797 Mcal và
sắn thu lá là 30.189 Mcal/ha/2 năm.
3.1.7. Chi phí sản xuất cho 1 kg bột lá
Bảng 3.6: Chi phí cho một đơn vị sản phẩm (đồng/kg bột lá)
Chỉ tiêu
Đơn vị Sắn thu lá
1. Tổng chi
đồng
2. Thu phụ (Củ sắn)
đồng 27.023.782
3. Sản lượng bột lá
4. Giá thành 1 kg bột lá
5. Giá thành 1 Mcal
ME
kg
Keo giậu
Cỏ stylo
80.807.635 56.913.646 92.341.000
15.531
b
đồng
3.463
đồng
1.781c
c
-
-
13.382
c
a
SEM
P
-
-
-
-
17.260
2,52 0,002
4.253
5.350
a
19,98 0,000
1.976b
3.283a
15,75 0,000
b
Ghi chú: - Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Từ chi phí sản xuất cho 1 ha/2 năm và sản lượng bột lá/ha/ 2 năm, chúng
tôi tính được chi phí cho 1 kg bột cỏ Stylo là 5.350 VNĐ sau đó đến bột lá
keo giậu là 4.253 VNĐ và bột lá sắn là 3.463 VNĐ. Bột lá sắn có giá thành
thấp nhất vì năm thứ 2 sắn được thu hoạch củ (thu phụ) với giá trị
27.023.782 triệu đồng. Bột cỏ Stylo có giá thành cao nhất vì chi phí cho
công chế biến (phơi, băm) gấp 2 – 3 lần so với chế biến BLS và BLKG.
3.2. Xác định năng lượng trao đổi của 3 loại bột lá
Thí nghiệm này được thực hiện theo 4 bước:
10
Bước 1: Phân tích thành phần dinh dưỡng của khẩu phần và bột lá
(Bảng 3.7. của luận án chính).
Bước 2: Phân tích hàm lượng VCK, protein và năng lượng thô trong
chất thải của gà ăn KPCS và các KPTN (Bảng 3.8. của luận án chính).
Bước 3: Xác định hàm lượng nitơ trong VCK của các khẩu phần và
chất thải; NLTĐ cần phải hiệu chỉnh của các khẩu phần (Bảng 3.9. của
luận án chính).
Bước 4: Xác định năng lượng trao đổi trước và sau hiệu chỉnh của
KPCS, các KPTN và của 3 loại bột lá. Kết quả như sau:
Bảng 3.10: Kết quả xác định năng lượng trao đổi của 3 loại
bột lá thí nghiệm
Chỉ tiêu
MEd khẩu phần
MRhiệu chỉnh
MEN Khẩu phần
MEN Bột lá
MEN Bột lá
Đơn vị tính
KPCS KPTN1 KPTN2 KPTN3 SEM
P
Kcal/kg VCK
3.011,2 2.861,5 2.921,0 2.781,3 Kcal/kg VCK
130,6 126,8 141,1 117,1
Kcal/kg VCK
2.880,6 2.734,6 2.779,9 2.664,2 b
a
c
Kcal/kg VCK
- 2.150,5 2.377,1 1.798,6 0,887 0,000
Kcal/kg nguyên trạng
1.943,8 2.151,9 1.629,7 -
Năng lượng trao đổi (MEN) trong 1kg vật chất khô của 3 loại bột lá
được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: BLKG là 2.377,1 kcal,
BLS là 2.150,5 kcal và BCS là 1.798,6 kcal, chúng sai khác nhau có ý
nghĩa thống kê (P < 0,001). Còn của 1kg bột lá nguyên trạng lần lượt là
2.151,9; 1.943,8 và 1.629,7 kcal tương ứng với ba loại bột lá trên.
Viện chăn nuôi (2001) ước tính giá trị năng lượng trao đổi theo công
thức của 1kg vật chất khô BLKG, BLS, BCS lần lượt là 2.441; 2.194 và
1.794 kcal. Kết quả ước tính này cao hơn kết quả thí nghiệm của chúng tôi.
Tuy nhiên, xác định năng lượng trao đổi trực tiếp trên vật nuôi và ước tính
năng lượng trao đổi theo công thức có thể ví như cân khối lượng lợn trực
tiếp và ước tính khối lượng lợn thông qua các chiều đo. Cân lợn trực tiếp sẽ
cho kết quả chính xác hơn.
11
3.3. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến
khả năng suất thịt của gà Lương Phượng
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiêm
Kết thúc 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của lô ĐC và các lô TN đều đạt
trên 96 % và không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05). (Bảng 3.11
của luận án chính)
3.3.2 Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
3.3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
Bảng 3.12. Khối lượng trung bình của gà TN ở các tuần tuổi (g/con)
Tuần
tuổi
2
6
Cách thứ nhất
ĐC
LS1
194,3
KG1
194,3
d
ST1
194,3
a
Cách thứ hai
LS2
194,3
ab
KG2
194,3
bc
ST2
194,3
bc
194,3
cd
SEM
P
-
-
d
1.131,9 1.199,9 1.186,4 1.172,7 1.168,5 1.152,0 1.143,9 7,352 <0,0001
10 1.977,9d 2.125,1a 2.095,3ab 2.070,9bc 2.080,3b 2.043,5c 2.003,2d 12,75 <0,0001
Ghi chú: - Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.12 cho thấy gà được ăn khẩu phần có bột lá (trừ lô ST2) đều
có khối lượng trung bình cao hơn so với khẩu phần không có bột lá
(ĐC) với sai khác rõ rệt (P < 0,001).
Tác động của 3 loại bột lá đến sinh trưởng ở cách thứ phối hợp nhất
hoặc cách thứ hai đều có kết quả giống nhau, đó là khối lượng trung bình
của gà được ăn khẩu phần có chứa BLS cao nhất, sau đó đến khẩu phần có
chứa BLKG và thấp nhất là khẩu phần có chứa BCS ở tất cả các kỳ cân.
Đối với cùng một loại bột lá thì cách phối hợp thứ nhất luôn cho kết quả
tốt hơn cách thứ hai với sự sai khác rõ rệt (p < 0,001). Tuy nhiên, khối lượng
trung bình khi kết thúc 10 tuần tuổi của lô LS2 không sai khác với KG1 và
ST1, lô KG2 không sai khác với ST1, chỉ có lô ST2 là có sự sai khác rõ rệt
với cả LS1, KG1 và thậm chí nó sai khác cả với LS2, KG2 với P < 0,001.
3.3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
12
Tác động của bột lá và cách thức phối hợp bột lá đến sinh trưởng
tuyệt đối của gà cũng giống như tác động đến sinh trưởng tích lũy của
gà. Đó là: Các lô thí nghiệm (khẩu phần có bột lá) có sinh trưởng tuyệt
đối cao hơn ĐC (khẩu phần không có bột lá) ở mọi giai đoạn tuổi.
Trong cùng một cách phối hợp bột lá vào khẩu phần, sinh trưởng
tuyệt đối của lô LS1 > KG1 > ST1 và của lô LS2 > KG2 > ST2.
Bảng 3.13. Sinh trưởng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn (g/con/ngày)
Giai
đoạn
Cách thứ nhất
ĐC
LS1
KG1
ST2
10,88
10,88
0 - 2 10,88
10,86
3 - 6 33,49
d
a
ab
7 - 10 30,22
d
a
b
3 - 10 31,85
d
35,91 35,43
33,04
32,46
a
Cách thứ hai
34,48 33,95
34,94
ab
b
32,07
bc
33,51
bc
LS2
KG2
10,85
10,87 10,86
34,79
bc
32,56
ab
33,68
ST2
P
-
-
c
cd
0,237 <0,0001
c
d
0,197 <0,0001
c
d
34,21 33,91
31,84 30,69
b
SEM
33,02 32,30 0,215 <0,0001
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Trong hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần, cách phối hợp bột lá thứ
nhất tác động đến sinh trưởng tuyệt đối lớn hơn cách thứ 2
3.3.3. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối trộn bột lá vào khẩu phần
đến khả năng thu nhận, chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
3.3.3.1. Ảnh hưởng đến tiêu thụ thức ăn
Bảng 3.14. Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn (g/con/ngày)
Cách thứ nhất
TT
ĐC
0-2
14,32
3-6
68,97
LS1
7 - 10 113,24
3 - 10 91,11
14,33
a
a
a
70,94
a
115,57
93,26
a
a
Cách thứ hai
KG1
ST1
14,35
14,38
70,48
a
114,03
92,26
a
a
70,79
LS2
113,74
92,27
14,29
a
a
a
71,60
a
116,41
94,00
a
a
KG2
ST2
14,34
14,29
71,33
a
116,24
93,78
a
a
71,78
a
SEM
P
-
-
0,756 0,182
a
117,12 1,526 0,456
94,45 a 1,134 0,383
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
13
Tiêu thụ thức ăn của các lô thí nghiệm (khẩu phần có bột lá) có xu
hướng cao hơn lô ĐC (khẩu phần không có bột lá) ở mọi giai đoạn tuổi.
Tiêu thụ thức ăn của các lô gà ăn khẩu phần có bột lá phối hợp theo
cách 2 có xu hướng cao hơn so với cách 1 (LS2 > LS1; KG2 > KG1;
ST2 > ST1). Tuy nhiên, tiêu thụ thức ăn trung bình của các lô (TN so
với ĐC, TN so với TN) không có sự sai khác nhau rõ rệt (p > 0,05).
Phối hợp bột lá vào khẩu phần có thể đã làm tăng tính ngon miệng của
thức ăn dẫn tơi thu nhận thức ăn của gà có xu hướng tăng lên so với ĐC.
Cách phối hợp thứ 2 (không cân đối lại năng lượng) đã làm cho năng lượng
trong khẩu phần giảm xuống. Để bù đắp lại sự thiếu hụt này gà cần phải ăn
bù, vì vậy lượng thức ăn tiêu thụ có xu hướng tăng lên.
3.3.3.2. Ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng thức ăn
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn trung bình/1kg tăng khối lượng của gà (kg)
TT
ĐC
0-2
3-6
7 - 10
3 - 10
Cách thứ nhất
Cách thứ hai
SEM
P
-
-
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
ST2
1,32
1,32
1,32
1,32
1,32
1,32
1,32
c
e
1,99
e
2,03
d
c
b
2,12
a
0,008 <0,0001
3,51
d
3,55
d
3,82
a
0,027 <0,0001
2,72
d
2,92
a
0,017 <0,0001
2,06
b
3,75
2,86
b
1,98
3,50
d
2,70
d
2,75
dc
2,06
3,57
dc
2,79
c
2,09
3,65
2,84
c
b
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Trong cùng một cách phối hợp bột lá vào khẩu phần, tiêu tốn thức ăn
cho 1kg tăng khối lượng của lô gà ăn khẩu phần có chứa BLS luôn nhỏ
hơn khẩu phần có chứa BLKG và khẩu phần có chứa bột cỏ stylo luôn
cao nhất, (KPBLS < KPBLKG < KPBCS). Tuy nhiên, phân tích thống kê cho
thấy chỉ tiêu này chỉ có sai khác rõ rệt giữa khẩu phần chứa BLS với
khẩu phần chứa bột cỏ stylo, không có sự sai khác giữa khẩu phần chứa
BLKG với hai khẩu phần kia.
Trong hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần, cách thứ nhất luôn có
tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp hơn cách thứ hai đối với
14
cả 3 loại bột lá. Nguyên nhân chính là khẩu phần được phối hợp bột lá
theo cách thứ hai có ME/ kg thức ăn thấp hơn so với cách thứ nhất.
3.3.4. Ảnh hưởng của cách thức phối trộn bột lá trong khẩu phần đến chỉ số
sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm,
Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN của gà ăn khẩu phần có bột lá
luôn cao hơn so với khẩu phần không có bột lá. Trong cùng một cách phối
trộn bột lá, khẩu phần BLS cho chỉ số PI và EN cao nhất, sau đó đến khẩu
phần BLKG và thấp nhất là khẩu phần BCS. Trong hai cách phối hợp bột lá
vào khẩu phần, gà ăn khẩu phần bột lá phối trộn theo cách thứ nhất có chỉ
số PI và EN cao hơn cách thứ hai. (Bảng 3.16 của luận án chính)
3.3.5. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp của bột lá vào khẩu phần
đến chất lượng thân thịt của gà thí nghiệm
3.3.5.1. Một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm
Kết quả mổ khảo sát cho thấy tỷ lệ thân thịt/khối lượng sống, tỷ lệ
gan/thân thịt và tỷ lệ mỡ bụng/thân thịt giữa các lô không sai khác nhau rõ
rệt (p > 0,05). Tỷ lệ thịt đùi + ngực/thân thịt của các lô thí nghiệm lớn hơn
ĐC với sự sai khác rõ rệt (p < 0,001). (Bảng 3.17 của luận án chính)
Trong cùng cách phối hợp bột lá thứ nhất thì tỷ lệ thịt đùi + ngực/thân
thịt của ba lô bột lá đều chênh lệch nhau không rõ rệt. Cách phối hợp thứ
hai lô KG2 và LS2 cao hơn lô ST2 với sai khác rõ rệt (P < 0,01)
Đối với cùng một loại bột lá thì cách phối hợp thức 2 có xu hướng cho tỷ
lệ thịt đùi + ngực/thân thịt lớn hơn cách thứ nhất (trừ lô ST2 so với ST1).
3.3.5.2. Thành phần hóa học thịt ngực và thịt đùi của gà thí nghiệm
Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt cho thấy tỷ lệ vật chất
khô, protein, lipit của thịt đùi và thịt ngực giữa các lô không có sự sai
khác rõ rệt (p > 0,05). Như vậy, bột lá và cách thức phối hợp bột lá
không ảnh hưởng đến các thành phần nêu trên của thịt. Tuy nhiên, hàm
lượng carotenoids trong gan của các lô thí nghiệm lớn hơn ĐC với sự
sai khác rõ rệt (p < 0,001). Khẩu phần BLS và BLKG có hàm lượng
carotenoids gan lớn hơn khẩu phần BCS. Khẩu phần phối hợp bột lá
15
theo cách thứ nhất có hàm lượng carotenoids gan lớn hơn cách thứ 2.
(Bảng 3.18 của luận án chính)
Hàm lượng carotenoids trong thức ăn của các lô thí nghiệm cao hơn so
với đối chứng từ 4,24 đến 19,69 mg %VCK do đó độ vàng của da gà của
các lô thí nghiệm cũng cao hơn so với lô ĐC (cao hơn từ 0,7 – 2,0 điểm)
với sự sai khác rõ rệt (P < 0,001). Độ vàng da gà của các lô BLS và BLKG
lớn hơn các lô BCS với sự sai khác rõ rệt P < 0,001. Còn của các lô LS1 so
với LS2, KG1 so với KG2 và ST1 so với ST2 thì tương đương nhau.
3.3.5.3. Ảnh hưởng đến độ mất nước của thịt ngực và thịt đùi
của gà thí nghiệm
Kết quả cho thấy độ mất nước sau bảo quản của thịt đùi, ngực của lô ĐC
và 6 lô TN không sai khác rõ rệt (p > 0,05).
Độ mất nước sau chế biến của thịt ngực của lô ĐC thấp hơn so với
khẩu phần bột lá phối trộn theo cách thứ nhất nhưng không có sai khác
rõ rệt (P > 0,05) và cao hơn so với khẩu phần bột lá phối trộn theo cách
thứ hai trong đó là có sai khác rất rõ rệt so với lô KG2 và ST2 (P <
0,001). Độ mất nước sau chế biến thịt đùi của lô ĐC cao hơn so với các
khẩu phần có bột lá từ 0,34 – 1,09% với sai khác rất rõ rệt với lô ST1,
LS2, KG2 và ST2 (P < 0,001).
Giữa các lô được phối trộn bột lá vào khẩu phần theo cùng một
cách phối hợp bột lá, độ mất nước sau chế biến không sai khác nhau
rõ rệt (P > 0,05) (Bảng 3.19 của luận án chính)
3.3.6. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối trộn bột lá trong khẩu phần
đến chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm
Bảng 3.20. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm
Chỉ tiêu
Chi phí TĂ/1 gà
Tăng KL toàn kỳ
Đơn
vị
Cách thứ nhất
ĐC
LS1
KG1
Cách thứ hai
ST1
LS2
KG2
SEM P
ST2
đồng 57.538 58.274 57.578 58.391 58.050 58.047 58.606
Kg
1,94
2,08
a
2,05
b
2,03
b
2,04
cd
2,00
c
1,96
d
a
-
-
-
-
Chi phí TĂ/kg tăng KL đồng 29.721 27.977 28.041 28.782 28.485 29.002 29.886 0,30 0,000
16
So với đối chứng
%
100
94,13
94,35
96,84
95,84
97,58 100,55
-
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của khẩu phần có phối hợp
bột lá (trừ lô ST2) đều thấp hơn so với lô ĐC (khẩu phần không có bột
lá) từ 2,42 – 5,87 %.
Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của khẩu phần có phối hợp
bột lá được xếp thứ tự từ thấp đến cao là LS1, KG1, ST1 (ở cách phối hợp
bột lá vào khẩu phần thứ nhất) và LS2, KG2, ST2 (ở cách phối hợp bột lá
vào khẩu phần thứ hai).
Trong hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần thì chi phí thức ăn cho
1 kg tăng khối lượng của cách phối trộn bột lá thứ nhất luôn thấp hơn so
với cách phối trộn thứ hai.
* Kết luận thí nghiệm 3
Kết quả thí nghiệm 3 cho thấy các khẩu phần có chứa bột lá (trừ lô
ST2) đều có các chỉ tiêu về sinh trưởng tích lũy cao hơn lô ĐC (khẩu
phần không chứa bột lá) và tiêu tốn, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng thấp hơn lô ĐC.
Trong 3 loại bột lá, bột lá sắn có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nêu trên
tốt nhất, sau đó đến bột lá keo giậu và cuối cùng là bột cỏ Stylo. Kết quả
này cho thấy bột cỏ Stylo có tỷ lệ xơ cao và năng lượng trao đổi thấp
nên không phù hợp với việc sử dụng làm thức ăn cho gà.
Trong hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần, cách thứ nhất luôn
cho kết quả tốt hơn cách thứ hai (Sinh trưởng tuyệt đối, tiêu tốn và chi
phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng). Tuy nhiên, lô LS2 và KG2 có các
chỉ tiêu nêu trên gần tương đương với lô ST1 và tốt hơn rõ rệt so với lô
ĐC. Cách phối hợp thứ hai đơn giản, dễ áp dụng trong điều kiện nông
hộ. Bởi vậy chúng tôi đã chọn nghiệm thức LS2 và KG2 để khảo
nghiệm trong chăn nuôi gà thịt tại nông hộ.
-
17
3.3.7. Khảo nghiệm tại nông hộ
Thí nghiệm gồm 900 gà thịt Lương Phượng từ 1 – 70 ngày tuổi được
nuôi tại nông hộ thuộc tỉnh Thái Nguyên và chia đều thành 3 lô TN và
đảm bảo đồng đều các yếu tố thí nghiệm giữa các lô theo quy định về
bố trí thí nghiệm chăn nuôi. Thức ăn hỗ hợp của 3 lô được bố trí như lô
ĐC, LS2 và KG2 của thí nghiệm 3 (Cụ thể: lô ĐC ăn khẩu phần cơ sở
phối hợp theo tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp của gà lông màu và không có
bột lá, lô TN1 thay thế KPCS bằng 2 và 4 % BLS, lô TN2 thay thế 2 và
4% KPCS bằng BLKG tương ứng với các giai đoạn nuôi 14 – 42 ngày
tuổi và 43 – giết mổ).
Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gà thịt
Lương Phượng nuôi trong nông hộ (n =3)
Chỉ tiêu
ĐV
ĐC
TN1
TN2
SEM
Tỷ lệ nuôi sống
%
96,00
96,67
96,33
0,8819 0,8705
KL tại 2 tuần tuổi
g
190,57
190,93
190,47
0,3255 0,6079
KL tại 10 tuần tuổi
g
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL
kg
Chi phí TĂ/kg tăng KL
đồng
P
1.963,67 2.067,33 2.018,13 0,4955 0,0001
a
b
c
3,03a
2,98b
3,01c
30.164
a
28.140
c
28.502
0,1680 0,0005
b
0,2790 0,0000
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Thí nghiệm tại nông hộ đã khẳng định lại kết quả của thí nghiệm 3. Đó
là khẩu phần BLS và BLKG phối hợp theo cách 2 (không cân đối lại năng
lượng và protein) đã làm tăng sinh trưởng và giảm tiêu tốn, chi phí thức
ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà so với ĐC và khẩu phần có chứa BLS
tốt hơn khẩu phần có chứa BLKG.
3.4. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến
năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lượng Phượng
3.4.1. Ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của các lô gà thí nghiệm
18
Tỷ nuôi sống của các lô thí nghiệm đều đạt trên 96 % và không có
sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Điều này chứng tỏ
khẩu phần phối trộn bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo và cách thức phối trộn
vào khẩu phần cho gà đẻ đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống
của gà. (Bảng 3.22 của luận án chính)
3.4.2. Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của các lô gà thí nghiệm
Tỷ lệ đẻ của gà ăn khẩu phần có bột lá luôn cao hơn so với khẩu phần
không có bột lá (trừ lô ST2) với sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).
Tác động của 3 loại bột lá ở cách phối hợp thứ nhất hoặc cách thứ
hai đều có kết quả giống nhau, đó là tỷ lệ đẻ của gà ăn khẩu phần có
chứa BLKG cao nhất, sau đó đến khẩu phần có chứa BLS và thấp nhất
là khẩu phần có chứa BCS.
Đối với cùng một loại bột lá thì cách phối hợp thứ nhất luôn cho kết quả
tốt hơn cách thứ hai. Tỷ lệ đẻ trung bình của lô LS1 cao hơn 1,57 % so với
LS2, lô KG1 cao hơn 1,30 % so với KG2, lô ST1 cao hơn 4,68 % so với ST2
với sự sai khác rõ rệt (P < 0,001). (bảng 3.23 của luận án chính)
3.4.3. Ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng trứng của các lô gà thí nghiệm
Bảng 3.24: Năng suất và sản lượng trứng của các lô gà thí nghiệm
Chỉ tiêu
Sản lượng trứng/lô
NS trứng/mái BQ
Đơn vị
Qủa
ĐC
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
ST2 SEM
6.587 7.174 7.235 7.018 6.919 7.082 6.507
e
b
a
c
c
d
P
-
-
f
Quả/mái 73,71 80,29 80,80 78,56 78,53 79,35 73,32 0,091 <0,001
Tỷ lệ trứng giống
%
SL trứng giống/lô
quả
96,28e 96,97a 96,64dc 96,61d 96,76b 96,72bc 96,33e 0,102 <0,001
6.342 6.957 6.992 6.780 6.695 6.850 6.268
a
b
b
c
c
d
-
-
e
NS trứng giống/mái BQ Quả/mái 70,97 77,86 78,09 75,90 75,98 76,75 70,63 0,113 <0,001
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau
có ý nghĩa thống kê.
Năng suất trứng và trứng giống/ mái bình quân của các lô gà ăn khẩu
phần có bột lá (trừ lô ST2) đều cao hơn lô ĐC với sai khác có ý nghĩa
thống kê (P < 0,001).
19
Trong 3 loại bột lá, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của khẩu phần có chứa
BLKG cao nhất, sau đó đến BLS và thấp nhất là BCS. Nguyên nhân chính
là hàm lượng carotenoids trong 3 khẩu phần này có sự khác nhau, thứ tự từ
cao xuống thấp là khẩu phần BLKG, BLS và BCS. Đối với các khẩu phần
được phối hợp bột lá theo cách thứ 2 còn có một nguyên nhân khác, đó là
nồng độ năng lượng và tỷ lệ protein của các khẩu phần này cũng khác
nhau, cả hai chỉ tiêu này của khẩu phần BLKG cao nhất, tiếp đó là khẩu
phần BLS, cuối cùng là khẩu phần BCS
Trong hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần, hàm lượng sắc tố
trong khẩu phần tương đương nhau mặc dù được phối hợp theo hai cách
khác nhau (giữa LS1 với LS2, KG1 với KG2 và ST1 với ST2) nhưng
khẩu phần của cách phối hợp thứ hai có hàm lượng năng lượng thấp
hơn cách thứ nhất, đặc biệt khẩu phần BCS có cả năng lượng và protein
thấp hơn nên tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của các lô gà ăn khẩu phần
theo cách phối hợp bột lá thứ hai thấp hơn so với cách thứ nhất. Tuy
nhiên, khẩu phần BLS và BLKG ở cách 2 có hàm lượng năng lượng
trao đổi thấp hơn không đáng kể so với cách 1, tỷ lệ protein cao hơn
cách 1 nên năng suất trứng không thua kém nhiều so với cách 1 và cao
hơn hẳn so với ĐC. Riêng khẩu phần của lô ST2 vừa có năng lượng,
protein thấp hơn, tỷ lệ xơ cao hơn các lô khác nên năng suất trứng thấp
hơn rõ rệt so với các lô thí nghiệm khác kể cả lô ĐC.
3.4.4. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối trộn bột lá đến một số chỉ tiêu
vật lý, hóa học của trứng gà các lô thí nghiệm
3.4.4.1. Ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu vật lý của trứng
Các chỉ tiêu lý học được xác định bao gồm: Khối lượng (trứng, lòng đỏ,
lòng trắng và vỏ trứng), tỷ lệ (lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng), chỉ số (hình
thái, lòng đỏ và lòng trắng trứng).
Hầu hết các chỉ tiêu lý học của trứng gà được ăn khẩu phần có bột lá đều
có xu hướng lớn hơn so với ĐC (khẩu phần không có bột lá) nhưng trong
số này, chỉ có một chỉ tiêu duy nhất là chỉ số lòng trắng trứng có sự sai khác
20
rõ rệt so với ĐC (P < 0,05). (Bảng 3.25 của luận án chính)
3.4.4.2. Ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu hóa học của trứng
Các chỉ tiêu hóa học được xác định bao gồm: vật chất khô, protein, lipit
của lòng đỏ và lòng trắng trứng.
Các chỉ tiêu hóa học của lòng trắng trứng ở cả hai khẩu phần có bột
lá và không có bột lá đều không có chênh lệch nhau rõ rệt về thành phần
hóa học với P > 0,05 (Bảng 3.26 của luận án chính).
Chỉ tiêu VCK và protein lòng đỏ trứng của khẩu phần có bột lá đều
cao hơn so với khẩu phần không có bột lá (ĐC). Tuy nhiên, protein của
các lô LS1, ST1, ST2 không có sai khác rõ rệt với lô ĐC (P > 0,05). Chỉ
tiêu lipit lòng đỏ giữa các khẩu phần không có sai khác rõ rệt (P > 0,05)
3.4.5. Sự tích lũy sắc tố và điểm số quạt trong lòng đỏ trứng theo thời gian
gà được ăn khẩu phần có bột lá.
Hàm lượng carotenoids trong lòng đỏ trứng của lô đối chứng ổn
định trong suốt thời gian thí nghiệm, còn của 6 lô thí nghiệm tăng lên
nhanh từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7, tăng nhẹ từ ngày 7 đến 9, sau đó
tương đối ổn định từ ngày 11 đến 15. Hàm lượng carotenoids trung bình
của 8 lần phân tích của lô ĐC là 13,62 mg/kg VCK thấp hơn so với các
lô thí nghiệm từ 5,50 – 17,88 mg/kg VCK với sai có ý nghĩa thống kê (p
< 0,001), còn giữa các lô thí nghiệm thì khẩu phần BLS và BLKG
không có sai khác rõ rệt nhưng chúng có sai khác so với khẩu phần BCS
(P > 0,05). (Bảng 3.27 trong luận án chính)
Kết quả phân tích hàm lượng carotenoids trong lòng đỏ trứng của
các giai đoạn tiếp theo (tuần 5, 10 và 16) cho thấy nó khá ổn định,
hàm lượng trung bình của 3 đợt phân tích này tương đương với hàm
lượng phân tích được ở các ngày thứ 11, 13 và 15.
21
Điểm số quạt lòng đỏ trứng của gà ăn khẩu phần không có bột lá (lô
ĐC) chỉ đạt 7,3 điểm, còn của gà ăn khẩu phần có phối trộn bột lá thì
cao hơn từ 3,7 – 6,1 điểm với sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).
3.4.6. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến
chất lượng trứng ấp
Kết quả theo dõi cho thấy gà ăn khẩu phần có bột lá cho tỷ lệ trứng có
phôi, tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I cao hơn so với khẩu phần không có
bột lá (lô ĐC) với sai có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).
Trong cùng một cách phối hợp bột lá, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở
và tỷ lệ gà con loại I của khẩu phần có BLS là cao nhất sau đó đến
BLKG và thấp nhất là BCS.
Bảng 3.28: Một số chỉ tiêu về ấp nở của trứng gà thí nghiệm
Chỉ tiêu
Số lượng trứng ấp
ĐV ĐC
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
ST2 SEM P
Quả 1.980 1.980 1.980 1.980 1.980 1.980 1.980
c
a
ab
b
ab
ab
-
-
b
TL trứng có phôi
% 90,86 95,05 94,24 93,59 94,70 93,84 93,33 0,597 0,009
TL ấp nở/ trứng có phôi
% 93,16c 97,24ab 96,73ab 95,41b 97,28a 96,61a 95,29b 0,505 0,009
TL gàcon loại I/ trứng có phôi
% 98,57 98,81 98,56 99,04 98,63 98,16 99,09 0,227 0,469
TL gà con loại I/ trứng ấp
% 83,43d 91,41a 89,95ab 88,43b 90,86ac 88,99bc 88,13b 1,004 0,007
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý
nghĩa thống kê. TL: Tỷ lệ
Hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần có các kết quả về tỷ lệ trứng
có phôi, ấp nở, gà con loại I/ trứng ấp tương đương nhau.
Hàm lượng sắc tố trong lòng đỏ trứng của gà ăn khẩu phần BLKG
lớn hơn so với khẩu phần BLS nhưng tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở của gà
ăn khẩu phần BLKG lại có xu hướng thấp hơn so với khẩu phần BLS.
Nguyên nhân có thể là độc tố mimosin trong bột lá keo giậu đã có ảnh
hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của phôi gà.
22
3.4.6. Ảnh hưởng đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một gà con loại I
Bảng 3.29. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng
giống và gà con loại I
Chỉ tiêu
ĐV
TĂ tiêu tốn/ lô
kg 1.501,2 1.501,1 1.504,2 1.500,8 1.480,2 1.499,4 1.491,0
TTTĂ/10 trứng
ĐC
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
a
b
b
b
b
b
a
b
b
b
b
b
kg 2,279 2,092 2,079 2,138 2,139 2,116
ST2 SEM
-
P
-
a
2,291 0,003 <0,001
TTTĂ/10 trứng giống
kg 2,367 2,158 2,151 2,213 2,211 2,189 2,379a 0,004 <0,001
TTTĂ/1 gà con loại I
kg 0,284a 0,236b 0,239b 0,250b 0,243b 0,246b 0,270a 0,002 <0,001
Chi phí TĂ/1 gà con loại I đồng 2.738a 2.234b 2.253b 2.432bc 2.253b 2.292b 2.534c 0,209 0,000
Tiêu tốn thức ăn/ 1 gà con loại I của gà ăn khẩu phần không có bột lá
đều thấp hơn so với khẩu phần có bột lá với sai khác có ý nghĩa thống
kế (P < 0,001) trừ lô ST2. Tiêu tốn TĂ/1 gà con loại I của khẩu phần
BLS thấp nhất sau đó đến BLKG và cao nhất là BCS, ở cách phối trộn
thứ nhất cả ba khẩu phần đều không sai khác nhau rõ rệt, ở cách phối
trộn thứ hai khẩu phần BCS có sai khác rõ rệt so với khẩu phần BLS và
BLKG (P < 0,001). Tiêu tốn TĂ/1 gà con loại I của cách phối trộn thứ
nhất luôn thấp hơn cách phối trộn thứ hai nhưng chỉ có sai khác giữa
khẩu phần BCS so với các khẩu phần khác, còn khẩu phần BLS và
BLKG thì không sai khác rõ rệt (P > 0,05).
Khẩu phần có bột lá đã làm giảm từ 7,45 – 18,41 % chi phí thức ăn/ 1
gà con loại I so với khẩu phần không có bột lá. Trong 3 loại bột lá, chi phí
thức ăn/ gà con loại I của khẩu phần BLS thấp hơn khẩu phần BLKG,
khẩu phần BCS cao hơn hai lô kia. Trong cùng một loại bột lá cách thứ
nhất có chi phí thức ăn/ gà con loại I thấp hơn cách thứ hai. Tuy nhiên,
khẩu phần BLS và BLKG ở cách phối trộn thứ hai vẫn có chi phí thức ăn/
gà con loại I thấp hơn từ 5,11 – 6,53% so với khẩu phần BCS ở cách phối
trộn thứ nhất và thấp hơn từ 16,29 – 17,71% so với ĐC
* Kết luận thí nghiệm 4
Trong 3 loại bột lá, BLKG có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất
trứng, nhưng BLS lại có tác động nâng cao chất lượng trứng ấp lớn hơn
23
BLKG. Mặt khác, BLS có giá thành thấp hơn nên chi phí thức ăn/ 1 gà
con loại I của lô LS1 và LS2 đều thấp hơn lô KG1 và KG2. Bột cỏ
Stylo luôn kém hơn BLS và BLKG về các chỉ tiêu nêu trên vì nó có tỷ lệ
xơ cao, đặc biệt là năng lượng trao đổi thấp và có giá thành 1 kg bột lá
cao hơn BLS và BLKG. Tóm lại, BLS có hiệu quả tác động lớn nhất
sau đó đến BLKG và thấp nhất là BCS.
Trong hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần gà đẻ bố mẹ, cách thứ
nhất cho kết quả tốt hơn cách thứ hai trên mọi phương diện (năng suất,
chất lượng trứng, chi phí thức ăn cho 1 gà con loại I). Tuy nhiên, trong
cách phối hợp thứ hai thì lô LS2 và KG2 vẫn có năng suất, chất lượng
trứng ngang bằng với lô ST1 và cao hơn rõ rệt so với ĐC (khẩu phần
không có bột lá). Phối hợp bột lá vào khẩu phần theo cách 2 đơn giản,
dễ áp dụng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Bởi vậy chúng tôi đã
chọn 2 công thức thí nghiệm này (lô LS2 và KG2) để khảo nghiệm
trong chăn nuôi gà đẻ bố mẹ tại nông hộ.
3.4.7. Khảo nghiệm tại nông hộ
Thí nghiệm gồm 540 gà mái và 72 gà trống nuôi tại hộ gia đình và
chia làm 3 lô, bao gồm: lô đối chứng (ĐC); thí nghiệm 1 (TN1) và thí
nghiệm 2 (TN2), thí nghiệm trong 6 tuần, từ tuần tuổi 35 – 40 (tuần đẻ
13 – 18) bảo đảm đồng đều giữa các lô theo quy định về bố trí thí
nghiệm trong chăn nuôi. Thức ăn của 3 lô (ĐC, TN1 và TN2) hoàn toàn
giống như thức ăn của lô ĐC, LS2, KG2 trong TN 4.
Bảng 3.30. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà trong thực tiễn sản xuất
Chỉ tiêu
NS trứng/mái bình quân
Số trứng ấp
TL trứng có phôi/trứng ấp
ĐV
Lô ĐC
b
quả/mái
29,49
quả
1200
%
90,00
b
%
93,15
TL gà loại I/ ấp nở
%
98,61
%
30,18
TN2
a
1200
b
TL nở/ trứng có phôi
TL gà loại I/ trứng ấp
TN1
82,67
b
30,36
SEM
a
1200
94,58
a
96,21
a
P
0.2126 0,0017
-
-
93,33
a
0,4739 0,0072
95,98
a
0,1517 0,0009
98,63
98,70
0,1335 0,8830
a
a
0,5528 0,0033
89,75
88,42
24
Chi phí TĂ cho 1 gà con loại I
đồng
2.493b 2.202a 2.233a 0,1853 0,0000
Kết quả áp dụng nghiệm thức LS2 và KG2 trong sản xuất nông hộ đã
khẳng định lại kết quả của của thí nghiệm 4. Đó là, khẩu phần được phối hợp
BLS và BLKG theo cách 2 (không cân đối lại ME và CP) có ảnh hưởng đến
năng suất trứng/ mái bình quân, tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, gà con loại I/ trứng
ấp cao hơn so với khẩu phần không có bột lá và khẩu phần có BLS có các chỉ
tiêu nêu trên tương đương với khẩu phần có BLKG.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI
1. Kết luận
Trồng sắn thu lá, keo giậu và cỏ Stylo trong cùng điều kiện về khí
tượng, đất canh tác để sản xuất bột lá phối hợp vào thức ăn cho gà thì sản
lượng bột lá (tấn/ha/2năm) của cỏ Stylo đạt cao nhất (17,260 tấn), sau đó
đến sắn thu lá (15,531 tấn) và thấp nhất là keo giậu (13,382 tấn). Nhưng
chi phí cho sản xuất 1 kg bột lá của sắn trồng thu lá lại thấp nhất (3.463
đồng) đứng thứ hai là keo giậu (4.253 đồng), cao nhất là Stylo (5.350
đồng).
Năng lượng trao đổi có sự hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong
cơ thể gà của 1 kg bột lá nguyên trạng và 1kg vật chất khô của bột lá
keo giậu là: 2.151,9 và 2.377,1 kcal; của bột lá sắn là: 1.943,8 và
2.150,5 kcal; của bột cỏ Stylo là: 1.630,1 và 1.799,0 kcal.
Đối với cách phối hợp bột lá vào khẩu phần thứ nhất (có sự cân đối
lại ME và CP), cả ba loại bột lá thí nghiệm đều có ảnh hưởng tốt đến gà
thịt và gà đẻ bố mẹ. Đối với cách phối hợp thứ hai (thay thế một phần
thức ăn hỗn hợp bằng bột lá, không cân đối lại ME và CP) đã cho kết
quả trái ngược nhau, cụ thể: i) Bột lá có ME trung bình, tỷ lệ CP cao, tỷ
lệ xơ thấp (BLS, BLKG) đã có ảnh hưởng tốt, ii) Bột lá có ME thấp, tỷ
lệ CP không cao, tỷ lệ xơ cao (BCS) đã có tác động xấu đến gà thịt và
gà đẻ bố mẹ. Trong điều kiện nông hộ, người chăn nuôi có thể áp dụng
25
cách phối hợp thứ 2 đối với các loại bột lá đề cập tại điểm (i), cách phối
hợp này đơn giản, dễ áp dụng nhưng vẫn cho kết quả tốt.
Trên cơ sở giá thành và hiệu quả tác động của các loại bột lá thí nghiệm
đối với các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của gà thịt và gà đẻ bố mẹ, thứ tự ưu
tiên trong sản xuất bột lá và sử dụng bột lá trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ
bố mẹ được xác định theo thứ tự sau: Sắn trồng thu lá, keo giậu, cỏ Stylo.
2. Đề nghị
Sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài này làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy và nghiên cứu thuộc lĩnh vực dinh dưỡng và thức
ăn chăn nuôi
Các Trung tâm Khuyến nông phổ biến cho các trại chăn nuôi gà áp
dụng cách phối hợp 1 đối với cả 3 loại bột lá và cách phối hợp 2 đối với
BLS và BLKG trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng.