Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đề tài nuôi cấy mô cây mai giảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH
GIỐNG IN VITRO CÂY MAI GIẢO THỦ ĐỨC
(Ochna sp.) Ở QUY NHƠN

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DỤ

BÌNH ĐỊNH - 2014


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục

Trang

Danh mục các từ viết tắt……………………..…………………………… ....... …i
Danh mục các bảng……………………………………………………… ........…ii
Danh mục các hình ảnh…………………………………………………........….iv
Danh mục các biểu đồ……………………………………………………........... .v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2


3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 3
5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………….. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Giới thiệu chung về cây Mai Giảo Thủ Đức ............................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc .................................................................................................. 4
1.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm sinh học ........................................................................................ 6
1.1.4. Đặc điểm một số loại Mai vàng phân bố trên thế giới ………..7
1.2. Thành phần hóa học và công dụng của hoa Mai………………………..10


1.3. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô cây Mai vàng trong……………..12
1.4. Nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào……………….12
1.4.1. Cơ sở lý luận của nuôi cấy mô, tế bào thực vật……………………….12
1.4.2. Quy trình nhân giống in vitro ................................................................... 114
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô thực vật ............. 16
1.4.4. Ý nghĩa, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống .. 1324
1.4.5. Các đường hướng nhân giống vô tính in vitro ........................................... 15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 288
2.1. Đối tượng .................................................................................................... 288
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 288
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 288
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2928
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 3028
2.4.2. Phương pháp tiến hành ......................................................................... 314

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 336
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 348
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 3939
3.1. Xác định phương pháp khử trùng tốt nhất .......................................... 3939
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của Javel 30% ở các mức thời gian khác nhau đến
hiệu quả khử trùng mẫu sau 4 tuần nuôi cấy.................................................... 3939
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp Javel 30% và javen 50% ở các mức
thời gian khác nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu sau 4 tuần nuôi cấy ................ 42


3.2. Giai đoạn nuôi cấy khởi động ................................................................ 444
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng PSHT
mẫu cấy ........................................................................................................... 4945
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng PSHT mẫu
cấy ....................................................................................................................... 48
3.3. Giai đoạn nhân nhanh ................................................................................ 52
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến hệ số nhân
chồi và chất lượng chồi sau 6 tuần nuôi cấy……………......................52
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến hệ số nhân chồi và
chất lượng chồi sau 6 tuần nuôi cấy .................................................................... 56
3.4. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh ................................................................... 59
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA lên sự hình thành rễ ở cây Mai
Giảo Thủ Đức sau 6 tuần nuôi cấy .................................................................. 59
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp IBA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ của cây Mai Giảo Thủ Đức sau 6 tuần nuôi cấy……………62
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA lên sự hình thành rễ của Mai
Giảo Thủ Đức sau 6 tuần nuôi cấy ................................................................ 674
3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA và than hoạt tính lên sự
hình thành rễ của Mai Giảo Thủ Đức sau 6 tuần nuôi cấy ......................... 740
3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp IBA, α-NAA và than hoạt tính

lên sự hình thành rễ của Mai Giảo Thủ Đức sau 6 tuần nuôi cấy ............. 745
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 7779
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 800
PHỤ LỤC


i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2,4D

:

2,4 Dichlorophenoxy acetic acid

BA

:

Benzyl adenine

IAA

:

β - Indol acetic acid

IBA

:


β - Indol butyric acid

KIN

:

Kinetin (6 – Furfuryl amino p urine)

α-NAA

:

α-Naphtyl acetic acid

MS

:

Môi trường Murashige & Skoog (1962)

Đ/C

:

Đối chứng

CT

:


Công thức

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

PSHT

:

Phát sinh hình thái

Cs.

:

Cộng sự viên

TB

:

Trung bình

CV (%)

:


Hệ số biến động

LSD 5%

:

Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa khi so sánh xác suất 95%


ii
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6
3.7
3.8


3.9

3.10

3.11

3.12

Ảnh hưởng Javel 30% ở các mức thời gian khác nhau đến
hiệu quả khử trùng mẫu sau 4 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp Javel 30% và Javen 50% ở mức thời
gian khác nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu sau 4 tuần cấy
Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng phát sinh hình thái mẫu
sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của BA đến khả năng phát sinh hình thái mẫu
sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng nhân
nhanh chồi sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến khả năng nhân
nhanh chồi sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ
sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp IBA và than hoạt tính đến khả
năng tạo rễ và chất lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng tạo rễ và chất
lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA và than hoạt tính đến khả
năng tạo rễ và chất lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA, IBA và than hoạt tính

đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và
phát triển của cây

Trang

41

43

47

50

54

57
61
64

68

70

74

76


iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình ảnh

hình ảnh
1.1

Hoa Mai Giảo

Trang
5

Ảnh hưởng của tổ hợp Javel 30% và Javen 50% ở mức
3.1

thời gian khác nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu sau 4

45

tuần cấy
3.2

3.3

3.4

3.5

3.6


3.7

3.8

Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng phát sinh hình thái
mẫu sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của BA đến khả năng phát sinh hình thái
mẫu sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng
nhân nhanh chồi sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến khả năng nhân
nhanh chồi sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ và chất
lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp IBA và than hoạt tính đến khả
năng tạo rễ và chất lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA và than hoạt tính đến
khả năng tạo rễ và chất lượng rễ sau 6 tuần nuôi cấy

49

52

56

59

63


68

72

Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA, IBA và than hoạt tính
3.9

đến khả năng tạo rễ và chất lượng rễ sau 6 tuần nuôi

75

cấy
3.10

Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và
phát triển của cây

78


iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
3.1

3.2


3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

Ảnh hưởng Javel 30% ở các mức thời gian khác nhau đến
hiệu quả khử trùng mẫu sau 4 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp Javel 30% và Javen 50% ở mức thời
gian khác nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu sau 4 tuần cấy
Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng phát sinh hình thái
mẫu sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của BA đến khả năng phát sinh hình thái mẫu
sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng

nhân nhanh chồi sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến khả năng nhân
nhanh chồi sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ của cây sau 6
tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của IBA đến chất lượng rễ và khả năng
sinh trưởng của cây sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp IBA và than hoạt tính đến khả
năng tạo rễ của cây sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của IBA và than hoạt tính đến chất lượng
rễ và khả năng sinh trưởng của cây sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA đến khả năng tạo rễ của
cây sau 6 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA đến chất lượng rễ và
khả năng sinh trưởng của cây sau 6 tuần nuôi cấy

Trang

42

45

48

52

56

59


62

63

66

66

69

70


v

3.13

Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA và than hoạt tính đến
khả năng tạo rễ của cây sau 6 tuần nuôi cấy

72

Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA và than hoạt tính đến
3.14

chất lượng rễ và khả năng sinh trưởng của cây sau 6

72

tuần nuôi cấy

3.15

Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA, IBA và than hoạt tính
đến khả năng tạo rễ của cây sau 6 tuần nuôi cấy

75

Ảnh hưởng của tổ hợp α-NAA, IBA và than hoạt tính
3.16

đến chất lượng rễ và khả năng sinh trưởng của cây sau

76

6 tuần nuôi cấy
3.17

Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và
phát triển của cây

78


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên muôn màu trang điểm cho
đời, cho ngày Tết truyền thống của dân tộc. Vì vậy, chưng hoa kiểng ngày Tết
là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta vốn có truyền thống từ ngàn xưa; Hơn
nữa, nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.

Ở Việt Nam, cây Mai vàng 5 cánh (Ochna integerrima) là một loại cây
có hoa đặc trưng từ Huế trở vào Nam được sử dụng để trang trí nhiều trong
ngày tết. Hoa mai vàng (Ochna integerrima) có 5 cánh tượng trưng cho năm
thần cát tường là Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Màu vàng của hoa mai tượng
trưng cho sự vinh hiển cao sang. Ngoài ra, mai miền Nam mang sắc vàng,
một màu vàng rực lửa và chói chang của ánh nắng phương Nam.
Từ ngàn xưa, Cây mai vàng 5 cánh đã có địa vị trong văn thơ Việt Nam:
"Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồi!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một cành mai.”
(Thiền sư Mãn Giác , trích Cáo tật thị chúng)
Nó là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả năng tiếp nhận chân lý, tinh
thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người.
Ngày nay, con người với nhu cầu chơi hoa, cây cảnh; Đặc biệt, Mai
vàng ngày càng trở nên phổ biến và đòi hỏi sự đa dạng về màu sắc và hình
thái, số lượng cánh hoa. Ở những vùng chuyên trồng mai như Chợ Lách (Bến
Tre), Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh), Khánh Hòa, Bình Định… việc kinh doanh
mai tết đem lại nguồn thu nhập khá cho các nhà vườn. Mặc dù, nhân giống
mai có thể thực hiện bằng các phương pháp truyền thống như nhân giống hữu
tính bằng cách gieo hạt hay nhân giống vô tính bằng cách giâm, chiết hoặc
ghép cành,....Những phương thức nhân giống này không tạo ra cây con sạch
bệnh, năng suất cao, giữ được phẩm chất cây mẹ. Đồng thời, nó còn tốn nhiều
thời gian, công chăm sóc và phí vận chuyển.


2
Xuất phát từ những yêu cầu cung cấp một lượng lớn cây giống đồng

đều trong một thời gian ngắn, giảm chi phí vận chuyển, giữ được phẩm chất
giống và sạch bệnh bảo vệ loại cây được xem là quí hiếm và có nguy cơ tuyệt
chủng này. Nên, việc nghiên cứu và xây dựng quy trình nhân giống in vitro
cây Mai vàng là yêu cầu của thực tiễn và sẽ có những phát hiện mới về khoa
học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu xây dựng quy trình
nhân nhanh giống in vitro cây Mai Giảo Thủ Đức (Ochna sp.) ở Quy
Nhơn, Bình Định” nhằm tìm ra loại mô, môi trường nuôi cấy thích hợp và
các chất kích thích sinh trưởng cần thiết trong nhân giống in vitro.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Mai Giảo Thủ Đức ở Quy
Nhơn. Nghiên cứu chọn loại mô, môi trường nuôi cấy phù hợp và các chất
kích thích sinh trưởng phù hợp với quy trình nhân giống. Qua các nghiên cứu
đó rút ra quy trình cho hiệu quả cao nhất, góp phần giải quyết yêu cầu sản
xuất giống Mai Giảo Thủ Đức ở Quy Nhơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định quy trình nhân giống in vitro cây Mai Giảo Thủ Đức.
- Tạo nguồn giống cây Mai Giảo đồng đều, sạch bệnh phục vụ cho
công tác sản xuất giống Mai Giảo thương phẩm.
- Chủ động trong việc sản xuất khi có nhu cầu lớn.
- Góp phần sản xuất một loại cây cảnh phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
con người.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống cây Mai Giảo Thủ Đức (Ochna sp.).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát một số loại mô trên các vị trí khác nhau của cây có thể dùng
để nhân giống: cuống nụ, nụ hoa, chồi ngọn, chồi bên, thân non, thân già.



3
- Xác định phương pháp, hóa chất và nồng độ hóa chất cần dùng để khử
trùng mẫu, lựa chọn một số môi trường tối ưu trong các giai đoạn nuôi cấy.
- Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng lên sự phát sinh hình
thái, sinh trưởng và phát triển mẫu cấy trong quá trình nhân giống in vitro cây
Mai Giảo.
- Giá thể thích hợp của cây con khi ươm ngoài vườn.
- Đề tài nghiên cứu từ giai đoạn mô đến giai đoạn phát triển thành cây
con và đưa cây con ra vườn ươm.
4. Cấu trúc của luận văn
Gồm các phần như sau:
Mở đầu: gồm 4 trang.
- Chương 1. Tổng quan tài liệu
- Chương 2. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả và bàn luận
Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo: Gồm có 24 tài liệu tiếng Việt và 13 tài liệu tiếng Anh.
Phụ lục.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng quy trình nhân nhanh giống tốt với cây Mai Giảo Thủ Đức
(Ochna sp.), bổ sung vào kho tri thức của nhân loại về quy trình nhân giống in
vitro thực vật.
- Ứng dụng thành công phương pháp nhân giống tiên tiến phục vụ công
tác giống cây trồng tại địa phương.
- Các giải pháp đề xuất đều có sự gắn kết giữa khoa học và thực tế nên
mang tính khả thi cao.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra số lượng lớn cây giống mang giá trị cao về kinh tế, đáp ứng nhu
cầu giải trí của xã hội.



4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây Mai Giảo Thủ Đức
1.1.1. Nguồn gốc
Khi khảo sát nguồn gốc cây Mai vàng, các nhà khoa học của Viện
Nghiên cứu Rau quả và Trường Đại học Nông nghiệp I đã nhận thấy giống
mai vàng này đã có cách đây khoảng 800 năm, được phân bố rải rác khắp
vùng rừng Yên Tử. Chúng tập trung ở 3 khu vực chính: khe núi dọc từ chùa
Hoa Yên, khu rừng thuộc phường Vàng Danh (Uông Bí) và khu rừng thuộc
dãy núi xã Tràng Lương, Bình Khê (Đông Triều).
Tại đây, người ta có thể bắt gặp những cây mai cao đến 15 mét, đường
kính thân 60 - 70cm và có rất nhiều cành. Theo những nghiên cứu gần đây
của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thì cây mai vàng Yên Tử và cây
mai vàng miền Nam đều thuộc cùng một loài (tên khoa học là Ochna
integerrima), đây là loại mai có 5 cánh, lộc màu xanh. Cánh hoa có màu vàng
tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng rất dễ chịu.
Nói như vậy có nghĩa là Mai vàng có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam.
Cây Mai Giảo Thủ Đức được xuất hiện trong quá trình lai tạo hoặc
chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần từ cây Mai vàng 5 cánh tại những
nhà vườn thuộc quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh [2][22][23].
1.1.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật [2],[14],[22], cây Mai giảo Thủ Đức là cây
thuộc:
- Giới : Cây trồng (Plantae)
- Ngành: Thực vật hạt kín (Manoliophyta)
- Bộ: Sơ ri (Mailpighiales)
- Họ: Mai vàng (Ochnaceae)
- Chi: Mai vàng (Ochna)

- Loài: Ochna sp.
Hình 1.1. Mai Giảo Thủ Đức


5
1.1.3. Đặc điểm sinh học
1.1.3.1. Mô tả
Mai Giảo Thủ Đức (Mai Giảo) là loại cây rụng lá hàng năm, có khả
năng sinh trưởng khỏe, ổn định, chống chịu với sâu bệnh tốt. Thân có chiều
cao trung bình 2 – 5m, đường kính thân 10 – 25cm. Cành có màu xám nâu,
phân nhánh mạnh, chiều dài mỗi lóng 1 – 3cm. Lá có màu xanh, lá đơn, mọc
cách, mặt trên thường bóng. Phiến lá bầu dục, to và mỏng, không có lông, gân
phụ 8 – 10 cặp, bìa lá có răng cưa nhỏ. Kích thước lá 7 – 9cm x 3 – 5,5cm.
Cuống lá dài 4 – 7mm. Hoa màu vàng rực, có hương thơm nhẹ và thường
được trổ 15 ngày sau khi rụng lá. Mật độ hoa dày và lâu tàn. Đường kính hoa
trung bình 4 – 6cm. Hoa có từ 10 – 12 cánh, thường là 12 cánh, xếp thành 2
tầng xen kẽ nhau. Cánh hoa hình ô van, dài 1,3 – 2cm, chiều rộng 1 – 1,4cm.
Hoa có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9 – 1,2cm. Nhuỵ
thường cao hơn nhị, trung bình 1 – 1,4cm. Đài hoa màu xanh, số lượng thay
đổi từ 4 – 6, kích thước lá đài 10 – 12mm x 6 – 7mm. Bầu có 3 – 10 múi, mỗi
múi là 1 noãn. Quả có có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh đế hoa,
Cây Mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 300 – 1400m so với mực nước
biển[22].
Hoa của cây Mai giảo vàng tươi để tươi có thể cất được tinh dầu thơm,
dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh ngứa trẻ con. Hoa
phơi khô dùng để chữa ho, suyễn [16],[19].
1.1.3.2. Đặc tính sinh thái
- Loại đất: Mai Giảo là loại cây không kén đất trồng. Trong tự nhiên,
có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều vùng đất có tính chất khác nhau như:
đất cát, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt…. Tuy nhiên điều kiện để cây Mai

giảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất là giữ ẩm, thoát nước tốt, thoáng khí và
pH thích hợp.


6
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 350C. Nếu nhiệt độ quá cao
lá sẽ nhanh bị lão hóa. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp dưới 100C thì cây sinh
trưởng phát triển chậm.
- Ánh sáng: Mai Giảo là loại cây ưa sáng. Thời gian chiếu sáng phù
hợp là từ 6 – 8 giờ/ngày. Nếu thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng kém, thân cành
yếu, ra hoa ít, cánh hoa mỏng.
- Nƣớc, pH: Mai là loại cây ưa nước nhưng không phù hợp với điều
kiện ngập úng. pH phù hợp là 5,5 – 7.
1.1.4. Đặc điểm một số loại Mai vàng phân bố trên thế giới
1.1.4.1 Đặc điểm một số loại mai vàng ở Việt Nam [2],[22]
1.1.4.1.1. Mai vàng năm cánh (Ochna integerrima)
Mai vàng năm cánh phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy
Trường Sơn và ở các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho đến Khánh Hòa; Các
vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, cao nguyên có số lượng ít hơn. Mai
vàng năm cánh là cây đa niên, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều,
lá đơn mọc xen, bìa lá có răng cưa. Hoa có năm cánh, màu vàng và có mùi
thơm dịu.
Ngày nay, dựa vào sự sai khác nhỏ của lá, hoa mà người ta chia mai
vàng năm cánh thành từng nhóm nhỏ như: mai sẻ, mai liễu, mai chùm gởi,
mai ngự, mai cánh dài, mai lá xoắn.[23]
1.1.4.1.2. Mai núi (Ochna integerrima (lour.); Merr)
Mai núi cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn
từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi
đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong
lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất

hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và Campuchia.
1.1.4.1.3. Mai Tứ quý (Ochna atropurpurea)
Mai tứ quý là loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ
hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ


7
với nhụy hoa và các hạt xanh, khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen. Năm
cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất
nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là “nhị độ mai”
tức “mai nở hai lần”. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai
tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen.
Mai tứ quý có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm.
Càng lâu năm vóc dáng cây càng cổ kính và vững chắc.
1.1.4.1.4. Mai vàng nhiều cánh
Mai vàng nhiều cánh là loại mai vàng do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên,
chọn giống cải tạo dần. Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ
Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai Bến Tre (loại hoa chùm, 12 cánh, cánh
hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh
hoa hơi nhỏ); mai Tư Giỏi (12 – 14 cánh, 3 tầng cánh); mai Cửu Long 24
cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai
Ba Bi (24 – 32 cánh, 3 tầng cánh) rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều
cánh và hoa to hơn; mai Gò Đen (48 cánh , 5 – 6 tầng cánh).
Nhìn chung, ở Việt Nam người ta chỉ xác định được tên khoa học của
vài loài mai là Ochna integerrima (mai vàng năm cánh); Ochna integerrima
(lour.) Merr (mai núi) và Ochna atropurpurea (mai tứ quý). Riêng về mai tứ
quý, ngoài tên khoa học Ochna atropurpurea, chúng còn có những tên khác là
Ochna atropurpurea DC, Ochna serrulata hay Ochna integerrima (theo cách
gọi của Thái Lan). Tất cả những loài mai khác, kể cả mai giảo và mai ghép
nhiều cánh, đều chưa có tên khoa học.

1.1.4.2 Các loài hoa mai vàng (hoàng mai) trên thế giới
1.1.4.2.1. Mai vàng Campuchia
Loài mai này có tên khoa học là Ochna integerrima (lour.) Merr. Hoa
thường có 5 đến 9 cánh, khi nở tối đa những cánh hoa úp ngược về phía
cuống. Màu hoa hơi vàng tái. Loài này còn được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng
là loài cây hoang dã mọc trong rừng ở miền Nam và miền Trung, phân bố từ


8
nơi khô cằn cát nóng cho tới chỗ ven sông râm mát. Mai vàng Campuchia
thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy mảnh và dài, lá đơn màu xanh nhạt bóng. Lá
mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá.
Cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng không che kín nụ. Nhìn chung, loài này ở
Campuchia hay Việt Nam đều đã được nâng cấp số lượng cánh lên rất nhiều.
Ngày nay, người ta có thể nhìn thấy loài này có hoa 40 cánh trở lên. Ngoài
loại có màu vàng còn có thêm màu trắng hoặc màu đỏ.
1.1.4.2.2. Mai vàng Nam Phi
Nam Phi có khoảng 12 loài mai vàng thuộc chi Ochna, bao gồm dạng
cây lẻ và cây bụi, trong đó có hai loài phổ biến là: Ochna pretoriensis
(magalies plane) và Ochna pulchra (peeling plane). Hai loài này xuất hiện
rộng khắp vùng đồi thuộc Koppie. Loài Ochna pulchra cao khoảng 7m, vỏ
cây thường bị tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã trong rừng, vỏ cây
màu xám nhạt, xù xì ở phần gốc. Phần trên của thân cây vỏ bị tróc lộ ra màu
trắng kem nhạt. Gỗ cây ít được sử dụng vì giòn và dễ gãy. Loài này có hai
loại màu hoa: màu vàng và màu hồng.
Ở Nam Phi còn có những loài mai vàng khác, có tên khoa học là Ochna
serrulata, Ochna multiflora, Ochna tropurpurea. Người nước ngoài gọi
chúng là Mickey Mouse Plant, Bird’s Eye Bush, Small-leaved plant và
Carnival bush. Chúng khá giống với mai tứ quí Việt Nam.
1.1.4.2.3. Mai vàng Myanma

Ở đất nước này, có loài mai vàng Ochna serrulata, giống như mai ở
Nam Phi, tuy nhiên, hình thức hoa có khác đôi chút ở chỗ cánh bẹt hoặc có
bầu noãn đỏ tồn tại khá lâu trước khi hoa rụng.
1.1.4.2.4. Mai vàng Indonesia
Mai vàng ở Indonesia có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna
serrulata (Hochst.) Walp và Ochna serrulata. Chúng đều có nguồn gốc ở
Nam Phi, tuy nhiên kích thước thân lớn hơn. Có loài nở hoa vào mùa xuân và
mùa hè hoặc nở quanh năm.


9
1.1.4.2.5. Mai vàng Madagascar
Ở Madagascar có loài mai vàng Ochna greveanum với 5 cánh tròn,
dúm giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá dài và rủ xuống từng chùm.
1.1.4.2.6. Mai vàng Châu Phi
Có một loài mai phân bố rải rác khắp những nước nhiệt đới ở châu Phi.
Chúng có 5 cánh hoa màu vàng như ở Việt Nam, song lại khác tên khoa học,
đó là loài Ochna thomasiana, thuộc dạng cây bụi. Lá hình oval, đầu lá bén,
dài khoảng 10cm. Hoa nở rộ trên cành vào mùa xuân, song đôi khi cũng bất
chợt nở vào mùa hè với số lượng hoa ít hơn. Cánh hoa dài khoảng 2cm. Đài
hoa bung rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh, khi
già màu đen.
1.2. Thành phần hóa học và công dụng của hoa Mai [16], [19].
Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole,
borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol... và một số chất
khác như meratin, calycanthine, caroten... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa
mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như
E.coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao.
Theo dược học cổ truyền, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không
độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được

dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng
sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt... Nghiên cứu của các y thư cổ
như Bản thảo cương mục, Bản thảo nguyên thủy, Bách thảo kính, Bản thảo tái
tân, Cương mục thập di, Thực vật nghi kỵ đều đã ghi lại nhiều phương thuốc
có dùng hoa mai với những kiến giải khá sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ví dụ
cụ thể như sau:
1.2.1. Trúng thử gây tâm phiền, đau dầu, chóng mặt
+ Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá
sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống.
+ Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.


10
1.2.2. Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực
Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau
15 phút, uống thay trà trong ngày.
1.2.3. Mai hạch khí, đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ
Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, thêm đường trắng,
chia ăn vài lần trong ngày.
Mai hạch khí là chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ
không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống. Với
chứng bệnh này người ta còn dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ
trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.
1.2.4. Chƣớng bụng, đầy hơi, đau bụng, nấc
- Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ
15g, sắc uống.
- Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô,
tán bột, uống mỗi lần 3 - 6g với rượu nhạt.
- Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g.
Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành

cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần
trong ngày.
1.2.5. Viêm họng, viêm amydal cấp tính
- Hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống.
- Hoa mai 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc
uống.
- Hoa mai 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong
ngày.
Ngoài ra, trong ẩm thực cổ truyền, hoa mai còn được cổ nhân sử dụng
như một loại thực phẩm để chế thành những món ăn có công dụng bổ dưỡng
cường thận cùng với các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt dê, hải sâm,
trứng gà, cá chép, nấm hương... Như vậy, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm


11
thanh khiết của mình, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà
còn là một vị thuốc hay và một loại thực phẩm độc đáo [16], [23].
1.3. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô cây Mai vàng trong và ngoài
nƣớc
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chỉ có một vài công
trình nghiên cứu cây Mai vàng bằng phương pháp cấy mô bước đầu được
thực hiện và cho kết quả. Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu
hiệu quả của các chất điều hòa sinh trưởng BA, NAA, IBA trên sự tạo chồi và
rễ của cây Mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.) in vitro [14]. Cho đến
nay chưa có một báo cáo khoa học nào trên phạm vi toàn quốc về nhân giống
in vitro cây Mai Giảo Thủ Đức. Vì vậy, cây Mai vàng nói chung và cây
mai Giảo Thủ đức nói riêng là đối tượng mới của việc nghiên cứu nhân
nhanh giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ở nước ta.
1.4. Nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào
(micropropagation)

1.4.1. Cơ sở lí luận của nuôi cấy mô, tế bào thực vật
Nuôi cấy mô thực vật (hay còn gọi là nuôi cấy thực vật in- vitro)
là quá trình nhân giống vô tính thực vật trong ống nghiệm. Nuôi cấy mô
thực vật là phạm trù khái niệm chung cho tất cả các kỹ thuật nuôi cấy
các bộ phận khác nhau (tế bào, mô, cơ quan) thực vật trong môi trường
nhân tạo trong điều kiện vô trùng.
Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào in vitro dựa trên cơ sở lý luận khoa
học về tính toàn năng (totipotence) và khả năng phân hóa, phản phân
hóa của tế bào. Cuối thế kỷ 19 nhà bác học người Đức Haberland
G.(1902) là người đầu tiên đề xuất phương pháp nuôi cây mô tế bào
thực vật để chứng minh tính toàn năng của tế bào. Theo ông, mỗi tế bào
của bất kỳ cơ thể sinh vật nào đều mang toàn bộ lượng thông tin di
truyền của cả sinh vật đó, vì vậy khi gặp điều kiện thích hợp mỗi tế bào
đều có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh [8],[9]. Năm 1922, Kotte


12
và Robbins đã thành công trong việc nuôi cấy đầu rễ cây ngo trong 12
ngày trên môi trường lỏng có chứa đường Glucose, muối khoáng và thu
được hệ rễ nhỏ.
Năm 1934, bắt đầu giai đoạn thứ hai trong lịch sử nuôi cấy mô
thực vật, khi White nuôi cấy thành công đầu rễ cà chua (Lycopersicum
esculentum) trong một môi trường lỏng chứa muối khoáng, glucose và
nước chiết nấm men. Sau đó, White chứng minh rằng có thể thay thế
nước chiết nấm men bằng hỗn hợp 3 loại vitamin nhóm B: thiamin (Bl),
pyridoxin (B6) và nicotinic axit (P-P). Từ đó, việc nuôi cấy đầu rễ đã
được tiến hành trên nhiều loại cây khác nhau.
Năm 1958 - 1959, tính toàn năng của tế bào đã được khẳng định
bằng công trình nghiên cứu của Stewart và Reiner (1958) trên mô rễ cây
cà rốt. Các tác giả này đã nuôi cấy mô rễ cà rốt trên môi trường đặc có

nước dừa và đã thu nhận được khối mô sẹo gồm các tế bào nhu mô. Khi
chuyển mô sẹo này sang môi trường lỏng có cùng thành phần và nuôi
lắc thì nhận được huyền phù gồm các tế bào riêng lẽ và các nhóm tế
bào. Tiếp tục nuôi cấy trên môi trường lỏng, không cấy chuyển thì thấy
hình thành rễ.
Năm 1965, Vasil và Hildebrant đã nuôi từng tế bào riêng biệt của
cây thuốc lá và tạo thành cây thuốc lá hoàn chỉnh trong ống nghiệm.
Kết quả này chứng minh toàn diện tính toàn năng của tế bào [26]
Ngày nay bằng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, người ta đã
nhân giống và phục tráng hàng loạt các giống cây trồng có giá trị như
khoai tây, thuốc lá, dứa, lan, các cây lương thực, cây ăn quả, cây lâm
nghiệp... Việc nhân giống này đã trở thành công nghệ và đã được áp
dụng ở nhiều nước trên thế giới [11], [14], [27].
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô thực vật thực chất
là kết quả của quá trình phân hóa và phản phân hóa. Tất cả các tế bào
trong các cơ quan khác nhau của cơ thể thực vật trưởng thành đều bắt


13
nguồn từ tế bào phôi sinh. Sự chuyển hóa tế bào phôi sinh thành các tế
bào chuyên hóa để đảm nhiệm chức năng khác nhau gọi là sự phân hóa
tế bào. Quá trình phản phân hóa là quá trình các tế bào đã phân hóa
thành mô chức năng nhưng không hoàn toàn mất đi khả năng phân chia
mà khi ở điều kiện thích hợp chúng sẽ trở về dạng phôi sinh và tái phân
chia.
Quá trình này có thể tóm tắt như sau:
Phân hóa tế bào

Tế bào phôi sinh


Tế bào dãn

Tế bào chuyên hóa

Phản phân hóa tế bào

Bản chất của quá trình này là một quá trình hoạt hóa và ức chế
gen. Trong quá trình phát triển cá thể, ở từng thời điểm nhất định đều
có một số gen nhất định được hoạt hóa cho tính trạng mới, một số gen
khác lại bị ức chế hoạt động. Điều này xảy ra theo một chương trình đã
được mã hóa trong cấu trúc phân tử AND của mỗi tế bào khiến quá
trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật luôn được hài hòa. Mặt
khác, trong khối mô bình thường tế bào luôn bị chi phối bởi các tế bào
xung quanh. Khi tế bào được tách riêng rẽ, tác dụng ức chế của các tế
bào xung quanh không còn nữa thì các gen được hoạt hóa và quá trình
phân hóa xảy ra theo một chương trình định sẵn [12],[21].
1.4.2. Quy trình nhân giống in vitro.
Theo Debergh (1991) [10],[26], quy trình nhân giống được chia làm 5 giai
đoạn:
1.4.2.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu


14
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định trong nhân giống in
vitro. Khả năng nhiễm bệnh của mẫu phụ thuộc vào: đặc điểm sinh
trưởng phát triển của cây lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu, cách lấy mẫu, xử
lý mẫu trong điều kiện khử trùng. Mỗi cây đều có ngưỡng nhiệt độ và
độ ẩm phù hợp khi bảo quản và xử lý mẫu. Với cây nhiệt đới và á nhiệt
đới thì nhiệt độ 25 0C, độ ẩm 75% là điều kiện giữ mẫu thích hợp, tỷ lệ
nhiễm bệnh thấp (Debergh và Zimmerman, 1991).

1.4.2.2. Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh các cơ quan từ mẫu nuôi
cấy. Mẫu thường là chồi đỉnh, chồi nách hay lát cắt đốt thân tùy thuộc
đối tượng và mục đích nghiên cứu. Quan trọng nhất là cần chú ý đến
trạng thái sinh lý của mẫu. Khả năng thành công của nuôi cấy mô, tế
bào phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái tuổi của tế bào, càng gần trạng
thái phôi sinh bao nhiêu thì nuôi cấy càng có khả năng thành công bấy
nhiêu. Như vậy, tế bào phôi thường có triển vọng nhất rồi đến tế bào
đỉnh sinh trưởng đang hoạt động (đỉnh ngọn, đầu rễ), sau đó là tế bào ở
trạng thái ngủ nghỉ (chồi nách).
1.4.2.3. Nhân nhanh chồi
Đây là giai đoạn cốt lõi quyết định đến sự thành công trong nuôi
cấy in-vitro. Có 3 cách thường được sử dụng trong vi nhân giống: Thông
qua callus, sự hình thành chồi bất định và chồi nách (Bhojwani và cs.,
1996). Môi trường trong giai đoạn này có bổ sung thêm chất điều hòa
sinh trưởng (ausin và cytokinine), mỗi loại cây thích hợp với liều lượng
chất điều hòa sinh trưởng nhất định, tăng thời gian chiếu sáng 16h/ngày
và cường độ chiếu sáng là 1000 lux. Ánh sáng tím là thành phần kích
thích phân hóa mạnh. Nhiệt độ thích hợp là 25 – 30 0 C. Ví dụ, trên cây
dâu tây Fragaria xanasa, tốc độ nhân nhanh chồi đạt kết quả tốt nhất khi
bổ sung vào môi trường MS các chất điều tiết sinh trưởng BA (4,0 µM)
và NAA (0,1 µM) sau 60 ngày nuôi cấy. Nhưng khi bổ sung vào môi


15
trường nồng độ BA cao hơn 4,0 µM cùng với 0,1 µM α-NAA sẽ làm cho
chồi sinh trưởng không tốt và chất lượng chồi xấu, do đó tốc độ nhân
nhanh cũng giảm (Bhojwani và Razdan, 1983)[8].
1.4.2.4. Sự hình thành rễ
Sự hình thành rễ của nhiều loài cây có thể không cần bổ sung thêm chất

điều tiết sinh trưởng (Saxena và cs., 1998). Rễ của nhiều loài cây có thể được
hình thành dễ dàng khi nồng độ các muối khoáng giảm đi một nữa hoặc giảm
hơn, và nồng độ đường giảm từ 2 hoặc 3% đến 5% (Webb và Street, 1977).
Theo Indra D. Bhatt và Uppeandra Dhar khi nghiên cứu ảnh hưởng của auxin
(IBA, NAA) lên sự hình thành rễ của loài dâu tây Fragaria xanasa, cây ra rễ
tốt nhất khi sử dụng NAA với liều lượng thấp (0,1 mg/l).
Rễ của một số loài cây có thể được hình thành dễ dàng hơn khi bổ sung
thêm auxin, than hoạt tính vào môi trường, đôi khi có bổ sung thêm cytokinin.
Than hoạt tính làm nâng cao sự phát triển của rễ khi rễ đầu tiên vừa được hình
thành (Marthur và cs., 1999). Sự phát triển của rễ tốt hơn khi trong môi
trường có chất hút các chất ức chế ra rễ hoặc làm giảm mức độ chiếu sáng
bằng cách bổ sung than hoạt tính (Druart và Cs., 1993; George và
Sherrington, 1984).
Sự phát triển sung mãn của hệ rễ ở cây con trong nuôi cấy in-vitro là
điều kiện thiết yếu cho sự phát triển tốt của cây con trong điều kiện nhà kính
và trên đồng ruộng.
1.4.2.5. Đƣa cây in-vitro ra vƣờn ƣơm
Ở giai đoạn này cây con vừa mới được chuyển từ môi trường bên
trong phòng thí nghiệm ra bên ngoài. Vì vậy, chúng ta cần phải huấn
luyện cho cây con thích nghi với điều kiện của môi trường bên ngoài,
đồng thời thay đổi những đặc điểm sinh lý và giải phẩu của cây con.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nuôi cấy mô thực vật
1.4.3.1. Ảnh hƣởng môi trƣờng nuôi cấy


16
Có hơn 50 công thức môi trường khác nhau được sử dụng cho nuôi cấy
in-vitro nhiều loại cây khác nhau (Gamborg và cộng sự, 1976; Huang và
Murashige, 1977) . Trong đó, môi trường MS được sử dụng phổ biến nhất,
tuy nhiên có nhiều cải biến khác nhau bằng sự thay đổi thành phần các vi

lượng (Chand và cs., 1977; Jha và Sen, 1985; Rout và cs., Saxena và cs.,
1988),
Môi trường dinh dưỡng bao gồm các loại muối vô cơ, nguồn cacbon,
vitamin và chất điều tiết sinh trưởng, Một số thành phần khác có thể được bổ
sung thêm như nitơ vô cơ, acid vô cơ và chất chiết cây trồng (Gamborg,
1986).
Các muối khoáng được sử dụng như là thành phần của môi trường nuôi
cấy mô tế bào. Hầu hết các môi trường chứa ít nhất 30mM nitơ vô cơ và kali
vô cơ. Muối amonium có thể được sử dụng từ 2 – 20mM. Ảnh hưởng của
muối amonium có thể thay đổi từ ức chế đến hiệu quả. Nồng độ Ca, SO4,
photphat và muối Mg từ 1 – 3mM là thích hợp. Ngoài ra trong môi trường
cũng cần bổ sung thêm một số khoáng vi lượng [10], [15], [22], [27].
Môi trường MS (1962) hoặc Linsmainer và Skoog (1965) được sử
dụng rãi, đặc biệt là trong quá trình tái sinh cây. Môi trường B5
(Gamborg và cs., 1978), Nisch và Nitsch (1969) và các dẫn xuất từ các
môi này có thể được sử dụng rộng rãi hơn cho nhiều loại cây. Theo
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng trường ĐH Cần Thơ, cây
Mai vàng phát triển thích hợp trên môi trường MS.[14]
1.4.3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ đƣờng
Các mẫu nuôi cấy mô thực vật nói chung sự quang hợp thường bị hạn
chế do thiếu clorophin, nồng độ CO2 và nhiều điều kiện khác… Vì vậy, cần
bổ sung nguồn cacbon vào thành phần môi trường nuôi cấy. Đường vừa là
nguồn cacbon cung cấp cho mẫu nuôi cấy, đồng thời tham gia điều chỉnh áp
suất thẩm thấu của môi trường. Đường đóng góp 50 – 70% vào khả năng
thẩm của môi trường [12]


×