Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề tài
“GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI”
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang
Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cho vay tiêu dùng là nhu cầu cần thiết của cá nhân và hộ gia đình,
nhưng lợi ích của nó đối với nền kinh tế là rất lớn, nó kích thích cầu tiêu
dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh tế. Vì vậy đây là vấn đề rất cần quan tâm
trong giai đoạn suy giảm kinh tế như hiện nay.
Nhưng trong khi cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh ở các nước thì ở
Việt Nam cho vay tiêu dùng chưa thực sự được các ngân hàng quan tâm sâu
sắc. Một nguyên nhân dễ thấy là lợi nhuận do loại hình này mang lại rất lớn.
Theo khảo sát của BCG thì cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30-35% trên tổng dư
nợ nhưng lại tạo ra trên 60% lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại hàng
đầu châu Á. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động này cũng được đánh giá ở mức
rất cao. Dễ nhận thấy gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà
nguyên nhân khởi điểm từ việc cho vay mua nhà (một loại hình của cho vay
tiêu dùng). Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các khoản cho vay tiêu
dùng trong quá trình mở rộng loại hình cho vay này, các ngân hàng thương
mại cần phải nâng cao chất lượng các khoản vay.
Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những
năm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây. Tuy
nhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn rất
hạn chế. Theo NHNN Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối tháng
9/2008 là 79.700 tỉ đồng, chiếm 6.54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh
tế. Tính trung bình mức dư nợ cho vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt
khoảng 921.000 đồng/người. Đây là con số quá thấp so với tiềm năng thị
trường của đất nước có 86.5 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng vào loại
cao như Việt Nam (GDP đạt trên 6,5%). So với ngày 31/12/2007 tăng về
tuyệt đối (+1.056 tỉ đồng). Nhưng giảm về tỉ trọng trong tổng dư nợ (-1.03%)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Dân số Việt Nam trẻ và hiện chỉ có khoảng 10% dân số có tài khoản tại
ngân hàng. Chính vì vậy, tiềm năng của cho vay tiêu dùng vẫn còn rất lớn, xu
hướng phát triển, mở rộng trong tương lai sẽ còn tiếp diễn. Nhưng mở rộng
cho vay tiêu dùng thì đồng thời các NHTM sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao
hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM chưa dám
mở rộng mạnh mẽ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng TMCP Á châu là một ngân hàng thương mại cổ phần chủ
yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cư trung
lưu ở đô thị. Do vậy, chi nhánh đã có cho vay tiêu dùng trong doanh mục sản
phẩm. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng hiện chỉ chiếm tỷ trọng 15-20% trong
hoạt động cho vay của chi nhánh. Nhưng với mạng lưới hoạt động rộng lớn,
đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nên
tiềm năng phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng là rất lớn.Qua thời gian
thực tập tại chi nhánh, em đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnh
vực kinh doanh của ngân hàng. Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với
kiến thức thu nhận được qua quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢI
PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI” để nghiên
cứu và viết chuyên đề.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, đặc
điểm, vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từ
đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
tại các ngân hàng thương mại.
Xem xét tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tại
ACB-chi nhánh Hà Nội, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc mở rộng
cho vay tiêu dùng, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho
vay tiêu dùng tại chi nhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc mở rộng cho vay tiêu dùng và giáp
pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ACB Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên
quan trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội
trong những năm 2006-2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn
giải và tổng kết thực tiễn.
5. Kết cấu chuyên đề: Bao gồm 3 chương
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI
NHÁNH HÀ NỘI
Chương III: GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1 Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng
a. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức
cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng. Vậy để có thể hiểu một cách rõ
ràng về cho vay tiêu dùng, ta cần phải hiểu rõ khái niệm về tín dụng Ngân
hàng.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
vay (Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá
nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên
đi vay có trách nghiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng và nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh
Ngân hàng.Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó tín dụng tiêu dùng
là một trong số đó và cũng góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
Ta có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau :
Cho vay tiêu dùng là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển cho khách
hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong
một khoảng thời gian nhất định, với những thoả thuận mà hai bên đã kí kết
(về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho khách hàng
có thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả,
tạo cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn.
b. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có những đặc trưng cơ bản sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoản
vay lớn. Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm những chi phí về
thẩm định, các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay
cao. Do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.
Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu
kì kinh tế. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh
tế.
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất. Bởi
vì một khi đã vay để phục vụ mục đích tiêu dùng, khách hàng thường chỉ
quan tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của họ được thỏa mãn một cách
tốt nhất mà không quan tâm lắm đến lãi suất.
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiêt tới thu
nhập và trình độ văn hóa của họ. Nếu thu nhập của khách hàng cao, họ sẽ có
xu hướng tăng tiêu dùng và ngược lại.
Chất lượng thông tin mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho Ngân
hàng thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính.
Nguồn trả nợ cho ngân hàng thường không ổn định và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng,
trình độ khách hàng. Nếu một trong những yếu tố kể trên có những biến động
ngược lại với dự đoán của ngân hàng sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng
tiêu dùng.
Từ những đặc điểm trên của cho vay tiêu dùng, các Ngân hàng có thể
căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù
hợp để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.1.2 Các loại hình cho vay tiêu dùng
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay:
a. Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu
cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia
đình. Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo
thường là tài sản hình thành từ vốn vay.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
b. Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải
trí và du lịch… Đây là khoản cho vay mang tính chất nhỏ lẻ với thời hạn
ngắn.
1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
a. Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong
đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theo
những kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được
áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kì của người cho vay
không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.
b. Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này, tiền vay được
khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các
khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị
nhỏ với thời hạn không dài.
c. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong
đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại
séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này,
trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và
thu nhập kiếm được từng kì, khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiện
việc vay và trả nợ nhiều kì một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
a. Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức
cho vay trong đó Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty
bán lẻ đã bán chịu hàng hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng.
b. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản
vay tiêu dùng trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp và cho khách hàng vay
cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng:
1.1.3.1 Xét trên phương diện người tiêu dùng
a. Cho vay tiêu dùng giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng hiện
tại của người tiêu dùng và khả năng tích luỹ để đáp ứng nhu cầu đó. Khách
hàng có nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó ngay trong thời
điểm hiện tại, nhưng tích luỹ chưa đủ để trang trải chi phí khi thoả mãn nhu
cầu đó. Cho vay tiêu dùng giải quyết được vấn đề đó cho khách hàng, giúp
khách hàng có thể giải quyết được ngay những nhu cầu tiêu dùng trong hiện
tại mà không cần phải chờ đợi.
b. Cho vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống dân cư, giúp họ có cuộc
sống tiện nghi đầy đủ, tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.1.3.2 Xét trên phương diện ngân hàng thương mại:
a. Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng thêm mối quan hệ với
khách hàng. Đó là cơ sở để ngân hàng có thể cung cấp thêm nhiều sản phẩm
dịch vụ khác, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Khách hàng cho vay tiêu
dùng thường có số lượng lớn, do vậy khả năng mở rộng của khách hàng cá
nhân là rất cao.
b. Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hoá hoạt động kinh
doanh, nhờ vậy có thể nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
1.1.3.3 Xét trên phương diện Kinh tế-Xã hội
+ Cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc kích cầu, tức là
làm cho chi tiêu của dân cư tăng lên, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ phục vụ
cho sinh hoạt cũng tăng lên. Khi nhu cầu về tiêu dùng tăng sẽ kích thích sản
xuất phát triển, do đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cho vay tiêu dùng góp phần nâng cao đời sống dân cư, người tiêu
dùng được thoả mãn tốt hơn các nhu cầu vật chất, tinh thần, từ đó góp phần
làm cho xã hội phát triển lành mạnh hơn.
+ Cho vay tiêu dùng phát triển làm tăng cơ hội làm ăn của các doanh
nghiệp. Do được hỗ trợ và khuyến khích, nhu cầu của khách hàng sẽ ngày
càng đa dạng và phong phú hơn, do đó các nhà sản suất có cơ sở để đưa ra
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, giúp cho hoạt động xản xuất kinh doanh ngày càng phát triển bền
vững.
1.2 Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng
Khi nói về mở rộng cho vay tiêu dùng, ta cần phải xem xét việc mở
rộng cả theo hai chiều hướng. Thứ nhất là mở rộng cho vay tiêu dùng theo
chiều rộng, nghĩa là nâng qui mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng cho vay,
phương thức cho vay tiêu dùng sao cho đa dạng, phong phú. Thứ hai là mở
rộng theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm chất lượng. Ngân hàng cần
nâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại được thể
hiện ở một số điểm chủ yếu sau:
+ Đối với khách hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là phải thoả
mãn được các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa
dạng hoá các hình thức cho vay tiêu dùng cũng như các dịch vụ kèm theo.
+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Cho vay tiêu dùng phải góp phần
chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn tài chính, trợ giúp ngân sách nhà
nước cũng như tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện
đời sống dân cư.
+ Đối với các ngân hàng thương mại: Cho vay tiêu dùng cần phải
chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tuy
nhiên, bên cạnh việc mở rộng cho vay, ngân hàng cũng cần chú ý đến chất
lượng của khoản vay, sao cho đảm bảo mở rộng gắn với cho vay tiêu dùng
chất lượng cao.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay tiêu dùng
trong kì, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của
ngân hàng trong một thời kì nhất định, thường tính theo năm tài chính.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt
đối:
Giá trị tăng trưởng = Tổng doanh số _ Tổng doanh số
doanh số tuyệt đối CVTD năm (t) CVTD năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm (t)
so với năm (t-1) là bao nhiêu.
*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương
đối:
Giá trị tăng trưởng = Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100%
doanh số tương đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
tiêu dùng năm (t) so với năm (t-1). *Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ
trọng:
Tỷ trọng = Tổng doanh số CVTD x 100%
Tổng doanh số về hoạt dộng cho vay
Ý nghĩa: Chi tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay tiêu
dùng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của
ngân hàng.
1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay tiêu dùng: Là số tiền mà khách hàng đang vay nợ ngân
hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu
doanh số cho vay tiêu dùng nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay tiêu
dùng của ngân hàng.
*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng dư = Tổng dư nợ _ Tổng dư nợ CVTD
nợ tuyệt đối CVTD năm (t) năm (t-1)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng lso với năm (t-1)
về số tuyệt đối là bao nhiêu.
*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Giá trị tăng trưởng dư = Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100%
nợ CVTD tương đối Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)
*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:
Tỷ trọng = Tổng dư nợ CVTD x 100%
Tổng dư nợ hoạt động cho vay của ngân hàng
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết sự nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng
chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng:
1.3.1 Các nhân tố khách quan:
a. Môi trường vĩ mô:
* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh ngân hàng: giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát, triển vọng các ngành kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng,
mức độ ổn định của giá cả, tỷ lệ thất nghiệp… Đặc biệt, chu kì kinh tế thay
đổi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của
ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trong đó có cho vay tiêu dùng. Xét
một cách tổng thể, một nền kinh tế ổn định sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động tín
dụng phát triển.
* Môi trường Chính trị-Pháp luật:
Hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng
chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi lẽ sự đổ bể
của một ngân hàng sẽ gây thảm hoạ cho cả nền kinh tế hơn là sự phá sản của
một doanh nghiệp.
Nhân tố pháp lý ở đây bao gồm tính đồng bộ về hệ thống pháp luật,
tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá
trình chấp hành luật và trình độ dân trí. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi
trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt hiệu
quả kinh tế cao, là cơ sở giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp,
nên nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân
hàng. Chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
luật thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai phía và khả năng mở
rộng tín dụng tiêu dùng của doanh nghiệp mới tiến hành thuận lợi.
* Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm
nhiều vấn đề mang tính lâu dài và có tác động đáng để đến tín dụng tiêu dùng
như văn hoá tiêu dùng, đạo đức, thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, tập quán tiết kiệm, đầu tư, kỳ vọng cuộc sống, niềm tin tín ngưỡng…
Nắm bắt các vấn đề văn hoá xã hội là một điều khó khăn nhưng lại có giá trị
lớn đôi với các ngân hàng khi xem xét việc mở rộng tín dụng tiêu dùng bởi lẽ
các quyết định tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc phần lớn vào thói quen
tâm lý, trình độ văn hoá, lối sống cộng đồng…
* Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các
nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ
hội thị trường mới. Đây được coi là yếu tố tạo khả năng cạnh tranh cho các
ngân hàng, do vậy cần phải nắm bắt nhanh chóng xu hướng công nghệ để
không bị lạc hậu và mất lợi thế trong cạnh tranh.
*Môi trường dân số: Bao gồm cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu
nhập… Đây là một trong những yếu tố được các nhà hoạch định chiến lược
của ngân hàng rất quan tâm. Bởi lẽ con người tạo ra thị trường, quy mô và tốc
độ tăng dân số cho biết quy mô và tốc độ tiêu thụ trên thị trường. Chính
những nguồn thông tin này đóng vai trò đáng kể đổi với ngân hàng trong việc
mở rộng tín dụng tiêu dùng
b. Môi trường vĩ mô:
* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động
cùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng
thương mại khác, các công ty tài chính, …các đối thủ luôn đa dạng hoá kinh
doanh, tung sản phẩm mới, các hình thức cho vay tiêu dùng mới để thu hút
khách hàng, tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt.
* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp hình
thành, hoạt động trong cùng lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên
doanh, ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần thành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
lập Các đối thủ này có lợi thế của người đi sau, do đó cũng góp phần làm
cạnh tranh gay gắt hơn.
* Khách hàng:
- Tư cách đạo đức của khách hàng: thể hiện thiện chí trả nợ của khách
hàng. Liên quan đến rủi ro mà hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại cho ngân
hàng.
- Khả năng tài chính của khách hàng: Quyết định khả năng trả nợ tiền
vay cho ngân hàng. Ngần hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính của
khách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập… và nó ảnh hưởng đến
quyết định cho vay của ngân hàng.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
a. Các nguồn lực về tài chính:
* Vốn tự có : Là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được và
thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có vai trò hết sức quan trọng. Nó được
xem như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị tài sản của ngân hàng-có
thể đẩy ngân hàng tới tình trạng thiếu khả năng chi trả và phá sản. Nó quyết
định quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng lòng tin,
hình ảnh của ngân hàng sẽ tốt hơn, tạo nguồn vốn cho vay tiêu dùng nhiều
hơn và ngược lại.
* Khả năng huy động vốn: Khi quy mô huy động vốn lớn, ngân hàng có
khả năng cho vay ra càng nhiều. Nếu chi phí huy động vốn thấp thì ngân hàng
sẽ có điều kiện cho khách hàng vay với mức lãi suất cạnh tranh. Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho mở rộng cho vay tiêu dùng.
b. Quy trình, thủ tục cấp tín dụng:
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả
năng mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Khi một ngân hàng có
thủ tục cấp tín dụng nhanh gọn, không gây phiền hà cho khách hàng thì hoạt
động cho vay sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên ngân hàng không thể vì thế mà
cắt giảm những thủ tục quan trọng, có liên hệ mật thiết đến việc đánh giá rủi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
ro của khoản vay, vì như vậy là gián tiếp làm giảm chất lượng tín dụng của
ngân hàng.
c. Trình độ của cán bộ tín dụng:
Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thẩm định
khách hàng. Do vậy có thể nói cán bộ tín dụng chính là bộ mặt của ngân hàng.
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có tinh thần
trách nhiệm trong công việc, năng động, nhiệt tình sẽ nâng cao chất lượng cho
vay tiêu dùng, tạo được hình ảnh, uy tín cho ngân hàng.
d. Chính sách tín dụng của ngân hàng:
Nếu ngân hàng có chính sách tín dung mở rộng, tăng cho vay, chấp
nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn thì sẽ thuận lợi cho việc mở rộng
cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng của
hoạt động cho vay.
Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng thắt chặt, đạt mục tiêu an toàn
cao hơn lợi nhuận thì việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng
nói riêng sẽ gặp khó khăn hơn.
e. Các nhân tố khác:
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay cũng ảnh hưởng
sâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như tới mục tiêu mở rộng cho vay
tiêu dùng. Với một cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, phù hợp sẽ đáp ứng
kịp thời các nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái trong giao
dịch. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác marketing trong lĩnh vực cho vay tiêu
dùng, xây dựng một hệ thống thu thập và xử lý thông tin về khách hàng, đem
lại hiệu quả cao cho hoạt động điều tra và thẩm định khách hàng, từ đó giúp
ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB -
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á
Châu-chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á
Châu
2.1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
a. Lịch sử hình thành:
Cho đến nay, sau 15 năm hoạt động, ACB với hơn 200 sản phẩm dịch
vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm
dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên công nghệ thông tin hiện đại.
ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Ngân hàng
thương mại Á Châu được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP
do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do uỷ ban
Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. ngày 04/06/1993, ACB
chính thức đi vào hoạt động.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành
NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ
đồng, sau đó do nhu cầu phát triển theo thời gian, ACB đã nhiều lần tăng vốn
điều lệ. Đến ngày 8/12/2008 là 6.356 tỷ đồng, chỉ sau sau 15 năm đã tăng hơn
317.8 lần so với ngày thành lập.
b. Sự phát triển
Sau 15 năm thành lập, ACB hiện nay là ngân hàng có tổng tài sản lớn
nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành, nằm trong top 100
thương hiệu mạnh Việt Nam, một trong hai ngân hàng nhận giải thưởng Tin
& Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bình chọn, là ngân hàng đầu tiên
và duy nhất của Việt Năm trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian
Banker và EuroMoney trao tặng. ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liền. Năm 2008,
tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một
trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất,
dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà
mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.
* Các sự kiện đáng chú ý:
Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
Năm 1999: cuối năm 2001, ABC chính thức vận hành hệ thống công
nghệ ngân hàng lõi là TCBS, cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao
dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung dữ liệu tập trung.
Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực.
Năm 2005: ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá
công nghệ ngân hàng, bao gồm nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý
giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với
nền công nghệ lõi hiện nay, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
Năm 2006: ACB niêm yết tai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi
nhánh và phòng giao dịch, thành lập công ty Cho thuê tài chính ACB, phát
hành hơn 10 triệu cổ phiếu mện giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn
1.800 tỷ đồng.
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng
vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
2.1.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Á
Châu:
Ngay từ ngày đầu hoạt động ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành
ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Trong khuôn khổ kế
hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn đến 2015, ACB đặt mục tiêu trở
thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là
ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú,
kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn
hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và
chuyên môn cao.
Mục tiêu cụ thể của ACB đến 2010-2011 là: chiếm từ trên 10% thị
phần huy động, 5% thị phần cho vay của ngân hàng Việt Nam. Quy mô hoạt
động tương đương các ngân hàng của khu vực: Tổng tài sản đạt 11-12 tỷ
USD, vốn chủ sở hữu trên 500 triệu USD, ROE duy trì ở mức 27%-30%,
ROA bình quân trên 1.2%-1.5%.
Đặc biệt, năm 2009 dự báo sẽ khó khăn hơn 2008, xuất phát từ khó
khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày
càng lớn. Trong tình hình này, mục tiêu quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng
trưởng bền vững là xương sống cho chiến lược của ACB. Một số chỉ tiêu hoạt
động chính của năm 2009 : lợi nhuận trước thuế đạt mưc 2.700 tỷ đồng, ROE
ở mức trên 30%, tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 trở đi không vượt quá 1.2%, mở thêm
48 chi nhánh và phòng giao dịch mới, tuyển dụng thêm khoảng 600 nhân viên
mới, đưa tổng dư nợ lên mức 65.000 tỷ đồng, tổng huy động tiền gửi khách
hàng lên mức 130.000 tỷ đồng và tổng tài sản lên mức 170.000 tỷ đồng.
Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế
hoạch phát triển của ACB là:
-Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết
nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
-Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp
để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
-Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử
dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có
khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa
nhiều rủi ro.
-Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá
trình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả.
-Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ
thống một cách xuyên suốt.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm bảy khối: khách hàng cá nhân,
Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, vận hành, Quản
trị nguồn lực, Công nghệ thông tin. Bốn ban: Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ,
Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng. Hai phòng:
Quan hệ quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Sơ đồ tổ chức của ACB
Ban kiểm
soát
Hội đồng
quản trị
Các hội đồng
Văn phòng
HĐQT
Ban kiểm
toán nội bộ
Tổng giám
đốc
Hội đồng sáng
lập
Khối
khách
hàng
cá
nhân
Khối
khách
hàng
doanh
nghiệp
Khối
ngân
quỹ
Khối
phát
triển
kinh
doanh
Khối
điều
hành
giám
sát
Khối
quản
trị
nguồn
lực
Khối
công
nghệ
thông
tin
Phòng
thẩm
định
tài sản
Phòng
đầu
tư
Ban
đảm
bảo
chất
lượng
Ban
chiến
lược
Phòng
quan
hệ
quốc
tế
Ban chính
sách và
quản lý rủi
ro tín dụng
Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung
tâm ATM và trung tâm vàng
Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS),
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê
tài chính
Đại hội đồng
cổ đông
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
2.1.1.4 Vài nét về ACB-chi nhánh Hà Nội
ACB chi nhánh Hà Nội, địa chỉ 184-186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội được khai trương ngày 14-12-1993, là chi nhánh cấp 1 với 26 đơn vị
trực thuộc bao gồm 3 chi nhánh và 23 phòng giao dịch. Được thành lập từ
những ngày đầu ACB đi vào hoạt động, ACB chi nhánh Hà Nội luôn chứng tỏ
khả năng hoạt động hiệu quả của mình, với các chỉ tiêu dự nợ, huy động
chiếm khoảng 15% toàn ACB. Nằm ở vị trí thuận lợi, tại khu trung tâm thủ đô
với dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, thành phần cán bộ công nhân viên
và thương nhân chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư, hứa hẹn nhiều khách hàng
tiềm năng mà ngân hàng có thể hướng tới.
Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và nhân viên trẻ, năng
động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, ACB chi nhánh Hà Nội luôn được
khách hàng đánh giá là chi nhánh tốt nhất của ACB với thái độ phục vụ khách
hàng tận tình, chuyên nghiệp.
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh tín dụng của ACB-chi nhánh Hà
Nội
Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. khủng
hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ có nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác trên thế
giới, kéo theo suy thoái, thậm chí đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam,
bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động từ những
diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của
chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao
so với các nước khác. Xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt
động sản suất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể. Thị
trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… Do đó,
năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng nói
chung và với ACB nói riêng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng tình hình hoạt động kinh
doanh của ACB năm 2008 vẫn khá lạc quan, được thể hiện qua các chỉ số tài
chính tín dụng như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Kế hoạch
2008
Thực hiện
2008
% so với
kế hoạch
Thực hiện
2007
% tăng
trưởng so
với 2007
LNTT 2.561
2.500
102,4%
2.127
20,4%
Tổng TS 105.306
145.000
72,6%
85.392
23,3%
Tổng DN 34.833
59.000
59,0%
31.811
9,5%
Huy động
KH
75.133
945.000
79,5%
62.252
20,7%
Thu DV 680
146,2%
343
98,3
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp ACB)
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh,
quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của
Ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn
của chi nhánh được thế hiện qua bảng số liệu sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Đơn vị: tỉ đồng
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
von huy dong(ty
dong)
1356 2034 2518
2006 2007 2008
Biểu đồ 1: Vốn huy động hợp nhất(tỷ đồng)
Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008
nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn đảm bảo mức
tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của chi nhánh là
2.158 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi
khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 81.5% tổng vốn
huy động của chi nhánh. So với cuối 2007, số lượng khách hàng giao dịch
tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008
Giá trị
Tỉ trọng
Tiền vay từ NHNN 25,49
30,71
13,01
0.51%
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD
trong nước
217,91
348,22
431,5
9
17.14%
Vốn nhận từ Chính phủ,các TCQT
và các TC khác
14,6
19,07
21,4
0.85%
Tiền gửi của khách hàng 1.098
1.636
2.052
81.5%
Tổng vốn huy động 1.356
2.034
2.518
100%
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
thu hút thêm được 1.183 khách hàng (tăng 27.4%) và 1.232 tài khoản (tăng
23.6%).
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trong 15 năm hoạt động, trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt,
nhưng hoạt động dử dụng vốn của ACB-chi nhánh Hà Nội vẫn gặt hái được
rất nhiều thành công. Hoạt động sử dụng vốn của ACB thể hiện rõ nhất trong
hoạt động cho vay của chi nhánh thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là dư nợ cho
vay và chất lượng của các khoản cho vay. Chúng ta sẽ xem xét tình hình sử
dụng vốn của chi nhánh qua các bảng số liệu sau:
*Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh 3 năm gần đây như sau
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ 1.215.483 2.187.870 2.219.267
(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)
-Năm 2006: tổng dư nợ cho vay là 1.215.483 triệu
-Năm 2007: tổng dư nợ cho vay là 2.187.870 triệu, tăng so với năm
2006 là 376.335 triệu đồng
-Năm 2008: tổng dư nợ cho vay là 2.219.267triệu đồng, tăng nhẹ so với
2007 là 31.397 triệu đồng
Đi sâu phân tích hơn nữa, ta thấy:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Ngắn hạn 151.935
700.118
1.087.440
Trung dài hạn 1.063.548
1.487.752
1.131.670
(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)
-Năm 2006: dư nợ cho vay ngắn hạn là 151.935 triệu đồng, chiếm
12.5% tổng dư nợ.
-Năm 2007: dư nợ cho vay ngắn hạn là 700.118 triệu đồng, chiếm 32%
tổng dư nợ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
-Năm 2008: dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.087.440 triệu đồng chiếm
49% tổng dư nợ với tốc độ tăng trưởng là 70.18%
Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ
ngân hàng ngày càng chú trọng vào nguồn vốn huy động ngắn hạn.
Còn dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần theo các năm. Nhưng
nói chung, ta thấy tỷ lệ giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của ACB
vẫn rất hợp lý và an toàn.
*Chất lượng các khoản vay:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ CV
1.215.483
2.187.870
2.219.267
Nợ quá hạn
4.861
4.375
5.548
(nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)
-Năm 2006: nợ quá hạn là 4.861 đồng chiếm 0.4% tổng dư nợ
-Năm 2007: nợ quá hạn là 4.375 triệu đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ
-Năm 2008: nợ quá hạn là 5.548 triệu đồng chiếm 0.25% tổng dư nợ
Ta thấy trong nhiều năm, cùng với sự tăng trưởng về quy mô các khoản
vay thì chất lượng các khoản vay của chi nhánh cũng tăng dần. Cụ thể là tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ đều nhỏ hơn 1%. Tuy năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn có
tăng so với 2007 nhưng không đáng ngại, bởi 2008 là năm khủng hoảng kinh
tế, ngân hàng phải thắt chặt cho vay. Chứng tỏ ACB có tốc độ tăng trưởng tín
dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được
đảm bảo.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008
Giá trị Tăng trưởng
DTT
165.063 351.584 843.802 140%
Chi phí
128.733 275.044 733.263 166%
LNTT
36.330 76.540 110.539 44%
(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)
Như vậy lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng lên theo từng năm,
đặc biệt năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế là 76.540 triệu đồng, tăng 40210
triệu đồng (tức là tăng trưởng 110.6%). Năm 2008, doanh thu thuần tăng
mạnh (140%), nhưng chi phí cũng tăng cao (166%), nên lợi nhuận trước thuế
của chi nhánh chỉ tăng trưởng 44%. Nhưng đó cũng là một kết quả đáng
mừng trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng.
Với kết quả đã đạt được ACB-chi nhánh Hà Nội đã góp phần đáng kể vào sự
phát triển của tập đoàn ACB trên cả nước.
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng và nhu cầu cho vay tiêu dùng
hiện nay tại Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống của người dân
ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng, do vậy nhu cầu
tiêu dùng cũng tăng theo. Người dân ngày càng chú ý hơn đến việc làm sao có
một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ và hưởng thụ nhiều hơn trước đây. Do vậy,
nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ như ô tô hay các nhu cầu tiêu dùng
cần lượng tiền lớn như mua nhà, đất, xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng mạnh.
Trong các gia đình, việc học tập của con cái cũng được chú tâm hơn. Do đời
sống kinh tế khá giả, các gia đình đều muốn cho con cái của họ được hưởng
nền giáo dục tốt hơn trong nước, do vậy nhu cầu du học cũng tăng mạnh. Mặt