Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ DẪN LƯU (bài giảng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.51 KB, 4 trang )

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ DẪN LƯU
Ống dẫn lưu là một hệ thống, một vật thể đặt từ một vùng, một khoang của cơ thể để dẫn lưu dịch, máu hoặc chất tiết ra ngoài.
1. MỤC ĐÍCH:
 Điều trị:



2.
3.
-

Nếu không đặt dẫn lưu thì diễn tiến sẽ trầm trọng hơn hoặc đe dọa tính mạng người bệnh: dẫn lưu ổ abcès, tụ dịch, máu, giải áp,
dịch từ cơ quan..
Phòng ngừa:
Tránh nhiễm trùngcác cơ quan xung quanh.
Tránh loét miệng vết thương.
Đề phòng tụ dịch sau mổ hay theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ.
Theo dõi:
Theo dõi diễn tiến nơi ta can thiệp: xì bục đường khâu miệng nối
CÁC VỊ TRÍ ĐẶT ỐNG DẪN LƯU:
Dẫn lưu ổ bụng: dẫn lưu Douglas, dưới gan, hố lách, Kehr, túi mật
Dẫn lưu lồng ngực: trung thất, màng phổi, màng tim
Dẫn lưu tiết niệu:hố thận, bể thận, niệu đạo, niệu quản
Dẫn lưu vết thương: phần mềm, ổ abcès
Dẫn lưu xương, ổ khớp
Dẫn lưu đầu: Shunt, dẫn lưu vết mổ dưới da đầu, dẫn lưu giải áp não thất, dẫn lưu ổ abces não …
TIÊU CHUẨN DẪN LƯU:
Ít gây phản ứng cho cơ thể
Ống có vạch cản quang để dễ theo dõi khi chụp X-quang
Mềm mại không gây loét các tổ chức xung quanh
Trơn nhẵn không gây bám dính




4.
-

TIÊU CHUẨN ĐẶT DẪN LƯU:
Nơi thấp nhất của ổ dịch
Hạn chế xuyên qua khớp, thần kinh, mạch máu
Đường vào ngắn nhất
Dẫn lưu không nên đặt trùng lên vết thương, vết mổ
Dẫn lưu đặt ở vị trí dễ chăm sóc

CÁC LOẠI ỐNG DẪN LƯU:
Căn cứ theo chất liệu
Gạc
Ống cao su mềm(penrose, lam cao su)
Ống dẫn lưu(tubes)
Phối hợp:
º Ống trong lam cao su(penrose drain)
º Dẫn lưu kiểu xì gà (cigarette drain)
º Sump drains
 Căn cứ trên tác dụng
- Dẫn lưu hở (thụ động)
- Dẫn lưu kín (chủ động)
- Kết hợp
6. NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU:
- Biết rõ cơ quan đặt dẫn lưu
- Phải bảo đãm vô khuẩn tuyệt đối hệ thống dẫn lưu.
- Bệnh nhân nên nằm tư thế giúp dẫn lưu dịch thông tốt.
- Câu nối phải đúng cách.tránh tắc nghẽn, dây câu nên có đường kính lớn hơn đường kính ống dẫn lưu.

- Bình hứng luôn đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu 60cm.
- Hút dịch liên tục hay ngắt quảng tuỳ mục đích điều trị.
5.

-


Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu, ghi hồ sơ.
Bơm rửa ống dẫn lưu tuỳ mục đích điều trị và thời gian cho phép.
Luôn luôn theo dõi dấu hiêu mất nước, tình trạng nước xuất nhập.
Luôn đãm bảo chân dẫn lưu khô, sạch, ngừa rơm lở da tích cực, phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng.
Rút khi đạt mục đích điều trị.
Luôn giáo dục bệnh nhân tham gia vào sự tự chăm sóc như: cách ngồi dậy, di chuyển, xoay trở khi có dẫn lưu để giúp bệnh nhân
an tâm
7. BIẾN CHỨNG:
- Chảy máu
- Nhiễm trùng ngược dòng
- Nhiễm trùng chân dẫn lưu
- Sút ống
- Nghẹt ống
- Tổn thương các cơ quan xung quanh
- Đau, khó chịu cho người bệnh
-




×