TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Mục tiêu học tập
Trình bày được mục đích, chỉ định và chống chỉ định của
thông tiểu
Liệt kê các phương pháp dẫn lưu nước tiểu
Mô tả các dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu
Liệt kê được các biến chứng do đặt thông tiểu
Trình bày được cách thông tiểu cho người bệnh đúng quy
trình kỹ thuật.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Hệ tiết niệu bao gồm:
Hai thận nằm ở phía sau trên
khoang bụng, nặng khoảng 150g
khoảng một triệu đơn vị chức
năng (nephron) gồm cầu thận và
ống thận
Niệu quản
Bàng quang và niệu đạo
ĐẠI CƯƠNG
Chức năng của thận
- Thận có chức năng chính là bài tiết hầu hết các sản phẩm
cuối cùng của quá trình chuyển hoá ra khỏi cơ thể như
ure,creatinin,amoniac
- Cơ quan sản xuất nước tiểu
- Đào thải chất độc
- Giữ vững hằng định nội mô: kiểm soát hầu hết nồng độ các
chất và thể tích dịch cơ thể, qua đó thận có chức năng điều
hoà nồng độ các chất và áp suất thẩm thấu trong huyết
tương, điều hoà pH và thể tích dịch ngoại bào
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Chức năng của thận
- Thận tham gia hoặc điều hòa huyết áp và sản sinh hồng
cầu. Chính vì vậy, các bệnh của thận thường làm tăng huyết
áp động mạch và thiếu máu
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Video cấu tạo chức năng thận
Chức năng của niệu quản, bàng quang, niệu đạo
- Dẫn
- Tích trữ
- Bài xuất nước tiểu
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất nước tiểu
Tuổi:
+ Dưới 2 tuổi: 500 – 600 ml/ngày
+ 2 – 5 tuổi: 500 – 800 ml/ngày
+ 5 – 8 tuổi: 600 – 1200 ml/ngày
+ 8 – 14 tuổi: 1000 – 1500ml/ngày
+ Trên 14 tuổi: 1500ml/ngày
Lượng nước nhập và sự bài tiết các chất ra ngoài cơ thể
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Thành phần nước tiểu
- Đường (-): Bình thường không có trong nước tiểu, khi
nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose thận thì
glucose không được tái hấp thu hoàn toàn và một phần
gluocse sẽ bị đào thải qua nước tiểu
- Đạm (protein niệu): nếu trong nước tiểu có lượng đạm hơn
10mg/100ml nước tiểu gặp trong bệnh lý cầu thận trong
quá trình lọc của cầu thận và tái hấp thu của ống thận.
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Thành phần nước tiểu
- Máu: Bình thường không có hồng cầu trong nước tiểu, nếu
có hồng cầu là bệnh lý về thận và ngoài thận như viêm cầu
thận bởi tổn thương màng cơ bản của cầu thận nên hồng
cầu lọt qua, hoặc viêm ống thận, thận kẽ gây chảy máu vào
lòng ống thận, hoặc do chấn thương vùng niệu đạo.
- Vi trùng: bình thường trong nước tiểu không có vi trùng.
Nhiễm trùng tiểu là nếu có 105 vi trùng/ml
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Màu sắc: nước tiểu vàng nhạt, tỷ trọng 1.018
- Tính chất: Trong, không lợn cợn
- Độ pH: 4,6 – 8
- Mùi: Khai nhẹ (amoniac), thuốc hoặc thức ăn có thể làm
thay đổi mùi nước tiểu
- Phản xạ đi tiểu:
+ Trẻ em: 20 – 50ml
+ Người lớn: 250 – 300ml
- Trẻ sơ sinh không thể kiểm soát sự đi tiểu
ĐẠI CƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
ĐẠI CƯƠNG
Tại sao người già hay đi
tiểu đêm ???
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
ĐẠI CƯƠNG
- Đối với bệnh u xơ tiền liệt
tuyến thường đi tiểu không
hết ứ đọng nước tiểu
nhiễm trùng hệ tiết niệu
- Niệu đạo người trưởng
thành:
+ Nữ: 3 – 5cm
+ Nam: 20cm và gấp khúc
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Sự thay đổi ở thận: Thể tích nước tiểu được hình thành
ban đêm bằng ½ ban ngày do lượng dịch đưa vào và
chuyển hóa ban đêm ở thận giảmgiảm lượng máu đến
thậnnước tiểu giảm.
- Lượng dịch nhập
- Dịch ra của cơ thể: nước tiểu, phân, hơi thở, mồ hôi, vết
bỏng, chất nôn, sốt cao…
- Thời tiết
- Sự ăn uống
CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Tư thế đi tiểu
- Yếu tố tâm lý
- Tắc nghẽn đường tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Trương lực cơ vùng đáy chậu
- ….
CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Thiểu niệu: do bệnh lý về thận làm giảm khả năng lọc của
cầu thận trong khi đó ống thận vẫn tái hấp thu bình thường.
- Vô niệu: tức là không có nước tiểu chảy xuống bàng quang
do quá trình lọc bị tổn thương bởi các nguyên nhân: viêm
ống thận cấp, các tế bào ống thận bị viêm bong ra gây hẹp
và tắc, hoặc do ngộ độc hóa chất làm enzym của tế bào ống
thận bị hủy hoại làm ảnh hưởng đến sự tái hấp thu và suy
giảm chức năng của các tế bào này.
- Đa niệu: do giảm khả năng tái hấp thu của ống thận
SỰ BÀI TIẾT BẤT THƯỜNG QUA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Tiểu rát buốt: do chấn thương, viêm nhiễm
- Tiểu són (Tiểu không nhịn được): do cơ vòng bàng quang
bị giãn, bị kích thích do viêm, do yếu tố thần kinh.
- Tiểu nhiều lần/ngày: do bàng quang bị chèn ép( ví dụ như
người có thai), do tăng cung lượng tim, do viêm bàng
quang (đái buốt, đái dắt)
- Tiểu rặn: trong u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo
- Tiểu đêm: thường gặp ở người già
SỰ BÀI TIẾT BẤT THƯỜNG QUA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
- Tiểu máu: thực hiện nghiệm pháp 3 ly
+ Tiểu máu đầu bãi: Thương tổn ở niệu đạo
+ Tiểu máu cuối bãi: Thương tổn ở bàng quang
+ Tiểu máu toàn bãi: Thương tổn ở thận
- Bí tiểu
- Tiểu dầm
SỰ BÀI TIẾT BẤT THƯỜNG QUA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
Thông tiểu là gi? Là phương pháp đưa ống thông qua niệu
đạo vào bàng quang lấy nước tiểu ra ngoài nhằm mục đích
chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán: làm các xét nghiệm sinh hóa, tế bào, cấy nước
tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh
Điều trị: Tháo nước tiểu khi bí tiểu hoặc bơm rửa bàng
quang, bơm thuốc vào bàng quang để làm thủ thuật và điều
trị tại chỗ.
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
1. Chỉ định:
- Trường hợp người bệnh bí tiểu hoặc theo dõi số lượng
nước tiểu/giờ trong suy thận cấp
- Người bệnh trước những ca phẫu thuật: đại phẫu cắt dạ dày,
sọ não, mổ ở đường tiết niệu để tái tạo niệu đạo do bị đứt,
chấn thương, u xơ tiền liệt tuyến
- Trong chụp thận – bàng quang ngược dòng
- Rửa bàng quang
- Người bệnh cần theo dõi số lượng nước tiểu trong mỗi giờ:
shock, mất nước, phòng loét vùng đáy chậu
- Trường hợp lấy nước tiểu làm các xét nghiệm giúp chẩn
đoán và điều trị bệnh
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
2. Chống chỉ định:
- Chấn thương tuyến tiền liệt
- Dập rách niệu đạo
- Nhiễm khuẩn niệu đạo
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
3. Thông tiểu thường
- Dùng ống Nelaton, Robinson hoặc Benique
Robinson
Benique
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
3. Thông tiểu thường
- Chỉ định: bí tiểu, cần lấy nươc tiểu xét nghiệm tìm vi trùng
- Mục đích: Đặt xong lấy ra ngay, không lưu lại
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
4. Thông tiểu liên tục
- Dùng sonde foley đuôi có 2 hoặc 3 nhánh
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
4. Thông tiểu liên tục
- Chỉ định: Trong tất cả trường hợp người bệnh cần dẫn lưu
nước tiểu liên tục, người bệnh nặng, shock, các bệnh thận
cấp tính (suy thận cấp)
- Mục đích: ống thông được lưu lại trong bàng quang
- Thời gian lưu: tùy theo yêu cầu điều trị và chất liệu của ống
+ Cao su: 3 – 5 ngày
+ Plastic: 7 – 10 ngày
+ Latex: 2 – 3 tuần
+ Silicon: 2 tháng
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU
KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
5. Dẫn lưu bàng quang ra da
- Dùng sonde Foley, Malecot
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU