Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tìm hiểu khả năng gây bệnh và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn acinetobacter SPP trên bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy tại bệnh viện 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH VÀ ĐỀ
KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
ACINETOBACTER SPP. TRÊN BỆNH NHÂN
VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY
TẠI BỆNH VIỆN 175

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VI SINH-SINH HỌC PHÂN TỬ

CBHD: TS. BS Vũ Bảo Châu
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải
MSSV: 1153010201
Khóa: 2011-2015

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Lời cảm ơn
Để hoàn thành quá trình thực tập và bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin
chân thành cảm ơn các cô chú/ anh chị bác sĩ, kỹ thuật viên, công nhân viên của Khoa


Vi sinh vật – Bệnh viện Quân y 175 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu thực
hiệnhọc và hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Hơn hết, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc, lòng kính trọng và sự quý mến đến TS.BS Vũ Bảo Châu người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn em.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo khoa Công nghệ Sinh học – Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh luôn tâm huyết, nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu giúp em tự tin trong công việc và học tập.
Con cảm ơn ba mẹ, gia đình đã luôn là nguồn động lực vô giá bên cạnh con
trong cuộc sống.
Cảm ơn những người anh, người chị, những người bạn tốt luôn đồng hành, giúp
đỡ tôi trong mọi hoàn cảnh.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

DANH MỤC VIẾT TẮT

AMR

Antimicrobial Resistance

BC

Bạch cầu


BM

Biểu mô

CDC

Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute
Viện tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm

HSCC

Hồi sức cấp cứu

HSTC

Hồi sức tích cực

I

Intermediate
Trung gian

ICU

Intensive Care Unit

Đơn vị săn sóc đặc biệt

LPS

Lypopolysaccharide

MRSA

Methycillin-Resistant Staphylococcus aureus

NCCLS

National Committee for Clinical Laboratory Standards
Ủy ban Quốc gia về các chuẩn mực phòng thí nghiệm lâm sàng

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NST

Nhiễm sắc thể

R

Resistant
Đề kháng

S


Susceptible
Nhạy cảm

VPTM

Viêm phổi thở máy

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình thái của Acinetobacter (Morax, 1896)...............................................8

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tác nhân gây viêm phổi thở máy tại một số đơn vị ICU.................................4
Bảng 2.1. Các loại kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu..............................................28
Bảng 2.2. Chuẩn mực biện luận đường kính vòng vô khuẩn của vi khuẩn Acinetobacter
spp...................................................................................................................30
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn của bệnh nhân nghi ngờ viêm phổi thở máy...................31

Bảng 3.2. Tỷ lệ viêm phổi thở máy do vi khuẩn Acinetobacter spp. trong tổng số các ca
nhiễm vi khuẩn này.........................................................................................32
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. gây VPTM theo giới tính............................33
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. theo từng độ tuổi.........................................34
Bảng 3.5. Tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân viêm phổi thở máy do vi khuẩn
Acinetobacter spp..........................................................................................35
Bảng 3.6. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp. với các loại
kháng sinh.......................................................................................................37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

DANH MỤC BIỂU DỒ
Biểu đồ 1.1.Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetorbacter spp. theo thống kê của
Bộ Y Tế năm 2004 ................................................................................ 17
Biểu đồ 1.2. Tình hình đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. tại 15 bệnh viện
trên toàn quốc năm 2008-2009 ............................................................. 18
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ nhiễm khuẩn của bệnh nhân nghi ngờ viêm phổi thở máy .......... 31
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ các loài vi khuẩn phân lập được trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh
nhân viêm phổi thở máy ........................................................................ 33
Biểu đồ 3.3.Tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân viêm phổi thở máy do vi khuẩn
Acinetobacter spp .................................................................................. 34
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. gây VPTM theo giới tính .................. 35
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. gây VPTM theo độ tuổi .................... 36
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp. với các loại
kháng sinh.............................................................................................. 38

Biểu đồ 4.1. Tỷ vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thở máy tại khoa HSTC- Bệnh viên đa
khoa tỉnh An Giang ............................................................................... 40

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................... 21
Sơ đồ 2.2. Quy trình xét nghiệm vi sinh mẫu bệnh phẩm đàm ............................ 22
Sơ đồ 2.3. Quy trình xét nghiệm vi sinh mẫu bệnh phẩm dịch phế quản – dịch màng
phổi ....................................................................................................................... 23

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ............................................................................................................. 3
1.

KHÁI QUÁT: .................................................................................................................... 3

1.1.

Định nghĩa: ...................................................................................................... 3

1.1.1.

Viêm phổi:.................................................................................................. 3

1.1.2.

Viêm phổi bệnh viện: ................................................................................... 3

1.1.3.

Viêm phổi liên quan đến thở máy: ................................................................. 3

1.2.

Tác nhân gây bệnh:.......................................................................................... 3

1.3. Tình hình viêm phổi thở máy nói chung và viêm phổi thở máy do Acinetobacte
spp. trên thế giới và tại Việt Nam: .............................................................................. 5

2.

1.3.1.

Trên thế giới:.............................................................................................. 5

1.3.2.


Tại Việt Nam: ............................................................................................. 6

ACINETOBACTER SPP.: ................................................................................................ 7
2.1.

2.1.1.

Lịch sử:...................................................................................................... 7

2.1.2.

Phân loại: .................................................................................................. 8

2.1.3.

Nguồn nhiễm: ............................................................................................. 8

2.2.

Tính chất vi sinh học: ....................................................................................... 9

2.2.1.

Hình dạng: ................................................................................................. 9

2.2.2.

Nuôi cấy: ................................................................................................... 9


2.2.3.

Tính chất sinh hóa: ..................................................................................... 9

2.2.4.

Kháng nguyên: ........................................................................................... 9

2.2.5.

Yếu tố độc lực: .......................................................................................... 10

2.3.

3.

Đại cương: ....................................................................................................... 7

Tính chất gây bệnh: ....................................................................................... 10

2.3.1.

Khả năng gây bệnh:...................................................................................... 10

2.3.2.

Biểu hiện lâm sàng: ...................................................................................... 11

KHÁNG SINH VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH: ................................................ 12
3.1.


Kháng sinh: ................................................................................................... 12

3.1.2.

Phân loại: ................................................................................................ 12

3.1.3.

Cơ chế tác động: ....................................................................................... 13

3.2.

Sự đề kháng kháng sinh: ................................................................................ 14

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

3.2.1.

Sự đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn: ............................................................ 14

3.2.2.
Nam:

Tình hình đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. trên thế giới và tại Việt

............................................................................................................... 16

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 19
1.

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN: ................................................................ 19

2.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 19

3.

4.

5.

2.1.

Tiêu chuẩn lựa chọn: ..................................................................................... 19

2.2.

Tiêu chuẩn loại trừ: ....................................................................................... 19

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU: ........................................................................................... 19
3.1.

Trang thiết bị dụng cụ: .................................................................................. 19


3.2.

Vật liệu và hóa chất: ...................................................................................... 20

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 20
4.1.

Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................................... 20

4.2.

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu: .............................................................................. 21

KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU: ......................................................................................... 21
5.1.

Lấy mẫu bệnh phẩm: ..................................................................................... 21

5.2.

Quy trình xét nghiệm vi sinh các loại bệnh phẩm: ........................................... 22

5.2.1.

Bệnh phẩm đàm: ....................................................................................... 22

5.2.2.

Bệnh phẩm dịch phế quản, dịch màng phổi: ................................................. 23


5.3.

Phương pháp phân lập vi sinh vật: ................................................................. 24

5.3.1.

Khái niệm: ............................................................................................... 24

5.3.2.

Kỹ thuật phân lập: .................................................................................... 24

5.4.

Phương pháp khảo sát trực tiếp (Nhuộm Gram): ............................................ 25

5.4.1.

Nguyên tắc: .............................................................................................. 25

5.4.2.

Quy trình nhuộm Gram:............................................................................. 25

5.5.

Kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby-Bauer: ............................................. 26

5.5.1.


Nguyên tắc: .............................................................................................. 27

5.5.2.

Chuẩn bị vật liệu: ..................................................................................... 27

5.5.3.

Quy trình đặt kháng sinh đồ: ...................................................................... 29

5.5.4.

Đọc và biện luận kết quả: .......................................................................... 29

PHẨN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................................... 31
1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:............................................................................................ 31
1.1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ACINETOBACTER
SPP. TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI THỞ MÁY: ............................................... 31

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

1.1.1.


Tỷ lệ nhiễm khuẩn của bệnh nhân bị nghi ngờ viêm phổi thở máy: ................. 31

1.1.2.

Cơ cấu vi khuẩn gây viêm phổi thở máy trên bệnh nhân: ............................... 32

1.1.3.

Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. phân lập được theo giới tính: ........................ 33

1.1.4.

Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. gây VPTM theo từng độ tuổi: ........................ 34

1.1.5.

Tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn Acinetobacter spp. : .......... 35

1.2.

Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp.: ................. 37

BÀN LUẬN: ..................................................................................................... 39

2.

2.1. Tình hình gây bệnh của vi khuẩn Acinetobacter spp. trên bệnh nhân viêm phổi
thở máy: .............................................................................................................. 39
2.2.


Khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp.: ................. 41

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................... 42
1.

KẾT LUẬN: ..................................................................................................... 42

2.

ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 43
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 47
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THU ĐƯỢC ......................................................................................... 49

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến
chất lượng điều trị, chi phí và sức khỏe người bệnh.Tổ chức Y tế thế giới tiến hành
điều tra cắt ngang NKBV tại 55 bệnh viện của 14 nước trên thế giới đại diện cho các
khu vực công bố tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 8,7%, ước tính ở bất cứ thời điểm nào
cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV [3].Trong đó, viêm phổi sau
mổ là một trong những biến chứng nặng nề nhất, đứng thứ ba về biến chứng nhiễm
trùng sau mổ (sau nhiễm trùng tiểu và nhiễm trùng vết mổ), mà yếu tố nguy cơ liên

quan thường gặp nhất là thở máy. Nguy cơ viêm phổi bệnh viện tăng lên từ 3 đến 10
lần và những yếu tố nguy cơ tăng từ 1% đến 3% cứ mỗi 1 ngày phải thở máy [31].
Viêm phổi mắc phải thường có tỷ lệ tử vong cao. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu
cắt dọc của bệnh viện Chợ Rẫy năm 2000, viêm phổi bệnh viện có tỷ lệ 27,3% và tử
vong tại khoa hồi sức cấp cứu là 51,9% [13].Viêm phổi liên quan đến thở máy đang là
một vấn đề mang tính thời sự và thách thức đối với ngành y tế.
Sự bùng nổ của vi khuẩn Acinetobacter – căn nguyên vi sinh chủ yếu gây bệnh
viêm phổi liên quan đến thở máy đang là vấn đề nan giải của các bệnh viện trong công
tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, tỷ lệ viêm
phổi thở máy do Acinetobacter spp. năm 2010 chiếm 61%. Đáng lo ngại hơn cả là vi
khuẩn này có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh thông dụng, trong đó có các
kháng sinh thế hệ mới và các kháng sinh đặc trị, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn
và phức tạp.

1
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Dựa vào tình hình thực tế trên, chuyên đề “ Tìm hiểu khả năng gây bệnh và đề
kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp. trên bệnh nhân viêm phổi liên
quan đến thở máy tại Bệnh Viện 175” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

Mục tiêu :
-

Tìm hiểu tình hình gây bệnh của vi khuẩn Acinetobacterspp. bệnh trên nhân

viêm phổi liên quan đến thở máy.

-

Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp. phân
lập được.

2
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

PHẦN I: TỔNG QUAN

1. KHÁI QUÁT:
1.1.

Định nghĩa:

1.1.1. Viêm phổi:
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn cuả nhu mô phổi.Tình trạng viêm xảy ra ở
phế năng, tiểu phế quản và các tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, virus,
nấm nhưng không do trực khuẩn lao.
1.1.2. Viêm phổi bệnh viện:
Bệnh gây ra do các chủng vi khuẩn cư trú trong bệnh viện gây ra sau 48 giờ kể
từ lúc nhập viện. Những chủng vi khuẩn này thường có khả năng kháng thuốc cao,
do đó bệnh thường nặng và việc điều trị rất khó khăn.

1.1.3. Viêm phổi liên quan đến thở máy:
Viêm phổi liên quan đến thở máy là biến chứng thường gặp, xảy ra ≥ 48 giờ sau
khi thở máy qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan tới thở máy và viêm phổi liên quan tới
chăm sóc y tế đều được xếp chung vào một phổ bệnh vì đều có thể do mầm bệnh đa
kháng thuốc gây ra[21].

1.2.

Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây viêm phổi thở máy thường gặp là các chủng vi khuẩn gram âm,
gram dương, đa kháng kháng sinh và nấm.Tác nhân gây VPTM có thể khác nhau
giữa các bệnh viện, địa lý, nguồn bệnh và các phương pháp chuẩn đoán khác nhau.
Theo các nghiên cứu tại Việt Nam, các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là các
chủng vi khuẩn Gram âm hiếu khí (83% theo số liệu của Estes RJ 1995) như
Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp., Klebssila spp., Escherichia coli, vi
3
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus (27%) và Streptococcus pneumonia
(14%)(Bảng 1.1). Những vi khuẩn này thường đa kháng thuốc nên gây nhiều khó
khăn cho việc điều trị.

Bảng 1.1. Tác nhân gây viêm phổi thở máy tại một số đơn vị ICU [4]

Tác nhân gây viêm phổi liên quan đến thở máy khởi phát sớm (dưới 4 ngày)
thường là các chủng còn nhạy với kháng kháng sinh như Enterbacteriaceae spp.,
Haemophilus influenza. Đối với viêm phổi thở máy khởi phát muộn, các chủng gây
bệnh thường là các vi sinh vật đa kháng thuốc như Acinertobacter baumannii và
MRSA.
Tại châu Á, cũng như tại Việt Nam, VPTM do Acinetobacter spp.,
Pseudomonas spp. chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Tại bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn
Hồng Thủy và cộng sự nhận thấy phần lớn VPTM là do Acinetobacter spp. (42%)
và Pseudomonas spp. (24%). Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thống Nhất,
Klebssila spp. chiếm vị trí hàng đầu gây VPTM, nhưng lại đứng hàng thứ hai sau
Acinetobacter spp.

tại bệnh

viện Chợ

Rẫy và

bệnh viện 175 [3].

4
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

1.3.

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu


Tình hình viêm phổi thở máy nói chung và viêm phổi thở máy do
Acinetobacte spp. trên thế giới và tại Việt Nam:

1.3.1. Trên thế giới:
Thở máy là một trong những biện pháp hồi sức quan trọng trong việc điều trị
các bệnh nhân nặng tại các đơn vị HSCC. Tuy nhiên, VPTM cũng là biến chứng
thường gặp, xảy ra ở 9% đến 25% bệnh nhân được đặt nội khí quản kéo dài hơn 48
giờ và được thông khí cơ học.
Theo các nghiên cứu tại các nước đã phát triển, viêm phổi bệnh viện chiếm 15%
trong các loại NKBV, đồng thời chiếm 27% tỷ lệ NKBV tại khoa HSCC (CDC
2003). Trong đó, viêm phổi liên quan đến thở máy chiếm 90%, làm kéo dài thời
gian điều trị tại bệnh viện 6,1 ngày và tốn chi phí khoảng 10.000 USD đến 40.000
USD một người [4].
Tại châu Âu, trong một ngày, số bệnh nhân viêm phổi thở máy chiếm 46,9% số
ca viêm phổi bệnh viện [24]. VPTM chiếm tỷ lệ 25% nguyên nhân nhiễm trùng tại
ICU và tử suất từ 24 – 50%. Tử vong tăng lên 76% nếu do tác nhân đa kháng thuốc
và điều trị kháng sinh không hiệu quả. Nguy cơ VTTM gia tăng cao nhất trong
những ngày đầu; theo Cook và cộng sự, ước tính tỷ lệ VPTM là 3%/ngày trong tuần
đầu tiên, 2%/ngày ở tuần đặt máy thứ hai và 1%/ngày ở tuần tiếp theo [23]. Một
nghiên cứu khác đã được đưa ra để xác định tần số, các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ tử
vong của viêm phổi bệnh viện ở 2.402 bệnh nhân. Kết quả thu được, 163 bệnh nhân
(6,8%) mắc viêm phổi bệnh viện, trong đó 123 trường hợp (75,5%) xảy ra ở bệnh
nhân đặt máy thở [29].
Tại các quốc gia châu Á, nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm 4%- 43%.Viêm phổi
bệnh viện trung bình từ 5-10 ca/1000 ca nhập viện, tương đương với các quốc gia
phát triển.Tỷ lệ tử vong do viêm phổi bệnh viện bao gồm VPTM từ 25 – 54% [20].
Trong chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế (INICC–International Infection
Control Consortium) được tiến hành từ năm 2003-2008 tại nhiều quốc gia Mỹ La
Tinh, Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, trong đó có Việt Nam, 173 ICU đã tham gia


5
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

với 155.358 bệnh nhân, tỷ lệ chung VPTM là 13,5/1000 máy thở - ngày, cao nhất
tại ICU chấn thương và khoa Ngoại thần kinh.
Tại Mỹ, tác nhân gây VPBV thường do nhiều tác nhân, phần lớn là vi khuẩn
như

Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, và

Acinetobacter spp., Staphylococcus aureus, đặc biệt MRSA ngày càng gia tăng ở
đây.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 104 bệnh nhân ≥ 75 tuổi có viêm phổi
nặng, El-Solh phát hiện 29% Staphylococcus aureus, trực khuẩn gram âm đường
ruột 15%, Streptococcus pneumoniae 9% và Pseudomonas spp. 4% là những tác
nhân thường nhất trong viêm phổi mắc phải trong viện dưỡng lão [25].
1.3.2. Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đầy đủ về viêm phổi thở máy vẫn còn giới hạn.
Kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 của Bộ Y Tế trên 19 bệnh viện đã thu được
kết quả VPBV chiếm tỷ lệ cao nhất (55,4%) trong tổng số các NKBV. Tại các bệnh
viện, VPBV chiếm từ 21%- 75%, trong đó cao nhất vẫn là viêm phổi liên quan đến
thở máy. VPTM xuất hiện nhiều nhất ở nhóm bệnh nhân nằm tại khoa HSCC (4363,5/1000 ngày thở máy), gây tỷ lệ tử vong từ 30-70%, kéo dài thời gian điều trị
thêm 6-13 ngày và tăng chi phí từ 15-23 triệu đồng trên mỗi trường hợp.
Theo kết quả thu được của Võ Hồng Lĩnh trên 286 bệnh nhân nhiễm trùng tại
khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy, viêm phổi bệnh viện chiếm 27,3% (78 ca), đứng

hàng đầu trong các NKBV. Trong đó viêm phổi có liên quan đến thở máy là
37,5/1000 ngày- máy thở [10].
Ngoài ra, tại bệnh viện Chợ Rẫy , nhiều nghiên cứu khác về viêm phổi bệnh
viện cũng đã được tiến hành. Những vi khuẩn thường gặp trong bệnh viện là
Pseudomonas aeruginosa (26-40%) , Acinetobacter baumannii(37-46%) , Klebseila
pneumoniae (11-26%), Escherichia coli 5,9-26% , Staphylococcus aureus (5,917,6%)[13]. Nghiên cứu về viêm phổi bệnh viện do Acinetobacter baumannii năm
2008, Cao Xuân Minh và cộng sự đã nhận thấy Acinetobacter baumannii là tác
6
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

nhân thường gặp nhất tại khoa Nội thần kinh (28,6%), Hô hấp (27,7%) và ICU
(13,9%) với tỷ lệ tử vong 45,45% [11].

2. ACINETOBACTER SPP.:
2.1.

Đại cương:

2.1.1. Lịch sử:
Các loài vi khuẩn trong chi Acinetobacter sau này được mô tả lần đầu tiên vào
năm 1896 bởi Morax (Ann Inst Pasteur 1896). (Hình 1.1). Những năm tiếp theo,
Axenfeld (Zbl Bakt 1897) cũng quan sát được các vi khuẩn có hình thái tương tự và
đặt tên là “trực khuẩn Morax-Axenfeld”. Thời gian đầu phát hiện ra các vi khuẩn
này đã diễn ra nhiều sự thay đổi về phân loại và chúng được định danh bởi một loạt
tên khác nhau. Việc định danh dựa trên 15 tên gọi, được trích dẫn rất thưa thớt

trong cái tài liệu y khoa. Trong đó, các tên gọi thường xuất hiện được ghi chép
trong các tài liệu xuất bản từ năm 1930 đến năm 1950 (De Bord, 1939; Schaub and
Hauber, 1948; Brisou anh Prévôt,1954) là Bacterium anitratum, Herella (or
Herellea)

vaginicola,

Mima

polymorpha,

Achromobacter,

Micrococcus

calcoaceticus, Diplococcus, B5WW and Cytophaga. Năm 1961, Piéchaud và cộng
sự (Viện Pasteur) đã nghiên cứu lại sự phát hiện các vi khuẩn này của Morax, sau
đó đề nghị phân loại rõ ràng hơn thành hai nhóm là Moraxella glucidolytica và
Moraxella lwoffii dựa vào các xét nghiệm sinh học; điều này được khẳng định sau
đó bằng sự phân loại của Moraxella (Lessel, 1971). Việc định danh Acinetobacter
spp. sẽ được dựa vào các đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và nuôi cấy.Năm 1954,
Brisou và Prévôt đề xuất tên gọi Acinetobacter (bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Akinetos
[ακινετοσ]) có nghĩa là “bất động”, được chấp nhận bởi Juni và Janik (1969) và
thành lập chi Acinetobacter với một loài trong Bergey’s Manual of Systematic
Bacteriology vào năm 1984 (Juni, 1984)[26].

7
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Hình 1.1.Hình thái của Acinetobacter (Morax, 1896).
2.1.2. Phân loại:
Acinetobacter

thuộc

Gammaproteobacteria,

giới
bộ

Bacteria,

ngành

Pseudomonadales,

họ

Proteobacteria,
Moraxellaceae,

lớp
chi

Acinetobacter.

Cho đến nay đã có 33 loài Acinetobacter khác nhau, trong đó 17 loài đã được định
danh.
2.1.3. Nguồn nhiễm:
Vi khuẩn Acinetobacter spp. hiện diện ở khắp nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt
như đất, nước và môi trường bệnh viện.
Acinetobacter spp. trong môi trường bệnh viện tìm thấy ở bộ phận làm ẩm,
trang bị của máy thở, thiết bị xâm lấn, thảm, đệm gối... Chúng cũng có thể sống đến
25 ngày trong môi trường bề mặt khô.
Ở người, vi khuẩn này thường trú trên da với tỷ lệ cao (25%), thường được phân
lập được ở họng và đường hô hấp của bệnh nhân. Ngoài ra còn có thể phân lập từ
màng nhầy, chất tiết.

8
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Tính chất vi sinh học:

2.2.1. Hình dạng:
Acinetobacter spp. là vi khuẩn gram âm, đa hình (cầu khuẩn hoặc cầu trực
khuẩn). Trên phết nhuộm gram trực tiếp từ bệnh phẩm, vi khuẩn này là những song
cầu nhỏ, đường kính từ 0,7-1µm. Khi nhuộm gram từ khuẩn lạc mọc trên thạch
hoặc từ canh thang lỏng, tế bào vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn.
Acinetobacter spp. không di động, không sinh bào tử, không lên men đường,

thường xếp thành đôi hoặc thành chuỗi dài.
2.2.2. Nuôi cấy:
Acinetobacter spp. là vi khuẩn hiếu khí, mọc dễ dàng trên hầu hết các loại môi
trường nuôi cấy ở nhiệt độ 20-40oC, nhiệt độ tối ưu là 37oC. Một số loài có thể chịu
được nhiệt độ 41-44oC. Khoảng pH thuận lợi cho sự phát triển của Acinetobacter
spp.từ 5-8.
Trên môi trường MC, khuẩn lạc Acinetobacter spp. có hình tròn nhỏ, màu hồng
nhạt.
Sau 24h nuôi cấy trên môi trường thạch máu BA, các khuẩn lạc dạng S có kích
thước 0,5-2 mm, màu sáng đều đến đục, tròn lồi và nguyên vẹn.
2.2.3. Tính chất sinh hóa:
Acinetobacter spp. không tạo cytochrom oxidase, không di động.
Phản ứng Citrate (+), Indol (-), Methyl Red (-), Manitol (-), Glucose (-), H2S (-),
Orthinine decarboxylase (-).

2.2.4. Kháng nguyên:
Vi khuẩn Acinetobacter có kháng nguyên O và K.
-

Kháng nguyên O (kháng nguyên thân) là kháng nguyên của vách tế bào; cấu
tạo bởi lipopolysaccharide, phần lipid có tính độc, còn phần polysaccharide
có tính kháng nguyên; có trên 150 loại khác nhau. Kháng nguyên O (LSP) là
9

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu


nội độc tố của Acinetobacter spp..Đặc tính của kháng nguyên O là chịu được
nhiệt độ cao, không bị phân hủy khi đun nóng ở 100oC trong 2 giờ; kháng
cồn, không bị phân hủy khi tiếp xúc với cồn 50% nhưng bị ảnh hưởng bởi
formol 5%.
-

Kháng nguyên K (kháng nguyên nang) nằm ngoài kháng nguyên O. Một số
kháng nguyên K là polysaccharide, số khác là protein. Kháng nguyên K có
liên quan đến độc tính của vi khuẩn.

2.2.5. Yếu tố độc lực:
Mặc dù được coi là vi khuẩn có độc lực không mạnh nhưng Acinetobacter spp.
có nhiều yếu tố độc lực đã được xác định. Đặc tính polysaccharide của vỏ vi khuẩn
cấu tạo bởi L-rhamnose, acid D-glucuronic, D-mannose làm cho màng tế bào ưu
nước, vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô của vật chủ thông qua vỏ và receptor của vi
khuẩn. LPS của Acinetobacter spp. làm tế bào có nhân thật sự giải phóng các
cytokine. Một gen giống gen traT của vi khuẩn E.coli chịu trách nhiệm trong cơ chế
kháng lại tác dụng của huyết thanh cũng được tìm thấy ở Acinetobacter spp.

2.3.

Tính chất gây bệnh:

2.3.1. Khả năng gây bệnh:
Trước đây, vi khuẩn Acinetobacter spp. được coi là vi khuẩn hội sinh. Vai trò
gây bệnh của chúng chỉ mới được chú ý trong thời gian gần đây.Vi khuẩn
Acinetobacter spp. là tác nhân gây NKBV, tỷ lệ cao thứ hai sau vi khuẩn
Pseudomonas spp. trong các chủng không lên men đường. Các nhiễm trùng chính
liên quan đến chúng như:

-

Viêm phổi, đặc biệt trên bệnh nhân đặt nội khí quản, thở máy.

-

Nhiễm trùng máu.

-

Nhiễm trùng niệu.

-

Nhiễm trùng da/ vết thương.

-

Viêm màng não thứ phát.
10

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

-

Viêm nội tâm mạc.


-

Viêm phúc mạc/ nhiễm trùng ổ bụng.

-

Viêm cơ tim.

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Đối với bệnh nhân viêm phổi thở máy, sự xâm nhập của vi khuẩn vào nhu
mô phổi và đường hô hấp dưới do có sự khiếm khuyết về hàng rào bảo vệ. Bệnh
nhân đặt nội khí quản và có tư thế nằm ngửa sẽ làm mất đi hàng rào bảo vệ tự
nhiên giữa hầu họng và khí quản, tạo thuận lợi cho vi khuẩn vào phổi do sự ứ
đọng và rò rỉ dịch tiết bị nhiễm bệnh. Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp bị nhiễm khuẩn
do không được vô trùng, nhiễm khuẩn từ bàn tay của nhân viên y tế, nược hoặc
các dung dịch khí,... cũng làm tăng khả năng lan tỏa của vi khuẩn.
2.3.2. Biểu hiện lâm sàng:
Đối với viêm phổi có liên quan đến thở máy do vi khuẩn Acinetobacter, bệnh nhân
thường có các biểu hiện sau:
-

Đặt máy thở hoặc nội khí quản > 48 giờ.

-

Sốt > 38oC

-


Xuất hiện đàm mủ hay thay đổi tính chất đàm.

-

Nghe phổi có ran hoặc gõ đục.

-

Bạch cầu máu ≥ 12.000/mm3 hay <4000/mm3.

-

X-quang phổi có thâm nhiễm mới hay tiến triển.

11
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

3. KHÁNG SINH VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH:
3.1.

Kháng sinh:

3.1.1. Khái niệm:
Kháng sinh là những chất chống lại sự sống của vi khuẩn, ngăn vi khuẩn nhân
lên bằng cách tác động ở mức phân tử hoặc tác động vào một hay nhiều giai đoạn

chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa.
Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu (một loại kháng sinh tác động lên một vi khuẩn
hay một nhóm vi khuẩn nhất định), do đó thuốc kháng sinh không có cùng một hoạt
tính như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
Kháng sinh có thể có nguồn gốc từ tổng hợp hóa học hoặc ly trích từ động vật,
thực vật hoặc vi sinh vật.
Kháng sinh có thể tác động lên vi khuẩn bằng cách làm thay đổi hình dáng vi
khuẩn, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, ức chế sự thành lập vách tế bào, ức
chế tổng hợp các vật chất di truyền.
3.1.2. Phân loại:
Dựa trên cơ sở của tính đặc hiệu dược lý, kháng sinh được xếp thành các họ:
-

Sulfonamides (Sulfisoxazole, Phtalysulfathiazole,…).

-

β-lactamines (Penicillins, Cephalosporins).

-

Aminoglycosides (Streptomycin, Amikacin, netilmicin,…).

-

Tetraciclines

(Tetraciclines,

Chlortetraciline,


Methacicline,

Oxytetrtacycline,…).
-

Chloramphenicol.

-

Macrolides và các thuốc lân cận (Erythromycin, Spiramycin,…).

-

Rifamycin.

-

Polypeptides (Polymycin B, Colistin, Bacitracin,…)

-

Một

số

nhóm

khác


như

Vancomycin,

Novobiocin,

Nitrofuran,

Quinolones,…và một số thuốc chống nấm, chống lao, chống virus.

12
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Dựa vào nguồn gốc kháng sinh, kháng sinh được chia làm ba loại:
Kháng sinh tự nhiên (Natural antibiotic): có nguồn gốc từ vi sinh vật

-

(Penicillin, Streptomycin, Tetracycline,…).
Kháng sinh bán tổng hợp (Semi-synthetic antibiotic): có nguồn gốc từ

-

kháng sinh tự nhiên nhưng được gắn thêm vào một hay vài gốc hóa học để
thay đổi phổ kháng khuẩn hay dược lực (Ampicillin, Mynocycline,…).

Kháng sinh tổng hợp (antibiomimetic, hóa chất giống kháng sinh): là các

-

hóa chất được tổng hợp hoàn toàn và có hiệu quả của kháng sinh
(Sulfonamide, Quinolones, Fluoroquinolones).
3.1.3. Cơ chế tác động:
-

Ức chế sự tổng hợp vách tế bào:

Gồm

các

kháng

sinh

như

Cephalosporin,

Bacitracin,

Penicillin,

Vancomycin,…Vách tế bào vi khuẩn có nhiệm vụ giữ cho hình dạng tế bào ở
dạng nguyên vẹn trước áp lực thẩm thấu cao ở bên trong tế bào. Sự tác động của
kháng sinh làm vi khuẩn Gram dương biến thành dạng hình cầu không có vách

(proto-plast), và các vi khuẩn Gram âm có vách không hoàn chỉnh (spheroplast), làm tế bào dễ bị vỡ ở môi trường có trương lực bình thường.

-

Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào:

Gồm Colistin, Amphotericin B, Polymycin,…Màng tế bào chất của vi khuẩn
được xem như một hàng rào có khả năng thẩm thấu chọn lọc, thực hiện chức
năng vận chuyển chủ động để kiểm soát các thành phần bên trong tế bào. Sự
hoạt động của các loại kháng sinh trên sẽ phá vỡ sự toàn vẹn chức năng màng
này, làm các đại phân tử và các ions thoát khỏi tế bào, dẫn đến làm chết tế bào.

-

Ức chế tổng hợp protein:

13
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Gồm Chloramphenicol, Erythromycins, Aminoglycosides, Tetraciclines,…Sự
tác động của các kháng sinh này làm thông tin mRNA bị đọc sai, hoặc ngăn
chặn các amino acids mới nối tiếp tạo thành chuỗi polypeptides mới, hoặc ngăn
chặn thành lập phức hợp đầu tiên tổng hợp chuỗi polypeptide,…

-


Ức chế tổng hợp acid nucleic:

Gồm các kháng sinh như Actinomycin, Novobiocin, Nalidixic acid,
Sulfonamides,... Ức chế hiệu quả tổng hợp DNA bằng cách ức chế enzyme
polymerase tổng hợp chuỗi DNA tương ứng, ngăn cản tách mạch làm quá trình
sao chép không thể diễn ra,…

3.2.

Sự đề kháng kháng sinh:

3.2.1. Sự đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn:
Đề kháng kháng sinh (AMR) là sự kháng lại củavi sinhvật đối với một loại
thuốc kháng sinh mà nó đã từng nhạy cảm. Sinh vật kháng (bao gồm vi khuẩn, nấm,
virus và một số ký sinh trùng) có thể chịu được sự tác động của các loại thuốc
kháng sinh, vì vậy mà phương pháp điều trị tiêu chuẩn không còn hiệu quả và
nhiễm trùng kéo dài, tăng nguy cơ lây lan. Sự phát triển của các chủng kháng thuốc
là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi các vi sinh vật tiếp xúc với các loại thuốc
kháng sinh, và đặc điểm kháng có thể được trao đổi giữa một số loại vi khuẩn. Việc
lạm dụng các loại thuốc kháng sinh làm gia tăng nhanh chóng hiện tượng tự nhiên
này.
Cơ chế đề kháng kháng sinh: vi khuẩn tiết enzyme phá hủy hoạt tính của thuốc;
vi khuẩn làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với thuốc; cấu trúc
điểm gắn của thuốc lên vi khuẩn bị thay đổi; do vi khuẩn thay đổi con đường biến
dưỡng làm mất tác dụng của thuốc,…

14
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.BS Vũ Bảo Châu

Nguồn gốc của sự đề kháng kháng sinh:
-

Nguồn gốc không do di truyền:
 Vi khuẩn vì lý do nào đó không nhân lên được, nhưng những thế hệ
sau có thể nhạy cảm trở lại.
 Vi khuẩn mất điểm gắn đặc biệt dành cho thuốc.

-

Nguồn gốc do di truyền: do thay đổi về mặt di truyền và là hậu quả của quá
trình chọn lọc bởi thuốc kháng sinh.
 Đề kháng do nhiễm sắc thể (NST): do đột biến ngẫu nhiên của một
đoạn gen kiểm soát tính nhạy cảm đối với một loại kháng sinh. Sự có
mặt của thuốc là một cơ chế chọn lọc, ức chế vi khuẩn nhạy cảm tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển. Đột biến
NST thông thường nhất là do thay đổi cấu trúc thụ thể dành cho
thuốc. Tần số đột biến khoảng 10-7- 10-12.
 Đề kháng ngoài NST: do cảm ứng với kháng sinh. Yếu tố R là một
lớp của plasmid mang những gen kháng một đến nhiều loại kháng
sinh và những kim loại nặng. Các gen này kiểm soát việc sản xuất
những enzyme phá hủy thuốc. Tần suất 10-6-10-7.

-


Đề kháng chéo: Vi khuẩn kháng với một loại thuốc nào đó cũng có thể
kháng lại những thuốc khác có cùng cơ chế tác động, thường gặp ở những
thuốc có thành phần hóa học gần giống nhau (như Polymicin B-Colistin,…)
nhưng cũng có thể thấy ở những thuốc không liên hệ hóa học (như
Erythromycin-Lincomycin).

15
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hải


×