Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của phân vi sinh làm từ bả mía đến môi trường nước và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 66 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU.........................................................................3
1.1

TÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ

GIỚI…........................................................................................................................3

1.2

1.3

1.1.1

Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ..........................3

1.1.2

Tin
̀ h hin
̀ h nuôi tôm thẻ chân trắng ở viêṭ nam.............................4

BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY EMS/AHPNS TRÊN TÔM .........................5
1.2.1

Tình hình dịch bệnh ........................................................................5

1.2.2



Tác nhân gây bệnh ..........................................................................6

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT VÀ KHÁNG SINH TRONG VIỆC

ĐIỀU TRỊ BỆNH Ở TÔM ........................................................................................7
1.4

BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI

TÔM.. ............................................ …………………………………………………8

1.5

1.4.1

Các yếu tố thủy hóa .........................................................................8

1.4.2

Vi khuẩn .........................................................................................10

CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ VIỆC ỨNG DỤNG TRONG NUÔI

TRỒNG THỦ Y SẢN...............................................................................................13
1.5.1

Đinh
̣ nghiã chế phẩ m sinh ho ̣c .....................................................13


1.5.2

Vai trò và ứng du ̣ng của chế phẩ m sinh ho ̣c trong nuôi trồ ng

thủy sản …………………………………………………………………….14
1.5.3
1.6

Điề u kiêṇ yêu cầ u cho chế phẩ m sinh ho ̣c ...................................18

MEN VI SINH HUDAVIL HUD-5 .............................................................18

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................21
SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

i


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................21

2.2

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................................................21

2.3


2.2.1

Tôm dùng thử nghiệm...................................................................21

2.2.2

Chế phẩm sử dụng.........................................................................21

2.2.3

Môi trường – hóa chất ..................................................................21

2.2.4

Thiết bị- dụng cụ ...........................................................................21

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................22
2.3.1

Bố trí thí nghiệm ............................................................................22

2.3.2

Quản lý và chăm sóc......................................................................23

2.3.3

Phương pháp thu mẫu ..................................................................24

2.3.4


Phương pháp phân tích mẫu ........................................................25

2.3.5

Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và hệ số

thức ăn......………………………………………………………………….26
2.3.6

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................27

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................28
3.1

3.2

KẾT QUẢ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ...............................................28
3.1.1

pH....................................................................................................28

3.1.2

Độ kiềm...........................................................................................30

3.1.3

Hàm lượng tan ...............................................................................31


3.1.4

Tổng vi khuẩn ................................................................................32

3.1.5

Vibrio tổng số .................................................................................33

3.1.6

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ...............................................36

KẾT QUẢ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG, HỆ SỐ THỨC ĂN VÀ TỈ LỆ

SỐNG........................................................................................................................38
3.2.1

Tỉ lệ sống ........................................................................................38

3.2.2

Tốc độ tăng trưởng ........................................................................38

3.2.3

Hệ số thức ăn .................................................................................40

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

ii



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................41
4.1

KẾT LUẬN ...................................................................................................41

4.1

ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42
PHỤ LỤC .................................................................................................................48

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm ..4
Bảng 1.2 : Tỉ lệ phần trăm của NH3/TAN theo nhiêt độ và pH .........................10
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu và tần suất thu mẫu ..........................................................25
Bảng 2.2: Các phương pháp phân tích mẫu .........................................................25
Bảng 3.1: Tỉ lệ sống của tôm trong ao nuôi ..........................................................38
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao nuôi ..........................................38

Bảng 3.3: Kết quả hệ số thức ăn của tôm trong ao nuôi ......................................40

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh gan tụy, ruột và dạ dày của tôm bệnh (A, B) và tôm không
bị bệnh (C, D) ...........................................................................................................13
Hình 1.2: Sơ đồ tiềm năng và hạn chế của chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm
...................................................................................................................................14
Hình 1.3: Chế phẩm sinh học Hudavil Hud-5 ......................................................19
Hình 2.1: hệ thống các ao nuôi trong nghiên cứu ................................................23
Hình 3.1: Biến động của pH trong các ao thí nghiệm ..........................................28
Hình 3.2: Biến động của độ kiềm trong các ao thí nghiệm .................................30
Hình 3.3: Biến động của hàm lượng TAN trong các ao thí nghiệm ...................31
Hình 3.4: Khuẩn lạc đặc trưng của tổng vi khuẩn trên môi trường NA ...........32
Hình 3.5: Biến động tổng vi khuẩn trong các ao thí nghiệm...............................32
Hình 3.6: Khuẩn lạc đặc trưng của Vibrio sp. trên môi trường TCBS .............33
Hình 3.7: Biến động mật độ Vibrio tổng số trong các ao thí nghiệm ..................34
Hình 3.8: Biến động mật độ Vibrio gây hại trong các ao thí nghiệm .................35
Hình 3.9: Mật độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong các ao thí nghiệm ..36
Hình 3.10: Khuẩn lạc đặc trưng của Vibrio parahaemolyticus trên môi trường
ChromagarTM Vibrio ...............................................................................................37
Hình 3.11: Tăng trưởng tôm trong ao nuôi tôm...................................................39

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG


v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước rất có lợi thế để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Theo Tổng cục Thủy sản (2014) cả nước thả nuôi khoảng 676 nghìn ha, trong đó
diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha, tôm chân trắng là 93 nghìn ha. Sản lượng thu
hoạch 569 nghìn tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 241 nghìn tấn, tôm thẻ chân
trắng 328 nghìn tấn [62]. Tuy nhiên, gần đây việc tôm chết hàng loạt trên các ao
nuôi thủy sản đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân, các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng như các trang trại nuôi và chế biến thủy sản. Nguyên nhân chính là do vi
khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh gan tụy trên tôm sú và tôm thẻ [42]. Bên
cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức
ăn, chất thải ở đáy ao cũng là nguyên nhân gây cho bệnh thêm trầm trọng. Việc hình
thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, sinh các khí độc như:
ammoniac (NH3), nitrit (NO2), hydro sulfua (H2S), metan (CH4), các vi sinh vật gây
bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus [9].
Dịch bệnh gây ra bởi virus và vi khuẩn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
ngành nuôi trồng thủy sản cả về số lượng và chất lượng [18] [43] [58]. Vào đầu năm 2013, bệnh
chết sớm trên tôm (Early Mortality Syndrome -EMS) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
gây hoại tử gan tụy (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome - AHPNS) đã được phát hiện [42].
Ở Việt Nam, bệnh chết sớm đã xuất hiện từ năm 2010, nhưng sự tàn phá rộng
rãi nhất chỉ được báo cáo kể từ tháng 3 năm 2011 ở đồng bằng sông Cửu Long. Các
tỉnh chịu ảnh hưởng lớn là: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu
và Cà Mau với tổng diện tích ao tôm khoảng 98.000 ha. Trong tháng 6 năm 2011,
thiệt hại chưa từng thấy ở tôm sú đã được báo cáo trong 11.000 ha nuôi tôm ở Bạc
Liêu, 6.200 ha tại Trà Vinh (tổng cộng 330 triệu con tôm đã chết gây thiệt hại trên

12 tỷ đồng) và 20.000 ha tại Sóc Trăng (gây ra thiệt hại 1,5 nghìn tỷ) [44].
Nghiên cứu của Lingtner và cs (2013) cho thấy Vibrio parahaemolyticus bị
nhiễm phage (một thể thực khuẩn) làm cho độc tố của vi khuẩn tăng lên. Chúng
xâm chiếm đường tiêu hóa của tôm và sinh ra độc tố gây phá hủy mô và rối loạn
SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

chức năng của gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm [38]. Vấn đề đặt ra là nếu kiểm soát
được V. parahaemolyticus thì phage sẽ không có vật chủ để tồn tại cũng như không có V.
parahaemolyticus gây độc trên tôm. Việc ngăn ngừa và điều trị bằng kháng sinh và hóa
chất, đặc biệt khi dùng quá nhiều hóa chất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có lợi
trong ao tôm, chứ không chỉ các vi khuẩn gây bệnh, ngoài ra còn có thể dẫn đến
hiện tượng kháng thuốc ở loài nuôi. Bên cạnh đó, dư lượng kháng sinh và hóa chất
còn gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người sử dụng [59]. Vâ ̣y
làm thế nào để kiể m soát dich
̣ bê ̣nh trong nuôi trồ ng thủy sản mà vẫn đảm bảo sản phẩ m sản xuấ t ra
là an toàn và thân thiê ̣n với môi trường. Chế phẩ m sinh ho ̣c (probiotics) là giải pháp tích
cực và thân thiê ̣n với môi trường không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đã
và đang đươ ̣c áp du ̣ng trong nuôi trồ ng thủy sản.
Chế phẩ m phân vi sinh làm từ bã mía Hudavil Hud5 là nghiên cứu của Viê ̣n
hóa học các hợp chấ t thiên nhiên- thuô ̣c viê ̣n Khoa ho ̣c Công nghê ̣ Viê ̣t Nam, dùng
để xử lý nước trong ao nuôi tôm sú và cá tra. Chế phẩ m Hudavil Hud5 cung cấp lượng vi sinh vâ ̣t
lớn giúp phân hủy thức ăn thừa, các chấ t hữu cơ lơ lửng, khử độc tố H2S, S2-, NH3 trong nước và bùn
đáy ao, hạn chế vi khuẩ n Vibrio, vi khuẩn gây bệnh, tảo sơ ̣i, tảo lam và rong nhớt
ta ̣o sự cân bằng sinh thái trong ao nuôi. Ngoài ra sản phẩm còn chứa các hơ ̣p chấ t
hữu cơ và axit amin. đây là nguồn dinh dưỡng cho tảo có lơ ̣i và sinh vâ ̣t phù du. Vì

thế chúng tôi thực hiê ̣n đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Khảo sát ảnh hưởng của phân vi
sinh làm từ bã mía đế n môi trường nước và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng trong
ao nuôi”.
Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩ m phân vi sinh làm từ bã mía (Hudavil Hud5) đế n môi
trường nước và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi.

Nô ̣i dung nghiên cứu
-

Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Hudavil Hud5 đế n các yế u tố thủy hóa trong ao nuôi tôm.

-

Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩ m Hudavil Hud5 đế n mâ ̣t độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm.

-

Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Hudavil Hud5 đến tốc độ tăng trưởng, hệ
số thức ăn và tỉ lệ sống của tôm trong ao nuôi.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1

TÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở VIỆT NAM VÀ

TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1

Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 [29]. Đến năm 1992,
chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước
Nam Mỹ. Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển
tôm thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và
những ưu điểm rõ rệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến hành
nuôi tự phát. Sản lượng tôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại
thời điểm đó là do tôm thẻ chân trắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng
gấp 2 lần vào năm 2000.
Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái
Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng
sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm
chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng
tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn
(trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi) [29]. Inđônêxia nhập tôm thẻ chân trắng về
nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong
tổng sản lượng 320 nghìn tấn) .
Năm 2004, tôm thẻ chân trắng đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên
thế giới. Năm 2007, tôm thẻ chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn
cầu và là đối tượng nuôi chính ở 3 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia).
Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm.

Cho đến năm 2003 thì các nước Châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này, sản lượng
tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm thẻ liên tục tăng
nhanh qua các năm, đến năm 2010, sản lượng tôm đạt 2,7 triệu tấn [29]. Đến năm
2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn. Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela,
Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình Dương
đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica,
Bahamas [28]. Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3
triệu tấn vào năm 2012. Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự
kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015
[28].

1.1.2

Tình hin
̀ h nuôi tôm thẻ chân trắng ở viêṭ nam

Tôm thẻ chân trắ ng đươ ̣c đưa và Viê ̣t Nam năm 2001 và đươ ̣c nuôi thử nghiê ̣m ta ̣i 3
công ty: Công ty Viê ̣t Mỹ (Quảng Ninh), Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) và Công
ty Duyên Hải (Ba ̣c Liêu) [11].
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các

năm
Năng suất bình

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2005

13.455

40.096

2.980

2006

18.441

57.185

3.100

2007

19.919

64.776


3.250

2008

15.079

47.827

3.170

2009

21.339

89.512

4.190

2010

25.397

136.719

5.380

2011

28.683


152.393

5.330

2012

41.789

186.197

4.460

2013

63.719

243.001

3.814

2014

93.000

328.000

3.527

quân (kg/ha)


(Nguồn: Tổng cục thủy sản, 2014)

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Vào khoảng thời gian trước năm 2006, nước ta ha ̣n chế nuôi tôm thẻ do lo ngại
lây bệnh cho tôm sú, tuy nhiên, đế n năm 2006 ngành thủy sản đã cho phép nuôi tôm
thẻ chân trắ ng ta ̣i các tỉnh từ Quảng Ninh đế n Bình Thuâ ̣n, nhưng vẫn cấ m ở khu
vực Đồ ng Bằ ng Sông Cửu Long. Đầ u năm 2008, khi thi ̣ trường trên thế giới đang
có xu hướng tiêu thu ̣ ma ̣nh và sản phẩ m tôm sú của Viê ̣t Nam bi ̣ ca ̣nh tranh ma ̣nh,
sản lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng giảm do dich
̣ bê ̣nh. Ngày 25/01/2008, Bô ̣ NN&PTNT ban
hành chỉ thi ̣ số 228/CT-BNN-NTTS về viê ̣c nuôi tôm thẻ chân trắ ng ta ̣i các tin̉ h
phiá Nam. Từ đó diện tích và sản lượng không ngừng được tăng lên. Dự kiến sản
lượng năm 2015 đạt khoảng 449.500 tấn [62]. Hiện nay tôm thẻ được nuôi với hình
thức thâm canh năng suất năm 2005 đạt 2.980 kg/ha, đến năm 2012 tăng lên 4.460
kg/ha. Tôm thẻ chân trắng được nuôi tập chung nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
chiếm khoảng 94% diện tích cả nước.

1.2 BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY EMS/AHPNS TRÊN TÔM
1.2.1

Tình hình dịch bệnh

Gần đây, một bệnh mới được gọi là hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm (còn

gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính) đã gây ra thiệt hại đáng kể cho một số
trang trại nuôi tôm ở miền nam và trên đảo Hải Nam của Trung Quốc,
Việt Nam và Malaysia năm 2011 [38] [44]. Bệnh này cũng đã được báo cáo ảnh
hưởng đến tôm ở phía đông vịnh Thái Lan [30] [27]. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng
đến trang trại nuôi tôm ở Đông Nam Á, ảnh hưởng lên cả tôm sú (Penaeus
monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), được đặc trưng bởi việc
chết hàng loạt (có thể lên đến 100% trong một số trường hợp) trong 20-30 ngày đầu
tiên thả nuôi (sau thả giống trong ao nuôi thương phẩm). Dấu hiệu lâm sàng có thể
quan sát được bao gồm: tăng trưởng chậm, bơi xoắn ốc, vỏ mềm, cũng như màu sắc
nhợt nhạt. Tôm bị ảnh hưởng cũng cho thấy dấu hiệu bất thường ở gan tụy (teo tóp
lại, nhỏ, sưng hoặc đổi màu). Các tác nhân gây bệnh chính (xem xét bệnh có thể lây
bệnh) chưa được xác định, trong khi sự hiện diện của một số vi khuẩn bao gồm cả
vi khuẩn Vibrio, Microsporidians và giun tròn đã được quan sát thấy trong một số
mẫu [38].
SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ở Trung Quốc, sự xuất hiện của EMS năm 2009 ban đầu không được chú ý..
Đến năm 2011, sự bùng phát trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong các trang trại
với thâm niên nuôi hơn 5 năm và những nơi gần hơn với biển bằng cách sử dụng
nước rất mặn với gần 80% diện tích nuôin bị thiệt hại [27].
Tại Malaysia, EMS lần đầu tiên được báo cáo vào giữa năm 2010 ở bờ biển
phía đông của bán đảo bang Pahang và Johor. Các ổ dịch EMS dẫn đến sự sụt giảm
đáng kể trong sản xuất tôm thẻ chân trắng, từ 70.000 tấn năm 2010 xuống 40.000
tấn trong năm 2011. Sản xuất trong năm 2012 chỉ là 30.000 tấn và tồi tệ hơn dự kiến
báo cáo chưa được xác nhận như trên dịch EMS tại các bang Sabah và Sarawak đến

tháng tư năm 2012 [27].
Ở Việt Nam, bệnh này đã được phát hiện từ năm 2010 nhưng sự tàn phá trên
diện rộng do EMS chỉ được báo cáo kể từ tháng 3 năm 2011 ở đồng bằng sông Cửu
Long. Nó ảnh hưởng đến khu vực sản xuất tôm chính: Tiền Gang, Bến Tre, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích ao nuôi tôm khoảng
98.000 ha. Trong tháng 6 năm 2011, tổn thất chưa từng có trong tôm sú đã được báo
cáo trong 11.000 ha nuôi tôm ở Bạc Liêu, 6.200 ha tại Trà Vinh (tổng cộng 330
triệu tôm đã chết gây thiệt hại hơn 12 tỷ đồng), và 20.000 ha tại Sóc Trăng (thiệt hại
1.5 nghìn tỷ đồng) [44].

1.2.2

Tác nhân gây bệnh

Vào đầu năm 2013, phòng thí nghiệm bệnh học trên nuôi trồng thủy sản Đại
học Arizona đã có thể cô lập tác nhân gây bệnh EMS/AHPNS trong môi trường
nhân tạo. Thử nghiệm lấy từ các mẫu thực địa cho thấy nguyên nhân gây bệnh là do
vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus [42].
Hiện nay đã có nhiều công bố tác nhân gây bệnh gan tụy EMS/AHPNS do vi
khuẩn Vibrio parahaemolyticus bị nhiễm phage (thể thực khuẩn) làm cho độc tố của
vi khuẩn tăng lên. Chúng xâm chiếm đường tiêu hóa của tôm và sinh ra độc tố gây
phá hủy mô và rối loạn chức năng của gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm [38].

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT VÀ KHÁNG SINH
TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH Ở TÔM
Vibrio là nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh trên tôm. Để kiểm soát dịch bệnh
do vi khuẩn Vibrio gây ra, người ta đã sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cho đến
thời điểm này, hiệu quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh là rất thấp [38]. Ở
Philippines, bệnh do vi khuẩn Vibrio đã gây ra tổn thất lớn về sản lượng tôm và gây
thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tôm trong năm 1996 [39]. Vi khuẩn Vibrio đã
kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh như chloramphenicol, furazolidone,
oxytetracycline, và streptomycin và còn nguy hiểm hơn so với trước đây. Tại Thái
Lan, người nuôi đã sử dụng norfloxacin trong thức ăn, loại thuốc từng rất hiệu quả
trong việc chống lại vi khuẩn Vibrio. Tuy nhiên, điều trị này không mang lại hiệu
quả vì sau khi ngừng thuốc toàn bộ tôm chết trong hai ngày. Rõ ràng, dòng vi khuẩn
Vibrio đã kháng thuốc [59]. Chlorine được sử dụng rộng rãi trong các trại giống và
trong các ao nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng này lại kích thích sự phát triển của gen
kháng thuốc trong vi khuẩn. Một số người nuôi tôm ở Thái Lan cho biết khi
chlorine được sử dụng trong các ao nuôi để diệt động vật phù du trước khi thả tôm,
tuy nhiên sau khi dùng chlorine thì khuẩn Vibrio lại phát triển nhanh chóng [8].
Như vậy, Vibrio không những chỉ kháng thuốc mà còn là nguyên nhân gây thêm
mầm bệnh. Việc sử dụng thuốc để diệt vi khuẩn làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Nếu thuốc kháng sinh hay thuốc sát trùng được sử dụng để diệt trừ vi khuẩn, một số
vi khuẩn, mầm bệnh vẫn sống sót, bởi chúng đã mang gen kháng thuốc. Bất cứ
mầm bệnh nào trở lại trong ao hay các bể chứa từ ruột cá hay từ đường ống nước,
đều có thể trao đổi gen với các vi khuẩn kháng thuốc và còn khỏe hơn trước. Do
vậy, các mầm bệnh kháng thuốc phát triển rất nhanh do đối thủ cạnh tranh đã bị loại
trừ. Nồng độ tetracycline không đủ mạnh để diệt trừ vi khuẩn, do vậy tỷ lệ truyền
gen giữa Vibrio cholerae và Aeromonas salmonicida tăng 100 lần [59].
Điều đáng quan tâm là mô hình nuôi tôm ở các hộ dân đa phần không có hệ
thống xử lý nước thải. Do vậy lượng hóa chất này cùng nước thải của hệ nuôi đưa
trực tiếp ra môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm, gây hại cho hệ sinh


SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

vật trong môi trường. Đặc biệt, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc trừ sâu bởi
chúng có độc tính cao và tồn tại lâu trong môi trường, gây ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm nuôi trồng và sức khỏe con người do cơ chế tích lũy sinh học [9].
Tóm lại, vấn đề sử dụng hóa chất cũng như kháng sinh chỉ giải quyết tình trạng
bệnh trong thời điểm nhất thời nhưng nó lại mang đến không ít tác hại trong đời
sống và kinh tế như sau:
 Bên cạnh diệt những vi sinh vật có hại (vi khuẩn, …) hóa chất, kháng sinh lại
diệt luôn những vi sinh vật có lợi chẳng hạn như vi sinh vật phân hủy chất
hữu cơ.
 Hóa chất, thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm do đó
làm năng xuất thu hoạch giảm.
 Tôm chết có thể do thuốc chứ không phải do vi sinh vật gây bệnh.
 Có khả năng tạo ra các chứng kháng thuốc gây bệnh cho tôm và nguy cơ
truyền tính kháng thuốc cho các tác nhân gây bệnh ở người.
 Làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái chung quanh, đến quần thể sinh vật
trong hệ sinh thái, đặc biệt là con người.
 Dư lượng kháng sinh ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của ngành.
Tình trạng lạm dụng hóa chất và kháng sinh để chế biến, bảo quản khô, nguyên
liệu thủy sản tươi sống, phòng và trị bệnh thủy sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư
15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng,
hạn chế sử dụng.


1.4 BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG
AO NUÔI TÔM
1.4.1

Các yếu tố thủy hóa

1.4.1.1

pH

pH là chỉ tiêu chỉ thị cho quá trình biến đổi sinh học và hóa học xảy ra trong ao
nuôi để đánh giá chất lượng nước. Khoảng pH thích hợp cho tôm dao động từ 7,5 - 8,5

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

và khoảng tốt nhất cho tôm phát triển từ 7,8 - 8,3. Nếu pH < 7 hoặc pH > 9,5 sẽ gây
ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm [2]. Sự biến động của pH hằng ngày trong ao
phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tảo. Vào thời điểm từ 14 - 16 giờ trong ngày
cường độ quang hợp của tảo mạnh giá trị của pH đạt cao nhất. Khoảng dao động
cho phép trong ngày không được vượt quá 0,5.
Trong nước có pH cao thì amon dễ chuyển thành NH3, có tính độc cao [15], do
quá trình bài tiết chất thải chứa Nitơ bị ức chế, nó làm giảm khả năng khếch tán của
ammoniac từ trong cơ thể ra ngoài.
1.4.1.2


Độ kiềm

Độ kiềm là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất nuôi tôm, khoảng kiềm
thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển là trong khoảng 100 – 200 mg/l.
Nếu độ kiềm thấp (< 100 mg/l) sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ
sống của tôm [41], thậm trí có thể gây chết tôm. Nếu độ kiềm cao (> 200 mg/l) với
giá trị pH > 8,5 sẽ ngăn cản quá trình lột xác của tôm [4].
1.4.1.3

Tổng nitơ ammoniac NH3-N (TAN)

Ammonia là sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ
phân bón, chất thải thủy sinh, vi sinh vật và sự phân hủy các hợp chất nitơ. Sự tích
lũy của ammoniac rất độc và có thể gây chết cho động vật thủy sản, hàm lượng gây
độc thay đổi tùy theo động vật thủy sản, đối với tôm sú không được lớn hơn 4,26
mg/l NH4+ [24]. Ammoniac tồn tại dưới hai dạng, dạng ion hóa (NH4+) và không
ion (NH3), giá trị của hai dạng này thay đổi theo pH và nhiệt độ của nước. Tổng
hàm lượng của NH3 và NH4+ gọi là tổng đạm amon (Total Ammonium Nitrogen –
TAN). Trong môi trường có pH cao thì NH3 có tính độc cao. NH3 có tính độc cao
hơn NH4+ vì NH3 có khả năng hòa tan trong chất béo, không mang điện tích nên dễ
thấm vào màng tế bào [15].
Tỉ lệ của NH3/TAN trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, pH (Bảng 1.2). Khi
nhiệt độ và pH trong nước gia tăng thì hàm lượng NH3 trong nước sẽ gia tăng và
ngược lại.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

9



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bảng 1.2 : Tỉ lệ phần trăm của NH3/TAN theo nhiêt độ và pH
Nhiệt độ (0C)

pH
16

18

20

22

24

26

28

30

32

7,0

0,30

0,34


0,40

0,46

0,52

60,00

0,70

0,81

0,95

7,2

0,47

0,54

0,63

0,72

0,82

0,95

1,10


1,27

1,50

7,4

0,74

0,86

0,99

1,14

1,30

1,50

1,73

2,00

2,36

7,6

1,17

1,35


1,56

1,79

2,05

2,35

2,72

3,13

3,69

7,8

1,84

2,12

2,45

2,80

3,21

3,68

4,24


4,88

5,72

8,0

2,88

3,32

3,83

4,37

4,99

5,71

6,55

7,52

8,77

8,2

4,49

5,16


5,94

6,76

7,68

8,75

10,00

11,41

13,22

8,4

6,93

7,94

9,09

10,30

11,65

13,20

14,98


16,96

19,46

8,6

10,56 12,03

13,68

14,40

17,28

19,42

21,83

24,45

27,68

8,8

15,76 17,82

20,08

22,38


24,88

27,64

30,68

33,90

37,76

9,0

22,87 25,57

28,47

31,37

34,42

37,71

41,23

44,84

49,02

9,2


31,97 35,25

38,69

42,01

45,41

48,96

52,65

56,30

60,38

9,4

42,68 46,32

50,00

53,45

56,86

60,33

63,79


67,12

70,72

9,6

54,14 57,77

61,31

64,54

67,63

70,67

73,63

76,29

79,29

9,8

65,17 68,43

71,53

74,25


76,81

79,25

81,57

83,68

85,85

10,0

74,78 77,46

79,92

82,05

84,00

85,82

87,52

89,05

90,58

10,2


82,45 84,48

86,32

87,87

89,27

90,56

91,75

92,80

93,84

1.4.2 Vi khuẩn
1.4.1.4

Tổng vi khuẩn

Quần thể vi sinh vật trong các thủy vực nuôi thủy sản rất đa dạng, bao gồm một
số loài gây bệnh, một số loài không gây bệnh và một số loài có lợi cho vật nuôi, khả
năng duy trì sự cân bằng thích hợp của hệ vi sinh vật này là chìa khóa thành công
trong quản lý môi trường thủy sản. Môi trường ao nuôi là nơi lý tưởng cho vi khuẩn
sinh trưởng và phát triển, do môi trường chứa có chất hữu cơ và nguồn carbon dồi
dào. Tùy thuộc vào thời gian nuôi, mật độ vi khuẩn trong hệ thống nuôi có thể đạt
đến mật độ 104 đến 107 CFU/ml [55]. Mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước nuôi

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG


10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

thủy sản theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Thủy Sản (số 28 TCN 101: 1997) chấp nhận
ở mức 106 CFU/ml.
Theo Boyd và Tucker (1998), trong tổng số vi khuẩn có mặt trong môi trường
nước thì có một số loài đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt
liên quan tới sản xuất sơ cấp, phân hủy chất hữu cơ, cải thiện chất lượng nước trong
ao nuôi [23], ví dụ như : Cellulomonas sp., Bacillus megaterium, Bacillus subtilis,
Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp.. Ngoài ra vi khuẩn còn giữ vai trò quan trọng
trong việc chuyển hóa các chất độc như ammoniac và các hợp chất nitơ. Mặt khác
sinh khối của vi sinh vật cũng có thể cung cấp thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho
tôm cá nuôi.
1.4.1.5 Vi khuẩn vibrio tổng số
Đặc điểm chung của các loài vi khuẩn thuộc chi Vibrio: Gram âm, hình que
thẳng hoặc hơi cong, kích thước 0,3 - 0,5 × 1,4 - 2,6 µm. chúng không hình thành
bào tử, chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh [22].
Các loài thuộc chi Vibrio đều yếm khí không bắt buộc (tùy nghi). Môi trường
chọn lọc của chúng là Thiosulphate Citrate Bile Salt Agar (TCBS). Dựa vào màu
sắc khuẩn lạc trên môi trường TCBS, Vibrio spp. được chia thành hai nhóm: nhóm
có khả năng lên men đường sucrose có khuẩn lạc màu vàng và nhóm không có khả
năng lên men đường sucrose có khuẩn lạc màu xanh lá cây. Nhóm vi khuẩn Vibrio
là nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội, chúng tồn tại trong môi trường nước nuôi thủy
sản như một thành phần của quần thể vi sinh vật tự nhiên trong ao nuôi, khi gặp
điều kiện bất lợi chúng sẽ gây bệnh.
Theo quy định của Tổng cục thủy sản mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số < 1000
CFU/ml, nếu vượt mức quy định sẽ gây bệnnh cho động vật thủy sản. Bệnh do một

số vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp. đã được công bố là tác nhân gây bệnh nghiêm
trọng cho một số động vật thủy sản, Vibrio anguillarum và Vibrio ordalii là hai tác
nhân gây bệnh chủ yếu [17].
Một số loài vi khuẩn Vibrio có khả năng gây phát sáng như: V. harveyi, V.
splendid, V. orientalis, V. fischeri, V. vulnificus. Trong đó, V. harveyi là tác nhân

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

gây bệnh phát sáng ở ngọc trai Pinctada maxima, tôm sú Penaeus monodon và tôm
he Nhật Bản Penaeus japonicas [37].
Hiện nay, người ta đã phân lập và định danh được 172 chủng vi khuẩn từ tôm
bệnh và tìm thấy khoảng 90 % chủng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio. Việt Nam đã
phân lập được các loài V. alginolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. cholerae,
V.mimicus trên cá tôm nhiễm bệnh [12].
1.4.1.6

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Vibrio parahaemolyticus tồn tại phổ biến ở hệ sinh thái nước mặn và vùng cửa
sông trong đó có ao nuôi thủy sản [61]. Đặc biệt, V. parahaemolyticus có khả năng
phát triển tốt hơn so với các vi khuẩn khác trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn
tương đối cao [60]. Chúng có thể tồn tại tự do trong môi trường nước và nền đáy,
bám trên bề mặt và xâm nhập vào bên trong cơ thể của động vật phù du, cá và giáp
xác [36].
Kết quả điều tra về thành phần vi khuẩn trong 24 mẫu nước thu tại cửa sông

Coreau, vùng Đông Bắc Brazil phát hiện có đa số là vi khuẩn này [51]. Ngoài ra,
còn phát hiện được trên gan tụy tôm sú bệnh thu ở Uran Maharashira, Ấn Độ với
các dấu hiệu bệnh lý như: tôm tăng trưởng chậm, lờ đờ, cơ thể chuyển sang màu đỏ
và chết [14]. V. parahaemolyticus cũng được ghi nhận cùng với V. harveyi và V.
vulnificus đã gây chết tôm nuôi ở Thái Lan [46], Philiphine [37], Ấn Độ [34], liên
quan đến một số bệnh như nhiễm khuẩn cục bộ, nhiễm khuẩn trên gan tụy trên tôm
sú, hội chứng đỏ thân và mềm vỏ trên tôm [39].
Yêu cầu trong ao nuôi thủy sản không có vi khuẩn V. parahaemolyticus, do nó
là tác nhân gây bệnh tôm chết sớm Early Mortality Syndrome (EMS) hay còn gọi là
hội chứng hoại tử gan tụy Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome (AHPNS)
[38], khi tôm bị bệnh này sẽ có dấu hiệu: tôm lờ đờ, ngừng ăn, dạ dày và ruột trống
rỗng, vỏ vỏng, màu sắc nhợt nhạt, tăng trưởng chậm, gan tụy xanh xao, nhủng và
teo, khi mắc bệnh tỉ lệ chết lên tới 100% làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho các ao nuôi
tôm.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 1.1 Hình ảnh gan tụy, ruột và dạ dày của tôm bệnh (A, B) và tôm
không bị bệnh (C, D)
Ghi chú:
MG - Midgut - Ruột
HP - Hepatopancreas - Hệ gan tụy
ST - Stomach - Dạ dày

1.5 CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ VIỆC ỨNG DỤNG TRONG

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.5.1

Định nghiã chế phẩ m sinh ho ̣c

Chế phẩ m sinh ho ̣c (probiotic) có nguồ n gố c từ tiế ng Hy La ̣p bao gồ m hai từ
“pro” có nghiã là dành cho và “bios” có nghiã là sự số ng [56]. Thuâ ̣t ngữ probiotics
có nhiề u đinh
̣ nghiã khác nhau, đầ u tiên là Lilley và Stilluell (1965) đã dùng thuâ ̣t
ngữ này để mô tả những chấ t đươ ̣c tiế t ra từ mô ̣t sinh vâ ̣t nào đó có tác du ̣ng kích
thích tăng trưởng cho mô ̣t sinh vâ ̣t khác [40]. Năm 1974 Paker đã đinh
̣ nghiã
probiotic là các sinh vâ ̣t và các hơ ̣p chấ t góp phầ n vào sự cân bằ ng hê ̣ sinh vâ ̣t trong
hê ̣ thố ng tiêu hóa [49]. Sau đó Fuller (1989) đinh
̣ nghiã la ̣i, probiotic là sự bổ sung
mô ̣t loa ̣i thức ăn vi sinh vâ ̣t số ng, tác du ̣ng có lơ ̣i cho vâ ̣t chủ qua viê ̣c cải thiê ̣n sự
cân bằ ng hê ̣ vi sinh trong đường ruô ̣t của vâ ̣t chủ [31].
Trải qua lich
̣ sử, probiotic đươ ̣c đinh
̣ nghiã ngày càng cu ̣ thể hơn. Theo đinh
̣
nghiã đươ ̣c thông qua bởi FAO/ WHO năm 2001: “Probiotic là những vi sinh vâ ̣t

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


số ng mà khi dùng với lươ ̣ng thić h hơ ̣p, kiể m soát chă ̣t chẽ sẽ đem la ̣i lơ ̣i ić h sức
khỏe cho vâ ̣t nuôi.

1.5.2

Vai trò và ứng du ̣ng của chế phẩ m sinh ho ̣c trong nuôi trồ ng

thủy sản
Hạn chế của chế phẩm sinh
học

Tiềm năng của chế phẩm
sinh học

Cải thiện hệ tiêu
hóa

Phân tán trong môi
trường tự nhiên

Tương tác đối
kháng chọn lọc với
tác nhân gây bệnh

Cơ hội cho mầm
bệnh tiềm ẩn

Hạn sử dụng thực
sự trong môi
trường


Chế phẩm
sinh học
trong ao nuôi
tôm

Ảnh hưởng sức
khỏe người tiêu
dùng nếu các dòng
vi khuẩn từ các
nguồn nhiễm bệnh

Tăng cường hệ
thống miễn dịch

Thúc đẩy tăng
trưởng

Cải thiện chất
lượng nước

Xử lý sinh học các
chất bùn, bã

Hình 1.2: Sơ đồ tiềm năng và hạn chế của chế phẩm sinh học trong ao nuôi
tôm

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

14



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.5.2.1

Tăng cường đáp ứng miễn di ̣ch

Hê ̣ thố ng miễn dich
̣ không đă ̣c hiê ̣u có thể đươ ̣c kić h thić h bởi vi khuẩ n
probiotic. Balcazar (2003) đã chứng minh hỗn hơ ̣p của dòng vi khuẩ n Bacillus và
Vibrio có ảnh hưởng tích cực đế n sự tăng trưởng và tỉ lê ̣ số ng của tôm thẻ chân
trắ ng và có tác du ̣ng bảo vê ̣ cơ thể chố ng la ̣i những ảnh hưởng của vi khuẩ n Vibrio
harveyi và vi rút đố m trắ ng. Sự bảo vê ̣ này đươ ̣c kích thić h bởi hê ̣ thố ng miễn dich
̣
bằ ng cách gia tăng thực bào và sự hoa ̣t đô ̣ng của kháng khuẩ n [20].
Lara-Flores và cs (2003) đã chứng minh việc sử du ̣ng Saccharomyces
cerevisiae như là chế phẩ m sinh ho ̣c đố i với cá rô phi vằ n cho thấ y mức đô ̣ tăng
trưởng và hiê ̣u quả thức ăn rõ rê ̣t trong viê ̣c tăng hiê ̣u quả thức ăn.
 Sản xuất các hơ ̣p chấ t ức chế
Vi sinh vâ ̣t có trong các dòng chế phẩ m sinh ho ̣c có khả năng sản sinh ra các
hơ ̣p chấ t hóa ho ̣c là chấ t ức chế cho cả vi khuẩ n gram âm và gram dương. Những
hơ ̣p chấ t này bao gồ m bacteriocins, sideropheres, lysozymes, protease, hydrogen
peroxides,…Vi khuẩ n lactic có khả năng sản xuấ t bacteriocins ức chế các vi sinh
vâ ̣t khác [56]. Gatesoup (2007) đã quan sát cá da bơn giố ng (Scophthalmus
maximus) khi đươ ̣c cho ăn thức ăn bổ sung axit lactic thì sức đề kháng tăng đố i với
vi khuẩ n Vibrio spp. [32].
Balcazar (2006) đã kế t luâ ̣n cá hồ i cầ u vồ ng sử du ̣ng vi khuẩ n Clostridium
butyricum thì sức đề kháng của cá đươ ̣c tăng cường chố ng la ̣i Vibrio bằ ng cách tăng
cường hoa ̣t đô ̣ng thực bào của ba ̣ch cầ u [19].

Rengpipat và cs (2003) báo cáo rằ ng viê ̣c sử du ̣ng Bacillus sp. (dòng S11) đã
kić h hoa ̣t cả hê ̣ thố ng miễn dich
̣ dich
̣ thể và miễn dich
̣ tế bào ở tôm sú (Penaeus
monodon) [52].
1.5.2.2

Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bê ̣nh

 Ca ̣nh tranh vị trí bám dính
Chế phẩ m sinh ho ̣c có khả năng bám diń h và xâm chiế m bề mă ̣t niêm ma ̣c ruô ̣t,
do vâ ̣y tạo ra cơ chấ t bảo vê ̣ chố ng la ̣i mầ m bê ̣nh qua viê ̣c ca ̣nh tranh điể m bám và
thức ăn. Khả năng bám dính và sự phát triể n trong ruô ̣t hay bên ngoài lớp nhày đã

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

được chứng minh in- vitro cho các vi sinh vâ ̣t gây bê ̣nh gây bê ̣nh ở cá như:
V.anguillarum và Aeromonas hydrophila [56].
Lasson và cs (1992) đã khẳ ng đinh
̣ cạnh tranh vị trí bám trong ruô ̣t của vâ ̣t chủ
có ảnh hưởng rấ t quan tro ̣ng đế n sức khỏe vâ ̣t chủ. Viê ̣c bám dính vào lớp màng
nhầy của ruột là rấ t cầ n thiế t để vi khuẩ n ta ̣o nên quầ n thể trong hê ̣ tiêu hóa của cá.
Sự bám dính trên màng ruột có thể là chuyên biệt, không chuyên biê ̣t.
 Ca ̣nh tranh dinh dưỡng và năng lươ ̣ng

Nhiề u quầ n thể vi sinh vâ ̣t cùng tồ n ta ̣i trong mô ̣t hê ̣ sinh thái sẽ có sự có sự
ca ̣nh tranh về dinh dưỡng và năng lươ ̣ng, chủ yế u xảy ra ở nhóm di ̣dưỡng như ca ̣nh
tranh các chấ t hữu cơ mà chủ yế u là nguồ n carbon và năng lươ ̣ng. Theo Rico –
Mora (1988), đã cho dòng vi khuẩ n đươ ̣c cho ̣n lo ̣c có khả năng phát triể n trên môi
trường nghèo hữu cơ vào bể nuôi tảo khuê cùng với vi khuẩ n Vibrio alginolyticus
thì vi khuẩ n Vibrio này không phát triể n và thử nghiê ̣m in - vitro không thấ y có sự
ức chế . Chứng tỏ vi khuẩ n đươ ̣c cho ̣n lo ̣c ca ̣nh tranh lấ n át vi khuẩ n Vibrio trong
điề u kiê ̣n nghèo chấ t hữu cơ [54].
Ca ̣nh tranh giành lấ y các chấ t hóa ho ̣c và năng lươ ̣ng có sẵn đóng vai trò quan
tro ̣ng trong hê ̣ vi sinh vâ ̣t đường ruô ̣t hay trong môi trường nuôi thủy sản [56].
Theo Gatesuop (1997), mô ̣t số vi khuẩ n có lơ ̣i có thể sản xuấ t ra siderophores
đươ ̣c ứng du ̣ng trong chế phẩ m sinh ho ̣c để ca ̣nh tranh với mầ m bê ̣nh bằ ng cách sản
sinh ra siderophores và ca ̣nh tranh sắ t với tấ t cả các vi sinh vâ ̣t cầ n sắ t trong môi
trường [33].
Trong nuôi trồ ng thủy sản, Thalassobacter utilis có tác du ̣ng ức chế chố ng la ̣i vi
khuẩ n Vibrio anguillarum, giảm vi khuẩ n Vibrio sp. trong nước ương, làm tăng tỉ lê ̣
số ng của ấ u trùng [48].
1.5.2.3

Cải thiê ̣n hê ̣ tiêu hóa

Chế phẩ m sinh ho ̣c là nguồ n dinh dưỡng và enzyme cho bô ̣ máy tiêu hóa của
vâ ̣t nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằ ng chế phẩ m sinh ho ̣c có ảnh hưởng tić h cực
đế n quá trình tiêu hóa của các vâ ̣t nuôi bởi các dòng chế phẩ m sinh ho ̣c sản xuấ t ra
enzyme ngoa ̣i bào như protease, amylase, lypase và cung cấ p các dưỡng chấ t cầ n
thiế t như: vitamin, axit béo, axit amin,… trong nuôi cá các vi khuẩ n như
SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

16



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bacteroides và Clostridium sp. cung cấ p dinh dưỡng cho cá, đă ̣c biê ̣t là axit béo và
vitamin [19].
1.5.2.4

Cải thiê ̣n chấ t lượng nước

Chế phẩm sinh học còn giúp ngăn ngừa và giảm thiể u ô nhiễm ao nuôi. Các vi
sinh vâ ̣t có lơ ̣i giúp phân hủy các hơ ̣p chấ t hữu cơ, góp phầ n làm giảm thiể u việc
hình thành các lớp bùn và các chấ t cặn ba,̃ nhờ vâ ̣y chấ t lươ ̣ng nước trong ao nuôi
đươ ̣c cải thiê ̣n, làm tăng số lượng động vật phù du, giảm mùi hôi, từ đó tăng sản
lươ ̣ng nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, sử dụng chế phẩ m sinh ho ̣c sẽ góp phầ n làm
giảm việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong phòng và tri ̣ bê ̣nh, đảm bảo an
toàn cho sức khỏe người con người, góp phầ n phát triể n ngành nuôi trồ ng thủy sản
bề n vững.
Trong thí nghiê ̣m của Dalmin (2001), chấ t lươ ̣ng nước trong bể ương đươ ̣c cải
thiê ̣n khi bổ sung vi khuẩ n Bacillus sp., vi khuẩ n gram dương chuyể n hóa các hơ ̣p
chấ t hữu cơ thành CO2 tố t hơn vi khuẩ n gram âm. Viê ̣c sử du ̣ng vi khuẩ n Bacillus
sp. đã cải thiê ̣n chấ t lươ ̣ng nước gia tăng tỉ lê ̣ số ng và tố c đô ̣ tăng trưởng của ấ u
trùng, bên ca ̣nh đó làm giảm mô ̣t lươ ̣ng lớn vi khuẩ n gây ha ̣i [25].
Mô ̣t số loài vi khuẩ n thuô ̣c nhóm vi khuẩ n Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus
licheniformis, Bacillus sp., …) dùng để làm sa ̣ch môi trường nhờ khả năng sinh các
enzyme (protease, amylase, celulose) phân hủy các hơ ̣p chấ t hữu cơ và kiể m soát sự
phát triể n quá mức của vi sinh vâ ̣t gây bê ̣nh do cơ chế ca ̣nh tranh nguồ n dinh dưỡng
giữ cho môi trường luôn ở tra ̣ng thái cân bằ ng sinh ho ̣c [1]. Ngoài ra, vi khuẩ n
Bacillus còn có khả năng khử đa ̣m, làm giảm các chấ t hữu cơ và sử du ̣ng nitrate khi
thiế u oxi, đă ̣c biê ̣t vi khuẩ n phát huy tố t tác du ̣ng ở đáy ao [45].
1.5.2.5


Tác động kháng virus

Có mô ̣t số vi khuẩn trong chế phẩ m sinh học có tác đô ̣ng kháng virus, mă ̣c dù
cơ chế này vẫn chưa đươ ̣c biế t rõ, các kiể m tra trong phòng thí nghiê ̣m cho thấy,
khả năng bấ t hoa ̣t virus có thể đươ ̣c thực hiện bởi hóa chất và những chấ t sinh ho ̣c
như: dich
̣ chiế t của tảo, sản phẩ m ngoại bào của vi khuẩ n.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

17


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Kamei và cs (1988) đã chứng minh chủng Pseudomonas sp., Vibrio sp. phân lâ ̣p
từ nơi ấ p trứng cá hồ i có hoa ̣t tin
́ h kháng virus IHNV (Infectious Hematopoietic
Necrosis Virus) với tỉ lê ̣ giảm hơn 50% [35].
Direkbusarakom và cs (1998) đã phân lâ ̣p đươ ̣c 2 chủng Vibrio sp. NICA 1030
và NICA 1031 từ nơi ấ p trứng tôm sú, 2 chủng này có hoa ̣t tin
́ h kháng virus IHNV
và OMV (Oncorhynchus Masou Virus) với tỉ lê ̣ giảm tương ứng với 62% và 99%
[26].

1.5.3

Điều kiêṇ yêu cầ u cho chế phẩ m sinh ho ̣c


Mô ̣t chế phẩ m sinh ho ̣c (probiotic) cầ n có các tiêu chuẩ n chung sau [13]:
-

Có thể số ng sót ở môi trường acid trong hê ̣ tiêu hóa, tồ n ta ̣i kéo dài hay ta ̣o
thành khuẩ n lạc trong đường ruô ̣t.

-

Chiụ đươ ̣c khoảng pH và nhiê ̣t đô ̣ rô ̣ng.

-

Biểu hiện hiệu quả có lơ ̣i đối với vâ ̣t chủ (cạnh tranh, đố i kháng với các vi
sinh gây bệnh, có khả năng sinh các enzyme hoă ̣c các sản phẩ m cuối cùng
mà vâ ̣t chủ có thể sử du ̣ng được,…).

-

Không ta ̣o đô ̣c tố hoă ̣c không gây bệnh cho vâ ̣t chủ.

-

Có tiń h ổ n đinh
̣ di truyề n, không mang gen đề kháng kháng sinh có thể
truyề n đươ ̣c.

-

Dễ dàng nuôi cấy và có khả năng tồ n ta ̣i đô ̣c lâ ̣p trong thời gian dài.


1.6 MEN VI SINH HUDAVIL HUD-5
Hudavil hud-5 là chế phẩm được các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học các
Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) Việt Nam
nghiên cứu trong 10 năm nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm, khử các độc tố
trong nước và bùn đáy ao như NH3, H2S… trong ao nuôi tôm với 8 chủng vi sinh
vật có hoạt tính cao: Cellulomonas sp., Thermoactinomyces sp., Bacillus
megaterium, Azobacter chroococcum, Bacillus subtilis, Thiobacillus thioparus,
Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., sinh khối đạt 109 CFU/ml.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

18


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3: Chế phẩm sinh học Hudavil Hud-5
Các nhóm vi khuẩn trong chế phẩm được chia làm 4 nhóm:
Nhóm1: Cellulomonas sp., Thermoactinomyces sp., Bacillus megaterium,
Azobacter chroococcum, có chức năng phân hủy hợp chất hữu cơ, xác tảo tàn, lân
khó tan trong thức ăn,cố định đạm và xử lý ô nhiễm tầng đáy ao, tầng hiếu khí.
Nhóm 2: Bacillus subtilis có chức năng phân hủy thức ăn thừa, các hợp chất
hữu cơ dễ phân hủy, tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng khả năng hạn chế
bệnh đường ruột. Nhóm này hoạt đông ở tầng hiếu khí. Ngoài việc sử dụng trực tiếp
chất hữu cơ trong ao, vi sinh vật thuộc chi Bacillus còn khử Nitrate (NO3-) thành
Nitơ (N2) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm
hạn chế sự gia mật độ tảo và duy trì độ trong trong ao nuôi thủy sản [15]. Vi sinh
vật thuộc nhóm Bacilus sẽ phát triển số lượng lớn, cạnh tranh sử dụng hết thức ăn
của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và nhóm vi khuẩn Vibrio có hại và ngăn
ngừa sự phát triển của chúng, từ đó làm giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm cá

[53]. Từ đó, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh sẽ giảm và giảm thay nước trong quá
trình nuôi, góp phần cải thiện chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản [59].

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

19


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nhóm 3: Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp. có chức năng chuyển hóa NH3.
Nhóm này hoạt động ở tầng hiếu khí. NH3 được làm giảm do hai loại vi sinh vật tự
dưỡng này theo chu trình, Nitrosomonas sử dụng ammonia (NH4+) làm chất dinh
dưỡng. Nhóm sinh vật này khi sử dụng ammonia sẽ sinh ra Nitrite (NO2-), cũng gây
sốc cho tôm. Nitrobacter sẽ chuyển Nitrite thành dạng Nitrate (NO3-), là chất
không độc đối với tôm cá [21].
Nhóm 4: Thiobacillus thioparus có chức năng chuyển hóa sulfur, hoạt động ở
tầng hiếu khí.

SVTH: TRẦN THỊ HƯƠNG

20


×