Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Sàng lọc vi khuẩn vùng lúa ngập mặn có khả năng kiểm soát một số nấm gây bệnh khóa luận tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM
----------------

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

SÀNG LỌC VI KHUẨN VÙNG LÚA NGẬP MẶN CÓ
KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH
TRÊN CÂY LÚA

KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VI SINH

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Minh
SVTT: Đinh Thị Hiền
MSSV: 1153010241
Khóa: 2011 – 2015
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 05 Năm 2015


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô khoa Công Nghệ


Sinh Học đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm vừa qua để em
làm tốt đề tài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Minh, cô Dương Nhật Linh đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất
để con hoàn thành việc học của mình.
Em xin cảm ơn chị Võ Ngọc Yến Nhi, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, các bạn và các em
trong phòng vi sinh đã ủng hộ, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện đề
tài.
Một lần nữa, em xin gửi đến thầy cô, các bạn và các em lời chúc sức khỏe, lời biết ơn
chân thành nhất. Chúc mọi người luôn may mắn, gặt hái được nhiều thành công.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
ĐINH THỊ HIỀN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nấm Pyricularia oryzae (A) và biểu hiện bệnh đạo ôn trên lúa do nó gây nên (B,
C)............................................................................................................................................. 11
Hình 1.2: Nấm Rhizoctonia solani (A) và biểu hiện bệnh khô vằn trên lúa do nó gây nên (B)
................................................................................................................................................. 14
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 27
Hình 3.1: Phân lập mẫu nước (A) và đất trên vùng trồng lúa (B) .......................................... 53
Hình 3.2: Phân lập vi khuẩn nội sinh trên mẫu thân cây lúa (A) và đĩa TSA đối chứng (B) . 53
Hình 3.3: Hình thái vi thể (A) và đại thể của chủng LĐ7 (B) ................................................ 54

Hình 3.4: Hình thái vi thể (A) và đại thể của chủng LN5 (B) ................................................ 54
Hình 3.5: Hình thái vi thể (40X) (A) và đại thể (B) của chủng nấm BP1 .............................. 61
Hình 3.6: Hình thái vi thể (40X) (A) và đại thể (B) của chủng nấm CR1.............................. 63
Hình 3.7: Các dấu hiệu bệnh đạo ôn trên lô bệnh (A, B) và lô đối chứng (C) ....................... 64
Hình 3.8: Các dấu hiệu bệnh khô vằn trên lô bệnh (A, B) và lô đối chứng (C) ..................... 64
Hình 3.9: Hình thái vi thể (40X) (A) và đại thể của chủng nấm Pyricularia BP3 (B)........... 65
Hình 3.10: Hình thái vi thể (40X) (A) và đại thể của chủng nấm Rhizoctonia CR1 (B) ....... 66
Hình 3.11: Khả năng kháng nấm Pyricularia BP3 của chủng LN6 (A) và đối chứng (B) .... 68
Hình 3.12: Khả năng kháng nấm Rhizoctonia CR1 của chủng LN6 (A)và đối chứng (B) .... 68
Hình 3.13: Khả năng kiểm soát nấm Pyricularia BP3 của chủng LD5 (A) và đĩa đối chứng
(B) ........................................................................................................................................... 70
Hình 3.14: Khả năng kiểm soát nấm Rhizotocnia CR1 của chủng LD5 (A) và đĩa đối chứng
(B) ........................................................................................................................................... 70
Hình 3.15: Đĩa cấy thạch vuông góc của chủng LS6 và LD5 ................................................ 73
Hình 3.16: Đĩa ủ hạt giống sau 2 ngày trên đĩa agar (A) và lúa cấy 0 ngày (B) .................... 76

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

i


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Hình 3.18: Nghiệm thức bổ sung chủng vi khuẩn N-2C2 (A) và nghiệm thức chỉ bổ sung
chủng Pyricularia BP3 (B) ..................................................................................................... 76
Hình 3.17: Nghiệm thức bổ sung chủng vi khuẩn N-2C1 (A) và nghiệm thức chỉ bổ sung
chủng Rhizotocnia CR1 (B) .................................................................................................... 77
Hình 4.1: Định danh Bacillus sp. theo khóa phân loại Cowan và Steels ............................... 98


SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

ii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng lúa các nước Châu Á và sản lượng, diện tích lúa trên thế giới ............... 6
Bảng 1.1: Khả năng chịu mặn của một số loại cây ................................................................. 17
Bảng 3.1: Đặc điểm đại thể của các chủng vi khuẩn phân lập ............................................... 45
Bảng 3.2: Kết quả quan sát vi thể của các chủng phân lập ..................................................... 49
Bảng 3.3: Khả năng chịu muối của các chủng vi khuẩn thử nghiệm ..................................... 55
Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn ..................................... 59
Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi nấm gây bệnh đạo ôn trên lúa ................................................ 61
Bảng 3.6: Kết quả phân lập vi nấm gây bệnh khô vằn trên lúa .............................................. 62
Bảng 3.6: Khảo sát khả năng kháng nấm của các chủng vi khuẩn thử nghiệm...................... 67
Bảng 3.8: Phần trăm ức chế nấm gây bệnh của dịch vi khuẩn thử nghiệm tại nồng độ 0,4%
NaCl ........................................................................................................................................ 69
Bảng 3.9: Các thử nghiệm định danh Bacillus ....................................................................... 71
Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm kháng nấm in vivo ............................................................... 74
Bảng 3.7: Khả năng ức chế nấm gây bệnh của dịch vi khuẩn thử nghiệm tại nồng độ 0,4%
NaCl ........................................................................................................................................ 93
Bảng 4.1: Kết quả thử nghiệm khả năng kiểm soát nấm bệnh trên mô hình lúa thực nghiệm
................................................................................................................................................. 99

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN


iii


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LPCB:

Lactophenol Cotton Blue Slide Mounths

NA:

Nutrient Agar

NB:

Nutrient Broth

PDA:

Potato Dextrose Agar

TSA:

Trypticase Soy Agar

CFU :


Colony Forming Unit – Đơn vị hình thành khuẩn lạc

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

iv


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………….i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1.

Giới thiệu về cây lúa.................................................................................... 4
1.1.1. Sơ lược về cây lúa. ................................................................................... 4
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới................................................... 5
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước..................................................... 6

1.2.

Bệnh do nấm trên lúa................................................................................... 7
1.2.1. Bệnh đạo ôn .............................................................................................. 7

1.2.2. Bệnh khô vằn.......................................................................................... 11

1.3.

Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ............................ 15

1.4.

Khả năng chịu mặn của cây lúa ................................................................. 16
1.4.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến cây trồng ................................................... 16
1.4.2. Cơ chế chống chịu của lúa ..................................................................... 18

1.5.

Vi sinh vật nội sinh..................................................................................... 20
1.5.1. Sơ lược về vi sinh vật nội sinh ............................................................... 20
1.5.2. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 21

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

v


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

1.5.3. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 21
1.6.


Vi khuẩn tự do vùng rễ giúp thúc đẩy thực vật phát triển (PGPR) ........... 22
1.6.1. Sơ lược về vi khuẩn tự do vùng rễ thúc đẩy thực vật phát triển (PGPR) ..
................................................................................................................ 21
1.6.2. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 23
1.6.3. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 23

PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP .......................................................... 24
2.1.

Địa điểm và th i gian nghiên cứu ............................................................. 25

2.2.

Vật liệu ...................................................................................................... 25

2.3.

Thiết bị, dụng cụ và môi trư ng ................................................................ 25
2.3.1. Thiết bị ................................................................................................... 25
2.3.2. Dụng cụ .................................................................................................. 25
2.3.3. Môi trư ng - Hóa chất ............................................................................ 26

2.4.

Phương pháp thực hiện .............................................................................. 26
2.4.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 26
2.4.2. Phương pháp thu nhận và xử lý mẫu...................................................... 28
2.4.3. Phương pháp phân lập và làm thuần vi khuẩn chịu mặn ....................... 29
2.4.4. Phân lập và làm thuần vi nấm gây bệnh trên cây lúa ............................. 29
2.4.5. Định danh sơ bộ nấm bệnh..................................................................... 30

2.4.6. Gây bệnh nhân tạo trên mô hình lúa ...................................................... 31
2.4.7. Định tính khả năng kháng nấm gây bệnh trên cây lúa của các chủng vi
khuẩn thử nghiệm................................................................................................... 32
2.4.8. Định lượng khả năng kháng nấm gây bệnh trên cây lúa của dịch lọc vi
khuẩn thử nghiệm................................................................................................... 33
2.4.9. Phương pháp định danh vi khuẩn........................................................... 34

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

vi


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

2.4.10. Khảo sát khả năng tương thích của các chủng vi khuẩn thử nghiệm . 41
2.4.11. Khảo sát khả năng kiểm soát sinh học nấm bệnh trên mô hình trồng
lúa

............................................................................................................. 41
2.4.12. Xử lý kết quả ....................................................................................... 43

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 44
3.1.

Kết quả phân lập vi khuẩn ......................................................................... 45

3.2.


Kết quả khảo sát khả năng chịu muối của các chủng vi khuẩn................. 54

3.3.

Tóm tắt kết quả phân lập và sàng lọc ........................................................ 59

3.4.

Phân lập vi nấm gây bệnh đạo ôn và khô vằn trên cây lúa ....................... 60
3.4.1. Kết quả thu thập mẫu bệnh..................................................................... 60
3.4.2. Kết quả phân lập vi nấm gây bệnh ......................................................... 61

3.5.

Gây bệnh trên mô hình trồng lúa ............................................................... 63

3.6.

Định danh vi nấm gây bệnh....................................................................... 65

3.7.

Khả năng kháng nấm bệnh của vi khuẩn thử nghiệm ............................... 66

3.8.

Định lượng khả năng kháng nấm gây bệnh trên cây lúa của dịch lọc vi

khuẩn thử nghiệm ......................................................................................................... 68
3.9.


Định danh vi khuẩn ................................................................................... 71

3.10.

Khảo sát khả năng tương thích của các chủng vi khuẩn thử nghiệm ........ 72

3.11.

Khảo sát khả năng kiểm soát sinh học nấm bệnh trên mô hình trồng lúa. 73

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 78
4.1.

Kết luận ..................................................................................................... 79

4.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 90
SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

vii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH


ĐẶT VẤN ĐỀ

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Lúa là một trong năm loại lương thực chính trên thế giới. Đây là cây trồng quan trọng
nhất nên cũng là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận nông dân. Việt Nam là nước đứng
thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo (Trung Nghĩa, 2014), trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu
đạt 3,261 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,474 tỉ USD (Bộ Công Thương, 2014). Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng lớn nhất nước ta, được mệnh danh là "bát gạo" của Việt
Nam với diện tích hơn 4 triệu hecta đất tự nhiên. Năm 2010, vùng có tổng diện tích trồng lúa
là 3790 ha, sản lượng đạt 21,55 triệu tấn chiếm 56% sản lượng gạo cả nước, trong đó xuất
khẩu gạo đạt 6,754 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2,912 tỷ USD (Lê Thanh Tùng, 2014).
Trong mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều xuất hiện mang nước
mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mực nước biển
dâng cao, đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho sự xâm nhập mặn ở những vùng ven biển
ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khoảng 2,4 triệu ha chiếm 59,5 % diện tích tự nhiên
của vùng (Hồ Quang Đức, 2013). Do đó các vùng sản xuất lúa ven biển thuộc các tỉnh như
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,… thư ng xuyên bị xâm nhập mặn. Đất
mặn làm cây trồng bị suy yếu, giảm năng suất… đồng th i tăng khả năng nhiễm bệnh do
nấm. Nấm bệnh khả năng phát tán trong gió, theo nguồn nước… nếu không kịp th i xử lý,
nấm bệnh có khả năng phát triển thành dịch cao dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng:
hạt lúa bị lép, đốm đen, gạo bị gãy nát khi xay sát, chất lượng gạo thấp (Vũ Triệu Mân,

2007).
Việc sử dụng phương pháp hoá học có thể làm giảm thiệt hại do nấm bệnh gây ra
nhưng sử dụng lâu dài lại ảnh hưởng xấu đến môi trư ng sinh thái, tạo các chủng kháng
thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe ngư i sử dụng (Moenne, 1998). Việc ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề thiết thực hiện nay nhằm mang lại các
biện pháp hiệu quả thân thiện với môi trư ng, cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và có
giá trị kinh tế cao.
Vi khuẩn vùng rễ là hệ vi khuẩn cư trú trong khu vực đất bao quanh vùng rễ. Hệ vi
khuẩn và các sản phẩm của chúng tương tác với các chất được thực vật tiết ra có thể tạo ra
các tương tác tích cực, tiêu cực hoặc trung lập làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

2


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

triển của thực vật, thay đổi động lực học của các chất dinh dưỡng, tính nhạy cảm của thực
vật đối với bệnh tật và các yếu tố phi sinh học gây căng thẳng cho cây (Morgan, 2005). Đã
có nhiều nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn hệ rễ trong kiểm soát một số nấm gây bệnh trên cây
trồng:Pseudomonas flurescens dòng F113 kháng nấm Pythium ultimum trong rễ cây củ cải
đư ng (Cao Ngọc Điệp, 2013), ứng dụng Bacillus amyloliquefaciens, Brevibacillus
brevis trong phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa (Trần Vũ Phến, 2013), chủng Bacillus spp. kháng
nấm gây bệnh đốm vằn hại lúa (Rhizoctonia solani Kuhn) (Lưu Thế Hùng, 2014), nghiên
cứu của Egamberdieva(2008)cho thấy vi khuẩn chịu mặn có khả năng kiếm soát sinh học
một số loại nấm gây bệnh trên cây lúa như Fusarium culmorum, Fusarium oxysporum
f.sp.radicis-lycopersici, Pseudomonas ultimum….
Bên cạnh đó, vi khuẩn nội sinh cũng được quan tâm : khả năng kiểm soát bệnh khô vằn

của Bacillus sp. (Nguyễn Văn Minh, 2011), nghiên cứu củaChen (1995) về ứng dụng vi sinh
vật nội sinh trong kiểm soát Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani trên lúa.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “SÀNG LỌCVI KHUẨN VÙNG
LÚA NGẬP MẶN CÓ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT MỘT SỐ VI NẤM GÂY BỆNH
TRÊN CÂY LÚA” nhằm sàng lọc chủng vi khuẩn vùng rễ và nội sinh hoạt tính cao có tiềm
năng sản xuất chế phẩm sinh học chuyên dùng giúp tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây
lúa vùng đất nhiễm mặn.
 Nội dung thực hiện:
 Phân lập vi khuẩn vùng rễ và nội sinh vùng lúa ngập mặn.
 Phân lập vi nấm gây bệnh đạo ôn và khô vằn trên lúa.
 Gây bệnh nhân tạo trên mô hình trồng lúa.
 Sàng lọc các chủng có khả năng kháng nấm.
 Sàng lọc chủng có hoạt tính cao.
 Định danh vi khuẩn.
 Thử nghiệm khả năng kiểm soát 2 bệnh của các chủng vi khuẩn thử nghiệm trên
mô hình trồng lúa.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI
LIỆU

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN


4


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÂY LÚA
1.1.1. Sơ lƣợc về cây lúa.
Lúa là một trong những lương thức chính của thế giới. Cây lúa trồng thuộc họ
Poaceae, trước đây gọi là họ Hoà thảo (Gramineae), họ phụ Pryzoideae, tộc Oryzae, chi
Oryza, loài Oryza sativa và Oryza glaberrima. Loài Oryza sativa là lúa trồng ở Châu Á và
Oryza glaberrima là lúa trồng ở Châu Phi (Trần Văn Đạt, 2005).
Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương
thực chính. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á với mức tiêu dùng hàng
năm khoảng 180 - 200 kg/ ngư i, ở Châu Mỹ, Châu Âu khoảng 100 kg/ ngư i (Hamer, 1991).
Ở Việt Nam mức tiêu thụ gạo bình quân hàng năm vẫn còn ở mức cao, khoảng 120
kg/ ngư i/ năm. Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2007), tổng nhu cầu tiêu thụ
gạo trung bình hàng năm của cả thế giới ước từ 410 triệu tấn (2004 – 2005), đã tăng đến
khoảng 424,5 triệu tấn (2007), trong khi tổng lượng gạo sản xuất của cả thế giới luôn thấp
hơn nhu cầu này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đối với một quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Ai Cập lúa gạo chiếm một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ là nguồn lương thực mà còn là nguồn
thu ngoại tệ đổi lấy thiết bị, vật tư cần thiết cho sự phát triển của đất nước.

1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO ước tính sản lượng lúa năm 2013 tăng 2% đạt 749
triệu tấn lúa (tương đương 500 tấn gạo) do điều kiện th i tiết tốt ở Nam và Đông Nam Á.
Những vùng khác trên thế giới sản xuất vẫn ổn định. Các nước Nam Mỹ diện tích trồng lúa

giảm trong khi sản lượng lúa các nước Bắc Mỹ giảm do hạn hán.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

5


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Bảng 1.1: Sản lƣợng lúa các nƣớc Châu Á và sản lƣợng, diện tích lúa trên thế giới

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp Hà Tĩnh, 2013)
Diện tích trồng lúa trên thế giới tăng chậm và không liên tục từ năm 2011 đến 2013,
và đạt cao nhất vào năm 2013 (724 triệu ha). Các nước có diện tích lớn nhất ở Châu Á là Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan. Việt Nam đứng thứ 6 trước Miến Điện.
Sản lượng lúa thế giới nhìn chung có sự tăng nhẹ và đạt cao nhất vào năm 2013 (đạt
750 triệu tấn). Tại các nước Châu Á, sản lượng lúa biến động qua từng năm, trong đó Việt
Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu
gạo đứng thứ ba thế giới hiện nay với sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 4 triệu
tấn/ năm (năm 2013 đạt gần 42 triệu tấn) (Sở Nông Nghiệp Hà Tĩnh 2013).

1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nƣớc
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng
bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33 – 34 triệu tấn
thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và
bổ sung dự trữ quốc gia (Cục Quản lý tài nguyên nước, 2013).

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN


6


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo,
mang lại nhiều lợi ích cho ngư i sản xuất và cho xuất khẩu nh vào việc sử dụng các giống
lúa có năng suất cao cùng với việc thâm canh tăng vụ. Năng suất và sản lượng lúa của nước
ta không ngừng tăng lên, theo Tổng cục thống kê:sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần
40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009, năng suất đạt 53,2 tạ/ ha, tăng 0,8 tạ/ ha (Cục
Thống Kê, 2010).
Do tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trông các loại cây có giá trị kinh tế
cao hơn nên có sự thay đổi về diện tích do xu hướng giảm diện tích lúa diễn ra ở hầu hết các
vùng trồng lúa trên cả nước (từ năm 2003 đến nay, trung bình giảm 1,1%/ năm) (Cục Thống
Kê, 2010). Tuy giảm về diện tích nhưng sản lượng liên tục tăng, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia.

1.2. NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY LÚA
1.2.1. Bệnh đạo ôn
1.2.1.1.

Sơ lược về bệnh

Đạo ôn là một trong những đối tượng dịch bệnh nguy hiểm, thư ng làm ảnh hưởng lớn
đến năng suất và chất lượng lúa. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia (1560), sau đó là ở
Trung Quốc vào năm 1673, Nhật Bản (1760), Mĩ (1906), Ấn Độ (1913)… Ở Việt Nam,
Vincens (ngư i Pháp) đã phát hiện một số bệnh ở Nam Bộ, năm 1951 Roger (ngư i Pháp)

đã xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh ở Bắc Bộ. Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa
đến hơn 85%, nếu nhiễm nặng, có thể mất trắng (Minh Sơn, 2005).
Hiện nay hầu hết các giống lúa đang được trồng phổ biến trong sản xuất (đặc biệt là
những giống có chất lượng gạo ngon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) lại là những giống nhiễm
hoặc kháng yếu với bệnh đạo ôn. Vì thế, nếu gặp th i tiết phù hợp, cây lúa đang ở giai đoạn
xung yếu đối với bệnh, mà ruộng lại bón thừa phân đạm, thì bệnh có thể hủy diệt cả ruộng
lúa chỉ trong vài ngày. Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trong tuần đầu
của tháng 1/2015, tại khu vực phía Nam diện tích lúa Đông Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn hại
trên 34 ngàn ha lúa (Nguyễn Văn Nam, 2015).

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

7


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2.1.2.

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Tác nhân

Nấm Pyricularia oryzae là loại tác nhân gây bệnh chủ yếu trên cây lúa với khả năng
tồn tại một th i gian rất dài từ vụ này sang vụ khác bằng sự phát tán bào tử nấm nên việc
phòng trừ bệnh chủ yếu sử dụng thuốc hóa học tuy mang lại hiệu quả nhưng dẫn đến hiện
tượng kháng thuốc, ảnh hưởng xấu đến môi trư ng và sức khỏe cộng đồng.
1.2.1.3.

Phân loại


Giới: Nấm
Ngành: Ascomycota
Lớp: nấm bất toàn
Bộ: Miniliales
Họ: Moniliacea
Loài: Pyricularia oryzae (Pyricularia grisea)
Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Nấm thư ng sinh ra các cụm cành từ 3 - 5 chiếc.
Bào tử phân sinh hình quả ô liu hoặc hình nụ sen, thư ng có từ 2 đến 3 ngăn ngang, bảo tử
không màu, kích thước trung bình của bào tử nấm 19 – 23 x 10 – 12 µm. Nhìn chung khích
thước của bào tử nấm biến động tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh khác nhau cũng như trên
các giống lúa khác nhau (Mew, 2002).
Nấm đạo ôn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25 – 28oC và độ ẩm không khí là 93% trở
lên. Phạm vi nhiệt độ nấm sinh sản bào tử từ 10 – 30oC. Ở 28oC cư ng độ sinh bào tử nhanh
và mạnh nhưng sức sinh sản giảm dần sau 9 ngày, trong khi đó ở 16oC, 20oC, 24oC sự sinh
bào tử tăng và kéo dài 15 ngày sau đó mới giảm xuống. Điều kiện ánh sáng âm u có tác dụng
thúc đẩy quá trình tạo bào tử của nấm.
Bào tử nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 24 – 28oC và có giọt nước.
Quá trình xâm nhập của nấm vào cây phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm không
khí và ánh sáng. Ở điều kiện bóng tối, nhiệt độ 24oC và độ ẩm bão hòa thuận lợi nhất cho
nấm xâm nhập vào cây.
Nguồn bệnh tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm rạ, hạt bị bệnh, ngoài ra nấm
còn tồn tại trên các cây cỏ dại khác. Ở điều kiện khô ráo trong phòng, bào tử có thế sống
SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

8


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

được hơn một năm và sợi nấm có thể sống được gần ba năm, nhưng trong điều kiện ẩm ướt
chúng không sống sót được sang mùa vụ sau. Tuy nhiên, ở vùng nhiệt đới bào tử nấm có thể
tồn tại quanh năm đồng th i nấm chuyển kí chủ từ cây lúa bệnh sang cây kí chủ phụ sinh
trưởng, phát triển quanh năm.
1.2.1.4.

Triệu chứng

Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ th i mạ đến lúa chín vàng, gây hại ở bẹ lá, lá, gié, cổ
bông, lóng thân và hạt.
Trên mạ: vết bệnh trên mạ lúc đầu hình bầu dục sau đó thành hình thoi nhỏ hoặc dạng
tương tự hình thoi, có màu nâu hồng hoặc nâu vàng. Khi bệnh nặng, từng đám vết bệnh kế
tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khô và chết.
Trên lá: bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như
đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau đó chuyển sang màu nâu, rồi lan
rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm giữa màu xám trắng. Nếu nặng, nhiều
vết bệnh liên kết lại với nhau làm lá bị cháy khô, cây lúa bị lụi xuống, ruộng lúa sẽ bị thất
thu nghiêm trọng.
Trên cổ bông, đốt thân, gié lúa: nấm bệnh tấn công trên đốt thân, trên cổ bông và trên
gié lúa. Chỗ bị bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm.
Trên cổ bông, nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám
xanh, nếu tr i khô vết bệnh sẽ khô tóp lại. Gặp gió to chỗ vết bệnh bị gẫy gập, ruộng lúa trở
nên xơ xác. Do cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi hạt, làm cho hạt
lúa bị lép lửng. Nếu nặng bệnh có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn.
Trên hạt: vết bệnh có hình đốm tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đư ng kính khoảng
1-2 mm. Nếu nặng có thể làm cho hạt lúa bị lem lép lửng. Để hạn chế tác hại của bệnh, bà
con cần kiểm tra ruộng lúa thư ng xuyên (đặc biệt là những ruộng gieo cấy giống nhiễm như
một số giống lúa thơm, những ruộng lúa tốt lốp,…) để kịp th i phát hiện và có biện pháp

phòng trị kịp th i.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

9


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Đặc điểm phát sinh và phát triển

1.2.1.5.

Độ ẩm không khí và độ ẩm đất có tác dụng lớn tới tính mẫn cảm của cây đối với sự lây
lan và phát triển của nấm bệnh. Trong điều kiện khô hạn, ẩm độ thấp hoặc ở điều kiện ngập
úng kéo dài cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, độ ẩm không khí cao lại thuận lợi cho vết bệnh phát
triển. Bệnh thư ng hay phát sinh gây hại mạnh ở vụ Đông Xuân: độ ẩm cao, ban đêm có
sương mù, mưa phùn liên tục trong nhiều ngày, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao (nấm đạo
ôn phát triển ở nhiệt độ tương đối thấp: 20 – 28oC). Ở miền Bắc, vụ chiêm xuân vào giai
đoạn con gái – đứng cái làm đòng là những cao điểm của bệnh trong năm. Ở miền Trung và
Bắc, bệnh thư ng gây hại nặng nhất trong vụ đông xuân khi cây ở giai đoạn sinh trưởng và
trổ chín.
Chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước, những vùng đất mới vỡ hoang, đất
nhẹ, giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông rất phù hợp cho nấm đạo
ôn phát triển.
Phân bón giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bệnh đạo ôn ngay cả trong
những năm có th i tiết không thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn phát triển:
 Phân lân: ít ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh, bón phân hợp lý sẽ làm giảm tỷ

lệ bệnh của cây, ngược lại thì sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh.
 Bón phân kali trên nền đạm cao sẽ làm bệnh tăng so với nền đạm thấp, trong đất
giàu kali nếu tăng mức độ bón kali trên nền đạm cao có thể làm tăng mức độ
bệnh của cây.
 Phân silic có tác dụng làm giảm độ nhiễm bệnh của cây. Mức độ nhiễm bệnh
của cây tỷ lệ nghịch với hàm lượng silic trong cây, do đó bón nhiều silic sẽ làm
giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.
Bên cạnh đó, sạ dày sẽ tạo ra ẩm độ cao mặt dưới tán lá làm cho bệnh xuất hiện sớm
hơn và lây lan nhanh hơn.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

10


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Bón nhiều phân đạm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh đạo ôn phát
triển thuận lợi hơn do lá lúa mỏng hơn bình thư ng, hàm lượng đạm trong lá cao nên nấm
bệnh dễ xâm nhập và vết bệnh lan cũng lớn hơn, th i gian phát sinh bệnh nhanh hơn.
Sự phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của giống lúa,
những giống nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) không những là điểm bệnh phát sinh ban
đầu mà còn là điều kiện cho bệnh dễ dàng lây lan hàng loạt hình thành nên dịch bệnh trên
đồng ruộng: một số giống lúa nếp, NN8, CR203. Giống lúa chống bệnh sẽ sản sinh ra hàm
lượng lớn hợp chất Phytoalexin có tác dụng ngăn cản sự phát triển của nấm trong cây. Tính
chống chịu bệnh của lúa do 23 gen kháng đạo ôn đã được phát hiện và đồng th i còn phụ
thuộc vào đặc điểm cấu tạo của giống: đẻ nhánh tập trung, cứng cây, chịu phân, ống rơm
dày… là những giống có khả năng chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao (IR 1820,

IR17494, C70, RSB13, Xuân số 5, X20, X21, V14…) (Vũ Triệu Mân, 2007).

A

B

C

Hình 1.1: Nấm Pyricularia oryzae (A) và biểu hiện bệnh đạo ôn trên lúa do nó gây
nên (B, C).(nguồn: Chi cục bảo về thực vật TPHCM)

1.2.2. Bệnh khô vằn
1.2.2.1.

Sơ lược về bệnh

Bệnh khô vằn hại lúa và ngô được phát hiện ở Nhật Bản và một số nước khác. Địa bàn
phân bố của bệnh khá rộng ở tất cả các vùng trồng lúa Châu Á và các châu lục khác. Cây lúa
có thể giảm năng suất từ 15 – 40% nếu bệnh phát triển nặng. Ở nước ta hiện nay, bệnh khô
vằn được xếp vào bệnh nghiêm trọng thứ hai sau đạo ôn, là bệnh gây hại chủ yếu trên lúa hè
thu và lúa mùa, đồng th i hại phổ biến trên một số giống ngô mới (Bảo Ngọc, 2014).

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

11


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2.2.2.


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Tác nhân

Trước đây ở Nhật Bản, nấm bệnh được xác định là Hypochnussasakii Shirai. Sau đó,
nấm được đặt tên là Rhizoctonia solani Polo.
Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 28 – 32oC. Ở nhiệt độ dưới 10oC và cao hơn
38oC, lúa ngừng sinh trưởng. Hạch nấm hình thành nhiều ở nhiệt 30 – 32oC. Khi nhiệt độ
quá thấp (<2oC) hay quá cao (>40oC) nấm không hình thành hạch. Nấm là một loại bán kí
sinh thuộc nhóm AG 1 type 2 hại trên lúa nhưng có tính chuyên hóa rộng, phạm vi kí chủ
bao gồm 180 loài cây trồng khác nhau: lúa, đại mạch, đậu tương, ngô…
1.2.2.3.

Phân loại

Giới: Nấm
Ngành: Ascomycota
Lớp: Deuterromycetes
Bộ: Nấm trơn
Giống : Rhizoctonia
Loài : Rhizoctonia solani
Sợi nấm được chia thành những tế bào riêng rẽ bởi 1 vách ngăn, trên vách có lỗ dạng
hạch cho phép tế bào chất, ti thể và nhân đi qua. Mỗi tế bào có hơn 3 nhân, 8 – 13 µm. R.
solani là nấm bán hoại sinh, có tính đa thực, phát triển tốt trong điều kiện ẩm ướt.
Đây là loài nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo
hạch. Sợi nấm và hạch nấm là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh
Sợi nấm màu trắng, có vách ngăn và đư ng kính khoảng 3 – 17 μm, tỉ lệ chiều dài và
đư ng kính của sợi nấm là 5:1. Sợi nấm phát triển theo cách phân nhánh vuông góc,
sợi nấm con thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ.

Hạch nấm được thành lập bởi các sợi nấm cuộn vào nhau tương đối lỏng lẻo, có màu
trắng khi mới được tạo ra, sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen, có dạng tròn với
đư ng kính khoảng 1 – 3 mm.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

12


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2.2.4.

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

Triệu chứng

Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở một số bộ phận của cây như bẹ lá, phiến lá và cổ
bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thư ng là nơi phát sinh bệnh đầu
tiên.
Vết bệnh ở bẹ lá lúc đâu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan
rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ phần lá phía trên bị
chết lụi.
Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thư ng vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả
bề rộng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc
sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.
Vết bệnh ở cổ bông thư ng là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu
xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.
Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc
hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi

ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.
1.2.2.5.

Đặc điểm phát sinh và phát triển của nấm bệnh

Bệnh khô vằn phát sinh mạnh, tốc độ lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao (24 –
32oC) và độ ẩm cao (độ ẩm bão hòa lượng mưa cao). Bệnh thư ng phát sinh đầu tiên ở các
bẹ lá và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá
cao, đặc biệt là các vùng nước cấy quá dày làm tăng tốc độ lây lan sang các lá ở phía trên.
Ở giai đoạn đầu cây mạ đến đẻ nhánh, sự phát triển của bệnh ở mức độ thấp. Giai đoạn
trổ đòng đến chín sáp là th i kì nhiễm bệnh nặng. Ở miền Bắc nước ta, bệnh khô vằn gây hại
trong vụ mùa lớn hơn ở vụ chiêm xuân.
Sự phát sinh của bệnh liên quan đến chế độ nước trên đồng ruộng và chế độ bón phân.
Bón phân đạm nhiều, đạm tập trung thúc đòng khiến cho bệnh phát sinh phát triển mạnh
hơn. Bón nhiều lần làm cho mức độ bị bệnh cao. Kali có tác dụng làm giảm mức độ nhiễm
của cây.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

13


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm tồn tại trên đất ruộng, sợi nấm ở gốc rạ và lá bị bệnh
còn sót lại sau khi thu hoạch. Hạch nấm có thể sống một th i gian dài sau thu hoạch lúa,
thậm chí trong điều kiện ngập nước vẫn có tới 30% số hạch giữ được sức sống, nảy mầm
thành sợi và xâm nhiễm gây bệnh cho vụ sau. Quá trình xâm nhiễm lặp lại xảy ra do sự tiếp

xúc của hạch nấm và bẹ lá lúa.
Chỉ số của đợt gây bệnh lần đầu có liên quan mật thiết đến số lượng tiếp xúc với cây,
nhưng sự phát triển của bệnh sau khi tiếp xúc với kí chủ lại chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ,
độ ẩm, tính mẫn cảm của cây kí chủ.
Phản ứng của các giống lúa đều nằm trong phạm vi từ nhiễm nặng đến tương đối chống
chịu, chưa có giống lúa nào thể hiện đặc tính chống bệnh cao. Ở nước ta, hầu hết các giống
lúa địa phương và giống nhập nội đều có mức độ nhiễm khô vằn từ trung bình đến nhiễm
nặng. Một số giống như: KV10, JR9965, IF50, IR17494, OM80,… có mức nhiễm bệnh nhẹ
hơn so với các giống khác (Vũ Triệu Mân, 2007).

A

B

Hình 1.2: Nấm Rhizoctonia solani (A) và biểu hiện của bệnh khô vằn trên lúa do
nó gây nên (B) (nguồn: Chi cục bảo về thực vật TPHCM)

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

14


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

1.3. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ở nước ta, diện tích đất bị nhiễm mặn khoảng 1 triệu ha chiếm khoảng 3% diện tích tự
nhiên cả nước, tuy nhiên chỉ tính riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn 700 ngàn ha
đất mặn và nhiễm mặn, địa bàn bị xâm nhập sâu trong nội thành từ 70 km (Viện Khoa Học

Thủy Lợi Miền Nam, 2011) gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của vùng, vốn là vùng sản xuất
lúa gạo lớn nhất cả nước. Trong những năm gần đây, việc nước biển xâm nhập vào đồng
bằng sông Cửu Long trong mùa khô mang lại mối lo ngại lớn. Diện tích đất mặn có xu
hướng ngày càng tăng do biến đổi khí hậu, hoạt động canh tác, nuôi trồng thủy sản, xây
dựng thủy điện… gây ảnh hưởng đến đ i sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất. Điều kiện tự
nhiên đã hình thành nên những vùng đất nhiễm mặn ở ĐBSCL, phân bố tập trung ở những
vùng ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp do chế độ nhật triều không đồng đều ở Vịnh Thái
Lan và chế độ bán nhật triểu ở vùng phía Đông, ở các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An. Độ xâm nhiễm mặn
phụ thuộc vào sự xâm nhập của nước biển và các mùa trong năm: độ mặn tăng cao vào các
tháng mùa khô, có lượng mưa thấp, nhiệt độ cao, bốc hơi nhanh tạo điều kiện cho nước biển
ở các kênh rạch sông ngòi vào sâu trong đất liền làm đất bị nhiễm mặn (khoảng vào tháng 3
– 4 dương lịch); còn vào các tháng mùa mưa, lượng nước mưa nhiều giúp rửa mặn các tầng
đất bề mặt, hạn chế mức độ xâm nhiễm của nước biển (Võ Thị Gương và cộng sự, 2010).
Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến mực nước biển ngày càng dâng cao
(IPCC, 2007) cũng gây nên hiện tượng xâm nhập mặn (Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự,
2012).
Ranh giới độ mặn 4‰ lớn nhất trên sông Cổ Chiên, cách TP Vĩnh Long 22,5km (xâm
nhập sâu hơn th i kỳ nền 9,2km); Ranh giới độ mặn 1‰ lớn nhất trên sông Cổ Chiên cách
TP Vĩnh Long khoảng 5km (lấn sâu hơn th i kỳ nền 9,5km) và trên sông Hậu về phía
thượng lưu TP Cần Thơ khoảng 3km (lấn sâu hơn th i kỳ nền 8,8km). Theo kịch bản A2:
trong 30 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng
1.605.200 ha, chiếm 41% diện tích toàn ĐBSCL, tăng 255.100 ha so với th i kỳ nền 1991-

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN

15


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN MINH

2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn1‰ khoảng 2.323.100 ha, chiếm 59%
tích tự nhiên, tăng 193.200 ha. Trong 50 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng
bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng 1.851.200 ha, chiếm 47% diện tích toàn ĐBSCL, tăng
439.200 ha so với th i kỳ nền 1991-2000, diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰
khoảng 2.524.100 ha, chiếm diện 64% tích tự nhiên, tăng 456.100 ha. Gần 4/5 diện tích vùng
BĐCM bị ảnh hưởng mặn (ngoại trừ phần diện tích Tây sông Hậu). Toàn bộ diện tích các dự
án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, M Cày, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật,... bị nhiễm mặn.
Ngoài các thành phố/ thị xã Bên Lức, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Rạch Giá, Hà Tiên vốn đã bị ảnh hưởng mặn sẽ thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ
bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập sâu hơn (BộTài Nguyên và Môi Trư ng, 2012).
Theo dự báo của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trư ng, đến năm 2100,
mực nước biển sẽ tăng lên tới 1 m, nhiệt độ tăng khoảng 3°C. Việt Nam có b biển dài 3260
km và 75% dân số sống ở các vùng ven biển nên tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ
BĐKH. Theo tính toán, nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven
biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn (theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, nồng độ muối
đo được ở Thành phố Vị Thanh là 9,5 ‰ (Phúc Thịnh, 2014)).

1.4. KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÂY LÚA
1.4.1. Ảnh hƣởng của độ mặn đến cây trồng
Theo FAO (1985) thì hầu hết cây trồng phát triển không tốt trên đất có chứa muối, do
muối gây ra hiện tượng mất nước ở cây, một số muối khi ở nồng độ cao có thể biến thành
chất độc gây độc cho cây. Các loại cây có khả năng chịu mặn có thể chịu được nồng độ muối
lên đến 10 g/ L, nhóm chịu mặn vừa phải có thể chịu được nồng độ muối 5 g/ L, nhóm nhạy
cảm chỉ chịu được nồng độ muối 2,5 g/ L.

SVTH: ĐINH THỊ HIỀN


16


×