Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

phân bón vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.45 KB, 30 trang )


Bài tiểu luận:
Ph©n bãn vi sinh
Gi¶ng viªn: NguyÔn KiÒu B¨ng T©m
Sinh viªn thùc hiÖn: Ph¹m Duy B×nh
NguyÔn TiÕn DÇn
NguyÔn ThÞ Ph­¬ng Th¶o
Líp : K 51TN



I. PHÂN BÓN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
Nông nghiệp và phân bón

Một số loại phân bón
Một số loại phân bón
II. PHÂN BÓN VI SINH VẬT
Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật tồn tại trong đất, nước và vùng rễ
cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối tương tác giữa cây trồng, đất và
phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (quá trình mùn hóa, khoáng hóa hợp chất
chất hữu cơ, quá trình phân giải hoặc cố định chất vô cơ...).
Bón phân vi sinh làm cho cây khỏe hơn, sinh trưởng nhanh hơn, khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, năng suất cây trồng có thể tăng từ 25 -
30%, chất lượng tốt hơn, mã quả đẹp hơn. Bón phân vi sinh có thể tiết
kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần
phun và lượng thuốc bảo vệ thực vật… nên hạ được giá thành sản phẩm,
tăng thêm mức thu nhập cho nông dân. Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an
toàn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt
hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động
mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn.



1- Khái niệm phân vi sinh:
Phân bón VSV là các sản phẩm mang VSV nhiễm cho đất
và cây trồng. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 1996 (TCVN 6168-
1996), phân bón VSV được định nghĩa: "Phân VSV (phân VS) là
sản phẩm chứa các VSV sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù
hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của
chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng
được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng
cao năng suất và (hoặc) chất lượng nông sản. Phân VSV phải bảo
đảm không gây ảnh hưởng xấu đến ngư, động, thực vật, môi trường
sinh thái và chất lượng nông sản".


2. Các vi sinh vật dùng làm phân vi sinh

VSV được tuyển chọn là VSV đã được nghiên cứu,
đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả đối với đất, cây trồng,
dùng để sản xuất phân VSV.
-VSV acetobacter, azotobacter, bacillus: cố định N tự do.
-VSV achromobacter, aspergillus, bacillus : phân giải hợp
chất P khó tan.
-VSV azospirillum cố định N hội sinh.
-VSV anthrobacter, VaM kích thích sinh trưởng thực vật.
3. Cách chế biến phân vi sinh:
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi
sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong
phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ
các tế bào vi sinh vật khá cao người ta
trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng

vào bao.
4. Phân loại phân bón VSV:

Phân bón vi sinh vật được chia thành
nhiều dạng khác nhau tùy theo công nghệ
sản xuất, tính năng tác dụng của vi sinh
vật chứa trong phân bón hoặc thành phần
các chất tạo nên sản phẩm phân bón.
a) Phân loại theo công nghệ sản xuất phân bón
- Phân vi sinh vật trên nền chất mang khử trùng
- Phân vi sinh vật trên nền chất mang không khử trùng
b) Phân loại theo tính năng tác dụng của các nhóm
vi sinh vật chứa trong phân bón:
- Phân bón VSV cố định nitơ .
- Phân bón VSV phân giải hợp chất P khó tan.
- Phân VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật.
- Phân VSV chức năng.
c) Phân loại theo trạng thái vật lý của phân bón:
Phân VSV dạng bột, dạng lỏng, và dạng viên.
III. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VSV CHỦ YẾU VÀ TÁC
DỤNG CỦA CHÚNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM
NGHIỆP:
1. Phân vi sinh vật cố định đạm (N):
Kn: đó là các loại chế phẩm có chứa VSV cố định N sống được đưa vào đất
hoặc rễ cây để tăng cường sự cố định N của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm
cho cây trồng.
Có 3 loại phân VSV cố định đạm (N):
Loại 1: Phân VSV cố định đạm cộng sinh với cây họ đậu.
Ví dụ: Phân Nitragin, Rhidafo... có tác dụng làm tăng khả năng xâm nhập của
các VSV vào hệ rễ của các cây họ đậu; làm tăng khả năng cố định N của cây,

cung cấp nhiều N cho cây trồng.
Loại 2: Phân VSV cố định N sống tự do.
Ví dụ: Phân Azotobacterin có tác dụng xử lý hạt giống; làm tăng
năng suất từ 5 - 10%;
Loại 3: Các vi khuẩn Lam cố định đạm (Tảo Lam).

2. Phân vi sinh vật phân giải lân:
Khái niệm: các loại phân có chứa các chủng VSV có khả
năng phân giải các hợp chất hữu cơ có chứa lân (Phosphore),
phân giải chất lân khó tan thành dễ tan cho cây trồng có khả
năng hấp thu được.
Tác dụng:
- Tăng cường cung cấp thêm lân (P) dễ tiêu cho cây trồng.
- Tăng cường sức hoạt động của các loại VSV khác trong đất.
- Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng.
- Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×