Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chương trình truyền dạy các lớp tiếng chăm và nhạc cụ truyền thống của chi hội chăm tại tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 15 trang )

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN DẠY CÁC LỚP TIẾNG CHĂM VÀ NHẠC CỤ
TRUYỀN THỐNG CỦA CHI HỘI CHĂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Từ 2010 đến nay)

ThS. Đàng Năng Hòa
Giới thiệu
Chi hội dân tộc Chăm tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Chi hội trực
thuộc Hội Dân tộc học – Nhân học thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng và nhiệm vụ của
Chi hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, cụ thể như: tổ chức hàng năm
lễ hội Katé & Ramâwan, Rija Nâgar, tổ chức lớp truyền dạy tiếng Chăm, và nhạc cụ
truyền thống…Đối tượng chính mà Chi hội hướng đến là sinh viên đang học tập tại các
trường Đại học, Cao Đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến chương trình truyền dạy các lớp học chữ Chăm
và lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống cho Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam
(CEEVN) hỗ trợ kinh phí để thực hiện, trong khoảng thời gian từ 2010 đến nay.
1. Chƣơng trình giảng dạy tiếng Chăm truyền thống
Từ khi thành lập cho đến nay, Chi hội Dân tọc Chăm đã có nhiều hoạt động cộng
đồng rất thiết thực cho con em người Chăm đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ
Chí Minh như: sinh hoạt văn nghệ, học bổng, thể thao, tiếp sức mùa thi, giảng dạy tiếng
Chăm, truyền dạy nhạc cụ truyền thống, hội trại vòng tay bè bạn…đã góp phần thúc đẩy
sự hòa nhập tích cực vào hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng của sinh viên Chăm.
Để đáp ứng nhu cầu học tiếng mẹ để của sinh viên Chăm tại các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2010 – 2015,
với sự hỗ trợ kinh phí của CEEVN và sự cho phép của Hội Dân tộc học – Nhân học tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Chi hội đã tổ chức được 5 lớp học tiếng Chăm (04 lớp tiếng
Chăm căn bản và 01 lớp tiếng Chăm nâng cao). Do các giảng viên có kinh nghiệm giảng


dạy như: PGS. TS. Thành Phần, ThS. Đàng Năng Hòa, thầy Đạo Thanh Quyến, Đàng
Văn Vinh…Chương trình này do ThS. Đàng Năng Hòa – cựu học viên chương trình học
bổng IFP (Internanational Fellowship Program) của Ford Foundation làm chủ nhiệm.


Số lượng sinh viên học các lớp tiếng Chăm qua các năm
Năm

Địa điểm tổ chức lớp học

Số lƣợng sinh viên

Lớp

2010

Trường Đại học Mở Tp. HCM

56

Lớp căn bản

2011

Trường Đại học Mở Tp. HCM

37

Lớp nâng cao

2012

Trường Dự bị đại học Tp. HCM

40


Lớp căn bản

2013

Phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ

45

Lớp căn bản

25

Lớp căn bản

thuật
2014

Phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ
thuật

Thông qua lớp học, chương trình cũng đã mời các chuyên gia báo cáo các chuyên đề
liên quan đến văn hóa Chăm, cụ thể như: PGS. TS. Thành Phần nói về văn hóa Chăm;
TS. Phú Văn Hẳn – ngôn ngữ; nhà nghiên cứu Inrasara báo cáo về văn học Chăm, nhạc sĩ
Amưnhân nói về âm nhạc Chăm, ThS. Báo Văn Tuy báo cáo về học bổng và kinh nghiệm
trong học tập…
2. Chƣơng trình truyền dạy nhạc cụ truyền thống:
Bên cạnh các lớp học tiếng Chăm và các hoạt động khác, Chi hội cũng đã tổ chức
được một lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm cho sinh viên, do CEEVN hỗ trợ
kinh phí, được triển khai vào tháng 04 năm 2014 tại Phân viện văn hóa nghệ thuật Thành

phố Hồ Chí Minh, với 20 học viên tham dự lớp học, đối tượng chủ yếu là sinh viên. Nghệ
nhân trực tiếp giảng dạy là Ôn Mâduôn Thiên Sanh Thềm. Qua lớp học đã truyền dạy cho
các sinh viên những điệu trống cơ bản nhằm phục vụ cho các phong trào văn hóa văn
nghệ của Chi hội như lễ hội Katé & Ramâwan, Rija Nâgar…Qua đó phần nào cũng góp


phần bảo tồn được giá trị âm nhạc truyền thống dân tộc đang có nguy cơ bị mai một trước
xu thế hội nhập hiện nay. Liên quan đến việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, ThS.
Đàng Năng Hòa cũng đã thực hiện dự án: “Truyền dạy hát Kadhar của người Chăm ở
Ninh Thuận”. Dự án nằm trong khuôn khổ bảo tồn di sản văn hóa nghệ thuật có nguy cơ
bị mai một. Được sự hỗ trợ kinh phí từ Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam
(CEEVN) – Quỹ hỗ trợ bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân gian.
Qua chương trình này, chúng tôi nhận thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn
như sau:
 Thuận lợi:
-

Được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Hội Dân tộc học – Nhân học
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt kinh phí để tổ chức lớp
học từ Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN) nên kết quả tương
đối khả quan.

-

Được sự quan tâm của các Trường (Đại học) và các Viện nghiên cứu tại Thành
phố Hồ Chí Minh.

-

Được sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ CEEVN nên sinh viên được hưởng các

phương tiện học tập miễn phí và môi trường học tập khang trang.

-

Qua chương trình cũng hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm cho các em
sinh viên, giúp cho các em có thêm sức mạnh tinh thần và nghị lực trong sinh
hoạt và học tập.

-

Chương trình cũng tạo cơ hội cho các em sinh viên Chăm được giao lưu với
nhau, giúp các em tự tin và hòa nhập vào môi trường đô thị.

-

Chương trình này cũng được sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tinh thần của các bậc
nhân sĩ trí thức của người Chăm nên phần nào cũng đã khuyến khích được các
em sinh viên tham gia.

 Khó khăn


-

Tình trạng các sinh viên chạy theo phong trào, nên xảy ra tình trạng “đầu voi
đuôi chuột” vẫn thường xảy ra trong các khóa học do Chi hội Dân tộc Chăm tổ
chức.

-


Sinh viên học nhiều trường khác nhau, địa điểm sinh sống cũng như thời gian
học tập khác nhau nên khó duy trì về sĩ số lớp học một cách ổn định.

-

Về lớp truyền dạy nhạc cụ, vì đặc điểm các loại nhạc cụ Chăm có âm lượng rất
lớn nên địa điểm mở lớp truyền dạy hơi khó khăn, cần có phòng học cách âm
chuyên biệt để tổ chức lớp học

-

Một số sinh viên cho rằng, lớp học tiếng Chăm và lớp truyền dạy nhạc cụ là
dành cho các sinh viên đang theo học các ngành khoa học xã hội, nên đối
tượng tham dự chưa thật sự đa dạng.

Phương hướng và kế hoạch sắp tới, với sự hỗ trợ kinh phí từ CEEVN, năm 2015,
Chi hội Dân tộc Chăm sẽ tiếp tục các chương trình hoạt động sau:
-

Duy trì lớp học tiếng Chăm căn bản và đan xen những kỹ năng mềm, đối tượng
hướng đến là sinh viên năm thứ nhất.

-

Mở lớp truyền dạy hát dân ca (dự án đã được trình duyệt)

Bên cạnh sự hỗ trợ kinh phí từ CEEVN, Chi hội Dân tộc Chăm cũng cố gắng tận
dụng những nguồn tài trợ kinh phí từ các cá nhân và các tổ chức khác để tổ chức các
phong trào văn hóa, văn nghệ, học bổng…nhằm đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, bên cạnh đó cũng phần nào góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

trong giai đoạn hiện hội nhập hiện nay.
Kết luận:
Chi hội Dân tộc Chăm là một trong các thành viên trực thuộc vào Hội Dân tộc học
– Nhân học Thành phố Hồ Chí Minh, một đơn vị hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa Chăm. Từ năm 2010, với sự hỗ trợ kinh phí từ Trung tâm trao
đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN), ThS. Đàng Năng Hòa đã phối hợp với Chi hội Dân
tộc Chăm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được 05 lớp học tiếng Chăm và 01 lớp


truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm cho sinh viên Chăm đang theo học tại các trường
Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hoạt
động hết sức thiết thực và bổ ích nhằm góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa Chăm trong cuộc sống hiện đại của sinh viên Chăm tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay./.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA LỚP HỌC TIẾNG CHĂM VÀ NHẠC CỤ TRUYỀN
THỐNG CỦA CHI HỘI CHĂM TỔ CHỨC DO CEEVN HỖ TRỢ KINH PHÍ

Ảnh: Lễ khai giảng lớp học tiếng Chăm
Nguồn: Jahoa


Ảnh: PGS.TS. Thành Phần phát biểu trong lễ khai giảng
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Lớp học tiếng Chăm
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Lớp học tiếng Chăm
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Sinh viên thi cuối khóa lớp tiếng Chăm
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Các trí thức người Chăm tham gia buổi tổng kết lớp tiếng Chăm
Nguồn: Jahoa

Ảnh: PGS. TS. Thành Phần trao giấy chứng nhận cho sinh viên
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Thầy Nguyễn Tỷ Chế Đạt trao giấy chứng nhận cho sinh viên
Nguồn: Jahoa


Ảnh: TS. Trương Văn Món (Sakaya) trao giấy chứng nhận cho sinh viên
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Lễ khai giảng lớp tiếng Chăm và nhạc cụ truyền thống Chăm
Nguồn: Jahoa


Ảnh: Lễ khai giảng lớp tiếng Chăm và nhạc cụ truyền thống Chăm
Nguồn: Jahoa



Ảnh: Khách mời và sinh viên tham dự lễ khai giảng lớp học
Nguồn: Jahoa



×