TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên Đề
“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT HÀNG NĂM TẠI HUYỆN MỸ LỘC - TỈNH NAM ĐỊNH”
Sinh viên thực hiện
: Trần Thị Thúy
Ngành
: Quản lí đất đai
Mã sinh viên
: DH00301130
Giáo viên hướng dẫn
: T.S Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Nam Định, 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng học hỏi của
bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo
trong khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng các
phòng, ban của nhà trường và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em
trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội nói chung, các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai nói riêng đã tận tình dạy
dỗ, chỉ bảo ân cần trong suốt thời gian em học tập tại trường. Trong đó, đặc biệt là TS. Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu để
em hoàn thành đợt thực tập một cách tốt đẹp.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về những vấn đề sử dụng đất trên địa bàn huyện
nói chung và các ngành nghề liên quan đến đất đai nói riêng, để phục vụ xây dựng đề tài
tốt nghiệp, với vốn kiến thức còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cá nhân
em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Mỹ Lộc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong thời gian qua. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các cô,
chú mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 31 tháng 03 năm 2017
Sinh viên
Trần Thị Thúy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CN - TTCN
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
2
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
3
CPTM
Cổ phần thương mại
4
DV
Dịch vụ
5
GPMB
Giải phóng mặt bằng
6
KDDV
Kinh doanh dịch vụ
7
KH
Kế hoạch
8
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
9
KHSDĐ
Kế hoạch sử dụng đất
10
QH
Quy hoạch
11
QĐ
Quyết định
12
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
13
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
14
SXKD
Sản xuất kinh doanh
15
TT
Thị trấn
16
TDP
Tổ dân phố
17
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
18
THPT
Trung học phổ thông
19
THCS
Trung học cơ sở
20
TMDV
Thương mại dịch vụ
21
UBND
Uỷ ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phòng.
Khi xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho đất đai ngày
càng chịu áp lực nặng nề hơn, nhu cầu về đất ở cho các hoạt động phục vụ con người
ngày càng tăng trong khi quỹ đất của chúng ta lại có giới hạn. Việc sử dụng chưa hợp lý,
chồng chéo, thiếu khoa học nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, vấn đề quy hoạch và kế
hoạch hóa việc sử dụng đất đai là vất đề cấp thiết hiện nay.
Theo Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 thì quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là
một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Luật cũng quy định trách nhiệm
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ, quy định nội dung và
thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của từng cấp.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt không
chỉ trong giai đoạn trước mắt mà cả lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm
định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết trên địa bàn, xác
lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở tiến
hành giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đáp ứng các yêu cầu phát triển
KT - XH, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái
của cả nước. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu
hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, làm giảm sút đất
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ
hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc
kìm hãm sự phát triển sản xuất, phát triển xã hội.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định
với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã và đang gây áp lực lớn trong quá trình sử
dụng đất đai. Nắm rõ được tình hình địa phương, UBND huyện Mỹ Lộc, phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện, đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011-2020. Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã tạo ra những chuyển biến lớn, kinh tế
phát triển, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và làm mới phục vụ tốt cho phát triển sản xuất và
đời sống. Tuy vậy cũng phát sinh nhiều vấn đề nằm ngoài phương án quy hoạch. Để việc
thực hiện quy hoạch sử dụng đất các giai đoạn sau tốt hơn các giai đoạn trước là nội dung
quan trọng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
TS.Nguyễn Thị Hồng Hạnh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực
hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phục vụ công tác xây dựng kế
hoạch sử dụng đất hàng năm tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”.
2. MỤC ĐÍCH
- Thu thập tài liệu số liệu về kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011-2016.
- Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2016 để
phục vụ công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại huyện Mỹ Lộc.
3. YÊU CẦU
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ.
- Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất một cách trung thực và
khách quan.
CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2016.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất trên
địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 - 2016.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Lộc
- Điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Khó khăn, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và áp lực đối với đất
đai.
Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016.
- Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2016.
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
phục vụ công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định.
- Sơ lược về phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch
sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) tại huyện Mỹ Lộc.
- Đánh giá việc thực hiện phương án QHSDĐ của UBND huyện Mỹ Lộc giai đoạn
2011-2016.
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015).
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016.
+ Đánh giá những mặt đã đạt được, nguyên nhân còn tồn tại
+ Đề xuất những giải pháp trong công tác thực hiện QHSDĐ của UBND huyện Mỹ
Lộc giai đoạn 2011-2016.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu.
Phương pháp này dùng để thu thập số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài, bao gồm các số liệu, tài liệu về: điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội,
phương án thực hiện QHSDĐ và kết quả thực hiện QHSDĐ của UBND huyện. Các số
liệu, tài liệu này được thu thập tại:
- Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Mỹ Lộc.
- UBND huyện Mỹ Lộc
1.4.2. Phương pháp kế thừa chọn lọc
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu có sẵn như: Tự
nhiên, kinh tế - xã hội; Các kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; Tình hình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
1.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
- Trên cơ sở những thông tin, số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành chọn lọc
những thông tin cần thiết.
- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các nội dung khác nhau.
- Sắp xếp, lựa chọn các thông tin phù hợp.
1.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
- Phương pháp này giúp ta nhận biết được diện tích của các loại đất, các công
trình, dự án của huyện trên bản đồ như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch
sử dụng đất mà không phải ra ngoài thực địa để khảo sát.
CHƯƠNG II. TÀI LIỆU, SỐ LIỆU THU THẬP TẠI HUYỆN MỸ LỘC
2.1. TỔNG HỢP TÀI LIỆU THU THẬP
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2011. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2013. Quyết định số 1004/QĐ-UBND về việc xét duyệt
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của
huyện Mỹ Lộc.
- UBND huyện Mỹ lộc, 2013. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2013. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2015.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Các biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm
2015.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Biểu: “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2015)”.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Biểu: “Danh mục các công trình, dự án đã thực hiện
giai đoạn (2011-2015) huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2015. Biểu: “Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển mục đích
sử dụng đất giai đoạn (2011-2015)”.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2016. Quyết định số 919/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Mỹ Lộc.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2016. Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2016.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2016. Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2016.
- UBND huyện Mỹ Lộc, 2016. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất
năm 2016.
2.2. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI LIỆU
Các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập tại huyện Mỹ Lộc
tương đối đầy đủ và chính xác.
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.3.1. Những thuận lợi.
- Các cán bộ công chức, viên chức Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định đã tận tình giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em trong quá trình thu thập
tài liệu.
- Tài liệu, số liệu được lưu trữ một cách khoa học, thuận tiện.
- Các tài liệu, số liệu ở dạng cứng và dạng số được phân loại và sắp xếp khoa học
thuận tiện cho công tác tìm kiếm thu thập tài liệu.
2.3.2. Những khó khăn.
Ngoài những thuận lợi đã nêu ở trên trong quá trình thực tập thu thập tài liệu số liệu
em có gặp phải một số khó khăn như:
- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như đô thị hóa của huyện xảy ra quá
trình tách, nhập diện tích xã – thị trấn trong địa bàn hoặc từ các xã khác trong huyện nên
nguồn số liệu kế thừa chỉ mang tính tương đối, chưa đồng bộ.
- Nguồn tài liệu, số liệu được cung cấp khá lớn nhưng do trình độ của em còn hạn chế
nên việc tổng hợp, xử lý vẫn còn chưa khoa học.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, có Sông Hồng chạy qua ở phía
Đông huyện và sông Châu Giang ở phía Bắc huyện. Trung tâm huyện lỵ nằm cạnh Quốc
lộ 21 B (trên trục đường Nam Định - Phủ Lý). Cách thành phố Nam Định 8 km về phía
Tây Bắc, cách Thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam. Huyện có Quốc lộ 10
chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội. Huyện Mỹ
Lộc có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;
- Phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản;
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía Tây giáp huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam;
Huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích hành chính là: 7.448,87 ha (theo kết quả thống kê
đất đai năm 2016), dân số năm 2016 là 70.152 người, mật độ dân số 942 người/km2, gồm
11 đơn vị hành chính: 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Mỹ Lộc là trung tâm chính trị kinh tế
văn hoá của huyện.
b. Địa hình, địa mạo
Huyện Mỹ Lộc được bao bọc bởi hệ thống đê sông Hồng dài 7,10 km và đê Ất Hợi của
sông Châu Giang dài 8 km nên đã chia cắt địa bàn huyện thành 2 tiểu địa hình khác nhau:
- Đất khu ngoài đê: có địa hình cao, đất đai màu mỡ do được phù sa sông Hồng bồi
đắp hàng năm thuận lợi cho việc trồng rau màu, đem lại thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây ra bất lợi không nhỏ đến canh tác và
đời sống nhân dân nơi đây.
- Đất khu vực trong đê: có địa hình thấp hơn, dễ bị ngập úng nên đất bị Glây hoá.
Về địa mạo thì ở Mỹ Lộc có 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông có tuổi Holoxen muộn dọc 2 sông.
- Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc đầm lầy sông có tuổi Holoxen muộn ở trung
tâm huyện.
- Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc đầm lầy ven biển có tuổi Holoxen muộn
chủ yếu ở Tây Nam huyện.
c. Khí hậu
Mỹ Lộc là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông).
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 ÷ 24 oC, mùa đông nhiệt độ trung bình 18,9
o
C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất, có thể xuống tới 12 oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình
là 27 oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ có thể lên tới 39 oC.
+ Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 80 – 85 %, tháng có độ ẩm cao nhất
là 90 % vào tháng 3, tháng có độ ẩm thấp nhất là 81% vào tháng 11.
+ Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1700 ÷ 1800 mm, trong năm
lượng mưa phân bố không đều, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm
khoảng 75 % lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8 ,9.
+ Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650 –
1.700 giờ. Vụ Hè - Thu có số giờ nắng cao từ 1.100 – 1.200 giờ, chiếm 70 % số giờ nắng
trong năm.
+ Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa Đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc
với tần suất 60 – 70 %, tốc độ gió trung bình 2,0 – 2,3 m/s, những tháng cuối đông gió có xu
hướng chuyển dần về phía Đông.
Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi để Mỹ Lộc phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng,
các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.
d. Thuỷ văn
Huyện Mỹ Lộc có 3 con sông chính chảy qua là: sông Hồng, sông Đào và sông
Châu Giang. Sông Châu Giang ở phía Bắc huyện (8 km/28 km chiều dài sông) chủ yếu
tiếp nhận nguồn nước tưới tiêu nội đồng, chảy ra sông Hồng qua trạm bơm Hữu Bị. Sông
Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1 km cung cấp nước tưới, tiêu cho
cả huyện qua công trình đầu mối (trạm bơm Hữu Bị và Quán Chuột). Lũ sông Hồng
thường là lũ kép, mùa lũ nước sông dâng lên rất nhanh: 3 – 7m/ngày song có hàm lượng
phù sa rất cao: 1000g/m3.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo số liệu của phòng thống kê thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc có các loại đất
chính sau:
a. Đất phèn – Thionic Fluvisols (Flt) và Thionic Gleysols (Glt). Diện tích 1.003 ha,
chiếm 13,70 % diện tích tự nhiên của huyện, phân bố không đều ở các xã.
b. Đất phù sa – Fluvisols (FL). Diện tích 6.380 ha, chiếm 86,30 % diện tích tự nhiên
và được phân bố đều ở các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các
nhóm đất của huyện.
b. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai
nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt:
Huyện Mỹ Lộc có nhiều sông ngòi chảy qua, cùng với hệ thống kênh mương và ao
hồ, do vậy nguồn nước mặt rất phong phú. Về mùa mưa nước mặt dư thừa, tuy nhiên
trong mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt ở nhiều nơi.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm chủ yếu của huyện nằm trong tầng chứa lỗ hổng Plutoxen phân
bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl<200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ
sâu từ 10 – 120 m.
c. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Mỹ Lộc không nhiều, tập trung chủ yếu vào 2 loại chính: đất sét cho
sản xuất gạch ngói nung, đất cát cho xây dựng và san lấp.
- Nguyên liệu giành cho sản xuất vật liệu xây dựng:
Nguồn tài nguyên này phân bố chủ yếu dọc theo các bãi bồi ven sông Hồng, sông
Châu Giang, những diện tích này khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sản xuất
không cao.
- Các bãi cát xây dựng:
Nguồn tài nguyên này chủ yếu phân bố chạy dọc trên sông Hồng (Bãi Búng), có chiều
dài gần 1.500 m và chiều rộng khoảng 200 m, từ km 84 - km 86 thuộc địa bàn xã Mỹ Tân,
Mỹ Trung đây là nguồn tài nguyên cát xây dựng khá dồi dào, đang được khai thác sử dụng.
d. Tài nguyên nhân văn
Mỹ Lộc là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sớm phát triển nghề
trồng lúa nước, dệt vải và làm nghề thủ công. Đây là nơi phát tích vương triều Trần, triều
đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thành quả lao động của các thế
hệ để lại tiềm năng du lịch nhân văn có giá trị với những di tích lịch sử văn hoá, lễ hội
trong quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc và hàng chục di tích lịch sử văn hoá đã
được xếp hạng khác.
3.1.3. Thực trạng môi trường
- Quá trình đô thị hóa ở huyện Mỹ Lộc kéo theo sự phát triển mạnh mẽ các ngành công
nghiệp kèm theo đó là sự gia tăng dân số, đô thị nhanh chóng đã gây ra nhiều vấn đề về môi
trường không khí, đất, nước và chất thải rắn.
- Hiện tại, hầu hết các xí nghiệp xây dựng lâu năm chiếm 80% với công nghệ cũ và lạc
hậu, không có hệ thống xử lý tận dụng các chất thải nên khi thải ra môi trường mang tính độc
hại cao, gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi rộng.
- Huyện Mỹ Lộc hiện có một làng nghề tập trung là sản xuất rệt may tại làng Sắc xã Mỹ
Thắng. Hầu hết các gia đình đều sản xuất với quy mô hộ gia đình nên việc xử lý chất thải gặp
nhiều khó khăn, không có nơi xử lý chất thải tập trung.
- Đối với các khu công nghiệp tập trung mới được xây dựng công tác bảo vệ môi trường
đã được quan tâm từ đầu tuy nhiên hệ thống quản lý còn hạn chế như khu công nghiệp Mỹ
Trung nằm trên địa bàn xã Mỹ Trung.
- Đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối về ô
nhiễm môi trường. Do hình thành từ lâu đời nên vấn đề bụi, tiếng ồn và xử lý rác thải của làng
nghề chưa được chú trọng như làng nghề may gối, dệt đệm của xã Mỹ Thắng.
- Huyện Mỹ Lộc có các tuyến đường huyết mạch của tỉnh QL10, QL21, Đại lộ Thiên
Trường chạy qua với sự vận hành của các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu với nhiều
chủng loại và chất lượng máy cũ chiếm tỷ lệ cao, số lượng các phương tiện tương đối lớn đã
gây ảnh hướng xấu đến môi trường huyện.
- Xử lý rác thải: do nằm ở vùng ven thành phố Nam Định nên một số xã chịu ảnh hưởng
lớn của rác thải thành phố như bãi rác thành phố ngay cạnh thôn Gôi xã Mỹ Hưng , kênh xả
nước thải chảy qua xã Mỹ Tân đổ ra sông Hồng... gây nhức nhối cho người dân.
3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Năm 2016 kinh tế huyện Mỹ Lộc có sự phát triển mạnh trên cả 3 lĩnh vực, nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thu nhập bình quân 22 triệu đồng/người/năm.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Lộc trong những năm qua có sự chuyển đổi tích cực,
tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp
giảm dần, phát huy lợi thế của ngành và bước đầu khơi dậy được những tiềm năng thế
mạnh của huyện tạo tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển.
Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch còn chậm tỷ trọng các ngành nông,
thủy sản còn cao so với mức bình quân chung của toàn Tỉnh.
3.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn
định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có
nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2016 sản xuất nông nghiệp đảm bảo ổn
định và tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (theo giá hiện hành) đạt
900.650 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2010. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 94 triệu đồng.
* Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng ước tính cả năm là 8.371 ha, trong đó cây lương thực là
7.225 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 19 ha, cây rau, đậu, hoa cây cảnh 858 ha, cây lấy
củ có chất bột 20 ha, cây khác 48 ha. Cây lâu năm 193 ha.
+ Sản xuất lúa xuân: diện tích gieo trồng là 3.425 ha, năng suất 57,27 tạ/ha, sản
lượng 19.615 tấn.
+ Sản xuất lúa mùa: diện tích gieo trồng là 3.428 ha, năng suất 47,44 tạ/ha,sản lượng
16.310 tấn.
* Chăn nuôi: Năm 2016 huyện đã tích cực triển khai công tác tiêm phòng cho đàn
gia súc, gia cầm không để dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất. Tổng đàn gia
súc, gia cầm là: 352.246 con, trong đó: đàn Trâu, Bò 3.831 con, đàn lợn: 45.425 con, đàn
gia cầm: 303.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 8.437 tấn.
* Nuôi trồng thuỷ sản:
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, mô hình kinh tế trang trại, gia trại đã xuất hiện
ở một số địa phương, điển hình như: Mỹ Thắng, Mỹ Tân, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh. Trên địa bàn
diện tích nuôi trồng thuỷ sản là840 ha, giá trị 1 ha nuôi trồng thủy sản đạt 94 triệu đồng.
b. Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây Dựng
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế thị
trường. Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN có bước tăng trưởng rõ rệt. Năm 2016 giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp đạt 993
tỷ đồng.
Giá trị xây dựng năm 2016 ước đạt 305 tỷ đồng, tập trung thi công các công trình
cấp tỉnh, cấp huyện như Đường từ QL21 A vào đền Trần Quang Khải, đường vào đền
Sùng Văn xã Mỹ Thuận…
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Năm 2016 số cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn phân theo
loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế là 2463 cơ sở. Giá trị sản xuất ước đạt 1.120
tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 407 tỷ đồng. Doanh thu từ các hoạt động dịch
vụ lễ hội tập trung ở Mỹ Phúc, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân, dịch vụ vận tải, bảo hiểm,
ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lao động xuất khẩu lao động ước đạt 728 tỷ
đồng.
3.1.4.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Theo thống kê đến năm 2016 dân số của huyện Mỹ Lộc có 70.152 người, trong đó:
nữ giới là: 37.461 người chiếm 54,40% tổng dân số toàn huyện, nam giới là: 32.691
người chiếm 46,60% tổng dân số toàn huyện.
b. Lao động, việc làm
Năm 2016, lao động trong độ tuổi của huyện Mỹ Lộc là 411.261 người, chiếm
58,82 % tổng dân số; trong đó chủ yếu là lao động nông - lâm - thủy sản là 23.300 người,
chiếm 56,47 % tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 9.834
người, chiếm 23,83 % tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là
8.127 người, chiếm 19,70% tổng số lao động.
3.1.4.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự
gia tăng dân số thì khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng cũng
tăng lên khá nhanh.
Năm 2016 diện tích đất ở của huyện là: 500,70 ha bao gồm:
+ Đất ở nông thôn là: 406,01 ha
+ Đất ở đô thị là: 94,69 ha
Các khu dân cư tại các xã những năm qua đã được quan tâm xây dựng, chỉnh trang,
các khu giao đất ở mới đã chú trọng đến việc giao đất tập trung tránh tình trạng manh
mún lẻ tẻ. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp.
3.1.4.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
* Đường bộ: gồm các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã và giao thông nông
thôn với tổng chiều dài 314 km. Trong đó:
- Đường Quốc lộ 10 và 21A có tổng chiều dài: 13,80 km, đã được mở rộng nâng cấp
đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Đường quốc lộ 21B Nam Định - Phủ Lý đoạn đi qua huyện Mỹ Lộc có chiều dài
8,46 km, bề rộng nền đường 48m, mặt đường 36 m.
- Cầu Tân Phong, tuyến chính đường qua huyện Mỹ Lộc dài 0,85 km có bề rộng mặt
đường 8 m, nền đường 9 m.
- Đường tỉnh lộ dài 44,24 km.
- Đường huyện lộ, liên xã và trục chính của xã có tổng chiều dài 134,20 km trong đó
đường nhựa, bê tông xi măng là 76,4 km; đường cấp phối là 51,8 km và gạch, đất là 6,0 km.
- Đường giao thông thôn xóm dài 168,0 km trong đó đường nhựa, bê tông xi măng
là 143,8 km; đường đá dăm, cấp phối là 24,2 km.
b. Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện Mỹ Lộc nằm trong hệ thống thuỷ lợi của tỉnh Nam
Định được hình thành từ lâu bao gồm:
- Hệ thống đê sông:
+ Đê Quốc gia dài 7,10 km.
+ Đê Bối dài 12 km.
- Kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết nội đồng:
+ Kênh cấp I: 04 kênh dài 34 km.
+ Kênh cấp II: 188 kênh dài 188 km.
+ Kênh cấp III: 455 kênh dài 130 km.
+ Hệ thống cống trên kênh cấp I, cấp II, cấp III là: 143 cống tưới cấp 2; 250 cống
cấp 3; 1 cống tiêu cấp 1; 45 cống tiêu cấp 2; 70 cống tiêu cấp 3.
+ Đập điều tiết: 2 đập và 62 trạm bơm với tổng công suất 118.180 m3/h.
c. Giáo dục – đào tạo
Năm học 2016 toàn huyện có:
- Khối mẫu giáo, mầm non: Có 11 trường, 146 lớp học với 280 giáo viên và 4.096 cháu
- Khối tiểu học: Có 11 trường, 160 lớp học với 585 giáo viên và 5.299 học sinh.
- Khối trung học cơ sở: Có 10 trường, 107 lớp với 240 giáo viên và 3.685 học sinh.
- Khối phổ thông trung học: Có 2 trường công lập, 51 lớp với 117 giáo viên và
2.045 học sinh.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên: Có 2 trường với tổng số là 560 học sinh.
Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở thi đỗ vào các trường THPT
bằng các loại hình đào tạo đạt trên 75 % vượt chỉ tiêu đại hội.
d. Y tế
Đến năm 2016, toàn huyện Mỹ Lộc có 12 cơ sở y tế với 236 giường bệnh. Trong đó:
- Một bệnh viện Đa khoa với 145 giường bệnh.
- 11 trạm y tế xã với 91 giường bệnh.
Số cán bộ tham gia trong lĩnh vực y tế là: 145 người. Trong đó: Bác sỹ: 24 người, Y sỹ:
25 người, Y tá, Hộ lý 79 người, Dược tá: 01 người, Dược sỹ trung cấp: 13 người, Dược sỹ
cao cấp: 03 người.Đến nay, tất cả các thôn, xóm đều có cán bộ y tế, 70 % số trạm y tế
được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
e. Văn hoá - Thể thao
Các di tích và các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể luôn được gìn giữ và phát huy.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa và làng văn hóa phát triển mạnh. Đến nay toàn
huyện có 33,50 % số làng, tổ dân phố, 73 % số cơ quan, 46 % số trường học, 63,60 % số
trạm y tế được công nhận là đơn vị có nếp sống văn hoá, 71 % số gia đình được công
nhận gia đình văn hoá, 13,50 % số gia đình đạt gia đình thể thao. Có 12 nhà văn hoá
huyện, xã, thị trấn và 81 nhà văn hoá thôn xóm.
f. Năng lượng
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển nhanh góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn. Đến nay 100% số xã,
thị trấn đã có điện lưới Quốc gia với 100 % số hộ được sử dụng điện.
Chất lượng điện ngày càng được nâng cao, sự cố điện giảm. Toàn huyện có 40 km
đường dây cao thế và 159 km đường dây hạ thế, có 45 trạm biến áp với tổng công suất
8.570 KVA.
g. Bưu chính viễn thông
Hoạt động dịch vụ bưu chính - viễn thông trên địa bàn huyện phát triển nhanh, đi
trước một bước tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Đến nay, mạng lưới bưu
chính - viễn thông của huyện đã đến được với các các xã, đảm bảo được nhu cầu trao đổi
thông tin thông suốt trong và ngoài huyện. Số máy điện thoại tính đến năm 2016 trên địa
bàn toàn huyện là 24.965 máy, bình quân 35,8 máy/100 dân.
h. Quốc phòng - an ninh
Tập trung quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng trong tất cả các cấp, các ngành,
về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nêu cao tinh
thần cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, trước
những diễn biến phức tạp trên thế giới và khó khăn trong nước. Công tác tuyển quân
hàng năm đều đạt 100 %.
3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤTNĂM 2016VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
GIAI ĐOẠN (2011- 2016)
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2016 huyện Mỹ Lộc có tổng diện
tích tự nhiên là 7.448,87 ha, chiếm 4,46 % diện tích tự nhiên của tỉnh, được phân bố trên
địa bàn 01 thị trấn và 10 xã. Đơn vị có diện tích lớn nhất là xã Mỹ Tân 1.027,63 ha,
chiếm 13,80% diện tích toàn huyện, đơn vị có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Mỹ Lộc
472,02 ha, chiếm 6,34% diện tích toàn huyện.
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2016
Đơn vị tính: ha
STT
I
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
II
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
Chỉ tiêu sử dụng đất
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Tổng diện
tích (ha)
Cơ cấu
(%)
7.448,87
5.052,79
3.107,11
2.989,56
469,70
486,48
972,98
16,52
2.389,37
500,70
406,01
94,69
1.430,55
11,57
100,00
67,83
61,49
59,17
9,30
9,63
19,26
0,33
32,08
20,96
17.00
3,96
59,87
0,48
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.5.1
2.2.5.2
2.2.5.3
2.2.5.4
2.2.6
2.2.6.1
2.2.6.2
2.2.6.3
2.2.6.4
2.2.6.5
2.2.6.6
2.2.6.7
2.2.6.8
2.2.6.9
2.2.6.10
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
III
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất khu công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thuỷ lợi
Đất công trình năng lượng
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi giải trí công cộng
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính, viễn thông
Đất chợ
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NHT
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
1,03
0,04
0,90
0,04
35,71
1,49
234,84
9,83
129,77
5,43
3,64
0,15
91,91
3,85
9,52
0.40
1146,50
47,98
576,33
24,12
503,62
21,08
37,59
1.57
5.04
0.21
6,55
0.27
10,34
0.43
37,59
1.57
0,81
0.03
2,60
0.11
3,63
0,15
20,76
0.87
16,99
0.71
100,83
4.21
260,77
10,91
52,29
2,19
6,49
0,27
6,71
0,09
(Nguồn: UBND huyện Mỹ Lộc, 2016)
3.2.1.1. Đất nông nghiệp
Đến năm 2016, diện tích đất nông nghiệp là 5.052,79 ha, chiếm 67,83% diện tích tự
nhiên; tăng 319,92 ha so với diện tích đất nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt (4.732,87 ha).
a. Đất trồng lúa
Đất trồng lúa có diện tích là 3.107,11 ha, chiếm 61,49% diện tích đất nông nghiệp
(trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước là 2.989,41 ha, chiếm 59,17% diện tích đất nông
nghiệp, đất trồng lúa còn lại là 117,55 ha, chiếm 2,33% diện tích đất nông nghiệp )
b. Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 469,70 ha, chiếm 9,30% diện tích đất
nông nghiệp
c. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 486,48 ha, chiếm 9,63% diện tích đất nông
nghiệp, chủ yếu nằm xen kẽ trong khu dân cư
d. Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 972,98 ha, chiếm 19,26% diện tích đất nông
nghiệp, là diện tích nuôi cá nước ngọt phân bố chủ yếu ở trong khu dân cư và các khu
vực chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả.
e. Đất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác có diện tích là 16,52 ha, chiếm 0,33% diện tích đất nông
nghiệp, đây là diện tích các trang trại, gia trại trong mô hình chuyển đổi cơ cấu đất nông
nghiệp.
3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp
Đến năm 2016, diện tích đất phi nông nghiệp là 2.389,37 ha, chiếm 32,08% diện
tích tự nhiên; giảm 240,02 ha so với diện tích đất phi nông nghiệp trong phương án quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt (2.629,39 ha).
Cụ thể diện tích các loại đất phi nông nghiệp như sau:
a. Đất ở
Diện tích đất ở năm 2016 là 500,70 ha chiếm 20,96% diện tích đất phi nông nghiệp
(Trong đó: đất ở nông tôn chiếm 17%, đất ở đô thị chiếm 3,96%).
b. Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng năm 2016 có diện tích là 1.430,55 ha chiếm 59,87% diện tích đất
phi nông nghiệp.
c. Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích năm 2016 là 37,75 ha. Chiếm 1,58% diện tích đất phi nông nghiệp.
d. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Diện tích năm 2016 là 100,83 ha chiếm 4,21% diện tích đât phi nông nghiệp.
e. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Diện tích năm 2016 là 260,77 ha chiếm 10,91% diện tích đất phi nông nghiệp.
f. Đất có mặt nước chuyên dùng
Diện tích năm 2016 là 52,29 ha chiếm 2,19% diện tích đất phi nông nghiệp.
g. Đất phi nông nghiệp khác
Diện tích năm 2016 là 6,49 ha chiếm 0,27% diện tích đất phi nông nghiệp.
3.2.1.3. Đất chưa sử dụng
Năm 2016, đất chưa sử dụng có diện tích là 6,71 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên.
3.2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn (2011-2016).
Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: ha
Năm
Năm
Tăng (+)
STT
Mục đích sử dụng
Mã
2011
2016
Giảm (-)
79,56
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
7.369,31 7.448,87
-11,62
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP 5.064,41 5.052,79
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
SXN 4.174,23 4.063,29 -110,94
1.1.1 Đất trồng lúa
LUA 3.342,89 3.107,11 -235,78
68,56
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
HNK 401,14
469,70
56,28
1.1.3 Đất trồng cây lâu năm
CLN 430,20
486,48
95,34
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản
NTS 877,64
972,98
3,98
1.3 Đất nông nghiệp khác
NKH
12,54
16,52
93,67
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN 2.295,70 2.389,37
39,58
2.1 Đất ở
OCT 461,12
500,70
28,55
2.1.1 Đất ở tại nông thôn
ONT 377,46
406,01
11,03
2.1.2 Đất ở tại đô thị
ODT
83,66
94,69
118,57
2.2 Đất chuyên dùng
CDG 1.311,98 1.430,55
Đất xây dụng trụ sở cơ quan, công trình
2.2.1
CTS
11,35
47,28
35,93
sự nghiệp
0,00
2.2.2 Đất quốc phòng
CQP
1,03
1,03
0,01
2.2.3 Đất an ninh
CAN
0,89
0,90
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
2.2.4
CSK 249,21
234,84
-14,37
nghiệp
97,00
2.2.5 Đất có mục đích công cộng
CCC 1.049,50 1.146,50
1,86
2.3 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
35,89
37,75
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
2.4
NTD
93,04
100,83
7,79
tang lễ, nhà hỏa táng
-69,98
2.5 Đất sông, ngòi, mặt nước chuyên dùng SMN 383,04
313,06
-4,14
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
PNK
10,63
6,49
-2,49
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
9,20
6,71
-2,49
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
BCS
9,20
6,71
(Nguồn: UBND huyện Mỹ Lộc, 2016)
Qua bảng trên ta thấy:
Tổng diện tích tự nhiên năm 2016 là 7.448,87 ha, tăng 79,56 ha so với tổng diện
tích tự nhiên năm 2011. Nguyên nhân là do:
- Diện tích hành chính được tính trên bản đồ số hóa và phương pháp tính diện tích truyền
thống (épfim tính trên bản đồ giấy) có sai số giữa 2 phương pháp tính diện tích.
- Việc xác định địa giới hành chính theo 364/TTg trên bản đồ địa chính của từng xã
khi ghép biên giữa các xã chưa chính xác do đó phải xác định chuẩn hóa lại, nhất là các
xã tiếp giáp với sông Hồng và sông Châu Giang.
Cụ thể biến động như sau:
+ Diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 5.052,79 ha, giảm 11,62 ha so với diện
tích đất nông nghiệp năm 2011.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là 2.389,37 ha, tăng 93,67 ha so với
diện tích đất phi nông nghiệp năm 2011.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là 6,71 ha, giảm 2,49 ha so với diện tích đất chưa sử
dụng năm 2011.
3.3. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU (2011- 2015) HUYỆN MỸ LỘC.
3.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện Mỹ Lộc
phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp - dịch vụ, thương mại, du lịch - nông nghiệp thủy sản. Thu hút các nhà đầu tư, các
dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành
phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng sự
nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Bảo đảm quốc phòng,
an ninh, giữ gìn ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội.
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 2011 - 2015:
- Kinh tế: Phát huy tốt tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện mục tiêu về tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13 - 14%, tương ứng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015
của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 27 %/năm; thương mại dịch vụ du lịch là
45 %/năm và nông nghiệp thủy sản là 28%/năm.
- Xã hội: Phấn đấu tỷ tệ tăng dân số tự nhiên xuống còn dưới 1%/năm giai đoạn
2011 - 2015, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 4 %.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 17,20 %, tương ứng cơ cấu kinh tế
giai đoạn 2016 - 2020 của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 29,47 %/năm;
thương mại dịch vụ du lịch là 47,05 %/năm và nông nghiệp thủy sản là 23,48 %/năm.
- Xã hội: Phấn đấu tỷ tệ tăng dân số tự nhiên xuống còn dưới 0,80 %/năm; tỷ lệ hộ
nghèo dưới 3 %.
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 65 - 70%, tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt từ 60 - 65%, trên 90% lao động có việc làm.
3.3.3. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Bảng 3.3. Phân bổ diện tích các loại đất trong kế hoạch kỳ đầu (2011-2015)
Đơn vị tính: ha
Diện tích đến các năm
ST
Chỉ tiêu
Mã
T
Năm 2011 Năm 2015
7.369,31
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
7.369,31
Đất nông nghiệp
NNP
5.076,22
4.732,87
1.1
Đất lúa nước
DLN
3.354,29
3.151,92
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
401,15
264,79
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
430,28
426,75
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
877,96
839,77
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
12,54
49,64
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2.283,89
2.629,39
2.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
376,74
394,65
2.2
Đất ở đô thị
ODT
83,15
83,75
2.3
Đất quốc phòng
CQP
1,22
1,62
2.4
Đất an ninh
CAN
0,89
1,29
2.5
Đất khu công nghiệp
SKK
150,68
310,68
2.6
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
87,26
159,22
2.7
Đất có di tích danh thắng
DDT
3,39
11,03
2.8
Đất phát triển hạ tầng
DHT
1.033,08
1.112,32
2.9
Đất sản xuất vật liệu xây dựng làm đồ gốm
SKX
12,56
20,49
2.10 Đất bãi thải, xử lí chất thải
DRA
0,79
8,09
2.11 Đất xây dụng trụ sở cơ quan
TSC
11,35
12,02
2.12 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
2.13
hỏa táng
2.14 Đất có mặt nước chuyên dùng
TTN
35,89
35,85
SMN
383,27
368,58
2.15 Đất phi nông nghiệp khác
PNK
10,66
10,62
1
3
Đất chưa sử dụng
NTD
92,96
99,14
9,20
CSD
7,05
(Nguồn: Quyết định số 1004/QĐ-UBND huyện Mỹ Lộc, 2013)
Bảng 3.4. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)
Đơn vị tính: ha
STT
Mã
Diện tích
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
346,82
1.1
Đất lúa nước
DLN/PNN
294,08
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
26,46
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
3,53
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS/PNN
22,05
1.5
NKH/PNN
0,70
2.1
Đất nông nghiệp khác
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông
nghiệp
Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản
LUC/NTS
20,22
2.2
Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nông nghiệp khác
LUC/NKH
35,72
2.3
Đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển sang đất trồng lúa nước
HNK/DLN
108,60
2.4
Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất trồng lúa nước
NTS/DLN
36,36
(Nguồn: Quyết định số 1004/QĐ-UBND huyện Mỹ Lộc, 2013)
1
2
Chỉ tiêu
200,90
3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT
3.4.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015).
3.4.1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) của huyện Mỹ Lộc, được xét duyệt theo quyết định số 1004/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Nam Định. Huyện Mỹ Lộc đã thực hiện kết
quả như sau:
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
Đơn vị tính: ha
ST
T
Chỉ tiêu sử dụng đất
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Kế hoạch (20112015) theo Quyết
định số 1004/QĐUBND
7.369,31
Kết quả thực hiện
So sánh
Diện tích
năm 2015 Tăng (+) Tỷ lệ
Giảm (-) (%)
7.448,87
79,56
101,0
Đất nông nghiệp
4.732,87
5.065,10
332,23
1.1
Đất trồng lúa
3.151,92
3.115,95
-35,97
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
264,79
470,63
205,84
1.3
Đất trồng cây lâu năm
426,75
486,89
60,14
8
107,0
2
98,86
177,7
4
114,09
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
839,77
975,11
135,34
116,12
1.5
Đất nông nghiệp khác
49,64
16,52
-33,12
33,28
2
Đất phi nông nghiệp
2.629,39
2.377,06
-252,33
90,40
1
2.1
Đất quốc phòng
1,62
1,03
-0,59
63,58
2.2
Đất an ninh
1,29
0,90
-0,39
69,77
2.3
Đất khu công nghiệp
310,68
129,77
-180,91
41,77
2.4
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
159,22
95,65
-63,57
2.5
Đất phát triển hạ tầng
1.112,32
1.171,83
59,51
2.6
Đất di tích danh thắng
11,03
5,04
-5,99
60,07
105,3
5
45,69
2.7
Đất bãi thải, xử lý chất thải
8,09
3,63
-4,46
2.8
Đất ở tại nông thôn
394,65
405,05
10,40
2.9
Đất ở tại đô thị
83,75
84,86
1,11
2.10
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
12,02
11,57
-0,45
35,85
37,75
1,90
99,14
100,83
1,69
20,49
9,52
-10,97
46,46
368,58
313,18
-55,40
84,97
10,62
6,43
-4,19
60,55
2.11 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng
Đất sản xuất vất liệu xây dựng, làm
2.13
đồ gốm
Đất sông suối và mặt nước chuyên
2.14
dùng
2.15 Đất phi nông nghiệp khác
2.12
3
Đất chưa sử dụng
44,87
102,6
4
101,3
3
96,26
105,3
0
101,7
0
7,05
6,71
-0,34
95,18
(Nguồn: UBND huyện Mỹ Lộc, 2016)
Tổng diện tích tự nhiên năm 2015 là 7.448,87 ha, tăng 79,56 ha so với kế hoạch sử
dụng đất được duyệt. Cụ thể như sau:
a. Đất nông nghiệp
Chỉ tiêu kế hoạch được phê duyệt là 4.732,87 ha, kết quả thực hiện được là
5.065,10 ha, đạt 107,02% so với kế hoạch được duyệt. Cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa: Chỉ tiêu được duyệt 3.151,92; thực hiện được 3.115,95 ha, thấp
hơn 35,97 ha, đạt 98,86% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất trồng cây hàng năm khác: Chỉ tiêu được duyệt 264,79 ha; thực hiện được
470,63 ha, cao hơn 205,84 ha, đạt 177,74% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất trồng cây lâu năm: Chỉ tiêu được duyệt 426,75 ha; thực hiện được 486,89 ha,
cao hơn 60,14 ha, đạt 114,09% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Chỉ tiêu được duyệt 839,77 ha; thực hiện được 975,11
ha, cao hơn 135,34 ha, đạt 116,12% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất nông nghiệp khác: Chỉ tiêu được duyệt 49,64 ha; thực hiện được là 16,52 ha,
thấp hơn 33,12 ha, đạt 33,28% so với kế hoạch được duyệt.
b. Đất phi nông nghiệp
Chỉ tiêu được duyệt là 2.629,39 ha, thực hiện được 2.377,06 ha, thấp hơn 252,33
ha và đạt 90,40% so với kế hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sử dụng
đất như sau:
- Đất quốc phòng: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 1,62 ha, kết quả thực hiện là
1,03 ha, thấp hơn 0,59 ha, đạt 63,58% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất an ninh: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 1,29 ha, kết quả thực hiện là 0,90
ha, đạt 69,77% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất khu công nghiệp: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 310,68 ha, kết quả thực
hiện là 129,77 ha, đạt 41,77% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt 159,22 ha, kết quả
thực hiện 95,65 ha đạt 60,07% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất phát triển hạ tầng: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 1.112,32 ha, kết quả thực
hiện là 1.171,83 ha, đạt 105,35% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất có di tích danh thắng: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 11,03 ha, kết quả thực
hiện là 5,04 ha, đạt 45,69% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 8,09 ha, kết quả
thực hiện là 3,63 ha, đạt 44,87% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất ở tại nông thôn: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 394,65 ha, kết quả thực hiện
là 405,05 ha, đạt 102,64% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất ở tại đô thị: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt là 83,75 ha, kết quả thực hiện là
84,86 ha, đạt 101,33% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt
là 12,02 ha, kết quả thực hiện là 11,57 ha, đạt 96,26% so với kế hoạch được duyệt.