Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (arachis hypogaea l ) có năng suất khác nhau trồng tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 188 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Một số kết quả được công bố
riêng hoặc đồng tác giả, phần còn lại chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án

Lê Văn Trọng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Nguyễn
Như Khanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành công
trình nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, phòng
Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Sinh lý thực vật và
Ứng dụng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Khoa Khoa học Tự
Nhiên, Khoa Nông lâm Ngư nghiệp - Trường Đại học Hồng Đức, Khoa
Sinh học -Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu
đỗ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, công ty giống cây trồng Thái
Bình, công ty giống cây trồng Thanh Hoá đã cung cấp các giống lạc và các
tài liệu liên quan trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình Anh
Lê Hồng Long, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều
kiện bố trí ruộng thí nghiệm để tôi thực hiện đề tài.


Cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, người thân, bạn bè, các thầy cô,
đồng nghiệp trong Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức
lòng biết ơn sâu sắc bởi sự động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi
có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án

Lê Văn Trọng


iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Những chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận án
Dang mục các hình trong luận án
MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................ 4

1.1. Giới thiệu chung về cây lạc ............................................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc ................................................... 5
1.1.3. Giá trị của cây lạc..................................................................... 10
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam ................... 13
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới.......................................... 13
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam .......................................... 15

1.3. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến năng suất ..... 18
1.3.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới .............................................. 18
1.3.2. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam .............................................. 22
1.4. Kỹ thuật RAPD trong phân tích quan hệ di truyền ở thực vật 31
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền ở thực vật ................. 31
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền của cây lạc ............... 37
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .....40

2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 40
2.2. Thiết bị và hóa chất nghiên cứu ................................................... 43
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................... 43
2.4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 44
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 44


iv
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ............................. 44
2.5.2. Phương pháp thu mẫu .............................................................. 46
2.5.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu cấu thành năng suất .... 47
2.5.4. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trao đổi nước ............. 47
2.5.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu quang hợp ................... 49
2.5.6. Phương pháp xác định số lượng, khối lượng và vị trí nốt sần. 50
2.5.7. Phương pháp xác định hàm lượng một số nguyên tố khoáng ..50
2.5.8. Phương pháp hóa sinh phân tử ................................................. 53
2.5.9. Phương pháp xử lý số liệu........................................................ 56
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................... 57


3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ……… ............... 57
3.1.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ................................................ 57
3.1.2. Năng suất 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn .................. 58
3.1.3. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..... 60
3.2. Nghiên cứu đa hình của 10 giống lạc bằng kỹ thuật RAPD ..... 61
3.2.1. Kết quả tách chiết ADN và đánh giá độ tinh sạch ADN ......... 61
3.2.2. Kết quả phân tích đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD ............ 62
3.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của 10 giống lạc .................. 67
3.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi nước ................................ 67
3.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp .................................... 79
3.3.3. Nghiên cứu nốt sần ở rễ lạc...................................................... 89
3.4. Nghiên cứu hàm lượng khoáng trong lá ..................................... 97
3.4.1. Nghiên cứu hàm lượng một số nguyên tố khoáng ................... 97
3.4.2. Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng ........ 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 117
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.............................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 121
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Chữ viết tắt
AFLP
AIA
α-NAA

B
CC
CCC
CI
COS
cs
CTAB
DTA
EDTA
Fe
GA
ha
K
LAD
LAI
Mg
Mo
N
NSNL
NSTB
PCR
P
RAPD
RCBD
RFLP
S
SLA

Đọc là
Amplified Fragment Length Polymorphisms

Axit indol axetic
α-naphtyl axetic axit
Bor
ckolirte chloride
Chlorcholin chlorit
Chloroform Isoamyl Alcohol
Chitosan oligossacharit
Cộng sự
Cetyl trimethyl ammonium bromide
Diethyl anlinoethyl
Ethylen Diamine Tetra Acetic Acid
Sắt
Axit gibberrellic
hecta
Kali
Leaf Area Duration
Leaf Area Index
Magie
Molypđen
Nitơ
Năng suất nhắc lại
Năng suất trung bình
Polymerase Chain Reaction
Phospho
Random Amplified Polymorphic DNA
Randomized complete Blocks Design
Restriction Fragment Length Polymorphisms
Lưu huỳnh
Specific leaf area



vi

31
32
33
34
35

SLN
SODM
SSR
SPAD
VKHNNVN

Specific leaf nitrogen
SOD simulation material
Simple Sequence Repeat
Soil and plant analyzes development
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc tại Thanh Hóa

17

Bảng 1.2. Kết quả thử nghiệm tưới nước cho lạc trên đất cát ven


25

biển Diễn Thịnh, Diễn Châu, Nghệ An
Bảng 2.1. Đặc điểm nông sinh học của 10 giống lạc nghiên cứu

41

Bảng 2.2. Sơ đồ thí nghiệm đồng ruộng theo A.C. Molotov

45

Bảng 2.3. Mật độ gieo trồng và lượng phân bón

45

Bảng 2.4. Danh sách các mồi sử dụng trong nghiên cứu

55

Bảng 2.5. Thành phần phản ứng RAPD-PCR

55

Bảng 3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

57

Bảng 3.2. Năng suất trung bình qua 3 năm 2013, 2014, 2015


58

Bảng 3.3. Giá trị OD và hàm lượng ADN của 10 giống lạc

62

Bảng 3.4. Kết quả phân tích đa hình của các mồi RAPD

63

Bảng 3.5. Hệ số tương đồng Jaccard giữa các giống lạc nghiên cứu

65

Bảng 3.6. Hàm lượng nước trong lá

68

Bảng 3.7. Cường độ thoát hơi nước của lá

70

Bảng 3.8. Độ dẫn khí khổng

72

Bảng 3.9. Khả năng giữ nước của lá

74


Bảng 3.10. Khả năng hút nước của lá

76

Bảng 3.11. Hàm lượng diệp lục

80

Bảng 3.12. Chỉ số diện tích lá

82

Bảng 3.13. Cường độ quang hợp

84

Bảng 3.14. Khối lượng chất khô tích lũy

86

Bảng 3.15. Số lượng nốt sần

90

Bảng 3.16. Khối lượng nốt sần

91

Bảng 3.17. Phân bố nốt sần trên rễ lạc thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia


93


viii

Bảng 3.18. Hàm lượng nitơ trong lá

98

Bảng 3.19. Hàm lượng phospho trong lá

101

Bảng 3.20. Hàm lượng kali trong lá

103

Bảng 3.21. Hàm lượng lưu huỳnh trong lá

105

Bảng 3.22. Hàm lượng magie trong lá

107

Bảng 3.23. Hàm lượng sắt trong lá

109

Bảng 3.24. Hàm lượng molypđen trong lá


112


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái quả và hạt của 10 giống lạc nghiên cứu

40

Hình 3.1. So sánh năng suất trung bình của 10 giống lạc qua 3 năm

59

Hình 3.2. Tương quan giữa chỉ tiêu cấu thành năng suất với năng suất

60

Hình 3.3. Ảnh điện di ADN của 10 giống lạc nghiên cứu

61

Hình 3.4. Ảnh điện di sản phẩm RAPD

64

Hình 3.5. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 10 giống lạc

66


Hình 3.6. Hàm lượng nước trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp

69

Hình 3.7. Cường độ thoát hơi nước của giống lạc năng suất cao và thấp

71

Hình 3.8. Độ dẫn khí khổng của giống lạc năng suất cao và thấp

73

Hình 3.9. Khả năng giữ nước của lá của giống lạc năng suất cao và thấp

75

Hình 3.10. Khả năng hút nước của lá của giống lạc năng suất cao và thấp

77

Hình 3.11. Tương quan giữa chỉ tiêu trao đổi nước với năng suất

78

Hình 3.12. Hàm lượng diệp lục của giống lạc năng suất cao và thấp

81

Hình 3.13. Chỉ số diện tích lá của giống lạc năng suất cao và thấp


83

Hình 3.14. Cường độ quang hợp của giống lạc năng suất cao và thấp

85

Hình 3.15. Khối lượng chất khô của giống lạc năng suất cao và thấp

87

Hình 3.16. Tương quan giữa một số chỉ tiêu quang hợp với năng suất

88

Hình 3.17. Số lượng nốt sần của giống lạc năng suất cao và thấp

91

Hình 3.18. Khối lượng nốt sần của giống lạc năng suất cao và thấp

92

Hình 3.19. Vị trí phân bố nốt sần của giống lạc năng suất cao và thấp

95

Hình 3.20. Tương quan giữa khối lượng, số lượng và sự phân bố nốt sần với 96
năng suất
Hình 3.21. Hàm lượng nitơ trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp


99

Hình 3.22. Hàm lượng phospho trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp 102
Hình 3.23. Hàm lượng kali trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp

104


x

Hình 3.24. Hàm lượng lưu huỳnh trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp 106
Hình 3.25. Hàm lượng magie trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp

108

Hình 3.26. Hàm lượng sắt trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp

110

Hình 3.27. Hàm lượng molypđen trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp 113
Hình 3.28. Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá
với năng suất

114


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) có nguồn
gốc từ Nam Mỹ, đây là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao.
Mặc dù cây lạc đã có từ lâu nhưng vai trò của nó mới được công bố khoảng
100 năm trở lại đây. Lạc là loại cây được trồng phổ biến trên thế giới và hiện
nay đang được nhiều quốc gia đầu tư phát triển sản xuất với quy mô ngày
càng lớn do nhu cầu sử dụng và tiêu thụ ngày càng tăng [5].
Ở Việt Nam, cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp,
đặc biệt ở những nơi khí hậu thường xuyên biến động và điều kiện canh tác
khó khăn. Cây lạc được trồng trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp ở
nước ta với nhiều giống khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra được các
giống lạc có năng suất cao thích hợp với điều kiện của các địa phương là rất
cần thiết.
Tại Thanh Hóa, qua các năm trở lại đây cây lạc được đưa vào sản xuất
với quy mô lớn và có nhiều giống lạc được trồng phổ biến trên toàn tỉnh, tuy
nhiên năng suất bình quân thu được so với cả nước vẫn còn ở mức thấp. Vì
vậy, vấn đề nghiên cứu chọn tạo ra những giống lạc cao sản, phẩm chất tốt là
rất cần thiết đối với tình hình sản xuất thực tế của địa phương.
Hiện nay nhiều phương pháp đã được ứng dụng và đang được nghiên
cứu ứng dụng để cải tạo, phát huy tiềm năng của nhiều loại cây trồng như: lai
giống, đột biến thực nghiệm, ... các phương pháp này nhằm mục đích tạo ra
những giống có năng suất cao và phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu tốt
với những điều kện bất lợi... Cây lạc là một trong nhiều loại cây được đưa vào
nghiên cứu để tạo ra những giống có những đặc tính tốt về năng suất cũng
như khả năng chống chịu. Mỗi giống có năng suất hay khả năng chống chịu
khác nhau với các đặc điểm sinh lý, trao đổi chất khác nhau, đều thể hiện ra


2


trong các đặc điểm sinh lý, hoá sinh. Điều đó cho phép chúng ta có thể dựa
vào sự khác biệt trong các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của các giống lạc có năng
suất cao thấp khác nhau để tuyển chọn các giống năng suất cao, phẩm chất hạt
tốt, thích nghi được với các điều kiện tự nhiên của vùng, miền cụ thể.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh
lý, hóa sinh cây lạc, nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về các
khác biệt trong các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của các giống lạc có năng suất
cao và thấp, tìm ra các khác biệt trong các chỉ tiêu đó để áp dụng vào việc
chọn tạo giống năng suất cao còn hạn chế.
Xuất phát từ nhận thức vừa nêu và từ nhu cầu thực tiễn của việc chọn
tạo giống lạc có năng suất cao, phẩm chất tốt, chúng tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc
(Arachis hypogaea L.) có năng suất khác nhau trồng tại Thanh Hóa”
Mục tiêu của đề tài
Xác định được những khác biệt trong một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh
của giống lạc có năng suất cao, thấp và mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh
lý, hóa sinh với năng suất.
Xác định được mối quan hệ di truyền của các giống lạc nghiên cứu
trong đề tài.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện trên mười giống lạc khác nhau (Lạc Lỳ,
Sen Lai, L08, L12, L14, L18, L19, L23, L16, TB25) trồng trong vụ xuân năm
2013, 2014, 2015 tại xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có

giá trị về sự khác biệt trong các phản ứng sinh lý, hoá sinh của các giống lạc
có năng suất cao và thấp.
Luận án là một tài liệu tham khảo về khoa học có giá trị nghiên cứu và
giảng dạy.
Làm sáng tỏ quan hệ di truyền của 10 giống lạc có năng suất khác nhau
trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng sự khác biệt trong các đặc trưng sinh lý, hoá sinh của một số
giống lạc có năng suất cao và thấp vào công tác sơ tuyển giống lạc có năng
suất cao và ổn định giúp giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí trong công
tác chọn giống năng suất cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chọn được hai giống lạc năng suất cao
(L26 và TB25) làm cơ sở khoa học để đề xuất thử nghiệm, phổ biến cho
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá và những vùng có điều kiện tương tự.
Những điểm mới của luận án
Đã đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống nhiều chỉ tiêu sinh lý, hóa
sinh như chỉ tiêu trao đổi nước, hoạt động quang hợp, hàm lượng chất khoáng
trong lá cũng như tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh với năng suất
làm cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống lạc trên quan điểm hoạt động
sinh lý, hóa sinh.
Đã đánh giá được sự đa dạng di truyền của 10 giống lạc nghiên cứu
trồng tại Thanh Hóa, bằng chỉ thị phân tử RAPD đã nghiên cứu mức độ đa
hình và quan hệ di truyền của 10 giống lạc nghiên cứu trong luận án.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Giới thiệu chung về cây lạc
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
1.1.1.1. Nguồn gốc
Năm 1875 E.G.Squier đã tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở Ancon
Pachacamae và nhiều nơi khác thuộc Peru những hạt và quả giống như những
hạt và quả lạc đang trồng lúc đó ở Peru. Ngày nay, căn cứ trên các tài liệu về
khảo cổ học, về thực vật dân tộc học, về ngôn ngữ học, về sự phân bố các
kiểu giống lạc, mặc dù trên thế giới hiện nay không tìm thấy loại Arachis
hypogeae (lạc trồng) ở trạng thái hoang dại, người ta đã khẳng định Arachis
hypogeae có nguồn gốc tại Nam Mỹ nhưng trung tâm của vùng lạc trồng
nguyên thủy xa xưa chưa được xác định chính xác. Theo B.B. Hizgrinys,
trung tâm trồng lạc nguyên thủy là vùng Cran Chaco nằm trong các thung
lũng ở Paraguay và Parafia. Vavilov nhận định Braxin và Paraguay là trung
tâm trồng lạc nguyên thủy, trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng lạc
trồng có nguồn gốc từ miền đông Bolivia [18].
Dùng phương pháp cacbon phóng xạ, nhiều nhà khoa học đã xác định
cây lạc được trồng cách đây 3200 - 3500 năm. Cây lạc được ghi vào sử sách
từ thế kỷ thứ XVI.
Từ đầu thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã nhập cây lạc vào bờ biển
Tây Phi theo các thuyền buôn bán nô lệ. Cũng trong thời gian này người Tây
Ban Nha đã đưa cây lạc từ bờ biển Tây Mexicô đến Philippin. Từ đó lạc lan
sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ và bờ biển phía đông nước
Úc. Từ Đông Nam Á, lạc được đưa tới Mađagaxca và Đông Phi. Như vậy,
châu Phi là nơi gặp gỡ của 2 con đường lan tràn khác nhau của cây lạc. Tuy
nước Mỹ ở rất gần quần đảo Antin và Mêxicô, nhưng cây lạc lại đến nước này
theo các đoàn nô lệ từ Tây Phi [18].


5


1.1.1.2. Phân loại
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) - Bộ Đậu
(Fabales) - Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) - Ngành hạt kín
(Angiospermatophyta) [51].
Loài trồng trọt Arachis hypogeae L. (1753) bao gồm hai loài phụ:
a. Loài phụ hypogeae gồm hai chủng: chủng hypogeae loại hình Virginia
gregory và các tác giả khác (1951) và chủng Birsuta Kohler.
b. Loài phụ fastigiata gồm hai chủng: chủng fastigiata loại hình Valenxia
(Gregory 1951) và chủng Vulgaris Harz (1885) loại hình Spanish (Geogory
và các tác giả khác 1951) [18].
Gregory và Bunting dựa trên cơ sở di truyền và đặc điểm phân cành:
thứ tự ra cành sinh sản và cành sinh dưỡng chia loài A. hypogeae thành hai
nhóm:
- Nhóm phân cành xen kẽ (nhóm Virginia): Thân chính không bao giờ
có hoa, trên cành thứ cấp 2 đốt đầu tiên mang cành sinh dưỡng, sau đó là 2
cành sinh sản kế tiếp nhau cho đến khi tận cùng bằng một số đốt khác nhau
như vậy cho đến khi tận cùng bằng một số đốt bất dục. Dạng cây có thể bò
hoặc đứng (cây có dạng bụi), cành có thể đạt tới n + 4, n + 5.
- Nhóm phân cành liên tục (chủng Valenxia và Spanish): Thân cành
chính có hoa, trên cành thứ cấp ở các đốt đầu tiên thường phát sinh cành sinh
sản đốt mang cành sinh dưỡng và sinh sản kế tiếp nhau không đều. Dạng cây
luôn luôn đứng và có ít cành cấp cao (n + 3, n + 4).
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
* Rễ lạc
Rễ cây lạc thuộc loại rễ cọc gồm có ba phần là cổ rễ, rễ chính và rễ
phụ. Sau khi hạt mọc, cổ rễ vươn dài 2 - 4cm đưa lá mầm lên mặt đất. Rễ phụ



6

của một số giống lạc chín muộn mọc ngang ra xa tới 80cm. Khi cây lạc có 8
lá thì các rễ phụ ở gần mặt đất mọc ra nhiều hơn các rễ phụ ở dưới sâu, lúc
này rễ chính dài 35cm, rễ phụ dài 25cm, cổ rễ dài 3cm. Phần lớn rễ tập trung
ở lớp đất sâu từ 3 - 18cm. Từ lúc cây bắt đầu mọc đến khi cây có 5 lá, rễ mọc
nhanh hơn thân và lá. Lúc cây có 3 - 4 lá, trọng lượng rễ bằng 50% trọng
lượng cả cây. Từ khi cây có 8 lá trở đi, thân lá mọc nhanh hơn rễ. Lúc cây có
8 lá khối lượng rễ bằng 60% và lúc cây ra hoa thì bằng 10% khối lượng cả
cây [65].
Rễ lạc có đặc điểm là không có biểu bì, không có lông hút thật. Nước
và chất dinh dưỡng vào trong cây trực tiếp qua nhu mô vỏ, nhưng ở một số
trường hợp rễ lạc cũng có lông hút. Trên rễ cây lạc, người ta thấy có nhiều
khối u nhỏ gọi là nốt sần. Độ lớn, vị trí và màu sắc nốt sần đều có liên quan
tới khả năng cố định nitơ. Nốt sần phải có một độ lớn nhất định và càng ở gần
rễ chính thì cường độ cố định nitơ càng cao [65].
* Thân, cành lạc
Thân cây lạc mềm, lúc còn non thì tròn, lúc già có cạnh và rỗng ruột.
Thân chính có 2 thời kỳ sinh trưởng mạnh và nhanh, đó là lúc cây bắt đầu ra
hoa và lúc có nhiều tia, những lúc này số lượng lá và trọng lượng chất khô
cũng tăng nhanh. Thân lạc tương đối cao, có thể cao tới 2m, những giống có
dạng bụi thường có chiều cao thân đạt khoảng 70 - 150cm. Dạng đứng có
chiều cao từ 40 - 80cm. Dạng bò chiều cao thân chỉ đạt 25 - 40cm [65].
Thân và cành cây mọc nhanh hay chậm cũng tuỳ thuộc phần lớn vào
nhiệt độ, mọc nhanh ở nhiệt độ cao và mọc chậm ở nhiệt độ thấp. Cây lạc sinh
trưởng tốt thường có chiều cao thích hợp, cân đối với các bộ phận sinh dưỡng
khác, thân không đổ các đốt phía dưới ngắn, thân mập và cứng. Trường hợp
dinh dưỡng không đủ, cây thấp và nhỏ, số lá trên thân chính giảm, cây sớm
kết thúc sinh trưởng về chiều cao. Ngược lại, trong trường hợp bị vống lốp,



7

cây vượt quá độ cao cần thiết, thời kỳ cuối vẫn giữ được tốc độ vươn cao khá
mạnh khiến cây bị đổ cũng làm giảm năng suất [65].
* Lá
Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim, mỗi lá thường có 4 lá chét, đôi
khi có 3 hoặc 6 lá chét. Trên thân cây, lá mọc lên theo hướng ngược chiều
kim đồng hồ với mẫu xếp lá 2/5. Trên thân chính, số lượng lá có thể đạt 20 28 lá, tổng số lá trên cây (bao gồm cả lá trên thân và trên cành) có thể đạt 50 80 lá vào thời kỳ thu hoạch, khi thu hoạch một số lá già bị rụng nên số lá xanh
tồn tại trên cây cao nhất khoảng 40 - 60 lá vào thời kỳ đâm tia tạo quả [65].
Diễn biến tăng trưởng của diện tích lá lạc từ khi mọc đến khi hình
thành quả tương ứng với sự sinh trưởng chiều cao thân. Diện tích lá tăng
nhanh nhất vào thời kỳ từ sau ra hoa đến khi hình thành quả. Sau khi đạt chỉ
số diện tích lá cao nhất vào thời kỳ hình thành quả, trị số này có thể được giữ
vững 5 - 7 ngày rồi giảm dần cho tới khi thu hoạch. Diện tích lá giảm do tốc
độ rụng lá nhanh hơn tốc độ ra lá mới [65].
* Hoa
Hoa lạc gồm các bộ phận chính như đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy
[98]. Đài hoa có 5 thùy, trong đó 4 thùy có chân dính liền còn 1 thùy riêng rẽ
nằm đối diện với cánh thuyền. Phần dưới đài kết thành ống màu xanh nhạt,
dài 3 - 6cm, phần trên phình to đỡ lấy tràng hoa.
Cây lạc là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt nhưng tỷ lệ giao phấn cũng đạt
0,25%. Khi hoa nở thì hoa đã tự thụ phấn xong nên lúc này có thể phun thuốc
trừ sâu mà không ảnh hướng tới việc đậu quả. Khi hoa đã thụ phấn, lớp tế bào
ở cách đầu tia 2 - 3cm phân chia nhanh và nhiều làm cho tia dài ra. Hoa nở
được khoảng 11 ngày thì đầu tia tới mặt đất, sau 7 - 8 ngày nữa thì cắm sâu
xuống 3 - 5cm rồi quang ngang. Lúc này thân chuyển thành màu tím và
không dài thêm nữa. Sau 3 - 4 ngày tiếp thì tia phình to, trắng ra và xung



8

quanh xuất hiện lông tơ. Sau 7 ngày nữa, quả non hình thành, màu vàng nhạt
và mặt ngoài hơi nhăn [65].
* Quả lạc
Quả lạc có hình kén, dài từ 1 - 8cm, rộng từ 0,5 - 2cm, một đầu có vết
dính với tia, một đầu là mỏ quả, phần giữa thắt lại ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả,
độ thắt, kích thước quả, trọng lượng của quả và số lượng hạt là những đặc
điểm để phân loại giống lạc. Vỏ quả dày từ 0,3 - 2mm chiếm từ 20 - 32%
trọng lượng quả gồm có 3 lớp: vỏ ngoài, vỏ giữa có mô cứng và vỏ trong có
mô mềm. Khi quả chín, trên vỏ quả có các đường gân ngang, dọc hình mạng
lưới [65].
* Hạt lạc
Trong mỗi quả lạc, hạt ở cuống có trước, hạt ở mỏ có sau. Mỗi hạt nặng
từ 0,2 - 5g. Hạt lạc cũng hình thành từ ngoài vào trong, vỏ hình thành trước và
nhân hình thành sau. Hoa nở được 40 ngày thì hạt đạt thể tích lớn nhất. Trong
khoảng từ 40 - 60 ngày sau khi hoa nở, hàm lượng nước trong hạt giảm đi,
chất khô được tích lũy nhiều. Hạt lạc gồm có trụ trên lá mầm, 2 lá mầm, cổ rễ
và rễ sơ cấp. Trụ trên lá mầm gồm có 3 nhánh: trục chính và 2 trục lá mầm.
Trên trục chính có 3 điểm nguyên thủy của từ 6 - 8 lá. Khi hạt chín hoàn toàn,
vỏ quả bị ép mỏng ra phía ngoài và bị mất nước (độ ẩm vỏ quả khi thu hoạch
khoảng 20 - 25%). Vỏ hạt cũng mỏng và mang màu sắc điển hình, hạt chứa
chủ yếu là các chất lipit, protein…[65].
1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái của cây lạc
* Nhiệt độ
Lạc ưa nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 - 33oC. Nhiệt độ
tác động đến tốc độ sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng. Lạc
nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 30 - 34oC. Hạt mất sức nảy mầm khi nhiệt độ
dưới 5oC, và trên 54oC. Thời gian từ mọc tới ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc



9

vào nhiệt độ. Tùy theo đặc điểm của mỗi giống, nhiệt độ tối thích là 30 33oC, nếu nhiệt độ xuống tới 18oC thì thời gian này kéo dài ra. Sự chênh lệch
nhiệt độ ngày đêm lớn ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và thời gian xuất hiện
hoa đầu. Nếu điều kiện khí hậu thích hợp sẽ làm cho lạc ra hoa sớm và rộ,
điều này làm cho thời gian ra hoa hoàn toàn có ích. Nhiệt độ thích hợp cho ra
hoa là 24 - 33oC [18].
* Nước
Lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn. Thực ra lạc chỉ có
khả năng tương đối chịu hạn ở một thời kỳ sinh trưởng nhất định, ngoài ra,
thiếu nước ở các thời kỳ khác đều ảnh hưởng đến năng suất. Nước chính là
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc. Tình trạng nước trong đất ảnh hưởng rất
lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Trong điều kiện
thiếu nước, rễ sinh trưởng kém, do đó thân lá sinh trưởng kém, hoa ít và quả.
Lá lạc bị hạn, nhỏ và dày hơn, số lượng khí khổng ít hơn, kích thước và số
lượng tế bào dẫn nước có thay đổi [18].
Nước ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn phát triển của cây lạc. Trong
thời gian nảy mầm, nước là nhân tố quan trọng thứ hai sau nhiệt độ ảnh hưởng
tới thời gian và tỷ lệ nảy mầm. Ở thời kỳ trước ra hoa, nhu cầu về nước của lạc
không lớn. Lạc chịu hạn tốt nhất ở thời kỳ trước ra hoa, độ ẩm thích hợp nhất
cho thời kỳ này là 60 - 65%. Ở thời kỳ ra hoa nếu thiếu nước sẽ làm giảm
nghiêm trọng tới số hoa, thời gian ra hoa kéo dài, tỷ lệ hoa có ích giảm xuống,
trong thời kỳ này nhu cầu về nước của lạc tăng cao. Đến thời kỳ hình thành quả
nhu cầu về nước của lạc là lớn nhất do diện tích lá lúc này đạt đỉnh cao nhất,
tốc độ tích luỹ chất khô cao hơn so với các giai đoạn khác [18].
* Ánh sáng
Ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh
trưởng của rễ và tốc độ vươn dài của trục phôi. Ở thời kỳ kết quả, tia ở ngoài



10

ánh sáng phát triển chậm và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối. Số giờ
nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của lạc. Quá trình nở hoa thuận
lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng. Ở các tỉnh phía Bắc trong điều kiện
vụ xuân, nên bố trí thời vụ trồng để lạc ra hoa vào tháng 4 dương lịch. Nếu lạc
ra hoa sớm (tháng 3) thì số hoa/ngày giảm, tổng lượng hoa/cây giảm [18].
* Đất
Đất trồng lạc không yêu cầu cao về độ phì tự nhiên nhưng do đặc tính
sinh lý cây lạc yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. Đất trồng lạc tốt
thường là đất nhẹ, có màu sáng, tơi xốp, thoát nước. Đất trồng lạc phải đảm
bảo luôn tơi xốp để thoả mãn yêu cầu cơ bản như: rễ phát triển mạnh cả về
chiều sâu và rộng, đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố
định nitơ, tia quả đâm xuống đất dễ dàng và dễ thu hoạch. Trong đó, yêu cầu
về sự đâm tia và phát triển của quả là yêu cầu đặc thù của lạc. Như vậy, tiêu
chuẩn đầu tiên chọn đất trồng lạc là thành phần cơ giới đất: đất thích hợp
trồng lạc phải là đất nhẹ, có thành phần cát thô cát mịn nhiều hơn đất sét, nhìn
chung các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, có kết cấu viên, dung trọng đất 1,1 1,35 độ, hổng 38 - 50%, là thích hợp với trồng lạc. Đất có pH hơi chua, gần
trung tính (5,5 - 7) là thích hợp đối với cây lạc. Cây lạc ưa đất sáng màu, hàm
lượng chất hữu cơ dưới 2%, trên những đất này, lạc thường đạt kích thước
quả lớn vỏ quả sáng màu, thu hoạch dễ, chất lượng quả và hạt đều cao [18].
1.1.3. Giá trị của cây lạc
1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của hạt lạc
Cây lạc là có giá trị kinh tế cao. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
hạt lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khoẻ con người. Thành phần sinh
hoá của lạc như sau: nước 8 - 10%, lipit 40 - 60%, gluxit 6 - 22%, protein 26 34%, xenlulôzơ 2 - 4,5% [18].


11


Như vậy, giá trị dinh dưỡng chủ yếu nhất của lạc là lipit và protein.
Dầu lạc là dầu thực phẩm tốt được cơ thể hấp thụ dễ dàng, thành phần chủ
yếu của dầu lạc là các axit béo chưa no (80%) còn lại khoảng 20% là axit béo
no. Axit béo trong dầu lạc chủ yếu là các loại: axit oleic (C18H34O2); axit
linoleic (C18H32O2); axit panmitic (C16H32O2) và axit stearic (C18H36O2).
Ngoài ra trong thành phần của lạc còn có cacbuahyđro thơm: C 15H30; C19H38
và các vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP và vitamin A. Protein lạc chứa đầy
đủ 8 axit amin không thay thế trong đó có 4 axit amin đạt hàm lượng quy định
của FAO về hàm lượng các axit amin không thay thế trong thành phần protein
thực phẩm, đó là: lơxin, Izolơxin, valin, phenylalanin.
1.1.3.2. Giá trị kinh tế của cây lạc
Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng và được gieo trồng
trên nhiều chân đất khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường
thương mại thế giới lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của
nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện đang có hơn 100 nước trồng lạc. Ở
Xênêgan giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở
Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu. Trong các loại cây có dầu trồng hàng
năm trên thế giới, lạc là cây đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích và sản
lượng. Ở châu Á có 25 nước trồng lạc, Việt Nam là nước đứng thứ 5 sau Ấn
Độ, Trung Quốc, Inđônêxia và Myanma.
Ở nước ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan
trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD [18]. Thị trường
xuất khẩu lạc chính hiện nay của nước ta là Singapore, Pháp, Đức, Nhật Bản,
Inđonexia, Đài Loan, Hồng Kông. Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rất cao, tỷ
suất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn một số nông sản khác) và xuất khẩu lạc
góp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ


12


5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới. Do đó việc đầu tư nghiên cứu
để cải tạo giống, kích cỡ hạt, chất lượng cần được quan tâm hơn. [65].
1.1.3.3. Giá trị trong nông nghiệp
* Giá trị trong chăn nuôi
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: khô dầu
lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Khô
dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô dầu khác. Trong
khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc chứa 50,8% protein; 7% lipit; 24,3%
gluxit; 4,4% xenlulozơ là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi. Do giá
trị dinh dưỡng cao nên trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể
chiếm tới 25-35%. Trong thân và lá lạc chứa tới 11,75% protein; 1,84% lipit;
46,95% cacbohydrat. Vỏ quả lạc chiếm 25-30% trọng lượng quả. Trong chế
biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản
phẩm phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi [65].
* Giá trị trong trồng trọt
Cây lạc có vai trò cải tạo đất và xen canh trong hệ thống canh tác đa
canh. Giá trị cải tạo đất của cây lạc ngoài phần thân lá, trên rễ lạc còn có vi
khuẩn cộng sinh có khả năng cố định nitơ từ dạng tự do thành dạng dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nitơ để lại
trên một ha có thể đạt từ 70 - 110 kg/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố định nitơ
mà lượng protein trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc cao hơn nhiều
các cây trồng khác.
1.1.3.4. Giá trị dược liệu
Hạt lạc chứa polyphenol tự nhiên làm giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim
và chống lão hóa. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hóa
sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Axit glutamic và axit aspartic thúc
đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất catechin



13

trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Vitamin E, cephalin và lecithin có
trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan tạo mật xanh và tăng
cường sự bài tiết chúng giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa
bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát
triển, ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da. Màng bọc ngoài nhân
lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu
của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt.
Trong vỏ cứng củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất bêtastosterol có tác dụng hạ mỡ máu. Ngoài ra một số thành phần của lạc còn có
tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, loét dạ dày, ngăn ngừa
béo phì, viêm thận, cao huyết áp…
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc tuy đã được trồng lâu đời và ở nhiều nơi trên thế giới nhưng
cho tới giữa thế kỷ 18, sản xuất lạc vẫn có tính chất tự cung, tự cấp cho từng
vùng. Cho tới khi công nghiệp ép dầu phát triển mạnh, việc buôn bán lạc trở
nên phổ biến và trở thành động lực thúc đẩy quá trình sản xuất lạc.
Khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á Phi, Châu Á
(60%) và châu Phi (30%). Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về sản
lượng lạc (chiếm trên 70% sản lượng lạc của thế giới trong thời gian trước
chiến tranh thế giới thứ hai). Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản
xuất chính là Ấn Độ (31%), Trung Quốc (15%), Xênêgan, Nigiêria và Mỹ.
Về năng suất, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Trong thời
gian sau chiến tranh thế giới thứ hai, năng suất lạc của châu Mỹ la tinh đã
giảm 2% trong khi ở Viễn Đông tăng 3%, cận Đông tăng 15%, châu Phi 19%,
Bắc Mỹ 47%, châu Âu 60% và châu Đại Dương 67%. Một số nước sản xuất



14

lạc chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 12%, Trung
Quốc hầu như không tăng, Xênêgan tăng khoảng 10%. Tình trạng chênh lệch
năng suất giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Israel trong
20 năm vẫn luôn luôn ổn định ở mức trên dưới 35 tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt
tới 65 tạ/ha) nhiều nước ở châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5-6 tạ/ha. Tuy
nhiên, số nước có năng suất lạc bình quân trên 20 tạ/ha không phải ít: đảo
Môrixơ trong vòng gần 30 năm đã tăng tới gần 2,7 lần. Có nhiều vùng như
Virginia, Carolina, năng suất bình quân đã đạt tới 21 tạ/ha trên 11 - 12 vạn ha
(1965 - 1967), ở Oklahoma đã có năng suất kỷ lục 5630kg/ha trên 21,8 ha
trong vòng 3 năm [65].
Lưu lượng xuất khẩu hàng năm trên thế giới: 1,3 - 1,7 triệu tấn lạc quả,
350.000 - 400.000 tấn dầu lạc, các nước xuất khẩu nhiều là Xênêgan,
Nigiêria.
Yêu cầu nhập khẩu về lạc và các sản phẩm từ lạc cũng tăng lên nhiều ở
châu Âu. Dầu lạc cũng là sản phẩm chính trong hơn 600 sản phẩm được chế
biến từ lạc và cây lạc.
Trong nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển lạc giữ vai trò khá
quan trọng. Ở Xênêgan, lạc cung cấp 3/4 thu nhập của nông dân và chiếm
80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigiêria, lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc thường
chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy nước này chỉ mới đem bán 15% sản
lượng hàng năm.
Giá cả của lạc hàng năm không ổn định tuỳ thuộc vào khả năng xuất
khẩu của các nước chính như Xênêgan, Nigiêria và phụ thuộc vào khả năng
được mùa của các nước này, mà sản lượng của các nước này lại phụ thuộc
vào điều kiện thời tiết, chủ yếu là lượng mưa hàng năm. Trên thế giới, cây lạc
được phân bố rộng rãi từ vĩ độ 56o Bắc và Nam, từ vùng nhiệt đới nóng ẩm và
có nhiều mưa. Cây lạc không đòi hỏi nghiêm ngặt về đất, thậm chí cả loại đất



15

bị rửa trôi thoái hóa vẫn trồng được lạc, chỉ cần thành phần cơ giới của đất
tương đối nhẹ, có đủ độ ẩm và trong thời gian sinh trưởng của cây lạc có đủ
nhiệt độ và lượng mưa cần thiết. Vì vậy, nhiều nước đang phát triển mạnh cây
lạc như Braxin, Thái Lan, Nam Phi, Xuđăng chủ yếu để làm nguồn nông sản
xuất khẩu [65].
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lạc đã trở thành thực phẩm thông dụng từ đời xưa. Theo
thống kê cũ, ở miền Bắc Việt Nam năm 1939, diện tích lạc là 4.600 ha với sản
lượng 3.400 tấn. Năm 1955 diện tích lạc nước ta là 16.000 ha, năm 1965 diện
tích trồng lạc đã lên tới 51.982 ha với sản lượng 46.939 tấn. Sau đó do chiến
tranh, thời tiết và những khuyết điểm trong công tác chỉ đạo nên diện tích
trồng lạc bị giảm, cho tới 1970 diện tích và sản lượng lạc mới tăng dần.
Diện tích lạc tập trung nhiều nhất ở vùng khu bốn cũ (Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh) rồi tới đồng bằng và trung du Bắc bộ (Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Từ năm 1970, Nghệ Tĩnh đã xây
dựng dần được vùng lạc tập trung, chủ yếu là ở vùng đất cát ven biển từ
Quỳnh Lưu tới Nghi Lộc mà điển hình là vùng Diễn Châu (diện tích vùng đất
cát ven biển Nghệ An lên tới trên 300 ha). Năng suất nhìn chung còn thấp,
dao động ở mức trên dưới 10tạ/ha. Vùng Nghệ An, năng suất khá hơn, có
năm đạt tới 12 - 13 tạ/ha. Miền Nam trước ngày giải phóng, diện tích trồng
lạc chỉ dao động trong phạm vi 30.000 - 32.000 ha, phần lớn tập trung ở vùng
Đông Nam bộ (Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh) và các tỉnh ven biển Trung Bộ.
Trên thực tế, diện tích lạc ở nước ta còn phân tán quá nhỏ, chỉ trừ một
vài vùng đã hình thành vùng lạc tập trung như Diễn Châu (Nghệ An), Hậu
Lộc (Thanh Hóa), còn lại các huyện có diện tích lạc trên 1000 ha rất ít,
khoảng 10 - 12 huyện. Huyện Tân Yên là huyện tổ chức chỉ đạo trồng lạc tốt
nhất ở Bắc Giang, hàng năm có gần 1.000 ha trồng lạc, phân tán trên 90 hợp



×