Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (arachis hypogaea l ) có năng suất khác nhau trồng tại thanh hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.31 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) có nguồn gốc từ
Nam Mỹ, đây là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Ở Việt
Nam, cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt ở
những nơi khí hậu thường xuyên biến động và điều kiện canh tác khó khăn. Vì
vậy việc nghiên cứu để tìm ra được các giống lạc có năng suất cao là rất cần
thiết.
Tại Thanh Hóa, qua các năm trở lại đây cây lạc được đưa vào sản xuất với
quy mô lớn và có nhiều giống lạc được trồng phổ biến trên toàn tỉnh, tuy nhiên
năng suất bình quân thu được so với cả nước vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn
đề nghiên cứu chọn tạo ra những giống lạc cao sản, phẩm chất tốt là rất cần
thiết đối với tình hình sản xuất thực tế của địa phương.
Cây lạc là một trong nhiều loại cây được đưa vào nghiên cứu để tạo ra những
giống có những đặc tính tốt về năng suất cũng như khả năng chống chịu. Mỗi
giống có năng suất hay khả năng chống chịu khác nhau với các đặc điểm sinh
lý, trao đổi chất khác nhau, đều thể hiện ra trong các đặc điểm sinh lý, hoá sinh.
Điều đó cho phép chúng ta có thể dựa vào sự khác biệt trong các chỉ tiêu sinh
lý, hóa sinh của các giống lạc có năng suất cao thấp khác nhau để tuyển chọn
các giống năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, thích nghi được với các điều kiện tự
nhiên của vùng, miền cụ thể.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý, hóa
sinh cây lạc, nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về các khác biệt
trong các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của các giống lạc năng suất cao và thấp, tìm
ra khác biệt trong các chỉ tiêu đó để áp dụng vào việc chọn tạo giống năng suất
cao còn hạn chế.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số chỉ
tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) có năng
suất khác nhau trồng tại Thanh Hóa”.


Mục tiêu của đề tài
Xác định được những khác biệt trong một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của
giống lạc có năng suất cao, thấp và mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý,
hóa sinh với năng suất.
Xác định được mối quan hệ di truyền của các giống lạc nghiên cứu trong đề tài.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện trên mười giống lạc khác nhau (Lạc Lỳ, Sen
Lai, L08, L12, L14, L18, L19, L23, L16, TB25) trồng trong vụ xuân năm 2013,
2014, 2015 tại xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học


2

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá
trị về sự khác biệt trong các phản ứng sinh lý, hoá sinh của các giống lạc có
năng suất cao và thấp.
Luận án là một tài liệu tham khảo về khoa học có giá trị nghiên cứu và giảng
dạy.
Làm sáng tỏ quan hệ di truyền của 10 giống có năng suất khác nhau trồng tại
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng sự khác biệt trong các đặc trưng sinh lý, hoá sinh của một số giống
lạc có năng suất cao và thấp vào công tác sơ tuyển giống lạc có năng suất cao
và ổn định giúp giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí trong công tác chọn
giống năng suất cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chọn được hai giống lạc năng suất cao (L26
và TB25) làm cơ sở khoa học để đề xuất thử nghiệm, phổ biến cho huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hoá và những vùng có điều kiện tương tự.

Những điểm mới của luận án
Đã đánh giá đầy đủ, có hệ thống nhiều chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh như chỉ tiêu
trao đổi nước, hoạt động quang hợp, hàm lượng chất khoáng trong lá cũng như
tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh với năng suất làm cơ sở khoa học
cho việc chọn tạo giống lạc trên quan điểm hoạt động sinh lý, hóa sinh.
Đã đánh giá được sự đa dạng di truyền của 10 giống lạc nghiên cứu trồng tại
Thanh Hóa, bằng chỉ thị phân tử RAPD đã nghiên cứu mức độ đa hình và quan
hệ di truyền của 10 giống lạc nghiên cứu trong luận án.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây lạc
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc
1.1.3. Giá trị của cây lạc
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.3. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến năng suất của cây lạc
1.3.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.3.2. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1. Quan hệ giữa sinh lý, hóa sinh và năng suất cây lạc
* Đặc tính quang hợp và năng suất cây lạc
* Trao đổi nước và năng suất cây lạc
* Dinh dưỡng khoáng và nitơ với năng suất cây lạc
* Các chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây lạc
1.3.2.2. Chọn tạo, khảo nghiệm giống năng suất cao
1.4. Kỹ thuật RAPD trong phân tích quan hệ di truyền ở thực vật
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền ở thực vật


3


1.4.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền của cây lạc
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu là 10 giống lạc khác nhau (Lạc
Lỳ, Sen Lai, L08, L12, L14, L18, L19, L23, L16, TB25) được thu thập từ công
ty giống cây trồng Thanh Hóa, công ty giống cây trồng Thái Bình, Viện KHNN
Việt Nam.
2.2. Thiết bị và hóa chất nghiên cứu
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân năm 2013, 2014, 2015.
Địa điểm: Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại xã Dân Lực, huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thí nghiệm phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh được tiến hành tại các
địa điểm sau: Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Hồng Đức, Bộ môn Khoa học
cây trồng - Trường Đại học Hồng Đức, Bộ môn Sinh lý thực vật và Ứng dụng ĐHSP Hà Nội, Bộ môn Di truyền học - ĐHSP Thái Nguyên.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Xác định nhóm giống lạc năng suất cao và thấp dựa trên năng suất thực thu
trong điều kiện vụ xuân năm 2013, 2014, 2015 tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa, làm cơ sở để xác định hai nội dung tiếp theo.
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của các giống lạc năng suất cao
và thấp từ đó xác lập sự khác biệt về sinh lý, hóa sinh của nhóm giống lạc năng
suất cao và thấp và mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh với năng
suất.
Xác định mối quan hệ di truyền của mười giống lạc có năng suất cao thấp
khac nhau được nghiên cứu trong đề tài.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ
(Randomized Complete Blocks Design - RCBD) với 3 lần nhắc lại, 10 giống

lạc nghiên cứu được gieo trên 10 ô thí nghiệm, mỗi ô có diện tích 10m 2 (A.C.
Molotov 1966).
2.5.2. Phương pháp thu mẫu
Mẫu dùng để phân tích các chỉ tiêu sinh lý được lấy theo sơ đồ đường chéo,
lấy mẫu tại năm điểm: tâm của ô thí nghiệm và bốn điểm chính giữa của các
đoạn thẳng nối tâm đến bốn góc của ô thí nghiệm. Tại các thời điểm nghiên cứu
tương ứng, mẫu được thu đưa vào túi nilon để hạn chế mất nước, đưa về phòng
thí nghiệm, bảo quản và tiến hành phân tích các chỉ tiêu. Để nghiên cứu các chỉ
tiêu sinh lý, hóa sinh của một số giống lạc, chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân


4

tích tại các thời kỳ: trước ra hoa (7 lá), chớm hoa (9 - 10 lá), ra hoa rộ - đâm tia,
quả vào chắc.
2.5.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng
suất
Để xác định một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của một số
giống lạc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thu hoạch lạc trên các ô thí
nghiệm, xác định năng suất thực thu/ô thí nghiệm (10m2), đồng thời tiến hành
xác định khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ lạc nhân, số lượng quả
chắc/cây của các giống nghiên cứu bằng cân điện tử với độ chính xác 10-4.
2.5.4. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trao đổi nước
2.5.4.1. Xác định hàm lượng nước trong lá
2.5.4.2. Xác định khả năng giữ nước của lá
2.5.4.3. Xác định khả năng hút nước phục hồi của lá
2.5.4.4. Xác định cường độ thoát hơi nước, độ dẫn khí khổng bằng máy CI-340
2.5.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu quang hợp
2.5.5.1. Xác định hàm lượng diệp lục tổng số
2.5.5.2. Xác định cường độ quang hợp bằng máy CI-340

2.5.5.3. Xác định khối lượng chất khô tích lũy
2.5.5.4. Xác định diện tích lá và chỉ số diện tích lá
2.5.6. Phương pháp xác định số lượng, khối lượng và vị trí nốt sần
2.5.7. Phương pháp xác định hàm lượng một số nguyên tố khoáng
2.5.7.1. Xác định hàm lượng kali, magie và sắt bằng máy AAS
2.5.7.2. Xác định hàm lượng nitơ trong lá bằng phương pháp chưng cất
2.5.7.3. Xác định hàm lượng phospho theo phương pháp Guiot
2.5.7.4. Xác định hàm lượng lưu huỳnh bằng phương pháp so màu
2.5.7.5. Xác định hàm lượng molypđen bằng phương pháp so màu
2.5.8. Phương pháp hóa sinh phân tử
2.5.8.1. Phương pháp tách chiết ADN
2.5.8.2. Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch ADN tổng số
2.5.8.3. Phương pháp điện di ADN tổng số trên gel agarose
2.5.8.4. Phản ứng RAPD và phương pháp phân tích số liệu RAPD
2.5.9. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý và đánh giá theo phương pháp phương sai
thống kê sinh học thông qua các thông số: trung bình mẫu ( X ), phương sai
( S 2 ), sai số trung bình số học (m), độ tin cậy của hai số trung bình (td), so sánh
td với t từ bảng phân phối Fisher với bậc tự do (n 1 + n2 – 2), mức ý nghĩa
  0,05 . Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsof Excel và phần mềm
IRRISTAT 5.0.
Ghi chú: trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể
hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện
sự khác nhau ở mức ý nghĩa   0,05 .


5
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 10 giống lạc

3.1.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất trung bình qua 3 năm 2013, 2014, 2015
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

Khối lượng
100 quả (g)
126,0h  2,27
141,1g  2,47
147,4f  1,49
160,3d  5,45
159,7de  2,33
171,0c  4,32
164,4d  2,54
179,1ab  4,14
186,3a  1,33
183,3ab  1,09

Khối lượng
100 hạt (g)

37,36e  1,24
53,58cd  1,35
50,60d  1,68
59,40b  2,43
57,50b  2,25
65,84a  0,76
65,86a  0,57
64,66a  2,43
51,68cd  1,72
65,88a  1,35

Tỷ lệ
Số quả
lạc nhân (%) chắc/cây (quả)
59,04e  2,42 10,14c  2,17
70,95bc  2,38 11,78c  2,84
63,58d  2,64 14,00b  1,66
71,74bc  2,38 14,68b  2,30
69,76c  1,68 15,87ab  3,06
71,06bc  0,95 16,32ab  1,85
71,53bc  3,51 14,20b  3,09
72,32bc  1,87 17,09a  2,49
78,07a  2,74 17,69a  3,40
73,15b  1,21 18,75a  1,27

Giống L26 có khối lượng 100 quả đạt 183,3g, khối lượng 100 hạt đạt 65,88g, tỷ lệ
lạc nhân đạt 73,15%, số quả chắc/cây trung bình 18,75 quả/cây. Giống TB25 có khối
lượng 100 quả đạt 186,3g, khối lượng 100 hạt đạt 51,68g, tỷ lệ lạc nhân đạt 78,07%,
số quả chắc/cây đạt trung bình 17,69 quả/cây. Một số giống như lạc Lỳ, Sen Lai, L12
có tỷ lệ lạc nhân thấp, số quả chắc/cây ít hơn, trong đó giống lạc Lỳ có các chỉ số

thấp nhất với khối lượng 100 quả đạt 126,0g, khối lượng 100 hạt đạt 37,36g, tỷ lệ lạc
nhân đạt 59,04%, số quả chắc/cây trung bình 10,14 quả/cây. Các giống L08, L14,
L18, L19, L23 có các yếu tố cấu thành năng suất ở mức trung bình.

3.1.2. Năng suất 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa
Bảng 3.2. Năng suất trung bình qua 3 năm 2013, 2014, 2015
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

Năng suất quy đổi (tạ/ha)
Năm
Năm
Năm
Trung
2013
2014
2015
bình
f
e

d
23,4
22,0
23,9
23,1f
24,2ef
23,0d
25,8d
24,3ef
25,9de
24,9d
29,6c
26,8e
c
c
bc
29,7
28,3
30,5
29,5d
27,8cd
31,4b
31,6bc
30,3d
bc
b
bc
30,5
31,1
31,5

31,0c
31,8b
31,2b
32,9b
32,0 cd
b
b
b
33,1
32,7
32,6
32,8bc
32,5b
32,9b
39,6a
35,0ab
35,4a
36,2a
38,5a
36,7a

Phân
nhóm
3
3
3
2
2
2
2

2
1
1

Dựa vào số liệu năng suất thu được qua các năm và xử lý số liệu bằng
phương pháp phân tích phương sai 10 giống lạc được phân thành ba nhóm như
sau: nhóm năng suất cao gồm L26, TB25; nhóm năng suất trung bình gồm L18,
L19, L08, L23, L14; nhóm năng suất thấp gồm Lạc Lỳ, L12, Sen Lai.


6

3.1.3. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Hình 3.2. Tương quan giữa một số chỉ tiêu cấu thành năng suất
với năng suất của 10 giống lạc

Đồ thị tương quan hình 3.2 cho thấy, khối lượng 100 quả có tương quan chặt
nhất với năng suất của các giống (r = 0,97), sau đó đến số quả chắc/cây (r =
0,95). Tỷ lệ lạc nhân và khối lượng 100 hạt cũng có tương quan khá chặt với
năng suất (r = 0,78 và r = 0,70). Như vậy, các yếu tố như khối lượng 100 quả,
khối lượng 100 hạt, tỷ lệ lạc nhân, số quả chắc/cây đều có tương quan với năng
suất của 10 giống lạc.
3.2. Kết quả nghiên cứu đa hình của 10 giống lạc bằng kỹ thuật RAPD
3.2.1. Kết quả tách chiết ADN và đánh giá độ tinh sạch ADN của 10 giống lạc

Phân tích ảnh điện di dịch chiết ADN của 10 giống lạc cho thấy, ở tất cả 10
giống đều xuất hiện một băng ADN rất gọn ở phía trên, điều này chứng tỏ trong
dịch chiết thu được có chứa ADN tổng số và ADN bị gãy ít, không bị lẫn ARN.
Bảng 3.3. Giá trị OD và hàm lượng ADN của 10 giống lạc

Giống
lạc
Lạc Lỳ
L08
L12
L14
L18
L19
L23
L26
Sen Lai
TB25

Hàm lượng ADN
( ng / l )
365,34  0,27
256,84  0,32
232,59  0,47
354,62  0,45
250,32  0,78
235,32  0,54
385,48  0,33
367,49  0,04
379,70  0,49
235,94  0,42

OD260
3,92
4,02
3,66

4,21
4,38
4,54
4,27
4,67
4,39
4,72












0,04
0,01
0,05
0,03
0,07
0,06
0,05
0,06
0,08
0,02


OD280
1,98
2,26
2,01
2,13
2,25
2,36
2,14
2,47
2,16
2,58












0,02
0,05
0,08
0,05
0,07
0,01
0,07

0,01
0,07
0,04

OD260/280
1,98
1,78
1,82
1,97
1,95
1,93
1,99
1,89
2,04
1,83












0,07
0,05
0,05

0,02
0,09
0,09
0,06
0,07
0,06
0,03

Phân tích số liệu từ bảng 3.3 cho thấy, dịch chiết ADN của 10 giống lạc có
giá trị OD260/280 từ 1,78 đến 2,04 và hàm lượng khá cao đạt từ 232,59 ng / l đến


7

385 ng / l . Điều này cho thấy, độ tinh sạch của ADN trong dịch chiết đáp ứng
yêu cầu của các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.2. Kết quả phân tích đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD
Bảng 3.4. Kết quả phân tích đa hình của các mồi RAPD
STT

Ký hiệu

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14

OPA02
OPA03
OPA04
OPA09
OPA10
OPA11
OPA12
OPA17
OPA18
OPB06
OPB07
OPB17
OPC11
OPM02

Tổng số
băng
39
30
40
32
27
32

35
29
28
23
26
31
28
37

Kích thước các băng
400bp-1500bp
750bp-2500bp
400bp-1800bp
480bp-1000bp
500bp-1350bp
750bp-1800bp
270bp-1450bp
750bp-1500bp
400bp-1350bp
400bp-1400bp
400bp-1400bp
670bp-2000bp
300bp-1400bp
250bp-1450bp

Số băng đa
hình
29
20
20

22
17
22
25
19
18
13
26
21
28
27

Tỷ lệ băng
đa hình
74,34%
66,67%
50,00%
68,75%
62,96%
68,75%
71,43%
65,52%
64,29%
56,52%
100%
67,74%
100%
72,97%

Số liệu bảng 3.4 cho thấy, số băng thu được ở cả 14 mồi là 437, trong đó có

307 băng đa hình chiếm 70,25%. Số băng/mồi trung bình là 31,21 băng. Mức
độ đa hình của các mồi từ 50%-100%, cao nhất là 100% đạt được với 2 mồi là
OPB17 và OPC11, mức độ đa hình thấp nhất là mồi OPA04 đạt 50%.
Bằng phương pháp thống kê các băng xuất hiện ở các locut (1), không xuất
hiện (0) và xử lý bằng phần mềm NTSYSpc21 với hệ số tương đồng Jaccard,
chúng tôi đã thu được bảng hệ số tương đồng và cây quan hệ di truyền.
Phân tích số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, hệ số tương đồng Jaccard của 10 giống
lạc dao động từ 0,4750 đến 0,7125. Trong đó giống L08 và L26 có hệ số tương
đồng cao nhất là 0,7125; sau đó là hai giống L12 và L19 có hệ số tương đồng là
0,65. Hai giống có hệ số tương đồng thấp nhất là L26 và TB25 đạt giá trị 0,475
(hai giống này đều thuộc nhóm năng suất cao), tiếp theo là giống TB25 và lạc
Lỳ đạt giá trị 0,4875.
Bảng 3.5. Hệ số tương đồng Jaccard giữa các giống lạc nghiên cứu
Giống
Lạc Lỳ
L08
L12
L14
L18
L19
L23
L26
Sen Lai
TB25

Lạc Lỳ
1,0000
0,5750
0,6125
0,6000

0,5750
0,6125
0,5250
0,5625
0,6375
0,4875

L08

L12

L14

L18

L19

L23

1,0000
0,5375
0,6000
0,5500
0,5875
0,5500
0,7125
0,5875
0,5625

1,0000

0,5625
0,6125
0,6500
0,6375
0,5750
0,5250
0,5750

1,0000
0,5750
0,6125
0,5000
0,5375
0,6375
0,5875

1,0000
0,5375
0,5750
0,6125
0,5375
0,6125

1,0000
0,5125
0,5750
0,5750
0,5500

1,0000

0,6375
0,5125
0,5375

L26

Sen Lai

TB25

1,0000
0,5250
0,4750

1,0000
0,5250

1,0000


8

Trong nhóm giống lạc năng suất thấp, hệ số tương đồng của giống lạc ở mức
tương đối cao, cao nhất là giống lạc Lỳ và Sen Lai là 0,6375, tiếp theo là giữa
giống lạc Lỳ và L12 là 0,6125, của giống L12 và Sen Lai là 0,5250.

I

II


III

Hình 3.5. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 10 giống lạc
Ghi chú:
1: Lạc Lỳ
2: L08
3: L12
4: L14
5: L18
6: L19
7: L23
8: L26
9: Sen Lai
10: TB25

Nếu xét ở mức độ tương đồng 0,57; 10 giống lạc được chia thành 3 nhóm
như sau:
Nhóm I: lạc Lỳ, Sen Lai, L14, L12, L19 với hệ số tương đồng từ 0,575 đến
0,65.
Nhóm II: L08, L26, L23 có hệ số tương đồng là 0,58, trong đó giống L08 và
L26 có quan hệ chặt về mặt di truyền.
Nhóm III: L18, TB25 có hệ số tương đồng là 0,6125.
Từ kết quả cho thấy, hai giống L26 và TB25 có năng suất cao thuộc hai
nhóm khác nhau, các giống có năng suất thấp như lạc Lỳ, Sen Lai, L12 lại
thuộc cùng một nhóm (nhóm I) và có hệ số tương đồng khá cao. Kết
quả
nghiên cứu cũng cho thấy 10 giống lạc nghiên cứu đa hình về mặt phân tử, có
sự khác nhau về mặt di truyền và có nguồn gốc khác nhau.
3.3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của 10 giống lạc
3.3.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi nước

3.3.1.1. Hàm lượng nước trong lá
Số liệu bảng 3.6 cho thấy, hàm lượng nước trong lá của các giống lạc giảm
từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ quả vào chắc. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm
tia hàm lượng nước trong lá của các giống giảm, điều này là do cây chuyển từ
giai đoạn phát triển sinh dưỡng sang giai đoạn phát triển sinh sản nên các hoạt
động trao đổi chất diễn ra mạnh, các hoạt động này đều liên quan đến hàm
lượng nước trong thân và lá, điển hình là quá trình quang hợp và thoát hơi
nước. Ở thời kỳ này các giống L18, L26, TB25 có hàm lượng nước cao nhất,
giống Sen Lai có hàm lượng nước thấp nhất và chỉ đạt 76,07%. Thời kỳ quả vào


9

chắc hàm lượng nước giảm mạnh do có liên quan đến sự già hóa của các mô và
sự giảm sút các hoạt động trao đổi chất.
Bảng 3.6. Hàm lượng nước trong lá (%)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá

(trước ra hoa)
80,73bc  2,25
82,85ab  1,85
78,04c  1,36
81,86b  1,29
83,85ab  1,23
85,32a  1,78
83,64ab  2,14
84,96a  1,30
84,53ab  1,12
85,35a  2,09

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
78,93cd  2,04
78,74c  0,57
80,93bc  1,07
79,45bc  1,92
77,21d  1,83
76,07d  3,06
79,86bcd  0,69
79,01bc  0,68
81,27ab  2,38
80,41bc  1,36
81,35ab  1,95
80,78b  1,47
82,03ab  1,76

81,20ab  2,19
82,98a  0,65
82,96a  1,25
82,46ab  0,91
82,14a  1,84
83,85a  2,24
82,03a  1,71

Quả
vào chắc
74,87cd  2,17
75,45c  1,24
72,47d  1,05
76,86bc  0,48
75,36c  1,29
78,64ab  1,28
78,88ab  1,18
80,47a  0,95
78,22ab  1,76
80,58a  0,98

Các giống năng suất cao L26, TB25 có hàm lượng nước trong lá cao hơn so
với các giống năng suất thấp là Sen Lai, lạc Lỳ, L12 ở tất cả các thời kỳ nghiên
cứu, thấp nhất là giống Sen Lai, cao nhất là giống L26. Điều này cho thấy mối
tương quan thuận giữa hàm lượng nước với năng suất của các giống lạc.
3.3.1.2. Cường độ thoát hơi nước của lá
Số liệu trong bảng 3.7 cho thấy, cường độ thoát hơi nước ở lá của các giống
lạc đạt giá trị thấp ở thời kỳ trước ra hoa và đạt cực đại ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm
tia, sau đó cường độ thoát hơi nước giảm xuống khi quả vào chắc. Ở thời kỳ ra
hoa rộ-đâm tia, giống L26 có cường độ thoát hơi nước cao nhất đạt

11,85 mmol / m 2 / s , sau đó đến giống L18 đạt 11,42 mmol / m 2 / s và giống TB25
đạt 10,31 mmol / m 2 / s , trong khi một số giống có cường độ thoát hơi nước thấp
ở thời kỳ này là giống Sen Lai đạt 6,78 mmol / m 2 / s và lạc Lỳ đạt
8,75 mmol / m 2 / s .
2
Bảng 3.7. Cường độ thoát hơi nước của lá ( mmol / m / s )

Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
4,21e  0,12
5,30d  0,07
5,57d  0,41
6,05c  0,05
6,34c  0,25
6,45c  0,31
8,67a  0,23
7,62b  0,29

8,85a  0,07
8,69a  0,21

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
7,02f  0,05
8,75e  0,09
7,52e  0,12
9,03e  0,24
e
7,42  0,23
6,78f  0,17
8,01d  0,24
9,76d  0,35
d
8,08  0,31
10,23c  0,04
7,67e  0,07
10,09c  0,18
c
8,72  0,05
10,18c  0,06
9,49b  0,18
11,42b  0,20
9,66b  0,16
10,31c  0,08
a
10,21  0,12

11,85a  0,13

Quả vào chắc
7,45d  0,32
6,36e  0,08
6,35e  0,13
8,20cd  0,16
8,91bc  0,26
8,59bc  0,24
9,35ab  0,16
8,54bc  0,18
10,25a  0,17
9,46ab  0,15


10

So sánh cường độ thoát hơi nước của giống lạc năng suất cao và thấp cho
thấy, giống L26, TB25 có cường độ thoát hơi nước ở tất cả các thời kỳ nghiên
cứu cao hơn rõ rệt so với các giống L12, Sen Lai, lạc Lỳ. Từ đó rút ra nhận xét
rằng, cường độ thoát hơi nước ở các giống lạc năng suất cao luôn cao hơn so
với cường độ thoát hơi nước ở các giống lạc năng suất thấp. Như vậy cường độ
thoát hơi nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự khác biệt
về năng suất của các giống lạc.
3.3.1.3. Độ dẫn (độ mở) khí khổng
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, độ dẫn khí khổng biến đổi thuận với sự biến đổi
của cường độ thoát hơi nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển, độ dẫn khí
khổng của các giống đều tăng từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộđâm tia, sau đó giảm dần khi quả vào chắc. Ở thời kỳ chớm hoa, giống L26 đạt
giá trị cao nhất là 0,56 mol / m 2 / s , thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 0,30 mol / m 2 / s .
2

Bảng 3.8. Độ dẫn khí khổng ( mol / m / s )

Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,17d  0,02
0,20cd  0,01
0,19cd  0,05
0,36ab  0,12
0,28bc  0,02
0,32b  0,06
0,39ab  0,09
0,35b  0,02
0,36ab  0,08
0,45a  0,05

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá

Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
0,30e  0,05
0,47cd  0,03
0,32de  0,02
0,52bc  0,02
de
0,34  0,03
0,39d  0,03
0,34de  0,09
0,50bc  0,02
0,38de  0,05
0,59b  0,02
de
0,37  0,10
0,55bc  0,02
0,40cd  0,01
0,61ab  0,02
bc
0,47  0,02
0,69a  0,02
0,49ab  0,05
0,62ab  0,09
a
0,56  0,02
0,64ab  0,12

Quả
vào chắc

0,37ab  0,02
0,38ab  0,05
0,31b  0,05
0,34b  0,07
0,35b  0,11
0,44ab  0,01
0,49a  0,02
0,36ab  0,12
0,40ab  0,05
0,49a  0,02

Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, giống L18 đạt giá trị cao nhất là 0,69 mol / m 2 / s ,
tiếp theo là giống L26 đạt 0,64 mol / m 2 / s và TB25 đạt 0,62 mol / m 2 / s , thấp
nhất là giống Sen Lai đạt 0,39 mol / m 2 / s .
Các giống lạc năng suất cao là L26, TB25 có độ dẫn khí khổng tốt hơn so
với nhóm giống lạc năng suất thấp là lạc Lỳ, L12, Sen Lai. Đây là một chỉ tiêu
sinh lý quan trọng để đánh giá năng suất của cây lạc.
3.3.1.4. Khả năng giữ nước của lá
Ở những giống có % lượng nước mất so với lượng nước tổng số càng nhỏ thì
khả năng giữ nước càng cao. Bảng số liệu 3.9 cho thấy, khả năng giữ nước của
tất cả các giống đều tăng lên từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộđâm tia và khả năng giữ nước của các giống như TB25, L26 ở các thời kỳ đều
tốt hơn so với các giống còn lại, đặc biệt là cao hơn nhiều so với các giống như
lạc Lỳ, Sen Lai, L12.


11

Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia khả năng giữ nước thể hiện sự khác biệt ở hầu
hết các giống nghiên cứu, trong đó thể hiện rõ giữa nhóm giống lạc năng suất
cao và thấp, lượng nước bị mất so với lượng nước tổng số ở thời kỳ này của

giống TB25 là 9,53%, giống L26 là 9,36%, trong khi đó ở giống lạc Lỳ là
13,09% và giống Sen Lai là 14,43%.
Khả năng giữ nước của lá thể hiện rõ giữa nhóm giống lạc năng suất cao và
năng suất thấp. Giống L26 và TB25 có khả năng giữ nước của lá tốt hơn so với
các giống lạc Lỳ, L12, Sen Lai. Kết quả này cho thấy đây là chỉ tiêu có tương
quan chặt tới năng suất của các giống lạc.
Bảng 3.9. Khả năng giữ nước của lá
(% lượng nước mất/lượng nước tổng số)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
16,61a  0,19
13,55e  0,12
15,01c  0,12
16,41a  0,15
14,57d  0,26
15,69b  0,31
14,28d  0,05

14,42d  0,09
11,97f  0,25
10,47g  0,41

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
15,72a  0,35
13,09b  0,37
15,03b  0,19
12,77bc  0,11
b
15,29  0,21
14,43a  0,25
14,38c  0,15
12,58c  0,34
e
12,07  0,12
11,48f  0,29
14,25c  0,51
11,65ef  0,21
12,52d  0,08
12,03d  0,12
d
12,72  0,39
11,97de  0,07
10,15g  0,23
9,53g  0,17

f
11,52  0,35
9,36g  0,14

Quả
vào chắc
13,34a  0,21
12,57b  0,05
13,24a  0,14
11,22d  0,35
11,94c  0,22
10,98e  0,24
11,55d  0,37
9,75f  0,12
9,67f  0,15
9,20g  0,32

3.3.1.5. Khả năng hút nước của lá
Bảng 3.10. Khả năng hút nước phục hồi của lá
(% lượng nước lá không hút được sau khi héo so với
lượng nước bão hòa của lá)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19

L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
6,86b  0,09
7,07b  0,12
9,23a  0,14
5,78e  0,13
6,62c  0,12
6,71bc  0,24
5,25g  0,06
5,47f  0,05
5,12g  0,03
6,22d  0,05

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
6,53a  0,15
6,12a  0,05
6,52a  0,02
5,15c  0,04
b
6,34  0,05
5,26b  0,15
5,73b  0,06

4,85d  0,26
d
5,08  0,05
5,21bc  0,07
5,49c  0,09
4,27f  0,15
5,24d  0,09
5,04c  0,05
c
5,40  0,13
5,19bc  0,18
5,02d  0,03
4,39e  0,13
c
5,43  0,11
4,04g  0,08

Quả
vào chắc
5,67c  0,09
5,24d  0,04
6,95a  0,11
4,49f  0,17
4,08g  0,09
5,97b  0,08
5,16d  0,05
4,79e  0,05
4,43f  0,10
3,79h  0,02


Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, khả năng hút nước của lá tăng từ thời kỳ trước
khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm dần khi chuyển sang thời kỳ
quả vào chắc. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, lá của các giống L26, L08, TB25 có


12

khả năng hút nước tốt hơn so với những giống còn lại, đặc biệt là giống Sen
Lai, lạc Lỳ, trong đó % lượng nước lá không hút được sau khi héo của giống
L26 nhỏ nhất và đạt 4,04%, tiếp đến là giống L08 đạt 4,27% và TB25 đạt
4,39%, giống lạc Lỳ có giá trị cao nhất đạt 6,12%.
Khả năng hút nước phục hồi của lá thể hiện rõ giữa nhóm giống lạc năng suất
cao và năng suất thấp, ở các giống L26 và TB25 tốt hơn so với các giống lạc
Lỳ, L12, Sen Lai.
3.3.1.6. Tương quan giữa một số chỉ tiêu trao đổi nước với năng suất của
các giống lạc năng suất cao và thấp
Đồ thị tương quan hình 3.11 cho thấy các chỉ tiêu trao đổi nước tương quan
tương đối chặt với năng suất cây lạc, trong đó tương quan chặt nhất là khả năng
hút nước phục hồi của lá (r = 0,93) sau đó đến khả năng giữ nước (r = 0,87), độ
dẫn khí khổng (r = 0,80), hàm lượng nước trong lá (r = 0,75), cường độ thoát
hơi nước (r = 0,72).
Như vậy, một số chỉ tiêu trao đổi nước của cây có quan hệ mật thiết với nhau
và có liên quan tới năng suất cây lạc. Các giống có khả năng giữ nước và hút
nước phục hồi cao, chống lại sự mất nước trong điều kiện bất lợi tốt, phục hồi
nhanh lượng nước thoát qua lá vào ban ngày sẽ tạo điều kiện cho quá trình thoát
hơi nước qua khí khổng diễn ra thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện cho các quá
trình sinh lý trong cây diễn ra tốt hơn và cây phát triển ở trạng thái tối ưu nhất.
Đây là những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá năng suất cao, thấp ở cây lạc và
là một trong những nhân tố chính có thể sử dụng vào việc sơ tuyển giống lạc
năng suất cao.


Hình 3.11. Tương quan giữa một số chỉ tiêu trao đổi nước với năng suất của
giống lạc năng suất cao và thấp ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia


13

3.3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp
3.3.2.1. Hàm lượng diệp lục
Bảng số liệu 3.11 cho thấy, hàm lượng diệp lục trong lá của các giống lạc
đều tăng dần từ thời kỳ trước ra hoa đến khi ra hoa và đạt cực đại vào thời kỳ ra
hoa rộ-đâm tia, sau đó hàm lượng diệp lục giảm ở thời kỳ quả vào chắc. Sự tăng
hàm lượng diệp lục ở những thời kỳ đầu có liên quan đến quá trình tổng hợp
chất hữu cơ cho cây, tích lũy vật chất cho quá trình tạo quả.
Ở thời kỳ trước ra hoa hàm lượng diệp lục của giống TB25 đạt giá trị cao
nhất là 1,36 mg/g, tiếp theo là giống L26 đạt 1,19 mg/g và giống L18 đạt 1,15
mg/g. Đạt giá trị thấp nhất ở thời kỳ này là giống Sen Lai chỉ đạt 0,59 mg/g.
Hàm lượng diệp lục trong lá của các giống tăng lên ở thời kỳ chớm hoa và bước
sang thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, hàm lượng diệp lục trong lá của giống L26 đạt
1,76 mg/g, đây là giá trị cao nhất trong các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của
giống L26 và cao nhất trong các giống nghiên cứu, tiếp theo là giống TB25 đạt
1,40 mg/g. Ở thời kỳ quả vào chắc, hàm lượng diệp lục của các giống giảm
xuống, trong đó hai giống năng suất cao là giống L26 giảm xuống còn 1,60
mg/g, TB25 chỉ còn 1,37 mg/g và giống có năng suất thấp nhất là lạc Lỳ chỉ đạt
0,71 mg/g.
Bảng 3.11. Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12

Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,70f  0,05
1,09c  0,11
0,59g  0,05
0,88de  0,06
0,74ef  0,01
0,97cd  0,09
0,80ef  0,04
1,15b  0,14
1,36a  0,08
1,19b  0,03

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
0,76g  0,04
0,81e  0,11
1,10cd  0,02

1,23bc  0,08
ef
0,98  0,07
1,01d  0,05
0,95f  0,02
1,34b  0,10
de
1,05  0,10
1,19c  0,07
1,10cd  0,06
1,30bc  0,03
cd
1,12  0,02
1,32bc  0,02
1,17c  0,02
1,20bc  0,09
1,40b  0,01
1,43b  0,02
a
1,62  0,04
1,76a  0,04

Quả
vào chắc
0,71h  0,06
1,11e  0,12
0,96g  0,10
1,05ef  0,07
1,10e  0,02
1,30c  0,05

1,18d  0,01
1,15de  0,02
1,37b  0,05
1,60a  0,05

So sánh hàm lượng diệp lục trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp cho
thấy, giống L26 và TB25 đạt giá trị cao hơn hẳn các giống lạc Lỳ, L12, Sen Lai
ở hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, trong đó giống L26 có năng suất cao nhất thể
hiện các giá trị tương đối cao (đặc biệt là ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia). Như vậy
chỉ tiêu này có liên quan đến cường độ quang hợp của các giống và kết quả cho
thấy có tương quan rất chặt giữa hàm lượng diệp lục trong lá với năng suất của
các giống lạc.
3.3.2.2. Chỉ số diện tích lá (LAI)
Phân tích số liệu bảng 3.12 chúng tôi thấy, chỉ số diện tích lá của các giống
lạc đều tăng từ khi mọc đến khi hình thành quả và giảm xuống khi quả vào


14

chắc. Các giống còn lại là L23, L19, L08, L14 có chỉ số diện tích lá ở mức
trung bình.
Chỉ số diện tích lá của giống lạc năng suất cao và thấp thể hiện sự khác biệt
khá rõ, giống L26 và TB25 có LAI cao hơn các giống lạc Lỳ, L12, Sen Lai ở
hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, đặc biệt là thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia. Giống L26
có năng suất cao nhất có LAI cao nhất ở tất cả các thời kỳ, sau đó đến giống
TB25, trong khi đó các giống lạc Lỳ, L12, sen Lai có LAI thấp hơn ở hầu hết
các thời kỳ nghiên cứu.
Bảng 3.12. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
Giống
lạc

Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
1,16e  0,01
1,14e  0,01
1,12e  0,02
1,18d  0,01
1,18d  0,01
1,13e  0,01
1,35c  0,02
1,43a  0,02
1,38b  0,01
1,44a  0,01

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
2,28de  0,04

4,46h  0,01
2,22ef  0,03
4,32k  0,02
2,06g  0,01
4,77g  0,05
f
2,19  0,04
4,85f  0,02
2,42b  0,03
5,16d  0,03
cd
2,31  0,04
4,99e  0,07
2,28de  0,05
5,00e  0,04
ab
2,49  0,09
5,32c  0,04
2,36bc  0,02
5,57b  0,02
2,54a  0,04
5,68a  0,05

Quả
vào chắc
3,72h  0,02
4,08f  0,04
3,87g  0,04
4,02f  0,03
4,54d  0,01

4,32e  0,01
4,65c  0,02
4,74b  0,04
4,70b  0,02
4,81a  0,05

3.3.2.3. Cường độ quang hợp
Bảng số liệu 3.13 cho thấy, cường độ quang hợp của các giống tăng dần từ
thời kỳ trước ra hoa và đạt cực đại ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, sau đó giảm
xuống ở thời kỳ quả vào chắc. Các giống có cường độ quang hợp cao ở hầu hết
các thời kỳ là L26, TB25, L19, đặc biệt là ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia. Cường
độ quang hợp của giống L26 ở thời kỳ này đạt 26,82 µmol CO2/m2/s, giống
TB25 đạt 25,62 µmol CO2/m2/s và giống L19 đạt 24,89 µmol CO2/m2/s, một số
giống như L14, L18, L23, L08 có cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
Bảng 3.13. Cường độ quang hợp (µmol CO2/m2/s)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)

9,70h  0,05
11,74e  0,19
10,20g  0,24
10,82f  0,08
13,90c  0,03
13,71c  0,15
15,14a  0,05
12,68d  0,11
15,11a  0,13
14,72b  0,06

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
13,61g  0,09
19,78h  0,05
16,54e  0,10
20,93g  0,04
15,58f  0,06
20,01h  0,08
f
15,40  0,21
21,42f  0,15
16,74e  0,18
23,67d  0,02
d
17,63  0,13
22,21e  0,12

18,25c  0,02
24,89c  0,23
b
19,29  0,07
22,34e  0,11
19,17b  0,12
25,62b  0,09
21,32a  0,21
26,82a  0,25

Quả
vào chắc
18,80g  0,09
18,22h  0,10
17,24k  0,14
21,12e  0,05
23,45b  0,18
19,63f  0,01
23,41b  0,03
21,74d  0,12
23,10c  0,16
24,67a  0,09


15

Các giống lạc Lỳ, Sen Lai, L12 có cường độ quang hợp thấp ở hầu hết các
thời kỳ sinh trưởng phát triển. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, chỉ số cường độ
quang hợp ở giống Sen Lai chỉ đạt 20,01 µmol CO2/m2/s và thấp nhất là giống
lạc Lỳ đạt 19,78 µmol CO2/m2/s.

So sánh cường độ quang hợp của giống lạc năng suất cao và thấp cho thấy,
giống L26 và TB25 thuộc nhóm năng suất cao có cường độ quang hợp cao hơn
hẳn các giống lạc thuộc nhóm năng suất thấp ở hầu hết các thời kỳ nghiên cứu,
đặc biệt là ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia. Điều này cho thấy có sự tương quan rất
chặt giữa cường độ quang hợp với năng suất của các giống lạc và đây là một
trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất cây lạc.
3.3.2.4. Khối lượng chất khô tích lũy
Bảng số liệu 3.14 cho thấy, khối lượng chất khô tích lũy của các giống lạc
tăng dần từ từ thời kì chớm hoa đến thời kì quả vào chắc. Ở thời kỳ trước ra
hoa, khối lượng chất khô tích lũy của giống L26 cao nhất đạt 5,98g, tiếp theo là
giống TB25 đạt 5,42g và giống L18 đạt 5,26 g, giống L12 có khối lượng chất
khô tích lũy thấp nhất ở thời kỳ này đạt 3,95g. Ở thời kỳ 9-10 lá (chớm hoa)
giống L18 có khối lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt 12,51g, thấp nhất là
giống lạc Lỳ đạt 9,77g. Đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và quả vào chắc, giống
L26 và giống TB25 có khối lượng chất khô tích lũy cao nhất lần lượt đạt 24,26g
và 25,33g, thấp nhất là giống Sen Lai lần lượt đạt 19,34g và 21,21g.
Bảng 3.14. Khối lượng chất khô tích lũy (g)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26


7 lá
(trước ra hoa)
4,02f  0,03
3,95f  0,12
4,21e  0,02
4,52d  0,02
4,57d  0,01
4,86d  0,07
4,34e  0,13
5,26c  0,05
5,42b  0,01
5,98a  0,10

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
9,77h  0,03
20,37f  0,09
10,22g  0,15
21,63d  0,13
f
10,50  0,05
19,34h  0,05
10,36g  0,09
19,60g  0,13
11,29d  0,09
21,41e  0,12
e

10,77  0,11
21,29e  0,21
11,12d  0,12
21,65d  0,19
a
12,51  0,07
23,06c  0,07
11,49c  0,04
23,53b  0,05
12,03b  0,12
24,26a  0,07

Quả
vào chắc
22,11f  0,14
24,67bc  0,12
21,21g  0,16
24,54cd  0,13
24,42d  0,05
24,36d  0,22
23,39e  0,12
25,28a  0,09
24,82b  0,10
25,33a  0,08

Khối lượng chất khô tích luỹ của giống L26 và TB25 cao hơn các giống lạc
Lỳ, L12, Sen Lai, tuy nhiên mức độ khác nhau không rõ rệt như cường độ
quang hợp. Điều này cho thấy có sự tương quan giữa khối lượng chất khô tích
luỹ với năng suất của các giống lạc nhưng ở mức thấp hơn so với chỉ tiêu về
cường độ quang hợp.

3.3.2.5. Tương quan giữa một số chỉ tiêu quang hợp với năng suất của
giống lạc năng suất cao và thấp
Đồ thị tương quan hình 3.16 cho thấy các chỉ tiêu quang hợp có tương quan
chặt với năng suất cây lạc, trong đó tương quan chặt nhất là chỉ số diện tích lá (r


16

10
0
10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

10

20

10

20

30

40

Năng suất (tạ/ha)

Chỉ số diện tích lá.

30

0
0

0,8
0,4
0
0

10

40

y = 0,0524x - 0,2823
r = 0,89

2
1,6
1,2

20

40

Năng suất (tạ/ha)

(m lá/m đất)

0


Hàm lượng diệp lục.
(mg/g lá tươi)

Khối lượng chất khô.
(g chất khô)

20

y = 2,8015x + 13,651
r = 0,85

30

y = 0,0993x + 2,0619
r = 0,99

6

2

2

y = 0,5141x + 7,634
r = 0,97

4

2


30

(Micromol/m /s)

Cường độ quang hợp.

= 0,99), sau đó đến cường độ quang hợp (r = 0,97), hàm lượng diệp lục (r =
0,89) và khối lượng chất khô tích luỹ (r = 0,85). Các giá trị tương quan này cho
thấy, các chỉ tiêu liên quan đến quang hợp có mối quan hệ mật thiết với năng
suất cây lạc và thể hiện sự tương quan chặt hơn so với một số chỉ tiêu về trao
đổi nước.

2
0
0

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

40

Hình 3.16. Tương quan giữa một số chỉ tiêu quang hợp với năng suất của
giống lạc năng suất cao và thấp ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia

3.3.3. Kết quả nghiên cứu nốt sần ở rễ lạc
3.3.3.1. Số lượng và khối lượng nốt sần
Bảng 3.15. Số lượng nốt sần (nốt)
Giống

lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
78,77b  4,16
58,53c  1,70
66,60cd  2,92
83,77ab  5,89
80,33bc  2,28
73,40bc  2,33
82,67ab  2,78
64,40cd  10,04
71,90bc  7,14
91,47a  3,27

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia

169,10b  9,19
308,20b  6,25
158,30d  1,49
316,87b  8,98
166,60b  2,21
290,43c  15,37
174,23ab  2,37
299,10c  9,57
ab
177,00  4,40
307,97bc  9,72
173,40b  2,21
300,17c  7,66
b
170,23  1,55
311,97bc  7,38
175,63ab  3,76
320,30b  6,87
b
172,90  6,13
328,0ab  16,36
182,67a  5,55
344,77a  13,12

Quả
vào chắc
299,90bc  6,28
301,70bc  3,05
285,73c  16,99
294,80c  8,88

302,17bc  10,22
302,30bc  7,19
305,10b  10,15
315,60ab  6,44
311,80ab  13,33
328,03a  6,00

Phân tích số liệu bảng 3.15 cho thấy, số lượng nốt sần của 10 giống lạc tăng
dần từ thời kỳ trước nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi
quả vào chắc. Ở thời kỳ trước ra hoa, số lượng nốt sần của các giống chưa
nhiều và nằm trong khoảng 58,53-91,47 nốt/cây. Số lượng nốt sần tăng lên
nhanh chóng và ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia đạt trung bình từ 290,43-344,77
nốt/cây.


17

So sánh số lượng nốt sần của giống lạc năng suất cao và thấp cho thấy, giống
L26 và TB25 thuộc nhóm năng suất cao có số lượng nốt sần cao hơn các giống
lạc thuộc nhóm năng suất thấp ở hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, đặc biệt là
giống L26. Điều này cho thấy có sự tương quan giữa số lượng nốt sần với năng
suất của các giống lạc năng suất cao và thấp.
Bảng 3.16. Khối lượng nốt sần (g)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23

L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,252b  0,01
0,187c  0,01
0,213cd  0,01
0,268ab  0,02
0,257b  0,01
0,235bc  0,01
0,265ab  0,01
0,206cd  0,03
0,230b  0,02
0,293a  0,01

Các thời kỳ nghiên cứu
9-10 lá
Hoa rộ
(chớm hoa)
đâm tia
0,575bc  0,03
1,139bc  0,02
0,538c  0,01
1,172b  0,03
bc
0,566  0,01

1,074c  0,06
0,593ab  0,01
1,107c  0,04
0,602ab  0,01
1,141bc  0,04
ab
0,590  0,01
1,161b  0,03
0,579bc  0,01
1,157bc  0,03
ab
0,597  0,01
1,185b  0,03
0,588ab  0,02
1,213ab  0,06
0,621a  0,02
1,276a  0,05

Quả
vào chắc
1,077bc  0,02
1,089bc  0,02
1,029c  0,06
1,061bc  0,03
1,088bc  0,04
1,081bc  0,03
1,098b  0,04
1,136ab  0,02
1,122ab  0,05
1,181a  0,02


Về động thái khối lượng nốt sần, số liệu bảng 3.16 cho thấy, khối lượng nốt
sần của 10 giống lạc biến đổi thuận với sự biến đổi của số lượng nốt sần.
Khối lượng nốt sần của các giống tăng dần và đạt cực đại ở thời kỳ ra hoa
rộ-đâm tia, rồi giảm đáng kể ở thời kì quả vào chắc. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm
tia, khối lượng nốt sần của giống L26 đạt 1,276g và giống TB25 đạt 1,213g,
trong khi đó giống Sen Lai chỉ đạt 1,074g, giống lạc Lỳ đạt 1,139g và L12 đạt
1,172g.
So sánh khối lượng nốt sần của giống lạc năng suất cao và thấp cho thấy,
giống L26 và TB25 có khối lượng nốt sần cao hơn các giống lạc thuộc nhóm
năng suất thấp là lạc Lỳ, L12, Sen Lai ở hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, đặc
biệt là giống L26 là rõ nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về số
lượng nốt sần của giống lạc năng suất cao và thấp.
3.3.3.2. Sự phân bố nốt sần trên rễ lạc
Bảng số liệu 3.17 cho thấy sự phân bố khác nhau của nốt sần ở thời kỳ ra
hoa rộ-đâm tia (đây là thời kỳ có số lượng nốt sần lớn nhất, có màu hồng sẫm
nhiều nhất và sự cố định nitơ ở thời kỳ này có ý nghĩa nhất đối với năng suất
của cây lạc).
Giống L26 có nốt sần phân bố trên rễ chính nhiều nhất đạt 12,30%, tiếp theo
là giống L18 đạt 12,24%, L14 đạt 12,19% và TB25 đạt 12,16%, thấp nhất là
giống lạc Lỳ đạt 10,61%, tiếp đó là giống L12 đạt 11,07% và L23 đạt 11,51%.
Đối với nốt sần trên rễ phụ (0-10cm), giống L26 có giá trị cao nhất đạt 42,36%,
tiếp theo là giống L18 đạt 41,18% và TB25 đạt 40,15%, thấp nhất là giống lạc
Lỳ đạt 35,68%. Ngược lại, ở rễ phụ (trên 10cm) giống lạc Lỳ có sự phân bố nốt
sần cao nhất đạt 53,71%, tiếp theo là giống L23 đạt 52,04%, giống L12 đạt


18

51,67%. Trong khi đó sự phân bố nốt sần ở rễ phụ (trên 10cm) thấp nhất là

giống L26 đạt 45,34%.
Bảng 3.17. Phân bố nốt sần trên rễ lạc thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia
(% so với tổng trọng lượng nốt sần/cây)
Giống
lạc

Vị trí nốt sần ở rễ lạc
Rễ phụ
(0-10cm)
35,68e  0,31
37,26cd  0,50
38,54bc  1,31
39,53b  0,36
36,45de  0,34
38,92bc  0,27
38,57bc  0,80
41,18a  0,89
40,15ab  0,27
42,36a  0,19

Rễ chính
10,61c 
11,07bc 
11,81ab 
12,19a 
11,51abc 
11,64bc 
11,80ab 
12,24a 
12,16a 

12,30a 

Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

0,24
0,61
1,02
0,78
0,73
1,10
0,79
0,11
0,69
0,79

Rễ phụ
(trên 10cm)
53,71a  0,54
51,67b  1,10
49,65cd  2,29
48,28de  1,14

52,04ab  1,02
49,44cd  1,33
49,63cd  1,59
46,58ef  0,87
47,69de  0,54
45,34f  0,89

210
140
70
0
10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

Phân bố nốt sần trên
rễ phụ từ 0-10cm (%)

0

0,8
0,4
0
0

40

10
20

30
Năng suất (tạ/ha)

y = 0,3935x + 27,315
r = 0,95

50
40
30
20
10
0
0

Phân bố nốt sần trên.
rễ chính (%)

280

y = 0,0093x + 0,9042
r = 0,76

1,2

Phân bố nốt sần ở
rễ phụ trên10cm (%)

y = 2,4876x + 245,07
r = 0,76


350

Khối lượng nốt sần .
(g)

(cái)

lượng nốt sần .
nốt sần (nốt)
lượng
Số Số

Có sự khác nhau về vị trí phân bố nốt sần trên rễ cây của giống lạc năng suất
cao và thấp, trong đó nhóm giống lạc năng suất cao là L26 và TB25 có nốt sần
phân bố trên rễ chính và rễ phụ (0-10cm) nhiều hơn so với nhóm giống lạc năng
suất thấp là lạc Lỳ, L12, Sen Lai, ngược lại các giống lạc năng suất thấp có nốt
sần phân bố ở rễ phụ (trên 10cm) lại nhiều hơn.
3.3.3.3. Tương quan giữa số lượng, khối lượng và sự phân bố nốt sần với
năng suất của các giống lạc năng suất cao và thấp

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

40

40

15


y = 0,106x + 8,4967
r = 0,91

10
5
0
0

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

y = -0,4995x + 64,188
r = 0,95

60
45
30
15
0
0

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

40


Hình 3.20. Tương quan giữa khối lượng, số lượng và sự phân bố nốt sần với năng suất
của giống lạc năng suất cao và thấp ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia

Có mối tương quan giữa khối lượng, số lượng nốt sần với năng suất của các
giống lạc. Cả hai chỉ tiêu này đều tương quan với năng suất cây lạc, tuy ở mức

40


19

độ chưa cao (thể hiện qua r = 0,76). Đồ thị tương quan giữa sự phân bố nốt sần
đến năng suất của các giống lạc cho thấy, những giống có nốt sần phân bố gần
rễ chính hoặc rễ phụ (0-10cm) đều cho năng suất cao hơn và chỉ tiêu này có
tương quan chặt hơn với năng suất (r = 0,91 và r = 0,95), trong khi đó, các
giống thuộc nhóm năng suất thấp, nốt sần chủ yếu phân bố ở rễ phụ (trên
10cm).
3.4. Nghiên cứu hàm lượng khoáng trong lá
3.4.1. Kết quả nghiên cứu hàm lượng một số nguyên tố khoáng
3.4.1.1. Hàm lượng nitơ
Bảng 3.18. Hàm lượng nitơ trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08

L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
2,04e  0,08
2,75b  0,02
2,46cd  0,07
2,13e  0,12
2,17de  0,06
2,36d  0,05
2,94ab  0,05
2,63bc  0,04
2,91ab  0,06
3,02a  0,05

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
f
2,49  0,03
2,96f  0,03
de
2,93  0,03
3,61c  0,03
2,65f  0,11
3,04ef  0,08

e
2,87  0,11
3,18e  0,03
2,97de  0,01
3,38d  0,12
e
2,82  0,01
3,42d  0,03
3,49b  0,04
4,02a  0,08
3,06d  0,05
3,74bc  0,03
c
3,28  0,04
3,87b  0,08
3,78a  0,09
4,13a  0,04

Quả vào chắc
2,84f 
3,15c 
2,79f 
3,02e 
3,19c 
3,06de 
3,52b 
3,21c 
3,13cd 
3,68a 


0,01
0,06
0,04
0,04
0,05
0,04
0,02
0,01
0,02
0,02

Phân tích số liệu bảng 3.18 cho thấy, hàm lượng nitơ trong lá của 10
giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và
giảm xuống khi quả vào chắc. Ở thời kỳ hoa rộ-đâm tia giống L26 đạt giá trị
cao nhất là 4,13%, sau đó đến giống L19 đạt 4,02% và TB25 đạt 3,87%. Trong
khi đó giống lạc Lỳ có hàm lượng nitơ trong lá thấp nhất ở thời kỳ này và chỉ
đạt 2,96%, tiếp đó là giống Sen Lai đạt 3,04% và giống L14 đạt 3,18%.
Có sự liên quan giữa hàm lượng nitơ trong lá với năng suất cây lạc. Giống
L26 và TB25 thuộc nhóm năng suất cao có hàm lượng nitơ tương đối cao ở hầu
hết các thời kỳ, trong khi đó giống L12, Sen Lai, lạc Lỳ thuộc nhóm năng suất
thấp có hàm lượng nitơ ở mức thấp.
3.4.1.2. Hàm lượng phospho
Phân tích số liệu bảng 3.19 cho thấy, hàm lượng phospho trong lá của 10
giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước khi nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và
giảm xuống khi quả vào chắc.
Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia giống L16 có
hàm lượng phospho cao nhất đạt 0,26%, sau đó đến giống L19 và L14 đều đạt
0,25%, giống TB25, L18, L12 đều đạt 0,24%, thấp nhất là giống lạc Lỳ và L23
đều đạt 0,21%. Đến thời kỳ quả vào chắc, hàm lượng phospho ở tất cả các
giống đều giảm.

Giống L26 có hàm lượng cao nhất ở thời kỳ trước ra hoa đến thời kỳ ra hoa
rộ- đâm tia, tiếp đến là giống TB25, giống lạc lỳ có hàm lượng P trong lá thấp
nhất ở tất cả các thời kỳ.


20
Bảng 3.19. Hàm lượng phospho trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,14d  0,01
0,19ab  0,01
0,16cd  0,04
0,14d  0,01
0,14d  0,02
0,16cd  0,02
0,20ab  0,02
0,18bc  0,01

0,19ab  0,02
0,21a  0,02

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
cd
0,17  0,01
0,21b  0,01
0,20bcd  0,01
0,24ab  0,01
bcd
0,20  0,01
0,23ab  0,02
0,16d  0,02
0,25a  0,02
0,20bcd  0,01
0,21b  0,01
bcd
0,18  0,01
0,23ab  0,01
0,23ab  0,05
0,25a  0,03
abc
0,22  0,02
0,24ab  0,01
0,21abc  0,03
0,24ab  0,02
0,25a  0,03

0,26a  0,01

Quả vào
chắc
0,12c  0,01
0,14c  0,02
0,21ab  0,02
0,20ab  0,01
0,20ab  0,02
0,18b  0,01
0,21ab  0,02
0,20ab  0,01
0,22a  0,01
0,21ab  0,01

3.4.1.3. Hàm lượng kali
Số liệu bảng 3.20 cho thấy, hàm lượng kali trong lá của 10 giống lạc tăng từ
thời kỳ trước khi nở hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi quả
vào chắc. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, giống L26 có hàm lượng K cao nhất đạt
1,45%, sau đó đến giống L18 đạt 1,43%, giống TB25, L19, L12 đều đạt 1,42%,
thấp nhất là giống L14 đạt 1,27%.
Nhìn chung, hàm lượng K của các giống năng suất cao lớn hơn các giống
năng suất thấp, đặc biệt là ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, ở thời kỳ này hàm lượng
K trong lá của giống L26 cao nhất và đạt 1,45%, trong khi đó giống Sen Lai có
hàm lượng K trong lá thấp nhất đạt 1,33%.
Bảng 3.20. Hàm lượng kali trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12

Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
1,01d  0,05
1,30a  0,09
1,06bcd  0,03
1,05cd  0,02
1,08bcd  0,02
1,14bc  0,02
1,17abc  0,02
1,19ab  0,03
1,20ab  0,02
1,21ab  0,01

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
1,12f  0,01
1,37bc  0,02
1,23e  0,01
1,42abc  0,01

1,14f  0,05
1,33c  0,02
f
1,13  0,02
1,27d  0,15
1,13f  0,01
1,39b  0,02
1,28d  0,01
1,41abc  0,01
c
1,32  0,06
1,42abc  0,04
1,36ab  0,04
1,43ab  0,02
bc
1,34  0,05
1,42abc  0,01
1,38a  0,03
1,45a  0,02

Quả vào
chắc
1,03d  0,02
1,03d  0,01
1,11bc  0,02
1,15b  0,01
1,20a  0,02
1,19a  0,02
1,17ab  0,03
1,21a  0,02

1,08c  0,02
1,14b  0,02

3.4.1.4. Hàm lượng lưu huỳnh
Bảng số liệu 3.21 cho thấy, hàm lượng S trong lá của các giống lạc đều tăng
từ thời kỳ trước khi ra hoa (7 lá) đến khi ra hoa rộ-đâm tia. Ở thời kỳ ra hoa rộđâm tia, hàm lượng S trong lá của giống L26 cao nhất đạt 0,261%, sau đó đến
giống L18 đạt 0,257%, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 0,225%. Sau thời kỳ này
hàm lượng S của các giống đều giảm.


21
Bảng 3. 21. Hàm lượng lưu huỳnh trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,140e  0,005
0,212ab  0,003
0,166de  0,005

0,197bc  0,013
0,186cd  0,002
0,209ab  0,004
0,205b  0,007
0,219ab  0,011
0,227a  0,010
0,226a  0,007

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
d
0,159  0,011
0,225c  0,01
0,232ab  0,007
0,253abc  0,005
c
0,203  0,008
0,230bc  0,015
0,214bc  0,006
0,231bc  0,008
0,215bc  0,005
0,248abc  0,016
ab
0,235  0,006
0,244abc  0,003
0,224abc  0,010
0,250abc  0,003
a

0,239  0,013
0,257ab  0,007
0,245a  0,008
0,256ab  0,007
0,242a  0,004
0,261a  0,003

Quả vào
chắc
c
0,176  0,007
0,193abc  0,006
0,119d  0,009
0,182bc  0,001
0,192abc  0,004
0,211a  0,014
0,196abc  0,007
0,202ab  0,007
0,187bc  0,009
0,205a  0,004

So sánh hàm lượng lưu huỳnh trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp
cho thấy, hàm lượng S của giống lạc năng suất cao L26 và TB25 ở các thời kỳ
đều có giá trị tương đối cao, đặc biệt là giống L26. Ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia,
hàm lượng S của giống L26 là 0,261%, đây là chỉ số cao nhất trong các thời kỳ
sinh trưởng và phát triển của giống L26 và cao nhất trong các giống nghiên cứu.
Trong khi đó, các giống lạc năng suất thấp như lạc Lỳ, L12, Sen Lai có hàm
lượng S tương đối thấp ở hầu hết các thời kỳ, đặc biệt là giống lạc lỳ.
3.4.1.5. Hàm lượng magie
Phân tích số liệu bảng 3.22 cho thấy, hàm lượng Mg trong lá của 10 giống

lạc tăng dần từ thời kỳ trước khi ra hoa đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm
xuống khi quả vào chắc. Thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia, giống TB25 có hàm lượng
Mg cao nhất đạt 0,335%, sau đó đến giống L12 đạt 0,329%, thấp nhất là giống
lạc Lỳ đạt 0,307%. Đến thời kỳ quả vào chắc, hàm lượng Mg ở tất cả các giống
đều giảm.
Bảng 3.22. Hàm lượng magie trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,218cd  0,003
0,215cd  0,004
0,231bc  0,008
0,249ab  0,011
0,268a  0,011
0,217cd  0,007
0,234bc  0,005
0,229bc  0,015
0,210d  0,001

0,276a  0,005

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
ab
0,299  0,008
0,307c  0,005
b
0,276  0,004
0,329ab  0,011
0,295ab  0,009 0,319ab  0,005
0,296ab  0,012
0,309bc  0,004
0,309a  0,014
0,314b  0,008
a
0,312  0,005
0,322ab  0,002
0,302a  0,007
0,326ab  0,005
0,304a  0,008
0,315ab  0,009
a
0,311  0,006
0,335a  0,004
0,306a  0,007
0,324ab  0,009


Quả vào
chắc
0,270ab  0,03
0,292a  0,008
0,274ab  0,008
0,272ab  0,004
0,271ab  0,005
0,274ab  0,003
0,263ab  0,004
0,283a  0,008
0,248b  0,009
0,286a  0,003

So sánh hàm lượng Mg trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp cho
thấy, hàm lượng Mg của giống TB25 ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia có giá trị cao
nhất đạt 0,335%, giống năng suất thấp là L12 cũng có hàm lượng Mg trong lá
tương đối cao ở thời kỳ này và đạt 0,329%, giống lạc Lỳ có hàm lượng Mg ở


22

thời kỳ này đạt 0,307%. Trong khi đó giống L26 thuộc nhóm năng suất cao
nhưng hàm lượng Mg chỉ đạt 0,324%.
3.4.1.6. Hàm lượng sắt
Bảng 3.23. Hàm lượng sắt trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai

L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,014d  0,001
0,017bc  0,001
0,020ab  0,002
0,021ab  0,001
0,015cd  0,001
0,019abc  0,001
0,017bc  0,001
0,020ab  0,003
0,022a  0,001
0,019abc  0,001

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
0,018c  0,001
0,031e  0,002
0,025b  0,001
0,036bcd  0,001
ab

0,027  0,002
0,039ab  0,002
0,029ab  0,002
0,035cd  0,002
b
0,024  0,002
0,034de  0,001
0,027ab  0,002
0,038abc  0,001
b
0,025  0,001
0,037bcd  0,002
0,031a  0,001
0,041a  0,001
0,028ab  0,002
0,033e  0,001
ab
0,030  0,002
0,038abc  0,002

Quả vào
chắc
0,023e  0,001
0,029cd  0,001
0,035ab  0,001
0,031bcd  0,001
0,027de  0,001
0,033abc  0,002
0,028d  0,002
0,036a  0,002

0,031bcd  0,001
0,026de  0,001

Hàm lượng Fe trong lá của 10 giống lạc tăng dần từ thời kỳ trước ra hoa
đến thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia và giảm xuống khi quả vào chắc. Ở thời kỳ ra hoa
rộ-đâm tia, giống Sen Lai có hàm lượng Fe cao nhất đạt 0,039%, sau đó đến
giống L08 và L26 đạt 0,038%, thấp nhất là giống lạc Lỳ đạt 0,031%.
Hàm lượng Fe trong lá của giống lạc năng suất cao và thấp chưa có sự khác
nhau rõ rệt giữa nhóm giống lạc năng suất cao và thấp, ở các giống năng suất
thấp, trong khi giống lạc Lỳ và L12 có hàm lượng Fe ở các thời kỳ thấp thì
giống Sen Lai lại có hàm lượng tương đối cao, đặc biệt là ở thời kỳ ra hoa rộđâm tia, đạt 0,039%, cao hơn giống L26 và TB25.
3.4.1.7. Hàm lượng Molypđen
Bảng 3.24. Hàm lượng molypđen trong lá (% chất khô)
Giống
lạc
Lạc Lỳ
L12
Sen Lai
L14
L23
L08
L19
L18
TB25
L26

7 lá
(trước ra hoa)
0,011e  0,001
0,013de  0,001

0,018ab  0,001
0,011e  0,001
0,014cd  0,001
0,016bc  0,001
0,019a  0,001
0,017ab  0,002
0,019a  0,001
0,015cd  0,002

Các thời kỳ nghiên cứu
9- 10 lá
Hoa rộ (chớm hoa)
đâm tia
c
0,013  0,001
0,015d  0,001
0,014bc  0,002
0,018cd  0,001
ab
0,019  0,001
0,022ab  0,003
0,015bc  0,001
0,016cde  0,001
0,017bc  0,001
0,018cd  0,002
bc
0,017  0,001
0,019bc  0,001
0,019ab  0,002
0,022ab  0,001

ab
0,019  0,003
0,020abc  0,002
0,022a  0,001
0,023a  0,001
ab
0,018  0,002
0,019bc  0,001

Quả vào
chắc
ef
0,011  0,001
0,009f  0,002
0,011d  0,001
0,013cde  0,001
0,014bcde  0,001
0,015abcd  0,002
0,016abc  0,002
0,017ab  0,001
0,018a  0,001
0,012def  0,001

Số liệu bảng 3.24 cho thấy, hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, giống TB25 có
hàm lượng Mo cao nhất, tiếp đến là giống Sen Lai, L26, L12, lạc Lỳ. Ở thời kỳ
ra hoa rộ-đâm tia, giống lạc TB25 có hàm lượng Mo là 0,023%, giống L26 có
hàm lượng 0,019%. Trong khi đó ở nhóm giống năng suất thấp, giống lạc Lỳ và


23


4
2
0

0,2

y = 0,0047x + 1,2596
r = 0,62
1,3
0,9
0,5
0,1

0,1
0

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

y = 0,0019x + 0,1887
r = 0,74

0,2

0,1

0


40

0,4

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

40

y = 0,0019x + 0,1887
r = 0,74

0,3
0,2
0,1

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

40

y = 0,0001x + 0,0315
r = 0,25

0,05

0,04
0,03
0,02
0,01
0
0

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

0

Hàm lượng molypđen .
trong lá (%)

0

Hàm lượng sắt .
trong lá (%)

0,3

40

0,3

y = 0,0023x + 0,1697
r = 0,78


Hàm lượng magie .
trong lá (%)

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

Hàm lượng lưu huỳnh .
trong lá (%)

0

0,4

Hàm lượng kali .
trong lá (%)

y = 0,0684x + 1,5256
r = 0,84

6

Hàm lượng photpho .
trong lá (%)

Hàm lượng nitơ .
trong lá (%)


L12 có hàm lượng Mo thấp, giống Sen Lai có hàm lượng Mo tương đối cao,
hàm lượng Mo của giống Sen Lai ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia là 0,022% thấp
hơn giống TB25 và cao hơn giống L26.
3.4.2. Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá với
năng suất của các giống lạc năng suất cao và thấp
Đồ thị tương quan hình 3.28 cho thấy hàm lượng một số nguyên tố khoáng
có tương quan không giống nhau với năng suất cây lạc, trong đó tương quan
chặt nhất là hàm lượng nitơ (r = 0,84), sau đó đến hàm lượng phospho (r =
0,78), hàm lượng lưu huỳnh và hàm lượng magie (r = 0,74), hàm lượng kali (r =
0,62), hàm lượng molypđen (r = 0,56), hàm lượng sắt (r = 0,25).

40

10
20
30
Năng suất (tạ/ha)

40

y = 0,0003x + 0,011
r = 0,56

0,03
0,02
0,01
0
0

10

20
30
Năng suất (tạ/ha)

40

Hình 3.28. Tương quan giữa hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá với
năng suất của các giống lạc năng suất cao và thấp ở thời kỳ ra hoa rộ-đâm tia

Như vậy, 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa được chia
làm 3 nhóm, nhóm năng suất cao gồm L26 và TB25, nhóm năng suất thấp gồm
lạc Lỳ, L12, Sen Lai, các giống còn lại thuộc nhóm năng suất trung bình. 10
giống lạc thể hiện sự khác nhau về một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, trong đó
nhóm giống lạc năng suất cao thể hiện một số đặc tính về trao đổi nước, các chỉ
số quang hợp, hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao hơn so với các
giống lạc thuộc nhóm năng suất thấp ở hầu hết các thời kỳ nghiên cứu, đặc biệt
thể hiện rõ nhất ở thời kỳ ra hoa rộ - đâm tia (đây là thời kỳ quyết định chủ yếu
đến năng suất cuối cùng của các giống).


24

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Đã đánh giá được năng suất của 10 giống lạc trồng vụ xuân tại Thanh
Hóa và đã phân thành 3 nhóm là nhóm năng suất cao gồm L26 và TB25, nhóm
năng suất thấp gồm lạc Lỳ, L12, Sen Lai và nhóm năng suất trung bình gồm
L08, L14, L18, L19, L23.
2. Đã xác định sự đa dạng di truyền của 10 giống lạc nghiên cứu, bằng chỉ
thị phân tử RAPD đã nghiên cứu mức độ đa hình về phân tử và quan hệ di

truyền của 10 giống lạc, chúng khác nhau về di truyền và có nguồn gốc khác
nhau. Trên sơ đồ quan hệ di truyền, giống L26 và TB25 có năng suất cao thuộc
hai nhánh khác nhau trong khi đó các giống năng suất thấp thuộc cùng một
nhánh.
3. Đã đánh giá được một số chỉ tiêu sinh lý của 10 giống như chỉ tiêu trao
đổi nước, hoạt động quang hợp. Các giống có năng suất cao có các chỉ tiêu sinh
lý cao hơn giống năng suất thấp. Một số chỉ tiêu có mối tương quan chặt với
năng suất, đặc biệt là chỉ số diện tích lá (r = 0,99), cường độ quang hợp (r =
0,97), khả năng hút nước phục hồi của lá (r = 0,93). Một số chỉ tiêu tương quan
khá chặt với năng suất là hàm lượng diệp lục (r = 0,89), khả năng giữ nước (r =
0,87), khối lượng chất khô tích lũy (r = 0,85).
4. Những giống năng suất cao có số lượng và khối lượng nốt sần cũng
như sự phân bố nốt sần trên rễ chính và rễ phụ (0-10cm) cao hơn những giống
năng suất thấp. Sự phân bố nốt sần trên rễ phụ (0-10cm) có tương quan rất chặt
với năng suất lạc (r = 0,95 và r = 0,91), cao hơn số lượng và khối lượng nốt sần
(r = 0,76).
5. Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá của các giống có năng suất
cao thường cao hơn các giống có năng suất thấp. Hàm lượng nguyên tố khoáng
tương quan không giống nhau với năng suất, tương quan chặt nhất là
hàm lượng N (r = 0,84), sau đó đến hàm lượng P (r = 0,78), hàm lượng Mg, S (r
= 0,74), hàm lượng K (r = 0,62). Hàm lượng Mo (r = 0,56) và Fe (r = 0,25)
tương quan không chặt với năng suất.
Kiến nghị
1. Có thể dựa vào sự khác biệt về một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh như chỉ
số diện tích lá, cường độ quang hợp, khả năng hút nước của lá, hàm lượng diệp
lục, sự phân bố nốt sần ở rễ phụ, hàm lượng nitơ trong lá… để khảo sát bước
đầu trong công tác chọn tạo, khảo nghiệm và đánh giá giống lạc có triển vọng
cho năng suất cao.
2. Cần có những khảo nghiệm rộng hơn tại những vùng địa lý, khí hậu khác
nhau, nghiên cứu đi sâu hơn nữa về các chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của các giống

có năng suất cao cũng như khả năng chống chịu khác nhau.
3. Có thể giới thiệu giống L26 và TB25 để nông dân lựa chọn đưa vào sản
xuất ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá hoặc những vùng có điều kiện tương
tự.



×