1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một yếu tố then
chốt làm thay đổi các hoạt động kinh tế và xã hội, trong đó có giáo dục. Việc
khai thác các phần mềm và truyền thông đa phương tiện đang được ứng dụng
rộng rãi trong quá trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Tăng cường ứng
dụng CNTT trong giáo dục sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình cập
nhật kịp thời và thường xuyên các tiến bộ khoa học công nghệ vào nội dung
chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh (HS), góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (GV) trung học đã được Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GD&ĐT) quy định theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22/10/2009 gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí cụ thể về năng lực nghề nghiệp cần
được bồi dưỡng cho người GV. Bên cạnh những kĩ năng (KN) “truyền thống”,
giờ đây GV cần được trang bị thêm KN mới: KN ứng dụng CNTT trong dạy
học.
1.3. Trong những năm gần đây, một số trường đại học đào tạo ngành sư
phạm mới bước đầu đưa nội dung “Ứng dụng CNTT trong dạy học” vào dạy
cho sinh viên (SV) trên cơ sở một môn học hoặc một phần của một môn học.
Tuy nhiên, nội dung của học phần chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn sử
dụng phần mềm phổ thông như PowerPoint, Violet,... còn việc giới thiệu các
phần mềm Toán học và phương pháp sử dụng chúng sao cho hiệu quả và việc
rèn luyện các KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán chưa có nhiều nghiên
cứu chuyên sâu. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất đưa ra nội dung của học
phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán” bám sát các hoạt động dạy học
Toán và lồng ghép việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong một số học phần
như “Phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán” và “Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm (NVSP)” trong việc đào tạo SV ngành Toán ở các trường Sư phạm là cần
thiết.
1.4. Vấn đề CNTT nói chung và ứng dụng CNTT vào dạy học nói riêng
đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đề cập hầu hết trong các tài
liệu về PPDH, tài liệu chuyên khảo như Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi
2
Văn Nghị, Đào Thái Lai, Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm, Trần Vui, Trịnh
Thanh Hải, Trần Trung, Đặng Thị Thu Thủy,...
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Rèn
luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng CNTT
trong dạy học ở trường phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xác định các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV
Toán ở trường Trung học phổ thông (THPT) và đề xuất các biện pháp (BP) sư
phạm nhằm rèn luyện những KN này cho SV Đại học Sư phạm (ĐHSP) ngành
Toán góp phần nâng cao KN dạy học cho SV.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán
ở trường THPT và xây dựng được các BP sư phạm phù hợp thì sẽ rèn luyện
được các KN này cho SV Sư phạm ngành Toán trong quá trình đào tạo ở trường
Đại học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp cơ sở lí luận về việc rèn luyện KN dạy học nói chung, KN
ứng dụng CNTT trong dạy học Toán nói riêng.
5.2. Xác định một số KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trường THPT.
5.3. Khảo sát thực trạng KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV
ĐHSP ngành Toán và các hoạt động nhằm rèn luyện các KN này cho SV ở một
số trường Đại học hiện nay.
5.4. Đề xuất một số BP sư phạm nhằm rèn luyện các KN ứng dụng CNTT
trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán.
5.5. Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm tra tính cần thiết và khả thi
của các BP sư phạm đã đề xuất trong luận án.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học Toán
3
là rất rộng nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc rèn luyện KN ứng dụng
CNTT trong dạy học Toán ở trường THPT cho SV ĐHSP ngành Toán thông
qua quá trình giảng dạy các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”,
“PPDH môn Toán”, “Rèn luyện NVSP” và hoạt động kiến tập, thực tập sư
phạm (TTSP).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2. Phương pháp điều tra và quan sát
7.3. Phương pháp chuyên gia
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
8. Những luận điểm đƣa ra bảo vệ
8.1. Hệ thống KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông cho
SV ĐHSP ngành Toán được xác định là có cơ sở khoa học cả về lí luận và thực
tiễn, phù hợp với Chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
8.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn sử dụng trong việc rèn luyện
KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông cho SV ngành Toán ở
các trường Đại học.
9. Những đóng góp của luận án
9.1. Làm rõ quan niệm về KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán.
9.2. Làm rõ một số KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trường THPT thông qua một hệ thống các tình huống và hoạt động trong dạy
học Toán ở THPT.
9.3. Phân tích rõ thực trạng KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở
trường phổ thông và hoạt động rèn luyện các KN này cho SV Sư phạm ngành
Toán ở một số trường Đại học hiện nay.
9.4. Đề xuất một số BP sư phạm nhằm rèn luyện KN ứng dụng CNTT
trong dạy học cho SV Sư phạm ngành Toán theo hướng gắn với các hoạt động
trong dạy học Toán ở trường THPT.
9.5. Hệ thống tài liệu hướng dẫn gồm có: Tài liệu hướng dẫn sử dụng
phần mềm và tích hợp việc sử dụng phần mềm với một số PPDH tích cực, có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong đào tạo và bồi dưỡng GV.
4
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục công trình của tác
giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2. Một số BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường phổ thông cho SV ĐHSP ngành Toán.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu ở nước
ngoài liên quan đến việc đào tạo GV ứng dụng CNTT trong dạy học gồm các
hướng sau đây:
- Hướng 1: Các nghiên cứu về các trở ngại đối với việc đưa CNTT vào
trường học;
- Hướng 2: Các nghiên cứu về đào tạo CNTT cho SV sư phạm;
- Hướng 3: Các nghiên cứu về đào tạo CNTT cho GV phổ thông.
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Phổ biến là hướng nghiên cứu khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong
giảng dạy các bộ môn. Bên cạnh đó là các nghiên cứu thiết kế các phần mềm hỗ
trợ kiểm tra đánh giá, thí nghiệm ảo,… Hướng nghiên cứu lí luận cũng chủ yếu
bàn về các vấn đề chung, ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học như: Nguyễn
Bá Kim (1990), Đào Thái Lai (1992), Trần Vui (1994), Nguyễn Quang Lạc
(1992), Nguyễn Tích Lăng (2000), Thái Văn Thành (1999), Lê Hồng Sơn
(2002), Nguyễn Sỹ Đức (2001), Lê Công Triêm (2004), Trịnh Thanh Hải
(2006), Trần Khánh (2007), Trần Trung (2009), Nguyễn Văn Hồng (2012),...
Từ phân tích tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam trong thời gian qua cho thấy: Vai trò và hiệu quả của ứng dụng CNTT
trong dạy học đã được khẳng định và đã đưa ra nhiều mô hình, BP ứng dụng
CNTT vào dạy học một cách hiệu quả như: khai thác phần mềm, e-learning, m-
5
learning,… Mặt khác, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, trong đó một trong
các nguyên nhân chính là một bộ phận GV chưa có phương pháp sử dụng phần
mềm hỗ trợ dạy học Toán một cách có hiệu quả. Chương trình đào tạo nghề cho
SV Sư phạm Toán trong các trường Đại học hiện nay còn mang nặng tính lí
luận, ít chú ý tới rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học, do đó khi SV ra
trường thường lúng túng trong giảng dạy ở trường phổ thông.
Theo chúng tôi, hiện nay cũng còn một số vấn đề nghiên cứu là mở, như:
(1). Những mặt trái của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán và cách
thức thực hiện còn hạn chế.
(2). Yêu cầu về năng lực của người GV và HS để triển khai dạy và học
Toán trong môi trường CNTT.
(3). Xác định rõ các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trường THPT, từ đó xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, đáp ứng yêu
cầu đổi mới toàn diện giáo dục đại học hiện nay.
1.2. Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1.2.1. Kĩ năng dạy học
1.2.1.1. Quan niệm về kĩ năng
KN là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục
học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Chúng tôi hiểu
một cách khái quát về KN như sau: KN là khả năng thực hiện có kết quả một
hành động hay một hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những
tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và
những điều kiện thực tế nhất định.
1.2.1.2. Quan niệm về kĩ năng dạy học
Một trong những mục tiêu đào tạo của các trường đại học có đào tạo SV
sư phạm là đào tạo các SV này trở thành GV tương lai có năng lực chuyên môn
vững vàng, năng lực sư phạm và KN sư phạm tốt. KN dạy học là bộ phận của
KN sư phạm và nằm trong nhóm các KN chuyên biệt của người GV. Theo
chúng tôi thì: KN dạy học là sự thực hiện thành thạo hệ thống các thao tác
phức tạp của hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những
kiến thức sư phạm, kinh nghiệm sư phạm đã có của người giảng viên nhằm
6
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
1.2.1.3. Quan niệm về kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Kết hợp quan niệm KN và quan niệm ứng dụng CNTT trong dạy học ta
có quan niệm: KN ứng dụng CNTT trong dạy học là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động hay một hoạt động nào đó đến mức độ thành thạo việc sử
dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm
tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong dạy học,
đảm bảo cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.
1.2.2. Phân loại kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Có thể phân loại KN ứng dụng CNTT của GV THPT thành ba nhóm như
sau:
a. Nhóm KN sử dụng máy tính và thiết bị ngoại vi
b. Nhóm KN sử dụng phần mềm dạy học
c. Nhóm KN tổ chức dạy học có ứng dụng CNTT
1.3. Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán của giáo
viên Toán ở trƣờng Trung học phổ thông
1.3.1. Quan niệm về kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Toán
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận
án, chúng tôi quan niệm KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán là khả năng
thực hiện có kết quả việc sử dụng và khai thác các phần mềm dạy học đến mức
độ thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học môn Toán, đảm bảo
cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.
1.3.2. Một số kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo
viên Toán ở trường Trung học phổ thông
1.3.2.1. Kĩ năng 1: Kĩ năng sử dụng phần mềm Toán học để tính toán
Cấp độ 1 (Tối thiểu): Biết sử dụng các chức năng, công cụ của phần mềm
toán học.
Ví dụ 1.1: Sử dụng các lệnh tính toán trong Maple.
- Giải phương trình 5x 2
3x
2
0
Ta gõ lệnh [> solve(5*x^2+3*x-2,{x});
7
Kết quả: x
2
, x
5
- Tính giới hạn lim
x
1
2 x
3
4
64
x
x
0
+ Nếu ta sử dụng lệnh Limit, kết quả như sau:
[> Limit((2*sqrt(x+4)-(64-x)^(1/3))/x,x=0);
lim
x
2 x
4
(64
x
0
x )(1/3)
+ Nếu ta sử dụng lệnh trực tiếp limit, kết quả như sau:
[> limit((2*sqrt(x+4)-(64-x)^(1/3))/x,x=0);
1
2
1
64(1/3)
192
Tuy nhiên, kết quả trên chưa gọn, ta có thể sử dụng lệnh sau:
[> simplify(limit((2*sqrt(x+4)-(64-x)^(1/3))/x,x=0));
25
48
Như vậy kết quả
1
2
1
25
64(1/3) sau khi đã rút gọn là
.
192
48
Cấp độ 2 (Khá): Biết sử dụng phần mềm Toán học để thực hiện các tính
toán và giải quyết các bài toán đã có thuật toán, quy trình xử lý.
Cấp độ 3 (Tốt): Biết sử dụng phần mềm Toán học để giải quyết các bài
toán chưa có sẵn thuật toán, quy trình xử lý. Người GV phải biết vận dụng sáng
tạo kiến thức Toán học vào thực tiễn để giải quyết vấn đề (GQVĐ).
1.3.2.2. Kĩ năng 2: Kĩ năng sử dụng phần mềm Toán học để mô tả bài toán
Cấp độ 1 (Tối thiểu): Biết sử dụng phần mềm Toán học để mô tả các bài
toán đơn giản.
Cấp độ 2 (Khá): Biết sử dụng phần mềm Toán học để mô tả bài toán, vấn
đề thực tiễn trên cơ sở đã có thuật toán, quy trình thực hiện. Ở mức độ khá,
người GV phải đạt trình độ sử dụng thành thạo các chức năng, công cụ của
phần mềm để thể hiện việc mô tả trên cơ sở các bước của quy trình, thuật toán.
Cấp độ 3 (Tốt): Biết sử dụng phần mềm Toán học để mô tả bài toán, vấn
đề thực tiễn chưa có ngay thuật toán tường minh. Ở mức độ này, do chưa có
8
ngay thuật toán, quy trình để thực hiện mô tả nên người GV phải kết nối giữa
kiến thức toán, kiến thức thực tiễn với những gì mà phần mềm cung cấp để đưa
ra được mô tả chính xác, trực quan bài toán.
1.3.2.3. Kĩ năng 3: Kĩ năng tương tác với mô hình bài toán trên máy tính
Cấp độ 1 (Tối thiểu): Biết tương tác với mô hình bài toán trên máy tính
bằng cách thay đổi để có thể quan sát, xem xét mô hình bài toán dưới các góc
độ khác nhau.
Cấp độ 2 (Khá): Biết tương tác với mô hình bài toán trên máy tính bằng
cách thay đổi các tham số của bài toán.
Ví dụ 1.8: Minh họa ý nghĩa hình học của tích phân xác định.
1
x 2dx . GV thực hiện việc chia đoạn [0;1] thành n
Giả sử với tích phân:
0
phần và tính tổng Riemann:
[> restart; with(student):
n:=10;
rightbox(x^2, x=0..1, n);
rightsum(x^2,x=0..1,n);
Sau đó GV cho n nhận các giá trị khác nhau (tăng dần) để qua đó HS hình
dung được ý nghĩa hình học của tích phân xác định (Hình 1.4, Hình 1.5).
Hình 1.4 (n=10)
Hình 1.5 (n=50)
Cấp độ 3 (Tốt): Biết tương tác với mô hình bài toán trên máy tính để tạo
ra tình huống gợi vấn đề dẫn đến nhu cầu tương tác với mô hình bài toán, từ đó
phát hiện dần ra cách GQVĐ, mở rộng, đề xuất bài toán mới.
1.3.2.4. Kĩ năng 4: Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc vận
9
dụng lí luận dạy học vào dạy học Toán
Cấp độ 1 (Tối thiểu): Biết ứng dụng CNTT như một phương tiện để
truyền tải thông tin đến người học. Ở mức độ này CNTT chủ yếu là công cụ của
người Thầy và thông tin chủ yếu ở dạng tĩnh.
Cấp độ 2 (Khá): Biết ứng dụng CNTT để tạo ra một môi trường thuận lợi
cho việc thiết kế, tổ chức bài học. Người GV sẽ khai thác các thông tin phản
hồi, các tương tác với phần mềm để dẫn dắt HS tham gia quá trình phát hiện,
GQVĐ từ đó tích lũy kiến thức, rèn luyện KN cho bản thân.
Cấp độ 3 (Tốt): Biết ứng dụng CNTT để tăng cường vai trò của HS: Bên
cạnh việc GV sử dụng phần mềm, ủy thác nhiệm vụ học tập cho HS một cách
linh hoạt thì trong một số khâu, HS sẽ trực tiếp sử dụng CNTT, tương tác với
mô hình bài toán trên máy tính để phát hiện và GQVĐ.
Ví dụ 1.12: Xác định tứ diện đều trong hình vẽ sau: (Hình 1.12)
Hình 1.12
Hình 1.13
- Hoạt động 1: Hãy dự đoán đâu là hình tứ diện đều? Từ đó hãy sử dụng
phần mềm GeoGebra để kiểm tra.
Rõ ràng, hình ảnh trực quan dễ khiến HS cho rằng tứ diện A2B2C2D2 là tứ
diện đều và tứ diện A1B1C1D1 thì không phải. Nhưng khi HS dùng chức năng đo
đạc của phần mềm GeoGebra thì nhanh chóng nhận ra sự nhầm lẫn này và sửa
chữa (Hình 1.13).
- Hoạt động 2: GV cho HS nhận xét về hình biểu diễn tổng quát của một
tứ diện đều. GV cần nhấn mạnh với HS rằng: nếu như chỉ dựa vào hình biểu
diễn của các hình khối không gian thì khó xác định được chính xác về hình đó.
Chúng ta cũng không thể đo đạc, hay khảo sát trên hình vẽ một cách chính xác
được ngoại trừ trên chính vật thật hay mô hình của vật thật. Vì vậy, khi giải các
bài toán hình học không gian, một mặt rất cần hình vẽ để hỗ trợ cho tư duy, một
mặt tránh sự chủ quan, ngộ nhận mà dẫn đến sai lầm đáng tiếc. Cần phải kết
10
hợp với tư duy logic để làm sáng tỏ những suy đoán.
- Hoạt động 3: GV cũng phải tạo tình huống giúp HS nhận dạng được
hình chóp tam giác đều và tứ diện đều bằng cách mở tệp chứa sẵn tứ diện đều
và hình chóp tam giác đều, yêu cầu HS sử dụng công cụ vuông góc và đo độ dài
đoạn thẳng để xác định đâu là hình chóp tam giác đều và đâu là tứ diện đều.
Đây là hai khái niệm rất hay nhầm lẫn ở HS. Hình chóp tam giác đều là hình có
đáy là tam giác đều, có hình chiếu ở đỉnh trùng với trọng tâm của đáy. Còn tứ
diện đều là hình chóp tam giác đều có tất cả các cạnh đều bằng nhau. Như vậy,
tứ diện đều là một hình chóp tam giác đều, nhưng điều ngược lại là không đúng.
1.3.2.5. Kĩ năng 5: Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá kết quả
học tập môn Toán của học sinh
Cấp độ 1 (Tối thiểu): Biết sử dụng trực tiếp chức năng của phần mềm để
hỗ trợ một khâu nào đó trong kiểm tra.
Ví dụ 1.12: Sử dụng phần mềm TestPro để tạo ngân hàng đề, phần mềm
này được tích hợp hoàn toàn trong môi trường soạn thảo Microsoft Word, hỗ
trợ biên soạn và trộn các câu hỏi trắc nghiệm (Hình 1.11 và Hình 1.12).
Hình 1.15: Giao diện chính
của phần mềm
Hình 1.16: Giao diện nhập thêm
câu hỏi mới
Cấp độ 2 (Khá): Sau khi sử dụng phần mềm để hỗ trợ khâu ra đề và kiểm
tra thì tiếp tục sử dụng phần mềm để tổng hợp kết quả kiểm tra của HS và lưu
trữ kết quả để làm cơ sở đánh giá cả quá trình học tập của HS.
Cấp độ 3 (Tốt): Biết sử dụng thành thạo các phần mềm để hỗ trợ ra đề, tổ
chức kiểm tra, lưu trữ kết quả kiểm tra để phân tích, đánh giá kết quả học tập
của HS đồng thời chỉ ra được những lỗ hổng về kiến thức và KN để điều chỉnh
PPDH cho phù hợp.
11
1.4. Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán
1.4.1. Quá trình rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán
1.4.2. Đánh giá kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán
1.5. Thực trạng rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán ở trƣờng Đại học
1.5.1. Triển khai khảo sát
1.5.1.1. Mục đích khảo sát
1.5.1.2. Đối tượng và thời gian khảo sát
1.5.1.3. Nội dung khảo sát
1.5.1.4. Phương pháp khảo sát
1.5.2. Kết quả khảo sát
1.5.2.1. Thực trạng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của
giáo viên Toán ở trường Trung học phổ thông
- Tuyệt đại đa số GV Toán các trường phổ thông đều nhận thức đúng về
vai trò của CNTT trong dạy học và đã tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học,
tuy nhiên việc nghiên cứu, khai thác các ứng dụng của CNTT trong dạy học chủ
yếu diễn ra sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm về giảng dạy tại các trường phổ
thông.
- Ngoài các KN chung về ứng dụng CNTT, GV Toán rất quan tâm đến
các KN gắn với đặc điểm riêng của hoạt động dạy học Toán ở trường phổ thông
và luôn có ý thức tìm đọc các tài liệu về ứng dụng CNTT trong dạy học Toán
và tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên để bổ sung, cập nhật, nâng cao
các KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở trường THPT.
1.5.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên ở trường Đại học
1.5.2.3. Kết quả khảo sát kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
của sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán
Sau quá trình 4 năm học tập ở trường Sư phạm, một phần SV đã có KN
ứng dụng CNTT trong dạy học ở mức tối thiểu. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát
ý kiến của GV THPT thì để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn giảng dạy ở các
12
trường phổ thông thì SV phải đạt từ cấp độ 2 trở lên.
1.6. Tiểu kết chƣơng 1
Phần đầu của chương 1, bên cạnh việc hệ thống hóa làm rõ một số khái
niệm, kết quả nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học còn cho thấy rõ:
KN ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những KN không thể thiếu của
người GV trong giai đoạn hiện nay, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy: Trên cơ sở các KN ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, cần cụ thể
hóa và làm rõ một số KN ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường
THPT.
Một trong những điểm nhấn được trình bày trong chương 1 là: Trên cơ sở
lí luận, Chuẩn nghề nghiệp GV trung học, thực tiễn về ứng dụng CNTT trong
dạy học Toán của GV THPT, theo định hướng gắn kết chặt chẽ với các hoạt
động trong dạy học môn Toán ở trường THPT, đã xác định được 5 KN ứng
dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở trường THPT, với các biểu hiện cụ
thể gắn với từng cấp độ của KN, đó là:
+ KN 1: KN sử dụng phần mềm Toán học để tính toán.
+ KN 2: KN sử dụng phần mềm Toán học để mô tả bài toán.
+ KN 3: KN tương tác với mô hình bài toán trên máy tính.
+ KN 4: KN ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc vận dụng lí luận dạy học
vào dạy học Toán.
+ KN 5: KN ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập môn Toán
của HS.
Từ các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn được trình bày trong nội
dung của chương 1 cũng cho thấy những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về việc
ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, những hạn chế trong việc rèn luyện KN
ứng dụng CNTT trong dạy học Toán cho SV sư phạm ngành Toán để luận án
có thêm cơ sở đề xuất các BP sư phạm ở chương 2.
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG DỤNG
CNTT ĐẶC THÙ TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÀNH TOÁN
13
2.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở trƣờng phổ thông cho sinh viên Đại học Sƣ
phạm ngành Toán
Định hướng 1: Các BP đưa ra phải dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn.
Định hướng 2: Các BP phải hướng tới chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo
và Chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
Định hướng 3: Các BP phải đảm bảo tính khả thi.
Định hướng 4: Tuần tự nâng dần yêu cầu đối với SV.
Định hướng 5: Chú trọng việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy
học thông qua các tình huống thực.
Định hướng 6: Chú trọng vai trò tích cực của GV ở trường THPT.
2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học ở trƣờng phổ thông cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán
2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng và trang bị cho sinh viên các kiến thức về sử
dụng một số phần mềm nhằm hỗ trợ dạy học Toán
2.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Để có thể rèn luyện cho SV ĐHSP ngành Toán có KN sử dụng phần mềm
vào dạy học Toán, trước hết SV phải nắm chắc các kiến thức cơ bản về phần
mềm. Mặt khác, việc tìm hiểu các kiến thức cơ bản về phần mềm sẽ là chiếc
cầu giúp SV nối giữa các chức năng, câu lệnh của phần mềm với chương trình
toán phổ thông bởi các ví dụ minh họa và hệ thống bài tập thực hành.
Xây dựng chương trình, nội dung, biên tập học liệu để trang bị cho SV
một số kiến thức cơ bản về sử dụng phần mềm Toán học góp phần rèn luyện
các KN 1, KN 2 và KN 3 cho SV ĐHSP ngành Toán.
2.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
a) Vai trò của giảng viên và nhiệm vụ của SV
Vai trò của giảng viên
Nhiệm vụ của SV
- Nghiên cứu chương trình môn
Toán ở THPT và tìm hiểu một số phần
mềm hỗ trợ dạy học Toán ở phổ thông,
tìm hiểu thực tiễn ứng dụng CNTT
trong dạy học Toán ở trường THPT để
- Tự nghiên cứu, hệ thống hóa các
chức năng, câu lệnh gắn với nội dung,
chương trình toán THPT của phần
mềm.
- Trao đổi tài liệu, ý tưởng, cách sử
14
từ đó xây dựng nội dung cho học phần
“Ứng dụng CNTT trong dạy học
Toán”.
- Cung cấp địa chỉ, nguồn học liệu
về sử dụng phần mềm cho SV.
- Hướng dẫn sử dụng một số chức
năng, câu lệnh thường dùng trong dạy
học Toán ở trường THPT của phần
mềm tính toán, hình học động, trình
chiếu.
- Minh họa một số tình huống ứng
dụng CNTT trong dạy học Toán trong
quá trình giới thiệu phần mềm.
dụng phần mềm,… với các thành viên
trong lớp và diễn đàn trên mạng.
- Luyện tập việc sử dụng chức năng,
câu lệnh của phần mềm trong tính
toán, mô tả bài toán và thiết kế, tương
tác với mô hình động thông qua các
ví dụ cụ thể.
b) Các hoạt động trong quá trình thực hiện biện pháp
b1) Hoạt động 1: Nghiên cứu xây dựng nội dung học phần “Ứng dụng
CNTT trong dạy học Toán”.
b2) Hoạt động 2: Tổ chức cho SV tìm hiểu về chức năng, công cụ của
phần mềm Toán học.
b3) Hoạt động 3: Giảng viên hướng dẫn cho SV sử dụng một số chức
năng, câu lệnh của phần mềm tính toán.
b4) Hoạt động 4: Tổ chức cho SV sử dụng một số cấu trúc cơ bản của
phần mềm tính toán để lập trình.
b5) Hoạt động 5: Tổ chức cho SV tìm hiểu cách sử dụng phần mềm để
mô tả bài toán.
b6) Hoạt động 6: Tổ chức cho SV tương tác với mô hình bài toán trên
máy tính đã được thiết kế với phần mềm.
2.2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học cho sinh viên thông qua quá trình dạy học lí luận và phương pháp
dạy học bộ môn Toán
2.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Học phần “PPDH môn Toán” có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
trang bị những kiến thức cơ bản về dạy học môn Toán cho SV. Nội dung học
15
phần “PPDH môn Toán” giảng dạy cho SV ĐHSP ngành Toán ở các trường
Đại học với thời lượng từ 3 đến 5 tín chỉ nên ta hoàn toàn có thể tích hợp giữa
việc truyền thụ tri thức PPDH Toán với việc hình thành, rèn luyện KN ứng
dụng CNTT trong dạy học cho SV.
BP này trực tiếp rèn luyện các KN 1, KN 2, KN 3 và KN 4 cho SV ĐHSP
ngành Toán. Bên cạnh mục tiêu chính trên, BP này cũng góp phần rèn luyện
cho SV sử dụng một số phần mềm trình chiếu và phần mềm hỗ trợ trình chiếu
kết hợp với các phần mềm Toán học khác.
2.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
a) Vai trò của giảng viên và nhiệm vụ của SV
Vai trò của giảng viên
Nhiệm vụ của SV
- Cung cấp địa chỉ, nguồn học liệu
về ứng dụng CNTT trong dạy học
Toán cho SV.
- Tổ chức cho SV kết hợp việc sử
dụng phần mềm Toán học và phần
mềm trình chiếu và hỗ trợ trình chiếu
trong một số khâu của thiết kế bài dạy.
- Minh họa việc sử dụng phần mềm
trong các tình huống điển hình: dạy
học khái niệm, dạy học định lí, dạy
học giải bài tập cụ thể trong sách giáo
khoa (SGK) môn Toán THPT.
- Phân tích sự kết nối giữa lí luận
dạy học, các thuyết dạy học, các
PPDH cụ thể với những thế mạnh của
CNTT.
- Đưa ra tiêu chí đánh giá một giờ
dạy có ứng dụng CNTT.
Quan sát việc sử dụng CNTT của
giảng viên trong quá trình giảng dạy
để:
- Hình thành ý tưởng, phương pháp
ứng dụng CNTT trong quá trình vận
dụng các lí luận dạy học vào dạy học
Toán (Dạy học kiến tạo, dạy học
khám phá, dạy học phát hiện và
GQVĐ,…).
- Nắm được KN sử dụng phần mềm
trong các tình huống dạy học cụ thể,
những nội dung cụ thể (Dạy học chủ
đề phương trình, bất phương trình,
khảo sát hàm số, phép biến hình,
phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng,…).
- Tham khảo các giáo án, xem các
clip giờ dạy Toán có ứng dụng CNTT
trên mạng.
- Tập dượt việc ứng dụng CNTT
vào dạy học Toán bằng cách thiết kế
16
Vai trò của giảng viên
Nhiệm vụ của SV
lại theo các ví dụ đã có.
b). Các hoạt động trong quá trình thực hiện biện pháp
b1) Hoạt động 1: Giảng viên cung cấp cho SV một số địa chỉ, nguồn
học liệu về ứng dụng CNTT trong dạy học Toán.
b2) Hoạt động 2: Tổ chức cho SV sử dụng phần mềm trình chiếu và hỗ
trợ trình chiếu trong một số khâu của thiết kế bài dạy.
b2.1) Hoạt động 2.1: Sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài giảng.
b2.2) Hoạt động 2.2: Thiết kế trình chiếu cho bài giảng.
b2.3) Hoạt động 2.3: Thiết kế nội dung củng cố, luyện tập.
b3) Hoạt động 3: Giảng viên minh họa cho SV sử dụng phần mềm
Toán học trong các tình huống dạy học điển hình.
b3.1) Hoạt động 3.1: Sử dụng phần mềm trong dạy học khái niệm Toán
học.
b3.2) Hoạt động 3.2: Sử dụng phần mềm trong dạy học định lí Toán học.
b3.3) Hoạt động 3.3: Sử dụng phần mềm trong dạy học giải bài tập Toán
học.
b4) Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ cho SV, nhóm SV tập dượt thông qua
một số tính huống cụ thể trong chương trình môn Toán THPT.
b5) Hoạt động 5: Giảng viên minh họa sử dụng phần mềm trong một số
PPDH tích cực.
b6) Hoạt động 6: Giảng viên trao đổi với SV về các tiêu chí đánh giá
giờ dạy có ứng dụng CNTT.
2.2.3. Biện pháp 3: Tập dượt cho sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học những nội dung, bài học cụ thể
2.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Trên cơ sở những kiến thức, KN mà SV tích lũy được qua học phần “Ứng
dụng CNTT trong dạy học Toán” và “PPDH môn Toán” thì đây sẽ là môi
trường để SV kết nối giữa kiến thức về phần mềm với nội dung dạy học thông
qua các kịch bản sư phạm (giáo án).
BP này giúp rèn luyện các KN 1, KN 2, KN 3, KN 4 và KN 5 cho SV
ĐHSP ngành Toán thông qua việc rèn luyện các hoạt động trong học phần “Rèn
17
luyện NVSP”.
2.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
a) Vai trò của giảng viên và nhiệm vụ của SV
Vai trò của giảng viên
Nhiệm vụ của SV
- Tạo ra các tình huống, gợi
động cơ để SV vận dụng các kiến
thức về phần mềm và lí luận
PPDH Toán để đề xuất các
phương án, kịch bản ứng dụng
CNTT vào dạy học những nội
dung cụ thể trong chương trình
toán THPT.
- Tổ chức trao đổi, phân tích để
SV tự rút ra được những nhận xét,
những bài học kinh nghiệm để
thực hiện phương châm coi trọng
việc SV tự rèn luyện trong quá
trình rèn luyện NVSP.
- Chỉ ra các tình huống lạm
dụng CNTT để tránh không lặp
lại.
- Xem, phân tích các video để có thêm
kiến thức thực tế về việc dạy học Toán ở
THPT, trong đó đặc biệt chú ý đến các
hoạt động có ứng dụng CNTT của GV
Toán ở trường THPT.
- Phân tích chương trình SGK để đề
xuất những tiết dạy, những nội dung cụ thể
trong mỗi tiết dạy phù hợp với việc ứng
dụng CNTT hỗ trợ dạy học.
- Đề xuất, trao đổi phương án ứng dụng
CNTT đối với những tiết học, nội dung đã
chọn.
- Soạn giáo án (thiết kế kịch bản dạy
học): SV thể hiện các kiến thức, các ý
tưởng đã tích lũy được cả về góc độ PPDH
và KN ứng dụng CNTT vào dạy học Toán.
- Thể hiện kịch bản dạy học đã chuẩn bị
để cùng nhóm phân tích, rút kinh nghiệm.
- Điều chỉnh phương án theo góp ý.
b) Các hoạt động trong quá trình thực hiện biện pháp
b1) Hoạt động 1: Tổ chức cho SV nghiên cứu SGK, nghiên cứu
chương trình môn Toán THPT hiện hành
b2) Hoạt động 2: Tập dượt cho SV rèn luyện KN ứng dụng CNTT
trong các tình huống, bài học cụ thể
b3) Hoạt động 3: Tập dượt cho SV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn Toán của HS
b3.1) Hoạt động 3.1: Sử dụng phần mềm để thiết kế nội dung kiểm tra
kiến thức của HS khi dạy bài học mới
18
b3.2) Hoạt động 3.2: Tổ chức một số hoạt động có ứng dụng CNTT để
đánh giá kết quả học tập của HS
2.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học Toán cho sinh viên trong môi trường phổ thông
2.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Ở trường Đại học, SV thực hiện việc soạn giáo án, tập giảng không có đối
tượng, không có tình huống, không có thông tin phản hồi thực,... nên việc đánh
giá mang nặng tính chủ quan. Khi ra nhà trường phổ thông thì đây là môi
trường thực để SV kiểm nghiệm lại những hoạt động đã được đào tạo ở môi
trường Đại học, nhưng nếu SV không được đào tạo (không có trước vốn kiến
thức ở trường Đại học) thì SV ra trường phổ thông sẽ không làm tốt nhiệm vụ
dạy học. Đây là nội dung chính rất phù hợp để rèn KN dạy học nói chung, KN
ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng cho SV ĐHSP ngành Toán.
BP này nhằm rèn luyện các KN 1, KN 2, KN 3, KN 4 và KN 5 cho SV
ĐHSP ngành Toán thông qua các hoạt động: Dự giờ, nhận xét, thiết kế giáo án
và lên lớp, rút kinh nghiệm giờ dạy,... ở trường THPT.
2.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
a) Vai trò của giảng viên và nhiệm vụ của SV
Vai trò của giảng viên
Nhiệm vụ của SV
- Trao đổi với GV Toán ở
trường THPT để xác định rõ
nhiệm vụ của từng SV, nhóm
SV và cụ thể hóa các tiêu chí
đánh giá hiệu quả, KN ứng
dụng CNTT trong dạy học
Toán của SV.
- Xác định mục tiêu, giao
nhiệm vụ rèn luyện KN ứng
dụng CNTT trong dạy học
Toán cho SV trong quá trình
kiến tập, thực tập (thông qua
phiếu học tập, hệ thống câu
- Quan sát, phân tích các giờ dạy mẫu của
GV Toán ở trường THPT có ứng dụng
CNTT.
- Trao đổi ý tưởng, kịch bản ứng dụng
CNTT vào dạy học những nội dung đã chọn
với nhóm SV và GV Toán ở trường THPT
(GV hướng dẫn thực tập).
- Soạn giáo án dạy học với sự hướng dẫn
trực tiếp của GV hướng dẫn.
- Thực hiện các giáo án với đối tượng HS
thực. Tổ chức phỏng vấn HS, kiểm tra để
nắm bắt hiệu quả giờ dạy.
- Rút kinh nghiệm cùng với GV hướng
19
hỏi,…).
dẫn và các SV cùng nhóm, trong đó phân
tích kỹ các tiêu chí đánh giá hiệu quả một
giờ dạy có ứng dụng CNTT.
- Chỉ ra các tình huống lạm dụng CNTT
để tránh không lặp lại.
b) Các hoạt động trong quá trình thực hiện biện pháp
b1) Hoạt động 1: Giảng viên giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị tiết dạy cụ
thể trong chương trình môn Toán ở trường THPT
Ví dụ 2.29: Giảng viên giao nhiệm vụ cho từng SV thiết kế “Bài 3. Phương trình
đường Elip” (Hình học 10 cơ bản) có ứng dụng CNTT với một số yêu cầu sau:
(1). Sưu tầm một số hình ảnh thực tế có dạng Elip.
(2). Sử dụng phần mềm Toán học để hình thành hình ảnh Elip.
(3). Sử dụng phần mềm trình chiếu để thiết kế một số trang cho bài học .
(4). Sử dụng phần mềm iMindMap để vẽ bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức của bài
học.
(Xem kết quả thiết kế với phần mềm PowerPoint ở phụ lục 19).
Gợi ý về sử dụng phần mềm GeoGebra hình thành hình ảnh Elip cho HS như sau:
SGK Hình học 10 đưa ra khái niệm: “Cho hai điểm cố định F1 và F2, với F1F2 = 2c
(c>0). Đường Elip (còn gọi là Elip) là tập hợp các điểm M sao cho MF1 + MF2 = 2a, trong
đó a là số cho trước lớn hơn c. Hai điểm F1 và F2 gọi là các tiêu điểm của Elip. Khoảng
cách 2c được gọi là tiêu cự của Elip”.
Để dựng Elip, một vấn đề nghe chừng đơn giản nhưng chưa có ngay là tổng khoảng
cách MF1 + MF2 không đổi (bằng 2a). Để GQVĐ, người GV đưa ra giải pháp dựng một
đoạn thẳng trung gian AB (có độ dài bằng 2a), lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, sau đó gán
độ dài đoạn thẳng AC là giá trị MF1, BC là giá trị MF2 và khi đó ta được: MF1 + MF2 không
đổi (bằng 2a).
Tiếp theo, lần lượt dựng đường tròn tâm F1 có bán kính bằng độ dài của đoạn thẳng
AC và đường tròn tâm F2 có bán kính bằng độ dài của đoạn thẳng CB. Gọi giao của hai
đường tròn vừa dựng (nếu có) là M. Ta có MF1+MF2 = AC + CB = 2a.
Cho thay đổi độ dài MF1, MF2 bằng cách thay đổi vị trí điểm C trên đoạn AB, HS
nhận được hình ảnh trực quan về tập hợp các điểm M, đây chính là hình dạng của Elip
(Hình 2.40).
20
Hình 2.40
b2) Hoạt động 2: Phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả một giờ dạy
có ứng dụng CNTT, các tình huống lạm dụng CNTT
b3) Hoạt động 3: Giảng viên kết hợp với GV Toán ở trường THPT
trong quá trình SV TTSP
2.3. Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn được trình bày ở
chương 1, trong khuôn khổ chương 2, luận án đã đưa ra định hướng để từ đó đề
xuất 4 BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành
Toán:
+ BP 1: Xây dựng và trang bị cho SV các kiến thức về sử dụng một số
phần mềm nhằm hỗ trợ dạy học Toán.
+ BP 2: Rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV thông qua
quá trình dạy học lí luận và PPDH bộ môn Toán.
+ BP 3: Tập dượt cho SV ứng dụng CNTT vào dạy học những nội dung,
bài học cụ thể.
+ BP 4: Tổ chức rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán cho
SV trong môi trường phổ thông.
Các định hướng và BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho
SV ĐHSP ngành Toán phù hợp với kết quả nghiên cứu về rèn luyện KN của
Tâm lí học, Giáo dục học và thực tiễn và phù hợp với mô hình, mục đích,
chương trình đào tạo ở trường Đại học (có đào tạo sư phạm) có tính tích hợp
cao, tác động toàn diện đến việc trang bị tri thức, rèn luyện và đánh giá KN ứng
dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán.
Qua việc triển khai thực hiện mỗi BP đều cho thấy rõ vai trò chủ thể của
21
SV và đã tạo được môi trường Sư phạm cho phép tác động toàn diện đến việc
tạo động cơ, bổ sung kiến thức CNTT, gắn kết kiến thức CNTT với kiến thức
toán, môi trường rèn luyện KN, đánh giá kịp thời việc ứng dụng CNTT trong
dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán.
Mặt khác, qua các ví dụ minh họa cho thấy việc thực hiện các BP phải hết
sức linh hoạt tùy từng đối tượng, từng nội dung và được vận dụng trong giảng
dạy thông qua các học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, PPDH môn
Toán, Rèn luyện NVSP, hoạt động Kiến tập sư phạm và TTSP ở trường phổ
thông, đặc biệt là vấn đề SV tự rèn luyện và đánh giá KN ứng dụng CNTT
trong dạy học của bản thân.
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích, thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm
3.1.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.1.1.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm
3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.1.2.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm
3.1.2.2. Tập huấn cho giảng viên, giáo viên Toán ở trường Trung học phổ
thông và sinh viên nhóm thực nghiệm về việc thực hiện các nội dung rèn luyện
kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
3.1.2.3. Nội dung tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.1.3.1. Phương pháp điều tra
3.1.3.2. Phương pháp quan sát
3.1.3.3. Phương pháp thống kê toán học
3.1.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
3.1.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá
3.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm TNSP 1
3.2.1.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
3.2.1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
22
3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm TNSP 2
3.2.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
3.2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm TNSP 3
3.2.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
3.2.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.2.3.3. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán thông qua kết quả theo dõi
một số trường hợp điển hình
3.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm TNSP 4
3.2.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
3.2.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3. Phân tích kết quả kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất về rèn luyện
KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành toán
3.4. Tiểu kết chƣơng 3
Đặc thù của việc TNSP không làm theo mô hình thực nghiệm và đối chứng
mà triển khai TNSP nhiều tầng, nhiều lớp theo dọc quá trình đào tạo của trường
Đại học (có đào tạo SV sư phạm).
Từ việc TNSP, cho thấy:
Các BP do luận án đề xuất đảm bảo tính hệ thống gắn với quá trình đào tạo
của các trường Đại học và đặc thù dạy học Toán.
Không gian, địa điểm tổ chức thực hiện các BP không chỉ bó hẹp trong
khuôn khổ giảng đường các trường Đại học mà nó bao gồm cả môi trường thực ở
các trường phổ thông và môi trường ảo (trên mạng Internet).
SV không chỉ nhận được sự hỗ trợ của giảng viên các trường Đại học mà
còn nhận được sự hướng dẫn, kiểm tra đánh giá của các GV phổ thông nơi SV
kiến tập, thực tập.
Các BP đã đề cao vai trò tự học, tự rèn luyện của SV.
Từ quá trình TNSP cũng cho thấy:
- Phải coi trọng việc trang bị kiến thức ban đầu cho SV như: dạy học phần
ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, tích hợp nội dung rèn luyện KN ứng dụng
CNTT trong một số học phần khác, nhờ đó mà SV có đủ năng lực sử dụng CNTT
23
để vận dụng vào hỗ trợ dạy học Toán.
- Việc cho SV tiếp cận các ví dụ cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong các
tình huống của dạy học Toán trong quá trình giảng dạy PPDH ở trường Đại học sẽ
giúp SV vượt qua những bở ngỡ ban đầu hiểu rõ mối liên hệ giữa công cụ CNTT
với dạy học Toán.
- Việc tạo ra môi trường cho SV rèn luyện có vai trò rất quan trọng.
Kết quả TNSP cho thấy các BP sư phạm đề ra là khả thi và hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với mục đích nghiên cứu, xác định các KN ứng dụng CNTT trong dạy
học của GV Toán ở trường THPT và đề xuất các BP sư phạm nhằm rèn luyện
những KN này cho SV ĐHSP ngành Toán góp phần nâng cao KN dạy học cho
SV. Luận án đã có những kết quả chủ yếu sau đây:
(1). Trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn trong và
ngoài nước về ứng dụng CNTT trong dạy học Toán. Từ kết quả nghiên cứu này
một lần nữa cho thấy sự cần thiết của việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong
dạy học Toán cho SV các trường Sư phạm.
(2). Xác định 5 KN về ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trường THPT gồm: KN sử dụng phần mềm Toán học để tính toán, KN sử dụng
phần mềm Toán học để mô tả bài toán, KN tương tác với mô hình bài toán trên
máy tính, KN ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc vận dụng lí luận dạy học vào dạy
học Toán, KN ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS.
Các KN này phù hợp với Chuẩn nghề nghiệp GV trung học đồng thời đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
(3). Làm rõ các cấp độ đối với mỗi KN ứng dụng CNTT trong dạy học
Toán thông qua các ví dụ hoạt động cụ thể trong dạy học Toán ở trường phổ
thông. Đây vừa là mục tiêu để rèn luyện KN cho SV, vừa là tiêu chí để đánh giá
mức độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán của SV.
(4). Trên cơ sở lí luận, thực tiễn của việc hình thành, phát triển, rèn luyện
và đánh giá KN dạy học, luận án đã đề xuất được 4 BP rèn luyện KN ứng dụng
24
CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán phù hợp với mô hình đào tạo
của các trường Đại học (có đào tạo SV sư phạm) và thực tiễn giảng dạy Toán ở
các trường phổ thông.
(5). Việc TNSP được triển khai “nhiều tầng, nhiều lớp” theo dọc quá trình
đào tạo của trường Đại học đã cho thấy các kiến thức trang bị cho SV và các BP
sư phạm do luận án đề xuất là phù hợp, mang lại hiệu quả rõ ràng. Chất lượng
các giờ dạy Toán có ứng dụng CNTT của SV thực tập được GV phổ thông đánh
giá cao.
Như vậy từ kết quả nghiên cứu và TNSP, theo ý chủ quan của chúng tôi
có thể khẳng định: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên
cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.
Kiến nghị
(1). Trong chương trình đào tạo của các trường Đại học (có đào tạo SV sư
phạm) cần có chương trình để rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho
SV và việc bồi dưỡng KN ứng dụng CNTT trong dạy học là một quá trình
xuyên suốt quá trình đào tạo.
(2). Do CNTT phát triển nhanh, ở trường Đại học chỉ mới rèn luyện một
số KN cơ bản về ứng dụng CNTT trong dạy học. Sau đó, SV phải tiếp tục tự
học và tự rèn luyện, vì vậy nên rèn luyện cho SV năng lực tự nghiên cứu và
khám phá các phần mềm Toán học để ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy.
(3). Các trường Đại học với vai trò là cái máy cái trong việc đào tạo GV
cho các trường phổ thông. Vì vậy, bản thân việc ứng dụng CNTT của giảng
viên ở trường Đại học có tác động tích cực đến việc rèn luyện KN ứng dụng
CNTT trong dạy học của SV.