Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

giáo án ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.91 KB, 77 trang )

Tiết PPCT: 1
Ngày soạn: 28/4/2017
Lớp
XH 1(41)

XH 2(38)

XH 7(39)

XH 8(38)

XH 9(32)

Ngày giảng
Sĩ số lớp

ÔN TẬP
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững những kiến thức về khái niệm pháp luật, đặc trưng, bản chất, mối
quan hệ giữa pháo luật với đạo đức và vai trò của pháp luật.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các dạng câu hỏi và kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Lý thuyết
Nhắc lại một số nội dung chính

Khái niệm và đặc trưng của pháp luật (Tính quy phạm phổ
biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính xác định chặt chẽ


về mặt hình thức).

PHÁP
LUẬT

ĐỜI
SỐNG

Bản chất của pháp luật (Bản chất giai cấp; bản chất xã hội).

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội (Là phương tiện
để nhà nước quản lí xã hội; là phương tiện để công dân
thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình).


Thời
gian
20

Hoạt động của GV và
Kiến thức cơ bản
HS
Hoạt động 1: Nhắc lại 1. Khái niệm và đặc trưng của pháp luật
nội dung lí thuyết của a. Khái niệm
bài.
Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực nhà nước.

GV: Các em hãy hệ - Chủ thể ban hành PL: Nhà nước (Quốc hội).
thống lại kiến thức nội - Nội dung của PL: các quy tắc xử sự chung, là
dung bài học bằng sơ đồ các chuẩn mực về những việc được làm, những
tư duy.
việc phải làm và những việc không được làm.
- Thực hiện bằng quyền lực nhà nước: Mọi cá
HS: Hệ thống lại kiến nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử lí nghiêm
thức (02 HS lên bảng vẽ minh, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế.
sở đồ tư duy nội dung b. Các đặc trưng của pháp luật
bài học)
- Tính quy phạm phổ biến
+ Là những qui tắc xử sự chung, là khuôn mẫu,
GV: Chỉnh sửa, góp ý được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi
kiến, lưu ý những kiến tổ chức, cá nhân, và trong mọi lĩnh vực của đời
thức cơ bản, những từ sống xã hội.
khóa.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL,
vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất
? Tính quy phạm phổ định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được
biến được thể hiện như pháp luật quy định.
thế nào?
- Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà
? Tính quyền lực, bắt nước; bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai
buộc chung được thể cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều
hiện như thế nào?
bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
+ Là điểm phân biệt sự khác nhau giữa PL với
các quy phạm xã hội khác.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
? Tính xác định chặt chẽ + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn
được thể hiện như thế bản qui phạm pháp luật.
nào?
+ Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của các cơ quan nhà nước được quy
định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một
hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan nhà nước
cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của


Bản chất giai cấp và bàn
chất xã hội của pháp luật
được thể hiện như thế
nào? Pháp luật nước
cộng hòa XHCN Việt
Nam mang bản chất của
giai cấp nào?

Pháp luật và đạo đức có
mối quan hệ với nhau
như thế nào?

Pháp luật có vai trò như
thế nào đối với nhà nước
và công dân?

cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung của tất cả các

văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến
pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.
2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật
- Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với
ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà
nhà nước là đại diện.
- Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân
dân lao động.
- VPPL là xâm hại đến lợi ích của nhà nước –
lợi ích của giai cấp cầm quyền.
b. Bản chất xã hội của pháp luật
- PL mang bản chất xã hội vì PL bắt nguồn từ
xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện,
vì sự phát triển của xã hội.
- Các qui phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn
đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi
ích của giai cấp và tầng lớp trong xã hội, được
mọi người trong xã hội chấp nhận.
- Các QPPL được thực hiện trong thực tiễn đời
sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Trong hàng loạt QPPL luôn thể hiện các quan
niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với
sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật
trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình,
văn hóa, xã hội, giáo dục.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể
hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật –
công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là
những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn
hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã
hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước
quản lí xã hội
- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự,
ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được
quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được
các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ


quan trong phạm vi lãnh thổ.
- Nhà nước ban pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật trên phạm vi toàn xã hội, đưa pháp
luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã
hội.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực
hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy
định trong các văn bản QPPL, trong đó quy
định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào
các quy định này, công dân thực hiện quyền của
mình.
- Các văn bản QPPL về hành chính, khiếu nại
và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền,

nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm PL xâm hại
23’
Hoạt động 2: Bài tập quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ
vận dụng
vào các quy định này, công dân bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
III. Bài tập
Câu 1. Hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền
lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?
A. Quy định.
B. Quy chế.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc.
Câu 2. Pháp luật được hiểu là hệ thống các
A. quy tắc xử sự chung.
B. quy định chung.
C. quy tắc xử sự riêng. D. quy định
riêng.
Câu 3. Những qui tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá
nhân, và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quy định phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 4. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. nhiều quy định của pháp luật.
B. một số quy định pháp luật.
C. một quy phạm pháp luật.
D. nhiều quy phạm pháp luật.

Câu 5. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng
nào dưới đây ?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Đáp án D. vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu
được pháp luật quy định.
Câu 6. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội
khác ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Đáp án B. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực
nhà nước ; bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng
đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Câu 7. Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa
A. quy tắc chung.
B. quy định bắt buộc.
C. chuẩn mực chung.
D. quy phạm pháp
luật.
Câu 8. Nội dung văn bản pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt
A. Chính xác, một nghĩa.
B. Chính xác, đa nghĩa.
C. Tương đối chính xác, một nghĩa.
D. Tương đối chính xác, đa nghĩa.

Đáp án A. Để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy
định của pháp luật.
Câu 9. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ
quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 10. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hơp, không được trái Hiến pháp vì
Hiến pháp là
A. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
B. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.
C. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. văn bản pháp lí mang tính quy phạm phổ biến.
Câu 11. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
A. nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Đáp án C. Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền.
Câu 12. Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
C. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
D. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
Câu 13. Pháp luật mang bàn chất xã hội vì
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
C. bắt nguồn từ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

D. còn ghi nhận và bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
Câu 14. Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo
đức ?
A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.
B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.
C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Câu 15. Điểm giống nhau giữa pháp luật và đạo đức là
A. đều điều chỉnh hành vi hướng tới các giá trị xã hội.
B. đều là những quy tắc mang tính bắt buộc chung.
C. đều được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.
D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.
Đáp án A. Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là
những giá trị đạo đức cơ bản mà con người luôn hướng tới.
Câu 16. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới
đây vào trong các quy phạm pháp luật ?
A. Chuẩn mực xã hội.
B. Quy phạm đạo đức phổ biến.
C. Phong tục, tập quán.
D. Thói quen của con người.
Câu 17. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là
A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.
B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.


C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
D. công bằng, hòa bình, tự do, tôn trọng.
Câu 18. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển của xã
hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ
A. các giá trị đạo đức.

B. các quyền của công dân.
C. tính phổ biến của pháp luật.
D. tính quyền lực của pháp luật.
Câu 19. Bạn A thắc mắc, cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa
vụ học tập. Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A ?
A. Tính quyền lực.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính bắt buộc chung.
Đáp án B. Văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là
luật cơ bản của Nhà nước.
Câu 20. Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia
đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào
dưới đây ?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công
dân.

IV. Bài tập về nhà
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp
luật ?
A. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.
C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
Câu 2. Việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây ?
A. Xây dựng pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sửa đổi pháp luật.
Câu 4. Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định
A. các quyền cơ bản của công dân.
B. các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. lợi ích và trách nhiệm của công dân.
D. lợi ích và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu 5. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và
A. nghĩa vụ của mình.
B. nghĩa vụ cơ bản của mình.
C. lợi ích cơ bản của mình.
D. lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 6. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện cho việc nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện
quản lí xã hội ?
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
Câu 7. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ
A. cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.
B. phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
C. hành động để công dân thực hiện quyền của mình.
D. việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.
Câu 8. Người bị xử lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là
biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quy định, ràng buộc chung.

Câu 9. Để xử lí người có hành vi xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sẽ sử dụng
quyền lực có tính cưỡng chế. Khẳng định này là nội dung nào dưới đây của pháp luật ?


A. Đặc trưng của pháp luật.
B. Bản chất của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật.
D. Chức năng của pháp luật.
Câu 10. Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường
hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và
A. nghĩa vụ của mình.
B. trách nhiệm của mình
C. lợi ích hợp pháp của mình
D. nghĩa vụ hợp pháp của mình

V. Dặn dò học sinh
1. Xem lại nội dung bài học.
2. Làm các bài tập còn lại.

Tiết PPCT: 2
Ngày soạn: 28/4/2017


Lớp

XH 1(41)

XH 2(38)

XH 7(39)


XH 8(38)

XH 9(32)

Ngày giảng
Sĩ số lớp

ÔN TẬP
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm thực hiện pháp luật.
- Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật; các loại vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lí; những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn, biết phê phán những hành vi trái pháp luật.
II. Lý thuyết
1. Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những
hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
2. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
HS hoàn thiện bảng phân biệt
Sử dụng PL
Thi hành PL Tuân thủ PL
Áp dụng PL
Chủ thể


Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ
chức

Cá nhân, tổ chức

Phạm vi Làm

Cơ quan, công chức nhà
nước có thẩm quyền

những gì Làm những gì Không làm những Căn cứ vào thẩm quyền và
pháp luật cho pháp luật quy gì pháp luật cấm
quy định của pháp luật ban
phép làm.
định phải làm
hành các quyết định cụ thể
hoặc ra quyết định xử lí
người vi phạm pháp luật
hoặc giải quyết tranh chấp
giữa các cá nhân, tổ chức

thể
làm
hoặc
Phải
làm,
nếu

Không
được
làm,
Bắt buộc tuân theo các thủ
Yêu cầu
đối với không làm, không không sẽ bị xử nếu không sẽ bị tục, trình tự chặt chẽ do
lí theo quy định xử lí theo quy pháp luật quy định
chủ thể bị ép buộc
của pháp luật.
định của pháp
luật.
Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ Cá nhân, tổ chức Cơ quan có thẩm quyền áp
Ví dụ
có quyền lựa chọn chức
kinh kinh doanh không dụng xử phạt đúng quy
những hình thức, doanh thì phải được buôn bán trình, thủ tục,… với những
loại hình kinh nộp thuế
những mặt hàng cá nhân, tổ chức kinh doanh
doanh phù hợp với
mà pháp luật cấm vi phạm pháp luật
khả năng, điều
kiện

3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí


- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật có thể là hành động
hoặc không hành động, hành vi trái pháp luật đó xâm phạm, gây

thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Các
dấu
hiệu
vi
phạm
pháp
luật

Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Năng lực trách
nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức
khỏe – tâm lý.

Người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi được hiểu là trạng thái tâm
lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật của mình đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện
dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất
lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm: Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm
dứt hành vi trái pháp luật; Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc
kiếm chế những việc làm trái pháp luật.
4. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí
HS hoàn thiện bảng phân biệt
Loại
vi
phạm

Chủ thể

vi phạm

Hình
sự

Cá nhân

Hành
chính

Cá nhân,
tổ chức

Dân
sự

Cá nhân,
tổ chức

Hành vi

Trách
Chế tài trách nhiệm
nhiệm
pháp

Gây nguy hiểm cho xã hội
Hình
Nghiêm khắc nhất: Tù (cho
sự

hưởng án treo, tù có thời
hạn, không thời hạn), tử
hình. Các hình phạt bổ sung.
Xâm phạm các quy tắc quản Hành Cảnh cáo, phạt tiền, khôi
lí của nhà nước
chính phục hiện trạng ban đầu, thu
giữ tang vật, phương tiện …
dùng để vi phạm
Xâm phạm tới các quan hệ
Dân
Bồi thường thiệt hại, thực
tài sản và quan hệ nhân thân sự
hiện nghĩa vụ dân sự theo
đúng thỏa thuận giữa các bên
tham gia

Chủ thể áp
dụng pháp
luật
Tòa án

Cơ quan
quản lí nhà
nước
Tòa án


Kỉ
luật


Cá nhân,
tập thể

Xâm phạm các quy tắc kỉ Kỉ
luật lao động trong các cơ luật
quan, trường học, doanh
nghiệp, các quy định đối với
cán bộ, công chức nhà nước

Khiển trách, cảnh cáo, Thủ trưởng
chuyển công tác khác, cách cơ quan, đơn
chức, hạ bậc lương, đuổi vị
hoặc
việc
người đứng
đầu
các
doanh
nghiệp

Lưu ý:
- Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp
hành hình phạt theo quy định của Tòa án.
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Trách nhiệm pháp lí hành chính:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do
cố ý;
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do

mình gây ra.
- Trách nhiệm pháp lí dân sự:
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật.
III. Bài tập
Câu 1. Thực hiện pháp luật bao gồm
A. Nhiều hình thức.
B. Ba hình thức chính và một hình thức phụ.
C. Bốn bình thức.
D. Tối thiểu là ba hình thức.
Đáp án C. (Sử dụng PL, tuân thủ PL, thi hành PL, áp dụng PL.)
Câu 2. Chủ thể áp dụng pháp luật
A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.
B. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.
C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Câu 3. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu
A. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, có lỗi
C. Là hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, có lỗi
D. Là hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Đáp án C. Phải đủ 3 dấu hiệu mới là hành vi VPPL.
Câu 4. Vi phạm hình sự là
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Đáp án B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật Hình sự.
Câu 5. Vi phạm hành chính là hành vi
A. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí hành chính

B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
C. Xâm phạm các quy tắc quản lí xã hội
D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí đất
nước
Câu 6. Vi phạm dân sự là hành vi
A. Xâm phạm các quan hệ tài sản
B. Xâm phạm các quan hệ nhân thân


C. Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân D. Xâm phạm các quan hệ sở hữu
Câu 7. Vi phạm kỉ luật là hành vi
A. Xâm phạm các quan hệ lao động
B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước
C. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước
D. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động
Câu 8. Hành vi đánh người gây thương tích nặng là
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật.
Đáp án C. Vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự.
Câu 9. Hành vi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật
Câu 10. Anh H là cán bộ công chức nhà nước, anh H xin nghỉ phép ngày thứ 3 và thứ 4 được thủ
trưởng cơ quan đồng ý, nhưng đến ngày thứ 5 anh H vẫn chưa đi làm cũng không xin phép nghỉ.
Anh H đã
A. Vi phạm hành chính B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật.
Đáp án D. Hành vi này vi phạm đến quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 11. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
cho phép làm là
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp
luật
Câu 12. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp
luật quy định phải làm là
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 13. Các cá nhân, tổ chức không làm những gì pháp luật cấm là
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp
luật
Câu 14. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh, chấm
dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp
luật
Câu 15. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi vi phạm hình sự là (Hỏi khác: Trách
nhiệm hình sự được áp dụng đối với mọi người vi phạm hình sự là:)
A. Đủ 12 tuổi trở lên

B. Đủ 14 tuổi trở lên
C. Đủ 16 tuổi trở lên D. Đủ 18 tuổi trở lên
Câu 16. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ
A. Đủ 12 tuổi trở lên
B. Đủ 14 tuổi trở lên
C. Đủ 16 tuổi trở lên D. Đủ 18 tuổi trở lên
Câu 17. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ đủ 16 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở
lên
Câu 18. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ đủ 16 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở
lên
Câu 19. Cửa hàng X ký hợp đồng mua bán với anh K. Theo hợp đồng, cửa hàng X phải giao hàng
trước ngày 10 hàng tháng, nhưng tháng này đã đến ngày 15 mà của hàng X vẫn chưa giao hàng
cho anh K và cũng không có lí do hoặc thông báo gì cho anh K, làm cho việc kinh doanh của anh
K bị gián đoạn và mất khách hàng, lợi nhuận đến 10 triệu đồng. Trong trường hợp này nếu anh K
yêu cầu Tòa án giải quyết thì cửa hàng X sẽ phải
A. Bị phạt tiền và khôi phục hiện trạng như ban đầu.
B. Bồi thường thiệt hại cho anh K và khôi phục lại việc cung cấp hàng hóa cho anh K như trong
hợp đồng trước đó.
C. Bị cảnh cáo, phạt tiền và khôi phục hiện trạng như ban đầu.


D. Bị phạt tù có thời hạn và phải bồi thường thiệt hại cho anh K.
Đáp án B. Đây là hành vi vi phạm dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự.
Câu 20. Anh H kinh doanh dịch vụ ăn uống. Thấy quán lúc nào cũng đông khách và trong nhà
không đủ chỗ ngồi, anh H đành kê thêm bàn ghế xuống vỉa hè dựng thêm cột chống và mái che để
cho khách ngồi ăn uống làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người đi đường và mất mỹ quan đô thị.
Anh H đã được cảnh sát trật tự đô thị nhắc nhở nhưng không thực hiện đúng. Trong trường hợp

này anh H sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Bị cảnh cáo và buộc phải cất hết bàn ghế trả lại vỉa hè như ban đầu
B. Phạt tiền và tịch thu toàn bộ bàn ghế anh H đã đặt trên vỉa hè
C. Phạt tiền và tước giấy phép hành nghề
D. Phạt tiền, tịch thu tang vật và buộc thảo dỡ hết mái che chắn trả lại vỉa hè như ban đầu.
Đáp án D. Đây là hành vi vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính.

IV. Bài tập về nhà
Câu 1. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là
biểu hiện
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 2. Anh Hòa 20 tuổi làm đơn tình nguyện nhập ngũ là biểu hiện
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 3. Nhà máy sản xuất phân bón không xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường là biểu hiện
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 4. Chị C là giáo viên của một trường THCS của huyện K, trong tháng 9/2016 chị C bỏ tiết
không lên lớp, cũng không xin phép nghỉ. Hành vi của chị C thuộc loại vi phạm pháp luật và phải
chịu trách nhiệm pháp lí
A. Vi phạm hành sự và chịu trách nhiệm hành sự
B. Vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm hành chính
C. Vi phạm dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
D. Vi phạm kỉ luật và chịu trách nhiệm kỷ luật
Câu 5. “Anh Nguyễn Hoàng Hải, 20 tuổi đi xe máy. Anh Hải bị cảnh sát giao thông ra dấu hiệu
dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe và giấy phép lái xe. Cảnh sát giao thông phát hiện anh Hải có giấy
phép lái xe nhưng là giấy phép lái xe giả”. Hành vi trái pháp luật trong tình huống này là:

A. Đi xe không có giấy tờ xe
B. Sử dụng giấy phép lái xe giả
C. Không đội mũ bảo hiểm
D. Chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy
Câu 6. “Anh Nguyễn Hoàng Hải, 20 tuổi đi xe máy. Anh Hải bị cảnh sát giao thông ra dấu hiệu
dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe và giấy phép lái xe. Cảnh sát giao thông phát hiện anh Hải có giấy
phép lái xe nhưng là giấy phép lái xe giả”. Lỗi của anh Hải trong tình huống này là:
A. Không có lỗi
B. Lỗi cố ý
C. Lỗi vô ý
D. Cả lỗi cố ý và vô ý
Câu 7. “Anh Nguyễn Hoàng Hải, 20 tuổi đi xe máy. Anh Hải bị cảnh sát giao thông ra dấu hiệu
dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe và giấy phép lái xe. Cảnh sát giao thông phát hiện anh Hải có giấy
phép lái xe nhưng là giấy phép lái xe giả”. Năng lực trách nhiệm pháp lí của anh Hải trong tình
huống này là
A. Không có năng lực trách nhiệm pháp lí
B. Đủ tuổi theo quy định và anh Hải nhận thức được đầy đủ hành vi của mình
C. Anh H có vấn đề về sức khỏe tinh thần
D. Hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả
Câu 8. Anh D là chủ tịch huyện Q đã chỉ đạo và ký duyệt vào hồ sơ khống để rút 20 triệu đồng từ
ngân sách để làm việc riêng. Trong trường hợp này anh D phải chịu những trách nhiệm pháp lí
nào?
A. Hành chính, hình sự, dân sự
B. Dân sự, kỷ luật, hành chính
C. Hình sự, hành chính, kỷ luật
D. Hình sự, dân sự, kỷ luật
Câu 9. Nguyên tắc trong xử lí người chưa thành niên phạm tội hình sự là
A. Xử phạt thật nặng B. Chỉ xử phạt hành chính C. Lấy giáo dục là chủ yếu D. Không xử phạt




Câu 10. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí hành chính là
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ đủ 16 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở
lên
Câu 11. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính là
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ đủ 16 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở lên
Câu 12. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí hành chính về vi phạm hành chính do cố ý là
A. Từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi
B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên
Câu 13. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm dân sự C. Vi phạm kỷ luật D. Vi phạm hình sự

V. Dặn dò học sinh
1. Xem lại nội dung bài học.
2. Làm các bài tập còn lại.

Tiết PPCT: 3
Ngày soạn: 01/5/2017
Lớp
XH 1(41)

XH 2(38)

XH 7(39)

XH 8(38)


XH 9(31)


Ngày giảng
Sĩ số lớp

ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ - CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức về các khái niệm bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng
trước pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng
của công dân trước pháp luật .
2. Về kĩ năng:
- Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của công
trong thực tế.
- Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.
- Kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
3. Về thái độ:
- Có niềm tin đối với pháp luật, đối với Nhà nước trong việc bảo đảm cho
công dân bình đẳng trước pháp luật.
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 12.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD.
- Tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT QG năm 2017.
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.

- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- SGK GDCD lớp 12.
- Vở, bút.
- Tài liệu hướng dẫn ôn thi, bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Tiến trình tổ chức ôn tập.
Nhắc lại nội dung lý thuyết của bài (12 phút)


Khái niệm công dân bình đẳng trước pháp luật
Công
dân
bình
đẳng
trước
pháp
luật

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Tìm hiểu các nội dung kiến thức
Hoạt động của GV và HS
GV: Trong bài 3: Công dân bình đẳng
trước pháp luật các em đã được tìm hiểu

bao gồm những nội dung nào?
HS: Kể tên các nội dung chính của bài.
GV: Hệ thống các nội dung chính của
bài.
HS: Nhắc lại từng nội dung của bài học.
HS nêu khái niệm Bình đẳng trước pháp
luật.
GV: Nhấn mạnh, gạch chân các từ khóa
trong khái niệm, phân tích rõ các từ khóa
đó.
HS nêu khái niệm Công dân bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ.
GV: Gạch chân từ khóa và phân tích
thêm:
Quyền ở đây được hiểu là khả năng của
mỗi công dân được tự do lựa chọn hành
động được ghi nhận trong Hiến pháp.
Các quyền được hưởng như quyền bầu cử,
ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các
quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự,
chính trị khác…
Nghĩa vụ là cái phải làm. Các nghĩa vụ phải
thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,
nghĩa vụ đóng thuế,…

Nội dung kiến thức
1. Khái niệm bình đẳng trước pháp
luật
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là
mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc,

tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác
nhau đều không bị phân biệt đối xử trong
việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định
pháp luật.
2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền
và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã
hội theo quy định của pháp luật . Quyền
của công dân không tách rời nghĩa vụ
của công dân.
+ Một là: Bất kì công dân nào, nếu đáp ứng
các quy định của pháp luật đều được hưởng
các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ một
cách bình đẳng theo quy định của pháp luật.
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân
không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính,
tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã
hội .


Không đề cập đến bình đẳng về độ tuổi.
Trong cùng một điều kiện như nhau,
công dân được hưởng các quyền và làm
nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử
dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc
vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh
của mỗi người….

HS nêu khái niệm Công dân bình đẳng
về trách nhiệm pháp lí.
GV: Gạch chân các từ khóa, phân tích
cho HS được rõ các từ khóa đó.
Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì
khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách
nhiệm pháp lí ( trách nhiệm hành chính,
dân sự, hình sự, kỉ luật).
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính
chất và mức độ như nhau đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân
biệt đối xử.
HS nêu trách nhiệm của nhà nước trong
việc bảo đảm quyền bình đẳng của công
dân trước pháp luật.
GV: Gạch chân từ khóa và phân tích cho
học sinh HS rõ nghĩa của các từ khóa đó.
- Những điều kiện vật chất và tinh
thần….
- Xử lí nghiêm minh….
- Thường xuyên sửa đổi, bổ sung các
Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn
của xã hội…

3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm
pháp lí:
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất
kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm
của mình và bị xử lí theo quy định của

pháp luật.

4. Trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật .
- Nhà nước và xã hội tạo ra các điều kiện
vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công
dân có khả năng thực hiện được quyền và
nghĩa vụ của công dân đã được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật.
- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành
vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân,
của xã hội.
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn
thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của công dân trong từng giai
đoạn.

IV. Bài tập vận dụng
Câu 1: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Đáp án D. căn cứ vào cụm từ “bình đẳng về quyền và nghĩa vụ” trong câu dẫn.
Câu 2: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi
phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm xã hội. C. trách nhiệm kinh tế.
D. trách nhiệm chính
trị.

Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy vào địa bàn sinh sống.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ
tham gia.


D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách
nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 4. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là
A. công dân ở bất kì lứa tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách
nhiệm pháp lí.
Câu 5. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ
chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 6. Anh H là người dân tộc kinh, trình độ văn hóa 9/12; anh T là người dân tộc Dao, trình độ
văn hóa 5/12. Cả anh H và anh T đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, trong trường hợp này, CSGT
sẽ xử phạt:
A. Anh H nhiều tiền hơn.
B. Anh T nhiều tiền hơn.
C. Xử phạt bằng tiền nhau.
D. Anh T không bị xử phạt.
Đáp án C. Vì đây là trách nhiệm pháp lí, vi phạm cùng một lỗi.
Câu 7. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói “công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”?

A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào cũng có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội.
B. Công dân ở bất kì độ tuổi nào cũng phải làm nghĩa vụ quan sự.
C. Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ lao động, học tập.
Đáp án D. Vì trong câu dẫn hỏi cả quyền và nghĩa vụ.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền học tập như nhau.
B. Mọi công dân đều có nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.
C. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
D. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế như nhau.
Đáp án C. vì vừa thể hiện quyền và thể hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của câu dẫn.
Câu 9: Anh K là cán bộ công chức nhà nước, anh D là thợ xây. Khi tham gia giao thông sẽ:
A. Anh K được ưu tiên đi trước vì đi làm công việc nhà nước.
B. Anh D được ưu tiên đi trước vì công việc nặng nhọc.
C. Cả hai anh đi song song cùng nhau vì đều đi làm.
D. Cả hai anh đều phải tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ.
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng học tập giữa các công dân:
A. Các dân tộc thiểu số được ưu tiên trong học tập.
B. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Dân tộc đa số phải học tất cả các môn học trong cấp học phổ thông.
D. Các dân tộc thiểu số không cần học ngoại ngữ.
Câu 11: Phát biểu nào dưới dây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho
công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.
D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 12: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng trước pháp luật.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng về quyền con người.
Câu 13: Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi


A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.
B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội.
C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị xã hội.
D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
Đáp án B. Vì không có bình đẳng về độ tuổi mà ở những độ tuổi khác nhau thì có quyền và nghĩa
vụ khác nhau theo quy định của pháp luật.
Câu 14. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
phải bị xử lí theo
A. Quyết định của Tòa án.
B. Quyết định của cơ quan.
C. Quy định của nhà nước.
D. Quy định của pháp luật.
Câu 15. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và
phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.
Câu 16. Quy định về điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh Đại học,
cao đẳng là
A. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân.
B. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân.
C. Không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân.
D. Không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 17. Luật nghĩa vụ quân sự quy định, trong thời bình, thanh niên nam đủ 17 tuổi phải đăng kí
nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể hiện việc công dân
A. Bất bình đẳng về quyền.
B. Bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về quyền.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 18. Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống
độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này
cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào
A. Điều kiện làm việc cụ thể của A và B.
B. Địa vị của A và B trong cơ quan.
C. Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và B.
D. Độ tuổi của A và B.
Đáp án C. Phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
Câu 19. Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học
tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Công dân bình đẳng về mặt xã hội.
Câu 20: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một
người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc hai người này đều xử phạt như nhau là thể hiện
bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước xã hội.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
V. Bài tập về nhà
Câu 1. Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.
B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.

C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.
D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về hưởng quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.
D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn công dân nữ.
Câu 3. Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ
A. tách rời hoàn toàn.
B. trùng với nhau.
C. không tách rời nhau.
D. phụ thuộc vào nhau.


Câu 4. Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và xã hội.
B. Nhà nước và công dân.
C. tất cả các cơ quan nhà nước.
D. tất cả mọi người trong xã hội.
Câu 5. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị nhà nước
A. xử lí thật nặng.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử phạt nghiêm minh.
D. xử phạt thật nặng.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình?
A. Chủ động tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.
D. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho
công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Tạo điều kiện để công dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.
D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 8. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm như nhau.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. bị truy tố và xét xử trước Tòa án.
Câu 9. Phó chủ tịch UBND quận X cùng Giám đốc công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỉ
đồng. Mặc dù cả hai đều giữa chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện
công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm kinh doanh.
C. nghĩa vụ pháp lí.
D. nghĩa vụ kinh doanh.
Câu 10. Pháp luật Việt Nam quy định trong thời bình, nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghãi vụ quân
sự, còn nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể hiện việc công dân
A. bất bình đẳng về quyền.
B. bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. bình đẳng về quyền.
D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. Hướng dẫn HS tự học (3 phút)
- Xem lại nội dung bài học và phần bài tập đã thực hiện trên lớp.
- Làm thử các câu hỏi trong quyển Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12.

Tiết PPCT: 4

Ngày soạn: 01/5/2017
Lớp
XH 1(41)

XH 2(38)

XH 7(39)

XH 8(38)

XH 9(31)


Ngày giảng
Sĩ số lớp

ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ - QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các
lĩnh vực hôn nhân và gia đình; trong lĩnh vực lao động; trong lĩnh vực kinh doanh
2. Về kĩ năng:
- Biết nhận diện các quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của
đời sống xã hội.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh.
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học

1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 12.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD.
- Tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT QG năm 2017.
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- SGK GDCD lớp 12.
- Vở, bút.
- Tài liệu hướng dẫn ôn thi, bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
III. Tiến trình dạy học
1. Lý thuyết
Sơ đồ tư duy bài 4.


Nội dung kiến thức bài học
Thời Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
gian
20’
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
GV: Thế nào là bình đẳng a. Khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia
trong hôn nhân và gia đình? đình
HS: trả lời
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được
hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa
vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình
trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn
trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong
các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia
đình:
Bình đẳng trong Hôn nhân * Bình đẳng giữa vợ và chồng
và gia đình có những nội Trong quan hệ nhân thân.
dung nào?
Trong quan hệ tài sản (tài sản chung, tài sản
HS: trả lời
riêng).


* Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái
Bình đẳng giữa vợ - chồng .- Đối với cha mẹ: Cha mẹ có quyền và nghĩa
được thể hiện như thế nào?
vụ ngang nhau đối với con. Cha mẹ không
HS: trả lời
được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng
sức lao động của con chưa thành niên; không
xúi giục, ép buộc con làm những việc trái PL,
trái đạo đức xã hội.
Đối với con cái: Con có bổn phận yêu quý,
GV: Chốt lại những kiến kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con
thức cơ bản.
không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm cha mẹ.
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu:
- Đối với ông bà: nghĩa vụ và quyền trông
nom, chăm sóc, giáo dục, sống gương mẫu và
nêu gương tốt cho các cháu của ông bà nội, ông
bà ngoại đối với cháu.

- Đối với các cháu: Có bổn phận kính trọng,
chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại.
* Bình đẳng giữa anh, chị, em
- Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm
sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm
bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không
còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con.
2. Bình đẳng trong lao động
GV: Thế nào là bình đẳng a. Khái niệm bình đẳng trong lao động
trong lao động? Bình đẳng Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình
trong lao động có những nội đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền
dung nào?
lao động thông qua việc tìm việc làm, bình
HS: trả lời
đẳng giữa người sử dụng lao động và người
lao động thông qua hợp đồng lao động, bình
đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong
từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi
cả nước.
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao
động
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền
lao động:
- Quyền lao động là quyền của công dân được
tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc
tìm kiếm, lựa chọn việc làm và nơi làm việc.



GV: Theo quy định của pháp
luật thì khi giao kết hợp
đồng lao động phải tuân theo
những nguyên tắc nào? Tại
sao phải kí kết hợp đồng lao
động?
HS: trả lời

GV: Khi sử dụng lao động
nữ, người lao động cần chú ý
đến những vấn đề gì?
HS: trả lời

GV: chốt lại kiến thức cơ
bản.

GV: Thế nào là bình đẳng
trong kinh doanh? Bình
đnagử trong kinh doanh có
những nội dung nào?
HS: trả lời
GV: chốt lại kiến thức cơ

Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa
chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả
năng của mình, không bị phân biệt đối xử về
giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn
gốc gia đình, thành phần kinh tế.
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng
lao động:

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về
việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động.
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng;
+ Không trái pháp luật và thoả ước lao động
tập thể;
+ Giao kết trực tiếp giữa người lao động với
người sử dụng lao động.
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ:
- Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng
về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu
chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử
bình đẳng tại nơi làm việc, tiền công, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và
các điều kiện việc làm khác.
- Lao động nam và lao động nữ có quyền được
hưởng chế độ thai sản.
- Người sử dụng lao động không được đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao
động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản,
nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Không sử dụng lao động nữ vào các công
việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc trực tiếp
với các chất độc hại.
3. Bình đẳng trong kinh doanh
a. Khái niệm bình đẳng trong kinh doanh
- Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi

cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ
kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm
kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh
doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình
đẳng theo quy định của pháp luật.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh


bản.

Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật đều có quyền tự do lựa chọn
hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích và
khả năng của mình.
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí
kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp
luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành
phần KT khác nhau đều được bình đẳng trong
việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh, đều là bộ phấn cấu thành
quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự
chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh.
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ,
trong quá trình hoạt động kinh doanh.


III. Bài tập
Câu 1. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chòn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Đáp án A. Vì các đáp án B, C, D là nói đến bình đẳng trong lao động.
Câu 2. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất
nước.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D. Củng cố tình yêu đôi lứa.
Câu 3. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua
A. quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Câu 4. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là
A. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản.
B. Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
Đáp án B. Vợ chồng bình đẳng về mọi mặt trong gia đình.
Câu 5. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
Đáp án A. vì các đáp án còn lại đều có sự phân biệt đối xử.

Câu 6: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình
đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ:


A. Nhân thân.
B. Tài sản chung.
C. Tài sản riêng.
D. Tình cảm.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là
vợ chồng có quyền và nghĩa vụ
A. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.
B. ngang nhau trong sở hữu tài sản riêng.
C. khác nhau trong sở hữu tài sản chung.
D. khác nhau trong sở hữu tài sản riêng.
Câu 8. Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng
A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi.
B. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.
C. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
D. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?
A. Cha mẹ buộc con làm những việc trái đạo đức.
B. Cha mẹ buộc con lao động phục vụ mình.
C. Cha mẹ quyết định mọi việc thay cho con.
D. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con.
Đáp án D. Vì các đáp án còn lại đều không thể hiện sự bình đẳng.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa ông bà và các cháu được hiểu là mối quan hệ
A. một chiều giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
B. hai chiều giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu.
C. phụ thuộc giữa cháu với ông bà nội, ông bà ngoại.
D. ràng buộc giữa tất cả các con, các cháu đối với ông bà.

Câu 12. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
Câu 13. Để tìm việc là phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. trong tuyển dụng lao đồng.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. tự do lựa chọn việc làm.
Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ?
A. Kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 06 tháng tuổi.
B. Kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. Kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
D. Kết hôn, có thai, nghỉ thai sản.
Câu 15. Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa
A. người chủ lao động và người lao động.
B. người sử dụng lao động và người lao động.
C. người mua lao động và người bán lao động. D. người thuê lao động và người bán lao động.
Câu 16. Đặc trưng nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân?
A. Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình.
B. Công dân có thể làm việc không cần theo quy định của pháp luật.
C. Công dân phải lao động dưới sự giám sát của chính quyền.
D. Công dân chỉ được làm việc ở một thành phần kinh tế.
Câu 17. Do phải đi công tác nên anh T đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác
mới của mình. Anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. sở hữu tài sản riêng.
B. lựa chọn nơi cư trú.
C. mua bán, trao đổi.

D. dùng tài sản
chung.
Đáp án B. Căn cứ vào “bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình”
trong câu dẫn.
Câu 18. Để có tiền chi tiêu thêm, A (14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở quán kraoke. Nếu là bạn
của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Đồng ý với bạn và cũng xin vào làm cùng.
B. Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc.
C. Khuyên bạn nên bỏ công việc này vì trái quy định của Luật Lao động.
D. Báo công an đến phạt chủ quán vì sử dụng người lao động trái quy định của pháp luật.
Đáp án C. Vì trong trường hợp này A chưa đủ tuổi lao động.


×