Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho đồng bào êđê buôn lê diêm, thị trấn hai riêng, huyện sông hinh, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ THU TRANG

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO
ĐỒNG BÀO ÊĐÊ Ở BUÔN LÊ DIÊM, THỊ TRẤN HAI RIÊNG,
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ THU TRANG

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO
ĐỒNG BÀO ÊĐÊ Ở BUÔN LÊ DIÊM, THỊ TRẤN HAI RIÊNG,
HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THỊ HỒNG VINH

HÀ NỘI, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông
Hinh, tỉnh Phú Yên” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Thị Hồng Vinh là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn nguồn
chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Quý Thầy,
Cô trong Khoa Tâm lý - Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phan Thị Hồng Vinh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên, khích lệ em trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, các cơ quan
chức năng liên quan của huyện Sông Hinh: Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban
Dân vận Huyện ủy, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Sông Hinh đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn
cấp ủy chi bộ, Ban nhân dân, Ban công tác Mặt trận và nhân dân buôn Lê
Diêm - thị trấn Hai Riêng đã tận tình giúp đỡ cho bản thân trong quá trình đi
tìm hiểu, nghiên cứu thực tế ở tại buôn.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, tuy

nhiên, do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em có thể còn những khiếm
khuyết, kính mong Thầy Cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng
thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Trang


BẢNG DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

GD

Giáo dục

HĐGD

Hoạt động giáo dục

VHTT

Văn hóa truyền thống

CB, CC, VC

Cán bộ, công chức, viên chức

CBQL


Cán bộ quản lý

DTTS

D n tộc thi u số

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TCN

Trước công nguyên

TH

Ti u học


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thong

UBND

Ủy ban nh n d n


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Khách th và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC .................................................. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 8
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ................................................................... 10

1.2.1. Giáo dục ........................................................................................................... 10
1.2.2. Giá trị ............................................................................................................... 12
1.2.3. Văn hóa và giá trị văn hóa ................................................................................ 15
1.2.4. Truyền thống và văn hóa truyền thống............................................................. 20
1.2.5. Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ở cộng đồng .......................................... 23
1.3. Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống .................................................. 24
1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của Phòng Văn hóa và Thông trong giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống ở cộng đồng ............................................................................ 24
1.3.2. Vai trò của hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống đối với cộng đồng 26
1.3.3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ở cộng đồng ............. 27
1.3.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ở cộng
đồng .......................................................................................................................... 27
1.3.5. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống........... 29


1.3.6. Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ........... 31
1.4. Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào d n tộc ................................ 33
1.4.1. Đặc điểm của đồng bào dân tộc ........................................................................ 33
1.4.2. Mục tiêu giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc .............. 35
1.4.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc .............. 36
1.4.4. Các lực lượng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc . 47
1.4.5. Phương pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc .. 49
1.4.6. Hình thức tổ chức giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân
tộc .............................................................................................................................. 50
1.4.7. Phương tiện giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc ............... 50
1.4.8. Môi trường giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc .......... 51
1.4.9. Kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào
dân tộc ....................................................................................................................... 51
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào
dân tộc ....................................................................................................................... 51

Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 56
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CHO ĐỒNG BÀO Ê ĐÊ Ở BUÔN LÊ DIÊM, THỊ TRẤN HAI RIÊNG, HUYỆN
SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN ............................................................................. 57
2.1. Địa bàn và khách th nghiên cứu .................................................................... 57
2.1.1. Khái quát về huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ............................................ 57
2.1.2. Đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh
Phú Yên ..................................................................................................................... 62
2.2. Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát ....................................................... 64
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 64
2.2.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 64
2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 64
2.2.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 64
2.2.5. Thời gian khảo sát ............................................................................................ 64
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát .................................................................................... 64


2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào
Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.................... 65
2.3.1. Nhận thức về mức độ cần thiết và ý nghĩa của hoạt động giáo dục giá trị văn
hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông
Hinh, tỉnh Phú Yên ..................................................................................................... 65
2.3.2. Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng
bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên............ 69
2.4. Đánh giá chung thực trạng ................................................................................... 88
2.4.1. Thành tựu ......................................................................................................... 88
2.4.2. Hạn chế ........................................................................................................... 89
2.4.3. Nguyên nhân.................................................................................................... 89
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CHO ĐỒNG BÀO ÊĐÊ Ở BUÔN LÊ DIÊM, THỊ TRẤN HAI RIÊNG, HUYỆN

SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN .............................................................................. 92
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục ................................................................ 92
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống cấu trúc ...................................................... 92
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................... 92
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .................................................................... 92
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác
giáo dục ..................................................................................................................... 93
3.2. Biện pháp giáo dục .............................................................................................. 96
3.2.1. Phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn
thể thị trấn Hai Riêng và cấp ủy; Ban nhân dân; Ban công tác Mặt trận và các tổ chức
đoàn thể của buôn Lê Diêm để tuyên truyền, giáo dục cho từng hộ gia đình, mỗi người
dân trong buôn Lê Diêm. ............................................................................................ 96
3.2.2. Xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống. ......................................................................................................................... 98
3.2.3. Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống cho đồng bào Êđê buôn Lê Diêm. ........................................................ 99


3.2.4. Thành lập nhóm nghề thủ công truyền thống như nghề dệt vải thổ cẩm, nghề đan
lát, nghề làm rượu cần.............................................................................................. 100
3.2.5. Tổ chức hoạt động sưu tầm văn học dân gian của đồng bào Êđê như: sưu tầm
trường ca, truyện cổ tích........................................................................................... 101
3.2.6. Giữ gìn không gian văn hóa không để bị thay đổi, biến dạng như: giữ gìn, tôn
tạo nhà sàn (nhà dài) và các lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Êđê như lễ “Cầu
mưa”; lễ “Cúng bến nước”; lễ “Bỏ mả”… ............................................................ 102
3.2.7. Củng cố xây dựng và phát triển “Câu lạc bộ âm nhạc truyền thống dân tộc”
buôn Lê Diêm; tập trung xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian như
diễn tấu cồng chiêng, múa “Ktung khắc”, các làn điệu dân ca và biểu diễn các loại
nhạc cụ truyền thống khác của người Êđê như “Cồng 5 chiêng 1”; “Trống đôi”;
“cồng 5 chiêng 3”… ............................................................................................... 104

3.2.8. Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn cho nhân dân về công tác phát triển du
lịch cộng đồng, du lịch văn hóa để từng bước nâng cao nhận thức của từng hộ gia
đình, mỗi người dân và cả cộng đồng. .................................................................... 105
3.2.9. Mở lớp dạy tiếng Êđê cho cán bộ, học sinh và nhân dân buôn Lê Diêm để bảo
tồn tiếng nói và chữ viết của người Êđê.................................................................. 106
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................ 109
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 109
3.4.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo nghiệm ........................................ 109
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................109
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 120
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
I. BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức về mức độ cần thiết của giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông
Hinh, tỉnh Phú Yên ................................................................................ 65
Bảng 2.2: Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng,
huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ........................................................... 67
Bảng 2.3: Nhận thức về mục tiêu giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ....... 69
Bảng 2.4: Mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho
đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh
Phú Yên ................................................................................................. 70
Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào Êđê ở buôn

Lê Diêm về tính cần thiết và mức độ đạt được nội dung giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê buôn Lê Diêm, thị trấn Hai
Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên................................................ 71
Bảng 2.6: Đánh giá mức độ quan trọng của các lực lượng giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai
Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ................................................ 73
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ thực hiện của các lực lượng tham gia giáo dục
giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn
Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ......................................... 74
Bảng 2.8: Thực trạng phối hợp giữa Ph ng Văn hóa và Thông tin với các lực
lượng tham gia giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê
ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 76


Bảng 2.9 : Đánh giá về thực trạng đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn
Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên trong quá trình giáo dục giá
trị văn hóa truyền thống .......................................................................... 77
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục giá trị văn
hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai
Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ................................................ 79
Bảng 2.11: Thực trạng đánh giá về biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục giá
trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn
Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ......................................... 80
Bảng 2.12: Đánh giá về phương tiện giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho
đồng bào Êđê buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh
Phú Yên. ................................................................................................ 82
Bảng 2.13: Đánh giá về thực trạng môi trường giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. ..................................................................... 83
Bảng 2.14. Thực trạng đánh giá về cách thức ki m tra kết quả giáo dục giá trị

văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai
Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên................................................ 84
Bảng 2.15: Đánh giá về kết quả giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho
đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh,
tỉnh Phú Yên ......................................................................................... 85
Bảng 2.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng,
huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ........................................................... 87
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp ..................................................................................................... 110


II. BIỂU ĐỒ

Bi u đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp ........................................................................................................................ 113
III. HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Mặt bằng nhà người Êđê ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.......... 38
Hình 1.2. Một số nhà sàn của đồng bào Êđê hiện nay đã thay đổi, ................ 39
Hình 1.3. Ché rượu cần ................................................................................... 40
Hình 1.4. Trang phục người Êđê ở, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. ........... 42
Hình 1.5. Trang phục phụ nữ Êđê hiện nay.. ................................................. 43
Hình 1.6. Dàn cồng chiêng của đồng bào Êđê ở huyện Sông Hinh, tỉnh
Phú Yên .......................................................................................................... 44
Hình 1.7. Hệ thống m thanh đ phát băng, đĩa ghi m trống, cồng chiêng, đồng la
tại nhà mả thay thế cho diễn tấu cồng chiêng truyền thống của người Êđê.......... 45


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) “Về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết đã xác
định đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Đ y là luận đi m mới của
Đảng ta, xem văn hóa vừa là trụ cột, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,
động lực phát tri n của đất nước. Trọng t m phát tri n văn hóa là “x y dựng phát tri n
con người có nh n cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp” và “x y dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam phát tri n toàn diện, hướng đến Ch n -Thiện - Mỹ, thấm nhuần
tinh thần d n tộc, nh n văn, d n chủ và khoa học” đ phục vụ cho công cuộc phát tri n
đất nước bền vững.
Hiện nay các thế lực thù địch, phản động đang tìm mọi m mưu, thủ đoạn đ
phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nh n d n ta bằng m mưu “Diễn biến h a
bình”, “Bạo loạn lật đổ”, chúng phá hoại bằng nhiều mặt, trong đó chúng tập trung phá
hoại trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Bằng nhiều kênh thông tin, nhiều sản phẩm đồi
trụy đ làm băng hoại đạo đức, lối sống, giá trị nh n văn, truyền thống tốt đẹp của d n
tộc. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa d n tộc là một nhiệm vụ rất cần
thiết và quan trọng.
1.2. Huyện Sông Hinh nằm ở phía T y tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy H a
gần 50 km. Hiện nay huyện Sông Hinh có 19 d n tộc anh em sinh sống, có khoảng trên
49.000 người, gồm các d n tộc như Êđê, Bana, Chăm, Kinh, Nùng, Dao, Sán Dìu,
Thái, Mường, Gia Rai, Mông và một số đồng bào các d n tộc thi u số khác, mỗi d n
tộc đều có bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo riêng, góp phần tạo nên đời sống văn
hóa hết sức phong phú đa dạng, đa màu sắc. Đặc biệt, người Êđê ở buôn Lê Diêm, thị
trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh có một kho tàng văn hóa vô cùng quý giá. Trong Đề
án và Kế hoạch của UBND huyện Sông Hinh về phát tri n du lịch Sông Hinh giai đoạn
2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định x y dựng buôn Lê Diêm trở thành
đi m Du lịch cộng đồng, tạo đi m nhấn đ phát tri n du lịch của huyện nhà. Tuy nhiên,


1


trong xu thế phát tri n và hội nhập, nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường thì những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào d n tộc Êđê ở buôn Lê Diêm đang
có nguy cơ bị mai một. Cùng với sự phát tri n kinh tế và quá trình giao lưu văn hóa đã
kéo theo sự phá vỡ tín ngưỡng, truyền thống tốt đẹp, tạo nên một nền văn hóa mới pha
trộn, gồm văn hóa truyền thống bản địa của đồng bào d n tộc ÊĐê ở Lê Diêm kết hợp
với lối sống văn hóa mới từ các địa phương trong cả nước về sinh sống trên địa bàn
huyện. Một số lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng ít được bà con quan t m, như
các lễ hội, lễ nghi liên quan đến đời sống t m linh, tín ngưỡng, đó là sự linh thiêng của
núi rừng, d ng sông, con suối đã dần bị lãng quên, vì rừng núi đã bị phá hoại nhiều.
Việc tôn thờ thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối không c n như trước. Trang phục
truyền thống thường chỉ xuất hiện vào các ngày lễ hội, c n lại ngày thường thì rất ít
thấy, một số thanh thiếu niên do ảnh hưởng của môi trường sống đã không muốn mặc
trang phục truyền thống của đồng bào d n tộc mình mà chỉ thích mặc trang phục hiện
đại, mốt mới, chạy theo thời trang. Nét đẹp trong các ngày lễ hội, ngày vui, ngày quan
trọng có biễu diễn cồng chiêng, nhảy Arap, hát khan… ngày càng mai một dần. Các
loại nhạc cụ hiện đại dần được thay thế, số lượng thanh thiếu niên biết sử dụng cồng
chiêng, nhảy Arap, hát d n ca, sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống d n tộc rất ít, chỉ
c n lại các nghệ nh n đã lớn tuổi biết sử dụng. Nhiều lúc trong buôn có việc vui, việc
buồn như mừng nhà mới, cưới hỏi, lễ, Tết… có một số hộ gia đình sử dụng m thanh,
nhạc hiện đại; một số hộ gia đình đã x y nhà bằng bê tông, cốt sắt có kiến trúc hiện đại
như ở đồng bằng, thành phố, vấn đề này đã phá vỡ không gian văn hóa truyền thống
của người Êđê ở buôn Lê Diêm.
1.3. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, đ góp phần giữ gìn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào các d n tộc huyện Sông Hinh;
đồng thời nhằm góp phần phát tri n đi m du lịch cộng đồng ở buôn Lê Diêm, làm
đi m nhấn đ phát tri n du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng ở
huyện Sông Hinh ngày càng phát tri n bền vững. Với những lý do như đã nêu trên,

chúng tôi lựa chọn đề tài: “Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào
Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” .

2


2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu văn hóa vật th và văn hóa phi vật th của đồng bào
Êđê, tác giả tìm hi u các giá trị văn hóa truyền thống cần được giáo dục, bảo tồn và
phát huy. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống của người Êđê đ đưa ra các biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào d n tộc Êđê trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào d n tộc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào d n tộc.
4. Giả thuyết khoa học
Trong xu thế phát tri n và hội nhập Quốc tế thì việc giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào d n tộc Êđê ở buôn Lê Diêm đang có
nguy cơ bị mai một. Nếu như có các biện pháp giáo dục tích cực, đồng bộ, phù hợp với
đặc điểm của đồng bào Êđê thì sẽ giúp đồng bào Êđê có ý thức bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống
cho đồng bào d n tộc.
5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn buôn
Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào

Êđê nhằm giáo dục cho đồng bào Êđê về nguồn cội và bản sắc văn hóa độc đáo của
d n tộc mình trong xu thế phát tri n và hội nhập hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn địa bàn
Buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh PhúYên.
6.2. Nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu giáo dục giá trị văn hóa truyền thống của Phòng
Văn hóa và Thông tin huyện Sông Hinh cho đồng bào Êđê.

3


6.3. Khách thể khảo sát
- Khảo sát 174 người Êđê ở buôn Lê Diêm.
- Cán bộ, công chức, viên chức Ph ng Văn hóa và Thông tin huyện Sông Hinh
và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan trực thuộc Ủy ban nh n d n huyện Sông
Hinh, các tổ chức đoàn th chính trị - xã hội huyện Sông Hinh: 160 người.
6.4. Thời gian
Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Người viết đứng ở góc độ lý luận giáo dục học, triết học và lý luận văn hóa đ
tổng hợp tài liệu liên quan, từ đó ph n tích vấn đề, hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát được sử dụng trong đề tài nhằm khảo sát thực trạng giáo
dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm thông qua đời
sống, sinh hoạt văn hóa của người d n.
7.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục
Thông qua hệ thống Phiếu điều tra được x y dựng khoa học tiến hành điều tra

nhằm khảo sát thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê ở
buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, CBQL, công chức, viên chức và người
Êđê ở buôn Lê Diêm nhằm tìm hi u rõ hơn về thực trạng giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống, đặc biệt là nguyên nh n, thực trạng và những giải pháp cần thực hiện.
7.2.4. Phương pháp sản phẩm hoạt động
Dùng phương pháp này đ sưu tầm các sản phẩm nhằm làm cơ sở thực tiễn cho
việc nghiên cứu đề tài hiệu quả hơn.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Tiến hành nghiên cứu ở một số hộ gia đình, các nghệ nh n đi n hình ở buôn
Lê Diêm nhằm tìm hi u s u đ minh họa rõ hơn về giáo dục giá trị văn hóa cho
đồng bào Êđê.

4


7.3. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Sử dụng phần mềm SPSS đ xử lý, tổng kết số liệu điều tra đưa ra các kết luận
định lượng làm cơ sở cho các kết luận định tính.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có
3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào
dân tộc
Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê
ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Chương 3: Biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho đồng bào Êđê
ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên


5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Vấn đề giáo dục, văn hóa và giáo dục, giáo dục giá trị được các nhà giáo
dục, nhà nghiên cứu văn hóa, các chính trị gia từ thời kì từ cổ đại đến hiện đại
nghiên cứu, tìm hi u. Đặc biệt, chủ đề văn hóa và giáo dục được bàn bạc rất sôi nổi
trong vài thập kỷ gần đ y. Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đều có quan đi m
rằng: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn
liền với giáo dục gia đình và xã hội, văn hóa luôn đi liền với giáo dục, giáo dục đi
liền với văn hóa. Tiêu bi u cho quan đi m này phải k đến:
- Khổng Tử (551-449 TCN) một triết gia nổi tiếng Trung Hoa cổ đại được
mệnh danh là “Đại Thành Chí Thánh” từng khẳng định: “Tụng thi tam bách, thụ chi
dĩ chính bất phạt, sứ vu tứ phương bất năng chuyên đối” (Đọc kinh thư 300 thiên,
nhưng giao chính quyền cho không làm được, đi sứ các nước không đối đáp được,
tuy có học nhiều cũng chẳng ích gì). Như vậy ngay từ thời giáo dục chủ yếu đào tạo
ra những con người “tầm chương chích cú” thì vấn đề “học” đ “hành” cũng đã
được đề cập [35].
- J.A. Cômenxki (1592 – 1670), là cha đẻ của nền giáo dục cận đại, đã có
những cống hiến quý báu cho sự nghiệp giáo dục. Cômenxki đã nêu lên nhiều
nguyên tắc, phương pháp sư phạm mới của việc dạy học nhằm phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh, phản đối phương pháp giảng dạy kinh viện giáo điều.
Ông đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc trực quan, ông đã ph n tích tỉ mỉ những yêu
cầu cơ bản đối với nguyên tắc dạy và học khác như: bảo đảm tính hệ thống, liên
tục, vừa sức, củng cố tri thức, ôn tập, khêu gợi hứng thú cho học sinh. Ông chú
trọng đến việc bồi dưỡng cho học sinh những tri thức phong phú phục vụ cho

nhu cầu thực tế [35].

6


- Petxtalôzi (1746 - 1827) - một nhà giáo dục lớn của Thụy Sĩ và người
đương thời gọi ông là “ông thầy của các ông thầy”. Bằng con đường giáo dục thông
qua thực nghiệm ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi, con nhà nghèo. Nh n d n dựng
tượng ông và ghi d ng chữ: “tất cả cho người khác, không gì cho mình”. Ông dựng
ra “trại mới” giúp trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động ngoài lớp, ngoài trường học.
Ông cho rằng hoạt động ngoài lớp không những tạo ra của cải vật chất mà c n là
con đường giáo dục toàn diện cho học sinh. Ông quan niệm giáo dục gia đình đi
trước, giáo dục trường học là sự tiếp nối “giờ nào sinh ra trẻ em thì giờ đó bắt đầu
sự giáo dục” [35]
- A.X. Macarenco (1888 -1939), nhà giáo dục thực tiễn Xô Viết bằng kinh
nghiệm gần 20 năm với trại lao động Goocki và công xã Deczinxki nhằm cải tạo trẻ
em phạm pháp, ông đã nêu và làm sang rõ quan đi m giáo dục bằng lao động và
trong lao động của mình. Thành công của cuộc thực nghiệm này chính là ở chỗ,
Macarenco không chỉ giáo dục trẻ em phạm pháp trong trường mà ông đã gắn liền
giáo dục trong lao động, trong sinh hoạt tập th và hoạt động xã hội đồng thời chứng
minh ch n lý giáo dục XHCN; giáo dục trong sinh hoạt xã hội; giáo dục trong tập th ,
bằng tập th ; giáo dục trong lao động, giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh [35].
Như vậy, từ luận đi m của C.Mác về bản chất xã hội của con nguời là “tổng
hòa các mối quan hệ xã hội” đến luận đi m về sự kết hợp giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục… là một chặng đường dài hơn nửa th kỷ XX và đ y là cơ sở lý
luận cơ bản của việc tổ chức giáo dục giá trị hiện nay. Ngày nay, cùng với xu thế
hội nhập và sự phát tri n của các quốc gia… giáo dục của các nước đang có những
định hướng cơ bản nhằm tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, thích nghi với hoàn
cảnh sống luôn thay đổi, trong đó kĩ năng sống là thành tố cốt lõi của chất lượng
giáo dục. Điều này được th hiện trong khẳng định của UNSECO là:

- Giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời.
- Nhà trường mở, giáo dục mở.
- Tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục gia đình.
- Giáo dục cho mọi người.

7


- Giáo dục hướng tới bốn trụ cột: Học đ biết, học đ làm, học đ chung
sống, học đ tự khẳng định mình.
Vấn đề giáo dục giá trị, giá trị văn hóa, văn hóa và giáo dục được một số
nước chú ý tới từ vài thập kỷ cuối thế kỷ XX. V.I.Lênin khẳng định rằng: “Giáo dục
là phạm trù vĩnh hằng - tồn tại mãi mãi cùng loài người, thế hệ trước phải truyền
cho thế hệ sau các giá trị lịch sử - xã hội, tạo nên tiến hóa không ngừng của loài
người. Đứa trẻ từ bào thai chào đời như một sinh th muốn thành người phải đắm
mình vào quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng của từ này)” [23, 189]. Như vậy, văn
hóa luôn đi liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hóa. Văn hóa - văn minh là
nội dung của giáo dục - đào tạo.
Đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, một số tổ chức quốc tế và một số nước
đã có chương trình, tổ chức chuyên trách về giáo dục giá trị. Năm 1996, UNICEF tổ
chức hội thảo với sự tham gia của 20 nhà giáo dục bàn về Giáo dục Giá trị sống
(Living Values Education – viết tắt là LVE), trong đó có Giá trị học suốt đời.
Hưởng ứng hội thảo, năm 1998 một số nhà giáo và T m lý học ở Mỹ tổ chức một số
hoạt động giáo dục giá trị sống, tập trung vào Ti u học và Trung học cơ sở. Năm
2000, Mỹ lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề này. Ch u
Á - Thái Bình Dương có Mạng lưới Giáo dục quốc tế và Giáo dục Giá trị (Asia
Pacific Network for International and Values Education – APNIEVE). Hội nghị lần
thứ 10 (2005) và lần thứ 11(2007) của APEID (Phát tri n Canh t n Giáo dục ch u Á
– Thái Bình Dương) thuộc UNESCO Bangkok bàn chuyên về Giáo dục Giá trị, coi
đ y là nội dung quan trọng nhất đ đảm bảo phát tri n bền vững. Úc là nước rất tích

cực tri n khai giáo dục giá trị, từ năm 1999 đã có chương trình giáo dục giá trị, có
cả Mạng các Nhà giáo dục Giá trị (Values Educators Networks), có hàng chục dự
án về giáo dục Giá trị. Trên phạm vi toàn thế giới cũng có Hội giáo dục Giá trị sống
quốc tế kết nạp 80 nước tham gia, có Chương trình giáo dục Giá trị sống với 74
nước thành viên, Việt Nam cũng đã tham gia chương trình này [22, 186].
1.1.2. Ở Việt Nam
Nước ta rất chú ý đến giáo dục giá trị truyền thống văn hóa – lịch sử. Nhất là
từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giáo dục tinh thần yêu nước, thương n i, đạo lý,

8


nh n nghĩa, tính nhẫn nại, trí thông minh, hiếu học được chú ý. Từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời (1930), trong nhiều văn kiện của mình, Đảng đã đúc kết phát
tri n các giá trị ấy thành ý chí quyết định thắng lợi phong trào cách mạng.
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa d n tộc, giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống d n tộc được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan t m. Có nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập đến, ở các mức độ khác nhau vấn đề mà
luận văn nghiên cứu:
* Nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa, về các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc. Các công trình của Trần Văn Giàu: Giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt
Nam (1980), Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang: Các giá trị truyền thống và con người Việt
Nam hiện nay (1994,1996); Huỳnh Khái Vinh: Những vấn đề văn hóa trong lịch sử
truyền thống dân tộc Việt Nam (2002); Hồ Sĩ Qúy: Về giá trị và giá trị châu Á
(2005)…đã nêu rõ các quan niệm về “giá trị”, “giá trị văn hóa”, “hệ thống giá trị”,
“chuẩn giá trị văn hóa”…Theo các tác giả, có các giá trị truyền thống và các giá trị mới
hình thành do những điều kiện kinh tế - chính trị mới chi phối. Đối lập với “giá trị” là
“phản giá trị” – đi ngược lại với các giá trị văn hóa, phản lại các giá trị ch n, thiện, mỹ.
* Nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình của Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang: Các
giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (1994, 1996); Nguyễn Trọng
Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên: Giá trị truyền thống thách thức toàn cầu hóa (2002);
Ngô Đức Thịnh (chủ biên): Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (2010); Cù Huy Chử: Kế thừa giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (1995); Đỗ
Huy: Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học (2001);
Nguyễn Duy Bắc: Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam (2008); Võ Văn Thắng: Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (2005)… đã ph n tích
s u sắc các giá trị văn hóa truyền thống d n tộc, chỉ rõ thời cơ và thách thức của nó
trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế, x y dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

9


Mặc dù các vấn đề liên quan đến đề tài khá phong phú nhưng cho đến nay vẫn
c n chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu “Giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho đồng bào dân tộc Êđê”. Vì thế, “Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho
đồng bào Êđê ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” là
một vấn đề cần đi s u làm rõ.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Giáo dục
Từ khi có văn hóa, loài người bắt đầu có giáo dục: người này học người kia, thế
hệ trước dạy thế hệ sau kinh nghiệm sống (tri thức, kỹ năng sống, kỹ năng lao động,
thái độ đối với nhau, với thiên nhiên...), đ cùng nhau duy trì và phát tri n cuộc sống,
phát tri n xã hội và phát tri n bản th n. Vì vậy, V.I. Lênin gọi giáo dục là một phạm trù
vĩnh cửu: Giáo dục sinh ra cùng với loài người và tồn tại, phát tri n cùng với loài
người, bằng cơ chế truyền thụ và tiếp thu (giáo dục và đào tạo), sáng tạo ra mọi giá trị

vật chất và tinh thần (cơ chế di sản). Cơ chế di sản cùng với cơ chế di truyền đảm bảo
sự tồn tại và phát tri n của loài người nói chung, từng con người nói riêng. Giáo dục là
con đường đặc trưng cơ bản đ loài người (cũng tức là văn hóa của loài người) tồn tại
và phát tri n. Giáo dục cũng chính là nơi gìn giữ, truyền thụ và phát huy hệ thống giá
trị chung của loài người, hệ giá trị truyền thống d n tộc, giáo dục và đào tạo ra các thế
hệ tiếp nối sáng tạo các giá trị. Như vậy, văn hóa là nội dung của giáo dục và cũng là
mục tiêu của giáo dục. Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất đ gìn
giữ và phát tri n văn hóa, đ khỏi tụt hậu, đ tiến lên.
Dưới góc độ văn hóa, giáo dục chính là gìn giữ, truyền thụ và phát huy hệ thống
giá trị truyền thống d n tộc và nh n loại. Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống là hoạt
động của các chủ th giáo dục nhằm truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống nhằm
n ng cao tri thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các thế hệ con người và d n tộc.
Theo Giáo dục học đại cương thì giáo dục được hi u theo hai nghĩa:
- Giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng,
động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nh n cách, những hành vi, thói
quen cư xử đúng đắn trong xã hội qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.

10


- Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được
giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ. [48, 22]
Như vậy, hoạt động giáo dục (HĐGD) là hoạt động do người lớn tổ chức theo
kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm. HĐGD cơ bản của xã hội được
thực hiện bởi nhà trường và trong nhà trường.
Theo cuốn Từ điển Giáo dục học, thì giáo dục là: “Hoạt động hướng tới con
người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức
và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết
cho đối tượng, giúp hình thành và phát tri n năng lực, phẩm chất, nh n cách phù hợp

với mục đích, mục tiêu, chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống
xã hội [65, 105]
Như vậy, hoạt động giáo dục (HĐGD) là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch
và có mục đích nhằm đào tạo ra những con người có phẩm chất phù hợp với yêu
cầu phát tri n ở từng giai đoạn cụ th của lịch sử. Việc chăm lo phát tri n giáo dục,
phát tri n nguồn lực con người là một nội dung quan trọng của sự phát tri n xã hội.
HĐGD được tiến hành bởi các chủ th giáo dục chủ yếu là gia đình, nhà trường, các
tổ chức chính trị xã hội… Hoạt động giáo dục giữ vai tr chủ đạo đối với sự hình
thành và phát tri n nh n cách.
Giáo dục nhà trường có những đặc trưng riêng của nó. Đó là một hoạt động có
tổ chức, có hệ thống và mang tính mục đích rõ ràng. Nó đảm bảo truyền thụ và lĩnh hội
một vốn học vấn toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ
thuật, tư tưởng, đạo đức, th chất, lao động...nhằm phát tri n toàn diện con người. Văn
hóa xã hội và văn hóa nhà trường gắn bó với nhau trong tính cơ bản và hiện đại. Tuy
nhiên, giáo dục là quá trình tổng th bao gồm nhiều quá trình bộ phận, là quá trình
thống nhất, liên tục và toàn vẹn. Giáo dục xã hội đóng vai tr quan trọng trong quá
trình giáo dục tổng th đó. Tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục, tháng 6
năm 1957, Hồ Chủ tịch đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần
có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục
trong gia đình và ngoài xã hội, thì kết quả cũng không hoàn toàn”

11


Theo tác giả Võ Tấn Quang, giáo dục xã hội được hi u theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng, giáo dục xã hội là một nền giáo dục bao gồm những hoạt
động giáo dục, những quá trình giáo dục được tổ chức và thực hiện do các thiết chế xã
hội, được tạo ra do những ảnh hưởng xã hội. Thiết chế đó bao gồm các cơ quan, tổ
chức, cơ sở của Nhà nước hoặc xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn th chính trị - quần

chúng...làm chức năng giáo dục với những mức độ khác nhau. Theo đó thì việc giáo
dục của nhà trường, của các cơ quan văn hóa - giáo dục – các thiết chế của thượng tầng
kiến trúc, các tổ chức xã hội và đoàn th ...đều thuộc giáo dục xã hội [21, 87]
Như vậy, hi u theo nghĩa rộng, giáo dục xã hội với những phương thức, hình
thức khác nhau, các hoạt động giáo dục xã hội chuy n tải những lĩnh vực văn hóa xã
hội thật sự phong phú, trước hết là văn hóa các lĩnh vực hoạt động của xã hội, văn hóa
các môi trường, nhất là văn hóa thuộc hệ thống các quan hệ xã hội (thiên nhiên, xã hội,
con người – k cả bản th n). Giáo dục xã hội đ i hỏi sự phát tri n văn hóa xã hội và
ngược lại, giáo dục xã hội là con đường lưu truyền và phát triển văn hóa xã hội.
- Theo nghĩa hẹp, giáo dục xã hội bao gồm những hoạt động mang tính giáo dục
có liên quan đến việc giáo dục thế hệ trẻ, nó gắn với hoạt động giáo dục, quá trình giáo
dục ở nhà trường [21, 88]
Như vậy, giáo dục xã hội theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp đều mang tính
đặc trưng của một loại hình hoạt động xã hội thực hiện chức năng hình thành và phát
triển nhân cách con người, do các thiết chế xã hội tổ chức thực hiện. Giáo dục xã hội
gắn với văn hóa xã hội trong mối quan hệ mục đích và phương tiện của nhau và là điều
kiện phát triển của nhau trong việc thực hiện các chức năng phát triển xã hội.
1.2.2. Giá trị
Giá trị (Value) được nhiều khoa học nghiên cứu như Triết học, Xã hội
học, Tâm lý học dưới nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau như sự hình thành,
tồn tại, nội dung và điều kiện hình thành, cũng như ý nghĩa của giá trị đối với cá
nhân và xã hội nhất định.
Các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới đã đề xuất nhiều quan niệm về giá
trị. Theo nhà nghiên cứu V.P.Tugarinov (Liên Xô):

12


Giá trị là những khách th , những hiện tượng và những thuộc tính của chúng,
những cái cần thiết cho con người (tất yếu, có lợi, hứng thú…) của một xã hội hay một

nhóm nào đó cũng như cá nh n riêng lẻ, với tư cách là phương tiện thỏa mãn những
nhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và những ý định với tư
cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng [68, 13]
C n nhà nghiên cứu M.M.Rozentan (Liên Xô) cho rằng:
Giá trị - những định nghĩa về mặt xã hội của khách th trong thế giới chung
quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách th ấy đối với con
người và xã hội (cái lợi, cái thiện và cái ác, cái đẹp, cái xấu nằm trong những hiện
tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên) [68, 14]
Nhà nghiên cứu John Maciology (Hoa Kỳ) lại quan niệm:
Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó một thành viên của một nền văn hóa xác
định điều gì là đáng mong muốn, điều gì không đáng mong muốn, điều gì là tốt hay dở,
điều gì là đẹp hay xấu [68, 14]
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Thủy xác định:
Giá trị là một hiện tượng xã hội đi n hình, bi u thị các sự vật, hiện tượng, các
thuộc tính và các quan hệ của hiện thực, các tư tưởng chuẩn mực, mục đích, lý tưởng,
các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra hoặc không được con
người tạo ra, nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và phát tri n cá nh n con
người [68, 13]
Nhà nghiên cứu Lê Đức Phúc quan niệm:
Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập th và cá nh n, phản ánh mối quan hệ
chủ th - khách th được đánh giá và xuất phát từ điều kiện lịch sử, xã hội thực tế và phụ
thuộc vào trình độ phát tri n nh n cách. Khi đã được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá
trị trở thành động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định [68, 14]
Nhà giáo dục Tsunesaburo Makiguchi (Nhật Bản) quan niệm:
Giá trị là sự th hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa chủ th đánh giá
và đối tượng của sự đánh giá [41, 108]
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh xác định:

13



×