Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học ở hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HĨA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
----------------------------

Lª Cao Thắng

hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống
cho sinh viên hiện nay
(qua Khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội)

Chuyên ngành

: Văn hóa học

MÃ số

: 62 31 06 40

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học

Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts nguyễn duy bắc

Hà Nội - 2013


2
Lời Cam đoan
Tôi xin cam đoan luận án là do tôi viết và chưa


công bố. Các cứ liệu nêu ra trong luận án là trung thực,
khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời
cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Nghiên cứu sinh

Lê Cao Thắng


3
Mục lục
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

Trang
2
3
4
5
6

Mở đầu


Chương 1: những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc

1.1. Quan niệm về giá trị và giá trị văn hoá
1.2. Truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá truyền thống của
dân tộc Việt Nam
1.3. Giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên Việt Nam

16
16
25
38

Chương 2: thực trạng hoạt động giáo dục các giá trị
văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay

Các nhân tố tác động đến việc giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho sinh viên hiện nay
2.2. Thực trạng hoạt động của các chủ thể giáo dục trong công tác
giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên
2.3. Về ý thức, thái độ của sinh viên trong việc kế thừa và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống

54

2.1.

54
62

98

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả giáo dục giá trị văn hoá truyền
thống cho sinh viên hiện nay

3.1.
3.2

Dự báo tình hình sinh viên trong thời gian tới
Phương hướng giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh
viên trong thời gian tới
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá
trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay
Kết luận
Danh mục công trình của tác giả
tài liệu tham khảo
phụ lục

130
130
136
143
173
176
177
185


4


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

BCH

:

Ban Chấp hành

CLB

:

Câu lạc bộ

CNH, HĐH :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

:

Chủ nghĩa xà hội


ĐH

:

Đại hội

KTX

:

Ký túc xá

KT-XH

:

Kinh tế - xà hội

SV

:

Sinh viên

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa


TNTN

:

Thanh niên tình nguyện

TNXH

:

Tệ nạn xà hội

TTCKCM

:

Tuyên truyền ca khúc cách mạng

XHCN

:

XÃ hội chủ nghÜa


5

Danh mục các bảng
Trang

Bảng 1: Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách Nhà nước

64

Bảng 2: Tần suất tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường có liên quan
đến giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên

81

Bảng 3: Các hoạt động nhà trường đà tổ chức

82

Bảng 4: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục sinh viên

96

Bảng 5: Số liệu về công tác phát triển đảng viên mới là sinh viên (từ
1998 đến 2011)

99

Bảng 6: Thống kê kết quả học tập của sinh viên loại suất sắc, giỏi,
khá, trung bình khá

103

Bảng 7: Số liệu tổng hợp kết quả giải thưởng Sinh viên nghiên cứu
khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo


104

Bảng 8: Những đức tính tốt của sinh viên hiện nay được biểu hiện

111

Bảng 9: Thống kê về kỷ luật sinh viên vì phạm tội, ma tuý, tệ nạn xà héi

122


6
Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
XÃ hội càng phát triển hiện đại, con người càng phải hiểu sâu những giá
trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Bởi lẽ sức sống của một dân tộc
chính là nhờ các yếu tố nội sinh, trong đó những giá trị văn hoá truyền thống
là yếu tố nội sinh quan trọng nhất, một động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH
không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá
và hội nhập quốc tế hiện nay thì vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống càng trở nên bức thiết.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đà để lại nhiều truyền thống vô cùng quý giá.
Đó là truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết cộng đồng; truyền thống
nhân ái, khoan dung; truyền thống hiếu học tôn sư trọng đạo và nhiều
truyền thống tốt đẹp khác. Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân
tộc đà tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Nhờ các giá trị văn hóa truyền
thống mà dân tộc Việt Nam đà luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều
dài lịch sử. Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc cần được giáo dục,
được truyền bá sâu rộng trong xà hội.
Tính đến năm học 2011 - 2012 cả nước có 419 trường đại học và cao

đẳng với tổng số hơn 2,2 triệu sinh viên. Đây là nguồn nhân lực quý giá của
đất nước bởi sinh viên là những người có tri thức, trẻ trung, năng động, nhiệt
tình và có hoài bÃo lớn. Lực lượng này có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến
sự phát triển KT-XH của đất nước trước mắt cũng như lâu dài.
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thanh niên sinh viên rất nhạy cảm với
cái mới, cái tiến bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những tác động từ bên
ngoài. Bởi vậy những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xà hội ở nước
ta trong những năm qua, nhất là quá trình chuyển sang nỊn kinh tÕ thÞ
tr­êng, më cưa héi nhËp qc tế, đà tạo nên những biến động trong đời
sống tinh thần thế hệ trẻ.


7
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường đà nảy
sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ người dân, trong
đó có sinh viên, làm thay đổi các quan điểm của họ về giá trị truyền thống của
dân tộc: Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hoá dân tộc, chạy
theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, đang gây hại đến thuần phong mỹ tục
của dân tộc đang diƠn ra trong x· héi ta hiƯn nay” [35, tr.15]. Trong những
năm gần đây trong một bộ phận thế hệ trẻ đà nổi lên hiện tượng đáng lo ngại
là sự sa sút về phẩm chất, đạo đức, chạy theo những giá trị vật chất đơn thuần,
tư tưởng sùng bái nước ngoài, coi thường hoặc lÃng quên các giá trị truyền
thống của dân tộc. Trong một bộ phận thế hệ trẻ cũng đà xuất hiện quan niệm
dân tộc hẹp hòi, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Nguy hiểm hơn, một số thế lực
xấu, thù địch ở nước ngoài đà lợi dụng toàn cầu hóa làm công cụ để truyền bá,
áp đặt văn hóa, tư tưởng của họ, thực hiện âm mưu chiến lược "diễn biến hòa
bình" mà đối tượng chúng nhằm vào đầu tiên là thế hệ, trẻ nhất là học sinh,
sinh viên. Những thay đổi đáng lo ngại trong thế hệ trẻ có phần do mặt trái
của toàn cầu hóa, nhưng cơ bản là do những yếu kém của chúng ta trong việc
giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng cho hệ trẻ chưa tương

xứng với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Trước tình hình này, việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống tốt
đẹp của dân tộc cho sinh viên cần được đặt ra một cách cấp thiết. Chọn vấn đề
Hoạt động giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay
(qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội)" làm đề tài luận án, chúng
tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về giá trị, giá
trị văn hoá, về các giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam, về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh các hoạt động giáo dục các giá
trị văn hóa truyền thống nhằm hình thành và hoàn thiện phẩm chất, đức tính
tốt đẹp cho sinh viên nước ta trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội
nhập quốc tÕ hiÖn nay.


8
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục lịch sử
văn hóa v giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là vấn đề được
Đảng, Nhà nước và xà hội ta rất quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu của
các tác giả đi trước đà đề cập đến, ở các mức độ khác nhau, vấn đề mà đề tài
luận án nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa, về các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các công trình của Trần Văn Giàu: Giá
trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1980); Phan Huy Lê - Vũ
Minh Giang: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (1994,
1996); Huỳnh Khái Vinh: Giá trị văn hóa truyền thống (2000); Hoàng Vinh:
Những vấn đề văn hóa trong lịch sư trun thèng d©n téc ViƯt Nam (2002);
Hå SÜ Q: Về giá trị và giá trị châu á (2005) v.v.. đà nêu rõ các quan niệm
về giá trị, giá trị văn hóa, giá trị xà hội, bảng giá trị, hệ thống giá
trị, chuẩn giá trị văn hóa... Theo các tác giả, có các giá trị truyền thống và
các giá trị mới hình thành do những điều kiện kinh tế - chính trị mới chi phối.

Đối lập với giá trị là phản giá trị - đi ngược lại các giá trị văn hóa, phản
lại các giá trị chân, thiện, mỹ. Các công trình nói trên cũng đà phân tích lịch
sử quá trình hình thành, phát triển và nội dung các giá trị văn hóa tinh thần
của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc, chỉ rõ
các mặt tích cực cần kế thừa, phát huy và mặt hạn chế, lỗi thời cần khắc phục,
xóa bỏ.
Thứ hai, nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong bối
cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng
xà hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình của
Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang: Các giá trị truyền thống và con người Việt
Nam hiện nay (1994, 1996); Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên: Giá
trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa (2002); Ngô Đức Thịnh


9
(chủ biên): Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (2010); Cù Huy Chử: Kế thừa giá trị
truyền thống văn hoá dân tộc trong xây dựng nền văn hoá nghệ thuật Việt
Nam (1995); Đỗ Huy: Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc
nhìn giá trị học (2001); Nguyễn Duy Bắc: Sự biến đổi các giá trị văn hóa
trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (2008); Nguyễn
Văn Lý: Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (2000); Võ Văn
Thắng: Kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá trun thèng trong viƯc x©y
dùng lèi sèng ë ViƯt Nam hiện nay (2005)... đà phân tích sâu sắc các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc, chỉ rõ các thời cơ và thách thức của nó trong bối
cảnh toàn cầu hãa héi nhËp kinh tÕ qc tÕ, x©y dùng nỊn kinh tế thị trường
định hướng xà hội chủ nghĩa hiện nay.
Thứ ba, nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhằm
xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên, sinh viên. Các công trình của Lê Thị

Hoài Thanh: Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục
đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (2003); Đặng Quang Thành: Xây
dựng lối sống có văn hoá cho thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công
cuộc đổi mới theo định hướng xà hội chủ nghĩa (2005); Nguyễn Thị Phương
Hồng: Phát huy tính tÝch cùc cđa thanh niªn, häc sinh, sinh viªn nh»m đáp ứng
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996); Nguyễn Đình Đức:
Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị của sinh
viên - thực trạng và giải pháp (1996); Hà Văn Phan: Tìm hiểu thực trạng, phương
hướng và những giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng trong điều kiện hiện nay (2000)... đà tập trung phân tích đặc điểm,
những nhân tố tác động đến chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của thanh niên,
sinh viên, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục sinh viên, xây
dựng môi trường văn hoá trong các trường đại học, cao đẳng.


10
Thứ tư, nghiên cứu xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá
lành mạnh ở thủ đô Hà Nội nói chung và ở các trường đại học ở Hà Nội
nói riêng. Các công trình của Nguyễn Viết Chức: Xây dựng tư tưởng, đạo
đức, lối sống và đời sống văn hoá ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2001); Ban cán sự Đảng
Đại học Hà Nội: Vai trò lÃnh đạo của Đảng trong xây dựng môi trường
văn hoá ở các trường đại học, cao đẳng Hà Nội (2001); Nguyễn Xuân
Phương: Vai trò của trí thức Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước (2004)... đà đề cập đến tầm quan trọng và sự
cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn
hoá ở Thủ đô Hà Nội, phân tích xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức
Thủ đô Hà Nội trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những
vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Mặc dù các vấn đề có liên quan đến đề tài khá phong phú nhưng cho

đến nay vẫn còn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu Hoạt động
giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua khảo sát
một số trường đại học ở Hà Nội). Việc nghiên cứu thực trạng đời sống văn
hoá tinh thần của sinh viên và giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống tốt
đẹp cho thanh niên, đặc biệt là sinh viên vẫn còn là một khoảng trống. Các
công trình nói trên mới chỉ tập trung vào việc xác định giá trị của văn hóa
truyền thống nói chung, chưa cho thấy rõ mối liên hệ cụ thể giữa văn hóa
truyền thống với sự phát triển của sinh viên hiện nay; chưa chỉ ra được các giải
pháp nhìn từ góc độ nhu cầu phát triển của học sinh sinh viên, về mối quan hệ
chặt chẽ giữa văn hóa truyền thống với thế hệ trẻ hôm nay; thiếu những đề
xuất mang tính kỹ thuật, các mô hình thực hành nhằm chuyển giao giá trị văn
hóa truyền thống đến sinh viên.


11
Hơn lúc nào hết sinh viên hiện nay cần phải được giáo dục truyền thống
dân tộc, kế thừa phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chuyển từ động lực
tinh thần trong chống ngoại xâm sang động lực tinh thần trong xây dựng kinh
tế, khắc phục nghèo nàn, lạc hậu, từng bước vươn lên tiến kịp các nước tiên
tiến trong khu vực và thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc và khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục các giá trị văn hoá
truyền thống cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống cho sinh viên hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ sinh viên phát
triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... góp phần vào việc
thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ là:
- Làm rõ quan niệm về giá trị và giá trị văn hoá, giá trị văn hóa truyền
thống và bản sắc văn hoá dân tộc; phân tích vai trò của việc giáo dục các giá
trị văn hoá truyền thống dân tộc đối với sinh viên hiện nay.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc giáo dục các giá trị văn
hoá truyền thống cho sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội
trong những năm qua.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên trong thời
gian tới.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giá trị văn hóa truyền thống và việc giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho sinh viªn.


12
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trong 11 trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1 Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích
những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản của dân tộc và việc giáo dục những
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho sinh viên. Luận án đánh giá hoạt
động của các chủ thể giáo dục trong công tác giáo dục giá trị văn hoá truyền
thống cho sinh viên, đánh giá về ý thức, thái độ của sinh viên trong việc kế
thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
4.3.2. Phạm vi không gian: Luận án tiến hành điều tra, khảo sát tại một
số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm:

- Khối trường kinh tế - kỹ thuật: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học
kinh tế quốc dân, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Nông nghiệp I, Đại học
Kiến trúc HN.
- Khối trường xà hội và nhân văn: Đại học Khoa học xà hội và nhân văn,
Đại học văn hóa HN, Đại học Công đoàn Việt Nam; Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Trường Đại học Dân lập Đông Đô và Học viện Kỹ thuật quân sự.
4.3.3. Phạm vi thời gian: từ năm 1998, sau khi có Nghị quyết Hội nghị
lần thứ năm, BCH Trung ương khóa VIII đến nay (2012).
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc còn chưa được nhận thức đầy
đủ, toàn diện, thậm chí còn không ít những nhận thức lệch lạc trong một bộ phận
sinh viên.
- Việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên là yêu
cầu cấp thiết nhưng chưa được tổ chức một cách có ý thức tự giác cao từ các
cơ quan quản lý và các nhà trường.
- Việc tiếp nhận, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
dân tộc của sinh viên trong đời sống vẫn còn nhiều hạn chế, bị động; vai trß


13
của các nhà trường và các thiết chế văn hóa xà hội khác trong việc giáo dục
các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên vẫn còn mờ nhạt, chưa trở thành
thiết chế văn hóa - xà hội quan trọng cho sinh viên.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về văn hóa, về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bồi dưỡng, giáo
dục thanh niên, sinh viên.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Việc tìm hiểu, phân tích các công trình của các nhà khoa học đi trước
về các vấn đề: giá trị, giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc Việt Nam; về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho thanh niên,
sinh viên; về xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh ở các
trường đại học hiện nay đà làm rõ tổng quan vấn đề nghiên cứu và nhận ra
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án.
6.2.2 Phương pháp điều tra x· héi häc
ViƯc pháng vÊn b»ng B¶ng hái cÊu trúc, người phỏng vấn sẽ trả lời các
câu hỏi theo một bảng hỏi đà được thiết kế sẵn. Nguồn thông tin thu thập được
là toàn bộ các câu trả lời đà được mà hóa từ các câu hỏi trong bảng hỏi. 1000
đối tượng được phỏng vấn là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ năm tại
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng
hỏi rất cần thiết cho việc lượng hóa thông tin về vấn đề nghiên cứu. Nguồn
thông tin thu từ phương pháp này được sử dụng làm tư liệu chính cho quá trình
phân tích.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát đời sống sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
trong quá trình học tập, rèn luyện, giao tiếp, ứng xử,.. để biết thêm những
thông tin về cuộc sống thực tại của họ và nhất là thái độ ứng xử của họ đối với
giá trị di sản văn hãa d©n téc.


14
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
Tập hợp các phương thức, thao tác nghiên cứu của văn hóa học để phân
tích các vấn đề về lý luận văn hóa (về giá trị, giá trị văn hóa truyền thống,...)
và thực tiễn hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên.
6.2.5. Phương pháp so sánh - lịch sử
Đối chiếu, so sánh các giá trị văn hóa truyền thống trong mối liên hệ
với các giá trị văn hóa hiện đại trên cơ sở đó xác định những giá trị văn hóa

cần được giáo dục cho sinh viên.
6.2.6. Phương pháp xử lý thông tin khoa học xà hội bằng chương trình SPSS
Phương pháp này được sử dụng để tính tần suất và một số tương quan
của nguồn thông tin thu được từ bảng hỏi.
7. Những kết quả và đóng góp mới của luận án
Luận án có những kết quả và đóng góp cơ bản là:
- Hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hoá,
giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, trên cơ sở đó xác định
những giá trị văn hóa truyền thống cần được giáo dục cho sinh viên hiện nay.
- Xác định rõ vị trí của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, khẳng định vai trò to lớn của việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân
tộc nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc nhằm phát triển toàn diện sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay .
- Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho
sinh viên của các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Việc phân tích và đánh
giá đà chỉ rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế của việc giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ
sinh viên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ...
góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục ®µo


15
tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
tổ chức và cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về văn
hóa truyền thống và giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thanh niên

sinh viên.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (4 trang) và danh mục tài liệu
tham khảo (8 trang), phụ lục (22 trang), luận án gồm 3 chương chính.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc (37 trang).
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục các giá trị văn hóa truyền
thống cho sinh viên hiện nay (83 trang).
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viªn (46 trang).


16
Chương 1
NHữNG VấN Đề Lý LUậN Về GIá TRị
Và GIá TRị VĂN HOá TRUYềN THốNG CủA DÂN TộC

1.1. Quan niệm về giá trị và giá trị văn hoá
1.1.1. Quan niệm về giá trị
Các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới đà đề xuất nhiều quan niệm
về giá trị. Theo nhà nghiên cứu V.P. Tugarinov (Liên Xô):
Giá trị là những khách thể, những hiện tượng và những thuộc tính
của chúng, những cái cần thiết cho con người (tất yếu, có lợi,
hứng thú...) của một xà hội hay một nhóm nào đó cũng như một cá
nhân riêng lẻ, với tư cách là phương tiện thoả mÃn những nhu cầu
và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và những ý định
với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng [95, tr.13].
Còn nhà nghiên cứu M.M.Rozentan (Liên Xô) cho rằng:
Giá trị - những định nghĩa về mặt x· héi cđa kh¸ch thĨ trong thÕ
giíi chung quanh, nh»m nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực

của các khách thể ấy đối với con người và xà hội (cái lợi, thiện và
ác, cái đẹp, cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xÃ
hội hoặc tự nhiên) [95, tr.14].
Nhà nghiên cứu John Maciology (Hoa Kỳ) lại quan niệm:
Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó một thành viên của một
nền văn hoá xác định điều gì là đáng mong muốn, điều gì
không đáng mong muốn, điều gì là tốt hay dở, điều gì là đẹp
hay xấu [95, tr.14].
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Thuỷ xác định:
Giá trị là một hiện tượng xà hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện
tượng, các thuộc tính và quan hệ cđa hiƯn thùc, c¸c t­ t­ëng chn


17
mực, mục đích, lí tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xà hội được
con người tạo ra hoặc không được con người tạo ra, nhưng đều phục vụ
cho sự tiến bộ của xà hội và phát triển cá nhân con người [95, tr.13].
Nhà nghiên cứu Lê Đức Phúc quan niệm:
Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xà hội, tập thể và cá nhân, phản ánh
mối quan hệ chủ thể - khách thể được đánh giá xuất phát từ điều
kiện lịch sử, xà hội thực tế và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân
cách. Khi đà được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị trở thành ®éng
lùc thóc ®Èy con ng­êi theo mét xu h­íng nhÊt định [95, tr.14].
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh xác nhận:
Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan cđa con
ng­êi vỊ bÊt cø mét hiƯn t­ỵng tù nhiên, xà hội và tư duy theo
hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách của
các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là những cái được
con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản
chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy đà hình thành và

định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm
của con người [93, tr.22].
Như vậy, các quan niệm về giá trị rất đa dạng, một số nhà nghiên cứu
coi giá trị như là những động cơ và nhu cầu cơ bản của con người; một số nhà
nghiên cứu khác coi giá trị là khuynh hướng, định hướng ẩn đằng sau nhu cầu
và động cơ, hoặc giá trị là những hoạt động có thể đo được chứ không phải là
xu hướng. Dù khá đa dạng nhưng các quan niệm về giá trị đều cho thấy những
nhận thức chung, cơ bản là:
Giá trị luôn mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay
mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thøc cđa con ng­êi (lµ chđ thĨ
trong mèi quan hệ với sự vật, hiện tượng) mà nó phụ thuộc vào sự xuất hiện,
sự tồn tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người. Hay nói cách kh¸c,


18
giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hƯ víi nhu cÇu cđa con ng­êi. T theo
viƯc con người có hay không có nhu cầu nào đó mà một sự vật hay hiện tượng
đối với con người là có giá trị hay không có giá trị.
Giá trị được tạo nên bởi thực tế của lịch sử xà hội và thực tiễn là tiêu
chuẩn của mọi giá trị. Giá trị được xem như là phương tiện thoả mÃn nhu cầu,
lợi ích của con người, vì mục đích tiến bộ xà hội và phát triển của từng cá
nhân. Khi đà nhận thức một cách đầy đủ nhất các giá trị trở thành những tiêu
chuẩn cho sự đánh giá, ưa thích và sự lựa chọn.
Mỗi giá trị phải được đo bằng những thước đo nhất định. Các thước đo
giá trị đà ra đời trong quá trình con người hoàn thiện công cụ lao động của
mình. Thước đo giá trị có thể hình dung như mức độ chi phí cơ bắp và tinh
thần mà cộng đồng thừa nhận. Đó là thước đo cơ bản hoặc là chiều đo cơ bản
với mọi kích thước mang giá trị. Vì vậy, một hiện tượng nào đó được thẩm
định về mặt giá trị trước hết nó phải được đánh giá. Do đó, khái niệm giá trị về
bản chất có mối quan hệ với cách đánh giá. Và dùng thước đo lao động xà hội

đánh giá nó sẽ mang ý nghĩa khách quan.
Tuy nhiên, muốn đánh giá được thì phải thông qua một quan hệ nhận
thức nào đó của con người. Do vậy, giá trị có mối quan hệ giữa chủ quan và
khách quan. Các mối quan hƯ chđ quan - kh¸ch quan gåm cã c¸c quan hệ cá
nhân với hiện thực và quan hệ cộng đồng với hiện thực. Vì thế có giá trị được
đo bằng một thước đo riêng của cá nhân và có giá trị được đo bằng thước đo
chung của cộng đồng. Việc hình thành các thước đo giá trị một cách khách
quan là một yếu tố quan trọng của cách tiếp cận giá trị học mácxít.
Giá trị là một lĩnh vực rất phức tạp, nó đà trở thành đối tượng của một
khoa học về giá trị gọi là giá trị học.
Giá trị học có nguồn gốc từ trong triết học cổ đại, nhưng mÃi đến giữa
thế kỷ XIX trở đi nó mới tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học. Đối
tượng nghiên cứu của nó là những giá trị, nhất là những giá trị tinh thần.


19
Nhiệm vụ của giá trị học là nghiên cứu bản chất và quy luật của giá trị nói
chung, mối quan hệ giữa giá trị và đánh giá, phân loại và hệ thống hoá các giá
trị, xác định đặc điểm của từng loại giá trị. Khái niệm giá trị trong giá trị
học phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất để phân biệt với khái niệm giá trị
của kinh tế chính trị học. Theo giá trị học thì không riêng gì hàng hoá mới có
giá trị. Bất cứ sự vật hay hiện tượng nào, chỉ cần nó có khả năng thoả mÃn một
nhu cầu nào đó của con người, thì nó cũng được con người coi là có giá trị.
Nếu không thì nó sẽ là vô giá trị, phản giá trị.
Có hai loại giá trị: giá trị vật chất (thoả mÃn những nhu cầu vật chất) và
giá trị tinh thần (thoả mÃn những nhu cầu tinh thần). Trong các giá trị tinh
thần, người ta thường nói đến giá trị khoa học (cái chân lý), giá trị chính trị
(cái chính nghĩa, cái cách mạng), giá trị pháp luật (cái hợp pháp), giá trị đạo
đức (cái thiện, cái tốt), giá trị thẩm mỹ (cái đẹp).
Như vậy giá trị là tồn tại khách quan. Các vật, các tư tưởng mang giá trị,

các bậc thang giá trị, các kiểu giá trị không phụ thuộc vào cá nhân người này
hay người khác. Tuy nhiên mỗi giá trị chỉ biểu hiện thông qua đánh giá và thể
hiện tính có ích trong cải biến thực tiễn.
Đánh giá bao giờ cũng dựa vào một hệ chuẩn mực nhất định. Hệ chuẩn
mực này chính là giá trị gốc của một vật, một hiện tượng, một tư tưởng mang
giá trị. Chuẩn mực là các quy định chung về các quan hệ đồng thuËn cña mét
nhãm ng­êi, cña mét giai cÊp, cña mét cộng đồng dân tộc. Có các chuẩn mực
của cộng đồng về phương diện này hay phương diện khác. Nó chỉ đạo và đề ra
nguyên tắc có thể chấp nhận được hay không thể chấp nhận được. Các chuẩn
mực này gắn víi rÊt nhiỊu u tè kh¸c nhau nh­: thÕ giíi quan, trình độ dân
trí, hệ tư tưởng... Trong lịch sử phát triển của con người hàng vạn năm, sự
phong phú của các hoạt động thực tiễn đà tạo ra nhiều hệ chuẩn, nhiều loại
hình chuẩn mực và nhiều cấp độ cđa chn mùc kh¸c nhau. Cã hƯ chn cho
c¸c gi¸ trị sử dụng, có hệ chuẩn cho các giá trị đạo đức, có hệ chuẩn cho các


20
giá trị thẩm mỹ. Có hệ chuẩn mực cho các giá trị vật chất và cho các giá trị tinh
thần. Các hệ chuẩn mực đều có ba đặc tính: kìm hÃm, cho phép, định hướng.
Như vậy, các chuẩn mực không chỉ chi phối các hành vi bên ngoài, mà
còn là tiêu chuẩn của các hoạt động xúc cảm, tư tưởng của tự ý thức về cái
đúng, cái sai, cái phải, cái trái, cái biết ơn, và cái không biết ơn, cái nên làm
và không nên làm. Các chuẩn mực này đan kết và ràng buộc mọi hoạt động
của con người.
Trên bình diện khác, người ta có thể chia các lĩnh vực giá trị thành giá
trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị xà hội. ở một bình diện khác nữa có thể xác
định các giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo, giá
trị văn hoá, giá trị lịch sử... Vì thế, chuẩn mực định hướng các giá trị trong xÃ
hội là vô cùng phong phú.
Chuẩn mực là sự áp dụng cụ thể vào các giá trị - giá trị có tính khái quát

hơn chuẩn mực. Giá trị không quy định cụ thể cho những tình huống cụ thể.
Các giá trị có ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung chuẩn mực. Một trong những
biểu hiện của giá trị là sự lựa chọn, sự chấp nhận, sự ủng hộ và không ủng hộ.
Các lựa chọn và các chấp nhận này phản ánh các giá trị khác nhau. Nếu các
giá trị cộng đồng được ưu tiên thì hệ chuẩn của nó sẽ cụ thể hoá giá trị đó.
Qua xem xét các quan niệm về giá trị ở trên, có thể xác định rằng: Giá
trị là những cái thuộc về sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà
có ý nghĩa đối với xà hội, một nhóm người và cá nhân, với tư cách là phương
tiện thoả mÃn những nhu cầu và lợi ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con
người về những mục đích và phương thức ứng xử lý tưởng. Như vậy, giá trị ở
đây được hiểu theo nghĩa là:
Các đặc tính của sự vật, hiện tượng tồn tại một cách khách quan không
phụ thuộc vào ý thức chủ quan cđa con ng­êi, xt hiƯn trong ph¹m vi tån t¹i
mèi quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình hoạt động.
Là cái có ý nghĩa đối với con người (chủ thể) và là đối tượng của nhu
cầu, lợi Ých.


21
Đối với ý thức, nó đóng vai trò định hướng, ®iỊu chØnh trong quan hƯ
thùc tiƠn cđa con ng­êi ®èi với sự vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, các giá
trị khi được nhận thức trở thành cái có ý nghĩa, biểu thị với tư cách là mục
đích và phương thức ứng xử lý tưởng được chủ thể đặt ra trong quá trình hoạt
động thực tiễn.
1.1.2. Quan niệm về giá trị văn hoá
Hoạt động sáng tạo là thành tố quan trọng tạo nên các giá trị văn hoá
khoa học, nghệ thuật, chứa đựng các giá trị nhân văn. Sáng tạo là sức sống, là
nhịp đập, là quả tim của mỗi nền văn hoá nên nó được coi là giá trị gốc. Lôgic
vận động lạc quan của lịch sử chính là lôgic của sự sáng tạo và đó cũng là
trung tâm của các giá trị văn hoá.

Các hoạt động sáng tạo của cá nhân chỉ trở thành thành tố văn hoá của
xà hội khi chúng tham gia vào các định chuẩn và hệ thống giá trị của xà hội.
Lao động là nội dung cơ bản tạo nên các hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên các
chuẩn mực và các hệ thống giá trị văn hoá không lấy lao động cụ thể làm
thước đo. Lần đầu tiên trong lịch sử các học thuyết về chuẩn mực và giá trị,
Mác đà coi lao động trừu tượng mới tạo nên bản chất của các chuẩn mực và
các giá trị. Các hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân phải được xà hội hoá, phải
được đo b»ng c¸c quan hƯ x· héi míi cã ý nghÜa văn hoá thực sự. Như vậy các
sáng tạo có ý nghĩa văn hoá phải đáp ứng các lợi ích rộng hơn lao động cụ thể
đà được đối tượng hoá. Các hoạt động sáng tạo không thể có giá trị nếu nó tự
đo lấy nó.
Thành tố văn hoá quan trọng để đo, để kích thích, để phát động và để
kiểm soát các nhịp đập của các nền văn hoá, là các chuẩn mực và các giá trị.
Để trở thành văn hoá, các hoạt động sáng tạo của con người được kích thích
bởi các quan hệ rất vô hình, những quy tắc, những sự cho phép và không cho
phép in hằn vào trong các ứng xử, các quan hệ tình cảm. Nó thôi thúc người ta
nên làm hay không nên làm, nó ràng buộc người ta phải làm hay không được


22
làm. Đó là các ràng buộc xà hội đà trở thành quy tắc chung về ứng xử xà hội.
Khuyến cáo mọi người chấp nhận hay không chấp nhận. Những ràng buộc này
gọi là những chuẩn mực văn hoá. Chuẩn mực đề ra những nguyên tắc đan kết
ở chiều sâu trong các quan hệ xà hội tạo nên những định hướng cho mọi quan
hệ văn hoá. Các chuẩn mực này có thể là tập quán tạo ra các thói quen một
cách tự giác của một cộng đồng văn hoá nhất định. Các tập quán này ít đòi hỏi
sự tuân thủ nghiêm ngặt và phạm vi hoạt động của nó cũng không rộng.
Các tập quán nếu trở thành phong tục thì các ứng xử văn hoá phải tuân
thủ mạnh mẽ hơn. Việc vi phạm các phong tục có thể gây nên những chấn
động, những cú sốc văn hoá bởi nó gắn bó rất sâu với các giá trị tinh thần của

xà hội. Phong tục con cái phải chăm sóc bố mẹ, trai gái thành hôn với nhau
phải được dòng họ hai bên thừa nhận... nếu vi phạm nó có thể làm xôn xao d­
ln x· héi. Cã nhiỊu phong tơc ®· biÕn thành luật pháp. Luật pháp là các
chuẩn mực cứng của một nền văn hoá. Được phép làm hay không được phép
làm có ý nghĩa rất quan trọng với sự sáng tạo văn hoá.
Trong mỗi nền văn hoá thường có những hệ thống chuẩn mực cùng phát
huy tác dụng đan kết các hoạt động văn hoá của con người. Đó là hệ thống các
chuẩn mực trong lao động, hệ thống các chn mùc trong giao tiÕp, hƯ thèng
c¸c chn mùc t­ tưởng, đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo.... Các hệ thống chuẩn
mực này bao chứa những định chuẩn quy định tính thông tin, tính kiểm soát
trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống tinh thần của xà hội tạo thành các
chuẩn mực về đạo đức, các chuẩn mực pháp luật, các chuẩn mực thẩm mỹ và
trí tuệ.
Với tư cách là một thành tố văn hoá xà hội, các hệ chuẩn mực có sự
điều chỉnh các loại lợi ích, có loại lợi ích chung và có cả các loại lợi ích nhóm.
Thông thường trong mỗi xà hội có hai loại hệ chuẩn mực: hệ chuẩn mực từ
trên xuống và hệ chuẩn mực từ dưới lên. Sự tương tác xà hội của hai loại hệ
chuẩn mực này có khi gặp gỡ nhau, có khi mâu thuẫn quyết liệt. Sự chống đối


23
hay hoà hợp giữa các hệ thống chuẩn mực không nhất thiết là từ dưới lên hay
từ trên xuống. Bản chất của sự không thuần nhất trong hệ chuẩn mực là do sự
phản ánh các lợi ích khác nhau trong các quá trình phát triển lịch sử của mỗi
xà hội. Sự vận động của các tính không thuần nhất đến một giới hạn chín muồi
hoặc khi xà hội có những biến động lớn làm xuất hiện các chuẩn mực mới.
Nền văn hoá có sự điều chỉnh lớn hay nhỏ tuỳ ở mức độ va chạm giữa các chuẩn
mực hoặc tính hợp lý hay không hợp lý của bản thân hệ thống chuẩn mực.
Với tư cách là những thành tố văn hoá của xà hội, các chuẩn mực đan
kết, điều chỉnh các hoạt động văn hoá, gìn giữ bản sắc dân tộc, tạo tính ưu trội

của các tầng lớp, các giai cấp, ràng buộc các thế hệ, xác định hoạt động giới
tính, chi phối các hoạt động nghề nghiệp.
Chuẩn mực là sự áp dụng cụ thể các giá trị vào đời sống xà hội. Giá trị
với tư cách là thành tố quan trọng của các quan hệ văn hoá là vì các hoạt động
nhận thức, ứng xử, sáng tạo được đánh giá bởi cộng đồng. Giá trị thông qua
đánh giá mà có. Giá trị thuộc về quyền lực của xà hội. Giá trị văn hoá là
những tư tưởng bao quát, được mọi người tin tưởng mạnh mẽ về cái gì là đúng
là sai, là thiện là ác, là đẹp là xấu, là hợp lý là phi lý, là mong muốn và không
mong muốn. Giá trị văn hoá có tính chất khái quát hơn chuẩn mực ở chỗ nó
không quy định những ứng xử cụ thể cho những tình huống cụ thể. Trong thực
tế cùng một giá trị có thể hỗ trợ một số chuẩn mực khác nhau, thậm chí xung
đột nhau. Thí dụ, giá trị được nhân dân ta tin tưởng là tinh thần cộng đồng.
Tinh thần ấy được hỗ trợ bởi những chuẩn mực đạo đức yêu thương đoàn kết,
song nó cũng được hỗ trợ bởi các chuẩn mực có tính địa phương.
Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh:
Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết
tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi
trường tự nhiên và xà hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến thỏa
mÃn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt


24
đẹp (chân, thiện mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người. Giá
trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu
tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ
giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xà hội [93, tr.22 -23].
Giá trị văn hoá là một hệ thống các quan hệ khách quan được quy định
bởi thực tiễn lịch sử, bởi tính thông tin rộng rÃi. Giá trị văn hoá gắn với các lợi
ích xà hội. Các giá trị văn hoá đều biểu hiện các lợi ích của các lực lượng xÃ
hội tiên tiến. Các giá trị văn hoá tiên tiến luôn tạo ra các định hướng làm tăng

trưởng cái đúng, cái tốt, cái đẹp... Các giá trị văn hoá thông qua đánh giá mà
có, tuy nhiên đánh giá không tạo nên giá trị. Nội dung khách quan của các giá
trị do lao động đà được kết tinh và đà được xà hội hoá quy định. Giá trị văn
hoá có tính quy định về mặt lịch sử. Có những giá trị lâu bền, có các giá trị
một thời và có các giá trị muôn thưở, có những giá trị thật và có những giá trị
giả. Giá trị giả không đứng vững trước sự lựa chọn và thử thách của thời gian.
Thế giới văn hoá là thế giới các giá trị. Lịch sử văn hoá là quá trình chiếm lĩnh
những giá trị, tạo dựng các mô hình lý tưởng theo mục tiêu thoả mÃn ngày
càng cao các nhu cầu của con người.
Biểu hiện rõ nét, quan trọng và tập trung nhất của các giá trị văn hoá
trong xà hội là giá trị đạo đức và lối sống. Đạo đức, lối sống là diện mạo cơ
bản của mỗi nền văn hoá. Mỗi nền văn hoá đều được hình thành bởi các quan
hệ đạo đức nhất định và cổ vũ cho một lối sống nhất định. Trong các hệ chuẩn
mực của xà hội thì các hệ chuẩn mực tạo nên diện mạo văn hoá xà hội cơ bản
nhất là hệ chuẩn mực về đạo đức và lối sống. Không có một nền văn hoá nào
thiếu vắng hệ chuẩn điều chỉnh là các giá trị đạo đức và lối sống.
Đạo đức đóng vai trò nền tảng trong mọi hoạt động văn hoá bởi vì cơ
chế của nó là sự quan hệ giữa người này và người khác. Đạo đức là một lĩnh
vực của con người mà bản chất của nó là các hành vi, các mối quan tâm,
những tình cảm được chia sẻ giữa người này và người khác theo những mục


25
tiêu và tiêu chí nhất định liên quan đến toàn bộ trật tự và tự do phức tạp của
cộng đồng. Đạo đức của con người là năng lực phục vụ những người khác và
xà hội một cách tự giác, tự nguyện và tự do. Đặc trưng của đời sống con người
và bản thân tính người hoặc nhân phẩm là đạo đức.
Đạo đức là phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xà hội,
giữa lợi ích xà hội và lợi ích cá nhân. Các hành vi đạo đức gắn bó với các ý
thức về sự tương quan giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Mỗi hành vi

đạo đức được thực hiện do ý thức soi sáng, tình cảm mách bảo và nghị lực
được thể hiện.
Trong thực tiễn văn hóa còn có các giá trị khoa học và giá trị thẩm mỹ
nghệ thuật. Chuẩn mực để phân xuất chúng được dựa vào các hình tượng phản
ánh: khoa học phản ánh bằng khái niệm, nghệ thuật phản ánh bằng hình
tượng. Tuy vậy, đây chỉ là chuẩn mực để phân chia giá trị khoa học hay giá trị
nghệ thuật. Còn bản thân giá trị khoa học hay giá trị nghệ thuật lại có một hệ
chuẩn của bản thân nó. Các chuẩn mực khoa học dựa vào sự khám phá mới tức là chuẩn mực sáng tạo, tạo thành nguyên lý của sự phát hiện; chuẩn mực
về nguyên lý chung, tức khoa học là tài sản chung và mọi người đều thừa nhận
thành tựu; chuẩn mực vô tư, không vụ lợi cá nhân. Các chuẩn về sự không
ngừng sáng tạo và tôn trọng tính khách quan.
Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng, dân tộc, quốc gia bao giờ cũng tạo
nên một hệ thống, có mối liên hệ và tác động hữu cơ với nhau. Đó là hệ thống
các giá trị văn hoá là hệ giá trị, hay bảng giá trị, thang giá trị văn hoá.
1.2. Truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá truyền thống của
dân tộc Việt Nam
1.2.1. Truyền thống và truyền thống dân tộc
Thuật ngữ truyền thống được sử dụng rất phổ biến và rộng rÃi trong
ngôn ngữ tiếng Việt, chẳng hạn như truyền thống gia đình, truyền thống cộng
đồng, truyền thống dòng họ, truyền thống dân tộc, truyền thống ngành, truyền


×