Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mặc cảm tội lỗi trong cái chết của người chào hàng và tất cả đều là con tôi của arthur miller

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.55 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................4
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi ................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................11
5. Đóng góp của luận văn...........................................................................12
6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................13
Chương 1.MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NGUỜI CHA ............................ 14
1.1. Ý thức sự tự lừa dối ............................................................................15
1.2. Mâu thuẫn giữa quá khứ và hiện tại ....................................................25
1.3. Bi kịch của người anh hùng hiện đại ...................................................32
Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHỮNG ĐỨA CON................ 41
2.1. Thế hệ lạc loài .....................................................................................41
2.2. Trách nhiệm trĩu nặng .........................................................................48
2.3. Khắc khoải thực tiễn ...........................................................................54
Tiểu kết ....................................................................................................... 60
Chương 3. MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NGƯỜI KINH DOANH ......... 61
3.1. Đồng tiền và lương tâm .......................................................................61
3.2. Tan vỡ “giấc mơ Mỹ” .........................................................................69
Tiểu kết ....................................................................................................... 77
KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 83

1


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Arthur Miller (1915– 2005) là một biên kịch, nhà văn người Mỹ và


nhân vật nổi bật trên sân khấu Mỹ trong thế kỷ 20. Arthur Miller nổi tiếng
thế giới có lẽ không phải vì ông là chồng (một thuở) của ngôi sao điện
ảnh Marilyn Monroe. Cũng không phải vì ông là Chủ tịch hội văn bút Quốc
tế (PENCLUB), mà trên tất cả, ông là một nhà văn, một nhà viết kịch vĩ đại.
Sinh ngày 17 -10 -1915 trong một gia đình không lấy gì làm khá giả, ông đã
trải qua tuổi thơ nghèo đói, làm đủ thứ nghề để kiếm sống: làm thư ký, làm
bồi bàn trong khách sạn và tự học ban đêm ở Đại học Tổng hợp Michigan
mà thành tài. Năm 1938 ông bước vào nghiệp viết lách. Viết kịch bản truyền
thanh nhưng không đủ sống, A. Miller lại phải làm nghề chào hàng. Chính
nghề này đã cho ông những kinh nghiệm và thực tế để rồi sau này viết
được Cái chết của người chào hàng (Death of a Salesman), một vở kịch
thành công trên mọi phương diện cả về danh tiếng và tài chính.
Phần nhiều những tác phẩm kịch của Arthur Miller đều được ông lấy
nguyên mẫu từ cuộc sống hằng ngày của nước Mỹ. Trên cơ sở đó, ông đã tái
tạo hình tượng nhân vật và chi tiết để tạo nên kịch tính cho từng vở kịch.
Nhân vật của Miller có đủ thành phần xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác, giới
tính… tất cả là người Mỹ được cô đúc lại với đầy đủ tâm lý của một dân tộc
trong xã hội tiêu dùng hậu công nghiệp. Ông đề ra nguyên tắc cho mình:
“Trước khi viết ra giấy một chữ nào, tôi cần nắm được chắn chắn các hình
tượng này đã nảy sinh trong tôi, khi tôi nhìn thấy mọi ngóc ngách của tâm
hồn. Bao giờ tôi cũng xuất phát từ một cá nhân cụ thể. Các sự kiện và các
hồi lớp của sân khấu, tính tổng hợp của kịch trường - rồi chúng sẽ đến sau,
2


tôi không hề quan tâm đến điều đó khi tôi đã nắm chắc được tất cả đặc điểm
nhân vật đó”[11;5].
Là một người không bao giờ chấp nhận ý nghĩa bên ngoài của Giấc mơ
Mỹ, Arthur Miller đã muốn đặt những câu chuyện riêng tư nhất trong một
bối cảnh xã hội rộng lớn. Đó là một trong những lý do mà ông có thể được

xem là nhà viết kịch vĩ đại nhất của Mỹ trong thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời
và sự nghiệp của mình, Miller vẫn luôn coi trách nhiệm xã hội là mục tiêu
của cuộc sống. Như Chris Keller nói với mẹ trong Tất cả đều là con tôi: “Có
thể trở nên tốt hơn. Dứt khoát ba mẹ phải biết có cả một thế giới bên ngoài,
và ba mẹ có trách nhiệm với nó”[11,116]. Tác phẩm của Miller được truyền
tải với ý thức trách nhiệm đối với nhân loại và đối tượng của ông. Một số ví
dụ mạnh mẽ về nhân vật miêu tả cuộc đấu tranh giữa ý thức và trách nhiệm
xã hội của họ là Joe Keller trong Tất cả đều là con tôi và Willy Loman
trong Cái chết của người chào hàng.
Thành công đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của Arthur Miller là tác
phẩm Tất cả đều là con tôi (1947) nhưng phải đến vở kịch Cái chết của
người chào hàng (1949) thì tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Tác phẩm Cái
chết của người chào hàng đã mang về cho Miller giải thưởng Pulitzer vào
năm 1949. 50 năm sau khi được trình diễn lần đầu, vở kịch lại nhận được
giải thưởng Tony Award cho những vở kịch hay nhất tái diễn trên sân khấu
Broadway vào năm 1999.
Như vậy, người viết đã quyết định lựa chọn hai tác phẩm đã tạo ra
những bước ngoặt trong sự nghiệp của nhà văn để tiến hành nghiên cứu
những đặc điểm biểu hiện trong sáng tác. Nghiên cứu vở kịch Tất cả đều là
con tôi và Cái chết của người chào hàng từ góc độ tâm lí nhân vật chính là
chìa khóa giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm của nhân vật trong văn
học hiện thực, hiểu được những giá trị của vở kịch, tư tưởng của nhà văn
cũng như đặc điểm của thời đại.
Mặt khác, nghiên cứu hai vở kịch này còn là một việc làm cần thiết để
3


thấy được những giá trị tư tưởng mà các nhân vật muốn truyền tải. Qua đó,
việc nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc giảng dạy bộ môn kịch trong nhà
trường. Bởi thế luận văn chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Mặc

cảm tội lỗi trong Tất cả đều là con tôi và C i c t c

n

i c ào àn

của Arthur Miller” với mong muốn góp chút công sức vào việc tìm hiểu và
nghiên cứu về nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới ở Việt Nam.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu bằng tiếng Anh
Tháng 5 năm 2001, Stefani Koorey đã cho phát hành cuốn Arthur
Miller's Life and Literature (Cuộc đời và văn học của Arthur Miller). Cuốn
sách của Koorey được giới nghiên cứu đánh giá cao. Như tiêu đề của cuốn
sách cho thấy, nó là một hướng dẫn đầy đủ thư mục, chú thích để nghiên
cứu Arthur Miller bằng tiếng Anh. Ngay từ phần mục lục của cuốn sách cho
thấy sự hữu dụng của nó: sau một trình tự thời gian, Koorey đưa ra các tác
phẩm chính, liệt kê tất cả các vở kịch sân khấu, kịch bản và các tác phẩm
sân khấu nhỏ hơn, sau đó là các tác phẩm chưa được xuất bản, tiểu thuyết và
thơ. Trong phần điểm về sách báo, tác giả đã liệt kê các sách, lời giới thiệu
và giới thiệu tiểu luận, bài diễn văn, thư từ, phát biểu (nhận xét ngắn gọn
trong các tác phẩm của người khác). Bà cũng sắp xếp các cuộc phỏng vấn
trong ấn phẩm và trên các phương tiện điện tử, cũng như trong các bản thảo,
thư từ, bản ghi, các bộ sưu tập ảnh và các bộ sưu tập khác. Đối với các tác
phẩm phụ, cuốn sách liệt kê các thư mục và danh sách kiểm tra trước, luận
văn, bài báo tiểu sử, tiểu luận và tiểu sử (sắp xếp theo thứ tự thời gian và
còn được lập chỉ mục). Sau đó sách còn liệt kê các tác phẩm phê bình liên
quan đến Miller nói chung: sách, tiểu luận trong sách, tiểu luận trong các tạp
chí và tạp chí, bài tiểu luận trên báo và tóm lược ngắn gọn. Tiếp theo nó liệt
kê từng vở kịch và sự phân tích các nghiên cứu phê bình như sách, tiểu luận,
phê bình (Broadway, London, và khu vực), cũng như bình luận về các bộ

phim, đài phát thanh và truyền hình, tiểu thuyết và phi viễn tưởng, các bài
4


báo chưa công bố của Miller...
Với sự dụng công trên, thiết nghĩ mỗi thư viện đại học và các nhà
nghiên cứu về Arthur Miller đều nên có cuốn sách này.
Năm 2004, Penguin là nhà xuất bản hàng đầu Anh về văn học cổ điển
trên thế giới đã cho phát hành cuốnThe Portable Arthur Miller (Penguin
Classics)(Tác phẩm Arthur Miller). Bộ sưu tập cổ điển này có một tuyển tập
các tác phẩm kiệt tác của Arthur Miller. Bộ sách này cũng bao gồm các tài
liệu hoàn chỉnh của Afterthe Fall (Sau sự sụp đổ), The American Clock
(Đồng hồ Mỹ), The Last Yankee (Người Mỹ cuối cùng) và Broken Glass
(Cốc vỡ) đoạt giải thưởng Olivier cho Vở kịch hay nhất năm 1995, cũng như
những đoạn trích từ cuốn hồi ký Timebends của Miller. Một bài luận của
Harold Clurman và lời giới thiệu của Christopher Bigsby bàn về vị trí của
Miller như một trong những nhà viết kịch vĩ đại nhất của mọi thời đại và
tầm quan trọng của ông đối với văn học thế kỷ 20.
Ra đời năm 2005, cuốn sách: Arthur Miller: A Critical Study (Arthur
Miller: Nghiên cứu phê bình) là một trong những tài liệu quan trọng và phổ
biến nhất về Arthur Miller của Christopher Bigsby. Đây được coi là một cái
nhìn sâu sắc thú vị về một nhà viết kịch vĩ đại, là công trình khoa học
nghiên cứu có giá trị về Arthur Miller từ trước đến nay. Trong sự nghiên
cứu toàn diện này, Christopher Bigsby đã khám phá nhiều mặt tác phẩm của
Arthur Miller, bao gồm các vở kịch, thơ, tiểu thuyết và phim truyện. Sử
dụng các tài liệu chưa được xuất bản và chưa biết trước đó, kể cả các cuộc
trò chuyện với Miller, Bigsby vẽ một bức tranh hấp dẫn về cách các tác
phẩm của Miller gây ảnh hưởng và tạo ra ánh sáng trong các sự kiện ở thế
kỷ 20 và 21. Đây là trường hợp rất đặc biệt vì cuốn sách đã được xuất bản
đầu năm 2005, ngay trước khi nhà soạn kịch qua đời ở tuổi 88. Do đó cuốn

sách chứa đựng những suy tư về những gì mà Miller muốn thể hiện qua toàn
bộ tác phẩm của mình, kể cả vở kịch cuối cùng của ông, được sản xuất vào
năm 2004. Trước đây Bigsby đã từng xuất bản nhiều ấn phẩm về Miller,
5


đáng chú ý nhất là: File on Miller(Hồ sơ Miller) (Methuen, 1988), Arthur
Miller and Company (Arthur Miller và đồng sự) (Methuen, 1990), và The
Cambridge Companion to Arthur Miller (Người đồng hành của Cambridge
với Arthur Miller) (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1977). Trong các
chương khác, Bigsby đề cập đến các vấn đề lớn hơn về Arthur Miller: Time–
Traveller (Thời gian và lữ khách), Tragedy (Bi kịch), The Shearing Point
(Điểm cắt), Fiction (Hư cấu) và Arthur Miller as a Jewish Writer (Arthur
Miller như một nhà văn Do Thái). Ngay cả những bài giới thiệu ngắn gọn,
Bigsby cũng cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của ông về Miller như một con
người và một nhà viết kịch thiên tài. Bigsby khám phá những mối bận tâm
của Miller, ví dụ như gia đình, đặc biệt là cha -con trai, và với nước Mỹ.
Cái chết của người chào hàng, Thử thách khốc liệt, Tất cả đều là con
tôi và Cái nhìn từ trên cầu (A View From The Bridge) là những kiệt tác đảm
bảo vị trí của Arthur Miller là nhân vật hàng đầu của sân khấu Mỹ. Vào thời
điểm kỷ niệm 100 năm sinh nhà soạn kịch vào tháng 10 năm 2015, Penguin
Classics xuất bản ấn bản bìa cứng của bốn vở kịch thiết yếu này cùng với
các bức ảnh về các sản phẩm sân khấu do vợ của Miller, Inge Morath và các
nhiếp ảnh gia khác thực hiện.
Tháng 4 năm 2004, trên tạp chí Humanities, William R. Ferris đã thực
hiện cuộc phỏng vấn nhà văn Miller về đạo đức và vai xã hội của nghệ sỹ.
Cuộc trò chuyện liên quan đến vấn đề đề tài sáng tác của nhà văn, cũng như
nhiều bài viết khác đã đề cập đến, đó là những tác phẩm về các vấn đề bi
kịch cá nhân, quan hệ cha - con, những giá trị của tác phẩm. Bên cạnh đó,
Arthur Miller còn hé lộ những suy nghĩ khác về chuyện sáng tác, về tiểu

thuyết và cuộc sống, về nhà văn và nhân vật, về nghệ thuật thể hiện và nội
dung đề tài.
Các bài viết trên tạp chí Arthur Miller Journal (Tạp chí Arthur Miller)
xuất bản hàng năm của Penn State, ra đời nhằm mục đích thu hút được
nhiều độc giả đọc cả tác phẩm kịch tính và không kịch tính của Arthur
6


Miller và tham dự các vở kịch của ông. Tạp chí này được liên kết với Hiệp
hội Arthur Miller, với mục đích chính là thúc đẩy nghiên cứu của Arthur
Miller, công việc của ông và cung cấp một di sản to lớn cho những đóng
góp vĩ đại của Arthur Miller đối với văn học Mỹ.
Cùng với đó là một số bài viết phỏng vấn Miller, hay một loạt bài điểm
sách trên các tờ báo nổi tiếng thế giới như New York Times, Paris, Amazon,
Humanities, BBC, CNN,… đều là những nỗ lực tìm tòi của người nghiên
cứu về một tác gia vĩ đại Arthur Miller. Tư tưởng của ông mang những dấu
ấn rõ nét của một nền văn học thời đại mới được biểu hiện trong nội dung
sáng tác cũng như các cách tân về mặt nghệ thuật.
Trên thế giới, do tầm quan trọng và ảnh hưởng của Arthur Miller trong
sân khấu Mỹ và sân khấu phương Tây nên kể từ ngày các vở kịch của
Arthur Miller xuất hiện đã có nhiều sách, nhiều công trình nghiên cứu về tác
giả và tác phẩm của ông. Trong điều kiện hạn chế về tư liệu, ngoại ngữ, và
phạm vi đề tài của luận văn, người viết chỉ xin giới hạn trong các tư liệu
(viết bằng Anh ngữ) đã được xuất bản ở Mỹ hoặc một số nước khác.
Nhìn chung, ngoài những bài viết mang tính chất viết tiểu sử, cuộc
sống,các nghiên cứu về Arthur Miller và các vở kịch của ông tập trung vào
các vấn đề cụ thể sau:
- Vị trí của Arthur Miller trong lịch sử sân khấu Mỹ và thế giới
Các tác giả Mỹ và thế giới khi viết tiểu sử và nghiên cứu các tác phẩm
của Arthur Miller đều nhấn mạnh tính hiện thực và cập nhật các vấn đề xã

hội trong các tác phẩm của Arthur Miller, xếp ông là tác gia của sân khấu ý
tưởng (The Theatre Of Ideas), nhập cuộc chính trị (Politically Engaged), xếp
hạng ông là một trong ba nhà soạn kịch Mỹ (cùng với E. O‟Neill và T.
Williams) tiêu biểu, tầm cỡ thế giới.
- Những chủ đề trong các vở kịch của Arthur Miller
Các vở kịch của Arthur Miller đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng trong
xã hội Mỹ, một xã hội tiêu thụ điển hình, như quan hệ cá nhân – gia đình –
7


xã hội, vị thế đồng tiền, tội ác và trách nhiệm của mỗi con người trong xã
hội, thân phận và sự cô đơn của những con người “nhỏ bé”, bình thường
trong xã hội tiêu thụ, vai trò và lối sống của những cá nhân thành đạt, vị kỉ
hay bình thường…
- Phương pháp nghệ thuật biên kịch của Arthur Miller
Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp nghệ thuật biên kịch của
Arthur Miller chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhiều trường phái kịch khác nhau
trong lịch sử nghệ thuật biên kịch phương Tây, trong đó đặc biệt là kịch cổ
điển Hy Lạp và chủ nghĩa hiện thực Ibsen. Một số tác giả cũng cho rằng đôi
khi Arthur Miller quá chú trọng đến tính khuynh hướng, luận đề mà trong
một số vở của ông thể loại bi kịch bị phá hoại bởi thể loại kịch xã hội. Hoặc
có vở kịch của ông là theo chủ nghĩ Mác, được truyền cảm hứng từ văn học
Đảng. Nhưng chính các nhà lí luận phê bình nghệ thuật và xã hội Mácxít lại
nhận định: “Kịch của Arthur Miller đúng ra là nghệ thuật của các câu hỏi,
chứ không phải là trả lời cho những câu hỏi đó!”.
2.2. Nghiên cứu bằng tiếng Việt
Cho đến nay ở Việt Nam, nghiên cứu về Arthur Miller và những tác
phẩm của ông hầu như chưa có gì đáng kể. Các công trình tổng hợp về văn
học, nghệ thuật thế giới biên soạn hoặc dịch thuật xuất bản ở trong nước
thường chỉ phác qua mấy nét tiểu sử và một vài tác phẩm chính của Arthur

Miller. Đáng chú ý hơn cả là các bài viết giới thiệu về hai vở kịch đã được
dịch và xuất bản ở Việt Nam Cái chết của người chào hàng và Tất cả đều là
con tôi.
Trong số đó, có không ít những công trình tâm huyết của các tác giả
như Trần Yến Chi, Lê Đình Cúc, Lê Huy Bắc... Qua đây, rất nhiều những
phương diện đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật kịch của Arthur
Miller được phân tích như tư tưởng của tác giả, nghệ thuật ngôn từ, cấu trúc,
nội dung về tình yêu, tính chất trừu tượng, đặc biệt là nghệ thuật biên kịch
của Arthur Miller.
8


Năm 2009, luận án tiến sĩ Nghệ thuật biên kịch Arthur Miller của Trần
Yến Chi đã đem lại cho người đọc Việt những suy nghĩ và tư duy mới mẻ,
rằng kịch Arthur Miller có nhiều nét tương đồng với kịch nói Việt Nam.
Trần Yến Chi dẫn lời Đình Quang: chỉ có duy nhất một vở diễn của tác
giả Arthur Miller được dàn dựng trên sân khấu nước ta nhưng từ thời chiến
tranh chống Mỹ cứu nước. Và cũng mới chỉ có hai vở kịch của ông được
dịch, in ấn ở Việt Nam là Cái chết của một người chào hàng và Tất cả đều
là con tôi vào những năm 70 của thế kỷ trước. “Tôi không ngần ngại để
khẳng định đó là một cuốn sách nghiêm túc và sâu sắc của một đạo diễn trẻ
trước một tác giả lớn mà mình kính trọng và khao khát được thể hiện trên
sân khấu”. Khi nghiên cứu, Trần Yến Chi còn phải vượt qua rào cản ngôn
ngữ, cùng sự nghèo nàn về tư liệu, buộc chị phải “gõ cửa” nhiều nguồn
trong và ngoài nước”, Đình Quang nói tiếp: “Cuốn sách không chỉ bổ ích
riêng cho giới sân khấu mà còn có ích cho giới nghiên cứu văn học, người
yêu kịch nói, nhất là trong bối cảnh các tác giả đến từ nước Mỹ chúng ta còn
ít có điều kiện tiếp cận. Và Yến Chi đang muốn lan tỏa tình yêu sân khấu,
yêu văn học đến mọi người”.
Tháng 6 năm 2011, bài báo Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ

và thế giới của Lê Đình Cúc đăng trên báo Văn nghệ quân đội, đã khẳng
định lại vị trí cũng như vai trò của Arthur Miller trong nền văn học Mỹ thế
kỉ XX. Theo đó, Miller đã thực sự là một nhà văn, một nhà viết kịch vĩ đại,
với 20 vở kịch nói (trong tổng số gia tài đồ sộ 55 tác phẩm văn học đủ các
thể loại được công bố). Arthur Miller đã sáng tạo nên một thuật ngữ tuyệt
vời là “Bi kịch con nhà giàu” mà trước đó chưa ai nghĩ ra được. Kịch của A.
Miller đã phản ánh một cách lý thú và tuyệt vời cả hai mặt trên đây của
nước Mỹ. Để đến khi qua đời, ông được đánh giá là “nhà viết kịch vĩ đại của
nước Mỹ và của cả Thế giới”(CNN.com ngày 11 -2 -2005), bởi kịch của ông
là “Tấm gương phản ánh chân thực sinh động xã hội, con người và những
vấn đề của xã hội Mỹ thời kỳ cận đại, nửa cuối thế kỷ 20” (BBC News 11 -2
9


-2005) và “Kịch của ông gây xúc động và có ảnh hưởng sâu sắc trên toàn
thế giới” (Reuters 14 -2 -2005). Với những đóng góp to lớn của ông,
A.Miller được nhận giải thưởng Pulitzer, bảy lần nhận giải thưởng Tony
Award về kịch, một giải thưởng Obie, một lần nhận giải thưởng Olivier, giải
thưởng của Hội đồng nghệ thuật Nhật Bản. Ông được phong tặng tiến sỹ
danh dự của Đại học Oxford (Anh) và Harvard (Mỹ).
Lê Huy Bắc là người nghiên cứu công phu về sự nghiệp sáng tạo kịch
của Arthur Miller. Trong công trình Lịch sử văn học Hoa Kì in năm 2010,
nhà nghiên cứu đã điểm qua cuộc đời và những nét chính trong phong cách
nghệ thuật Arthur Miller. Đặc biệt, ông còn giới thiệu khá sâu các vở kịch
tiêu biểu nhất của nhà soạn kịch Mỹ này. Phần nghiên cứu mà luận văn tiếp
thu được nhiều đó là những nhận định then chốt về hai vở kịch trong đối
tượng nghiên cứu của luận văn.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói chưa có công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về Arthur Miller cũng như những biểu hiện
của mặc cảm tội lỗi trong các tác phẩm của nhà văn mà mới chỉ là sự tiếp

nhận bước đầu thông qua một số tác phẩm dịch. Trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: Vậy các đặc điểm trong kịch của Arthur Miller
là gì? Thông điệp trong các vở kịch được thể hiện như thế nào? Tư tưởng
Arthur Miller có ý nghĩa gì đối với nền văn học đương đại Mỹ cũng như thế
giới?... Mỗi vở kịch nói riêng hay tư tưởng, quan điểm của một nhà văn hiện
đại như Arthur Miller nói chung luôn khơi gợi trong tâm thức người đọc
những trăn trở không hề giản đơn về nghệ thuật, hiện thực và vấn đề con
người. Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép, trên cơ sở kế thừa những ý
kiến của các nhà nghiên cứu đi trước đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một
khía cạnh trong đặc điểm sáng tác của Arthur Miller, đó là Mặc cảm tội lỗi
vấn đề này được nghiên cứu thông qua hai tác phẩm cụ thể, Tất cả đều là
con tôi và Cái chết của người chào hàng. Với mong muốn góp thêm ý kiến
của mình vào việc khẳng định những giá trị tư tưởng cũng như những đóng
10


góp của Arthur Miller trong nền văn học nước nhà, đồng thời cũng góp thêm
một cái nhìn vào nghiên cứu, giảng dạy văn học kịch nói chung cũng như
kịch của Arthur Miller nói riêng.
3.Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những đặc trưng của mặc cảm tội lỗi trong
Tất cả đều là con tôi và Cái chết của người chào hàng của Arthur Miller,
qua đó khám phá sâu sắc hơn giá trị các tác phẩm của nhà văn. Đây cũng là
một con đường nhằm khái quát phong cách sáng tác và tư tưởng sáng tác
của Arthur Miller, chỉ ra vị trí của Arthur Miller trong tiến trình phát triển
nghệ thuật kịch Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là vấn đề “mặc cảm tội lỗi”
trong vở “Tất cả đều là con tôi”(1947) và “C i c t c

n

i c ào

àn ”(1949) của Arthur Miller.
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng bản dịch
những vở kịch này của Vũ Cận. In trong tập: Đặng Thế Bình – Vũ Cận (dịch
và giới thiệu), Atơ Milơ – “Tất cả đều là con tôi”, “Cái chết của nguời chào
hàng”(Nxb Văn học, Hà Nội, 1973). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo
thêm bản khác “Trần Đông (dịch), Atơ Milơ,Cái chết của nguời chào hàng,
kiệt tác sân khấu thế giới, Nxb Sân khấu, 2006”.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi tập trung đi
sâu nghiên cứu một trong những vấn đề tiêu biểu, đó là Mặc cảm tội lỗi qua
Tất cả đều là con tôi và Cái chết của người chào hàng.
4.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp liên ngành: đặt các sáng tác của Arthur Miller trong mối
11


quan hệ với các ngành khác như lịch sử, triết học, văn hóa để có cái nhìn chi

tiết, sâu sắc hơn về giá trị tác phẩm.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: vận dụng các phương pháp
phân tích nhân vật, phân tích chi tiết, sự kiện để làm sáng tỏ hơn cho vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh Arthur Miller với các tác giả
cùng thời hoặc viết về cùng đề tài; so sánh hai tác phẩm chính với các tác
phẩm khác của tác giả hay với các tác phẩm cùng đề tài của các tác giả khác
để thấy nét tương đồng và điểm khác biệt trong quá tình xây dựng nhân vật,
cốt truyện, ý nghĩa và phong cách sáng tác của nhà văn.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Tìm hiểu các đặc điểm, ý nghĩa của
đối tượng thông qua việc nghiên cứu tiểu sử tác giả để tìm ra những ảnh
hưởng trong cuộc đời nhà văn lên tác phẩm và nhân vật trong mối liên hệ
với thời gian, không gian, hoàn cảnh.
5. Đóng góp của luận văn
Qua sự tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản trong biểu hiện của mặc cảm
tội lỗi trong sáng tác của Arthur Miller, đặt trong bối cảnh tình hình nghiên
cứu về tác giả này tại Việt Nam còn khá sơ khai, mới mẻ, luận văn đã góp
phần xây dựng một vài cơ sở bước đầu trong quá trình tiếp cận kịch của
Arthur Miller trong văn học đương đại. Đó là cách nhìn, cách cảm nhận
những vấn đề về con người, hiện thực và nghệ thuật có vị trí và ảnh hưởng
như thế nào trong đời sống văn học hiện nay. Bên cạnh đó cũng là sự khám
phá về khía cạnh văn hóa, dân tộc có mối liên hệ chặt chẽ tới con đường
sáng tác của các nhà văn hiện đại. Người viết mong muốn mang đến những
nét định hình cụ thể về Arthur Miller cùng những sáng tác của ông được
giới thiệu kĩ hơn ở Việt Nam.
Trong giới hạn của luận văn, và sự hạn chế trong việc tiếp cận những
tài liệu bản gốc cũng như các công trình bằng tiếng Anh trên thế giới, người
viết chưa thể khái quát được toàn bộ nội dung, giá trị trong sự nghiệp sáng
12



tác của Arthur Miller. Ngoài ra, công việc nghiên cứu, tìm hiểu các đặc
điểm cụ thể tạo nên sự định hình phong cách nghệ thuật, quan điểm nghệ
thuật hay tư tưởng nghệ thuật của tác giả đôi chỗ chưa thực sự sâu sắc. Hi
vọng, luận văn sẽ là tiền đề cơ sở, góp phần cho những nghiên cứu sau này
của người viết và cho những độc giả yêu mến Arthur Miller.
6.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai
nội dung trên ba chương:
Chương 1: Mặc cảm tội lỗi của người cha
Chương 2: Mặc cảm tội lỗi của những đứa con
Chương 3: Mặc cảm tội lỗi của người kinh doanh

13


C

ơn 1

MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NGƯỜI CHA
Chắc hẳn khi nhìn thấy cụm từ “mặc cảm tội lỗi “nhiều người sẽ liên
tưởng đến trường hợp “mặc cảm Oedipus” nổi tiếng trong tâm lý học của
bác sĩ người Áo Sigmund Freud. Tuy nhiên tội ác/tội lỗi thì nhiều hình
nhiều vẻ, không chỉ dừng lại ở tội loạn luân giết cha - cưới mẹ. Đằng sau đó
là sự phức tạp, đa dạng của vô vàn những mặc cảm của kẻ gây tội. Mặc cảm
tội lỗi là một vấn đề được khai thác rộng rãi trong văn học. Văn học cho

phép chúng ta thông qua trải nghiệm gián tiếp, hiểu người khác cảm thấy thế
nào khi họ phạm tội, có hoặc không hối cải và cách xử lý tội lỗi. Nó cũng
cho phép chúng ta chiếu những cảm xúc của riêng mình vào nhân vật hư cấu
và thử nghiệm, những tình huống mà chúng ta may mắn sẽ không gặp phải
trong cuộc sống thực. Mặc cảm tội lỗi có thể được miêu tả thông qua các
hành vi như lời xin lỗi hoặc các hành động khác,mục đích nhằm sửa chữa
các lỗi lầm đã gây ra. Tuy nhiên, những tuyên bố của người kể và hành động
trực tiếp của nhân vật có thể mâu thuẫn nhau: người kể có thể khẳng định
rằng nhân vật đó cảm thấy tội lỗi trong khi những hành động của nhân vật
lại tỏ ra không ăn năn. Để biết và tìm ra những biểu hiện như vậy đòi hỏi
người đọc phải có khả năng suy luận từ các hành động của nhân vật. Mặc
cảm tội lỗi là một chủ đề chính trong sáng tác của John Steinbeck, Fyodor
Dostoyevsky, Tennessee Williams, Edgar Allan Poe…
Cũng như các tác giả khác, mặc cảm tội lỗi được thể hiện như một
thông điệp sâu sắc trong các sáng tác của Arthur Miller. Thông qua việc
miêu tả những hành động cũng như các biểu hiện của nội tâm nhân vật,
Miller đã khéo léo lột tả được những dằn vặt, đau đớn trong sâu thẳm suy
14


nghĩ của họ. Mặc cảm tội lỗi xuất hiện ngay từ những tác phẩm đầu tiên làm
nên tên tuổi của Miller như Tất cả đều là con tôi, Cái chết của người chào
hàng và được coi là một trong những chủ đề xuyên suốt sự nghiệp sáng tác
của tác giả. Miller đã rất thành công trong việc thể hiện mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội, giữa tính cách cá nhân và chính thể, và giữa các yếu tố riêng
biệt và tập thể của cuộc sống. Là một nhà văn với các vở kịch xã hội, Miller
luôn tập trung nhấn mạnh các vấn đề đạo đức trong xã hội Mỹ và thường đặt
câu hỏi về các nguyên nhân tâm lý của hành vi nhân vật. Ông cũng dựa trên
lối viết truyền thống của Henrik Ibsen trong việc khám phá xung đột của cá
nhân với xã hội nhưng cũng vay mượn lối viết tượng trưng và các kĩ thuật

biểu hiện của Bertolt Brecht và những người khác. Với việc kết hợp nhuần
nhuyễn các kĩ thuật viết đó, Miller luôn giúp bạn đọc phân biệt rất rõ những
biểu hiện của mặc cảm tội lỗi đối với từng kiểu nhân vật. Ở đây, trong giới
hạn của luận văn, chương một chúng tôi tìm biểu hiện mặc cảm tội lỗi của
người cha trên ba khía cạnh chính: Ý thức sự tự lừa dối, mâu thuẫn giữa quá
khứ và hiện tại, bi kịch của người anh hùng hiện đại.
1.1. Ý thức sự tự lừa dối
Trong hầu hết các tác phẩm của Miller, gia đình là đơn vị trung tâm,
thông qua đó ông trình bày và khám phá các vấn đề đạo đức và xã hội. Tâm
điểm của các vở kịch gia đình chính là hình ảnh của người cha thất bại. Họ
luôn mang trong mình cảm giác bị cô lập. Thậm chí có những lúc, họ thấy
cô đơn ngay trong chính gia đình - nơi mà họ coi là lí tưởng sống và phấn
đấu của cả cuộc đời.
Trong vở kịch Tất cả đều là con tôi, Miller đã lột tả sự cô lập của Joe
Keller bằng cách tạo cho sân khấu một cảm giác cô lập: “Hai bên sân khấu
có những cây bạch dương cao và trồng sít khiến cho khoảng sân có vẻ kín
và khuất… Phía trong, bên phải, có đường để xe hơi có thể đi vào nhà,
nhưng bị các cây bạch dương che khuất phần ngoài”[11,13]. Đối với Joe
Keller, thế giới bên ngoài không vượt ra ngoài gia đình và công việc của
15


ông. Miller miêu tả sân của nhà Keller được bao quanh bởi hàng rào, đó như
làmột phép ẩn dụ cho tâm trí và tầm nhìncủa Keller. Qua đó, chúng ta có thể
thấy được tầm nhìn về thế giới bị giới hạn của Keller. Ông dường như
không biết về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. “Khi lão đọc, nói,
hay nghe, lão có cái vẻ tập trung tột độ của một người ít học, vẫn còn ngạc
nhiên trước những điều rất thông thường, một người mà sự xét đoán dựa rất
nhiều vào kinh nghiệm và một thứ lương tri có vẻ như của một người nông
dân. Một người rất bình thường, như trăm ngàn người khác”[11;13,14]. Joe

Keller không thể nhìn thấy tầm quan trọng của việc đọc về chính trị và
những vấn đề lớn hơn của thế giới bên ngoài. Ông chỉ đọc những quảng cáo
phân loại “để xem mọi người muốn gì”. Sự quan tâm hạn chế của Joe đối
với báo chí là biểu hiện của cận thị về đạo đức của ông và sự thất bại của
ông trong việc hiểu mối liên hệ của ông với cộng đồng lớn hơn.
Như đã nói ở trên, thế giới bên ngoài với Keller chính là công việc của
ông. Vì vậy, ông đang phản ánh các giá trị của thế giới kinh doanh ấy.
Miller đã khéo léo cho rằng hành động của Keller đối với xã hội tiêu dùng
và kinh doanh đều mang giá trị giả tạo. Trong thế giới kinh doanh ấy sẽ
không có chỗ cho giá trị nhân văn. Trong tác phẩm Những vở kịch chọn lọc
(Collected Plays), Miller nói: “Joe Keller‟s trouble, in a word, is not that he
cannot tell right from wrong but that his cast of mind cannot admit that he,
personally has any viable connection with his world, his universe, or his
society” (Joe Keller gặp rắc rối, không phải là ông không thể nói đúng hay
sai mà là vì ông ta không thể thừa nhận rằng cá nhân ông ta không có bất kỳ
mối liên hệ nào với thế giới, vũ trụ của ông ta, hay xã hội của mình) [52;19].
Cũng giống như Keller, Loman trong Cái chết của người chào hàng bị
hạn chế bởi sự hiểu biết cộng thêm tính cách bảo thủ “không thích thay đổi”
nên ông luôn cảm thấy cô đơn trong cuộc sống của chính mình. Ngay từ
những chi tiết rất nhỏ như khi Linda mua một loại pho mát mới ông cũng
không thích và còn tỏ ra khó chịu, Loman không hiểu công nghệ và cũng
16


không thích cách mà khu phố đang thay đổi. Willy Loman cũng luôn bị ám
ảnh bởi cảm giác cô lập. Ông đã từng tuyên bố rằng: “Lũ hàng xóm chết tiệt,
chúng nó bưng kín ông như hũ nút thế này à!” (You can't see nothing out
here. They boxed in the whole goddamn neighbourhood!)” [11;250]. Tuy
nhiên, sự lựa chọn nghề nghiệp của Willy được là hình mẫu của sự thay đổi
vào giữa thế kỷ 20 và quyết định trở thành một nhân viên bán hàng là cách

duy nhất để Loman thực hiện ước mơ của mình. Đối với Miller, những tình
huống khó xử của cá nhân luôn luôn phát sinh từ các bối cảnh xã hội quan
trọng. Về mặt vật lý, bối cảnh của các tòa nhà chung cư bao quanh nhà
Loman cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên tính cách của các
thành viên trong gia đình của ông. Không gian cá nhân của họ đang thu hẹp
lại với từng giây. Xét ở một góc độ nào đó, các bức tường được dựng lên
như muốn “đóng hộp” các nhân vật. Hoặc khi Willy đến thăm ông chủ của
mình, thấy Howard có một chiếc máy ghi âm đời mới nhất. Trong trường
hợp này, máy ghi âm chính là biểu thị sự thay đổi trong cuộc đời và cũng
đại diện cho kết thúc bi thảm trong sự nghiệp bán hàng của Willy. Điều này
được thể hiện rất rõ khi Howard cho Willy thấy chiếc máy ghi âm. Dường
như Howard quan tâm nhiều hơn đến âm thanh và công nghệ của chiếc máy
thay vì nghe Willy - người đang cố gắng thuyết phục và tìm giải pháp cho
công việc của mình. Howard không còn cần đến Willy và cũng không hề có
chút quan tâm đến ông. Với Willy, như thế có nghĩa là “ăn cam vứt
vỏ…”[11;198]. Tuy nhiên, trong trường hợp này một phần là do lỗi của
Willy, vì ông không chấp nhận thay đổi và muốn giữ lại trong quá khứ. Điều
này được báo trước trong cảnh nơi Willy bị bỏ lại một mình với máy thu
băng và không thể tắt nó. Lúc đó, Willy như bị mắc kẹt trong quá khứ với
các hành động và câu chuyện của mình. Đến cuối vở kịch, Willy đang quỳ
trong sân sau của mình để trồng hạt giống. Ông tuyệt vọng để lại một thứ gì
đó và điều duy nhất ông có thể giữ được là làm việc với mảnh đất của chính
mình.
17


Willy vẫn có hi vọng và mong muốn để lại cái gì đó để hỗ trợ gia đình
mình. Ông cảm thấy rằng ông phải để lại một cái gì đó phía sau, cái gì
đó cho Biff. Trong thế giới tưởng tượng của Willy, ông muốn Biff trở
thành một người đàn ông tuyệt vời và điều đó thể hiện rõ qua biểu tượng hạt

giống trong vườn của Willy. Tuy nhiên, điều kì quặc ở đây chính là việc
trồng hạt giống vào ban đêm, mà ban đêm thì sẽ không có ánh nắng mặt trời
trong khi hạt giống yêu cầu phải có ánh sáng để phát triển. Hơn nữa, thực tế
thì ngôi nhà của Willy bị đóng hộp giữa các tòa nhà lớn và được bao phủ bởi
những lớp bóng tối do họ tạo ra. Do đó điều hiển nhiên là sẽ không có ánh
sáng rơi vào vườn của Willy. Như vậy, nỗ lực trồng hạt của Willy là vô ích.
Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng làm để tìm kiếm sự hòa giải và tha thứ.
Willy với một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, một công việc, hai người con
trai mà ông yêu mến và một người vợ luôn chăm sóc, quan tâm ông rất tận
tình thì dường như ông ta đã có mọi thứ mà bất kỳ người nào cũng mong
muốn. Tuy nhiên, gần cuối của vở kịch khi ông rơi vào một tình thế khó
khăn, phải đối diện với nguy cơ mất việc, điều đó đã gây ra một sự thay đổi
lớn: “…anh cảm thấy hết sức cô độc, nhất là khi hàng họ ế ẩm và không có
một người trò chuyện. Anh có cảm tưởng là anh sẽ không bao giờ bán được
một thứ gì nữa, anh sẽ không đảm bảo cuộc sống cho em, không lập được
một cơ sở kinh doanh cho hai con” [11;150]. Willy nói với Biff rằng:“ba
sống cô đơn quá, ba hết sức cô đơn” [11;242].
Có thể nói, nếu như các nhân vật của Miller có phạm tội thì đó không
phải là vì họ có ý định xấu xa, mà là vì sự thiếu hiểu biết và họ luôn cảm
thấy cô lập trong xã hội mà họ đang sống. Và đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến những hành động tội lỗi và cuộc chiến tự lừa dối của nhân vật
người cha trong cả hai vở kịch.
Trong “Tất cả đều là con tôi” và “Cái chết của người chào hàng”, “tội
lỗi” và “tự lừa dối” được coi là những hành vi xã hội cơ bản vì những hành
vi đó giúp tăng cường mối quan hệ giữa các cá nhân trong vở kịch. Đó có
18


thể là cảm giác hối hận, hối tiếc, đau đớn, chán nản và dễ kích động bởi
những hành động của người khác hay hành động của chính mình. Điều cần

lưu ý ở đây là tội lỗi khác với hối tiếc vì cảm giác tội lỗi có liên quan đến sự
tổn thương giữa các cá nhân trong khi hối tiếc thì hầu như chỉ liên quan đến
những tổn thương trong mỗi con người. Người ta thường có khuynh hướng
chuộc lỗi khi cảm thấy tội lỗi. Tuy nhiên để tránh cảm giác tội lỗi đồng thời
cho phép mình thoát khỏi những gì mà bản thân không muốn đối mặt, người
ta thường sử dụng một phương pháp thoát tội phổ biến là “tự lừa dối”.
Trong Tất cả đều là con tôi, Miller cho thấy động lực để phản bội và từ
chối trách nhiệm đối với những người khác là khi cá nhân không được ý
thức đúng về mối quan hệ với xã hội. Điều đó có thể dẫn đến hậu quả tàn
phá mối quan hệ giữa cá nhân đó với gia đình và xã hội. Do đó, sự phủ nhận
là hành động bảo vệ được sử dụng để biện minh cho tính đúng đắn của một
hành động đáng hổ thẹn về mặt đạo đức xã hội. Hành động đó cuối cùng có
thể trở thành phương tiện độc nhất mà qua đó một cá nhân sẽ tự huỷ hoại
chính mình. Trong thực tế, nguồn gốc của bi kịch trong Tất cả đều là con tôi
nằm ngay trong sự kiện Joe Keller từ chối tội lỗi và đã phải gánh chịu hậu
quả. Joe Keller là người đàn ông tự lập, người đã đạt được thành công trong
các mục tiêu của mình, người bắt đầu từ những điều nhỏ nhất để trở nên
giàu có. Tuy nhiên, thành công mà ông có được đã nhuộm máu và sự lừa
dối. Thay vì nhận thức, nhìn thẳng vào sự thật rằng chỉ có bản thân mới là
người quyết định vận mệnh và sự thất bại của chính mình thì Keller và nhiều
người xung quanh ông đều tìm mọi cách để đổ lỗi cho mọi người vì tình
trạng tiến thoái lưỡng nan mà họ phải gánh chịu.
Joe Keller đại diện cho những hy vọng chung và khát vọng của xã hội
Mỹ. Ông được miêu tả là một doanh nhân tự lập, bắt đầu làm một người lao
động bán công, sau đó bước vào thế giới kinh doanh và đã trở thành một nhà
sản xuất thành công. Keller sở hữu một nhà máy, nơi ông thuê người con
trai còn sống của mình là Chris. Ông hy vọng con trai của mình sẽ kế thừa
19



thành quả của sự thành công đó. Mở đầu vở kịch, Keller được miêu tả là
một người đàn ông “gần 60 tuổi. Vạm vỡ khỏe mạnh. Nhà kinh doanh,
nhưng còn vết tích một anh đốc công”[11;13]. Cảm nhận ban đầu của người
đọc sẽ thấy Joe có vẻ là một người đàn ông tốt bụng và giản dị. Ông ấy rất
thân thiết với hàng xóm của mình. Keller dễ dàng hài lòng với những điều
đơn giản như đọc báo trên hiên nhà và luôn dành thời gian cho gia đình.
Trong giai đoạn đầu của cuộc đời, Keller nhận ra sự vô nghĩa trước thành
công của mình. Những việc làm phi đạo đức mà ông đã “gieo” trong quá
khứ đã mang lại cho ông sự cay đắng và đau đớn. Keller chính là một đại
diện của nhân vật đã sống qua cuộc đại suy thoái và mặc dù thiếu giáo dục
nhưng lại có thể đạt được thành công trên thế giới. Miller tiết lộ vấn đề rắc
rối của Keller là thoát li khỏi cuộc sống xã hội. Nếu nhìn vấn đề từ góc độ
trách nhiệm gia đình thì hành động của Keller không phải là phạm tội mà
ông đang làm tất cả mọi việc vì lợi ích của gia đình mình. Do đó, Keller đã
phủ nhận bất kỳ trách nhiệm hay tội lỗi nào và khăng khăng cho rằng ông ta
vô tội. Miller đã khéo léo đưa ra một loạt hành động bao biện của Keller để
minh chứng cho cảm giác “tự lừa dối” của ông ta. Keller thừa nhận một
cách gián tiếp sự dằn vặt của mình thông qua lời đối thoại của mình với
Bert: “Cái đó cấm, cháu biết đấy”(Seein‟ the jail ain‟t allowed, Bert. You
know that) [11;22]. Điều này cho ta thấy rằng tội lỗi trong tâm trí của Keller
đã tạo ra một loại tù giam khiến ông đau khổ nhưng ông ta lại không thể
thừa nhận điều đó. Vì vậy, ông đã sử dụng Bert làm gián điệp của mình để
xem liệu người ta có còn đang nói về những hành động trong quá khứ của
ông hay không. Keller còn nói với Anne, vị hôn phu của con trai mình: “Có
mỗi một người còn nói, đó là bác gái”[11;44]. Hay khi Kate nói: “Đó là vì
ông cứ chơi trò cảnh sát với trẻ con. Bố mẹ chúng nó chỉ nghe thấy toàn
chuyện tù với đày”[11;44]. Keller lại cố gắng tự thuyết phục mình rằng
những người từng gọi ông ta là “quân giết người” (Murderer) bây giờ lại là
những người bạn với ông ta: “Tối thứ bảy nào cả bọn họ cũng đến đây chơi
20



bài, ngay dưới vòm cây này. Và những người trước đây hét quân giết người
thì bây giờ đang vơ tiền của bác”[11;45]. Joe Keller, một người chạy trốn,
muốn thoát khỏi thực tế, để bảo vệ bản thân, ông đã chuẩn bị cho mình một
loạt những minh chứng giả dối. Ông khẳng định rằng sức mạnh của tiền bạc
làm cho người ta quên đi sự nuối tiếc của mình khi làm việc ác. Sự khẳng
định của Keller nhấn mạnh đến tâm lý tham vật chất của xã hội Mỹ, nơi
công nhận và tôn vinh sự thành công vật chất đạt được bằng cách phản bội
đạo đức - nhân cách. Keller coi gia đình hơn tất cả mọi thứ. Quan điểm của
ông được thể hiện bởi người hàng xóm của họ là Sue, khi cô ấy mỉa mai và
gọi gia đình Keller là “Gia đình đức Chúa Giê-xu”[11;66]. Keller coi hạnh
phúc gia đình như một lý tưởng tối cao bằng cách tự nói dối với mình và tin
vào lời nói dối của mình. Theo nghĩa này, ông ta đang cố gắng trở thành một
người cha, một người chồng, một doanh nhân và một người hàng xóm hoàn
hảo.
Nhưng tội lỗi, sự xấu hổ và thực tế của Keller lại là một điều hoàn toàn
khác. Gia đình là sự bào chữa duy nhất cho tội ác mà ông đã phạm phải.
Keller có thể ngăn chặn cảm giác tội lỗi bằng cách nói với Chris và Kate,
ông khẳng định rằng làm điều đó là vì gia đình: “…Tao làm là cho mày con
ạ. Tất cả cái cuộc vật lộn này là cho mày”[11;29]. Và “Tôi là bố nó và nó là
con của tôi, và nếu còn một cái gì to hơn thế tôi chỉ còn việc tự cho một phát
súng vào sọ thôi”[11;106]. Keller sẵn sàng đặt tất cả các giá trị đạo đức khác
sang một bên để chăm sóc gia đình một cách toàn vẹn. Ông nói dối và lừa
đảo bằng cách che giấu các phần máy bay nứt. Chính Joe đã chỉ ra sự thật
này: “Tao kinh doanh, một con người đang kinh doanh, bỗng chốc có một
trăm hai mươi cái đầu xi-lanh bị rạn, thế là phá sản...”[11,98]. Vào lúc bắt
đầu vở kịch, gia đình Keller như một gia đình hoàn hảo khi Joe cố gắng
dành những gì yêu thương nhất cho Kate và Chris. Tuy nhiên bản chất của
ông ta dần được tiết lộ khi họ phản ứng với cuộc khủng hoảng phát sinh “bất

cứ khi nào bàn tay của quá khứ xa xôi chạm đến từ mồ mả của nó... để khám
21


phá ra một số trật tự tiềm ẩn không thể đọc được đằng sau sự hỗn loạn vô
luân của các sự kiện”[52;21]. Hay khi Keller chơi trò chơi với lũ trẻ hàng
xóm, Kate cảnh báo ông ta rằng ông ta phải dừng lại: “Tôi muốn ông thôi
ngay cái trò ấy đi. Cái trò nhà tù ấy!”, Joe vẫn thản nhiên trả lời, “Tôi có gì
phải giấu nào?”[11;36]. Điều này cho thấy có điều gì đó đang được che đậy
ở đây. Theo Stephen Centolla, Joe và Kate “uncomfortable together because
of their shared guilt and shame” (không thoải mái với nhau vì chia sẻ tội lỗi
và xấu hổ). Một người quá tự tin còn người kia lại quá lo lắng. Joe và vợ
sống trong nỗi sợ hãi liên quan đến tin xấu về con trai của họ và về tội ác mà
họ đã cố gắng chối từ. Hay nhận thấy sự nguy hiểm khi George xuất hiện,
Joe đã đề nghị thiết xây dựng sự nghiệp cho Goerge với cương vị là một luật
sư ở thị trấn. Bằng cách đó, ông ta nghĩ sẽ giành được sự thông cảm của
Annie và George. Hơn nữa, Keller còn cố gắng cám dỗ Annie khi đưa ra
một công việc tốt cho cha cô sau khi ông ấy ra khỏi tù. Nhưng mặt khác,
ông lại không chấp nhận Steve Deever làm đối tác của mình. Rõ ràng, thái
độ không sẵn sàng của Joe cho thấy ông ta không có bất kỳ sự ủng hộ cụ thể
nào đối với Deever - người thực sự là nạn nhân của sự lừa dối của Keller.
Bản chất ích kỷ của Joe khiến ông quên đi sự hy sinh của Deever, điều đó đã
giúp ông thoát khỏi sự tàn phá tổng thể. Rõ ràng tất cả các nhân vật đều
được vẽ bởi tình yêu, nhưng tình yêu đó lại trở thành nguồn gốc của một sự
tha hóa nhất định. Joe luôn mong muốn và mơ ước rằng ông sẽ để cho con
trai thừa kế nhà máy mà ông đã vận hành trong nhiều thập kỷ. Điều này liên
quan đến đặc tính Mỹ và ở đây chúng ta có thể thông cảm với Joe như một
con người bi thảm.
Vấn đề của Joe không phải là ông ta không thể phân biệt đúng hay sai
như Miller giải thích, nhưng trong thực tế, kể từ khi Keller tập trung vào thế

giới nhỏ là gia đình, ông ta không quan tâm tới thế giới bên ngoài. Joe đã bị
cuốn vào một xã hội mà Chris gọi là “vùng đất của những con chó
to”[11;111]. Keller được dạy rằng muốn là người chiến thắng thì phải tiếp
22


tục phát triển, có thể nhắm mắt không quan tâm đến các vấn đề đạo đức xã
hội, miễn là dây chuyền sản xuất tiếp tục lăn. Đây chính là bản chất của chủ
nghĩa tư bản, nơi tôn sùng sự giàu có vật chất mà bất chấp những vấn đề đạo
đức tốt lành.
Một vấn đề cần quan tâm ở đây nữa là các nhân vật hàng xóm của
Keller. Mặc dù tất cả hàng xóm đều biết về tội lỗi của Keller như Sue cho
biết: “Khắp cả cái khu phố này ai mà không biết sự thật là thế nào?”[11;66]
nhưng họ vẫn làm bạn với ông ta và dường như họ chấp nhận điều đó. Điều
này làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì theo cách này, suy nghĩ của Keller
dường như được khẳng định là đúng. Sự độc đoán của Keller cũng như sự
phủ nhận của ông không chỉ cho thấy rằng ông đang cố gắng trốn tránh cảm
giác hối hận mà điều đó còn thể hiện thái độ không sẵn sàng đối mặt với hậu
quả của các hành động tội lỗi mà ông đã gây ra. Câu hỏi đặt ra ở đây là:
Làm thế nào để chúng ta lừa dối bản thân và người khác? Chúng ta chọn ra
những thứ để tập trung vào cuộc sống nhưng chúng ta cũng cần phải từ chối
những thứ nhất định để sống tốt hơn? Hai sự kiện chính thuộc về quá khứ
mà gia đình Keller buộc phải đối mặt. Một là cái chết của Larry, và thứ hai
là trách nhiệm của Keller đối với việc vận chuyển các bộ phận bị lỗi. Kate
đã phủ nhận điều đầu tiên trong khi chấp nhận điều thứ hai còn Keller chấp
nhận điều đầu tiên trong khi từ chối điều thứ hai. Kết quả là cả hai nhân vật
đều sống trong trạng thái tự lừa dối, cố tình bỏ qua một trong những sự thật
để gia đình có thể tiếp tục tồn tại theo những cách chấp nhận được.
Trong Cái chết của người chào hàng, Willy Loman phải đối mặt với
chính mình và xã hội khi ông nhận ra mình đã mù quáng với những gì mà xã

hội cho rằng có giá trị và cuối cùng ông ta lại không biết phải làm gì. Willy
đã lừa dối mình bằng cách buộc các con trai của mình phải tìm được chỗ
đứng trong thế giới kinh doanh mà thế giới ấy lại không thuộc về họ. Tuy
nhiên, Willy thừa nhận rằng ông không phải là một người cha tốt: “Vì đôi
lúc em cứ sợ rằng em không dạy được chúng nó cái hay cái đúng…Anh
23


Ben, em nên dạy dỗ chúng nó như thế nào?” [11;165], ông đối xử với vợ của
mình cũng rất tệ: “không lúc nào ông cụ không bắt nạt mẹ. Ông cụ có coi
mẹ ra cái gì!”[11;169]. Không chỉ vậy, Willy đã đưa ra những lời khuyên rất
vô lí cho con trai mình. Ví dụ khi Linda nhận thấy Biff “…đối với con gái
thô lỗ lắm,… Các bà mẹ đều sợ nó hết vía!”[11;152]. Thay vì quở trách
Biff, Willy tuyên bố rằng “Nó không làm sao cả. Em muốn nó thành mọt
sách như Bernard à? Nó lanh lợi, nó có bản lĩnh…”[11;153]. Willy cũng
đồng tình với thói ăn cắp của Biff. Thay vì xử lý kỷ luật con trai mình về vụ
ăn cắp trái bóng, Willy đã cười về vụ việc đó và nói, “Chắc huấn luận viên
sẽ hoan nghênh sáng kiến của con!”[11;141]. Willy lại còn tỏ ra rất hài lòng
khi ông gợi ý rằng Biff có thể đi ăn cắp vì sự nổi tiếng của mình. Willy tự
lừa mình bằng cách nói với các con trai rằng: “Có một người vào đời với
một manh áo trên lưng, thế mà cuối cùng làm chủ mấy mỏ kim cương!”
[11;154]. Ông tin rằng được ưa thích là điều kiện đủ để đạt được thành công
trong thế giới kinh doanh: “Bởi vì trong giới kinh doanh, người nào có mã,
người nào thu hút được sự chú ý của người khác, là người ấy dẫn đầu. Các
con hãy làm cho mọi người thích mình, thế là các con sẽ không bao giờ túng
thiếu” [11;145]. Tất nhiên, lập luận của Willy phụ thuộc vào một cái nhìn
rất thiển cận, bởi vì ông đã thay thế “hình thức” cho “nội dung”: “Điều quan
trọng không phải là những gì bạn nói mà là cách bạn diễn đạt nó” [11;58].
Willy đã sai lầm khi cách nhìn nhận cuộc sống, ví dụ: Trong thực tế, đối với
một số người đàn ông giàu có, “bề ngoài” không phải là nguồn gốc của sự

giàu có của họ mà là phải là năng lực thực sự.
Narindar Pradhan, một nhà phê bình tác phẩm của Miller, đã nói về cảm
giác tội lỗi của Willy. Ông tuyên bố rằng: “Willy Loman‟s guilt has two
sources. One is the failure of his „success‟ dream. Over a long life of
illusions, Willy makes one false move after another in pursuit of easy
success… The second, and perhaps the more painful, cause of his guilt is his
feeling that he has failed his children” (tội lỗi của Willy Loman có hai
24


nguồn. Một là sự thất bại của giấc mơ „thành công‟ của ông. Trong một
cuộc đời dài ảo tưởng, Willy thực hiện hết động thái giả dối này đến động
thái giả dối khác để theo đuổi sự thành công dễ dàng… Thứ hai, và có lẽ là
đau đớn hơn, nguyên nhân của tội lỗi của ông là cảm giác của ông rằng ông
đã thất bại trong việc dạy dỗ con của mình) [43;67,68]. Willy cảm thấy tội
lỗi vì nhận ra trong gia đình mình có Biff đã phải chịu hậu quả về hành vi
tội lỗi của mình. Như đã nói ở trên, tội lỗi và phản bội thường liên quan chặt
chẽ với nhau. Tuy nhiên, chuyện của Willy với người phụ nữ ở Boston
không chỉ làm mất đi tình yêu và sự tôn trọng của con trai mà nó còn làm
cho ông cảm thấy bất an. Bất cứ khi nào Willy nhìn thấy Linda vá tất, ông
cảm thấy có lỗi, bởi vì ông ấy đã từng lấy tất của Linda cho người phụ nữ ở
Boston:
Willy (nhận ra là vợ đang ngồi vá tất): “Cái gì thế này ?”
Linda: “À, em vá đôi tất ấy mà. Tất bây giờ đắt quá…”
Willy (bực bội, giằng đôi tất từ tay Linda): Anh không muốn em phải
ngồi vá tất trong cái nhà này! Em quăng nó ngay đi cho anh!”[11;152].
Willy lo lắng khi nhìn thấy những chiếc vớ dài trong tay của Linda.
Điều này cho thấy ông hối hận về những gì ông đã làm và Willy không
muốn bất cứ điều gì nhắc ông nhớ về mối quan hệ trong quá khứ của mình
với người phụ nữ đó.

Như vậy, qua việc phân tích nguyên nhân, gốc rễ của ý thức sự tự lừa
dối, chúng ta nhận thấy rằng: Keller và Willy đều là những người cha yêu
thương và đặt gia đình lên trên tất cả. Họ có những điểm tương đồng về suy
nghĩ cũng như cách nhìn nhận vấn đề. Là nạn nhân từ tư tưởng lệch lạc, lối
tư duy bảo thủ và cô lập đã khiến họ có những hành động tội lỗi và cả hai
đều có chung xu hướng đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm. Và theo lẽ tất nhiên
họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ những gì đã gây ra trong quá
khứ. Để rồi cuối cùng họ tự nhúng mình trong cảm giác tội lỗi đau thương.
1.2. Mâu thuẫn giữa quá khứ và hiện tại
25


×