III Cái Chết
Cái chết dường là một câu hỏi làm con người lo sợ nhất. Câu hỏi đó dường
như là câu hỏi chính đặt giữa những thắc mắc của con người về lẽ huyền. Cái
chết mang lại cho con người cái gì? Ý nghĩa của cái chết là gì? Ba câu hỏi đó đã
được nhiều nhà triết học tây phương nghiên cứu, nhưng dường như là chưa có ai
có câu trả lời xác đáng.
Trong sách Nam Hoa Kinh, Trang Tử, chương Chí Lạc, theo bút pháp đặc
biệt của ông, cũng đã từng nhiều phen trả lời những câu hỏi này. Tiêu biểu là
đoạn sau đây
[11]
:
Thầy Trang sang Sở, thấy cái đầu lâu không, có hình trọc lốc, xâu bắng
chiếc roi ngựa, nhân mà hỏi rằng :
- Kia ngươi tham sống mất lẽ, mà đến nỗi này chăng? Hay ngươi có truyện
mất nước; có tội rìu búa mà đến nỗi này chăng? Hay ngươi có nết chẳng hay,
thẹn nỗi để xấu cho cha mẹ vợ con, mà đến nỗi này chăng? Hay ngươi chrết đói
chết rét mà dến nỗi này chăng? Hay vì xuân thu ngươi đã đáng thế này chăng?
Nói thế rồi gối chiếc đầu lâu mà ngủ. Nửa đêm đầu lâu hiện lên trong
chiêm bao mà rằng:
- Lời ngươi nói giống như kẻ biện sĩ. Phàm những truyện ngươi nói đều là
lụy cho đời người. chết thì không có nhưng cái ấy. Ngươi muốn nghe
thuyết chết
chăng?
Thầy Trang đáp :
- Phài!
Đầu lâu nói:
- Chết thì không có vua ở trên, không có tôi ở dưới. Cũng không có truyện
bốn mùa. Theo đó lấy Trời Đất làm Xuân Thu. Dù cái sướng của kẻ nghảng mặt
sang Nam mà làm vua cũng không thể hơn được
Thầy Trang không tin hỏi
- Tôi sai thần Tư Mệnh làm sống hình ngươi; cho ngươi nẩy ra xương thịt,
de dẻ; trả lại cha mẹ vợ con, làng xóm, kẻ quen biết cho ngươi. Ngươi muốn thế
chăng?
Đầu lâu nhăn mặt nhăn trán mà rằng:
Tôi sao có thể bỏ cái sung sướng của ông vua quay mặt về phương Nam,
mà lại chịu cái khó nhọc ở nhân gian?
Tiêu biểu cho con người buông bỏ cái có, dưòng như không có hình ảnh
nào tượng trưng rõ rệt hơn chiếc đầu lâu. Chiếc đầu lâu rỗng, không những
không còn gì là cái có ngoại lai mà cái có nội thân, như bộ não cũng đã chút bỏ.
Câu chuyện của Trang Tử trao đổi với cái đầu lâu trên đây, cho thấy dương như
khi chút bỏ cái có đến như hình ảnh cái đầu lâu, thì con người đã
đồng nhất
được vói cái diệu huyền
, hay nói vắn tắt theo ngôn từ Đạo Lão là con người đã
huyền đồng.
Trang Tử không cho biết là cõi diệu huyền này như thế nào. Nhưng
cái đầu lâu thì cho mình sung sướng như ông vua, không phải một ông vua bận
bịu vì việc trị nước dẹp loạn, mà một ông vua
ngảnh mặt về Nam, ông vua thủa
nước nhà thanh bình.
Trong cảnh đó, cái đầu lâu khước từ không nhận lại những
cái có: cha mẹ vợ con làng xóm. Lời khước từ này tương tự như lời Thằng Bờm
khước từ ba bò chín trâu, ao sau cá mè cùng bè gỗ lim và con chim đồi mồi mà
mỉm cười với nắm sôi. Lời khước từ của cái đầu lâu còn cho thấy hình ảnh của
dòng nước mắt nàng Lệ Cơ sau khi biết mùi sô hoạn bên vua nước Tấn, để hiểu
ra tại sao con người trong cõi chết còn hối tiếc là đã mong sống dài hơn trên trần
thế. Tóm lại Trang Tử cho người đọc thấy là cõi chết không có gì đáng sợ, mà
dương như Trang Tử muốn cho người đọc thấy là trong cõi chết có thể có lắm
điều hấp dẫn.
Phải chăng vì vậy, trong những bài thơ Nguyễn Khuyến viết về cái chết,
trên ba ngả:
. cái chết của người,
. cái chết của ta, và
. cái chết của người thân của ta
người đọc thơ đều không gặp những hình ảnh đáng ghê sợ?
Tiêu biểu cho ý thơ về cái
chết của người
, Nguyễn Khuyến có hai bài. Một
là bài :
春 春 春 春
Xuân Dạ Liên Nga
羨 爾 纖 纖 一 羽 翰
Tiện nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn
投 明 而 死 死 而 安
Đầu minh nhi tử tử nhi an
若 為 為 猝 臨 宜
Nhược vi thảng thốt lâm nghi dị
到 得 逡 巡 辯 亦 難
Đáo đắc thoan tuần biện diệc nan
素 賦 知 能 猶 未 泯
Tố phú tri năng do vị dẫn
當 前 名 利 不 相 關
Đương tiền danh lợi bất tương quan
孤 燈 殺 爾 猶 憐 爾
Cô đăng sát nhĩ do liên nhĩ
到 得 成 灰 淚 未 乾
Đáo đắc thành hôi lệ vị can.
dịch là
Đêm Xuân Thương Con Thiêu Thân
Khen mi đôi cánh nhỏ nhoi
Chết nơi lửa sáng chết rồi yên thân
Phải đâu thảng thốt liều thân
Mà là thấy chết gian truân chẳng sờn
Lương năng trời phú vẹn tròn
Không màng danh lợi nay còn mấy ai
Lao vào lửa thương cho mày
Xác thành tro bụi khốn thay lệ trào.
Hai là bài:
悼 落 蠅
Điệu Lạc Dang
睡 起 為 開 酒 半 傾
Thụy khởi song khai tửu bán khuynh
為 蠅 何 事 又 營 營
Thanh dăng hà sự hựu doanh doanh
所 求 一 粒 能 充 腹
Sở cầu nhất lạo năng sung phúc
何 必 如 簧 為 巧 聲
Hà tất như hoàng tác xảo thanh
憐 爾 祗 堪 倚 樊 棘
Liên nhĩ chỉ kham ỷ phàn cước
欺 人 不 覺 落 藜 羹
Khi nhân bất giác lạc lê canh
天 工 生 化 為 多 事
Thiên công sinh hoá chân đa sự
避 暑 驅 為 意 未 平
Tị thử khu phân ý vị bình.
dịch là
Thương Con Nhặng
Tỉnh ra rựơu cạn nửa be
Nhặng xanh đâu đến vo ve bên mình
Cơm rơi nửa hạt bụng phình
Mà sao bắng nhắng sáo sinh chẳng ngừng
Kiếp mi bờ bụi đáng thương
Khinh người chìm bát canh xuông đáng đời
Đặt bày sinh hóa thợ trời
Kẻ đi tránh nắng vì ngươi bực mình.
Riêng với bài Đêm Xuân Thương Con Thiêu Thân, có thời người ta cho
rằng tác giả làm bài thơ này khi nghe tin ông nghè Giao Cù, tức Vũ Huy Lợi,
người làng Giao Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, chủ mưu đánh chiếm tỉnh
Nam Định. Việc không thành, ông bị nhà cầm quyền Pháp bắt và xử chém.
Ngày nay, đọc hai bài thơ trên đây, Nguyễn Khuyến làn lượt thương con
thiêu thân chết thiêu trong lửa đèn, và thương con nhặng xanh chết chìm trong
bát canh, người đọc tự hỏi phải chăng hai bài thơ này nối dài dòng thơ từ bài
Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi qua bài Hành Lạc Từ của Nguyễn Du? Hình ảnh con
thiêu thân lao vào lửa đèn đâu có khác hình ảnh Ba Di Thúc Tề chê thóc nhà Chu
chết đói trên núi Thú Dương và hình ảnh con nhặng chết trong bát canh gợi lên
hình ảnh của Đạo Chích chết vì tham lợi trên gò Đông Lăng. Lấy hình ảnh con
thiêu thân thay thề hình ảnh Bá Di và Thúc Tề và hình ảnh con nhặng xanh thay
thế hình ảnh Chích Cược phải chăng là biệt tài dùng hình ảnh thực tế để thay thế
điển cố, đưa thơ nôm ra khỏi vùng ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, và vẫn
giữ được ý chính tiêu biểu cho việc buông danh bỏ lợi? Điều đáng ghi nhận khác
là nếu Nguyễn Khuyến viết hai bài thơ trên đây trước khi từ quan thì phải
chăngNguyễn Khuyến dùng hai cái chết đáng thương của con thiêu thân và con
nhặng xanh để tự nhủ mình buông danh bỏ lợi, khi Nguyễn Khuyến đối mặt với
truyện từ quan về vườn Bùi?
Hình ảnh cái chết của người trong thơ Nguyễn Khuyến còn đọc thấy trong
bài:
己 丑 九 月 連 夜 風 雨
Kỷ Sửu Cử Nguyệt Liên Dạ Phong Vũ
獨 坐 無 聊
Độc Tọa Vô Liêu
引 滿 不 止 又 聞 同 邑
Dẫn Mãn Bất Chỉ Hựu Văn Đồng Ấp
一 老 為 落
Nhất Lão Tồ Lạc
因 感 作 云
Nhân Cảm Tác Vân
江 山 風 雨 近 重 陽
Giang sơn phong vũ cận trùng dương
貧 病 歸 來 酒 後 狂
Bần bệnh quy lai tửu hậu cuồng
聞 道 西 為 亡 一 老
Văn đạo tây lân vong nhất lão
不 知 此 去 是 何 為
Bất tri thử khứ thị hà hương
死 生 尻 脊 為 閒 事
Tử sinh khào tích chân nhàn sự
號 泣 笙 簫 枉 斷 腸
Hào khấp sinh tiêu uổng đoạn trường
醉 矣 添 杯 又 添 醉
Túy hĩ thiêm bôi hựu thiêm túy
憑 為 仰 面 看 蒼 蒼
Bằng song ngưởng diện khán thương thương.
dịch là
Năm Kỷ Sửu, Tháng Chín, Mưa
Gió Mấy Đêm Liền
Một Mình Ngồi Buồn, Rượu
Uống Không Ngừng Lại Nghe Tin
Ông Già Trong Làng Mới Mất
Cảm Xúc Làm Thơ
Trùng dương mưa gió xạc xào
Hưu quan nghèo bệnh rượu vào thơ ra
Xóm Tây có đám ông già
Chuyến này chẳng biết ông qua quê nào
Xương cùng xương sống lạ đâu
Khóc than kèn sáo thêm đau đớn lòng
Say rồi uống nữa say cuồng
Bầu trời u ám ngoài song ngẩng nhìn.
Tiết trùng dương nhằm ngày 9 tháng 9, khi xưa là ngày các cụ họp bạn
uống rượu ngâm thơ, nhưng năm kỷ sửu (1889) này sắp tới lễ Trung Dương thì
trời mưa to gió lớn, Nguyễn Khuyến, đã về hưu, lại thêm bệnh tật, uống rượu
làm thơ một mình. Trong cảnh cô đơn đó, người thơ nghe thấy tiếng kèn đám
ma một ông già bên xóm tây. Cái chết của ông lão này khiến Nguyễn Khuyến xúc
động tự hỏi
chuyến này ông lão qua quê hương nào?
Câu hỏi này dẫn ngưòi
đọc thơ về chương Đại Tông Sư sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử
[12]
:
Thầy Tang Hộ, thầy Mạnh Tử Phan, thầy Cầm Trương [...] làm bạn với
nhau. [...] Rối thầng Tang Hộ chết ... [Hai người bạn] kẻ sắp khúc, kẻ gẩy đàn
họa nhau mà hát: “Này anh Tanh Hộ ơi! Này anh Tang Hộ ơi! Anh đã trở lại đời
thật của anh rồi.”
Trong câu kế tiếp, chữ
khào
nghĩa là xương cùng,
tích
là xương sống lại
dẫn người đọc về chương Đại Tông Sư sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử
[13]
Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai, bốn người nói với nhau rằng: “Ai biết lấy cái
không làm đầu, lấy cái sống làm
xương sống,
lấy cái chết làm
xương cùng
; ai
biết được lẽ sống chết còn mất chỉ là một thể, chúng ta sẽ cùng người ấy làm
bạn.” Bốn người nhìn nhau cười, không ai thấy nghịch trong lòng, đoạn cùng
nhau làm bạn.
Phải chăng, như qua lời Trang Tử, việc sống chết chỉ là
lẽ thường,
ông lão
xóm tây phen này, biết đâu chẳng như thầy Tang Hộ,
về quê thực của ông.
Kèn
trống khóc than chỉ làm đau lòng người sống, riêng người thơ tiếp tục uống thêm
rượu, đã say say thêm, ngửa mặt nhìn trời u ám một mầu?
Hình ảnh cái chết của chính mình tới với Nguyễn Khuyến qua hai thơ dưới
dây. Môt là bài:
Đề Ảnh
14
Ngô nhiễn ngô diện bì
Ngô tâm ngô phất trị
Nhật nguyệt tu thiêm bạch
Phong trần sắc tiệm tuy
Bách bôi hình tặng ảnh
Thiên tả ngã vị tùy
Ngưởng phủ phất hà tưởng
Yên ba vô tạn kỳ.
dịch là
Đề Ảnh
Nhìn ngoài chỉ thấy da ta
Lòng ta thì đến chính ta chẳng tường
Tháng ngày râu tóc điểm sương
Xạm đen gió bụi dặm trường mầu da
Nhìn hình trăm chén chuốc ta
Ngàn sau chẳng biết ta là ai đây
Trông lên nhìn xuống cao dầy
Tân kỳ sóng nước khói mây mịt mùng.
Hai là bài:
Bài Muộn
II
五 十 衰 翁 白 髮 新
Ngũ thập suy ông bạch phát tân
不 堪 憂 病 且 憂 貧
Bất kham ưu bệnh thã ưu bần
花 軒 月 影 知 非 客
Hoa hiên nguyệt ảnh tri phi khách
竹 徑 風 聲 疑 有 人
Trúc kính thanh phong nghi hữu nhân
一 枕 黃 粱 為 亦 夢
Nhất chẩm hoang lương chân diệc mộng
千 年 去 鶴 我 何 身
Thiên niên khứ hạc ngã hà thân
坐 看 為 羨 扇 中 老
Tọa khan khước tiễn phiến trung lão
倚 澍 啣 杯 不 計 春
Ỷ thụ hàm bôi bất kế xuân.
dịch là
Giải Buồn
I
Năm mươi già ốm tóc sương
Lo nghèo lo bệnh hết đương nổi rồi
Hiên trăng vắng bạn lẻ loi
Tre già kẽo kẹt ngỡ người tới thăm
Tỉnh mơ một giấc kê vàng
Ngàn năm thành hạc thân tàn hóa ai
Ngồi nhìn hình quạt trong tay
Lão ông nâng chén dựa cây kệ đời.
Hình ảnh cái chết len vào trong bài Đề Ảnh trong câu:
Thiên tả ngã hà vi:
nghĩa là:
Ngàn năm nữa ta là ai?
Và trong bài Giải Muộn II, qua câu :
Thiên niên khứ hạc ngã hà thân
Giới nghiên cứu giải thích câu này bắng điển sau đây :
Đinh Lệnh Uy đời Hán, tu tiên tại núi
Linh Hư, sau hóa thành hạc bay về đất
Lưu, lượn trên không mà đọc thơ.
Nguyễn Khuyến dường như không tin vào điều này nên, cũng như trong
bài Đề Ảnh, ông tự hỏi, một ngàn năm nữa tấm thân của ông sẽ thành ai? Câu
hỏi này khiến người dọc nhớ tới hai câu của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu
Thanh Ký, trong Thanh Hiên Thi Tập
15
不 知 三 百 餘 年 後
Bất tri tam bách dư niên hậu
天 下 誰 人 泣 素 如
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như
dịch là
Ba trăm năm lẻ về sau
Khóc Tố Như biết còn bao nhiêu người.
Người đọc tự hỏi phải chăng, cũng giống Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến qua
hai bài thơ trên đây, dưong như còn chưa dứt khoát với chính mình trong ba chữ
thân hậu danh?
Sửa soạn đợi
cái chết của chính mình
, Nguyễn Khuyến để lại cho hậu thề
bài:
遺 囑 文
Di Chúc Văn
我 年 為 八 八
Ngã niên trị bát bát
我 數 逢 九 九
Ngã số phùng cửu cửu
嗟 哉 我 德 為
Ta tai ngã đức lương
壽 紀 邁 先 考
Thọ kỷ mại tiên khảo
嗟 哉 我 學 淺
Ta tai ngã học thiẻn
魁 然 占 龍 首
Khôi nhiên chiếm long thủ
豈 非 先 考 齡
Khởi phi tiên khảo linh
留 以 錫 爾 父
Lưu dĩ tích nhĩ phụ
豈 非 先 考 名
Khởi phi tiên khảo danh
不 做 以 留 後
Bất tố dĩ lưu hậu
平 日 無 寸 功
Bình nhật vô thốn công
俯 仰 已 為 負
Phủ ngưỡng dĩ tàm phụ
足 矣 亦 何 求
Túc hỷ diệc hà cầu
死 葬 勿 淹 久
Tử táng vật yêm cửu
死 幸 得 全 歸
Tử hạnh đắc toàn quy
葬 幸 得 親 附
Táng hạnh đắc thân phụ
棺 衾 不 可 美
Quan khâm bất khả mỹ
只 以 斂 足 手
Chỉ dĩ liễm thủ túc
具 饌 不 可 豊
Cụ soạn bất khả phong
只 以 答 奔 走
Chỉ dĩ đáp bôn tẩu
不 可 寫 祝 文
Bất khả tả chúc văn
不 可 為 對 句
Bất khả vi đối cú
不 可 設 銘 旌
Bất khả thiết minh tinh
不 可 題 神 主
Bất khả đề thần chủ
不 可 達 門 生
Bất khả đạt môn sinh
不 可 訃 僚 友
Bất khả phó liêu hữu
賓 客 不 可 招
Tân khách bất khả chiêu
為 吊 不 可 受
Phúng điếu bất khả thụ
此 皆 為 於 生
Thử giai lụy ư sinh
死 者 亦 奚 有
Tử giả diệc hề hữu
惟 以 重 吾 過
Duy dĩ trọng ngô quá
為 然 為 多 口
Hiêu nhiên chúng đa khẩu
惟 於 葬 之 日
Duy ư táng chi nhật
旗 扁 導 前 柩
Kỳ biển đạo tiền cữu
為 工 八 九 人
Vu công bát cửu nhân
吹 送 列 左 右
Xuy tống liệt tả hửu
草 草 死 葬 完
Thảo thảo tử táng hoàn
為 我 以 杯 酒
Lỗi ngã dĩ bôi tửu
爰 題 某 石 碑
Viên đề mộ thạch bi
皇 阮 故 休 為
Hoàng Nguyễn cố hư tẩu.
Tác giả tự dịch là:
Di Chúc
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số sinh ra gặp lúc dương cùng
Đức thày đã mỏng mỏng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy
5
Học chẳng có rằng hay chi cả
Cưỡi đầu ngưởi kể đã ba phen
Tuổi là tuổi của gia tiên
Cho nên thày được hưởng niên lâu dày
Ấy thủa trước ông mày chưa đỗ
10
Hoá bây giờ để bố làm xong
Ơn vua chửa chút đền công
Cúi trông thẹn đất ngửa trông thẹn trời
Sống được tiếng trên đời trọn vẹn
Chết được về quê quán hương thôn
15
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải chết chôn chờ gì
Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt
Kín chân tay đầu gót thì thôi
Cỗ đừng to lắm con ơi
20
Hễ ai chạy lại khuyên mời người ăn
Tế đừng có viết văn mà đọc
Đối trướng đùng gấm vóc làm chi
Minh tinh con cũng bỏ đi
Mời quan đề chủ con thì chớ nên
25
Môn sinh chẳng tống tiền đạt giấy
Bạn của thầy cũng vậy mà thôi
Khách quen chớ viết thiếp mời
Ai đưa phúng điếu con thời chớ thu
Chẳng qua nợ để cho người sống
30
Chết đi rồi còn ngóng vào đâu
Lại mang cái tiếng to đầu
Khi nay bày biện khi sau chê bàn
Cờ biển của vua ban ngày trước
Khi đưa thầy con rước đầu tiên
35
Lại thuê một lũ phường kèn
Vừa đi vừa thổi mỗi bên dăm thằng
Việc tống táng nhung nhăng qua quít
Cúng cho thầy một it rượu hoa
Đề vào mấy chữ trong bia
40
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.
Viết bài Di Chúc trên đây, dường như Nguyễn Khuyến đã nhìn thẳng vào
cái chết của chính mình. Về vấn đề này, Gabriel Marcel viết
16
:
Lorsque je tente de prendre conscience de ma situation d’existant et que
je la considère par rapport à ce que j’appelle mon avenir, je constate que seul
apparait indubitable cette proposition :
je mourrai
sans que je puisse le moindre
du monde me prononcer sur les conditions d’espace et de temps qui seront celles
de ma mort.
Cái chết chắc chắn sẽ đến với mọi người trong tất cả chúng ta, nhưng
chúng ta không một ai có mảy may kinh nghiệm về cái chết. Trên thực tế, theo
Gabriel Marcel, cái chết đặt con người vào giữa lòng lẽ
diệu huyền.
Tại đó mỗi
người chúng ta đều được tự do hành xử để cái chết sắp tới của mình có ý nghĩa
theo sự chọn lựa của mình trong suốt cuộc sống. Trong cuốn En Chemin Vers
Quel Éveil
17
,Gabriel Marcel, khi đó đã 84 tuổi, sáu tuần lễ trưóc khi từ trần, đưa
ra nhận xét rằng người cao tuổi, đã hoàn tất được sự nghiệp, đã tự cho là mình
chu toàn được mọi bổn phận, đã tìm ra cho mình được ý nghĩa của đời sống, thời
dễ dàng chấp nhận cái chết hơn nhưng kẻ chưa thành đạt, hay kẻ có một cuộc
sống khó khăn đầy rẫy thất bại.
Trở lại bài Di Chúc, trong chín câu đầu Nguyễn Khuyến nói với đàn con về
những điều may mắn của đời ông, trước ngưỡng cửa cái chết : đức mỏng mà lại
hưởng tuổi thọ hơn cha, học không hơn ai mà thi đỗ đầu ba lần, tuổi thọ lả do
cha ông để lại cho ông, và đỗ cao để hoàn thành mộng thi cử của cha ông.
Truyện ông được hưởng tuổi thọ của cha chép trong gia phả, chi thứ dòng
họ Nguyễn ở Vị Dạ là khi ông còn nhỏ ốm nặng, cha ông nguyện được chết thay
con, sau đó ông lành bệnh và năm ông 18 tuổi thì cha ông từ trần. Truyện này
Nguyễn Khuyến ghi lại trong hai câu mở đầu bài Cận Thuật :
Ngô bệnh ngô thân đại tích linh
Hất kim tứ thập tứ niên linh
dịch là
Ta đau cha nguyện chết thay<
Bốn bốn năm lẻ tới nay xa vời
Tiếp theo, Nguyễn Khuyến viết hai câu :
Cánh vô thực học tì suy thế
Thặng hữu hư danh quán đại đình
dịch là
Vô tài thực học giúp đời
Đỗ đầu đình hội đè người hư danh:
Hai câu này phải chăng chứng tỏ là Nguyễn Khuyến coi nhẹ việc thi cử
thành đạt của ông : việc ông đi học đi thi đỗ đạt chỉ để đáp đền ơn cha ông