Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ BUÔN KUÔP TRÊN HỆ THỐNG SÔNG SRÊPÔK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐÀO THỊ HẠ GIANG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN DỰ BÁO
DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ BUÔN KUÔP
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG SRÊPÔK

Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐÀO THỊ HẠ GIANG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN DỰ BÁO
DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ BUÔN KUÔP
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG SRÊPÔK
Chuyên ngành : Thủy văn
Mã ngành

: D440224

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. TRẦN VĂN TÌNH
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Hà Nội 2017



LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Khí tượng Thủy văn trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không
chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án mà còn là hành trang quý báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn chân thành
đến ThS. Trần Văn Tình và ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên những thiếu
xót là không thể tránh khỏi. Em rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý
báu của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 24 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Hạ Giang


MỤC LỤC
................................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG
SRÊPÔK..................................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Srêpôk.............................................................3

1.1.2. Đặc điểm địa hình....................................................................................5
1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng.................................................................6
1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật....................................................................7
1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội...................................................................8
1.3. Các đặc trưng khí hậu, khí tượng....................................................................9
1.3.1. Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpôk.......................................................9
1.3. Mạng lưới trạm khí tượng và trạm mưa lưu vực sông Srêpôk..................10
1.3.3. Các đặc trưng khí tượng trung bình nhiều năm......................................11
1.4. Đặc điểm thuỷ văn........................................................................................16
1.4.1. Mạng lưới các trạm thuỷ văn trên lưu vực.............................................16
1.4.2. Quan hệ các trạm thuỷ văn.....................................................................17
1.4.3. Đặc điểm tài nguyên nước.....................................................................17
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO LŨ VÀ CÁC MÔ HÌNH
TRONG DỰ BÁO THUỶ VĂN............................................................................27
2.2. Các phương pháp dự báo lũ..........................................................................31
2.2.1. Phương pháp xu thế...............................................................................31
2.2.2. Phương pháp mực nước, lưu lượng tương ứng......................................32
2.2.3. Phương pháp lượng trữ..........................................................................32
2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê............................................................33
2.2.5. Phương pháp sử dụng mô hình toán.......................................................33
2.3. Tổng quan về các mô hình ứng dụng trong dự báo thuỷ văn........................34
2.3.1. Mô hình NAM.......................................................................................34
2.3.2. Mô hình TANK......................................................................................35
2.3.3. Mô hình LTANK....................................................................................35
2.3.4. Mô hình HEC – HMS............................................................................36
2.3.5. Mô hình SSAR.......................................................................................37


2.3.6. Mô hình MARINE.................................................................................37
2.4. Phương pháp tiếp cận....................................................................................37

2.5. Nguyên lý lựa chọn mô hình.........................................................................38
2.6. Cơ sở lý thuyết mô hình NAM.....................................................................38
2.6.1. Quá trình mưa sinh dòng chảy...................................................................38
2.6.2. Cấu trúc mô hình NAM.........................................................................40
2.6.3. Các thông số của mô hình NAM............................................................43
2.6.4. Các điều kiện ban đầu của mô hình :.....................................................44
................................................................................................................................. 45
3.1. Ứng dụng mô hình NAM dự báo dòng chảy đến hồ Buôn Kuôp trên hệ thống
sông Srêpôk.........................................................................................................46
3.1.1. Sơ đồ hoá hệ thống................................................................................46
3.1.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ vận hành mô hình...............................................46
3.1.3. Ứng dụng mô hình Nam dự báo dòng chảy tới hồ thuỷ điện Srêpôk.....47
3.2. Chỉ tiêu hiệu chỉnh và kiểm định mô hình....................................................51
3.3. Hiệu chỉnh....................................................................................................52
3.3.1. Bộ thông số mô hình..............................................................................52
3.3.2. Phân tích kết quả tính toán.....................................................................53
3.4. Kiểm định mô hình NAM.............................................................................58
3.5. Kết quả bộ thông số thích hợp......................................................................60
3.6. Ứng dụng phương pháp diễn toán Muskingum dự báo dòng chảy đến hồ
Buôn Kuôp..........................................................................................................61
3.6.1. Khái quát về phương pháp diễn toán Muskingum..................................62
3.6.2. Ứng dụng phương pháp Muskingum.....................................................63
3.7 Dự báo thử nghiệm dòng chảy tới hồ thuỷ điện Buôn Kuôp..........................67
3.7.1. Phương án dự báo......................................................................................67
3.8 Đánh giá kết quả ứng dụng mô hình NAM kết hợp diễn toán Muskingum dự
báo dòng chảy tới hồ Buôn Kuôp:.......................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................74
I. KẾT LUẬN......................................................................................................74
PHỤ LỤC................................................................................................................. 1



DANH MỤC HÌNH ẢNH
................................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG
SRÊPÔK..................................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Srêpôk.............................................................3
1.1.2. Đặc điểm địa hình....................................................................................5
1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng.................................................................6
1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật....................................................................7
1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội...................................................................8
1.3. Các đặc trưng khí hậu, khí tượng....................................................................9
1.3.1. Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpôk.......................................................9
1.3. Mạng lưới trạm khí tượng và trạm mưa lưu vực sông Srêpôk..................10
1.3.3. Các đặc trưng khí tượng trung bình nhiều năm......................................11
1.4. Đặc điểm thuỷ văn........................................................................................16
1.4.1. Mạng lưới các trạm thuỷ văn trên lưu vực.............................................16
1.4.2. Quan hệ các trạm thuỷ văn.....................................................................17
1.4.3. Đặc điểm tài nguyên nước.....................................................................17
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO LŨ VÀ CÁC MÔ HÌNH
TRONG DỰ BÁO THUỶ VĂN............................................................................27
2.2. Các phương pháp dự báo lũ..........................................................................31
2.2.1. Phương pháp xu thế...............................................................................31
2.2.2. Phương pháp mực nước, lưu lượng tương ứng......................................32
2.2.3. Phương pháp lượng trữ..........................................................................32

2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê............................................................33
2.2.5. Phương pháp sử dụng mô hình toán.......................................................33
2.3. Tổng quan về các mô hình ứng dụng trong dự báo thuỷ văn........................34
2.3.1. Mô hình NAM.......................................................................................34
2.3.2. Mô hình TANK......................................................................................35
2.3.3. Mô hình LTANK....................................................................................35
2.3.4. Mô hình HEC – HMS............................................................................36


2.3.5. Mô hình SSAR.......................................................................................37
2.3.6. Mô hình MARINE.................................................................................37
2.4. Phương pháp tiếp cận....................................................................................37
2.5. Nguyên lý lựa chọn mô hình.........................................................................38
2.6. Cơ sở lý thuyết mô hình NAM.....................................................................38
2.6.1. Quá trình mưa sinh dòng chảy...................................................................38
2.6.2. Cấu trúc mô hình NAM.........................................................................40
2.6.3. Các thông số của mô hình NAM............................................................43
2.6.4. Các điều kiện ban đầu của mô hình :.....................................................44
................................................................................................................................. 45
3.1. Ứng dụng mô hình NAM dự báo dòng chảy đến hồ Buôn Kuôp trên hệ thống
sông Srêpôk.........................................................................................................46
3.1.1. Sơ đồ hoá hệ thống................................................................................46
3.1.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ vận hành mô hình...............................................46
3.1.3. Ứng dụng mô hình Nam dự báo dòng chảy tới hồ thuỷ điện Srêpôk.....47
3.2. Chỉ tiêu hiệu chỉnh và kiểm định mô hình....................................................51
3.3. Hiệu chỉnh....................................................................................................52
3.3.1. Bộ thông số mô hình..............................................................................52
3.3.2. Phân tích kết quả tính toán.....................................................................53
3.4. Kiểm định mô hình NAM.............................................................................58
3.5. Kết quả bộ thông số thích hợp......................................................................60

3.6. Ứng dụng phương pháp diễn toán Muskingum dự báo dòng chảy đến hồ
Buôn Kuôp..........................................................................................................61
3.6.1. Khái quát về phương pháp diễn toán Muskingum..................................62
3.6.2. Ứng dụng phương pháp Muskingum.....................................................63
3.7 Dự báo thử nghiệm dòng chảy tới hồ thuỷ điện Buôn Kuôp..........................67
3.7.1. Phương án dự báo......................................................................................67
3.8 Đánh giá kết quả ứng dụng mô hình NAM kết hợp diễn toán Muskingum dự
báo dòng chảy tới hồ Buôn Kuôp:.......................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................74
I. KẾT LUẬN......................................................................................................74
PHỤ LỤC................................................................................................................. 1


DANH MỤC BẢNG
................................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG
SRÊPÔK..................................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Srêpôk.............................................................3
1.1.2. Đặc điểm địa hình....................................................................................5
1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng.................................................................6
1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật....................................................................7
1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội...................................................................8
1.3. Các đặc trưng khí hậu, khí tượng....................................................................9
1.3.1. Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpôk.......................................................9

1.3. Mạng lưới trạm khí tượng và trạm mưa lưu vực sông Srêpôk..................10
1.3.3. Các đặc trưng khí tượng trung bình nhiều năm......................................11
1.4. Đặc điểm thuỷ văn........................................................................................16
1.4.1. Mạng lưới các trạm thuỷ văn trên lưu vực.............................................16
1.4.2. Quan hệ các trạm thuỷ văn.....................................................................17
1.4.3. Đặc điểm tài nguyên nước.....................................................................17
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO LŨ VÀ CÁC MÔ HÌNH
TRONG DỰ BÁO THUỶ VĂN............................................................................27
2.2. Các phương pháp dự báo lũ..........................................................................31
2.2.1. Phương pháp xu thế...............................................................................31
2.2.2. Phương pháp mực nước, lưu lượng tương ứng......................................32
2.2.3. Phương pháp lượng trữ..........................................................................32
2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê............................................................33
2.2.5. Phương pháp sử dụng mô hình toán.......................................................33
2.3. Tổng quan về các mô hình ứng dụng trong dự báo thuỷ văn........................34
2.3.1. Mô hình NAM.......................................................................................34
2.3.2. Mô hình TANK......................................................................................35
2.3.3. Mô hình LTANK....................................................................................35
2.3.4. Mô hình HEC – HMS............................................................................36
2.3.5. Mô hình SSAR.......................................................................................37
2.3.6. Mô hình MARINE.................................................................................37


2.4. Phương pháp tiếp cận....................................................................................37
2.5. Nguyên lý lựa chọn mô hình.........................................................................38
2.6. Cơ sở lý thuyết mô hình NAM.....................................................................38
2.6.1. Quá trình mưa sinh dòng chảy...................................................................38
2.6.2. Cấu trúc mô hình NAM.........................................................................40
2.6.3. Các thông số của mô hình NAM............................................................43
2.6.4. Các điều kiện ban đầu của mô hình :.....................................................44

................................................................................................................................. 45
3.1. Ứng dụng mô hình NAM dự báo dòng chảy đến hồ Buôn Kuôp trên hệ thống
sông Srêpôk.........................................................................................................46
3.1.1. Sơ đồ hoá hệ thống................................................................................46
3.1.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ vận hành mô hình...............................................46
3.1.3. Ứng dụng mô hình Nam dự báo dòng chảy tới hồ thuỷ điện Srêpôk.....47
3.2. Chỉ tiêu hiệu chỉnh và kiểm định mô hình....................................................51
3.3. Hiệu chỉnh....................................................................................................52
3.3.1. Bộ thông số mô hình..............................................................................52
3.3.2. Phân tích kết quả tính toán.....................................................................53
3.4. Kiểm định mô hình NAM.............................................................................58
3.5. Kết quả bộ thông số thích hợp......................................................................60
3.6. Ứng dụng phương pháp diễn toán Muskingum dự báo dòng chảy đến hồ
Buôn Kuôp..........................................................................................................61
3.6.1. Khái quát về phương pháp diễn toán Muskingum..................................62
3.6.2. Ứng dụng phương pháp Muskingum.....................................................63
3.7 Dự báo thử nghiệm dòng chảy tới hồ thuỷ điện Buôn Kuôp..........................67
3.7.1. Phương án dự báo......................................................................................67
3.8 Đánh giá kết quả ứng dụng mô hình NAM kết hợp diễn toán Muskingum dự
báo dòng chảy tới hồ Buôn Kuôp:.......................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................74
I. KẾT LUẬN......................................................................................................74
PHỤ LỤC................................................................................................................. 1


MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi kinh tế càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, đời sống
càng nâng cao thì nhu cầu sử dùng điện năng ngày càng tăng. Có nhiều hình thức
khai thác điện năng: nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử…đối với điều kiện nước
ta, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, cùng hệ thống trên 1000

sông suối lớn nhỏ với trữ năng tiềm tàng khoảng 260 - 280 tỷ kwh gồm các lưu vực
lớn như sông Hồng-Thái Bình, sông Đồng Nai nên khai thác thủy điện là hình thức
phổ biến nhất hiện nay. Thuỷ điện là nguồn năng lượng rất lớn, tiết kiệm chi phí,
khai thác dễ dàng, an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường. Chính vì những lợi ích to
lớn đó mà khai thác thuỷ điện luôn được nước ta chú trọng.
Trong những năm gần đây, khi mà nhu cầu dùng điện không ngừng tăng lên
hiện tượng thiếu hụt điện năng ngày càng phổ biến nên ngoài việc khai thác thuỷ
điện trên các lưu vực sông lớn như nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, Trị An, Sơn La thì
các nhà máy thủy điện cỡ vừa và nhỏ ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh
nhằm đáp ứng nhu cầu dùng điện của quốc gia cũng như các địa phương. Quy
hoạch và xây dựng bậc thang thủy điện trên sông Srêpôk là một trong những ví dụ
điển hình cho định hướng phát triển này. Lưu vực sông Srêpôk nằm trên địa phận 3
tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai tuy diện tích lưu vực không lớn so với cả nước
nhưng lại có địa hình cao với nhiều thác nước tự nhiên với độ chênh cao lớn nên rất
phù hợp để xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ.
Việc xây dựng hệ thống thủy điện này có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng
to lớn, nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển kinh tế, xã hội cho tính Đăk Lăk,
nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, đây là một địa bàn có tầm chiến lược
về kinh tế và quốc phòng quan trọng của cả nước. Trong công tác vận hành hồ chứa
thì việc dự báo dòng chảy tới hồ là vô cùng quan trọng nó quyết định tới hiệu suất
phát điện, tham gia cấp nước hạ du và bảo vệ công trình. Nhận thức được vai trò
quan trọng đó đồ án đã tập trung nghiên cứu “Ứng dụng mô hình toán dự bào
dòng chảy lũ đến hồ Buôn Kuôp trên hệ thống sông Srêpôk”.

1


1. Mục tiêu nghiên cứu
Dự báo thử nghiệm dòng chảy lũ đến hồ Buôn Kuôp trên hệ thống sông
Srêpôk.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dòng chảy lũ đến hồ Buôn Kuôp trên sông Srêpôk
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống sông Srêpôk
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp mô hình toán
4. Nội dung nghiên cứu
- Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Srêpôk. Chương
này khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc trưng khí hậu-khí tượng, đặc
điểm thuỷ văn, điều kiện dân sinh kinh tế trên lưu vực.
- Chương 2: Các phương pháp dự báo lũ và các mô hình trong dự báo thuỷ
văn. Nội dung chính của chương là khái quát về các phương pháp dự báo lũ và các
mô hình ứng dụng trong dự báo thuỷ văn.
- Chương 3: Ứng dụng mô hình thuỷ văn dự báo dòng chảy tới hồ Buôn Kuôp
trên hệ thống sông Srêpôk. Nội dung chính của chương là ứng dụng mô hình NAM
kết hợp phương pháp diễn toán Muskingum dự báo dòng chảy tới hồ thuỷ điện
Buôn Kuôp.

2


CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Srêpôk
Sông Srêpôk là một trong những nhánh sông chính của hệ thống sông SêSannhánh cấp 1 của sông Mê Kông, bắt nguồn từ vùng núi phía Băc, Đông Bắc và
Đông của tỉnh Đăk Lăk có độ cao từ 800 m – 2000 m, hợp lưu với sông Mê Kông
cách StungTreng (Campuchia) 35km về phía thượng lưu.

Khu vực nghiên cứu


Hình 1.1 Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý tự nhiên của lưu vực Srêpôk nằm trong phạm vi từ 107 030' đến
1080 45'kinh độ Đông và 11053' đến 130 55' vĩ độ Bắc. Sông Srêpôk trên lãnh thổ
3


Việt Nam có diện tích khoảng 16000km2. Lưu vực sông Srêpôk có các phụ lưu như
IaDrang, Ia Hleo và Srêpôk thượng. Lưu vực sông Srêpôk phía Bắc giáp với lưu
vực sông SêSan, phía Nam giáp với lưu vực sông Đồng Nai, phía Tây là đường
phân lưu của sông Mêkông , phía Đông giáp lưu vực sông Ba.
Srêpôk thượng do hai nhánh chính hợp thành là Krông Ana và Krông Knô.
Trong đó Krông Ana có diện tích lưu vực khoảng 4000km 2 và Krông Knô có diện
tích lưu vực khoảng 3900km2.
Thượng nguồn Krông Ana là các sông Krông Buk thượng bắt nguồn từ vùng
núi có độ cao 900m, Krông Pach bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1200m và Krông
Bông bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1300m – 2000m. Sông Krông Ana chảy
trong vùng tương đối bằng phẳng có lũng sông rộng với nhiều vùng bị ngập nước
thường xuyên, đặc biệt là khu vực hồ Lăk đến hợp lưu với sông Krông Knô, khu
vực này giống như một hồ điều tiết lớn trong mùa mưa lũ.
Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi phía Đông Nam Buôn Ma Thuột, nơi
tiếp giáp với lưu vực sông Đa Nhin và Sông Cái, có độ cao từ 1600-1800m. Từ
nguồn đến Đức Xuyên sông chảy theo hướng Đông – Tây trong vùng đồi núi có
thung lũng sông hẹp và dốc, có chế độ dòng chảy quá độ giữa miền Đông và miền
Tây Trường Sơn. Mùa lũ tới chậm hơn vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam. Từ
Đức Xuyên đến hợp lưu sông Krông Ana sông chảy theo hướng Đông Nam – Tây
Bắc, trong vùng có nhiều hồ ao đầm lầy như Ea R’bin, Ea Tul, Ea Roume, Ea Sao…
Từ hợp lưu sông Krông Ana và Krông Knô đến biên giới Việt Nam Campuchia, sông Srêpôk chảy theo hướng Đồng Nam – Tây Bắc trong vùng đồi núi
có lũng sông hẹp và dốc, chiều dài của đoạn sông này khoảng 110km với độ hạ thấp
200m, có nhiều ghềnh thác như thác Buôn Kuôp (Srêpôk 1) với độ chênh cao

khoảng 60m, thác Dra H’ling 15m, đoạn thác Srêpôk 3 chênh cao là 35m…

4


1.1.2. Đặc điểm địa hình

Hình 1.2 Bản đồ địa hình lưu vực sông Srêpôk
Sông Srêpôk là 1 trong 2 nhánh lớn của sông SêSan chi lưu lớn của sông Mê
Kông. Diện tích lưu vực sông SêSan là 29450 km 2, trong đó diện tích lưu vực phần
thượng lưu sông Srêpôk thuộc lãnh thổ Việt Nam 16000 km 2 với chiều dài sông
chính là 640 km và độ hạ thấp khoảng 800m.
Sông Srêpôk thượng do hai nhánh chính hợp thành là Krông Ana và Krông
Knô. Trong đó Krông Ana có diện tích lưu vực khoảng 4000 km 2 và Krông Knô có
diện tích lưu vực khoảng 3900 km2. Bảng các đặc trưng hình thái lưu vực sông:

Tuyến
Buôn Tua Sarh
Buôn Kuôp
Srêpôk 3
Srêpôk 4

Bảng 1.1 Đặc trưng hình thái lưu vực sông
Diện tích Độ dài
Mật độ
Độ rộng lưu
lưu vực
sông
lưới sông
vực

(km)
(km2)
(km)
(km/km2)
2930
119
24.6
0.29
7980
178
44.8
0.25
9410
220
42.8
0.26
9560
266.2
42.2
0.35

5

Cao độ
trung bình
lưu vực
900
600
550
475

Nguồn: [3]


Địa hình lưu vực có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc và tương đối
đa dạng, đối núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các
dạng địa hình chính sau.
+ Địa hình vùng núi cao: nằm ở phía Đông và Nam của lưu vực, có độ cao
trung bình 1500 - 2000m, độ dốc sườn khá lớn ( 20-30)º với các đỉnh núi cao như
Chư-đang-Sin (2405m) và Chư-pan-Phan (2175m). Dải Trường Sơn chạy qua vùng
thuộc địa phân huyện Krông Bông, huyện Lak. Trong khu vực địa hình này diện
tích rừng còn nhiều, độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh.
+ Địa hình vùng cao nguyên: Vùng cao nguyên với những đồng bằng lượn
sóng và độ dốc thoải. Dạng địa hình này nằm ở 2 vùng: Vùng cao nguyên Buôn Mê
Thuột và phụ cận (các huyện Krông Buk, Krông Pach, Cư Mga...) với cao độ trung
bình từ 400-500m. Vùng thứ hai là cao nguyên Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam của
lưu vực, có cao độ từ 700-800m.
Vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột địa hình bằng phẳng hơn vùng Đăk Nông.
Các cao nguyên này được tạo thành từ phun trào Bazan thuộc thời kỳ tiền đệ tứ. Đá
bazan phong hoá tạo thành lớp đất đỏ mầu mỡ, rất phù hợp cho phát triển các cây
công nghiệp dài ngày.
+ Địa hình vùng đất thấp: Bao gồm các dải đất phù sa bằng phẳng dọc các sông.
Loại địa hình này tập trung ở các huyện Lak, Krông Ana và Ea Soup. Trong đó vùng
Lak-Buôn Trấp chạy dọc sông Krông Ana từ hồ Lak, qua Buôn Triết, Buôn Trấp tới
hạ lưu, có cao độ trung bình từ 410m - 450m. Vùng bình nguyên Ea Soup chạy dọc 2
ven suối Ea Soup và Ea H’leo, có cao độ trung bình 200-300m. Dạng địa hình này
thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vị trí địa lý và đặc
điểm địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết khí hậu trong vùng, nó không những
mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm mà còn có tính chất của vùng cao nguyên mát dịu.
Với đặc điểm này cho phép bố trí các loại cây trồng, vật nuôi phong phú, cũng như
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một cách đa dạng.

1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
Lưu vực sông Srêpôk có tiềm năng rất lớn về đất , đặc biệt là đất đỏ bazan
(50%). Theo kết quả đánh giá về thổ nhưỡng của Viện Qui hoạch và thiết kế Nông
nghiệp đã được chuyển đổi sang hệ thống phân loại FAO - UNESCO thì toàn lưu
6


vực có 8 loại đất sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất Glay; nhóm đất than bùn, nhóm
đất đen, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất mùm Alit trên núi cao, nhóm đất trơ
sỏi đá. Trong đó 2 nhóm đất: Đen xám và đất đỏ chiếm diện tích lớn nhất.
Nhóm đất đỏ: Phân bố tập trung tại các khối Bazan Buôn Mê Thuột, Đăk
Nông, Đăk Mil. So với nhóm đất xám thì nhóm đất đỏ BaZan ít dốc và tầng đất dày
hơn rõ rệt.
Nhóm đất xám phân bố ở các vùng: Ea Soup, Cư Jút, M'Drăk, Krông Bông .
Đa số đất này tầng mỏng, độ dốc lớn, có lẫn đá hoặc đá lộ đầu, thảm phủ thực vật tự
nhiên là rừng thứ sinh, rừng gỗ lá rụng và rừng nửa rụng lá.
Nhóm đất Badan đen phân bố chủ yếu ở phía tây sông Srêpôk, đại bộ phận là
tầng đất mỏng, nhiều đá lộ.
Nhóm đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp của các sông suối lớn, diện
tích bằng phẳng và hay lượn sóng. Khoảng một nửa diện tích này bị ngập nước
trong mùa mưa như cánh đồng Lạc Thiện - Đức Xuyên.
Đất than bùn tìm thấy ở các đầm hồ tự nhiên có từ xa xưa như hồ Lăk.
1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật
Thảm phủ thực vật trên lưu vực khá phong phú, mức độ che phủ của rừng
khoảng 70%, trong đó bao gồm nhiều loại như rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng
hỗn giao, rừng tre nứa, rừng trồng… ngoài ra còn có một số lượng đáng kể cây
cà phê, trà…
Thảm phủ trên lưu vực sông Srêpôk phân bố có sự khác biệt theo các vùng địa
hình. Vùng núi cao nằm ở phía Đông và phía Nam (thượng nguồn của các sông)
được thảm rừng xanh bao phủ quanh năm bao gồm rừng lá rộng thường xanh, rừng

lá kim, rừng hỗn giao. Đi dần về phía hạ lưu là vùng đồi núi thoải dần và nhấp nhô
thì rừng già được thay thế dần bằng các rừng tái sinh, rừng cà phê, cao su, bông…
Thung lũng của các sông với địa hình bằng phẳng có nhiều hồ tự nhiên, đầm lầy thì
xuất hiện các ruộng lúa bậc thang, vườn cây ăn trái, chè.
Hiện nay, rừng ở đây có xu hướng giảm đi đáng kể, đặc biệt là rừng giàu và
rừng trung bình giảm với tốc độ nhanh, diện tích rừng nghèo và cây bụi ngày càng
tăng. Do quá trình rừng bị khai thác quá mức, hậu quả của lối sống du canh du cư
của đồng bào dân tộc và chặt phá rừng để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế
7


nên nhiều khu vực đất bị thoái hoá, làm tăng khả năng xói mòn, rửa trôi đất. Ngoài
ra giảm diện tích rừng còn có ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước kể cả nước
mặt lẫn nước ngầm.
Tuy nhiên, do tích cực thực hiện “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng” của
chính phủ bằng vốn ngân sách, đẩy mạnh phong trào các chủ doanh nghiệp tư nhân
đầu tư vào trồng rừng với nhận thức: “Rừng là kinh tế và môi trường “ cùng với nó
là việc cải tiến tổ chức giao rừng, giao đất cho dân nghề rừng phát triển, từng bước
trả lại màu xanh cho lưu vực sông Srêpôk .
1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội
Lưu vực sông Srêpôk trên lãnh thổ Việt Nam là lưu vực rộng lớn thuộc địa
phận các tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng; trong đó phần lớn thuộc
địa phận tỉnh Đăk Lăk với diện tích lưu vực khoảng 10400 km 2 và đây là khu vực
tập trung dân cư trên lưu vực. Do vậy, khi xem xét điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
của lưu vực sông Srêpôk ta chủ yếu xét đến khu vực này.
Dân số toàn tỉnh Đăk Lăk năm 2011 là 1.978.012 người, với mật độ khoảng
100 người/km2. Đây là mật độ thấp so với bình quân cả nước – 209 người/km 2. Cư
dân khá trẻ, tỷ lệ nam giới chiếm 50.6%, nữ giới chiếm 49.4% dân số.
Mức tăng dân số thời kì 2001 ÷ 2011 là 5.8% và hiện tượng di dân tự do vẫn là
một vấn đề cho địa phương trong quy hoạch và quản lý xã hội. Theo điều tra xã hội

học thì toàn tỉnh Đăk lăk có 41 dân tộc đang sinh sống với dân tộc Kinh chiếm đa
số: 70.65%, dân tộc Ê đê chiếm 13.69%, dân tộc Nùng chiếm 3.9%, dân tộc
M’Nông chiếm 3.51%, dân tộc tày chiếm 3.03%, dân tộc Thái chiếm 1.04%...
Về hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực thì nông nghiệp vẫn là nghành chủ
chốt chiếm 57,4% tổng sản phẩm toàn tỉnh, sau đến công nghiệp chiếm 9.7% phục
vụ chủ yếu cho sản xuất của địa phương. Hoạt động kinh tế hiện nay đang trong tình
trạng mất cân đối. Cơ cấu của ngành kinh tế của tỉnh được phản ánh trong bảng 1.2.

8


Thứ
tự
1
2
3
4
5
6
7

Bảng 1.2 Cơ cấu các nghành kinh tế trong tỉnh
Tổng sản phẩm
Ngành kinh tế

theo giá trị hiện

Tỷ lệ %

hành( 106 VND )

Công Nghiệp
463.216
9,7
Xây dựng
228.991
4,8
Nông – Lâm nghiệp
2.742.012
57,4
Thuỷ Sản
49.550
1,0
Vận tải, thông tin liên lạc
150.550
3,1
Buôn bán và dịch vụ
352.159
7,4
Các ngành nghề khác
787.847
16,6
Tổng
4.774.325
100
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đăk lăk 2004 - 2011
Về lao động việc làm, tính đến ngày 31/12/2009 toàn tỉnh Đăk lăk có 885299

lao động, chiếm 48% dân số. Trong đó lao động trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp
chiếm 84%, Công nghiệp – Xây dựng chiếm 2.63%, còn lại là thuộc các ngành kinh
tế xã hội khác. Về tỷ lệ sử dụng lao động thì chỉ có khoảng 90% dân số là có việc

làm và chủ yếu là làm trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và những chính sách của nhà nước, thu
nhập và mức sống của người dân Đăk lăk cũng được cải thiện đáng kể trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ đói nghèo vẫn còn khoảng 11.5% (2009). Nguyên
nhân chính dẫn đến tỷ lệ đói nghèo còn cao là tình trạng cơ sở hạ tầng quá kém, trình
độ dân trí thấp, tình trạng du canh du cư phổ biến, thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất
tiên tiến, thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật canh tác, chăn nuôi.
Về đời sống văn hoá xã hội và tinh thần, nhìn chung cơ sở vật chất cũng như
mạng lưới giáo dục còn nghèo nàn và lạc hậu, hiện tượng bỏ học nhất là khu vực
miền núi, vùng sâu vùng xa còn khá phổ biến. Đời sống văn hoá hiện còn tồn tại
nhiều thủ tục lạc hậu, các phương tiện vui chơi giải trí chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức nên chỉ có một số công trình vui chơi giải trí ở các thị trấn, thị tứ, thành
phố còn ở vùng sâu, vùng xa còn rất xa lạ với phương tiện, kĩ thuật mới.
1.3. Các đặc trưng khí hậu, khí tượng
1.3.1. Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpôk
Lưu vực Srêpôk thuộc vùng Tây Nguyên nằm trọn bên sườn Tây của dãy
Trường Sơn bởi vậy khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển sau:
9


+ Vào mùa đông khối không khí cực đới lục địa có hướng Bắc và Đông Bắc
tràn xuống phía Nam gây nên những biến đổi thời tiết như sự hạ thấp nhiệt độ, thời
tiết lạnh hanh, ẩm và mưa phùn vào cuối mùa Đông. Lưu vực các sông suối của
Srêpôk nằm ở phía Nam đèo Hải Vân bị dãy Trường Sơn ngăn cách, ngăn cản các
đợt gió mùa Đông bắc, trừ những trường hợp gió mùa Đông bắc rất mạnh mới ảnh
hưởng và gây mưa trên lưu vực. Mùa đông ở đây bắt đầu từ tháng XI và kết thúc
vào tháng III.
+ Vào mùa Hạ khối không khí thịnh hành là gió mùa Tây Nam, bắt nguồn từ
khu vực Nam Thái Bình Dương và một phần từ Nam bán cầu di chuyển lên. Khối
không khí này hoạt động mạnh vào các tháng VI,VII,VIII, mang hơi ẩm nên đã

mang mưa dông đến toàn lưu vực và cũng là thời kỳ nắng nóng bắt đầu. Vào mùa
này còn có khối không khí xích đạo bắt nguồn từ biển Bắc Ấn Độ Dương, kết hợp
với một phần yếu ớt của tín phong Nam Bán cầu di chuyển lên Bắc Bán cầu. Khối
không khí này tạo thành gió Tây hay Tây Nam thổi qua Ấn Độ Dương và vịnh Ben
Gan, ảnh hưởng đến bán đảo Đông dương gây cho lưu vực thời tiết nắng nóng, vì
vậy đã tạo đối lưu nhiệt phát triển kết hợp với địa hình núi cao của dãy Trường Sơn
ngăn cản gây ra mưa đông, mưa rào vào đầu mùa hạ có khi đạt cường độ rất lớn và
mưa bắt đầu ổn định ở bên sườn Tây của dãy Trường Sơn, trong khi đó ở sườn
Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng của dòng phơn gây ra thời kỳ khô nóng.
+ Vào giữa mùa hạ tín phong Nam Bán cầu bắt đầu vượt lên phía Bắc hình
thành gió mùa Tây Nam lớn dần tới cường độ cực đại. Sau đó gần cuối mùa hạ thì
khối không khí này suy yếu dần và bị lấn át bởi khối không khí xích đạo từ Nam
Thái Bình Dương lên. Vì vậy vào mùa hạ lưu vực bị ảnh hưởng bởi sự hội tụ giữa
tín phong và gió mùa Tây Nam. Chính sự ảnh hưởng của dải hội tụ nội chí tuyến đã
gây ra mưa lớn trên lưu vực vào các tháng VIII, IX.
1.3. Mạng lưới trạm khí tượng và trạm mưa lưu vực sông Srêpôk

TT
1

Bảng 1.3 Lưới trạm khí tượng và đo mưa trong lưu vực
Yếu tố
Trạm
Kinh độ
Vĩ độ
Số năm
quan trắc
X, T, E, R, V
Buôn Mê Thuột 108003'
12040'

69
Số giờ nắng
10


2
3
4
5

Bản Đôn
Cầu 14
Cầu 42
Krông Bông

107047'
107045'
108022'
108027'

12053'
10037'
12046'
12033'

6

Buôn Hồ

108016'


12055'

7

Đăk Mil

107037'

12027'

8
9
10

Lăk
Đoàn 333
Ea Soup

108011
108037'
108052'

12025'
12048'
13006'

11

Đăk Nông


108053'

12002'

12
13
14

Krông Pách
Đức Xuyên
Giang Sơn

108000
108059'
108011'

12002
12018'
12030'

15

M'Đrak

108046'

12045'

X

X
X
X
X, T, E, R, V

33
33
33
33
32

Số giờ nắng
X, T, E, R, V

40

Số giờ nắng
X
X
X
X, T, E, R, V

33
7
31
33

Số giờ nắng
X
X

X
X, T, E, R, V

11
32
33
32

Số giờ nắng
0
0
16
Buôn Drây
107 58'
12 31'
X
0
0
17
Buôn Triết
108 03'
12 26'
X
Ghi chú: X,T,E,R,V là mưa,nhiệt độ, bốc hơi, độ ẩm, tốc độ gió.

13
12
Nguồn: [3]

Trên lưu vực sông Srêpôk hiện nay có 5 trạm khí tượng và 12 trạm đo mưa

nghiên cứu về mưa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển và các yếu tố khí tượng
khác. Tuy nhiên thời gian hoạt động và các yếu tố quan trắc của các trạm khác nhau
và mức độ tin cậy cũng khác nhau.
Các trạm có tài liệu tin cậy là các trạm: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, M’đrak...
1.3.3. Các đặc trưng khí tượng trung bình nhiều năm
a. Chế độ nhiệt
Số liệu quan trắc tại các trạm trên lưu vực sông Srêpôk cho thấy chế độ nhiệt của
lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa. Phạm vi dao động nhiệt độ trung
bình tháng của không khí giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất là không lớn, khoảng
50C, trong khi đó dao động ngày đêm của không khí là đáng kể, đặc biệt là vào mùa
khô, các đặc trưng nhiệt độ không khí của các trạm được trình bày ở bảng 1.4.
Bảng 1.4 Đặc trưng nhiệt độ không khí (Đơn vị (oC) )
Đặc
I

II

III

IV

Các tháng, năm
VI
VII VIII

V

11

IX


X

XI

XII

Năm


Trạm
Buôn
Ma
Thuột
Mađrak
Buôn
Hồ

trưng
Ttb
Tmax

21.2
34.3

22.6
35.5

24.7
36.2


26.2
37.0

25.8
36.8

24.8
33.2

24.4
32.6

24.1 23.9 23.5 22.4
32.6 32.8 31.6 32.3

21.1
31.1

23.7
37.0

Tmin

14.1

14.0

14.2


19.2

19.5

19.7

19.2

19.7 19.8 15.7 15.2

13.2

13.2

Ttb
Tmax
Tmin
Ttb
Tmax
Tmin

20.2
33.9
11.8
18.8
31.3
8.8

21.5
36.1

11.9
20.3
34.2
11.7

23.6
36.9
12.7
22.7
36.1
10.1

25.5
38.7
16.8
24.2
36.6
15.8

26.2
37.0
18.4
24.5
35.6
16.5

26.0
35.8
18.3
23.4

32.9
18.0

25.8
34.7
11.6
22.8
31.5
17.1

25.8
34.5
19.1
22.5
30.9
17.7

20.7
30.1
12.8
18.9
29.8
8.5

23.8
38.7
11.6
21.9
36.6
8.5


24.8
35.2
18.5
22.4
30.8
17.8

23.5
32.4
15.4
21.8
30.0
13.8

22.1
32.5
15.1
20.5
30.0
10.5

Nguồn: [3]
Nhiệt độ trung bình hàng tháng thay đổi từ 18.1-21.9 0C (Buôn Hồ), 21.2260C (Buôn Ma Thuột), 200-260C (M’dak). Nhiệt độ trong ngày biến đổi lớn hơn
nhiều, đặc biệt trong các tháng mùa khô biên độ nhiệt độ ngày đêm có thể lên tới
100C-110C.
Các tháng lạnh nhất thường là tháng XII nhiệt độ thấp nhất trong thời kỳ quan
trắc là 8.50C (Buôn Hồ), 11.60C (M’đrak), 13.20C (Buôn Ma Thuột). Tháng nóng
nhất thường là tháng III hoặc tháng IV. Nhiệt độ cao nhất trong thời kỳ quan trắc là
36.60C (Buôn Hồ), 38.70C (M’đrak), 370C (Buôn Ma Thuột).

b. Chế độ mưa
Nằm trong vùng nhiệt đới, lưu vực chịu ảnh hưởng của hai cơ chế gió mùa:
Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên
chế độ mưa trên lưu vực tương đối phức tạp. Lượng mưa bình quân năm dao động
từ 2600-3000 mm ở vùng núi phía Bắc và vùng cao nguyên Pleiku, ở phía Tây Nam
lưu vực lượng mưa trung bình từ 1700-1800 mm. Sự phân bố mưa trên lãnh thổ lưu
vực được ghi trong bảng 1.5.
Bảng 1.5 Lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm trên lưu vực
Xtbnn
Xtbnn
TT
Tên trạm
TT
Tên trạm
(mm)
(mm)
1
Buôn Ma Thuột
1878
7
Krông Buk
1453
2
Đăk Nông
2474
8
Giang Sơn
1856
3
Bản Đôn

1594
9
Lăk
1989
4
Buôn Hồ
1536
10
M’đrăk
1995
5
Krông Bông
1506
11
Cầu 14
1721
6
Đăk Mil
1676
12
Đức Xuyên
1887
Nguồn: [3]

12


Phần diện tích phía Tây và Tây Nam chịu ảnh hưởng mạnh của cơ chế gió mùa
mùa hạ, nên mùa mưa trong khu vực này trùng với gió mùa Tây Nam (mùa mưa từ
tháng V-X, mùa khô từ tháng XI –IV năm sau).

Phần diện tích phía Đông và Đông Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế gió
mùa đông nên chế độ mưa là kiểu tổ hợp của hai cơ chế gió mùa, mùa mưa chính từ
tháng IV đến tháng XII, mùa mưa phụ từ tháng V, sau tháng V lượng mưa giảm dần
đến tháng VIII.
Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 ÷ 90% lượng mưa năm. Số ngày mưa
các tháng mùa mưa từ 20-25 ngày, tổng số ngày mưa trong năm đạt khoảng 200
ngày ở các vùng có lượng mưa lớn, số ngày mưa trong năm đạt khoảng 170 ngày ở
các vùng có lượng mưa nhỏ. Khoảng 90% các ngày mưa có ảnh hưởng gió mùa Tây
Nam và Tây.
Sự phân bố ngày mưa trung bình tháng tại các trạm Buôn Ma Thuột được ghi
trong bảng 1.6.

13


Bảng 1.6 Số ngày mưa trung bình tháng trạm khí tượng Buôn Ma Thuột
Số ngày mưa I
II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
0-0.5 mm
1
1
2
3
4
5
4
4
4 5 6
6
45

0.5-5 mm
0.3 0.3 1
3
6
7
9
8
8 6 4
3
56
5-10 mm
0
0
0
1
3
3
4
4
4 2 1
0
22
10-30 mm
0
0
1
2
5
6
6

8
7 4 1
0
40
>30 mm
0 0.2 0.3 0.7 2.8 2.4 2.1 2.9 3.1 2 0.9 0.2
18
Nguồn: [3]
Một đặc trưng quan trọng của mưa là cường độ mưa , lượng mưa lớn nhất trung
bình trong 24 giờ đều không vượt quá 70mm. Các trị số cao nhất thường xảy ra vào
tháng VII đến tháng X. Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa lớn nhất trung bình
trong 24 giờ khoảng 50-70 mm ở Buôn Ma Thuột. Ngược lại trong mùa ít mưa, lượng
mưa lớn nhất trong vòng 24 giờ đều không quá 10mm. Lượng mưa lớn nhất một ngày
đêm tại các trạm: Buôn Ma Thuột đạt 244.5 mm (1993), M’đrak là 213.3 mm (2000).
Lượng mưa các thời đoạn 1 ngày, 3 ngày v.v… lớn nhất ứng với các tần suất thiết kế
đã được xác định tại các trạm khí tượng được ghi trong bảng sau.
Bảng 1.7 Lượng mưa thời đoạn ứng với các tần suất thiết kế
Tần
Lượng mưa thời đoạn (mm)
Tên trạm
1 ngày
3 ngày
5 ngày
7 ngày
suất
Buôn Ma Thuột
498
841
906
1039

0.1%
M’đrăk
747
1088
1153
1328
Buôn Ma Thuột
259
586
637
732
0.5%
M’đrăk
567
834
897
1030
Buôn Ma Thuột
311
498
544
626
1%
M’đrăk
498
736
797
914
Nguồn: [3]


14


Bảng 1.8 Các đặc trưng lượng mưa tháng, năm
Đặc
Trạm

trưng
Xmax

I
70.

Buôn

(mm)
Xtb

2

Ma
Thuột

(mm)
Xmin
(mm)
Xmax

Buôn
Hồ


(mm)
Xtb
(mm)
Xmin
(mm)
Xmax

M’đră
k

(mm)
Xtb
(mm)
Xmin
(mm)

III

55.5

126.4

4.2

5.1

29.5

83.7


0.0

0.0

0.0

7.5

45.2

75.2

107.9

175.5

21

78.7

193

216

0.2

2.0

29.2


238.5

7.6

6.14

7

IV
256.
4

V

Các tháng, năm
VI
VII
VIII

II

481.9

786.1

591.1

329.8


315.5

173.8

156.9

532.8

537.9

173

250

87.6

77.5

281.2

215.0

224.5

246.
6
95.2
362.
8


597.9
255.9
102.1
541.9

391.2
254.
0
88.1
306.
4

0.0

0.0

134

73.2

33.5

17.5

31.0

76.6

172.0


110.9

112.6

2.7

0.1

0.0

15.1

69.9

15.2

22.6

146.
0

IX

X
540.
7
228.

XI


XII

Năm

453.5

112.3

2777

22.7

1878
1249

105.

0

6

16.3

2.9

0.0

446.

378.


169.

7

0

0

244

206

106

35.8

1536

117.5

115.5

55.4

5.7

1.1

1177


269.

376.

9
120.

2

850.1

1058

213.8

419.1

447.4

103.2

104.5

140.1

6
16.6

843.

6
240.
2
15.7

Nguồn: [3]
c. Chế độ gió
Theo tài liệu quan trắc, gió được phân thành hai mùa: gió mùa mùa hạ và gió
mùa mùa đông. Mùa hạ hướng gió chính là gió Tây Nam và Tây kéo dài từ cuối
tháng V đến tháng IX, tập trung chủ yếu vào tháng VIII (tần suất 23.7%). Mùa đông
có gió chính là gió Đông Bắc và Đông từ tháng X đến tháng IV năm sau, trong thời
kỳ này gió Đông và Đông Bắc chiếm từ 50%-90%. Tốc độ gió trung bính năm vào
khoảng 1.5 m/s.
d. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trên lưu vực trung bình tháng năm khá ổn định. Trị số độ ẩm
tương đối trung bình tháng trong mùa mưa thay đổi từ 80-90%, trong mùa khô từ 7080%. Độ ẩm tương đối lớn nhất xảy ra vào thời kỳ mùa mưa với giá trị cực đại là
100%. Độ ẩm tương đối thấp nhất xuất hiện vào thời kỳ mùa khô với giá trị nhỏ nhất
trong thời kỳ quan trắc là 13% (Buôn Hồ), 15% (M’đrăk), 9% (Buôn Ma Thuột).

15

1891

3338
1995
914


1.4. Đặc điểm thuỷ văn
1.4.1. Mạng lưới các trạm thuỷ văn trên lưu vực


Hình 1.3 Bản đồ mạng lưới các trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Srêpôk
Lưới trạm thuỷ văn: Trên lưu vực có 18 trạm đo thuỷ văn trong đó có 13 trạm
đo mực nước, lưu lượng, còn lại là đo mực nước. Tính đến năm 2009 trên lưu vực
chỉ còn lại 6 trạm thuỷ văn cấp I do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quản lý đó là:
Cầu 42 trên sông Krông Buk, Giang Sơn trên sông Krông Ana, Đức Xuyên trên
sông Krông Knô, Cầu 14, Bản Đôn trên sông Srêpôk, Đăk Nông trên sông Đăk
Nông. Bảng 1.9 thống kê các trạm thuỷ văn và thời gian quan trắc trên lưu vực .

16


×