Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG THƠ HAIKU CỦA KOBAYASHI ISSA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ĐÀO

CẢM HỨNG NHÂN TÌNH
TRONG THƠ HAIKU CỦA KOBAYASHI ISSA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ĐÀO

CẢM HỨNG NHÂN TÌNH
TRONG THƠ HAIKU CỦA KOBAYASHI ISSA

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Liên

HÀ NỘI, NĂM 2017



MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8
6. Những đóng góp của luận văn ..........................................................................9
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG
THƠ HAIKU CỦA KOBAYASHI ISSA ..............................................................10
1. KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG NHÂN TÌNH ........... Error! Bookmark not defined.

1.1. Khái niệm về cảm hứng ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Cảm hứng nhân tình ............................................ Error! Bookmark not defined.
2. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG THƠ HAIKU CỦA
ISSA............................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Ảnh hưởng từ tư tưởng bình đẳng, bác ái của Phật giáo Thiền Tông ........12
2.1.1. Giá trị tư tưởng của Phật giáo Thiền Tông ...........................................12
2.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Thiền tông tới hồn thơ Issa .........................17
2.2. Đề cao linh hồn Kami của vạn vật trong Thần đạo ......................................24
2.3. Ảnh từ văn học truyền thống đến hồn thơ Issa .............................................27
2.4. Số phận bất hạnh và trái tim giàu tình yêu thương của Issa .......................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................37
CHƯƠNG 2: CÁC SẮC THÁI CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG THƠ
ISSA ..........................................................................................................................38
1. KHÁI QUÁT VỀ SẮC THÁI NHÂN TÌNH ............... Error! Bookmark not defined.

2. CÁC SẮC THÁI CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG THƠ ISSA .......................38

1


2.1.Tình yêu thương trẻ thơ ...................................................................................38
2.2. Tình yêu thương đối với những con người bất hạnh ....................................47
2.3. Tình mẫu tử trong thơ haiku của Kobayashi Issa ........................................53
2.4. Tình yêu thương vô hạn đối với những loài vật nhỏ bé ................................60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................69
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG
THƠ KOBAYASHI ISSA.......................................................................................70
1. KẾT CÂU HƯ KHÔNG.........................................................................................70

1.1. Hư không trong Thiền và các lọai hình nghệ thuật ......................................70
1.1.1. Hư không trong Thiền...............................................................................70
1.1.2. Hư không trong các loại hình nghệ thuật .................................................72
1.2. Kết cấu hư không trong thơ haiku của Kobayshi Issa ................................74
1.2.1. Giới thuyết về khái niệm kết cấu hư không ..............................................74
1.2.2. Kết cấu hư không trong thơ haiku của Issa..............................................76
2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ......................................................................................86

2.1. Ẩn dụ biểu đạt cảm hứng nhân tình trong thơ Issa ......................................88
2.2. Nhân cách hóa biểu đạt cảm hứng nhân tình trong thơ Issa .......................92
2.3. Tương phản biểu đạt cảm hứng nhân tình trong thơ Issa ...........................97
2.4. Liệt kê biểu hiện cảm hứng nhân tình trong thơ Issa .................................100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................103
KẾT LUẬN .............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................106


2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Nhật Bản nằm duỗi mình như một mĩ nhân, gối đầu lên sóng nước
cận Bắc Cực và thả chân vào vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Chính vì vị trí
địa lí đặc biệt như vậy mà đất nước này có một thiên nhiên tuyệt đẹp, dịu dàng tinh
tế nhưng cũng rất hung bạo: động đất, núi lửa, sóng thần… thường xuất hiện như
những biểu tượng kinh hoàng của sự hủy diệt.
Nhật Bản còn là một xứ sở huyền bí của Thần đạo với vô số các tập tục và
nghi lễ, với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào nở rộ đẹp như những đám
mây hoa, với những thiếu nữ duyên dáng trong tà áo kimono truyền thống. Bên
cạnh đó còn là vẻ đẹp dũng mãnh của truyền thống võ sĩ đạo, kiếm đạo và những
môn phái võ thuật nổi tiếng như: akido, sumo, judo, karate,… Không những thế,
Nhật Bản còn là xứ sở thâm trầm của Thiền đạo và Trà đạo gắn với những bài thơ
haiku cực ngắn nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Độc giả sẽ rất
đỗi ngạc nhiên bởi bên cạnh những bài thơ haiku cực ngắn ấy là cả một quá trình
dài với những bước thâm trầm gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng.
Kobayashi Issa 小林一茶 (Tiểu Lâm Nhất Trà, 1793-1828) là một trong tứ trụ
haiku Nhật Bản. Ông để lại cho đời tới 20.000 bài thơ haiku, so với Basho chỉ để lại
khoảng 1.000 bài thì ông sáng tác rất nhiều. Ông có các tác phẩm nổi tiếng như:
Nhật ký mất cha (Chichi No Shuen Nikki, 1801), Thơ viết vào năm Kyowa (Kyowa
Kujo, 1803), Thơ viết vào năm Bunka (Bunka Kujo, 1804), Nhật ký số bảy
(Shichiban Nikkki, 1801-1818), Mùa xuân của tôi (Ora Ga Haru, 1819), Nhật kí số
tám (Hanchiban Nikki, 1819-1821), Sổ tay ghi chép vào năm Bunsei (Bunsei
Kucho, 1822-1825),...
Nếu như nhà thơ Matsu Basho là người đầu tiên thổi hồn vào thơ haiku và
đưa nó lên đỉnh cao nghệ thuật, ông hình thành phong cách Sofu cho riêng mình
Thơ của Basho bàng bạc hương vị Thiền và mực thước, khuôn mẫu hoàn mỹ. Yosa

Buson là người có công lớn trong việc thăng hoa thơ haiku, ông đã đưa những nét

3


chấm phá độc đáo, lãng mạn vào thơ, những vần thơ như được chắp cánh dưới ngòi
bút của ông. Còn Kobayashi Issa, ông không khuôn mẫu, mực thước như Basho,
không triết lý, lãng mạn như Yosa Buson nhưng thơ của ông mang giá trị nhân bản
cao nhất, gẫn gũi với đời sống con người nhất. Tính nhân văn sâu sắc được Issa
khéo léo truyền tải vào thơ haiku qua các hình tượng nghệ thuật của thiên nhiên, của
cuộc đời như nhà nghiên cứu Nakamura nhận xét “Rõ ràng thơ haiku của Issa thể
hiện một thế giới song song, sự chồng xếp giữa thế giới thơ và hiện thực; đọc thơ
Issa mà không hiểu được trái tim của Issa nằm sau những vần thơ đó thì sẽ dề cho
rằng thơ Issa thật chán, chẳng gì hay ho” [33, tr.169]. Và chúng ta có thể hiểu trái
tim ấy của Issa đầy lòng trắc ẩn, cảm thương vì thơ của ông là như thế.
Có thể khẳng định vẻ đẹp nhân tình chính là nguyên nhân làm nên sức sống
mãnh liệt cho những vần thơ của Kobayashi Issa. Thơ của ông không chỉ vút lên
tình yêu thương con người, lòng sẻ chia đồng cảm với trần ai khổ lụy. Con người
trong thơ ông hiện lên như những ánh hòa quang trần thế, bình thường, giản dị
nhưng rất đỗi đáng yêu. Không chỉ dừng lại ở tình yêu con người mà thơ ông còn là
bài ca về tình yêu thương muôn loài, vạn vật. Haiku của Issa vì thế thấm đẫm tinh
thần nhân văn, nhân đạo. Những vần thơ của ông như những khúc ca đẹp về tình yêu,
tình người, tình đời trong cõi trần thế này.
Mặc dù là một nhà thơ có phong cách thi ca rất cá tính vào cuối thời kì Edo,
nhưng theo Matsuda Hiromu thì “chỉ khi bước vào thời kì hiện đại, tên tuổi của Issa
mới được biết đến như là nhà thơ lớn tiếp sau Basho và Buson” [34, tr.273]. Issa có
vị trí đặc biệt như vậy trong lịch sử phát triển thơ haiku của Nhật Bản không chỉ bởi
khối lượng tác phẩm đồ sộ bậc nhất trong bốn nhà thơ được coi là tứ trụ mà phong
cách thơ của ông cũng hết sức đặc sắc và mới lạ, nó có sức lan tỏa và đồng cảm về
cả thi pháp lẫn nội dung mà ít nhà thơ haiku nào khác có thể làm được. Nhìn về

khía cạnh này, Kato Shuson đã đánh giá rằng “Có thể nói rằng chưa có nhà thơ nào
lại dễ dàng được nhiều người biết đến như Issa. Đồng thời cũng có ít nhà thơ
chuyên nghiệp nào như Issa lại nhận được nhiều phản ứng mạnh mẽ như thế” [32,

4


tr.28]. Qua đó, chúng ta thấy một bất cập hiện lên chính là các tác phẩm nghiên cứu
về một nhà thơ có sức ảnh hưởng lớn như vậy còn quá hiếm hoi.
Trước thực trạng nghiên cứu thơ haiku của Kobayashi Issa vẫn bỏ ngỏ nhiều
vấn đề, nội dung, chưa có nhiều thành tựu nghiên cứu mang tính hoàn chỉnh, thỏa
đáng và đầy đủ, dựa vào thành quả của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi đã
mạnh dạn đưa ra đề tài “Cảm hứng nhân tình trong thơ haiku của Kobayashi
Issa” với mong muốn làm rõ thêm những đặc trưng tiêu biểu nhất trong phong cách
thơ haiku của Issa, làm phong phú nguồn tư liệu đóng góp vào việc nghiên cứu và
giảng dạy thơ haiku tại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu thơ haiku của Kobayshi Issa trên thế giới
Trên thế giới, có một số tác phẩm nghiên cứu thơ Issa bằng tiếng Anh như tác
phẩm An Introduction to Haiku: An Anthology of Poems and Poets from Basho to
Shiki (Giới thiệu thơ haiku - Bộ hợp tuyển thơ và các thi sĩ từ Basho đến Shiki,
1958) của Harold G. Henderson đã phân tích những đặc trưng, phong cách nghệ
thuật của thơ haiku qua các bài thơ của tứ đại thi hào haiku của Nhật Bản trong đó
có Issa. Đáng kể nhất là công trình Haiku Volume 1~4 – Eastern Culture, Spring,
Summer- Autumn, Autumn Winter (Thơ haiku bốn tập Xuân, Hạ, Thu, Đông) của
R.H.Blyth (1981 - 1982) đã trở thành cẩm nang nghiên cứu thơ haiku tại nhiều quốc
gia sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh việc nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của thơ
haiku, R.H.Blyth đã đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện về phong cách của
nhiều nhà thơ haiku, đặc biệt là Kobayashi Issa.
2.2. Nghiên cứu thơ haiku của Kobayashi ở Việt Nam

Hiện nay, nền văn học Nhật Bản nói chung và thơ haiku nói riêng được khá
nhiều người quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu
về văn học Nhật Bản. “Nhìn trong tổng thể và đặt trong tương quan chung với các
nền văn học được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì việc dịch và giới thiệu văn học
Nhật Bản còn quá ít ỏi” [13, tr.261].

5


Ở Việt Nam, sự quan tâm đến văn học xứ Phù Tang ngày càng tăng nhưng
sách biên soạn về chuyên đề này đang thiếu. Do nhu cầu tìm hiểu tinh hoa của nền
văn học Nhật Bản đã phát sinh từ nhà trường và xã hội mà các công trình nghiên
cứu về nền văn học này được đón nhận một cách nồng nhiệt. Việc nghiên cứu tìm
hiểu và sáng tác thơ haiku ở Việt Nam đang ở bước đầu. Dù Việt Nam còn mới mẻ
trong việc tiếp cận nền văn học Nhật Bản nhưng Việt Nam và Nhật Bản vốn là
những nước Đông Á đồng văn nên việc tiếp cận có phần dễ dàng hơn.
Thơ haiku của Kobayashi Issa được dịch sang tiếng Việt chưa nhiều, có nhiều
bản dịch khác nhau và số lượng được dịch cũng hạn chế. Hình dung trên tổng thể
của quá trình phiên dịch rồi đi vào tìm hiểu thơ haiku, các nhà phiên dịch đã đưa ra
những điều cần thiết như là nguyên lí để cảm được thơ haiku và sự thật nhờ những
nguyên lí ấy mà thơ haiku được người Việt tiếp cận một cách dễ dàng. Thơ haiku
đến với người Việt bước đầu là từ dịch thơ rồi đi đến khám phá nguyên lí thơ và sau
cùng là sáng tác thơ theo thể haiku bằng tiếng Việt. Độc giả dần dần hiểu được rồi
say mê thơ haiku. Đến ngày nay, thơ haiku được giới thiệu một cách êm dịu như
cách hoa anh đào trước gió rung rinh trên các trang báo Tài hoa trẻ, Tạp chí Văn
học, Báo Văn học và Tuổi trẻ hay sách viết về văn học văn hóa Nhật Bản với các
bài dịch thơ, bài viết của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam như: Nhật Chiêu, Đoàn Lê
Giang, Vĩnh Sính, Nguyễn Thị Bích Hải,… Khi giới thiệu về lịch sử văn hóa
phương Đông thì nền văn hóa Nhật Bản là một trong những thành viên xuất sắc
không thể thiếu, và đại diện cho nền văn hóa ấy là thơ haiku. Ngày nay trên các

trang web cũng thấy xuất hiện một số bài viết, trang tin đăng tải có liên quan đến
thơ haiku và tác giả Kobayashi Issa. Nhưng những công trình nghiên cứu dài hơi về
Kobayashi Issa thì khá hiếm hoi. Chỉ có một số bài viết tiêu biểu, cụ thể như:
Kobayashi Issa hay bi ca của trái tim trần của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu là
một bài nghiên cứu về những bất hạnh trong cuộc đời Issa đồng thời những bất hạnh
đó đã khiến ông viết lên khúc bi ca về cuộc đời mình và cho nhân loại.

6


Haiku của Issa của tác giả Nguyễn Thị Bình đã cho chúng ta thấy được phong
cách và đặc điểm thơ haiku của Issa đồng thời tác giả cũng giúp ta có cái nhìn thấu
đáo về cuộc đời bất hạnh của Kobayashi Issa.
Con người nghệ thuật trong thơ Kobayashi Issa của Nguyễn Anh Dân đã làm
rõ những sắc thái khác nhau của con người nghệ thuật trong thơ Issa như kiểu con
người cá nhân, con người hoài nghi, con người tình yêu, con người lạc quan, lạc
lõng. Đó chính là những biểu hiện bên ngoài của quan niệm nghệ thuật con người
mất mát của Kobayashi Issa.
Tìm hiểu phong cách thơ của Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa của
Nguyễn Duy Bình là một công trình mang tính khái quát không chỉ làm nổi bật cuộc
đời, sự nghiệp của ba nhà thơ Basho, Buson, Issa mà còn cho chúng ta thấy rõ đặc
trưng, phong cách thơ của các tác giả haiku nổi tiếng.
Như vậy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về cảm hứng nhân
tình trong thơ haiku của Issa. Với đề tài “Cảm hứng nhân tình trong thơ haiku
của Kobayashi Issa”, chúng tôi hi vọng sẽ giới thiệu được một phong cách haiku
mới đến với độc giả Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm vẻ đẹp nhân
tình thể hiện trong thơ haiku của Kobayashi Issa: Tình yêu thương trẻ thơ, tình yêu

thương với những con người bất hạnh, tình mẫu tử, tình yêu với những loài vật nhỏ
bé. Bên cạnh đó, cũng chú trọng làm nổi bật những đặc sắc nghệ thuật trong thơ
haiku của Issa như: tính mơ hồ, đa nghĩa, giá trị của các biện pháp tu từ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu vẻ đẹp nhân tình thơ haiku của Kobayashi Issa, chúng tôi đi sâu
vào khảo sát các bài thơ haiku của Issa đồng thời cũng mở rộng nghiên cứu đến các
sáng tác của các nhà thơ khác như Basho, Buson, Nguyễn Du,...
Nguồn tư liệu của đề tài là các sách, các công trình nghiên cứu về văn học
Nhật Bản, thơ haiku bằng tiếng Việt có xuất xứ rõ ràng và được công bố chính thức,

7


các bài thơ được sử dụng là các bản dịch của các dịch giả như Nhật Chiêu, Đoàn Lê
Giang, Thanh Châu, Lê Thị Bình, Quỳnh Như, Nam Trân, Mai Liên, Thái Bá
Tân,…
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích của luận văn
Thông qua đề tài này, luận văn hướng tới mục đích sau:
• Tìm hiểu và xác định đặc trưng nội dung, nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác
thơ haiku của Kobayashi Issa.
• Từ việc xác lập đặc trưng nội dung và nghệ thuật trong thơ haiku của
Kobayashi Issa có thể đưa bạn đọc có một cái nhìn mới mẻ và khái quát về thơ của
ông.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc hệ thống hóa các tư liệu nghiên cứu về thơ haiku của Kobayashi Issa
tập trung làm nổi bật phong cách thơ haiku của Issa cùng những giá trị nghệ thuật
đặc sắc trong thơ ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp lịch sử -xã hội

Nghiên cứu những yếu tố gia đình, quê hương, thời đại có ảnh hưởng gì đến
cuộc đời và phong cách thơ haiku của Kobayashi Issa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học.
Thơ haiku của Issa gắn với những cảm thức thẩm mỹ, đời sống văn hóa tinh
thần, tư tưởng của người Nhật. Do đó, việc vận dụng phương pháp này để có thể so
sánh, đối chiếu các biểu tượng dưới hai góc độ văn hóa và văn học. Điều này giúp
chúng ta thấy được ảnh hưởng sắc màu tôn giáo, dấu ấn Thiền tông trong thơ haiku
của Kobayashi Issa.
5.3. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Để thấy được thi pháp, các nguyên tắc nghệ thuật mà Issa thể hiện trong thơ
của mình.

8


5.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Nhằm làm nổi bật các khía cạnh, các vấn đề cần phân tích khám phá sẽ phải
phân tích các dẫn chứng để sau đó đúc kết lại vấn đề.
5.5. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Nhằm cho người đọc thấy được những điểm khác biệt trong thơ haiku của Issa
với một cái nhìn xác thực so với các nhà thơ khác của Nhật đồng thời cũng thấy
được tư tưởng chung giữa các nhà thơ.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ đóng góp một cách nhìn, một cách khám phá mới và toàn diện về
thơ haiku của Kobayashi Issa đồng thời là tài liệu tham khảo cần thiết và hữa ích cho
việc phổ biến và nghiên cứu văn chương Nhật Bản tại Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài: Phần mở đầu và Kết luận, còn lại được chia làm 3 phần như
sau :
Chương I: Tiền đề hình thành tình cảm hứng nhân tình trong thơ Kobayashi

Issa.
Chương II: Các sắc thái cảm hứng nhân tình trong thơ Kobayashi Issa
Chương III: Đặc sắc nghệ thuật thể hiện cảm hứng nhân tình trong thơ Issa

9


CHƯƠNG 1
TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG NHÂN TÌNH
TRONG THƠ HAIKU CỦA KOBAYASHI ISSA
1. KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG NHÂN TÌNH
1.1. Khái niệm cảm hứng
Hứng là do sự nảy nở cảm xúc có thể là vui, cũng có thể là buông, thấy ngoại
cảnh mà có hứng, muốn nói lên nỗi lòng mình, cảnh tình riêng của mình. Có thể
hiểu , thi ca là tất cả những gì thuộc về tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm
xúc,của tình cảm. Thi tiên nổi tiếng đời Đường- Lý Bạch, từng ngâm nga: “Hứng
hàm lạc bút dao ngũ nhạc” ( Khi cảm hứng say xưa, hạ ngọn bút làm rung chuyển
năm núi lớn) (Giang thượng ngâm). Cảm hứng chính là cảm xúc mang lại cho tác
phẩm văn học. Theo Từ Điển thuật ngữ văn học, khái niệm cảm hứng “ chỉ trạng
thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn với một tư
tưởng xác định, sự đánh giá nhất định, gây tác động đến xúc cảm của người tiếp
nhận tác phẩm” [12, tr.5]. Cảm hứng, theo tiếng Hy Lạp là pathos, thể hiện một
tình cảm sâu sắc, nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy. Cảm hứng
sáng tạo của văn nghệ sĩ mãnh liệt, dồi dào như những giây phút thăng hoa về cảm
xúc để rồi cho ra những tác phẩm văn học ra đời. Vậy, không thể có thơ nếu không
xúc động, hoặc nếu hồn không rung động cho lời buông theo. Mỗi tác phẩm nghệ
thuật đích thực nhà thơ phải hướng con người tới cái đẹp bằng sự lên tiếng, bằng sự
thăng hoa cảm xúc của chính mình. Chính cảm hứng trong quá trình sáng tác đã
khiến cho các nhà văn hạ bút như thần, tạo nên những hiệu quả vượt bậc trong quá
trình sáng tạo nghệ thuật.

Có nhiều cách lý giải khác nhau về cảm hứng. Theo duy tâm thì đó là giây
phút thần trợ, trợ giúp của thần linh. Theo duy vật thì đó là một sản phẩm của một
quá trình tích lũy , dồn nén về mặt cảm xúc, ý tưởng. Tác phẩm văn học không chỉ
là chiếc gương soi của cuộc sống mà còn là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, nên ngoài việc tái hiện đời sống, văn học còn thể hiện tư tưởng, quan niệm và

10


sự lí giải của nhà văn đối với hiện thực được mô tả. Sự lí giải ấy không thể mang
tính chất lí tính khô khan mà phải gắn liền với tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ.
Cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật không phải là một thứ tình cảm giả tạo hay
hời hợt mà phải là một thứ tình cảm sâu sắc mãnh liệt. Đó phải là một nỗi đau xé
lòng, một tình yêu tha thiết, một sự căm ghét tận xương “ghét cay ghét đắng ghét
vào tận tâm” (Nguyễn Đình Chiểu)… Cảm hứng trong tác phẩm phải là thứ tình
cảm nghiêng về con người, về phía lẽ phải, gắn liền với những tư tưởng lành mạnh,
tiến bộ. Nói cách khác, đó là niềm say mê khẳng định chân lý, lí tưởng, phủ định sự
giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với những
nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm
thường. Trong sáng tác nghệ thuật, cảm hứng được biểu hiện nhiều biến thể, nảy
sinh từ ý thức con người về tư tưởng và cảm xúc, nhất là những người nghệ sĩ sáng
tạo nghệ thuật ngôn từ. Nhà phê bình Nga Belinski nói:“Tư tưởng thơ, đó không
phải là phép đoạn tam thức, không phải là giáo điều, không phải là quy tắc, mà là
một ham mê sống động, đó là cảm hứng”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách
chung nhất cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ như nhiệt tâm, say mê. Cảm hứng
được hiểu là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng và là một ham muốn tích cực
đưa đến hành động. Điều đó cho thấy cảm hứng chính là một phần quan trọng trong
tư tưởng của mỗi tác phẩm văn học.
1.2. Cảm hứng nhân tình
Nếu cảm hứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật thì

vấn đề nhân tình là một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất trong quá trình
vận động và phát triển của xã hội. Nói đến nhân tình là nói đến những gì liên quan
đến tình cảm, sự rung động trong cảm xúc của con người dành cho con người. Cảm
nhân tình có thể hiểu là cảm hứng về con người, là sự bày tỏ những suy nghĩ và
tình cảm của người viết về cuộc sống, trạng thái, những cung bậc cảm xúc những
con người . Những tác phẩm được khơi nguồn từ cảm hứng nhân tình là tác phẩm
hướng đến những con người để ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe, về những nỗi
khổ niềm đau, vẻ đẹp của con người để từ đó khẳng định giá trị tác phẩm văn học

11


chính là tìm kiếm vẻ đẹp, hạnh phúc, khẳng định nhân cách và bản chất con người.
Cảm hứng nhân tình biểu hiện như thế nào trong thơ haiku của Issa chúng ta sẽ tìm
hiểu cụ thể hơn ở trong chương 2 của luận văn.
2. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG NHÂN TÌNH TRONG THƠ
HAIKU CỦA ISSA
2.1. Ảnh hưởng từ tư tưởng bình đẳng, bác ái của Phật giáo Thiền Tông
2.1.1. Giá trị tư tưởng của Phật giáo Thiền Tông
Tín ngưỡng tôn giáo là một phạm trù triết học thuộc về tâm linh của con người.
Mỗi tôn giáo đều có những đặc trưng riêng, nhưng chung quy tất cả các tôn giáo này
đều có mục đích chung: nhằm khuyên dạy cho con người biết cách sống tốt, biết
hướng đến cái chân - thiện - mĩ, sống hoà thuận, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và
cùng nhau thực hiện phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.
Ra đời ở Ấn Độ, trải qua nhiều thế kỉ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã dần trở
thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới
đời sống tư tưởng, tinh thần của con người. Phật giáo đã du nhập vào nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Ở Nhật Bản, Phật giáo là tôn giáo có truyền
thống gắn bó với dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, ăn sâu vào
đạo đức, lối sống của người Nhật.

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ VI sau công nguyên (năm 538).
Đến năm 587, đạo Phật chính thức được công nhận ở Nhật Bản. Thái tử Shotoku
ban bố Hiến pháp 17 điều, trong điều thứ hai có ghi:“Dốc lòng tín ngưỡng nơi Tam
bảo, quy y theo Phật, Pháp, Tăng. Dứt bỏ tà tâm, tuyệt đối tuân theo giáo lí nhà
Phật” [22, tr.43]. Phật giáo giúp con người hiểu mối tương quan giữa tâm linh với
vũ trụ, với kiếp sau, khuyến dạy con người con đường thoát khỏi khổ não luân hồi
bằng trí huệ giải thoát. Cho đến nay, Phật giáo Nhật Bản đã có lịch sử gần hai nghìn
năm trải qua biết bao thăng trầm, biến cố qua các thời đại, Phật giáo vẫn hòa nhập
nhuần nhuyễn vào đất nước và con người Nhật Bản, góp phần quan trọng vào việc
xây dựng nền văn hóa Nhật Bản hiện đại. Trong quá trình du nhập và phát triển,

12


Phật giáo ở Nhật Bản đã có những biến đổi, hình thành nên những nét đặc trưng
riêng biệt mang đậm màu sắc Phật giáo Nhật Bản.
Đặc biệt Phật giáo, dù không phải là hệ tư tưởng chính thống của người Nhật
như Thần đạo - Shinto, nhưng khi du nhập, trải qua quá trình tồn tại, phát triển Phật
giáo đã tự khẳng định được vị thế của mình trong ý thức hệ người dân Nhật. Không
chỉ là đường lối luân lí, đạo đức và hệ thống học thuyết hoàn chỉnh giúp cho nhà
nước Nhật trong việc an dân, trị nước những thế kỉ đầu sau Tây lịch, Phật giáo với
tinh thần nhân bản, nhân văn đã bổ sung, đem đến một cách hài hòa, uyển chuyển
những gì tinh mĩ nhất của mình trong nếp nghĩ, cách làm, đường lối tư duy cho
người dân Nhật. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi nói đến Nhật Bản là nói đến
sứ xở của Trà đạo, của cây cảnh Bon sai, của các trường phái cắm hoa nghệ thuật và
tinh thần thượng võ của các kiếm khách Samurai,… đã đi vào huyền thoại. Những
giá trị thuộc về quá khứ luôn được người Nhật tôn trọng, gìn giữ cẩn thận như quốc
bảo. Các công trình kiến trúc Phật giáo và các công trình nghiên cứu Phật học cũng
như các nghi lễ đời sống thông thường trà, hoa, thư pháp,... không chỉ là đạo lí, kim
chỉ nam đem lại một đời sống tinh thần, tâm linh “sạch”, cho đời sống xã hội Nhật

Bản hiện đại, niềm tự hào về bản sắc văn hóa của người dân Nhật Bản, mà nó còn là
kho tàng giá trị văn hóa vật chất, phi vật chất mang tầm vóc của thời đại, toàn cầu.
Nó cho chúng ta thẩm định được chân lí vĩnh hằng rằng những vẻ đẹp thuộc về
Chân - Thiện - Mĩ bao giờ cũng tồn tại trong đời sống tinh thần, tâm linh của nhân
loại. Viện Bảo tàng Quốc gia hiện đang trưng bày hơn 90 ngàn hiện vật, trong đó
những tác phẩm nghệ thuật phần lớn là mượn của của các chùa chiền, xem thế đủ
biết văn hóa Phật giáo đã trở nên một bộ phận hữu cơ quan trọng cấu thành nên đời
sống xã hội Nhật Bản hôm nay.
Tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn dân tộc Nhật Bản thành một
khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển. Đạo Phật đã gắn liền với dòng văn học
Nhật Bản suốt bao nhiêu thế kỉ qua. Bắt đầu từ cuối thế kỉ thứ VI, Phật giáo là yếu
tố ngoại sinh, được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Hoa đã ảnh hưởng đến nghi lễ
của Thần đạo. Từ khi có Phật giáo, người Nhật ý thức hơn về sự tồn tại của lòng tin

13


truyền thống. Cũng từ khi bước vào Nhật Bản, Phật giáo được Nhật Bản hóa để
thích ứng với các nhu cầu tín ngưỡng thực tế. Trong thi ca Nhật Bản không chỉ có
các bài thơ về các vị thần, đền đài như thơ ca thời cổ đại, mà còn là hình ảnh các
ngôi chùa, cửa Phật.
Hana chirite

Dưới bóng chùa

Konoma no tera

Thấp thoáng trong cây

Tonari ni keri


Hoa rơi rơi.
(Yosa Buson)

Namu namu to

Dưới ánh hoa đào

Sakuara akari ni

Nam mô lạy Phật

Netari keri

Ngủ vùi.
(Kobayashi Issa )

Cũng giống như Thần đạo, Phật giáo ở Nhật Bản đề cao tính tự nhiên và giản
dị, cho rằng cuộc sống là nghệ thuật và thanh cao. Bên cạnh đó, dưới ảnh hưởng của
Phật giáo, nhiểu nghệ sĩ truyền thống của Nhật Bản đã được nâng lên thành “Đạo”
như Kiếm đạo, Hoa đạo, Trà đạo, Võ đạo, Thi đạo (thơ haiku) nhằm đào luyện tâm
linh, nâng cao kĩ thuật để hoàn thiện. Tư tưởng Thần - Phật tập hợp ở một số đền
Shinto của Thần đạo. Có nơi, bàn thờ Phật được lập phía trước đền và người ta cầu
khấn Phật trước khi bước vào bên trong cầu khấn Shinto. Nhiều người Nhật kết hôn
theo nghi thức Thần đạo, khi chết được chôn cất theo nghi thức Phật giáo. Thần đạo
không có khái niệm về cái chết, còn Phật giáo quan niệm về kiếp sau và linh hồn.
Tư tưởng Thần – Phật tập hợp cùng xác lập nên nền tảng mưu cầu thẩm mĩ của
người Nhật: quan niệm về sự thanh khiết, cái đẹp, sự tu dưỡng, tích thiện.
Phật giáo Nhật Bản có tính thế tục, gắn bó với đời sống của con người Nhật
Bản một cách sâu sắc. “Thế tục” là tập tục ở đời, là đời sống trần tục, đối lập với

đời sống tu hành theo quan điểm của tôn giáo. Ở đây, thế tục được hiểu theo nghĩa
đời sống trần tục. Như vậy, thế tục hóa chính là việc đưa tôn giáo vào đời sống
thường ngày, thật sự thể hiện tinh thần gắn bó với cuộc sống con người, biến những
giáo lí khô cứng thành những bài học sống động để có thể áp dụng vào việc xây

14


dựng một xã hội hiền thiện. Thế tục hóa xuất hiện trong Phật giáo Ấn Độ với triết lí
Phật tại tâm - là triết lí có ý nghĩa rất cao đẹp và sâu xa. Phật chính ở cái tâm, ở lòng
lương thiện của mỗi người, từ ngay trong gia đình của mình đến các mối quan hệ xã
hội, thể hiện chủ yếu thông qua chân lí về con đường chấm dứt khổ Bát chính đạo
bao gồm: chính ngữ, chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính mệnh, chính
định, chính tinh tấn, chính niệm. Đây là con đường trung đạo vì tránh hai thái cực
chạy theo khoái lạc tầm thường và khổ hạnh ép xác. Bát chính đạo là con đường
đúng đắn dẫn đến thực chứng chân lí tối hậu, dẫn đến tự do hoàn toàn, hạnh phúc và
bình an nhờ sự hoàn thiện về đạo đức, tâm linh và trí tuệ. Tính thế tục của Phật giáo
Nhật Bản thể hiện trước hết là nhiều giáo lí, nghi lễ Phật giáo đã trở thành phong
tục, tập quán, thành nếp sống của quảng đại nhân dân. Các nghi lễ Phật giáo Nhật
Bản ngày nay chủ yếu được thể hiện bằng các thói quen xã hội như phong tục, tập
quán, lễ hội,... Các Phật tử ở Nhật Bản không chú ý quá nhiều đến các giáo lí của
Phật giáo mà quan tâm đến sự phổ độ của đức Phật nhiều hơn. Điều này cho thấy
ngay trong động cơ, cách thức du nhập Phật giáo đã được thế tục hóa. Thế tục hóa
Phật giáo ở Nhật Bản còn thể hiện qua hành Thiền. Thiền cũng là Đạo, là Phật, là
Tâm... Thiền cũng có thể được nhìn dưới một góc độ gần gũi hơn là trạng thái của
tâm khi biết tất cả sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mà không có ý niệm phân
biệt so sánh, không bị dính mắc đối với mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc đời,
không động tâm đối với tất cả các pháp thế gian. Thiền trở thành cách thức ứng xử
trong đời sống xã hội, tư tưởng, đạo đức, lối sống, hoạt động chính trị, kinh doanh...
Ở Nhật Bản, Phật giáo đã trở thành công cụ đạo đức để ứng xử trong xã hội, thể hiện

sâu sắc tính thế tục hóa ở trong tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Với triết lí từ bi, hỉ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo đã đi
vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức con người và hướng tới
một xã hội bác ái. Đạo Phật đã tạo dựng cho các tín đồ, Phật tử một niềm tin vào
luật nhân quả, vào vô thường, vô ngã,… Niềm tin ấy sẽ chi phối ý thức đạo đức của
con người, không chỉ ảnh hưởng đối với Phật tử mà còn lan toả và tác động đến mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nó tạo ra cho con người một sức mạnh tinh thần để

15


vượt lên mọi cám dỗ vật chất, những trắc trở trong cuộc sống, hướng họ vào một lí
tưởng sống tốt đẹp, vị tha. Tình thương và lòng nhân ái giúp hạn chế bớt tính ích kỉ,
từ bỏ tham, sân, si cốt lõi của những thói xấu, những mâu thuẫn, xung đột và bạo
hành trong xã hội. Với triết lí đó, Phật giáo Nhật Bản đã tiếp thu và phát huy tinh
thần hướng thiện của con người nhưng theo cách riêng của dân tộc mình. Các Phật
tử thiên về thế giới thực tại trực tiếp và cụ thể của con người như được may mắn,
giàu có, hạnh phúc,... Ở Nhật Bản, các khái niệm thuộc di sản Thần đạo truyền
thống thường kết hợp với các trải nghiệm bản thân về Phật giáo để hình thành nên
Phật giáo bản địa Nhật Bản, thể hiện tình thương, lòng từ bi, đặc biệt là đối với
những tầng lớp xã hội bị chà đạp, bị áp bức.
Giá trị nhân đạo của Phật giáo Nhật Bản còn được thể hiện ở khuynh hướng
thẩm mĩ, tình yêu và sự hòa đồng với thiên nhiên cụ thể như trong nghệ thuật trà
đạo, nghệ thuật này thấm nhuần tinh thần của Thiền tông với vai trò của các vị
Thiền sư và mang một triết lí thiền hay chính là triết lí nhân sinh cao đẹp. Có người
ví hạt giống Thiền tông được mang từ Ấn Ðộ qua Trung Hoa mọc thành cây tốt đẹp,
nhưng cây đó đã nở hoa và sanh trái tại Nhật. Ảnh hưởng của Thiền trong xã hội
Nhật rất là rõ rệt và sâu rộng, nó đã thăng hoa thành hội họa, thơ phú, trà đạo, võ
thuật. Nghi thức trà đạo cùng với sự sùng kính thiêng liêng ở Nhật Bản đã mang lại
cảm giác như đang được hành hương trở về nơi đất Phật. Trà đạo đã khơi nguồn cho

các tín đồ nguồn cảm hứng về sự thanh khiết, sự nhịp nhàng, sự huyền bí của lòng
từ ái tương thân, sự cảm thông chủ nghĩa lãng mạn của trật tự xã hội. Hay như ngay
trong nghệ thuật Bonsai, người Nhật đã kết hợp việc trồng cây và thiền của Phật
giáo để tạo nên những cây có tạo hình đẹp, thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và
nghệ thuật,... Nghệ thuật Bonsai mang đến những bài học kinh nghiệm, triết lí nhân
sinh và nhân văn sâu sắc, giúp thanh lọc tâm hồn, tâm hướng đến giá trị đạo đức
sống. Môn nghệ thuật này còn giúp đưa con người gần gũi với thiên nhiên, yêu
thiên nhiên hơn.
Tham gia vào việc hình thành tinh thần Nhật Bản, với ưu thế là một tôn giáo
có bề dầy lịch sử, có số lượng tín đồ đông đảo, lại thêm tính chất thế tục ngày càng

16


tăng, Phật giáo Nhật Bản đảm nhận vai trò thế giới quan, nhân sinh quan trong quá
trình hình thành và phát triển xã hội Nhật Bản. Góp phần hình thành và điều chỉnh ý
thức về quan hệ giao tiếp trong cuộc sống. Tất cả đều góp phần hình thành nên một
nền Phật giáo mang đậm màu sắc Nhật Bản được hình thành trên nền tảng giá trị
nhân văn, nhân đạo sâu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Thi nhân ghi lại những bức
xúc của mình đối với sự biến chuyển trong khoảnh khắc của thiên nhiên đang xảy ra
trước mặt. Vạn vật thì thường trôi nổi lững lờ đối với kẻ vô tình mà thật ra đang nói
muôn triệu điều trong từng mỗi khắc giây. Người không thấy, người không nghe vì
người không chịu nhìn, chịu nghe hay người không biết đấy thôi.
Tư tưởng Phật giáo Thiền Tông tràn ngập tinh thần từ bi, bác ái sẽ mãi tỏa
sáng và lan rộng trong mỗi tâm hồn người Nhật, dưới mọi cách thức dù bằng cách
hình thức này hay hình thức khác nó đã xây đắp nên những giá trị rất người, rất
nhân văn, rất giàu Phật tính cho con người ở mọi thế hệ. Và đó cũng chính là
nguyên nhân tạo ra lối sống đạo đức mẫu mực của người Nhật khiến cho thế giới
phải nể phục và sức hút cho những tác phẩm văn học của các tác gia vĩ đại trong
lịch sử văn học Nhật Bản.

2.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Thiền tông tới hồn thơ Issa
Nhật Bản là xứ sở của đạo Phật. Trong nhiều tông phái của Phật giáo, Thiền
tông có ý nghĩa to lớn trong văn hóa Nhật Bản. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là
các Thiền sư. Chính những nhà thơ Thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế họ
nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ. Cho nên đối
với họ, thơ với đời, đời với vạn vật, thiên nhiên là một, trong sự gắn kết mật thiết.
Họ luôn thể hiện một tinh thần Thiền kết hợp thâm sâu với mĩ cảm Nhật Bản trong
từng bài haiku. Đây là điểm xuất phát để giải thích vì sao thơ haiku thấm đẫm chất
Thiền. Chính điều này tạo nên tính đặc sắc của thơ haiku và khiến nó trở thành một
thể thơ độc đáo mang phong vị Thiền. Mỗi bài thơ được ví như chiếc gương soi rọi
tâm hồn và tâm tình từ nghìn đời của người Nhật. Thơ ca là sản phẩm tinh thần cao
quý của con người, là thước đo trình độ văn minh, tầm vóc bản sắc văn hóa và tâm
hồn của mỗi dân tộc.

17


Lật giở từng trang sách về thơ của Issa, người đọc có thể cảm nhận được cả
một thế giới nhân văn phảng phất hơi thở từ Phật giáo cho nên thơ haiku của
Kobayashi Issa có sức lan tỏa rất rộng lớn.
Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của Kobayashi Issa ngay từ khi
ông còn rất nhỏ và cũng là nhân tố làm nên sức nên sức sống lâu bền của những vần
thơ Issa. Đó cũng chính là nền tảng tư tưởng đầu tiên góp phần tạo nên hương vị
của một tách trà ôm ấp hết mọi cõi lòng nhân thế - Issa. Có lẽ chính sự bất hạnh của
số phận đã đưa ông đến với Phật giáo như một sự an ủi của số phận. Issa cưu mang
một đời bất hạnh, lang thang, tang tóc bao phủ, hình ảnh bà mẹ ghẻ đáng ghê sợ mãi
ám ảnh như trong Tấm Cám, truyện cổ Việt Nam. Chính cái nghịch cảnh ấy đã tạo
nên một Issa tràn đầy yêu thương, yêu thương không chỉ con người với con người mà
cả cỏ cây, sỏi đá, muôn thú.
Cuộc đời mồ côi của ông luôn luôn bao phủ tang tóc. Từ khi còn quá nhỏ để

nhận thức được những ngược đãi bất công đổ xuống đầu do tâm cay độc của người
đời còn đáng sợ hơn những bão táp tuyết giá của thiên nhiên. Từ hai tuổi mất mẹ
khiến đời ông là một hành trình đi đi lại lại, những chuyến di chuyển quanh quẩn
không ngừng từ nhà bà nội trở về nhà với cha nhưng nơi đó cũng không phải là nhà
của mình mà chỉ là nơi dừng để nhận tất cả sự hành hạ thù ghét vô cớ mà một đứa
trẻ có thể hiểu được tại sao. Ở nhà bị hành hạ quá sức phải lên chùa tá túc ngủ nhờ,
nhưng lại phải quay về nhà làm ruộng khi người cha cần giúp đỡ. Chùa là nơi
nương tựa khi bị ruồng rẫy, sau này khi ra khỏi gia đình thì nay ở nhờ nhà bạn vài
tháng bạn kia vaì tuần, đôi khi ở nhờ cả học trò, bất cứ đâu quá khứ bà mẹ ghẻ đáng
ghê sợ như trong truyện cổ tích luôn luôn ám ảnh suốt thời gian lang thang không
nơi cư trú. Vì thế Issa tự cho mình là Issa ăn mày.
Nhưng thơ của ông bộc lộ một tâm từ bi yêu thương thấu hiểu cái kiếp nhỏ
nhoi yếu đuối của những con côn trùng không đủ sức tự bảo vệ như đời ông khi còn
thơ ấu.
Hãy bay đi, bươm bướm ơi!
Bụi nhân gian ta nghe phủ
Trĩu trên thân xác ta rồi!

18


Tại Nhật Bản, tất cả trẻ con trong trường đều được học thơ của Issa về thú vật
và côn trùng, hầu hết ai cũng có thể ngâm một vài bài thơ của ông. Làm thơ không
những bộc lộ những ẩn ức đau khổ sâu xa mà còn là một phần cảm nhận của tâm
linh thấu đáo lẽ nhân quả vô thường. Ông viết với tất cả tâm hiến dâng, sáng tác hơn
hai mươi ngàn bài thơ hài cú, hàng trăm đoản ca và nhiều dòng hài văn.
Dưới bóng những tàng cây
Nơi này ta với bướm
Nhân quả cũng là đây.
Issa không bao giờ nói nhiều về nghiệp quả, mặc dầu qua trong thơ ông chỉ

nhẹ nhàng nhắc tới như một ngẫu nhiên như tự biết mình đã gieo những hạt giống
xấu từ nhiều kiếp trước. Mới đầy hai tuổi thì mất mẹ, cha phải gửi đến bà nội nuôi
dưỡng. Khi bắt đầu đi học, bà nội đưa đến một nhà thơ hài cú địa phương là
Shimpo. Đến khi Issa bẩy tuổi, người cha tái giá, mười tuổi phải quay về ở với cha
vì dì ghẻ sanh một bé trai cần người giúp đỡ. Không ai biết sự thật ra sao, nhưng
những năm đó quần áo ông “luôn luôn sũng nước tiểu của em trai”, “bị đánh đập
hàng trăm lần một ngày”. Bất cứ đứa bé khóc vì lí do gì, Issa đều bị tội và bị đánh
đập, rồi sự học hành gián đoạn vì phải ra đồng làm việc. Có khi ông phải chạy lên
chùa ẩn náu để tránh những trận đòn phũ phàng giáng xuống thân hình ốm yếu thiếu
ăn, thiếu ngủ. Ở chùa Mysen, nhiều khi, ông khóc suốt không hiểu được tại sao lại
phải chịu những trận đòn như vậy, nhiều lần ông nhắm mắt nghe đau đớn ê ẩm cả
thân thể nghĩ đến cái chết có lẽ dễ dàng hơn là ngày mai đối diện với những gì
không biết trước. Ẩn lánh nơi chùa trong hoàn cảnh như vậy chắc chắn ảnh hưởng
sâu đậm đời đứa con trai đang lớn. Hạt giống từ bi cuả Đức Phật ngày càng ăn sâu
bám rễ vào trong con người của Kobayashi Issa. Khi Issa được mười ba tuổi, bà nội
ông mất. Tình thương che chở cuối cùng cũng không tồn tại lâu hơn trong đời. Ông
mất nơi nương tựa tinh thần. Những cay nghiệt càng giáng xuống nặng nề hơn, để
làm dịu bớt căm thù trong gia đình, người cha gửi thi sĩ trẻ Issa đến học tập với một
nhà văn học ở Edo (Tokyo). Ông sao chép các bản văn để trả chi phí ăn và ở, nhưng

19


Issa không thể nào quên được với lối sống viết thuê và bó mình vào một chỗ đứng
an phận. Ông đến làm thư kí cho một chùa Phật giáo dựa theo bài thơ như sau:
Thu bao nhiêu là tiền
Các vị tăng thông minh
Dùng những cành mẫu đơn.
Trong “Mùa Xuân của Đời Tôi” (Oraga baru), ông diễn tả niềm đau đớn của
kiếp nhân sinh vô thường trong những bài hài cú nổi danh, nhất là khi ông khóc cái

chết của con gái ông:
Cõi này nhân thế mù sương
Vậy mà… Ô và vẫn vậy…
Vẫn là nhân thế mù sương.
Cũng có người cho là Issa làm bài thơ này khi người con trai đầu lòng chết vì
Issa không chỉ thẳng vào cái chết của con gái, thật ra không cần thiết luật sinh hoại
trụ diệt của pháp Phật thì cái chết của con trai hay con gái hay của bất cứ ai thì bài
thơ này của Issa đã đóng góp tuyệt vời cho mỗi hoàn cảnh mất mát khổ đau. Không
kêu gào lăn lộn la khóc thảm thiết trước cái chết của con mình mà chỉ kêu lên nhân
thế mù sương và chỉ mù sương đâu là cõi thật mà có và mất. Cảm thức vô thường
xuất hiện từ quan niệm Phật giáo sinh - trụ - dị - diệt, đó là quy luật tuần hoàn của
tạo hóa, vạn vật luôn có sự thay đổi, vận động. Phật giáo quan niệm không gì tồn tại
mãi mãi. Điều này rất gần với câu nói của Heraclitus “Không ai tắm hai lần trên
một dòng sông”. Trong thơ haiku, đặc biệt là trong thơ Basho cũng có cảm thức về
sự vô thường:
Trăng rụng rồi
Bốn góc bàn quen thuộc
Còn lại mà thôi.
(Basho)
Ở đây, sự mất mát đối với thi nhân quá lớn nhưng tác giả không nói đến từ
“chết” mà dùng những sự vật quen thuộc hằng ngày diễn tả sự ra đi của bạn. Trăng

20


rụng là nói đến cái chết ấy. Nhưng bốn góc bàn, nơi người ấy thường ngồi vẫn còn
lại như tất cả những cái khác vẫn tồn tại trên cõi đời này. Đây không phải nói đến
cái bi kịch của con người mà là sự cảm nhận của thi sĩ về sự sống và cái chết cũng
đơn giản, bình dị như bốn góc bàn ấy. Trong Thiền tông, con người luôn xem cái
chết nhẹ tợ lông hồng. Bởi chết chưa phải là kết thúc mà là bắt đầu một duyên mới.

Giống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quan niệm trần gian chỉ là quán trọ của con
người.
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.
Hay “cát bụi lại trở về với cát bụi”. Vạn vật luôn có sự vận hành thay đổi và
hãy biết chấp nhận nó một cách nhẹ nhàng.
Kêu chi nhạn ơi
Đi đâu cũng thế
Cõi phù thế thôi.
(Issa)
Một tiếng kêu thảng thốt của con chim nhạn đang đi tìm chỗ trú giữa mùa
đông thâm u gợi lên cảm thức phù du của trần thế và một niềm thương cảm ở người
thi sĩ.
Nửa đêm thăm thẳm
Dòng sông Ngân hà
Rời đổi chỗ nằm.
(Ranretsu)
Tuy nhiên suốt cuộc đời long đong lúc nào Issa cũng tràn đầy niềm tin vào
Pháp tu giải thoát cuả Đức Phật nên dù chỉ là tiếng rì rào của bụi hoa ông nghe như
tiếng tụng kinh của cây cỏ như chính ông hằng thầm tụng.
Sáng nay bụi tụng rì rào
Hoa Nghiêm kinh gửi
Cho đời khổ đau.
Nhân sinh như những con rận bé nhảy nhót không bao giờ ngưng cho đến khi
cạn kiệt sức lực. Cho đến khi biết được thế giới này là hành trình phiền não thì quá
trễ, thế sao ngay từ khi bắt đầu hành trình ta không theo ngay phương pháp tu giaỉ

21



thoát sinh tử, mà cứ nhẩy nhót lăng xăng tạo nghiệp làm gì, sao không dùng hết sức
nhảy vào hoa sen, vào tòa Như Lai. Chợt hiểu ra cõi thế gian tất bật này Issa viết về
con rận bé hay viết chính bản thân lăng xăng cuả chính Issa.
Thật rằng phải nhẩy lăng xăng
Này con rận bé, sao không nhẩy vào
Hoa sen.
Cho dù là đang thưởng thức trà ngày xuân trong khí lạnh, vị trà như ngọt
nhưng khi thưởng thức đã có nghẹn ngào của nước mắt pha trong trà, nước mắt đau
khổ của đời, hay trà chưa ngọt đủ cần thêm nước mắt cho ngọt hơn. Trà rót suốt
ngày xuân, nước mắt đổ suốt cuộc đời Issa, tắm ướt Phật bằng trà, hay bằng nước
mắt hay Phật ướt vì mưa xuân. Bấy nhiêu chữ nói tất cả đắng cay chua chát của kiếp
người đã tưới bao nhiêu nước mắt lên thân Phật và chỉ có Phật vẫn bình an tự tại.
Tràn trề ướt Phật cả ngày xuân
Nước trà thì ngọt
Nước mắt còn ngọt hơn.
Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, là mùa của những khúc ca chào đón năm
mới, nhưng với Issa, mùa xuân vẫn man mác nỗi buồn:
Ku no shaba ya

Ta bà một cõi đau

Sakura ga sakeba

Cho dù mùa xuân đó

Saita tote

Đang nở những anh đào.
(Nhật Chiêu dịch)


Qua những lời thơ của Issa về hoa đào ta có cảm giác như Tố Như đang nói
với ta về nụ cười của hoa đào trong khi nàng Kiều đang đầy thân trong chốn đoạn
trường của cõi ta bà này. Thơ của Kobayashi Issa là bài ca não lòng về định mệnh,
định mệnh của riêng ông và định mệnh của nhân gian. Dẫu mùa xuân đang được
điểm tô bằng sắc hồng của hoa anh đào nhưng tất cả chỉ là vẻ bề ngoài, chỉ là ảo ảnh
của thế gian. Nhà thơ không nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên mà chuyển điểm nhìn
vào cõi ta bà. Cõi nhân gian là một cõi ta bà, một cõi giả tạm, vô thường và thường
bị trầm luân trong bể khổ. Trong cõi trần có đau khổ và có cả hoa anh đào, hoa anh

22


đào tượng trưng cho vẻ đẹp, niềm vui, hạnh phúc. Issa nhận ra nỗi đau và hạnh phúc
thường đi song hành, cả hai giao hòa vào nhau tạo nên cung bậc cảm xúc của con
người chốn trần ai.
“Tâm quán thiên thu” ấy là lời của Mộng Liên Ðường chủ nhân nói về
Nguyễn Du trong bài tựa “Ðoạn truờng tân thanh “năm 1920. Chẳng còn lời nào
quán tuyệt hơn khi nói về thiên tài Nguyễn Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên
thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm
chiếu chúng sinh. Khi Tố Như viết Chiêu hồn thập loại chúng sinh thì thơ ca dường
như phóng hào quang trong trường dạ tối tăm trời đất. Cũng trong thời điểm đó,
đồng thời ở Nhật Bản, nhà thơ Kobayashi Issa viết chùm thơ haiku về Lục đạo...
Lục đạo chính là sáu cảnh giới của chúng sinh: Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu
la, Nhân gian, Thiên thượng. Trong cõi nhân gian, Nguyễn Du ra đời năm 1765 và
Issa 1762. Trái tim Bồ tát và thiên tài thơ ca của họ có vô vàn điểm tương chiếu.
Chiêm ngưỡng hoa và trăng, con người tự nâng mình lên trên cái mái địa ngục tàn
bạo kia. Như đôi mắt Kim Trọng đang chiêm ngưỡng màu hoa và ánh trăng trong
dung quang Thúy Kiều:
“Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”.

Cuối cùng là cõi Thiên, thế giới của niềm hoan hỉ triền miên. Nhưng cái hoan
lạc vô cùng ấy cũng chưa phải là giải thoát. Và cõi Thiên của Issa đượm màu hài
hước:
Kasamu hi ya

Thiên thượng

Sazo tennin no

Ngày mù sương chư Thiên cũng thấy

Gotaikuts.

Đời sao chán chường.

Ngay cả trên cõi Thiên cũng có sương mù, theo cái nhìn của Issa. Ngay cả
cung Quế Hằng Nga cũng phải tai ương, theo Nguyễn Du:
Nào những kẻ màn lan trướng huệ
Những cậy mình cung Quế Hằng Nga
Một phen thay đổi sơn hà,...

23


×