Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 129 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
người học đang là xu hướng của nền giáo dục trên thế giới và ở việt nam hiện
nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xác định: "Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật đổi mới tri thức, kĩ
năng, phát triển năng lực".
Phương pháp dạy học sơ đồ hay còn gọi graph, là phương pháp tương đối
mới. Graph là phương pháp khoa học có tính hệ thống lôgic, khái quát, trực quan
cao. Nhờ vậy, nó có thể giúp giáo viên tạo biểu tượng sâu sắc cho học sinh qua
mỗi bài giảng.
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một môn khoa
học xã hội có những ưu thế khi vận dụng phương pháp sơ đồ vào quá trình dạy
học. Giúp quá trình nhận thức chân lý được thuận lợi hơn (từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn…).
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là cơ sở đào tạo nhiều trình độ
và hình thức khác nhau: đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo liên thông,
văn bằng 2 và đào tạo liên tục trong lĩnh vực Điều dưỡng - Kỹ thuật y học, tôn
trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính
trị nói chung, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản nói riêng rất có ý

1


thức đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy vậy, việc thiết
kế, khai thác và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối cách mạng của
ĐCSVN vẫn chưa thật sự được chú ý.


Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn: “Thiết kế và sử
dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam ở Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học
giáo dục, chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy Giáo dục chính trị.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
vận dụng phương pháp sơ đồ trong dạy học Đường lối Cách Mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xây dựng hệ thống quy trình vận dụng phương pháp đó
trong dạy học môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhằm giúp sinh viên lĩnh hội và hệ
thống hóa kiến thức một cách thuận lợi và vững chắc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý thuyết sơ đồ (Graph)
trong dạy học.
Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng lý thuyết sơ đồ vào việc thiết kế và sử
dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam ở trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương hiện nay.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Coi xây dựng sơ đồ trong thiết kế bài giảng và sử dụng sơ đồ trong giảng
dạy vừa như là phương tiện, vừa là phương pháp giảng dạy Đường lối Cách
mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thông qua phương pháp và phương tiện ấy,
giáo viên dễ dàng đạt được mục tiêu dạy học. Phương pháp sơ đồ hóa không

2


những giúp giáo viên giảng dạy tốt Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, mà còn giúp giảng dạy tốt các học khác, nhất là các khoa học xã hội.
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng tại Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
nói riêng, cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học nói chung, góp phần nâng cao chất

lượng dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện
nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về sơ đồ và sử dụng sơ đồ trong dạy học.
Xác định cơ sở của việc giảng graph trong dạy học môn Đường lối Cách
mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Xác định thực trạng dạy và học môn Đường lối Cách mạng của Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Thiết kế và đưa ra phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường
lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam ở trường Đại học kỹ thuật y tế Hải
Dương nói riêng, các trường cao đẳng, đại học nói chung.
Đưa ra một số dạng sơ đồ để kiểm tra đánh giá và hướng dẫn sinh viên tự
học trong quá trình học tập.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định cơ sở lý thuyết mà luận
văn đã đặt ra.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc thiết kế, sử dụng sơ đồ trong dạy học môn
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam ở trường Đại học Kỹ thuật y
tế Hải Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy

3


vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm
của Đảng ta về giáo dục và đào tạo, nhất là chủ trương đổi mới, cải tiến phương
pháp dạy học trong nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm:

Phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa nhằm khai thác
có hiệu quả các thông tin đã được đăng tải trên các tài liệu, sách, các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan.
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành dự giờ, quan sát trực tiếp giờ học Đường lối Cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Kĩ thuật y tế Hải Dương.
+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp như: Thực nghiệm, so
sánh thống kê toán học, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia và
phương pháp thực nghiệm.
8. Đóng góp mới của tác giả
8.1. Những luận điểm cơ bản
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng phương
pháp sơ đồ trong dạy học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đưa ra nguyên tắc, biện pháp để sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy
học sơ đồ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Đường lối Cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương nói riêng, và các
trường đại học, cao đẳng nói chung.
Chứng minh giả thuyết mà tác giả đưa ra, nếu thực hiện đúng như tác giả
đề cập sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn thong qua thực nghiệm sư phạm.
8.2. Đóng góp của tác giả

4


Kết quả nghiên cứu của luận văn, một lần nữa làm sáng tỏ và hoàn thiện
hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học
các môn khoa học xã hội nói chung, môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam nói riêng.
Hoàn thiện, bổ sung cơ sở lý thuyết, hệ thống khái niệm, bản chất và đặc
trưng cơ bản của sơ đồ trong dạy học, chỉ ra sự phù hợp của nó đối với nội dung

dạy học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xây dựng và đề xuất hệ thống quy trình vận dụng sơ đồ thông qua các
hình thức dạy học của giảng viên. Trên cơ sở đó chỉ ra những giá trị của việc vận
dụng các quy trình trên đối với sinh viên.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học,
giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu và học tập môn Đường lối Cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy
học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Kỹ
thuật y tế Hải Dương hiện nay.
Chương 2: Nguyên tắc, phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy
học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Kỹ
thuật y tế Hải Dương hiện nay.
Chương 3: Thực nghiệm phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Kỹ thuật y
tế Hải Dương hiện nay.

5


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Xoay quanh vấn đề này, các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã
sớm quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể kể đến:
Trên thế giới, vào năm 1936, cuốn sách "Lý thuyết graph định hướng và
vô hướng" của Conig được xuất bản ở Lepzic. Từ đây, nhiều nhà toán học trên
thế giới đã nghiên cứu làm cho môn học này thêm phong phú và được ứng dụng
ở nhiều lĩnh vực khác [9; tr.18].
Ở Pháp vào năm 1958, Claude Berge đã viết cuốn “Lý thuyết graph và
ứng dụng của nó”. Tác giả đã trình bày những khái niệm, định lý toán học cơ bản
của lý thuyết graph, đặc biệt là ứng dụng của lý thuyết graph trong nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Ở Liên Xô, năm 1965 A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số quan
điểm lý thuyết graph để mô hình hóa tài liệu sách giáo khoa môn Hóa học.
Năm 1965, V.X. Phôlôxin dựa vào cách làm của Xokhor dùng phương
pháp graph để diễn tả trực quan những diễn biến của hoạt động dạy và học của
thầy trò trong thực hiện một thí nghiệm Hóa học. Từ đây lý thuyết graph được
vận dụng vào lĩnh vực dạy học Hóa học.

6


Năm 1972, V.P.Garkumop đã sử dụng lý thuyết graph để mô hình hóa các
tình huống dạy học nêu vấn đề, từ đó phân loại các tình huống có vấn đề. Ông đã
đưa ra các kiểu vận dụng lý thuyết graph trong dạy học nêu vấn đề.
Ở Liên Xô năm 1973, Nguyễn Như Ất, trong Luận án Tiến sĩ khoa học sư
phạm đã vận dụng lý thuyết graph kết hợp với phương pháp ma trận như một
phương pháp hỗ trợ để xây dựng logic cấu trúc các khái niệm "tế bào học" trong
nội dung giáo trình môn sinh học đại cương trường phổ thông của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa [9; tr.26].
Năm 1997, ở Liên Xô L.I.U. Veregyna cho xuất bản công trình “Graph và

ứng dụng của nó”. Đã đề cập đến khái niệm graph và ứng dụng của graph trong
lĩnh vực kinh tế và điều khiển giáo dục. Cuốn sách đã giúp giáo viên và học sinh
nắm vững khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị… và làm quen với một vài ứng
dụng của nó dưới dạng phổ cập [40; tr.7].
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu và ứng dụng graph như:
Claudo Becgo (1967) với “Lý thuyết graph và những ứng dụng”, R.J Wilson
(1977) với tác phẩm “Nhập lý thuyết graph”…[40; tr.7].
Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Quang là một nhà sư phạm, là người đầu tiên
ở Việt Nam nghiên cứu và vận dụng lý thuyết graph vào dạy học Hóa học. Và
công trình của ông cùng các cộng sự ứng dụng graph vào dạy học là "Sách giáo
khoa Hóa học lớp 8" vào năm 1972. Dưới sự hướng dẫn của ông đã có một số đề
tài khoa học về ứng dụng graph ra đời như:
Năm 1980, tác giả Trần Trọng Dương, "Áp dụng phương pháp graph và
algorit hóa để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài
toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông" [9; tr.28].

7


Từ năm 1984, Phạm Tư đã công bố công trình“Dùng graph nội dung
của bài lên lớp để dạy học chương Nitơ – Phốt pho ở lớp 11 trường THPT” [9;
tr.28]. Từ đây, lý thuyết graph được vận dụng như một phương pháp dạy học
Hóa học.
Và “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng giờ
giảng” và “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng
học tập, tự học” (2003), đã khẳng định hiệu quả của graph trong việc nâng cao
chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học [40; tr.8].
Nguyễn Văn Phán trong bài báo khoa học: “Nghiên cứu sử dụng phương
pháp sơ đồ (graph) trong dạy học các khoa học xã hội và nhân văn ở Đại học
quân sự”. Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (2000). Tác giả đã đề xuất

một phương pháp sử dụng sơ đồ thiết kế nội dung nhằm sơ đồ hóa nội dung bài
học trong quá trình dạy học.
Và nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về lý thuyết graph khác như:
Vũ Ngọc Chuyên (2005), Ứng dụng lí thuyết graph trong dạy học Công
nghệ 11 THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội.
Phạm Minh Tâm (2002), Sử dụng graph vào dạy học Địa lý lớp 12 THPT,
Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Và các bài báo nghiên cứu về lý thuyết graph đăng trên các tạp chí:
Nguyễn Văn Phán (2000), “Nghiên cứu phương pháp sơ đồ (graph) trong
dạy học các khoa học xã hội và nhân văn ở Đại học quân sự”, Tạp chí Đại học
và Giáo dục chuyên nghiệp.
Phạm Thị My (2001), “Phương pháp sơ đồ trong dạy học sinh học”, Tạp
chí khoa học – số 3.
Phạm Thị Đào (2014), “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Tự nhiên xã

8


hội ở Tiểu học”, Tạp chí Thiết bị giáo dục số 103.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về lý thuyết
và ứng dụng lý thuyết graph ở nhiều lĩnh khác. Nhưng có một quan niệm chung,
đó là: các nhà đều xem Graph là một phương tiện, một phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, chỉ có các công trình nghiên cứu về lý thuyết graph và vận dụng vào
dạy học trong các môn Toán, Lý, Hóa, Địa lý, Sinh học... tất cả đều có giá trị.
Nhưng cho đến nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu: “Thiết kế và sử dụng sơ đồ
trong dạy học môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ở trường
Đại học Kĩ thuật y tế Hải Dương hiện nay”.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tập
trung, đi sâu làm rõ cơ sở khoa học của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ (graph)
vào giảng dạy môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ở trường

Đại học kĩ thuật y tế Hải Dương hiện nay; đồng thời, luận văn đề xuất các
nguyên tắc, phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ (graph) trong giảng dạy học
môn học này. Trên cơ sở các phương pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm để thấy được mức độ thành
công của các giả thuyết khoa học đã đề ra trước đó.
1.1.2. Một số khái niệm
Khái niệm “Sơ đồ”: Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), sơ đồ là một
dạng "hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả đặc trưng nào đó của sự vật hay một
quá trình nào đó" [dẫn theo: 36; tr.42].
Theo từ điển Anh - Anh Việt: graph (danh từ - noun) có nghĩa là sơ đồ,
đồ thị, mạch, mạng; khi là động từ, graph (verb) có nghĩa là vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị,
minh họa bằng đồ thị, vẽ mạng, vẽ mạch; còn tính từ graphic (adjective) có
nghĩa là thuộc về sơ đồ, thuộc về đồ thị, thuộc về mạch, mạng [40;tr.11].

9


Định nghĩa này cho thấy, sơ đồ xuất phát từ lĩnh vực toán học, hình học,
như: vẽ đồ thị, vẽ sơ đồ hình học và sau này nó được sử dụng rộng rãi trong tất
cả các ngành khoa học, nhất là trong lĩnh vực dạy học người ta đặc biệt quan tâm
nghiên cứu để ứng dụng trong dạy học các môn. Như vậy, sơ đồ là một phương
tiện dạy học trực quan, khái quát một khối lượng lớn kiến thức, nhằm giúp cho
người học nắm vững một cách trực tiếp, qua đó phát triển năng lực nhận thức
cho người học, tạo điều kiện dễ nhớ, dễ hiểu và nhớ lâu.
1.1.3. Bản chất sơ đồ trong dạy học
Bản chất của graph là một sơ đồ thể hiện các kiến thức cơ bản của học.
Graph được định nghĩa dựa trên hai tập hợp. Tập hợp các đỉnh và tập các cạnh
(cung). Như vậy, điều kiện để tập hợp graph phải có hai yếu tố: Tập hợp các đỉnh
và tập hợp các cung. Mỗi cung là tập hợp của hai đỉnh có quan hệ với nhau, hai
đỉnh không quan hệ với nhau không lập thành một cung của graph [: 40; tr.12].

Đỉnh của graph chính là những nội dung hay kiến thức cơ bản mà chúng ta
nghiên cứu, nó được sắp xếp theo trình tự logic của bài học.
Cạnh của graph chính là các đường chỉ nối giữa các đỉnh graph và thể hiện
mối quan hệ giữa các đỉnh graph (các nội dung kiến thức thể hiện trong sơ đồ).
Số lượng các cạnh phụ thuộc vào số lượng các đỉnh của graph.
Số lượng các đỉnh và số lượng các cạnh làm thay đổi bản chất của graph,
vì khối lượng nội dung kiến thức khác nhau sẽ tạo ra các loại graph khác nhau
cho phù hợp với nội dung kiến thức, số lượng đơn vị kiến thức nhiều sẽ tạo ra
nhiều đỉnh của graph và ngược lại. Còn đường nối các đỉnh graph với nhau hay
các cạnh không làm thay đổi được bản chất của graph.
1.1.4. Đặc trưng của graph
Graph được khái quát thành bốn đặc trưng lớn: Tính khái quát cao, tính

10


trực quan, tính logic - hệ thống, tính ổn định và truyền tải cao [: 40; tr.13-15].
Tính khái quát; Toàn bộ kiến thức một nội dung, một bài học hay một
chương được khái quát lại trong một graph ngắn gọn theo trình tự logic.
Ví dụ: Nội dung 2, phần I, chương VII được khái quát trong một graph
như sơ đồ 1.1:
Đường lối xây
dựng, phát triển
văn hóa trong
thời kì đổi mới

Đánh giá
đường lối
Quan điểm chỉ đạo và
chủ trương


Quá trình đổi mới
tư duy

Các Đại hội
V, VI, VII,
VIII, IX, X,
XI

Văn hóa
là nền
tảng tinh
thần của
xã hội

XD nền
VH tiên
tiến, đậm
đà bản
sắc dân
tộc

Phát triển
nhân cách
con người
và XD con
người

XD đồng
bộ môi

trường
văn hóa

XD và PT
VH là sự
nghiệp
chung của
toàn dân

Sơ đồ 1.1: Graph về Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa
trong thời kì đổi mới
Như vậy, toàn bộ nội dung phần "Quá trình nhận thức và nội dung nhận
đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa trong thời kì đổi mới" đã được
tóm tắt lại trong một graph. Dựa vào đó, người học có thể hình dung được
nội dung bài học và trình tự logic.
Tính trực quan; Graph là một phương tiện dạy học trực quan, toàn bộ kiến
thức của bài học thể hiện trong graph đó. Quan sát graph nội dung đã được khái
quát một cách một cách hợp lý, theo trình tự nội dung cần tìm hiểu, cả giáo viên

11


hay học sinh có thể phân tích, tìm hiểu kiến thức một cách đơn giản. Người học
dễ hiểu, dễ nhớ.
Ví dụ: Trong graph về "Đường lối văn hóa trong Bản Đề cương văn hóa
Việt Nam" như sơ đồ 1.2:
Đề cương văn hóa
Việt Nam

Hoàn cảnh

ra đời

Đầu năm 1943,
BTV TƯĐ họp
thông qua
ĐCVHVN

Nội dung

Đề ra 3 nguyên
tắc: Dân tộc
hóa, đại chúng
hóa và KH hóa

VH là một
trong ba mặt
trận (kt, ct,
vh) của
CMVN

Ý nghĩa

Là bản tuyên
ngôn, là cương
lĩnh của Đảng
về văn hóa

Sơ đồ 1.2: Graph về Bản Đề cương văn hóa Việt Nam
Tính logic - hệ thống; Khác với phương pháp giảng dạy trực quan, khi
thực hiện bài lên lớp theo phương pháp graph giáo viên dựa vào graph nội dung

đã được xây dựng, là một sơ đồ có hướng, để diễn tả mối quan hệ giữa các yếu tố,
đơn vị kiến thức. Do đó sinh viên có thể hiểu sâu bài học hơn, nhờ hệ thống kiến
thức đã được tập hợp xoay quanh tư tưởng chủ đạo. Qua đó sinh viên lĩnh hội
được nội dung bài học, đồng thời học được cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu như
cách phân tích nội dung tài liệu, giáo trình để lập graph nội dung [40; tr.14-15].
Tính logic; Kiến thức được thể hiện một cách rõ ràng trong các mối quan
hệ ngang, dọc, nhánh giữa các đơn vị kiến thức. Qua sơ đồ người học có thể thấy
được các nội dung nó nảy sinh và phát triển như thế nào. Giúp cho người học hiểu
bài sâu sắc hơn, đồng thời học được cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu như: cách

12


phân tích nội dung tài liệu, giáo trình để lập sơ đồ nội dung.
Tính trực quan; Học sinh có tiếp cận tri thức một cách trọn vẹn bằng các
giác quan. Nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy được kiến thức một cách chọn lọc, cơ
bản, chủ yếu và quan trọng nhất của bài thể hiện qua kiến thức trọng tâm của
từng phần, mối liên hệ giữa các tầng kiến thức với nhau.
Tính ổn định và chuyển tải kiến thức cao; Nó được sinh ra từ phương pháp
khoa học ổn định, nó thuộc phương pháp riêng rộng có thể kết hợp với một số
phương pháp dạy học khác và sử dụng chúng trong các hình thức dạy học khác
nhau như: lên lớp, bài tập lên lớp, ôn tập, phụ đạo [dẫn theo: 40; tr.15].
Hoàn cảnh lịch sử ra đời
Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự chuyển biến của
CNTB và hậu quả
của nó

Ảnh hưởng của

chủ nghĩa Mác Lênin

Phong trào yêu
nước theo khuynh
hướng VS
Hoàn
cảnh
quốc tế
cuối thế
kỉ XIX,
đầu thế
kỉ XX

Hoàn
cảnh
trong
nước

Tác động CM
Tháng 10 Nga và
Quốc tế Cộng sản

Phong trào yêu
nước theo khuynh
hướng PK và TS

Xã hội dưới sự
thống trị của Pháp

Sơ đồ 1.3: Graph về Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong một thời gian ngắn graph có thể cung cấp cho người học một khối
lượng lớn kiến thức, qua đó tạo điều kiện cho người học có thể tự nghiên cứu nội
dung thông qua sự hướng dẫn của giáo viên.

13


1.1.5. Phân loại graph (sơ đồ) dạy học
Hồ Tấn Minh đã viết: Tùy thuộc vào đặc điểm tính chất của đối tượng
nghiên cứu và mục đích sử dụng có thể phân chia graph thành những loại sau:
* Graph có hướng và graph vô hướng
Graph định có hướng là graph có xác định rõ đỉnh nào là đỉnh xuất phát
trong graph. Ở loại này mối liên hệ giữa các đỉnh của graph sẽ được xác định rõ
đi theo hướng nào chiều nào, đi từ đỉnh nào tới đỉnh nào trong graph [dẫn theo:
45; tr.11]. Như hình 1.1:

Hình 1.1: Graph có hướng
Graph vô hướng là graph không chỉ rõ đâu là chiều liên hệ, chiều vận
động của các yếu tố [dẫn theo: 45; tr.11]. Như hình 1.2:

Hình 1.2: Graph vô hướng
Trong hai loại graph trên, người ta thường sử dụng graph có hướng để
nghiên cứu và ứng dụng trong dạy học. Vì graph có hướng thường biểu thị được
mối quan hệ giữa các đỉnh kiến thức, nó là quan hệ động.
* Graph đủ, graph thiếu và graph câm
Graph đủ là graph mà tất cả các đỉnh của nó đều được ghi chú hoặc kí
hiệu một cách đầy đủ, không thiếu một đỉnh nào [45; tr.11].
Đường lối đối ngoại từ
năm 1975 đến năm 1986
14


Hoàn cảnh

Nội dung

Kết quả, ý

Hạn chế và


Sơ đồ 1.4: Graph về Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm 1986.
Graph câm là graph mà tất cả các đỉnh của nó đều rồng [45; tr.11]. Tất cả
các đỉnh của nó chỉ là một ô trắng và không có bất kì một kí hiệu nào hay bằng
ngôn nào được ghi ở các đỉnh.

Hình 1.3: Graph câm
Graph khuyết là một graph trong đó có một hoặc một số đỉnh còn lại
không rỗng [45; tr.11].
Luận cương Chính
trị tháng 10-1930

Ý nghĩa của
luận cương

Hoàn cảnh
ra đời

Hình 1.4: Graph khuyết
Các loại graph này thường được sử dụng trong các khâu luyện tập, hoàn
thiện kiến thức và kiểm tra đánh giá quá trình dạy học.

Theo Nguyễn Ngọc Quang trong dạy học có hai loại graph "graph nội

15


dung" và "graph hoạt động dạy học" [45;15].
* Graph nội dung và graph hoạt động dạy học
Graph nội dung là graph phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc
logic phát triển bên trong của một tài liệu, graph nội dung chính là một sự tập
hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong
giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học bằng
một ngôn ngữ trực quan, khái quát, cô đọng, súc tích [45; tr.15]. Như sơ đồ1. 5:
Chính sách
xã hội Việt
Nam dưới
sự thống
trị của thực
dân Pháp

Hoàn
cảnh
trong
nước

Phong trào
yêu nước
theo
khuynh
hướng PK
và TS cuối

thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ
XX

Chính sách cai trị của thực dân Pháp

Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ
bản

Phong trào Cần Vương (1885-1896)
Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884-1913)
Phong trào yêu nước của tầng lớp sĩ phu

Các tổ chức đảng phái ra đời

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào yêu
nước theo khuynh hướng vô sản
Phong trào
yêu nước
theo khuynh
hướng VS

Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Sơ đồ 1.5: Graph về Hoàn cảnh trong nước dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam
Trong graph này, chỉ phản ánh một nội dung nhỏ là hoàn cảnh trong nước
dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Như vậy, graph nội dung thể hiện nội dung của một phần, một chương hay

16


một đơn vị học phần nào đó, phản ánh mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức
trong học phần đó theo logic phát triển nội dung bài học.
Graph hoạt động dạy học là graph mô tả trình tự các hoạt động sư phạm
theo logic hoạt động nhận thức nhằm tối ưu hóa bài học. Graph hoạt động là một
phương pháp, nó được xây dựng trên cơ sở graph nội dung kết hợp với các thao
tác của thầy và trò trên lớp, bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện
pháp, phương tiện dạy học. Thực chất graph hoạt động dạy học là mô hình khái
quát và trực quan của giáo án. Graph hoạt động là một dạng angorit hóa hoạt
động dạy học theo phương pháp đường tối ưu [45; tr.15]. Chẳng hạn, như sơ đồ
1.6:
Giáo viên yêu cầu sinh viên nghiên cứu mục 2
trang 147 để tìm hiểu về "Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?"
Thao tác 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
cho sinh viên nghiên cứu mục 2 trang
147 về "Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là gi?"

Thao tác 2: Giáo viên gọi sinh viên
trả lời và các sinh viên khác nhận xét.

Thao tác 3: Giáo viên nhận xét và kết
luận "Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là gì?"


Thao tác 4: Sinh viên ghi nội dung
kinh tế thị trường là gì theo sơ đồ

Sơ đồ 1.6: Graph hoạt động của giáo viên và sinh viên tìm hiểu về
"Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
*Mối quan hệ giữa graph nội dung và graph hoạt động dạy học;
Đối với giáo viên; Dựa vào nội dung sách giáo khoa, chương trình tài liệu
tham khảo...lập graph nội dung của một tổ hợp kiến thức hay bài học. Từ graph
nội dung, giáo viên xác định được các hoạt động dạy - học để lập graph hoạt

17


động dạy học trên lớp [45; tr.16].
Đối với học sinh; Ở trên lớp thực hiện các hoạt động dưới sự tổ chức của
giáo viên để tự lập graph nội dung, qua đó hiểu bản chất nội dung học tập [45;
tr.16].
Như vậy, graph nội dung và graph hoạt động dạy học có liên quan mật
thiết với nhau, graph nội dung là cơ sở để xây dựng graph hoạt động dạy học,
ngược lại graph hoạt động dạy học là cơ sở để triển khai graph nội dung một
cách khoa học và logic.
Ví dụ: Khi dạy kiến thức a, nội dung 1, phần II, chương VII "Chủ trương
của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội thời kì trước đổi mới".
Giáo viên dựa vào tài liệu để lập graph nội dung;
Chủ trương của Đảng
giải quyết các vấn đề
xã hội thời kì trước
đổi mới
1945-1954


Chủ trương cấp bách:
làm cho dân có ăn, có
mặc và được học hành

1975-1985

1955-1975

Các vấn đề xã hội được
giải quyết theo mô hình
kế hoạch hóa tập trung

Các vấn đề xã hội được
giải quyết theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp

Sơ đồ 1.7: Chủ trương của Đảng giải quyết các vấn đề xã hội thời kì trước
Dựa vào graph nội dung, giáo viên triển khai các hoạt động dạy học bằng
graph hoạt động dạy học gồm các thao tác sau, mỗi thao tác tương ứng với một
hoạt động.
GV cho sinh viên nghiên cứu kiến thức
a, nội dung 1, phần II, chương VII
Thao tác 1: GV chia lớp thành 3 nhóm
và giao nhiệm vụ thảo luận

Thao tác 2: Các nhóm thảo luận theo
chủ đề được giao
18


Thao tác 3: Các nhóm trình bày kết

Thao tác 4: GV kết luận, yêu cầu sinh


Sơ đồ 1.8: Graph hoạt động dạy học phần Chủ trương của Đảng về giải
quyết các vấn đề xã hội thời kì trước đổi mới
1.1.6. Quy trình lập graph nội dung và graph hoạt động dạy học
1.1.6.1. Quy trình lập graph nội dung
Theo Nguyễn Phúc Chỉnh; Trước hết giáo viên cần nghiên cứu chương
trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập
graph nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có loại graph riêng tương ứng. [9;
tr.76-77].
Bước 1: Xác định các đỉnh của graph
Lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung, mỗi đơn vị kiến
thức sẽ giữ vị trí của một đỉnh trong graph. Tiêu chuẩn để xác định hệ thống
những đơn vị kiến thức cho mỗi nội dung là logic hệ thống của nội dung. Trong
nội dung bài lên lớp có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau thành
từng mảng lớn hoặc nhỏ, nhưng cũng có những đơn vị kiến thức độc lập. Mỗi
đơn vị kiến thức có thể là tập hợp của nhiều thông tin, do đó việc xác định các
đỉnh cho graph nội dung phải lựa chọn hết sức súc tích.
Bước 2: Thiết lập các cung
Thiết lập cung tức là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của graph, đó
là mối liên hệ của các đơn vị kiến thức. Các cung này được biểu hiện bằng các
mũi tên thể hiện tính hướng đích của nội dung. Các mối quan hệ đó phải bảo

19


đảm tính logic khoa học, bảo đảm những quy luật khách quan và bảo đảm được

tính hệ thống của nội dung kiến thức.
Bước 3: Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng
Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa
chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một logic khoa học và phải bảo
đảm những yêu cầu sau:
+ Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được logic phát
triển bên trong tài liệu giáo khoa.
+ Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với giáo viên, đồng thời dễ
hiểu đối với học sinh, đảm bảo tính trực quan cao [9; tr.77-79].
1.1.6.2. Quy trình lập graph hoạt động dạy học
Graph hoạt động được lập để dạy một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học,
theo một quy trình như sau;
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện bài
học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố: nội dung bài học, khả năng nhận
thức của học sinh, năng lực của giáo viên.
Bước 2: Xác định các hoạt động
Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào graph nội dung
bài học hoặc dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng
với một đơn vị kiến thức chủ chốt.
Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
Trong mỗi hoạt động chúng ta cần xác định các thao tác chính để đạt được
mục tiêu.
Bước 4: Dùng "bài toán con đường ngắn nhất" để lập graph hoạt động dạy

20


học theo hướng tối ưu hóa hoạt động dạy học. Sau khi xác định các hoạt động và
các thao tác của một bài học, giáo viên lập graph hoạt động dạy học mô tả diễn

biến chính của bài học [9; tr83-84].
1.1.7. Đặc điểm của môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam
Trên cơ sở khái quát, tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và giáo dục,
cùng kinh nghiệm giảng dạy bộ môn, chúng tôi nêu ra một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là
học phần hệ thống các tri thức về quá trình ra đời, xây dựng, phát triển và bổ
sung đường lối lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng.
Bao gồm: Đường lối trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng;
đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); đường lối công
nghiệp hóa; đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; đường lối xây dựng hệ thống chính trị; đường lối xây dựng, phát triển nền
văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; đường lối đối ngoại. Tất cả thể hiện sự
gắn bó giữa lí luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam luôn biến động, thay đổi liên tục từng giờ, từng ngày, từng năm, qua mỗi
giai đoạn của cách mạng Đảng ta đã đề ra những đường lối cho phù hợp với hoàn
cảnh thực tiễn, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi vẻ vang. Có thể
nói, đường lối cách mạng Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai
đoạn là một đường lối cho phù hợp với thực tiễn sinh động của đất nước.
Thứ hai: Đây là học phần được tích hợp với kiến thức khoa học lịch sử, nó
vừa đảm bảo tính hệ thống của chương trình, vừa hình thành và phát triển tư duy
lý luận cho sinh viên.

21


Để sinh viên nắm được đường lối, chủ trương, quan điểm và quá trình tổ
chức chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương Đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam từ khi ra đời cho đến thời điểm hiện nay. Người giáo viên phải lựa chọn các

kiến thức lịch sử, các sự kiện, tư liệu để phân tích, lý giải. Bởi các sự kiện, tư
liệu đó là gạch nối, là mắt xích quan trọng nhất giữa "sự kiện hiện thực" và "sự
kiện tri thức", sự kiện hiện thực đó chính là thực tiễn để Đảng đề ra đường lối,
quan điểm chỉ đạo tiếp theo. Mỗi sự kiện, mỗi hoàn cảnh là cơ sở thực tiễn để
Đảng đề ra đường lối cách mạng.
Thứ ba: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm
của tư duy độc lập, sáng tạo của Đảng ta trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở tiếp thu, vận dụng sáng tạo phương pháp luận biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin là một biểu hiện sinh động cho tư duy độc lập và sáng tạo
của Đảng ta. Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã đề ra đường lối
lãnh đạo cách mạng đúng đắn và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta giành
được những thắng lợi vĩ đại qua từng thời kì lịch sử, quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Dạy
học đường lối chính là dạy cho sinh viên niềm tin vào đường lối của Đảng và
vận dụng tính sáng tạo đó trong các vấn đề.
Thứ tư: Thực tiễn đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng
đầu đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đường lối của cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và đối
ngoại thể hiện toàn diện, sâu sắc và phong phú, xuyên suốt quá trình cách mạng.
Đường lối phản ánh đúng quy luật khách quan của cách mạng, sự vận động rõ
nét, liên tục trong tư duy lãnh đạo của Đảng, khả năng thích ứng trong mọi hoàn

22


cảnh, đặc biệt là nghệ thuật lãnh đạo chính trị nên có giá trị chỉ đạo thực tiễn cao
nhất. Do đó, đã quyết định được uy tín, vị trí của Đảng đối với quốc gia dân tộc.
Với những tư tưởng trong đường lối, Đảng ta đã làm giàu thêm kho tàng lý
luận chủ nghĩa Mác - Lý luận trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là tài
sản quý báu của dân tộc ta.

Như vậy, qua đặc điểm của graph và đặc điểm của môn Đường lối Cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, có thể sử dụng phương tiện graph
để truyền tải nội dung môn học một cách thuận lợi và hiệu quả.
1.1.8. Vai trò, ưu điểm của graph trong quá trình dạy học môn Đường
lối cách mạng
Qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và quá trình thực
nghiệm sư phạm, tôi nhận thấy graph có một số ưu điểm, vai trò trong giảng dạy
môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
Graph dùng để truyền đạt và giải thích kiến thức: Được dùng khi dạy học
kiến thức mới, nội dung bắt đầu bài học mới, giáo viên kết hợp giữa sơ đồ với
giải thích minh họa. Còn người học tiếp nhận và ghi nhớ nội dung đó thông qua
sơ đồ mà giáo viên đưa ra.
Graph dùng để luyện tập, ôn tập, củng cố, hoàn thiện tri thức: Giáo viên
có thể dụng các graph câm, graph khuyết...hướng dẫn cho người học nghiên cứu
và tìm tòi để hoàn thiện, hoàn chỉnh kiến thức mà mục tiêu bài học đã đưa ra.
Graph dùng để nghiên cứu nội dung tri thức mới: Trước khi mỗi bài học
mới, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu, tìm tòi trước ở nhà những câu hỏi
mà giáo viên đưa ra, hướng dẫn học sinh xây dựng kiến thức theo sơ đồ phù hợp
với nội dung và đơn vị kiến thức trong bài.
Graph giúp định hướng cho giáo viên xây dựng cấu trúc bài giảng một

23


cách hợp lí;
Việc cấu trúc nội dung bài học bằng sơ đồ thông qua ngôn ngữ, số liệu hay
trực quan một cách súc tích, ngắn gọn giúp cho kiến thức được khái quát, người
học dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ, nhớ lâu.
Nếu những đơn vị kiến thức trong các bài, các phần, các chương hay cả
môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nếu được cấu trúc hóa

sẽ tạo nên hệ thống kiến thức, giúp người học thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận
tri thức và góp phần làm cho quá trình dạy học đạt kết quả cao.
Việc cấu trúc hóa nội dung bài học bằng graph có rất nhiều ưu điểm.
Thông qua graph, những kiến thức trong bộ môn vừa khái quát, vừa hệ thống,
vừa phong phú vừa sinh động. Làm tăng hiệu quả quá trình dạy học so với
phương pháp chỉ thuyết trình, nói làm cho người học khó nhớ, thậm chí giáo viên
không diễn đạt đầy đủ nội dung kiến thức bài học.
Graph giúp người học rèn luyện năng lực tư duy, tái hiện và lĩnh hội kiến
thức hiệu quả hơn;
Những hoạt động như; hệ thống kiến thức để trình bày trên lớp, hướng dẫn
sinh viên tự lập sơ đồ phải thường xuyên, liên tục, nó chính là các thao tác tư duy
trong quá trình nhận thức. Muốn hiểu kiến thức mà giáo viên đưa ra, sinh viên
phải khai thác sơ đồ thông qua các đỉnh kiến thức, rồi tổng hợp kiến thức, mối
liên hệ giữa các kiến thức đó. Khi đã hiểu được các đỉnh graph là sinh viên đã
nắm được kiến thức. Nhờ thông qua các thao tác đó mà sinh viên rèn được việc
lập sơ đồ và vận dụng bài học hiệu quả.
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên bằng graph, sinh viên có thể khai
thác, phân tích nội dung bài học một cách hiệu quả, qua đó nắm được kiến thức
một cách chung nhất và từng kiến thức. Việc dạy học bằng mô hình này, giúp

24


người học tập trung vào được kiến thức cơ bản, nắm được logic phát triển bài
học, ghi nhớ dễ dàng.
Graph giúp sinh viên tự học hiệu quả, sử dụng và lựa chọn tài liệu trong
học tập Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp lí;
Do tư duy đã được hình thành nên tính độc lập và sáng tạo của sinh viên
cũng được phát huy có hiệu quả thống qua sự hướng dẫn của giáo viên nghiên
cứu nội dung bài học hay mô hình kiến thức thể hiện các mối quan hệ. Như vậy,

graph rèn cho sinh viên tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, lựa chọn kiến thức cơ
bản và cốt lõi nhất, đồng thời phải sử dụng các thao tác tuy duy để phân tích,
khai thác để nhận thức được các yếu tố cấu thành, các mối quan hệ giữa chúng.
Graph góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học môn Đường lối
Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Graph vừa mang tính khái quát, vừa mang tính trực quan bằng sơ đồ, hình
ảnh, số liệu...có khả năng biến những kiến thức trừu tượng thành dễ hiểu giúp
sinh viên hiểu được kiến thức một cách dễ dàng, kích thích tư duy sáng tạo cho
sinh viên, tiếp thu tri thức và tái hiện tri thức một cách bền vững. Thông qua
quan sát, sinh viên có thể phát hiện ra các bộ phận riêng biệt, đồng thời có cái
nhìn tổng thể về mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức, giúp cho việc củng cố
kiến thức cũ và nghiên cứu kiến thức mới thuận lợi hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Kỹ
thuật y tế Hải Dương hiện nay
1.2.1. Thực trạng sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối Cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải
Dương hiện nay

25


×