Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN cơ sở dữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.57 KB, 24 trang )

Câu 1: Khái niệm và mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu
+ Khái niệm: CSDL là một tập hợp dữ liệu được tổ chức có cấu trúc,
được lưu trữ và thỏa mãn một cách đồng thời có chọn lọc cho nhiều người dùng
khác nhau và cho những mục đích khác nhau
+ Mục đích:
-Có thê giảm bớt sự dư thừa dữ liệu
Trong phần lớn các hệ thống hiện nay, mỗi ứng dụng thường co mọt tẹp
riêng. Điều đó thông thường dẫn đến sự dư thừa dữ liệu lưu trữ và kêt quả là sự
làng phí bộ nhớ;
Ví dụ: Một hệ ứng dụng về thống kê nhân viên và một hệ ứng dụng vê
thông kê trình độ, nghề nghiệp nhân viên. Mối hệ ứng dụng đó có thể có một
tiệp riêng chứa tên nhân viên số liệu tên phòng công tác của mỗi nhân viên ấy.
Tuy nhiên với sự quản lý tập trune, người quản tri có thể nhận thấy một thực té
là hai hệ ứng dụng đó thực chất cùng đòi hỏi các dữ liệu như nhau và dùng
chung cho cả hai hệ tương ứng.
-Dữ liệu được chia sẻ cho nhiều người dùng.
Đây cũng là hệ quả tất yếu của điểm trước nhưng ưu điểm quan trọng này
đang được nói thêm ở đây. Sự sửu dụng chung dữ liệu không những chỉ có
nghĩa là tất cả các tệp cảu các hệ úng dụng hiện có được hợp nhất lại mà còn có
nghĩa là cả những ứng dụng mới cũng có thể được triển khai để sử dụng cơ sở
dữ liệu hiện có.
-Dữ liệu được truy xuất dễ dàng.
-Có thể tránh được (ở một chừng mức nào đó) tính không nhất quán
trong dữ liệu lưu trữ.
Giả sử có thông tin của một nhân viên NV1, làm việc ở phòng BA được
miêu tả trong hai tệp dữ liệu riêng biệt trong cơ sở dữ liệu, đến một lúc nào đó
khi và chỉ khi có một trong hai tệp dữ liệu bị sử đổi thì hai tệp dữ liệu đó mợi
trở thành không nhất quán. Ngược lại nếu thông tin được miêu tả trong hai tệp
duy nhất trong trường họp sự dư thừa dữ liệu bị loại bỏ thì sẽ không nhất quán
như vầy sẽ không còn tồn tại nữa.
-Có thể giữu được sự toàn vẹn dữ liệu: Là sự đảm bảo cho dữ liệu


trong một cớ có dữ liệu đúng ở mói lúc, chống lại sự phá hỏng dữ liệu
không cố ý.
-Có thể giữ được sự an toàn cho dữ liệu: Đảm bảo sự bảo mật cho dữ
liệu, chống lại sự phá hỏng dữ liệu cố ý. Do có toàn quyền đối với dữ liệu
tác nghiệp, người quản trị có thể đảm bảo việc truy nhập tới CSDL chỉ
thực hiện đước bàng cách duy nhất qua các kênh nhất định.
1


Câu 2: Tại sao nói cơ sở dữ liệu mang tính độc lập
Ngoài những ưu điểm đã nêu trên, dữ liệu còn có khả năng đảm bảo tính độc lập
dữ liệu, đây là mục đích chủ yếu của một cơ sở dữ liệu.
Phần lớn các hệ ứng dụng hiện nay đều là phụ thuộc dữ liệu, điều đó có nghĩa là
cả phương pháp tổ chức dữ liệu trên bộ nhớ thức cấp và phương pháp truy nhập
tới chúng đề phải phục tùng các đòi hỏi của hệ ứng dụng. Điều này không khoa
học và không thích hợp với một cơ sở dữ liệu bởi vì 2 lý do sau:
-Các hệ ứng dụng khác nhau cho những yêu cầu khác nhau đối với những dữ
liệu như nhau.
-Người quản trị cơ sở dữ liệu phải có khả năng thay đổi cấu trúc lưu trữ hoặc
chiến lược truy nhập (hoặc cả 2) đáp ứng yêu cầu thực tế mà không cần phải sửa
đổi các hệ ứng dụng hiện có
Hiện nav những thav đổi như vậy kéo theo những sửa đổi tương ứng trong các
hệ ứng dụng. Đe thực hiện những sửa đổi đó đòi hỏi sự nồ lực của các lập trình
viên, gây lãng phí thòi gian và sức lực. Do vậy, đảm bảo tính độc lập dữ liệu là
mộ mục tiêu chủ yếu của các hệ quản trị cơ sở dũ liệu. Người ta định nghĩa tính
độc lập dữ liệu đó là tính bất biến của các hệ thống ứng dụng đối với các thay
đổi trong cấu trúc lưu trữ và chiến lược truy nhập.

2



Câu 3: Trình bày kiến trúc của một cơ sở dữ liệu
-Mức vật lý: là các tệp dữ liệu theo một cấu trúc nào đó được lưu trữ trên các
thiết bị nhớ. Mức này là phần bên trong (còn gọi là mức nội) của hệ quản trị cơ
sở dữ liệu, mức vật lý là mức thấp nhất, quyết định hiệu quả, tốc độ xử lý dữ
liệu.
-Mức khái niệm: là sự biểu diễn trừu tượng hóa của cơ sở dữ liệu ở mức vật lý.
ở mức này, dữ liệu được mô tả theo các lược đồ hay các mô hình đã thiết kế.
Lược đồ hay mô hình trở thành bộ khung của cơ sở dữ liệu, nhờ đó có thê tạo
lập được cấu trúc của cơ sở dữ liêu độc lập với cấu trúc vật lý cụ thể. Ỏ mức
khái niệm, dữ liệu được nhóm lại về mặc logic thành thực thể (entity, object),
các quan hệ... Các thực thể và quan hệ được kết họp để mô tả một số khung
cảnh (context) và chị sự chi phổi của các ràng buộc nảy sinh từ các quy tắc quản
lý.
-Khung nhìn: Khung nhìn hay còn gọi là mức ngoại, là cách nhìn, là quan niệm
của từng người sử dụng đối với cơ sở dũ liệu ở mức khái niệm, gắn liền với viẹc
mo ta và thê hiện dữ liệu, sử dụng cụ thể thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu. Đây la
mưc của người sử dụng nên được thiết kế tiện dụng nhất.
-User: người dùng hoặc các hệ ứng dụng, mỗi người dùng khác nhau hạy các hệ
ứng dụng khác nhau có cách nhìn khác nhau đối với cùng một CSDL.
(Tóm lại): mức khung nhìn là cách cảm nhận của người dùng về dữ liệu, mức
vật lý là cách cảm nhận của hệ QTCSDL và hệ điều hành về dữ liệu. Mức logic
nằm giữa khung nhìn và mức vật lý, có thể coi đây là cách cảm nhận của toàn
thể cộng đồng người dùng và dữ liệu tài mức logic tòn tại cả hai ánh xạ đến hai
mức cong lại, tạo nên một sự đối với nhau của hai mức đó.
Có thể thấy mục đích của kiến trúc ba mục nêu trên chính là sự tách biện qan
niệm và CSDL của nhiều người sử dụng với những chi tiết biểu diễn về vật lý
của CSDL dẫn đến những thuận lợi sau:
Đối với một cơ sở dữ liệu, mỗi người dùng có một khung nhìn riêng của mình.
Họ có thể thay đổi khung nhìn của họ và sự thay đôi này không làm ảnh hường

đến những khung nhìn dữ liệu của những người khác đang dùng chung
CSDL này;
-Những tương tác của người dùng với CSDL không phụ thuộc vào những vấn
đề chi tiết trong lưu trức dữ liệu;
-Người quàn trị CSDL (DataBase Administrator, thường viết và gọi tắt là DBA)
có thế thav đổi cấu trúc lưu trức của CSDL mà không làm ảnh hưởng đến nhứng
khung nhìn của người sử dụng;
-Những thav đổi về khía cạnh vật lý trong lưu trữ, chẳng hạn như thay một
thiết bị nhớ thứ cấp mới, có thể không làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong
của CSDL;
-Người quản trị CSDL (DBA) có thê thay đổi cấu trúc tổng quát hay cấu trúc
khái niệm của CSDL mà không làm ảnh hường đến tất cả người dùng.
3


Câu 4: Nếu các mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu và cho ví dụ
Các bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ được liên kết với những boảng khác thông
qua giá trị trên các cột xác định, Thông thường có 3 mối quan hệ sau đây:
+Mối quan hệ 1:1 (one-to-one relationship)
Mối quan hệ giữa các yếu tố là đồng nhấ thao hai hướng. Một giá trị từ một cột
chỉ có mói quan hệ đến một giá trị trong một cột khác
Ví dụ: một người có một máy tính, đó là quan hệ 1:1.
Nếu có 2 bảng A và B thì mối quan hệ 1:1 là tồn tại nếu với một thực thể trong
bảng A đều có một thực thể tưong ứng trong bảng B và ngược lại.
+Mối quan hệ l:n (one-to-many relationship)
Một giá trị của một cột cụ thể có mối quan hệ với nhiều giá trị của cột khác.
Ví dụ: một cơ quan có nhiều người làm viejc, đó là quan hệ 1 :n. Đây là mối
quan hệ điển hình giữa các thực thể trong CSDL quan hệ.
+Mối quan hệ n:n (many-to-many relationship)
Một giá trị của một cột cụ thể có quan hệ với nhiều giá trị cảu các cột khác và

ngược lại.
Quan hệ nhiều - nhiều thường được thiết lập bằng cách sử dụng một bảng trung
gian. Bảng trung gian này sẽ có quan hệ một - nhiều với hai bảng có quan hệ
nhiêu - nhiêu với nhau. Nói cách khác, quan hệ nhiều — nhiều có thể được chia
nhỏ thành quan hệ một - nhiều.
Ví dụ: một người làm việc với nhiều dự án và một dự án lại có nhiều người
làm. Đây là quan hệ n:n. Môi quna hệ n:n phải được chuyển đổi thành 2 mối
quan hệ 1 :n, bởi vì môi quan hệ n:n không thê thiện được trong mô hình quan
hệ

4


Câu 5: Trình bày các mô hình cơ sở dữ liệu
Có ba loại mô hình dữ liệu thông dục được dùng để xây dựng cơ sở dữ liệu.
-Mô hình phân cấp (Hierachical Model)
-Mô hình mạng lưới (Network Model)
-Mô hình quan hệ (Relational Model)
a. Mô hình phân cấp (Hierachical Model)
Dữ liệu trong mô hình phân cấp được tổ chức có cấu trúc hình cây. Gốc là
phần tử cao nhất, tiếp theo là các cành và các cành này có thể dược chia thành
các cành phụ nhò hon. Phần tử cao nhất còn gọi là phần tử “Cha” và các phần
thử thấp hơn các phần tử con. Phần tử không có “Cha” là gốc của cây, các kiểu
bản ghi cuối không con tạo thành lá của cây. Một bản ghi con không thể tồn tại
độc lập với bản ghi Cha mà nó liên hệ, và người ta không thể truy xuất và thao
tác nó độc lập với bàn ghi Cha. Mối quan hệ giữa phần tử Cha và phần tử Con
có thế là mối quan hệ 1:1 hoặc 1 :n.
Ưu điểm: Do tất cả các dừ liệu được lưu trưc trong một CSDL chung nên
việc phân chia dừ liệu do hệ thống quản lý thông tin đều hành thường chặt chẽ,
rõ ràng; đảm bảo độ an toàn về dừ liệu;

-Hệ thống quản lý CSDL đảm bảo tính độc lập dữ liệu, do đó tăng hiệu
quả của các chương trình xử lý dữ liệu;
-Tạo ra mổi liên hệ chặt chẽ giữa phần tử cha và phần tử con, nhờ đó
đảm bảo tính toàn vẹn cùa dừ liệu từ trên xuống dưới;
-Mô hình phản cấp phù họp với CSDL chứa một số lượng lớn dữ iiệu có
quan hệ 1 :n và khi sử dụng cần một số lượng lớn các giao dịch sử dụng những
mối quan hệ cố định trong thời gian dài. CSDL của các ngân hàng thường sử
dụng mô hình này;
-Dề dàng phát triển mô hình dừ liệu bằng cách thêm vào các nhánh dừ
liệu mà không thay đồi phần mô hình đã có.
Tuy nhiên mô hình đã hạn chế người thiết kế CSDL ở một vài điểm sau
đây.
Nhược điểm:
-Khó khăn trong việc hình thành những xử lý bằng cách thao tác đôi thời
nhiều nhánh;
-Bất kì việc thav đổi nào trong cấu trúc dữ liệu, như thiêt lập lại các
modul đều phải thay đổi tất cả các chương trình ứng dụng;
CSDL phân cấp thường phức tạp và ít linh hoạt, khi một khâu nối nào đó
bị xóa đi, rất khó có thể xóa những dữ liệu trực tiếp dưới quyền quản lý của nó
một cách tự động;
5


- Dư thừa thông tin có thể gây nên nguy cơ không phù họp dữ liệu,
b. Mô hình mạng lưới (Network Model)
Mô hình CSDL mans lưới thườns giống như mô hình CSDL phân cấp, tuy
nhiên điều khác biệt so với mô hình phần cấp là trong mô hình mạng lưới các
nút có thể được thiết lập từ nhiều nguồn, nghĩa là có nhiều nút cha tới một nút
con. Do vậy các liên kết trong mô hình này là một mạng lưới, trong mô hình
mạng lưới phân tử cha và phần tử con quan hệ với nhau theo kiểu quan hệ n:n

Ưu điểm: Mô hình CSDL mạng có một số ưu điểm giúp khắc phục nhữns nhược
điểm của CSDL phân cấp như sau:
- Trong mô hình CSDL mạng lưới, các mối quan hệ n:n có thể dễ dans biểu diễn
hơn trong mô hình CSDL phân cấp;
-Việc truy cập dữ liệu và đô linh hoạt của CSDL cao hơn nhiều so với mô hình
phân cấp;
Khắc phụ được sự dư thừa dữ liệu có thể xảu ra ở mô hình phân cấp;
-Mô hình CSDL mạng lưới đảm bảo tính độc lập của các dữ liệu một cách cao
nhất, chính vì thế, một sự thay đổi tính chất của một dữ liệu này không ảnh
hưởng đến các dữ liệu khác và do đó, các chưong trình ứng dụng cũng không
cần thay đổi theo.
Nhược điểm:
-Mô hình CSDL mạng lưới phúc tạp, khoa thiết kế và sử dụng;
-Mặc dù CSDL dạng này tạo ra độc lập về dữ liệu nhưng nó không tạo ra sự
độc lập về cấu trúc. Mỗi khi thay đổi các cấu trúc của CSDL thì các cấu trúc
con cũng thay đổi theo trước khi thưc thiện bất kỳ một chường trình truv cập
CSDL nào;
-Mô tình mạng lưới khiến cho việp lập trình trở nên phức tạp hơn.
Nhìn chung CSDL nạng lưới không tạo ra được một hệ thống tiên ích cho người
sử dụng nó mà có hướng thích họp với những người lập trình và các nhà
c. Mô hình quan hệ (Relational Model)
Trong thực tế, mặc dù CSDL mạng lưới có rất nhiều điểm mạnh nhưng cấu trúc
phức tạp của nó làm cho ít nsười sử dụng tận dung được các ưu điểm, khi thông
tin cần thiết tăng lên thì việc thiết kế CSDL, việc quản lý và sử dụng nó trở nên
quá nặng nề và cồng kềnh. Mô hình CSDL quan hệ do E.F. Codd phát minh ăn
1970 đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên của mang CSDL mạng.
Mô hinh CSDL quan hệ được thực hiện thông qua một hệ thống CSDL quan hệ.
Hệ thống này là một tập hợp cá bảng lưu trức dữ liệu. Mỗi bảng là một ma trận
gồm một chuỗi các hàng và cột giao nhau. Mối quan hệ giữa các bảng được
thiết lập bởi người sử dụng thông qua cột dữ liệu chung giữa hai bang. Cột dữ

liệu chung này được gọi à “khóa” để nối dữ liệu từ bản này sang bảng kia.
ưu điểm:
-Mô hình CSDL quan hệ có nhiều ưu điểm và được nhiều người dùng quan tâm
hơn vì nó có tính độc lâp dữ lệu cao, dễ sử dụng;
-Mô hình quan hệ có tính linh hoạt cao. Do đó nó đòi hỏi ít việc lập trình để
6


truy cập dữ liệu hơn so với các dạng mô hình hình khác;
-Đặc biệt mô hình quan hệ dễ hình thức hòa toán học, do đó dược nghiên cứu,
phát triển và cho nhiều kết quả lý thuyết cũng như áp dụng trong thực tế.
Nhươc điểm:
Cơ sở dữ liệu quan hệ thường hoạt động chạm hơn so với các dạng khác. Tuy
nhiên trong điều kiện hiện nay, khi hệ thống máy tính ngày càng được phát triển
tốt hơn thì sự chậm trễ này đã được khắc phục đáng kể.
Câu 6: Trình bày khái niệm và các chức năng của ngôn ngữ SQL
SQL viết tắt của Structured Query language là công cụ sử dụng để tổ chức,
quản lý và truy xuất dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu. SQL là một hệ
thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệch sử dụng để tương tác với cơ sở dữ
liệu quan hệ
-Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dừ liệu, các
cấu trúc lưu trữ và tổ chức dừ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần
dữ liệu;
+ Chức năng:
-Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực
hiện các thao tác truy xuất, bồ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở
dữ liệu.
-Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các
thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu;
- Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ

sở dừ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao
tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống.
Như vậy, có thể nói ràng SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong
các hệ thống cơ sở dừ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu. Mặc dù SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như c,
C++, Java,... song các câu lệnh mà SQL cung cấp có thể được nhúng vào trong
các ngôn ngừ lập trình nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dừ
liệu.
Khác với các ngôn ngừ lập trình quen thuộc như c,c++, Java,... SQL là ngôn ngừ
có tính khai báo. Với SQL, người dùng chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực
hiện trên cơ sở dữ liệu mà không cần phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu
câu như thê nào. Chính vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng.

7


Câu 7: Trình bày vai trò của ngôn ngữ SQL
-SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông
qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở
dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu
-SQL là ngôn ngữ lập trình Cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các
câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương
trình ứng dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu
-SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở
dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ
liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,...
-SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (clienưserver): Trong các hệ
thống cơ sờ dừ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp
giừa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu.
-SQL là ngôn ngữ truy cập dừ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy

chù Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn
ngừ đê tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.
- SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác
trên mans, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau.
-SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ
thống mạng máy tính với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, SQL
thường được sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản
trị cơ sở dữ liệu.
Câu 8: Trình bày các khái niệm: Cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin
địa chính, dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính
-Cơ sở dữ liệu đất đai: Là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên
bằng phươns tiện điện tử.
-Hệ thống thông tin địa chính: là hệ thống bao gồm cơ sở dữ liệu địa chính,
phần cứng, phần mềm máy tính và mạng máy tính được liên kết theo mô hình
xác định.
-Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính
và các dữ liệu khác có liên quan.
-Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính.
Dữ liệu khôns sian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và
tài sản khác sắn liền với đất; dữ liệu về hệ thốns thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ
thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa
giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ siới và mốc giới
quy hoạch sử dụng đất quỵ hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông vả các loại
quy hoạch khác, chì giới hành lang an toàn bảo vệ công trinh.
8



Câu 9: Trình bày nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
*Nguyên tắc: Điều 5, thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/03/2013 quy định
nguyên tắc xây dựng CSDL đất đai như sau:
1. Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện).
2. Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn
vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.
Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc
huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp
huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất cả
các huyện thuộc tỉnh.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của
tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước.
3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai
phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo
quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

Câu 10: Trình bày các thành phần và nội dung của Cơ sở dữ liệu đất đai
*Các thành phần:
Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau:
-Cơ sở dữ liệu địa chính;
-Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất;
-Cơ sở dữ liệu giá đất;
-Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
9



*Nội dung của cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ
sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.
+ Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện
theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng
10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ
liệu địa chính (sau đây gọi là Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT).
Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:
a) Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
b) Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của
thửa đất;
c) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của
thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong
sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
đ) Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ
thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;
e) Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về
hệ thống đường giao thông;
g) Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các
cấp;
h) Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu

thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư,
biển đảo và các ghi chú khác;
i) Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ
đo vẽ lập bản đồ địa chính;
k) Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về
đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ
công trình.
10


11


Câu 11: Các bước xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp cấp
mới, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng CSDL cho tất cả các thửa đất
1. Công tác chuẩn bị (Bước 1)
2. Thu thập tài liệu (Bước 2)
a) Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ
địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh
trong quá trình quản lý đất đai;
b) Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
c) Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và đăng
ký biến động.
3. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính (Bước 3)
a) Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu
địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số:
b) Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở

dữ liệu theo đơn vị hành chính xã.
4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 4)
- Lập bảng tham chiếu số thửa cũ và số thửa mới đối với các thửa đất đã
cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ.
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy
chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu
Giấy chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp
đổi (chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng). Không nhập thông tin
thuộc tính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi
thửa.
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần
đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.
5. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 5)
a) Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bao gồm:
12


b) Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy
chứng nhận trước đây;
c) Xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số,
lưu trữ dưới khuôn dạng tập tin PDF;
d) Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa
chính và xây dựng kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số.
6. Hoàn thiện dữ liệu địa chính (Bước 6)
Thực hiện đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100%
thửa đất so với thông tin trong kho hồ sơ Giấy chứng nhận dạng số và hồ sơ
đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đã sử dụng để xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính.
7. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata (Bước 7)
a) Thu nhận các thông tin cần thiết về dữ liệu địa chính để xây dựng dữ

liệu đặc tả địa chính theo quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT;
b) Nhập thông tin đặc tả dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 6 của
Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.
8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu (Bước 8)
Triển khai thử nghiệm trực tiếp trên sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai, nội
dung cụ thể như sau:
a) Thực hiện việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu
bằng hệ thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định trong thời gian
tối thiểu 60 ngày;
b) Xử lý, khắc phục những sai sót, tồn tại của cơ sở dữ liệu phát hiện
trong quá trình thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu;
c) Lập báo cáo về quá trình vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu.
9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 9)
a) Kiểm tra cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư
số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa
chính (sau đây gọi là Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT);
13


b) Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 7
Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.
10. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 10)
a) Đóng gói, giao nộp dữ liệu không gian địa chính theo đơn vị hành
chính xã theo định dạng chuẩn Geography Markup Language (GML);
b) Đóng gói, giao nộp dữ liệu thuộc tính địa chính theo đơn vị hành chính
xã lưu trữ theo định dạng eXtensible Markup Language (XML);
c) Đóng gói, giao nộp dữ liệu đặc tả địa chính của cơ sở dữ liệu tương
ứng lưu trữ theo định dạng XML;
d) Đóng gói, giao nộp dữ liệu địa chính dưới dạng cơ sở dữ liệu đã được

thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng phần mềm hệ thống
thông tin đất đai theo điểm a khoản 8 Điều 8 Thông tư này;
đ) Đóng gói, giao nộp kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số đã liên kết
với cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính xã;
e) Tạo sổ mục kê số, sổ địa chính số và bản đồ địa chính số từ cơ sở dữ
liệu địa chính được trình bày theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Câu 12: Xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng
ký cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai
1. Công tác chuẩn bị (Bước 1)
2. Thu thập tài liệu (Bước 2)
a) Thu thập dữ liệu, tài liệu
- Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận,
sổ đăng ký biến động đã lập;
- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi;
- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính;
14


- Các tài liệu hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo vẽ bản đồ địa chính (nếu có).
b) Phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng:
- Nội dung phân tích đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng và mức độ
đầy đủ thông tin của từng tài liệu để lựa chọn tài liệu sử dụng cho việc xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính
- Kết quả phân tích đánh giá phải xác định được tài liệu sử dụng cho từng mục
đích khác nhau trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính.
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính

và bản lưu Giấy chứng nhận
+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính
+ Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy
chứng nhận
3. Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có (Bước 3)
a) Đối soát, phân loại thửa đất
Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có
bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ
sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học
và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như
sau:
- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có nội
dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có một
số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy
định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng
đã biến động thông tin thuộc tính;
- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có
biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa
chỉnh lý bản đồ địa chính;
15


- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản
đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để
xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;
- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi có
bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính
mới;

- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy
chứng nhận.
b) Hoàn thiện hồ sơ địa chính
- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ
địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được
thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa
độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;
- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục
đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơ địa
chính;
- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử
dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử
dụng, mục đích sử dụng...) theo kết quả điều tra bổ sung;
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng
(nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:
+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục
đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.
+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến
động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận
hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên
bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất, tài
sản gắn liền với đất và các thông tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến
động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính của thửa đất
từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được sử dụng để cấp
16



Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể không xác định
được trên bản đồ địa chính mới.
4. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính (Bước 4)
a) Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu
địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số sau khi được chỉnh lý:
- Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nội dung
tương ứng trong bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi
không có bản đồ địa chính) để tách, lọc các đối tượng cần thiết;
- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu
của chuẩn dữ liệu địa chính;
- Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa
chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
b) Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ
liệu theo đơn vị hành chính xã.
c) Ghép nối dữ liệu không gian địa chính cho khu vực chỉ có tài liệu đo đạc
khác (nơi không có bản đồ địa chính) có đủ điều kiện xây dựng cơ sở dữ
liệu theo đơn vị hành chính xã.
5. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 5)
Trên cơ sở danh sách phân loại thửa đất và kết quả chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa
chính được lập theo điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư này, tiến hành nhập và
chuẩn hóa thông tin thuộc tính địa chính như sau:
a) Đối với thửa đất loại A, B và Đ: Thực hiện nhập và chuẩn hóa thông tin
từ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các nhóm: Thửa đất, tài sản trên đất,
chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính tương ứng với từng
thửa đất;
Trường hợp thửa đất đã được cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính thì
nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy
chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi,
trừ khu vực dồn điền đổi thửa.
b) Đối với thửa đất loại C:

- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử
dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động;
17


- Nhập các thông tin sau khi biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động.
c) Đối với thửa đất loại D:
- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử
dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động; trừ khu vực
đã dồn điền đổi thửa hoặc có biến động phân chia lại các thửa đất không xác
định được các thửa đất cũ trên bản đồ địa chính mới;
- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử
dụng và quyền sử dụng đất sau biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động.
d) Đối với thửa đất loại E:
- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử
dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo vẽ bản đồ địa
chính;
- Nhập thông tin thay đổi theo bản đồ địa chính mới (số tờ, số thửa, diện tích).
e) Đối với thửa đất loại G: Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất,
tài sản trên đất, chủ sử dụng đất từ hồ sơ kê khai đăng ký đất đai.
6. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 6)
a) Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bao gồm:
- Giấy chứng nhận cấp mới, cấp đổi hoặc Giấy chứng nhận đã cấp trước đây
đang sử dụng;
- Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng
nhận;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
b) Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng

nhận trước đây.
c) Xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ
dưới khuôn dạng tập tin PDF;
d) Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính
và xây dựng kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số.
18


7. Hoàn thiện dữ liệu địa chính (Bước 7)
Đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất so với
thông tin trong kho hồ sơ Giấy chứng nhận dạng số và hồ sơ đăng ký đất đai, tài
sản khác gắn liền với đất đã sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
8. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata (Bước 8)
a) Thu nhận các thông tin cần thiết về dữ liệu địa chính để xây dựng dữ liệu đặc
tả địa chính theo quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT;
b) Nhập thông tin đặc tả dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 6 của Thông tư
số 17/2010/TT-BTNMT.
9. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu (Bước 9)
Triển khai thử nghiệm trực tiếp trên sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai, nội dung cụ
thể như sau:
a) Thực hiện việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng hệ
thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định trong thời gian tối thiểu
60 ngày;
b) Xử lý, khắc phục những sai sót, tồn tại của cơ sở dữ liệu phát hiện trong quá
trình thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu;
c) Lập báo cáo về quá trình vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu.
10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 10)
a) Kiểm tra cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TTBTNMT;
b) Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 7 Thông
tư số 17/2010/TT-BTNMT.

11. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 11)
a) Đóng gói, giao nộp dữ liệu không gian địa chính theo đơn vị hành chính xã
theo định dạng chuẩn GML;
b) Đóng gói, giao nộp dữ liệu thuộc tính địa chính theo đơn vị hành chính xã
lưu trữ theo định dạng XML;

19


c) Đóng gói, giao nộp dữ liệu đặc tả địa chính của cơ sở dữ liệu tương ứng lưu
trữ theo định dạng XML;
d) Đóng gói, giao nộp dữ liệu địa chính dưới dạng cơ sở dữ liệu đã được thử
nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng phần mềm hệ thống
thông tin đất đai theo điểm a khoản 9 Điều 9 Thông tư này;
đ) Đóng gói, giao nộp kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số đã liên kết với
cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính xã;
e) Tạo sổ mục kê số, sổ địa chính số và bản đồ địa chính số từ cơ sở dữ liệu địa
chính được trình bày theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ
trường hợp bản đồ địa chính số đã được tạo lập mà chưa có biến động.

Dạng 3. Ví dụ:
Câu 1: Hãy viết câu lệnh để truy vấn hiển thị các thông tin về đăng ký, chủ
sử dụng, số CMND, năm sinh, địa chỉ, giới tính từ bảng CSDL và sắp xếp
theo thứ tự tăng dần của năm sinh?
Bài làm
SELECT [Dangky]
,[Chusudung]
,[CMND]
,[Namsinh]
,[Diachi]

,[Gioitinh]
FROM [CSDL]
ORDER BY [Namsinh] (ASC);

Câu 2: Hãy viết câu lệnh cập nhật tên chủ sử dụng đất là “Anh” cho tên
“Nam” trong bảng CSD?
20


Bài làm
UPDATE CSD
SET TenCSD = “Anh”
WHERE TenCSD = “Nam”;
Câu 3: Hãy viết câu lệnh xóa tên bản ghi có tên là “Vinh”, xóa tên bản ghi
có năm sinh “1958”?


DELETE FROM CSD
WHERE Ten = “Vinh”;



DELETE FROM CSD
WHERE Namsinh = “1958”;

Câu 4: Tạo câu lệnh SELECT QUERY để xem thông tin họ tên, giới tính,
năm sinh, tuổi của những người có tên bắt đầu bằng chữ “A” và có tuổi
nhỏ hơn 40?
Bài làm
SELECT FROM CSD (Hoten, gioitinh, namsinh, tuoi)

WHERE Ten LIKE “A” AND Tuoi < 40;

Câu 5:Tạo câu lệnh để xem thông tin về họ tên, giới tính, năm sinh, tuổi,
CMND của những đối tượng có năm sinh từ 1960 – 1990 và sắp xếp theo
tuổi giảm dần?
SELECT FROM CSD (Hoten, gioitinh, namsinh, tuoi, CMND)
WHERE Namsinh BETWEEN 1960 – 1990
ORDER BY Tuoi (DESC);
Câu 6: Hãy chèn thêm 1 người có tên Dương Văn Nam, sinh năm 1968, địa
chỉ ở Hoàn Kiếm – Hà Nội vào bảng CSD?




INSERT INTO CSD
VALUES (“Dương Văn Nam”, “1968”, “Hoàn Kiếm – Hà Nội”);
Hoặc
INSERT INTO CSD (Ten, Namsinh, Diachi)
VALUES (“Dương Văn Nam”, “1968”, “Hoàn Kiếm – Hà Nội”);
21


Câu 7:Hãy tạo câu lệnh SELECT QUERY để xem thông tin của các CSD
đất có năm sinh từ 1950 trở về trước đã được cấp GCN QSDĐ?
SELECT
CSD.hoten
,CSD.namsinh
,CSD.dudieukien
FROM CSD, CGCN
WHERE (CSD.namsinh <= 1950) and (CGCN.dudieukien = “có”);


Câu 8:Hãy tạo câu lệnh SELECT QUERY của tất cả các chủ sử dụng đất
có tên bắt dầu bằng chữ “A”?
Bài làm
SELECT Ten
FROM CSD
WHERE Ten LIKE “A”;
Câu 9:Hãy tạo câu lệnh SELECT QUERY hiển thị thông tin của tất cả các
thửa đất của tờ bản đồ số 01 và sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo số hiệu
thửa?
Bài làm
SELECT *
FROM Thuadat
WHERE Sotobando = “01”
ORDER BY Sohieuthua (ASC);
Câu 10: Hãy viết lệnh tạo bảng chủ sử dụng đất với 8 trường, bảng thửa
đất với 9 trường và bảng đơn vị hành chính với 4 trường?
Bài làm
22




Bảng chủ sử dụng đất với 8 trường
CREATE TABLE [CSD]
(
[CSD ID] [int],
[HoDem]
[nvarchar] (20),
[Ten]

[nvarchar] (20),
[GioiTinh] [nvarchar] (3),
[NamSinh] [datetime],
[CMND]
[varchar] (9),
[QuocTich] [nvarchar] (20),
[Diachi ID] [int],
);



Bảng thửa đất với 9 trường
CREATE TABLE [THUADAT]
(
[Thuadat ID]
[int],
[CSD ID]
[int],
[SoTo]
[int],
[SoThua]
[int],
[MDSD]
[varchar] (3),
[DienTich]
[float],
[DongSuDung]
[nvarchar] (100),
[NguonGocSuDung]
[nvarchar] (100),

[DiaChiThuaDat]
[nvarchar] (200),
);



Bảng đơn vị hành chính với 4 trường
CREATE TABLE [DONVIHANHCHINH]
(
[Diachi ID]
[int],
[TenXa/Phuong]
[nvarchar] (50),
[Ten Huyen/Quan] [nvarchar] (50),
[Ten Tinh/ThanhPho] [nvarchar] (50),
);
23


24



×