Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.94 KB, 19 trang )

VAN HOA CONG DONG
Khái niệm
*Văn hóa là 1 hệ thống các giá trị chân lý ,chuẩn mực ,mục tiêu mà con
người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động
sáng tạo .Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp theo
sau.
*Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã
hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá
trình xã hội hóa.
Vai trò :
1.Là cơ sở XH hóa các cá nhân: văn hóa được thể hiện là những nhận
thức của mỗi người để đảm bảo sự hòa đồng của các cá nhân vào XH
chung và năng lực lao động của các cá nhân để đảm bảo đời sống của
chính họ. Con người không thể tồn tại nếu tách rời tự nhiên cũng như
con người không thực sự là người nếu tách rời môi trường văn hóa
R.E.Park: “ con người không sinh ra là người ngay mà trở thành người
trong quá trình giáo dục ”.Các cá nhân tiếp nhận nền văn hóa và trở
thành con người XH. Con người ngày càng hiểu biết được đầy đủ quy
luật vận động của tự nhiên ,XH và bản thân .Từ đó họ luôn làm chủ
mình trong mọi tình huống.
2.Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế: Toàn bộ các yếu tố văn hóa (tài
sản hữu hình và tài sản vô hình) được biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là
các cơ sở vật chất dùng cho sản xuất kinh doanh và năng lực lao động
của con người, là cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế ,XH. Nền văn
hóa phát triển cao đồng nghĩa với người lao động có năng lực cao .Do
vậy xây dựng, phát triển nền văn hóa là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.
3.Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH: Vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế ,XH .Các giá trị văn hóa tạo nên nền
1



1


tảng vững chắc của XH đó là nền tảng tinh thần .Cái nền tảng đó tạo nên
giá trị làm người ,tạo nên sức mạnh ghê gớm của dân tộc, giúp dân tộc
vượt qua thách thúc bạo tàn của thiên nhiên và giặc ngoại xâm .Cho thấy
tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trong chiến tranh và xây dựng đất nước.
-Văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội
Văn hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền
vững hiện nay..
-Văn hóa là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội
-Giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa tác động mạnh đến quá trình phát
triển xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững.
4. Vai trò của văn hóa đối với bảo bệ môi trường
a)Văn hóa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự
nhiên là vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất môi trường
sống của con người
Văn hóa Việt Nam gắn với văn minh nông nghiệp, từ trước đến nay,
người Việt Nam đã có mối liên hệ đặc biệt , phụ thuộc vào tự nhiên. Vì
vậy, con người có mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết với tự nhiên.
Tự nhiên chính là môi trường sống của con người. Môi trường sống
không chỉ cung cấp những điều kiện cơ bản cho con người sinh hoạt
như: ăn, mặc, ở… Như vậy, có thể nhìn nhận thấy tầm quan trọng của
môi trường tự nhiên đối với con người. Trong quá trình phát triển bền
vững, vô tình sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại đến môi trường
tự nhiên. Điều này sẽ đe dọa đến sự sống của con người. Con người luôn
nhận thức rõ mối quan hệ hài hòa của mình với tự nhiên. Cần phải giữ
gìn và bảo vệ tài nguyên là vấn đề cấp bách để có thể phát triển bền
vững.

b)Xây dựng con người tự ý thức, tự giác đối với việc bảo vệ môi
trường là vai trò quan trọng của văn hóa.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến phát
triển con người đang trở thành thách thức. Ô nhiễm trên quy mô rộng,
suy thoái cục bộ, có dấu hiệu khủng hoảng môi trường do quá trình phát
2

2


I-

triển ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ bảo vệ môi trường đang trở
thành những rào cản lớn đối với sự phát triển của chính con người Việt
Nam – được hiểu như quá trình không ngừng mở rộng cơ hội và nâng
cao năng lực lựa chọn cho con người. Thứ nhất, sức khỏe, tính mạng
người dân bị đe dọa trực tiếp do tình trạng nhiễm khuẩn không khí, đất,
nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh. Thứ hai, suy thoái môi trường
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con người như
biển, sông, hồ, đất màu, rừng, v.v.
c)Bất bình đẳng xã hội gia tăng do những doanh nghiệp gây ô
nhiễm tạo ra chi phí kéo theo về bệnh tật, giảm thu nhập lên những
người khác, đặc biệt là nhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng
sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số…
d) Khủng hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khí hậu
đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người. Chính vì vậy xây
dựng ý thức tự giác của con người đối với việc bảo vệ môi trường chiếm
vị trí quan trọng hàng đầu đến sự sống còn của con người. Văn hóa xây
dựng ý thức tự giác của con người, trước hết bởi chức năng nhận thức
của nó. Con người là trung tâm của văn hóa, tất cả hành vi, hoạt động

của con người đều liên quan đến văn hóa. Văn hóa tạo dựng cho con
cách ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách
làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường
trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý
thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi
trường.
Ảnh hưởng của văn hóa luật tục đến quản lý tài nguyên
Luật tục
1.Khái niệm về luật tục
Theo Từ điển Luật học, luật tục là tập tục, phong tục tập quán của một
cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng
đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, luật tục là toàn bộ những nguyên tắc
ứng xử không thành văn được hình thành trong xã hội, sau một thời gian
dài áp dụng đã trở thành truyền thống và được mọi người tuân thủ.
Như vậy luật tục hình thành từ phong tục, tập quán nhưng nó không còn
thuần tuý là phong tục, tập quán. Không phải tất cả phong tục, tập quán
3

3


a)

đều là luật tục, mà chỉ có một số phong tục, tập quán liên quan trực tiếp
tới các mối quan hệ xã hội quan trọng mới trở thành luật tục.
2.Đặc điểm tính chất của luật tục
Luật tục tồn tại dưới dạng lời nói có vần, điệu, giàu hình ảnh, cụ thể,
sinh động, đa phần là truyền miệng, làm cho người ta có thể hình dung

và nhận thức bằng trực giác.
Về phạm vi điều chỉnh, luật tục điều chỉnh quan hệ xã hội trên nhiều
lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quan hệ cộng đồng, quan hệ
gia đình, quan hệ nam nữ, đến nghi lễ, tín ngưỡng trong phạm vi từng
cộng đồng buôn, làng, ấp, bản,..
3.Ảnh hưởng của luật tục đến Tài nguyên thiên nhiên
Bảo vệ tài nguyên nước
Tài nguyên nước cũng là một thành phần cơ bản của môi trường, có vai
trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Ở nước ta, Luật Tài
nguyên nước năm 2012 mới được ban hành và đang dần dần đi vào cuộc
sống, nhưng ở các dân tộc thiểu số nước ta, từ lâu đã có những phong
tục, tập quán, luật lệ bảo vệ và giữ gìn nguồn nước rất cụ thể. Họ đều
cho rằng, có nước sẽ có tất cả. Người Thái có khẩu ngữ quen thuộc là:
“có nước mới có ruộng, có ruộng mới có lúa”, có nơi còn quy định “ăn
cắp nước lã phải phạt 80 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu, phải cúng cho
chủ hồn nước 03 đồng bạc và trả lại số nước đã lấy”[10]. Để bảo vệ tốt
nguồn nước, dân tộc Thái có những quy định rất chặt chẽ về các vùng
nước, các khúc sông suối, họ thường quy những vùng nước, khúc sông
suối cần bảo vệ thành những vùng linh thiêng như “vũng cấm” (văng
hảm) hay “vũng mường” (văng mương). Đây là những chỗ sông, suối
sâu thẳm, xanh biếc và được mở rộng ra hai bên bờ nơi có khu rừng già,
nước chảy lững lờ nên có cảnh quan bề ngoài như một cái ao trời phú.
Theo tôn giáo tín ngưỡng Thái thì đây là những chỗ để các siêu linh
dưới nước trú ngụ và là những nơi để tế chủ nước cũng như tổ chức hội
đánh cá.
Để giữ gìn, bảo vệ nguồn nước thường xuyên cho các con sông, suối và
các mạch nước ngầm, người Thái đã sớm biết tạo ra và bảo vệ các khu
rừng đầu nguồn. Trên mỗi một nguồn nước là những khu rừng có nhiều
cây cối um tùm. Tín ngưỡng dân gian coi mỗi khu rừng đó là nhà của
các loại ma liên quan đến sức mạnh tạo ra nguồn nước. Cây cối càng

rậm rạp chúng càng thích trú ngụ. Bởi vậy, nếu phá rừng đầu nguồn
4

4


b)

cũng có nghĩa là phá nhà và những người đụng chạm đến chúng sẽ bị
ma bắt mất hồn mà sinh ra ốm hay chết. Theo một số nhà nghiên cứu,
tín ngưỡng dân gian quan niệm nguồn nước nào cũng có “thần chủ” gọi
bằng thuật ngữ tôn giáo tín ngưỡng Thái là “ma đầu nguồn” (phi hua bó)
hay “ma huỷ” (phi khuông) chuyên gây cho người bệnh đau khớp xương
không thể chữa chạy được và đến khi khuất núi thì linh hồn không thể
biến thành ma về cõi trời mà phải “trực gác” nơi đầu nguồn để chuyên
hại người khác.
Về bảo vệ nguồn nước: Ở người Êđê, Gia Rai bến nước hoặc nguồn
nước được coi là hình ảnh tiêu biểu của buôn làng. Việc làm ô nhiễm
nguồn nước gây nên những hậu quả nghiêm trọng sẽ bị đưa ra xét xử và
phải chịu những hình phạt rất nặng. Quan niệm của đồng bào là tại mỗi
bến nước chung của làng đều có một vị thần linh trú ngụ. Bến nước bị
uế tạp làm thần linh nổi giận gây ra dịch bệnh để trừng phạt dân làng.
Bởi thế, hàng năm, dân làng phải làm lễ cúng bến nước. Trong lễ cúng
đó, nghi thức quan trọng nhất là tất cả mọi người trong buôn làng phải
tham gia quét dọn bến nước, làm cho bến nước trở nên sạch sẽ. Họ tin
rằng làm như vậy các vị thần sẽ hài lòng, giúp cho dân làng được khoẻ
mạnh.
Trong luật tục của người M'nông lại có những điều khoản liên quan đến
việc bảo vệ nguồn nước ở một khía cạnh khác. Nguồn nước sinh hoạt
cho con người mà còn cung cấp cá, tôm, cua, ốc làm thức ăn cho buôn

làng: "Bắt con ếch phải chừa con mẹ. Bắt con cá phải chừa con mẹ. Chặt
cây tre phải chừa cây con. Đốt tổ ong phải chừa ong chúa"; "… làm ô
nhiễm nguồn nước ăn thì luật tục quy định chủ nhà phải tát nước cho hết
phèn. Đồng thời phải cúng xoá cho thần linh một lợn, một bầu gạo, một
dê, một bầu cháo và một trâu hay một bò cho buôn làng".
Bảo vệ động thực vật
Cũng như việc quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường khác,
động thực vật cũng được các dân tộc thiểu số miền núi nước ta quản lý,
bảo vệ và khai thác rất hiệu quả bằng các phong tục tập quán, luật tục
truyền thống từ rất lâu.
Trong Luật tục M’nông có đến hàng trăm điều luật khác nhau, trong đó
có khá nhiều điều luật liên quan đến các loại động thực vật, như trong
quan hệ sở hữu, tài sản, các điều luật đã đề cập đến việc bảo vệ, gìn giữ
động thực vật quý hiếm. Loại động vật được nói đến nhiều nhất là con
5

5


voi, đã có những điều luật quy định xử phạt những ai vi phạm như ăn
thịt voi, coi khinh voi, chửi mắng voi, nhất là tội hành hạ voi đến mức
làm cho chúng bị thương và bị chết. Người nào sử dụng voi nhưng
không chăm sóc chu đáo hoặc cục cằn, đối xử tàn nhẫn với voi sẽ bị
phạt rất nặng. Nếu người nào săn bắn làm chết các loài thú hiếm, Luật
tục M’nông buộc người đó phải nộp phạt rất nặng để tạ tội với thần linh.
Ngoài ra, việc bắt cá bằng cách đánh thuốc, chập điện như hiện nay
cũng bị coi là một trọng tội, phải nghiêm cấm vì nó huỷ hoại môi trường
sống của các sinh vật khác. Vấn đề này được Luật tục M’nông quy định
trong điều Tội thuốc cá: “Thuốc cá làm suối nghèo; muốn ăn ếch phải
dùng ná bắn; muốn ăn cá dùng rổ mà vớt…” tức là làm gì cũng phải bảo

vệ nòi giống, không được giết hàng loạt “Làm chết sạch cả tép, cả cua;
ai thuốc cá có tội với làng; tội thuốc cá không ai đền nổi”.
Việc thuốc cá (dùng các loại vỏ cây, rễ cây có chất làm say cá, giã ra hoà
xuống suối, để cá say nổi lên mà bắt) đã huỷ hoại môi trường sinh thái
của dòng suối nên bị cộng đồng nghiêm cấm: "Muốn ăn ếch dùng ná mà
bắn. Muốn ăn cá dùng rớ và vớt. Không thuốc bằng kuau rle. Làm chết
sạch cả tép aar cua. Bon, làng có quyền khiếu nại. Ai thuốc cá có tội với
làng. Tội thuốc cá không ai đếm nổi".
Luật tục về bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới sông: Nguồn thực phẩm của
người Mường xưa có ba nguồn chính là súc vật nuôi trong nhà, nguồn
thịt rừng và nguồn thuỷ sản dưới các sông suối.
Ở vùng đất của người Mường, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới sông,
suối đã được các lang, đạo, chức sắc và người dân Mường nâng lên
thành tục lệ. Trên các con sông, suối được chọn ngăn từng khúc, từng
khoang. Những khúc, khoang sông, suối đã được ngăn đó trong các
ngày thường không ai được phép đánh bắt cá. Còn ngoài những nơi bị
cấm, dân Mường được tự do đánh cá về ăn. Việc cấm đánh cá, bảo vệ
những khúc, khoang sông đó còn được thần thánh hoá, tâm linh hoá nên
ngoài việc sợ lang, đạo phạt, dân Mường còn sợ làm kinh động đến nơi
ở của các loại thần thuỷ tộc như: rồng, khú, thuồng luồng… vì thế các
quy định cấm này được chấp hành nghiêm chỉnh. Thời gian cấm gần
như là quanh năm, chỉ 1-2 lần, trong năm vào các dịp giỗ chạp nhà lang,
dân Mường mở hội mới được đánh bắt cá ở các khúc sông cấm

6

6


1.


Tiếp cận cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng
Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ
chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ)
Theo FAO, LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động
gắn người dân với rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này.
Có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của
FAO như sau:
- thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng: cộng đồng dân cư thôn bản quản
lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng
đồng, được hình thành chủ yếu qua các chính sách giao đất, giao rừng
cho cộng đồng dân cư thôn bản.
- thứ hai là quả lý rừng dựa vào cộng đồng: cộng đồng tham gia quản lý
các khu rừng không thuộc quyền sử dụng, sở hữu chung của họ mà
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước hoặc các
thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến
việc làm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng.
2. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan được
áp dụng trong tiến trình quản lý rừng cộng đồng.
a) Các bên tham gia cấp trung ương như bộ tài nguyên môi trường, sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 đã
xác định một trong những chương trình trọng điểm của ngành là đẩy
mạnh Quản lý rừng bền vững và hướng tới mục tiêu 30% diện tích rừng
sản xuất phải có chứng chỉ. Cụ thể hóa Chiến lược, trong những năm
gần đây, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ đặc biệt là Bộ
NN&PTNT đã ban hành các chính sách và hướng dẫn phù hợp nhằm
tăng cường hoạt động quản lý rừng theo xu thế bền vững, thúc đẩy quá
trình Chứng chỉ rừng ở Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ và

sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp. Đây cũng chính là những điều kiện thuận
lợi thúc đẩy quá trình Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở nước
ta.
- Đưa ra những vấn đề về kỹ thuật trong quản lý rừng cộng đồng và
trong chu trình quản lý rừng cộng đồng, lập kế hoạch quản lý rừng hàng
năm là bước tiếp theo sau giao đất, giao rừng. Đây là bước hết sức quan
trọng, được xem là phương án kinh doanh rừng, thậm chí cần phải được
7

7


thừa nhận như phương án điều chế rừng cộng đồng đối với những khu
rừng tự nhiên giao cho cộng đồng thường áp dụng trên quy mô nhỏ ở
trong phạm vi cộng đồng. Các dự án ETSP và RDDL đã tổ chức thử
nghiệm và áp dụng giải pháp lâm sinh đơn giản trong thực hiện kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng ở các tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Đắk
Nông, Dak Lak ......
b) Các bên tham gia cấp địa phương ( tỉnh , huyện)
- Kiểm tra, thẩm định, thông qua các đề xuất xin khai thác gỗ và trình
các kế hoạch QLRCĐ lên chính quyền cấp trên.
- Đảm bảo các hoạt động QLRCĐ được thực hiện theo các điều luật quy
định của Nhà nước.
c) Các bên tham gia cấp cơ sơ như hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân các xã, cộng đồng địa phương
- Tổ chức cuộc họp xã để thành lập BQLR cấp xã với các thành viên
tham gia như: đại diện UBND xã, cán bộ Địa chính - Lâm nghiệp xã,
cán bộ Hạt kiểm lâm sở tại hay cán bộ kiểm lâm địa bàn và đại diện các
thôn bản liên quan.
- Trách nhiệm của cán bộ lâm nghiệp xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn là

hỗ trợ kỹ thuật và giám sát việc xây dựng cũng như thực hiện các kế
hoạch QLRCĐ. Các trưởng thôn và trưởng nhóm sử dụng rừng có trách
nhiệm trực tiếp hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch QLRCĐ, kể
cả việc tổ chức các cuộc họp liên quan và báo cáo kịp thời cho cán bộ xã
và cán bộ kiểm lâm. Ngoài ra, trưởng nhóm sử dụng rừng và trưởng
thôn cũng cần đảm bảo các kế hoạch QLRCĐ được trình lên UBND xã,
sau khi các kế hoạch QLRCĐ được cấp huyện phê duyệt thì mới được
phép tiến hành triển khai các kế hoạch QLRCĐ cũng như kế hoạch khai
thác gỗ.
- Hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng dân cư thực thi Quản lý rừng bền vững
và Chứng chỉ rừng thông qua các mô hình thử nghiệm tại các chủ thể
chủ rừng là lâm trường quốc doanh, Công ty lâm nghiệp, hộ gia đình
trồng rừng, liên doanh liên kết v.v.
d) Khối doanh nghiệp
Gồm các nhóm xã hội dân sự , các cơ quan truyền thông, báo chí ,các tổ
chức phi chính phủ, nghiên cứu khoa học và phát triển cộng đồng.
- Các công ty lâm nghiệp cần phải xây dựng và thực hiện phương án
quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của FSC (Hội đồng quản trị rừng
8

8


quốc tế - một tổ chức độc lập phi chính phủ thực hiện việc quản lý và
cấp chứng chỉ rừng trên thế giới, có trụ sở tại CHLB Đức) với những
tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt, khắt khe về quản lý, bảo vệ rừng của
tổ chức này từ việc xây dựng phương án, quy hoạch trồng rừng đến việc
xây dựng hệ thống đường vận chuyển, vận xuất, cách khai thác gỗ, vệ
sinh rừng, mở đường và bảo dưỡng đường khai thác, vận chuyển đảm
bảo an toàn cho người lao động thi công đường và vận chuyển gỗ, giảm

thiểu tác động tới môi trường, phương án đồng quản lý chia sẻ lợi ích rõ
ràng cho cộng đồng; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phát
triển rừng bền vững...
e) Sự tham gia của các hộ dân
- Thành lập nhóm hộ. Trong trường hợp tài nguyên rừng được giao cho
cộng đồng dân cư thôn bản thì việc thành lập Nhóm hộ quản lý không
cần thiết mà chúng ta tiến hành lập kế hoạch QLR cho cả thôn trên cơ sở
việc khoanh vẽ lô trạng thái rừng. Trường hợp rừng đã được giao cho
từng hộ cá thể thì cần phải tổ chức họp thôn để nêu rõ những khó khăn
và thuận lợi của công tác quản lý rừng theo nhóm hộ cho người dân hiểu
rõ. Sau khi người dân hiểu được khái niệm quản lý rừng có sự tham gia,
cán bộ hướng dẫn hỗ trợ thành lập các nhóm hộ trên cơ sở nhu cầu của
người dân.
3. Thu hút sự tham gia của người dân và nâng cao năng lực của
cộng đồng
a) Thu hút sự tham gia của người dân trong việc quản lý tài nguyên rừng
- lập dự án hỗ trợ xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, quy ước quản
lý rừng, quy chế sử dụng nguồn quỹ sinh kế và đặc biệt đã hỗ trợ kinh
phí cho cộng đồng phát triển các mô hình sinh kế.
b) nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng
Để nâng cao năng lực cộng đồng thì ban quản lý dự án cũng như các
thúc đẩy viên cần khuyến khích người dân tham gia vào mạng lưới
cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trên địa bàn thực hiện dự án về các
kỹ năng:
tuần tra, quản lý bảo vệ rừng;
kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để phát triển sinh kế;
hướng dẫn xây dựng sơ đồ tài nguyên rừng và các hoạt động quản
lý giám sát, hỗ trợ mô hình nhằm giúp cho việc thực hiện hoạt động của
mô hình hiệu quả và bền vững hơn.
9


9


Mở khóa huấn luyện “Quản lý bảo vệ rừng” nhằm hướng tới mục tiêu:
cung cấp cho cộng đồng những hiểu biết cơ bản nhất về công tác
tuần tra bảo vệ rừng, những quy định của pháp luật đối với các hành vi
vi phạm khi sử dụng, khai thác rừng bất hợp pháp; những loài động thực
vật quý hiếm cấm săn bắt và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tuần
tra bảo vệ rừng như la bàn, bản đồ, rựa, bạt, võng,…. Đặc biệt cộng
đồng được hướng dẫn về cách thức sử dụng và cập nhật thông tin qua sổ
theo dõi tuần tra bảo vệ rừng và cách lập biên bản tuần tra rừng.
cá nhân trong cộng đồng đoàn kết hơn, rèn luyện được các kỹ năng
liên quan như thảo luận nhóm, trình bày và trao đổi ý với các bên.
giúp cộng đồng hiểu được những quyền hạn và trách nhiệm của
mình đối với rừng cộng đồng được nhà nước và chính quyền giao để
quản lý bảo vệ. Ngoài những kiến thức về tuần tra được học, các cộng
đồng tham gia có thể chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức bản địa
của mình trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, đây là một trong những
yếu tố có thể lồng ghép, kết hợp, hỗ trợ tích cực và hiệu quả trong công
tác quản lý bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, khóa tập huấn có thể tổ chức thực hành hướng dẫn cho
cộng đồng cách thức sử dụng và bảo quản một số vật dụng phục vụ cho
công tác tuần tra bảo vệ rừng như la bàn, bản đồ, võng, bạt, rựa, balo,
đèn pin và cách thức xây dựng lán trại ở lại qua đêm trong rừng.
4. Vai trò của thúc đẩy viên trong quản lý tài nguyên rừng
Họ vừa là người quản lý vừa là người hướng dẫn cùng người dân
thực hiên việc quản lý rừng
Sự tham gia của họ là yếu tố cơ bản cho sự phát triển cân bằng,
bền vững trong các dự án tiếp cận cộng đồng.

Họ là những người vận động quần chúng tham gia, thành lập mạng
lưới hoạt động, cung cấp tri thức khoa học, công nghệ hiện đại và vốn
cho người dân thực hiện việc quản lý rừng có hiệu quả.
Thúc đẩy viên tạo nên sự gắn kết, cùng chia sẻ kinh nghiệm giữa
những người dân trong cộng đồng.
Họ là những người đại diện cho dự án, luôn đấu tranh vì quyền lợi
của cộng đồng.
5. Vai trò của các thành viên trong cộng đồng

10

10


Thứ nhất, cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư
cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của
mỗi cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán.
Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán
rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện
hành như:
Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có
hiệu quả.
Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của
cộng đồng.
Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để
phục vụ lợi ích của cộng đồng.
Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý
rừng theo quy định của pháp luật như:
Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với

thời hạn giao rừng.
Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào
mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng
Được sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp
Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng
được giao
Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của
nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các
công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại
Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và
phát triển rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng
theo quy định của pháp luật như:
Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng
Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên
quan đến khu rừng
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật
11

11


Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết
thời hạn giao rừng
Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng
dân cư thôn
Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế
chấp, bảo lãnh góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng

được giao.
Kết luận
Tóm lại, tiếp cận cồng đồng trong quản lý tài nguyên Rừng ở Việt Nam
góp phần thúc đẩy việc sử dụng, khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên
rừng một cách hiệu quả và hợp lý hơn. Từ đó giúp cho người dân cũng
như cộng đồng thấy được tầm quan trọng của tái tạo, khai thác và bảo vệ
rừng. Nhờ có sự hợp tác giữa thúc đẩy viên và cộng đồng dân cư đã giúp
cho việc phát triển rừng có những bước đi đúng đắn hơn. Bạn và tôi
cũng là những thành viên trong cộng đồng người Việt, chúng ta có thể là
một thúc đẩy viên trong quản lý rừng nếu chúng ta có những hiểu biết vê
rừng, chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ rừng – nguồn tài nguyên quý giá của
đất nước.
III. TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NƯỚC
3.1. Các khái niệm về tiếp cận cộng đồng trong quản lý tài nguyên
nước
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động là một quá trình có sự tham
gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý nước có
hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối
cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và
năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Mô hình này có thể
xác 4 lập dưới dạng các hội người tiêu dùng và các nhóm hành động
cộng đồng ở khu vực thành thị cho đến các nhóm sử dụng nước và hợp
tác xã thủy lợi ở vùng nông thôn (Bandaragoda 2005).
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động không hàm ý cộng đồng
phải có trách nhiệm đối với tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà
họ đang sử dụng. Họ có thể phải tham gia vào một, một vài hoặc tất cả
công việc quản lý, vận hành, kỹ thuật và tài chính của một hệ thống cấp
12


12


nước. Theo Bruns (1997), mức độ tham gia của cộng đồng là rất đa
dạng, từ việc đơn thuần chia sẻ thông tin về kế hoạch nước, cho đến thảo
luận để đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc tham gia như hình thức “nhân
công giá rẻ” hoặc là “chia sẻ chi phí”, hoặc tham gia để xây dựng quyết
định dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm và quyền để
kiểm soát hệ thống tại địa phương.
Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có 3
khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.
Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có
nghĩa vụ tham dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và
duy trì thành công.
Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý tài
nguyên nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên
quan đến kiểm soát, vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống
cấp nước đi kèm.
Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả
từ các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này
chính là đề cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ
thuật, nhân công và tài chính, cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng
đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững
của hệ thống cung cấp nước.
3.2. Tiếp cận cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
3.2.1.Tiếp cận theo mô hình truyền thống và bản địa
Các mô hình truyền thống về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng
đồng thường gặp ở các địa phương vùng cao, miền núi nơi cư dân bản
địa đang sinh sống và ở một số vùng đồng bằng. Các cư dân bản địa này
thường gắn liền với các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, và

việc quản lý tài nguyên nước gắn liền với quản lý tài nguyên đất đai,
rừng và đa dạng sinh học. Luật tục truyền thống có vai trò quan trọng
trong việc định hướng hành vi của cộng đồng về quản lý tài nguyên
nước.
Giếng làng là một loại hình cung cấp nước khá phổ biến trong các cộng
đồng dân cư vùng đồng bằng ở nhiều tỉnh như Hà Tây, Nghệ An, Hà
Tĩnh. Các xã Thạch Kênh, Thạch Việt, Thạch Long, Thạch Sơn của
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là những ví dụ điển hình của nơi có giếng
13

13


làng. Giếng thường có hình tròn hoặc hình vuông với kích thước trung
bình (độ sâu 2 - 3m); thành giếng được làm bằng đất hoặc bằng bê tông
đắp cao hơn mặt bằng xung quanh; nền giếng bằng đất sét hoặc bằng cát
bồi tụ. Nước mưa và mạch nước ngầm là nguồn nước chính cho giếng
khơi. Giếng khơi thường được làm ở giữa cánh đồng làng và cách xa
khu dân cư. Do giếng được xây đắp cẩn thận, vị trí xây dựng hợp lý nên
giúp hạn chế các dòng nước bẩn ở xung quanh chảy trực tiếp vào giếng
và giữ được nước vào mùa khô.
Mỗi làng thường có ít nhất 1 giếng và giếng làng là tài sản chung của
cộng đồng. Tất cả người làng có quyền lấy nước cho mục đích sinh hoạt
và họ phải có trách nhiệm bảo vệ giếng. Những người từ làng khác cũng
được phép lấy nước từ giếng làng, đặc biệt là vào mùa khô, thể hiện tinh
thần chia sẻ của cộng đồng. Việc quản lý và bảo vệ giếng làng là trách
nhiệm chung của cộng đồng chứ không phải được giao cho một ban
quản lý cụ thể nào. Việc chăn thả gia súc tự do và vứt rác bừa bãi quanh
khu vực giếng tuyệt đối bị nghiêm cấm. Hằng năm, làng sẽ tổ chức các
ngày lao động công ích và mỗi hộ gia đình sẽ cử một người tham gia

làm sạch và duy tu giếng. Dân làng không phải trả chi chí cho việc sử
dụng nước nhưng họ phải đóng góp công lao động hoặc tiền mặt nếu họ
muốn xây dựng thành giếng bằng bê tông. Quan sát cho thấy, tại các hộ
gia đình trong làng giếng đào sâu hơn 5m không thể sử dụng làm nước
uống vì có chứa phèn, nhưng giếng làng vẫn sử dụng được mặc dù các
yêu cầu về chất lượng nước uống có thể không đáp ứng được vì có thể
bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu từ cánh đồng ngấm vào mạch nước
ngầm xung quanh giếng.
Các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa ở Việt Nam có phong tục bảo vệ
nguồn nước và rừng đầu nguồn (vùng thượng nguồn) bằng cách thần
thánh hóa tài nguyên thiên nhiên của họ. Họ tin rằng tất cả sông, suối,
bến nước, mó nước và rừng đầu nguồn đều có “linh hồn” hoặc thuộc về
những thần linh, vị thánh hay con ma nào đó. Do đó, khi mọi người
muốn tiếp cận và sử dụng nước, họ phải lập đàn cầu và cúng bái các vị
thần theo các lễ nghi và thủ tục truyền thống bài bản. Luật lệ này đã trở
thành luật tục của các cộng đồng bản địa về việc bảo vệ tài nguyên
nước.
Theo truyền thống, người Thái ở các tỉnh phía Bắc có luật tục quy định
không một ai trong cộng đồng, kể cả Già làng, được phép giết mổ gia
14

14


súc, gia cầm hoặc xả rác ở đầu nguồn nước. Bất kỳ sự vi phạm nào đều
bị xử phạt từ 5 quan tiền đến 3 nén bạc, chưa kể rượu và thịt. Họ xem
suối là tài sản chung của cộng đồng (mỗi cộng đồng tương đương với
một mường), nhưng mọi người dân trong mường đều được phép chọn
một đoạn suối để nuôi cá. Để phân chia ranh giới các đoạn suối này, họ
dùng một cành cây để phân dòng suối ra và treo một cọc tre ( gọi là Ta

leo) lên thân một cây ở ven bờ suối để đánh dấu. Những tín hiệu này có
tác dụng báo cho người khác biết rằng đoạn suối này đã có chủ và người
khác không được phép đánh cá ở đây nữa. Bất cứ sự vi phạm nào bị phát
hiện ra sẽ bị phạt từ một quan tiền đến một nén bạc chưa kể rượu và thịt
(Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, 2002)
Cộng đồng người Mường, người Dao và người H’Mông ở các tỉnh miền
núi phía Bắc thường xây dựng hệ thống cấp nước chung bằng các cọn
nước (guồng nước) làm bằng tre nứa và hệ thống nước tự chảy. Người
Dao ở xã Ngọc Hội (Tuyên Quang) chủ yếu lấy nước từ hệ thống nước
tự chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Vì thế, khi phát rừng để lấy đất làm
rẫy, họ thường để lại các cây lớn ở trên đỉnh đồi hoặc đầu nguồn nước
để giữ nước. Người Mường ở xã Nam Sơn (Hoà Bình) lắp các cọn
(guồng) bằng tre bên dòng suối để lấy nước và dẫn nước về ruộng bằng
các ống tre. Cộng đồng người H’Mong ở Lào Cai thường đào các bẫy
nước hoặc dựng lạch nước bằng nẹp tre, đắp bằng đất hoặc xếp đá để
điều chỉnh dòng chảy dẫn nước từ suối vào các lạch. Họ thường đục một
thân cây to làm máng để đưa nước vào ruộng bậc thang. Đây là một
cách hiệu quả để lấy nước canh tác nhưng cũng bộc lộ điểm yếu vì nó
thường làm hỏng các bờ ruộng và gây ra xói mòn (Trần Hữu Sơn 1999)
Truyền thống của người Êđê, J’rai và M’nông ở vùng Tây Nguyên tin
rằng “đất, sông, suối và cây rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của ông
bà (Ngô Đức Thịnh, 1999). Do đó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, kể cả
nguồn nước là nghĩa vụ thiêng liêng và bắt buộc đối với mỗi thành viên
trong cộng đồng. Luật tục của người Êđê cho rằng tài nguyên thiên
nhiên (đất, nước, rừng) là gắn liền với tổ tiên của họ; quyền sở hữu tài
nguyên thuộc về chủ đất và được truyền lại qua các thế hệ.
Đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
(như ở xã Thượng Lộ, Thượng Nhật ở huyện Nam Đồng, xã Tabhing ở
huyện Nam Giang) thường tổ chức cúng tế tại nhà cộng đồng (gọi là nhà
Gươl) khi họ làm xong một máng nước cho làng mới hoặc tu sửa lại

15

15


a)

máng nước cũ. Bằng việc thờ cúng này, họ hy vọng các vị thần linh sẽ
luôn mang đến đầy đủ nước và nhắc nhở con cháu phải biết tiết kiệm
nước (Lê Văn Lân, 1999)
Người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận có truyền thống canh tác lúa nước. Họ
có một hệ thống các đức tin và lễ nghi quan trọng liên quan đến nước
như (cũng) tế mưa, khơi thông đập và kênh mương hay lễ chặn dòng
nước. Luật tục của người Chăm có các quy định chi tiết về quy trình
khai hoang đất, bảo vệ rừng đầu nguồn nước, duy tu hồ chứa nước. Luật
tục quy định cả quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng đối
với bảo vệ và quản lý nguồn nước. Ví dụ, luật tục nêu rõ mỗi thành viên
trong cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, tham gia đào kênh
mương, đóng góp chi phí cúng tế, ngăn chặn trộm nước và khai thác
rừng đầu nguồn.
Có thể còn có rất nhiều mô hình truyền thống khác về quản lý tài
nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam mà vẫn chưa được khám
phá, nhất là ở các vùng miền núi nơi cộng đồng phương phải sống dựa
vào khai thác các tài nguyên thiên nhiên, gồm cả nguồn nước như là tài
sản chung cho sinh kế lâu dài của họ. Những mô hình đó đã tồn lại lâu
đời và gắn liền với các nét văn hoá xã hội của cộng đồng. Tuy nhiên,
chưa có một thông tin hoặc điều tra nào để khẳng định các mô hình
truyền thống nói trên là thành công nhất, nhưng tính bền vững của
chúng thì đã được xác nhận một cách rõ ràng.
3.2.2. Tiếp cận theo mô hình tiên tiến - tài nguyên nước là một loại

hàng hóa
Sự phát triển của các mô hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa
vào cộng đồng ở Việt Nam là quá trình thích nghi đáp ứng với sự đổi
thay ngày càng tăng của nền kinh tế xã hội định hướng theo thị trường
của Việt Nam, trong đó nước, với tư cách là một nguồn tài nguyên có
giới hạn, được chấp thuận rộng rãi như là một loại hàng hoá thương mại
phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi và cung cấp nước sinh hoạt.
Nước cho nông nghiệp: Quản lý thuỷ lợi có sự tham gia (PIM)
Quản lý thủy lợi có sự tham gia là một phương pháp hiệu quả cho quản
lý tài nguyên nước có sự tham của người dân, bởi vì các cộng đồng
hưởng lợi sẽ cùng tham gia với tư cách là người sử dụng nước, người
quản lý và bảo vệ nguồn nước, nhất là đối với các hệ thống tưới tiêu quy
mô nhỏ. Mô hình quản lý thủy lợi có sự tham gia đã được áp dụng thử
16

16


nghiệm ở nhiều tỉnh như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Tây, Thanh Hoá,
Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bình Định.
Về mặt thể chế tổ chức, các đánh giá gần đây đã xác định có 3 mô hình
quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng, bao gồm:
- Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý;
- Mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức
có liên quan đến nhà nước;
- Mô hình tổ chức cộng đồng tự quản lý. Đánh giá này đã khẳng
định sự tham gia của nông dân ngày càng tăng trong 10 quá trình ra
quyết định đã dẫn đến các mô hình quản lý thực hiện ngày càng tốt hơn.
*) Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý;
Mô hình này tồn tại ở các xã Bắc Thành, Trung Thành, Xuân Thành và

Long Thành của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ở những xã này, các
tổ chức nông dân như Hợp tác xã sử dụng nước hay hợp tác xã nông
nghiệp đã được thành lập để phối hợp với Công ty Thuỷ nông Bắc Nghệ
An (là công ty dịch vụ của nhà nước) để cung cấp dịch vụ thuỷ lợi cho
các hộ gia đình (Bộ NN-PTNT, 2004).
Việc quản lý và phân phối nước trong địa bàn được giao cho tận cơ sở
theo hướng quản lý phi tập trung. Công ty thuỷ lợi có trách nhiệm quản
lý các trạm (bơm) đầu mối, các tuyến kênh cấp 2 và một số tuyến kênh
cấp 3 để cung cấp nước tưới cánh đồng rộng trên 500ha, gồm cả việc
duy tu định kỳ và bảo vệ các công trình khỏi sự xâm phạm và phá hoại.
Công ty này có trách nhiệm cấp nước từ trạm đầu mối đến các kênh cấp
3 và chuyển giao cho các hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã sử
dụng nước để phân phối và dẫn nước vào đồng ruộng.
Các hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã sử dụng nước được thành
lập theo Luật Hợp tác xã. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với
địa phương nơi có các công trình thủy lợi được bố trí ngay tại một xã
hoặc một làng. Mô hình hợp tác xã sử dụng nước, ví dụ như hợp tác xã
N4B và N6, lại phù hợp cho việc quản lý và khai thác các công trình
thủy lợi có tuyến kênh liên thôn hoặc liên xã. Trong đó, mỗi tuyến kênh
do một nhóm dịch vụ cấp nước độc lập chịu trách nhiệm phân phối và
dẫn nước đến từng mảnh ruộng của các hộ. Những hợp tác xã này có
trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo vệ và dẫn nước từ các tuyến kênh cấp 3
vào hệ thống kênh nội đồng do họ kiểm soát. Thông qua hợp đồng với
17

17


công ty thuỷ nông, mỗi hộ gia đình có ruộng được tưới sẽ phải trả phí
thuỷ lợi dưới sự giám sát của các hợp tác.

*) Mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có
liên quan đến nhà nước
Mô hình này đã được thực hiện ở xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỈnh
Tuyên Quang (Bộ NN-PTNT, 2004). Tại xã này các đội thuỷ lợi và tổ
chức cộng đồng phối hợp với Hợp tác xã nông-lâm nghiệp của xã để
cung cấp các dịch vụ thủy lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu dùng nước.
Hợp tác xã sở hữu và trực tiếp quản lý các công trình thuỷ lợi địa
phương, bao gồm các tuyến kênh mương, trạm bơm nước trong xã và
cung cấp các dịch vụ thuỷ lợi. Hợp tác xã này hoạt động tự do và độc
lập với công ty thủy nông thông qua cơ chế tự chủ tài chính (tự thu chi).
Khoảng 80% phí thuỷ lợi thu được dùng để duy tu kênh mương nội
đồng và 20% còn lại cho chi phí hành chính của hợp tác xã.
Mặc dù hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công trình
tưới tiêu nhưng các hộ gia đình sử dụng nước cũng được giao thực hiện
các nhiệm vụ quản lý cụ thể. Họ được yêu cầu trông coi và bảo vệ các
công trình tưới tiêu nội đồng, dẫn nước vào và ra theo lịch tưới mùa vụ
của địa phương. Cách làm này đảm bảo các công trình tưới tiêu nội đồng
được duy tu, sửa chữa kịp thời, tránh lãng phí nước.
Các đội thuỷ lợi được đào tạo nâng cao hiểu biết về thuỷ lợi và hệ thống
tưới tiêu, quản lý và sử dụng công trình, thiết bị tưới tiêu, do đó năng
lực và trách nhiệm của họ được nâng cao, đảm bảo việc bảo vệ và quản
lý nguồn nước được cải thiện đáng kể. Hằng năm những đội thủy lợi này
và hộ gia đình sử dụng nước cũng đóng góp công lao động để duy tu, cải
tạo và nạo vét các công trình thuỷ lợi.
*) Mô hình tổ chức nông dân tự quản
Thông qua sự tư vấn của dự án và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền xã,
các hộ nông dân đã thảo luận và quyết định thành lập Hội những người
sử dụng nước tại xã để điều hành và quản lý hệ thống thuỷ nông. Người
dân đã tham gia các cuộc họp cộng đồng để bầu ra một Ban quản lý cho
mỗi hội những người sử dụng nước và cùng thống nhất về quy chế, quy

định và nguyên tắc cho hội. Bà con cũng chọn ra những người vận hành
công trình có trách nhiệm dẫn nước vào ruộng, sữa chữa nhỏ cho hệ
thống thuỷ lợi, và bảo vệ các công trình thuỷ lợi. Ban quản lý hội và
18

18


những người vận hành thường gặp nhau hàng tháng để xem xét lại tiến
độ tưới tiêu và lập kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo. Họ đều đã
được đào tạo về quản lý thuỷ lợi và tài chính.

b)

Bà con nông dân tham gia tích cực trong việc xây dựng các quyết định
liên quan đến hoạt động của Hội những người sử dụng nước. Vào đầu
mỗi mùa vụ, ban quản lý Hội chuẩn bị một kế hoạch tưới tiêu để bà con
đóng góp ý kiến và thông qua tại cuộc họp toàn thể nông hộ. Kế hoạch
này tập trung vào lịch cấp nước dựa vào nhu cầu của mỗi hộ gia đình và
lượng nước có trên kênh đầu mối.
Mô hình Hội những người sử dụng nước đã được áp dụng ở tỉnh Bắc
Kạn từ những năm 1990 ở các huyện Bạch Thông, Chợ Mới và Chợ
Đồn, và đã thể hiện được sự tham gia có hiệu quả của các cộng đồng địa
phương về quản lý nước cho tưới tiêu. Hội những người sử dụng nước ở
xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông là một ví dụ cụ thể (ADB, 2006.
Các hệ thống cấp nước sinh hoạt
Ở các thành phố lớn, việc cấp nước sinh hoạt hầu như do các công ty và
doanh nghiệp dịch vụ nhà nước đảm nhận ở cả cấp tỉnh, thành phố,
quận/huyện như công ty (cấp) nước sạch, trung tâm nước sạch và vệ
sinh môi trường. Có một số địa bàn vùng ven đô do các công ty cấp

nước của tư nhân và hợp tác xã điều hành. Mức độ tham gia của người
(hộ gia đình) sử dụng nước trong quản lý nước rất thấp, thông thường họ
chỉ theo dõi chỉ số sử dụng trên đồng hồ đo nước để trả phí và đóng góp
chi phí lắp đặt và duy tu hệ thống cấp nước. Những công ty này bán
nước trực tiếp đến từng hộ gia đình dựa theo hợp đồng và thu phí sử
dụng nước hàng tháng dựa vào mức tiêu thụ thực sự của mỗi hộ gia
đình.
Ở các vùng nông thôn, có 2 loại hình cấp nước sinh hoạt có sự tham gia
của cộng đồng thường gặp là hợp tác xã cấp nước nông thôn và trạm cấp
nước do cộng đồng quản lý. Trong đó, hợp tác xã cấp nước nông thôn là
một mô hình giới hạn cùng phối hợp quản lý giữa một cơ quan nhà nước
(như Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) và một tổ
chức dựa vào cộng đồng. Mô hình này hoạt động dựa theo nguyên tắc
“Nhà nước và nhân 14 dân cùng làm”, thường gặp ở các tỉnh Thái
Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông và Tiền Giang. Sau đây
là hai ví dụ ở Thái Nguyên và Tiền Giang.
19

19



×