Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Khái niệm về lipid và chuyển hóa lipid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.95 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá Luận này,nhóm chúng em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của
các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, nhóm chúng em xin bay tỏ lòng biết ơn chân thành
tới Ban Giám hiệu, các Thầy, các Cô thuộc khoa Dược của Trường
Đại học Duy Tân, đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để nhóm chúng em học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn: Ths. DƯƠNG
THỊ THUẤN phó khoa Dược trường Đại học Duy Tân là GV dạy môn
Tranh Tài Giải Pháp PBL (PHM 496SI) đã tận tình hướng dẫn, tạo
điều kiện, động viên và giúp đỡ nhóm chúng em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia
đình và những người thân đã chia sẻ, động viên chúng em vượt qua
những khó khăn, trở ngại để chúng em yên tâm học tập, vững vàng
trong suốt thời gian hoàn thành bản khóa luận.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả
những người đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để
nhóm chúng em hoàn thành khóa luận này.

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 1: TỔNG QUAN
Khái niệm về lipid và chuyển hóa lipid

1.1


1.1.1 Lipid và vai trò của lipid
1.1.2 Các thành phần của lipid máu và lipoprotein
1.2 Rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch
1.2.1

Định nghĩa và phân loại rối loạn lipid máu

1.2.2

Nguyên nhân và nguy cơ gây rối loạn lipid máu

1.2.3

Điều trị rối loạn lipid máu

1.2.3.1 Nguyên tắc điều trị
1.2.3.2 Các nhóm thuốc điều trị theo y học hiện đại
1.3 Tổng quan về chất xơ
1.3.1

Tình hình nghiên cứu chất xơ ở Việt Nam

1.3.2

Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe con người

1.3.3

Giowis thiệu chung về pectin


1.3.3.1 Nguồn gốc và tính chất của pectin
1.3.3.2 Cấu tạo phân tử và phân loại pectin
1.3.3.3 Tác dụng dược lý của pectin

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liêu
2.2

Thiết bị máy móc chủ yếu dùng trong sản xuất

2.3

Quy trình sản xuất dịch pectin từ phế liệu quả citrus

2.4

Quy trình sản xuất dịch pectin dạng bột khô từ pectin cô đặc

2.5

Quy trình sản xuất viên nang từ bột pectin

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
VXĐM....................................................................Vữa xơ động mạch
RLLPM...................................................................Rối loạn lipid máu
ĐMV..........................................................................Động mạch vành
THA...........................................................................Tăng huyết áp
ĐTĐ.............................................................................Đái tháo đường
TG.................................................................................Triglycerid
TC..........................................................................Cholesterol toàn
phần
FC.........................................................................Cholesterol tự do
CE...........................................................................Cholesterol este
PL............................................................................Phospholipid
LP............................................................................Lipoprotein
CM..........................................................Chylomycron
VLDL...............................................................
IDL.......................................................................
LDL..........................................................................
HDL.......................................................................
NCEP..............................................................
PPRA-α....................................................................
4


ADI...........................................................................
JECFA...........................................................................
SCF...................................................................................
GRAS................................................................................


DANH MỤC BẢNG
5


Bảng 1: Một số tính chất của lipoprotein
Bảng 2: Một số nguyên nhân gây tăng lipid máu thứ phát
Bảng 3: Phân loại nồng độ cholesterol máu
Bảng 4: Phần trăm pectin trong phế liệu bưởi
Bẳng 5: Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm pectin theo tiêu chuẩn
của IPPA

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc phân tử của một lipid
Hình 2: Cấu trúc lipoprotein
Hình 3: Sơ đồ phân loại các lipoprotein
Hình 4:
Hình 5: Bột pectin tinh chế
Hình 6: Petin trong cấu tạo của thành tế bào thực vật
Hình 7: Cấu tạo một đơn vị chuổi pectin
Hình 8: HMP (High Methoxyl Petcin)
Hình 9: LMP (Low Methoxyl Pectin)
Hình 10: LMAP (Low Methoxyl Amidated Pectin)
6


Hình 11: Thiết bị máy nghiền búa
Hình 12: Máy trích ly cô đặc
Hình 13: Cấu tạo thiết bị lọc ly tâm
Hình 14: Mô hình máy cô đặc trong chân không


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là yếu tố quan trọng cho việc hình thành
và phát triễn của bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM), động mạch
vành(ĐMV), động mạch não...Vữa xơ động mạch gây ra nhiều biến
chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như THA, nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não..Bệnh vữa xơ động mạch và động mạch vành
nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước phát triễn và tỷ lệ tử vong
ngày một tăng.
Ở Mỹ có khoảng 1 triệu người chết về bệnh lý tim mạch, trong đó tử
vong liên quan đến VXĐM chiếm 42,6%. Ở Pháp mỗi năm có khoảng
10 000 ca nhồi máu cơ tim và 50 000 ca tử vong liên quan đến
VXĐM. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, số người tử vong do
bệnh ĐMV của Việt Nam là 66,179 người mỗi năm và dự báo đến
năm 2020, các bệnh tim mạch đặt biệt là VXĐM sẽ trở thành nguyên
nhân hàng đầu gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới.
Điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu sẽ làm hạn chế sự
phát triễn của bệnh XVĐM và ngăn ngừa được các biến chứng về tim
mạch. Y học hiện đại đã tìm ra được những loại thuốc có tác dụng
điều chỉnh rối loạn lipid máu: nhóm statin ( Lovastatin, Pravastatin,
Simvastatin, Atovastatin..), non-statin ( Fenofibrat, Benzafibrat,
Gemfibrat, Vitamin PP, Vitamin B3..)
7


Một trong những xu hướng hiện nay đang điều trị rối loạn lipid máu là
hướng về các thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, vừa mang lại hiệu
qủa điều trị vừa hạn chế tác dụng không mong muốn cho người bệnh
và giảm chi phí điều trị. Chất xơ một thành phần không thể thiếu và
đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, nó được ví như một
“cơn gió mát’’ giúp con người “xua tan’’ những độc tố gây nên những

căn bệnh như tim mạch, tiểu đường... Mặc khác, nước ta là nước có
khí hậu nhiệt đới nên thuận lợi cho việc trồng và sản xuất nhiều loại
rau quả, ngũ cốc..Đây là nguyên liệu dồi dào sản xuất chất xơ, đặc biệt
là pectin. Lượng pectin có nhiều trong phế liệu rau quả công nghiệp
chế biến trong nước ép trái cây như bã cam, chanh, táo, vỏ xoài, cùivỏ bưởi, đu đủ..là nguồn nguyên liệu rẽ tiền, dễ kiếm từ nguyên liệu là
phế liệu, những phần ta không ăn được hay những phần kém giá trị
dinh dưỡng mà ta có thể sử dụng lại để chiết xuất lấy dịch pectin có
trong phế liệu đó làm cho chúng có tác dụng điều trị hạ lipid máu và
nhiều ứng dụng khác, hơn nữa việc thu mua phế liệu không sử dụng
của các nhà máy và xử lý chúng đem dùng còn có tác dụng lớn trong
việc bảo vệ môi trường và đem lại giá trị kinh tế cao.
Với mong muốn nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc, thu
nhận chất xơ từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước để góp phần vào
việc điều trị rối lipid máu hiện nay, chúng tôi tiến hành xây dựng bào
chế viên nang từ chất xơ hòa tan pectin trong phế liệu quả citrus nhằm
nâng cao tác dụng điều trị bệnh. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Nghiên cứu quy trình bào chế viên nang từ chất xơ có tác dụng
hạ lipid máu ”
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chất xơ hòa tan pectin từ
phế liệu quả citrus
2. Xây dựng dạng bào chế với hoạt chất nhằm đánh giá tác dụng điều
trị hạ lipid máu của pectin

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1
1.1.1


Khái niệm về lipid và chuyển hóa lipid.
Lipid và vai trò của lipid.
Lipid hay chất béo là sản phẩm tự nhiên có trong động vật và
thực vật, có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là este của acid béo
với các alcol, có tính chất chung là không tan trong nước, tan trong
các dung môi hữu cơ như benzen, ehter, cloroform v.v... không bay
hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt cao.

9


Hình 1: Cấu trúc phân tử của một lipid
Vai trò của lipid đối với cơ thể:


Ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách kết hợp với cholesterol
tạo các ester cơ động, không bền vững và dễ bài xuất ra khỏi cơ
thể.



Điều hòa tính bền vững của thành mạch: nâng cao tính đàn hồi
và hạ thấp tính thấm của thành mạch.



Có liên quan đến cơ chế chống ung thư.




Cần thiết cho các chuyển hoá các vitamin nhóm B.



Có khả năng hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.



Một số tổ chức như: gan, não, tim, các tuyến sinh dục có nhu cầu cao
về các acid béo chưa no, nên khi không được cung cấp đủ từ thức ăn
thì các rối loạn sẽ xuất hiện ở các cơ quan này trước tiên.



Chất béo tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô, là thành phần thiết
yếu của tế bào, của các màng cơ thể và có vai trò điều hòa sinh học
cao. Não bộ và các mô thần kinh đặc biệt giàu chất béo. Các rối loạn
10


chuyển hóa chất béo ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan kể cả hệ
thần kinh.


Thiếu acid béo omega-3 dẫn đến ảnh hưởng khả năng nhận thức, khả
năng nhìn...




Chất béo cung cấp các acid béo thiết yếu không no đa nối đôi, chuỗi
dài là tiền chất của một loạt các chất có hoạt tính sinh học cao như
prostaglandin, leukotrienes, thromboxanes… Các eicosanoids này là
các chất điều hòa rất mạnh một số tế bào và chức năng như: kết dính
tiểu cầu, co mạch, đóng ống động mạch Botalli…



Trong cơ thể chất béo là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất.



Chất béo kéo dài thời gian thức ăn ở dạ dày và đi qua đường tiêu hóa,
tạo cảm giác no sau khi ăn. Mặt khác chất béo tạo cảm quan ngon lành
cho thực phẩm.

1.1.2

Các thành phần của lipid máu và lipoprotein.
Các lipd chính có mặt trong máu là các acid béo tự do, Triglycerid
(TG), các cholesterol toàn phần(TC) gồm cholesterol tự do (FC) và
cholesterol este (CE), phospholipid (PL). Vì không tan trong nước nên
lipid trong huyết tương không lưu hành dưới dạng tự do mà được gắn
với protein đặc hiệu (apoprotein được viết tắt là apo) tạo thành các
tiểu phần lipoprotein (LP) vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết.



Cấu trúc và thành phần của lipoprotein




Lipoprotein là những phân tử hình cầu gồm 2 phần: nhân và vỏ.
+Phần vỏ được cấu tạo bởi các phân tử lipid phân cực gồm:
phospholipid, cholesterol tự do và các apoprotein, phần vỏ đảm bảo
tính tan của LP trong huyết tương, có tác dụng vận chuyển các lipid
không tan.
+ Phần nhân: chứa triglyceride và cholesterol este hóa không
phân cực.

11


Hình 2: Cấu trúc lipoprotein


Phân loại lipoprotein
Dựa vào tỷ trọng chia LP thành 5 loại



Chylomycron (CM): là LP lớn nhất, được tạo thành duy nhất bởi
tế bào niêm mạc ruột, thành phần chủ yếu là TG thức ăn. Lớp ngoài là
apoA-I, A-II, A-TV, apoB-48. Khi chylomicron vào trong vòng tuần
hoàn sẽ được nhận thêm các apoC-H, C-III, và E. Chức năng chủ yếu
là vận chuyển TG và cholesterol ngoại sinh về gan.



VLDL( Very Low Density Lipoprotein): là LP được tạo thành

chủ yếu ở gan, chứa nhiều TG (50-65%). Chức năng chủ yếu là vận
chuyển TG nội sinh đến các mô ngoài gan. VLDL được cấu tạo bởi
apoB-100, Cholesterol, triglyceride nội sinh và phospholipid.



IDL( Intermeditate Density Lipoprotein): Là các LP có tỷ trọng
trung bình, được tích trữ ở gan thông qua receptor LDL hoặc LRP,
một nữa IDL còn trở lại thành LDL. Là sản phẩm thoái hóa của VLDL
trong máu, gọi là VLDL tàn dư (remnant).



LDL( Low Density Lipoprotein): Là LP có tỷ trọng thấp sản
phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, chứa nhiều cholesterol (50%
CE và TG). Chức năng chính là vận chuyển cholesterol được tổng
hợp ở gan đến các mô ngoại vi. LDL được gắn kết với các receptor
đặc hiệu ở màng tế bào để vào trong tế bào.



HDL( High Density Lipoprotein): Là LP có tỷ trọng cao được
tổng hợp ở gan và một phần ở ruột, một phần do chuyển hóa của
12


VLDL trong máu. Thành phần HDL gồm nhiều protein (55%), TG
(5%), Cholesterol 20% và apo chính là A, C, E. Chức năng chính của
ADL là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô ngoại vi trở về gan
để tạo acid mật và đào thải theo đường mật. HDL là loại LP bảo vệ

chống VXĐM.

Hình 3: Sơ đồ phân loại các lipoprotein.


Ngoài ra còn có LP(a): được tổng hợp ở gan với số lượng ít, có
cấu trúc tương tự như LDL nhưng có thêm một protein gắn vào apo100 gọi là apo (a). Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy Lp(a) là yếu tố
nguy cơ độc lập của động mạch vành.



LDL là tác nhân mang cholesterol đến thành mạch còn HDL vận
chuyển cholesterol ra khỏi thành mạch, do vậy nguy cơ VXĐM và
bệnh tim mạch sẽ tăng khi có LDL tăng và giảm HDL máu.



HDL được thành lập từ VLDL nên nồng độ huyết tương của hai
chất này tỷ lệ thuận với nhau: tăng VLDL kéo theo tăng LDL. Vì vậy
VLDL nhận cholesteryl este từ HDL-C nên nồng độ huyết tương của
hai chất này ngược nhau. Nếu tăng VLDL thì HDL-C giảm.



Một số tính chất lý hóa của Lipoprotein
Tính chất

CM

VLDL


LDL

Tỷ trọng

< 0.94

0.94-1.006 1.006-1.063 1.063-1.210

Đường kính (µm)

75-1200

30-80

18-25

HDL

5-12
13


Nguồn gốc

Ruột

Chức năng sinh lý Chuyển
vận TG từ
thức ăn

đến gan

Ruột và
gan

Sản phẩm
chuyển hóa
của VLDL

Gan và ruột

Chuyển
vận TG

Cholestrol
nội sinh

Chuyển vận
Cholesterol
nội sinh tới
tế bào

Chuyển vận
Cholesterol
từ các tế bào
gan

Bảng1 : Một số tính chất của Lipoprotein

1.2 Rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch

1.2.1 Định nghĩa và phân loại rối loạn lipid máu.
Định nghĩa
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol toàn phần, tăng
triglycerid huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein
phân tử lượng cao ( HDL-C), tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng
thấp( LDL-C) làm gia tăng quá trình VXĐM
Phân loại
Hội chứng tăng lipid máu nguyên phát




Hội chứng tăng lipid máu thứ phát gặp trong các bệnh: đái
tháo đường, gout, suy tuyến giáp, hội chứng tắc mật, suy thận mạn…,
sau dùng thuốc lợi tiểu, corticoid…

-

Phân loại của De Gennes:
Hội chứng tăng cholesterol máu nguyên phát: huyết thanh bệnh
nhân lúc đói trong, cholesterol máu tăng rất cao, TG máu bình thường
hoặc tăng nhẹ, chỉ số TC/TG ≥ 2,5.


14


Hội chứng tăng TG máu chủ yếu: huyết thanh bệnh nhân khi đói
có màu đục như sữa ở phía trên, phía dưới tương đối trong, TC máu
bình thường hoặc tăng nhẹ, TG máu tăng rất cao, tỷ số TG/TC ≥ 2,5.



Hội chứng tăng lipid máu hỗn hợp: huyết thanh lúc đói thường
đục nhẹ, có thể đực đều hoặc chỉ đục phần trên, TC tăng ở mức độ vừa
phải, TG tăng nhiều hơn, tỉ số TC/TG < 2,5.


-

Phân loại của Fredrickson:


Tvp I: tăng chylomycron máu hay hội chứng tăng TG máu
ngoại sinh.



Tvp II: tăng Ị3 Lp máu.
Typ Ila: tăng CH máu nguyên phát.
Typ Ilb: tăng lipid máu hỗn hợp gia đình.

1.2.2



Tvp III: rối loạn Lp β máu Typ IV: tăng TG máu nội sinh
hay tăng VLDL máu




Tvp V: tăng TG máu hỗn hợp hay lipid máu hỗn hợp.



Typ IV: tăng TG máu nội sinh hay tăng VLDL máu



Tvp V: tăng TG máu hỗn hợp hay lipid máu hỗn hợp

Nguyên nhân và nguy cơ gây rối loạn lipid máu.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu: do yếu tố di
truyền (gen), do lối sống hoặc do bệnh tật (một số bệnh gây rối loạn
chuyển hóa: ĐTĐ, hội chứng thận hư, thiểu năng tuyến giáp..) do một
số thuốc (thuốc tránh thai, thuốc chẹn α- giao cảm, thuốc lợi tiểu
thizid..)
Bảng 2: Một số nguyên nhân gây tăng Lipid máu thứ phát

Nguyên nhân

Các chỉ số bị ảnh hưởng
15


Nhược giáp, hội chứng thận hư, tắc Tăng LDL-C
mật, chán ăn do nguyên nhân tâm lý
ĐTĐ typ2, béo phì, suy thận, hút
thuốc


Tăng TG và/giảm HDL-C

Nghiện rượu hoặc dung estrogen

Tăng TG nhưng HDL-C có chiều
hướng tăng hơn là giảm, nguy cơ
tim mạch có thể không tăng.

Yếu tố nguy cơ
- Tuổi: Nam >45 tuổi, Nữ >=55 tuổi
-Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp (HA>140/90mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị
tăng HA)
- HDL-C thấp (<40mg/dl)
- Lịch sử gia đình có người bị bệnh mạch vành sớm (Nam <55 tuổi,
Nữ <65 tuổi)
1.2.3

Điều trị rối loạn lipid máu.
Nguyên tắc điều trị.

1.2.3.1
-

-

-

Phân loại nồng độ cholesterol huyết để biết khi bắt đầu sử dụng thuốc:
Theo NCEP(Nation Cholesterol Education Program): bình thường

cholesterol toàn phần <180mg/dl, LDL-C <130mg/dl. Nếu nồng độ
cholesterol > 200mg/dl và LDL máu > 130mg/dl có thể bắt đầu sử
dụng thuốc
Phải biết sự tăng lipid máu thuộc dạng nào: nguyên phát hay thứ phát.
Đối với tăng lipid máu thứ phát thì việc điều trị nguyên nhân là quan
trọng.
Phối hợp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc (chế độ ăn uống và
luyện tập).
Mức độ
16


Bình thường

Tăng giới hạn

Tăng

Tăng cao

Bảng 3 : Phân loại nồng độ cholesterol máu.
Các nhóm thuốc điều trị theo y học hiện đại.

1.2.3.2

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy làm giảm nồng độ cholesterol máu là
yếu tố quan trọng để phòng và điều trị bệnh tim mạch
(Chèn hình)
-Nhóm statin: lovastatin, simvastatin, pravastatin..



Cơ chế: các nhóm thuốc statin có cấu trúc tương tự HMG-CoA
có tác động ức chế theo kiểu cạnh tranh với HMG-CoA, redutase
( một enzyme cần thiết cho tổng hợp cholesterol ở gan), dẫn đến làm
giảm sinh tổng hợp cholesterol, giảm lượng cholesterol tự do trong
máu. Ái lực của các thuốc này với HMG-CoA redutase cao hơn rất
nhiều so với chất nội sinh là HMG-CoA nên tác dụng thể hiện rất
mạnh. Ngoài tác dụng ức chế HMH-CoA redutase, các thuốc này còn
có tác dụng làm tang tổng hợp LDL- receptor nên làm tăng tốc độ
thanh thải IDL và LDL trong huyết tương.
Tác dụng giảm LDL-C :18-55%, và TG: 7-30%, tăng HDL-C :5-



15%
17






Dược động học: chủ yếu bằng đường uống, hấp thu tương đoií
tốt qua đường tiêu hóa. Phần lớn thuốc chuyển hóa lần đầu qua gan.
Nồng độ thuốc trong máu đạt cao nhất trong 2-4 giờ, khi vào máu trên
90% thuốc gắn vào protein huyết tương sau đó được thải trừ qua gan
và thận.
Tác dụng KMM: Đau cơ, nhức đầu, dị ứng,rối loạn tiêu hóa ..
Nhóm non-statin


-

Nhóm Fibrat



Cơ chế: Fibrat có chức năng chính như là chất gắn kết với thụ
thể PPAR- α (peroxisome proliferator activated –α). Tác dụng chính
của fibrat là tăng oxy hóa acid béo ở gan và cơ trơn. Fibrat làm tăng
phân giải TG thông qua lipoprotein lipase và giảm phân giải lipid nội
bào trong các mô mỡ.



Tác dụng: các dân xuất của acid fibrat có tác dụng giảm đáng kể
VLDL, vì vậy có tác dụng giảm TG từ 20-30% , giảm LDL khoảng
10- 15% và tăng HDL khoảng 10%. Các thuốc này có hiệu quả đối
với bệnh nhân có TG máu cao, kèm cholesterol máu cao.



Dược động học: hấp thu nhanh qua đường uống và có sinh khả
dụng cao (>90%). Thuốc kém hấp thu hơn nếu uống lúc đói , nồng độ
đỉnh trong máu đạt được sau 2-4 giờ và phân bố khắp các mô của cơ
thể. Thuốc gắn kết với protein huyết tương (95% thuốc gắn với
abumin), thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng lien
hợp với acid glucuronic.




Tác dụng KMM: gây rối loạn tiêu hóa, các triệu chứng nổi mẫn,
mày đay, rụng tóc, đau cơ. Thận trọng khi phối hợp fibrat với statin ở
liều cao vì có thể gây viêm cơ.

-

Acid nicotinic: vitamin PP, vitamin B3, Niacin



Cơ chế: Do ức chế tiết VLDL dẫn đến giảm tạo thành LDL.
Niacin làm giảm tổng hợp VLDL ở gan, giảm tổng hợp TG và ức chế
sự vận chuyển TG ở VLDL. Niacin không có tác dụng lên sự tổng hợp
cholesterol hay acid mật. Niacin cũng có tác dụng làm tăng HDL-C.
18




Tác dụng: tăng HDL ( tác dụng rõ nhất ở nhóm này): 15- 35%,
giảm LDL- C 5- 25%, giảm TG: 20-50%



Dược động học: Niacin hấp thu dễ dàng qua đường uống và đạt
nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 giờ. T1/2 =1 giờ, do đó phải
dùng nhiều lần.




Tác dụng KMM: Đỏ da, ngứa phần trên cơ thể, nhức đầu có thể
xảy ra với liều khởi đầu. Cải thiện bằng cách cho 325mg aspirin uống
trước 30 phút khi dùng và khởi đầu bằng liều thấp sau đó tăng liều
dần.Rối loạn tiêu hóa, tang acid, tăng đường huyết.

-

Nhựa gắn acid mật (resin): cholestyramin, colestipol



Cơ chế: Thông thường có đến 97% acid mật sẽ được gan tái hấp
thu qua chu trình gan- ruột, chỉ một phần rất nhỏ aicd mật được đào
thải qua phân. Các resin sẽ trao đổi uon Cl- với acid mật mạng điện
tích âm, hấp thu các acid mật từ cholesterol. Nhu cầu tăng cholesterol
ở gan cũng kích thích tế bào gan tạo nhiều LDL receptor để tiếp nhận
cholesterol từ LDL trong máu. Do đó các resin có tác dụng làm hạ
LDL trong huyết tương.



Tác dụng: giảm LDL- C; 15- 30% , không ảnh hưởng đến TG và
tăng HDL- C: 3- 5%



Dược động học: thuốc cản trở và hấp thu của nhiêu thuốc như
digoxin, warfarin, hocmoon tuyến giáp, thuốc lợi tiểu Thiazid, kháng
sinh, nhóm statin, thuốc chẹn β- adrenergic, muối sắt và
phenobarbital.




Tác dụng KMM: Thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa: chướng
bụng, đau bụng, buồn nôn. Thuốc gây táo bón với tần xuất khoảng
20% nên bệnh nhân phải uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và có thể
dùng thuốc nhuận tràng trong quá trình điều trị



Chống chỉ định: người xơ gan, tắc hoàn toàn đường mật
-Bổ sung vào khẩu phần ăn: acid omega 3.

-

Ngoài ra phải điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt:ít nhất trong 3
tháng .
19




Chế độ ăn uống:
+Acid béo bão hòa <7-10%, chất béo <=30%, cholesterol
<300mg/ngày.
+Hạn chế hoặc giảm: thịt, mỡ động vật, trứng, sữa toàn phần, phủ tạng
động vật, các loại phomat..
+Tăng cường dung dầu thực vật, cá, hoa quả, rau, các loại ngũ cốc,
duy trì lượng tinh bột chiếm khoảng 55-60%.
+Duy trì chế độ ăn lâu dài dù có dung thuốc hay không. Đặc biệt

những bệnh nhân thừa cân, béo phì cần giảm cân nặng(hạn chế ở mức
1600 calo/ngày).
+Nếu tăng triglyceride hạn chế mỡ động vật, đường và rượu
+Chế độ sinh hoạt: Làm việc điều độ, tránh căng thẳng thần kinh, nghỉ
ngơi, giải trí, giảm hoặc bỏ thuốc lá rượu bia, tang cường tập thể dục..

1.3

TỔNG QUAN VỀ CHẤT XƠ.

1.3.1

Tình hình nghiên cứu chất xơ ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về chất xơ thực phẩm
được công bố như: Nghiên cứu sản xuất vỏ pectin từ trái cây bằng
phương pháp thủy phân acid của các tác giả Nguyễn Đăng Diệp –
Phân Viện Công nghiệp Thực phẩm (Tp Hồ Chí Minh); Nghiên cứu
công nghệ sản xuất pectin có chỉ số methoxyl thấp từ vỏ cam của Ths.
Đàm Lam Thanh, Viện công nghiệp Thực phẩm (2007); Công trình
nghiên cứu sản xuất fructooligosaccharid từ đường saccaroza của TS.
Trịnh Kim Vân, Viện Công nghệ Thực phẩm (2003); Nghiên cứu
Công nghệ sản xuất Cyclodextrin từ tinh bột sắn của Ths. Đàm Thanh
Lam, Viện Công nghệ Thực Phẩm (2005). Trong vài năm gần đây, sản
phẩm chất xơ thực phẩm đã được một số Viện nghiên cứu và công ty
ứng dụng để sản xuất thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tiểu đường,
cho mục đích giảm cân, bổ sung chất xơ vào sản phẩm sữa, bột dinh
dưỡng cho trẻ em…Tuy nhiên, các chế phẩm chất xơ được sử dụng

20



đều được nhập ngoại. Việc sản xuất chất xơ từ nguồn nguyên liệu sẳn
có, rẻ tiền trong nước hiện vẫn chưa được nghiên cứu.
1.3.2

Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe con người.
Chất xơ thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người,
nó có thể so sánh ngang bằng với vai trò của vitamin, của các nguyên
tố vi lượng và khoáng chất. Việc đảm bảo đủ nhu cầu chất xơ hàng
ngày để có chế độ dinh dưỡng hợp lý đã được Viện Dinh dưỡng Việt
Nam khuyến nghị. Việc ăn đủ chất xơ có tác dụng tích cực đối với sức
khỏe bao gồm:



Tác dụng làm giảm cholesterol máu
Trong quá trình lên men ở ruột, chất xơ hòa tan tạo ra các axít mạch
ngắn như acetic, propionic, butyric, giúp hạn chế và ngăn chặn sự tổng
hợp cholesterol ở gan. Mặt khác, chất xơ hòa tan còn có tác dụng hấp
thụ cholesterol trong lòng ruột và đào thải ra ngoài giúp giảm lượng
cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, tạo sự lưu thông tốt
cho hệ tuần hoàn máu, giúp tim khỏe mạnh. Theo kết quả nghiên cứu
của Trường Khoa học về dinh dưỡng thuộc Đại học tổng hợp Deakin
(Úc) đã công bố, các chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm hàm lượng
cholesterol trong máu thông qua việc gắn kết với các axit mật để phân
hủy các chất béo có trong thức ăn và sau đó bài tiết chúng ra ngoài.
Theo kết quả nghiên cứu của Hall và các cộng sự (tạp chí dinh
dưỡng và sức khỏe của châu Âu 2005 số 59 trang 325), hàm lương
cholesterol, lipoprotein như LDL giảm 5% sau 4 tuần khi bổ sung 1730g chất xơ từ cây họ đậu. Chất xơ hòa tan như cám yến mạch, pectin,
lúa mạch, đậu hạt, rau đậu, trái cây và rau có thể làm giảm được 510% lượng cholesterol máu, có khi tới 25%. Ngoài ra chúng còn có

tác dụng tăng cường sự tạo thành các axit béo mạch ngắn và kích thích
sinh trưởng của hệ vi sinh vật hữu ích trong đường ruột, giảm sự có
mặt của Clostridium (Johnson và các cộng sự, tạp chí dinh dưỡng của
Anh năm 2006, số 95 trang 372).



Duy trì ổn định đường máu
Tác dụng quan trọng của chất xơ thực phẩm là hỗ trợ điều trị bệnh đái
tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một số chất xơ hòa tan
làm tinh bột lưu lại lâu trong ruột, nhờ đó làm chậm quá trình hấp phụ
glucoza từ ruột non vào máu, do đó làm lượng đường trong máu
21


không tăng cao đột ngột. Tinh bột chậm tiêu hóa còn tạo cảm
giác no, góp phần làm dịu đáp ứng đường huyết. Theo Trowell. H.C.
(1975) và Marlett J. Á. (2002) bệnh tiểu đường rất hiếm gặp ở những
người sống ở các thị trấn nhỏ của Châu Phi, những người ăn nhiều
chất xơ, trong khi bệnh này lại rất phổ biến ở các cư dân phương Tây,
những người có khẩu phần ăn với hàm lượng chất xơ rất thấp.


Chống táo bón

Tác dụng đáng chú ý nhất của chất xơ là giúp cải thiện chức năng ruột
già, chống táo bón và cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào ruột
già. Chất xơ giúp giảm triệu chứng một số bệnh liên quan đến táo bón
và tiêu chảy cấp (như trĩ, mạch lươn, táo bón ở phụ nữ mang thai, hội
chứng đại tràng kích thích, bệnh túi thừa đại tràng và viêm đại tràng

mạn tính và giúp điều chỉnh rối loạn hoạt động ruột do tiêu chảy hay
sau mổ ruột già hoặc hồi tràng). Chất xơ vào cơ thể có tác dụng thẩm
thấu nước, nở to ra và làm tăng khối lượng bã thải. Nó kích thích nhu
động ruột non, ruột già co bóp mạnh làm tăng sự bài tiết và chống táo
bón một cách hiệu quả. Mặt khác, chất xơ hòa tan khi được đưa vào
lòng ruột sẽ làm gia tăng sự lên men của hệ vi sinh vật có lợi cho
đường ruột, đặc biệt là Lactobacillus và Bifidus.


Mỡ máu, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch: Thực phẩm có
nhiều chất xơ tan được có thể làm giảm cholesterol máu bằng cách
làm axít mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi bớt
cholesterol máu. Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có biến chứng
vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Chất xơ có thể làm giảm
triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL.



Viêm ruột:Sợi xơ không tan làm giảm áp lực trong ruột bằng
cách kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột
nhanh hơn.



Tiểu đường: Ăn nhiều chất xơ tan trong nước trong bữa ăn có
tinh bột (ngũ cốc) giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn
xuống ruột chậm hơn, ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và
làm giảm đường trong máu tới 30% nên đường máu sau ăn không tăng
nhanh (ổn định đường huyết). Điều đó cho phép bệnh nhân dùng ít
thuốc chữa tiểu đường hơn. Người bị tiểu đường ăn nhiều chất xơ sẽ

22


có khuynh hướng cần ít hơn insulin so với những người ăn ít chất xơ
hơn.
1.3.3

Giới thiệu chung về pectin.
Nguồn gốc và tính chất của pectin.

1.3.3.1

Nguồn gốc


Pectin là chất phụ gia thực phẩm ngày nay thường dùng để tạo
gel, tạo đông.



Pectin có mặt trong củ quả, thân cây. Đóng vai trò vận chuyển
nước và lưu chất cho các trái cây đang trưởng thành. Duy trì hình
dáng và tạo sự vững chắc cho trái cây.Tiền thân của pectin là
protopectin không tan trong nước và có nhiều trong mô trái cây còn
xanh, quá trình chín sẽ kèm theo sự thủy phân protopectin thành
pectin. Sau đó kết hợp với demetyl hóa dưới tác dụng của enzyme và
sự depolymer hóa của pectin thành pectate và cuối cùng là các loại
đường hòa tan và acid.




Từ thời tiền sử pectin đã là thành phần trong khẩu phần ăn của
con người. Nhưng chỉ mới nữa thế kỷ trước, ngành công nghiệp thực
phẩm mới nhận biết được vai trò quan trọng của phụ gia pectin trong
việc đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm.



Trong công nghiệp pectin được thu nhận từ dịch chiết của các
nguyên liệu thực vật thường là táo hay các loại quả có múi như: cam,
quýt, bưởi…Phần lớn các quốc gia xem pectin là phụ gia quý và vô
hại được sử dụng với liều lượng phụ thuộc vào từng quy trình công
nghệ.

Các phế liệu

Khối

Vỏ xanh

8-

Cùi trắng

15-

Vỏ múi

823



Vỏ hạt

3-

Bã ép

10-

Bảng 4: phần trăm pectin trong các phế liệu quả bưởi
Tính chất


Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ. Pectin được xem là một
trong những chất phụ gia thực phẩm an toàn và được chấp nhận nhiều
nhất và điều này được chứng minh bởi hàm lượng ADI cho phép là “
không xác định” được ban hành bởi các tổ chức JECFA ( Joint Food
Expert Committee), SCF(Scientific Committee For Food) ở lien minh
châu Âu và GRAS (Generally Regarded).



Mã hiệu quốc tế của pectin là E440.



Pectin tinh chế có dạng chất bột trắng, màu xám nhạt.






Là một chất keo hút nước và rất dễ tan trong nước, không tan
trong ethanol.
Khả năng tạo gel và tạo đông, khi có mặt của acid và đường.



Pectin tự do, nó mất khả năng tạo đông khi có đường. Vì vậy để
duy trì khả năng tạo gel của pectin hòa tan cần chú ý tránh môi trường
kiềm hoặc tác dụng thủy phân của enzyme pectinase.



Dung dịch pectin có độ nhớt. Nếu muốn thu dịch quả ép thì dung
dịch này bất lợi, người ta phải dùng enzym pectinase để thủy phân
pectin, giảm độ nhớt.



Còn đối với pectin tan thì dưới tác dụng của pectinase sẽ biến
thành acid pectinic (thường dưới dạng muối Ca và Mg) và các chất
đơn giãn khác như rượu methylic, acid acetic, arabinose, galactose.



Pectin hòa tan khi bị tác dụng của chất kiềm loãng hoặc enzyme
pectinase sẽ giải phóng nhóm methyl dưới dạng rượu methylic,
polysaccharide còn lại khi đó gọi là acid pectin tự do, nghĩa là chứa
acid polygalacturonic. Acid pectin có thể tạo nên dạng muối canxi

pectat, chất này chuyển thành dạng kết tủa dễ dàng, do đó được dung
để định lượng chất pectin.

24


Hình 5: Bột Pectin tinh chế
Bảng 5: Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm pectin theo tiêu chuẩn
của IPPA
Tên các chất trong sản phẩm
Ethnol
Kim loại nặng
Arsen
Chì
Cadimi
Thủy ngân
Cấu tạo phân tử và phân loại pectin.

1.3.3.2

Cấu tạo





Pectin là một polymer của một acid polygalacturonic và các este
methyl của chúng. Trong cây thực vật, pectin tồn tại dưới hai dạng:




Dạng protopectin không tan tồn tại chủ yếu ở thành tế bào dưới dạng
kết hợp với polysaccharide araban
Dạng hòa tan của pectin, tồn tại chủ yếu ở dịch tế bào

25


×