Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN PHƯỢNG YẾN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CAM KẾT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI


HÀ NỘI, 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN PHƯỢNG YẾN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CAM KẾT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI

Chuyênngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành

: 52850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG



HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức
rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn
sâu sắc đến cô ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương – Giảng viên khoa Môi trường đa
nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh
nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đa tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý
báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận
văn này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân
khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai
lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phượng Yến


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của em và được sự hướng dẫn khoa học của cô ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương –
Giảng viên khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực.
Ngoài ra, trong bài đồ án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số

liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phượng Yến


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự xuất hiện của nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau thì việc tác động đến môi trường
ngày một sâu sắc.Việc quản lý vấn đề phát sinh chất thải của các doanh nghiệp càng
ngày được thắt chặt hơn bởi các văn bản pháp lý của nhà nước. Luật Bảo vệ môi

trường năm 2014 đa đưa các khái niệm như: Đánh giá tác động môi trường, đề án
bảo vệ môi trường hay kế hoạch bảo vệ môi trường… Mỗi loại văn bản trên lại quy
định riêng cho từng doanh nghiệp ở các mức độ sản xuất, quy mô khác nhau. Bên
cạnh đó, mỗi khi đưa ra một mẫu văn bản thì luôn có văn bản hướng dẫn đi kèm
nhằm phục vụ cho công tác thực hiện của doanh nghiệp cũng như việc quản lý dễ
dàng hơn cho các cấp chính quyền. Điển hình như Nghị định 18/2015/NĐ-CP của
Thủ tướng chính phủ đa đưa ra những quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.Sau 3 tháng thì Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho ra đời thông tư 27/2015/TT-BTNMT nhằm hướng dẫn
chi tiết việc thực hiện các điều khoản trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Tây Hồ là quận có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ.Việc quản lý môi trường trong doanh nghiệp bằng các văn bản
pháp luật là việc làm thiết thực.Trên thực tế, mặc dù các cơ sở vẫn có đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đa có những dấu
hiệu gây ô nhiễm tới môi trường.Công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch của các cơ sở sản xuất là việc cần thiết, diễn ra thường xuyên. Chính vì lẽ đó,
em thực hiện đề tài: “Đánh giá sự tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường của một
số cơ sở sản xuất trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội ” nhằm thuận lợi cho việc
quản lý môi trường các cơ sở sản xuất có hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá mức độ tuân thủ thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của một số
cơ sở sản xuất trên địa bàn quận Tây Hồ – Tp Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ thực hiện kế hoạch bảo vệ
môi trường của các cơ sở sản xuất.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến BVMT
- Đánh giá sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất
9



-

+ Số lượng các cơ sở sản xuất trên địa bàn
+ Số lượng các loại hình sản xuất
+ Quy mô sản xuất tương ứng với từng cơ sở sản xuất
+ Tỷ lệ số cơ sở thực hiện kế hoạch/cơ sở chưa thực hiện kế hoạch
Đánh giá sự tuân thủ trong kế hoạch bảo vệ môi trường
Một số đề xuất nhằm nâng cao mức độ tuân thủ kế hoạch bảo vệ môi trường của
một số cơ sở xản xuất

10


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ
1.1.1. Vị trí địa ly

Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp Quận được thành lập theo Nghị định
số 69/CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1996. Quận được hình thành trên cơ sở từ 5 xa thuộc huyện Từ Liêm và 3
phường thuộc quận Ba Đình tách ra
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội:
- Phía bắc của quận giáp với 3 xa của Huyện Đông Anh là xa Hải Bối, xa
Vĩnh Ngọc và xa Tầm Xá.
- Phía nam quận là trung tâm chính trị Ba Đình với các phường giáp ranh là
Cống Vị, Ngọc Hà, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá.
- Phía đông và phía đông bắc giáp ranh với phường Ngọc Thụy của quận

Long Biên.
- Phía Tây quận giáp với quận Bắc Từ Liêm với các phường giáp ranh là
Đông Ngạc, Xuân Đỉnh và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy.
Quận Tây Hồ là vùng đất tương đối đặc biệt, ở giữa là Hồ Tây, xung quanh
được bao bọc bởi các tuyến đường giao thông Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Thanh
Niên, Yên Phụ, Nghi Tàm và Lạc Long Quân. Hơn thế nữa, khu vực nghiên cứu lại
có sự pha trộn giữa các phường nội thành (Thụy Khuê, Yên Phụ, Bưởi) và các
phường trước là các xa ngoại thành thuộc huyện Từ Liêm được nhập vào quận Tây
Hồ (Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Tứ Liên, Phú Thượng).
Nằm ở vị trí đặc thù này, quận Tây Hồ được quy hoạch như một trung tâm du
lịch - dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Vị trí quan trọng của quận Tây Hồ có tác động mạnh mẽ đến sự biến động sử
dụng đất của khu vực cả về chất lượng và số lượng thông qua các hoạt động phát
triển kinh tế - xa hội. Quận Tây Hồ chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hóa
dẫn đến sự xuất hiện của nhiều các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Mặc dù làm nền
kinh tế của quận phát triển nhưng cũng làm vấn đề môi trường của quận ngày càng

11


phức tạp gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về môi trường trên
địa bàn quận.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ:

Do nằm ở vị trí khá đặc biệt, vừa tiếp giáp với sông Hồng, vừa bao quanh hồ
lớn là Hồ Tây, lại là nơi tiếp giáp giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội đang trong
quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, quận Tây Hồ mang nhiều đặc điểm kinh tế - xa hội
khác biệt so với các khu vực khác của thành phố Hà Nội.
a. Đặc điểm dân cư, lao động


Quận Tây Hồ bao gồm 8 phường với tổng số dân là 109.163 người, bình quân
diện tích tự nhiên là 223,2 m 2/người (2015) và mật độ dân số trung bình là 4.547
người/km2. So với các quận nội thành khác, mật độ dân số của quận Tây Hồ có phần
thấp hơn do diện tích mặt nước và diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn.
Dân cư trong khu vực phân bố không đều, các phường thuộc nội thành cũ mật độ
dân số khá cao: phường Yên Phụ, phường Bưởi trung bình 13.000-14.000 người/
km2, phường Thụy Khuê, Xuân La từ 5.400 đến 6800 người/km 2, Nhật Tân, Quảng
An, và Phú Thượng khoảng 2.200 - 3.300 người/km2 (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Mật độ dân số các phường thuộc quận Tây Hồ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Phường
Dân số trung bình( người)
Bưởi
27.744
Yên Phụ
25.152
Thụy Khuê
17.645
Xuân La
23.161
Quảng An

11.203
Nhật Tân
12.476
Tứ Liên
16.648
Phú Thượng
20.789
(Nguồn: Chi cục Thống kê Tây Hồ năm 2015)

b. Cơ sở hạ tầng:

Đường Nghi Tàm, Âu Cơ và An Dương Vương chạy dọc theo đê sông Hồng
qua địa bàn của 5 phường Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An và Phú Thượng
với chiều dài 7,5 km. Các tuyến đường Thanh Niên, Lạc Long Quân và Thụy Khê
tạo thành hệ thống giao thông chính của quận. Ngoài ra còn có một số đường phố
khác có chiều dài nhỏ như: phố Yên Phụ, phố Yên Hoa, phố Mai Xuân Thưởng, dốc

12


Tam Đa, dốc La Pho, đường Đặng Thai Mai, đường Tây Hồ, Tô Ngọc Vân, đường
An Dương…
Trong những năm gần đây một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn được thực
hiện như: Nhà máy nước Yên Phụ (dự án nâng cấp nước sạch Phần Lan), Nhà máy
nước Cáo Đỉnh, Trạm biến thế 110 KV Phú Thượng,… Bên cạnh đó có một số công
trình trọng điểm cũng đa được đầu tư, làm ổn định môi trường xa hội và tự nhiên ở
khu vực như: hệ thống đường hành lang 5m chân đê dài 8km về hai phía đê sông
Hồng, kè Hồ Tây, bê tông hoá đường giao thông trong khu dân cư, xây dựng đường
thoát nước.
Về cơ sở hạ tầng xa hội, mục tiêu phát triển kinh tế xa hội của quận Tây Hồ

cho đến năm 2015 : phát triển thương mại dịch vụ du lịch. Do đó, chủ trương phát
triển cơ sở hạ tầng xa hội cũng tập trung đầu tư vào việc xây dựng các khu vui chơi
giải trí với số vốn đầu tư lớn như: Làng du lịch quốc tế Nghi Tàm (200 triệu USD),
Công viên nước Hồ Tây (120 tỷ đồng VN), Sân gôn,…
Bên cạnh đó, một số cơ sở hạ tầng xa hội thiết yếu như: trạm xá, trường học,
…cũng đang dần được cải thiện. Trung bình mỗi phường có một trạm xá, 2 trường
tiểu học, 2 trường PTTHCS, ngoài ra còn có các trung tâm y tế khác và nhà văn hoá
quận, câu lạc bộ các loại,…
c. Đặc điểm các ngành kinh tế trong quận

Quận Tây Hồ với vị trí địa lí có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xa
hội của Thủ đô, có tiềm năng du lịch, dịch vụ. Dưới sự lanh đạo của Đảng bộ quận,
từ ngày thành lập đến nay, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, phát triển theo đúng
hướng đề ra là: Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp - Nông nghiệp. Kinh tế dịch vụ đó
trở thành một ngành có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quận. Giá trị sản
xuất ngành dịch vụ năm 2005 tăng gấp hơn 2 lần năm 2000 và tỷ trọng từ 50% năm
2000 tăng lên 51,8% năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng gấp 2,7
lần năm 2000 và tỷ trọng chiếm 43,2 %. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 16,4% năm
2000 giảm xuống cũng 5% năm 2005.
*Ngành thương mại dịch vụ - du lịch:

13


Đây là ngành phát triển rộng rai hơn cả trong quận Tây Hồ. Năm 1998 tổng số
hộ tham gia kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ là 2.485 hộ với 3.044 lao động.
Trong số này có 1.338 hộ kinh doanh thương nghiệp, chủ yếu là các mặt hàng như
lương thực, thực phẩm, may mặc và đồ dùng gia đình; 1017 hộ kinh doanh nhà
hàng như các quán ăn, quán cà phê giải khát và 467 hộ kinh doanh các dịch vụ sinh
hoạt và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng.

Những số liệu thống kê thời kỳ 2011-2015 trên toàn địa bàn Quận còn tăng
mạnh hơn nữa.
Hình 1.1. Tổng số kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ tính theo hộ
và người các năm

(Nguồn: Chi cục thống kê Tây Hồ 2015)
Trong đó phường Quảng An, Bưởi và Thụy Khê đứng đầu về số hộ kinh
doanh - dịch vụ (số liệu tương ứng là: 856,785 và 715 hộ), phường Quảng An, Yên
Phụ và Thụy Khê đứng đầu về số người kinh doanh - dịch vụ (Số liệu tương ứng là:
1.600, 1.002 và 982 người).
Về thương nghiệp - bán lẻ hàng hoá trong quận không có việc gì khác với các
quận khác của Hà Nội. Riêng ngành dịch vụ ở đây đặc biệt phát triển do quận có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú kể cả tự nhiên và nhân văn, vỡ núi đến Tây Hồ
thì trước hết phải nói đến du lịch.
Nằm ở trung tâm của quận với diện tích mặt nước rộng 526,16 ha, Hồ Tây là
một điểm du lịch lý tưởng có thể thu hút trung bình mỗi ngày 3.000 - 4.000 lượt
14


người tới đây nghỉ ngơi. Các cơ sở vui chơi giải trí ở đây gồm có: du thuyền Hồ
Tây, câu lạc bộ câu cá Quảng Bá, Hồ bơi Tây Hồ, hồ bơi Quảng Bá, làng văn hoá
Việt Nhật,...
Quanh Hồ Tây còn có một hệ thống gồm 64 di tích lịch sử - văn hoá - nghệ
thuật có giá trị góp phần làm phong phú các hoạt động du lịch ở đây. Trong số 64 di
tích này có 21 di tích đó được xếp hạng. Tiêu biểu hơn cả là đền Quán Thánh, chùa
Trấn Quốc, chùa Kim Liên, chùa Quảng Bá, phủ Tây Hồ, chùaTảo Sách, đình Quán
La, chùa Quán La, chùa Vạn Niên, đền Yên Thán, đền Vệ Quốc, đền Đồng Cổ, đền
Voi Phục. Vào những ngày nghỉ, tết hoặc ngày rằm, mùng một hàng tháng, số lượng
người đến các di tích trên rất đông.
Theo thống kê của quận Tây Hồ, hàng năm số lượng khách đến du lịch

khoảng 15-20 nghìn lượt người, trong số đó khách nước ngoài gần 10 nghìn người.
Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là những năm gần đây,
khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và thực hiện chính sách “mở cửa”
trong quan hệ quốc tế, số lượng khách sạn, nhà hàng trong quận tăng lên nhanh
chóng. Riêng số khách sạn, nhà nghỉ đó lên tới 166 cơ sở. Số nhà hàng các loại là
1008, trong số đó quán ăn, tiệm ăn là 553, quán cà phê giải khát 350 và các loại
dịch vụ khác 105 cơ sở. Các nhà hàng, khách sạn loại này tập trung chủ yếu trên các
trục đường chính của quận, như đường Thanh Niên, đường Nghi Tàm, Yên Phụ,
Lạc Long Quân, Thụy Khuê và đặc biệt là khu bán đảo Tây Hồ.
Số lượng hàng quán lớn dẫn dến tình trạng không quản lý được lượng chất
thải, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực, gây ô nhiễm nước Hồ Tây. Đặc biệt là
số lượng quán ăn đặc sản quá nhiều nằm dọc đê ở khu vực thôn Đông, Nhật Tân.
*Ngành nông nghiệp:
Nằm ở vùng giáp ranh giữa nội và ngoại thành, ngành nông nghiệp của Tây
Hồ khá phát triển, đặc biệt là 5 xa của huyện Từ Liêm cũ.
Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 933,3ha
chiếm 38,87% tổng diện tích đất đai của toàn quận. Đất nông nghiệp tập trung chủ
yếu ở 5 phường là: Phú Thượng, Xuân La, Nhật Tân, Tứ Liên, và Quảng An, 3
phường còn lại chỉ có một diện tích nhỏ.

15


Trong tổng số 933,3ha đất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm 156,4ha; đất
trồng cây hàng năm khác (màu, rau, hoa) chiếm 335,7 ha; đất mặt nước nuôi trồng
thủy sản chiếm 586,4 ha; số còn lại là đất trồng cây lâu năm, chỉ chiếm 3,3 ha.
Người dân trồng hai loại cây lương thực chính là lúa và ngô ở hai phường Xuân La
và Phú Thượng. Cây thực phẩm gồm rau, đậu chiếm diện tích không đáng kể
(4,2%) trong khi đó, diện tích trồng hoa cũng chiếm một diện tích khá lớn.
Điều này cũng cho thấy tính chất đặc thù nông nghiệp của một quận phát triển

du lịch, hoa và cây cảnh là một nghề truyền thống của người nông dân, đặc biệt là
các loại hoa cao cấp như Đào, Quất đòi hỏi người trồng hoa phải có kinh nghiệm
lâu năm mới đảm bảo thành công.
*Ngành công nghiệp:
Tây Hồ không phải là quận phát triển công nghiệp vì các cơ sở công nghiệp
chủ yếu phát triển trên quy mô nhỏ và thuộc thành phần kinh tế tập thể, tư nhân,
hỗn hợp.
Trên địa bàn quận Tây Hồ không có khu công nghiệp tập trung, nhà máy sản
xuất lớn, việc sản xuất kinh doanh có một số cơ sở, hộ gia đình, cá nhân nằm rải rác
trong khu dân cư, quy mô nhỏ và thường xuyên biến động. Trong đó một số ngành
chiếm tỷ trọng lớn như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống chiếm 10,1%
tổng doanh thu, may mặc, thuộc da, lông thú chiếm 7,1%, sản xuất giấy và sản
phẩm từ giấy chiếm 8,0%, sản xuất cao su, plastic chiếm 38,5%, các sản phẩm từ
kim loại chiếm 14,1%, sản xuất đồ gỗ chiếm 10%. Ngoài công nghiệp nêu trên
trong quận còn phát triển một số ngành nghề thủ công truyền thống.
d. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội.

* Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và sự vận động
sang tạo các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều
kiện cụ thể của Quận Tây Hồ nên quận đa khai thác và phát huy được tiềm năng và
lợi thế của địa phương trong phát triển dịch vụ - du lịch, công nghiệp, trong chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, đồi sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được
cải thiện.

16


- Về cơ sở hạ tầng đa được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các
công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xa hội…từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ

nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xa hội của quận.
- Các mặt văn hóa – xa hội có sự chuyển biến rõ rệt, thường xuyên làm tốt
công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, lòng tin của nhân
dân vào sự lanh đạo của Đảng ngày càng tăng và công tác quản lý điều hành của các
cấp chính quyền địa phương được nâng cao.
* Khó khăn:
- Ngành dịch vụ - du lịch được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế
của quận tuy nhiên đến nay phát triển còn chậm, phát triển chưa đồng bộ, chưa
được đầu tư thỏa đáng.
- Dự án triển khai chậm so với tiến độ vẫn tiếp diễn, tình trạng lấn chiếm đất
đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích trái pháp luật, chuyển
nhượng đất, vẫn còn phức tạp và chậm được khắc phục.
- Về văn hóa - xa hội có chuyển biến nhưng còn chậm, tệ nạn xa hội vẫn còn
xảy ra, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn ở mức cao.
Một số quy định của Luật BVMT đối với các cơ sở sản xuất

1.2.

Luật BVMT 2014 đa nêu rất cụ thể trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực BVMT:
-

Điều 18. Đối tượng phải thực hiện ĐTM
Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường :
+Báo cáo ĐTM phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự
án.
+Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung thời gian triển khai, thực hiện,
hoàn thành dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt trong trường
hợp cần thiết phải lập ĐTM bổ sung.
- Điều 23 quy định về nội dung ĐTM, ĐKTCMT của các cơ sở sản xuất,

trong đó kinh phí và công trình BVMT cần được giải trình chi tiết.
- Điều 24, 25: Quy định các đối tượng phải lập kế hoạch BVMT và nội dung
bản kế hoạch BVMT.

17


- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP được thủ tướng chính phủ ban hành ngày
29/03/2013 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013 về việc thu phí BVMT
đối với nước thải.
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn các thủ tục ĐMC, ĐTM và
Đăng ký CKBVMT đối với các dự án, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp nhà nước.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi
trường.
1.3.

Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về công tác thực hiện kế hoạch bảo vệ
môi trường.

1.3.1. Khái niệm về kế hoạch bảo vệ môi trường

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ
thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động
phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một

cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường
đa đề ra, phù hợp với pháp luật và quy định hiện hành.
Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP trong đó
có sự thay đổi về tên gọi của hồ sơ môi trường cam kết bảo vệ môi trường thành kế
hoạch bảo vệ môi trường.
Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa
doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng. Thông
qua việc thực hiện KHBVMT, các nguồn tác động đến môi trường của dự án được
đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT.
1.3.2. Đối tượng lập kế hoạch bảo về môi trường

Theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Thông tư 27/2015/TTBTNMT, các đối tượng sau đây phải lập bản KHBVMT:

18


-

Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy
định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; đề xuất hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có

-

phát sinh chất thải sản xuất.
Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đang hoạt động đa được đăng ký, xác nhận bản kế hoạch bảo vệ môi
trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác
nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động


-

môi trường.
Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đa được đăng ký bản kế
hoạch bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản
kế hoạch bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau: Thay đổi địa điểm thực hiện
dự án; không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản
kế hoạch bảo vệ môi trường được đăng ký; tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi
công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu
cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất
thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao
hơn so với dự báo trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường đa được đăng ký nhưng
chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1.3.3. Thời điểm đăng ky bản kế hoạch bảo vệ môi trường
-

Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký bản kế hoạch
bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy

-

phép thăm dò, giấy phép khai thác.
Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản KHBVMT trước khi

-

khoan thăm dò.
Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin
giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường trước


-

khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng
quy định ở trên thì chủ dự án hoặc chủ cơ sở sản xuất phải đăng ký bản kế hoạch
bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

1.3.4. Tổ chức đăng ky bản kế hoạch bảo vệ môi trường

19


-

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản kế hoạch bảo

-

vệ môi trường.
Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể uỷ quyền cho uỷ
ban nhân dân cấp xa tổ chức việc đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi truờng:
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn 1 xa, không thuộc
đối tượng phải lập dự án đầu tư.
Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một xa, không phát sinh chất thải trong quá
trình triển khai thực hiện.

-

Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện trên địa bàn

2 huyện trở lên, chủ dự án chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đuợc thực hiện việc đăng
ký bản kế hoạch bảo vệ môi truờng tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp huyện,

-

nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án.
Đối với dự án đầu tư thực hiện trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách
nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ dự án thực hiện việc
đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi truờng tại Ủy ban nhân dấn cấp huyện nơi đăng
ký xử lý, thải bỏ, chất thải của dự án. Trường hợp dự án không có chất thải phải đưa
vào đất liền để tái chế, tái sử dụng, xử lý, thải bỏ, chủ dự án không phải thực hiện
việc đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

1.3.5. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản kế hoạch bảo vệ môi trường được đăng

ky
-

Tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường

-

trong bản KHBVMT.
Dừng hoạt động và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xa, Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý trong trường hợp để xảy ra sự
cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá

-

trình thực hiện dự án, sản xuất, kinh doanh.

Hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin cần thiết có liên quan để cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra,

-

thanh tra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lập lại bản KHBVMT trong trường hợp có sự thay đổi về địa điểm hoặc quy mô,

-

công suất, công nghệ làm gia tăng tác động xấu đến môi trường.
Trường hợp dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ có thay đổi tính
chất quy mô đến mức tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác

20


động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định 29 thì chủ dự án, chủ cơ sở
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt.
1.3.6. Biện pháp khắc phục hậu quả
-

Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường, buộc tháo
dỡ công trình xử lý môi trường được xây lắp không đúng quy định về bảo vệ môi
trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm

-

C Khoản 1 và Điểm Đ Khoản 2 Điều này.

Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật trongthời hạn
do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm d và Điểm Đ Khoản 1, Điểm E

-

và Điểm G Khoản 2 Điều này.
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong
thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các cơ sở được lựa chọn đều nằm trong diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi
trường, thuộc 2 đối tượng:
+ Dự án đầu tư có tính chất quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc
dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 29
+ Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phái lập
dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải.
Sau đây là 9 cơ sở được lựa chọn để đánh giá:

21


Loại hình phòng khám
Phòng khám
CS1

đa khoa Sakura
Phòng khám
CS2
đa khoa SOS
Phòng khám
CS3
răng hàm mặt

Loại hình nhà hàng
CS
Nhà hàng
4
Chiến Béo
CS
Nhà hàng
5
Hoa Quỳnh
CS
Nhà hàng số 5
6
Xuân Diệu

Loại hình khách sạn
CS
Khách sạn
7
Wildlotus
CS
Khách sạn Paloma
8

CS
Khách sạn MaiDza
9

Việc lựa chọn 9 cơ sở sản xuất, thuộc 3 nhóm loại hình sản xuất điển hình trên
địa bàn quận nhằm làm nổi bật lên sự tuân thủ trong thực hiện kế hoạch bảo vệ môi
trường của các nhóm loại hình sản xuất đặc trưng.
Việc lựa chọn này nhằm đảm bảo tính đại diện cho các cơ sở sản xuất do ta
đánh giá chung cho các loại hình chứ không đánh giá riêng cho từng cơ sở sản xuất
riêng lẻ.
2.2.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan tới đề tài từ những nguồn sẵn có
+ Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xa hội của địa bàn từ Báo
cáo kinh tế - xa hội, quốc phòng – an ninh của quận.
+ Thông tin về số lượng, loại hình sản xuất, quy mô sản xuất… của các cơ sở
sản xuất trên địa bàn từ tài liệu thống kê, báo cáo của quận.
+ Thu thập kế hoạch bảo vệ môi trường của một số cơ sở sản xuất trên địa bàn
quận (9 bản cam kết)
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Khảo sát hiện trường:
Đến cơ sở để xem xét hoạt động thực tế, xem xét và đánh giá quy trình hoạt
động sản xuất của cơ sở. Quan sát khu vực xung quanh để tìm các vấn đề về môi
trường có liên quan tới những vấn đề mà cơ sở kế hoạch thực hiện. Ghi chép những
vấn đề trọng tâm làm cơ sở để đánh giá.
Khảo sát hiện trường nhằm đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch bảo vệ môi
trường của các cơ sở sản xuất đa lựa chọn dựa trên các thang mức đánh giá:

+ Không thực hiện nội dung trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

22


+ Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản kế
hoạch bảo vệ môi trường.
+ Không xây dựng, xây dựng không đúng, không vận hành, không vận hành
thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý
môi trường đa cam kết trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường đa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Phỏng vấn cán bộ phòng tài nguyên môi trường Tây Hồ về thực trạng chấp
hành kế hoạch BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Để thu thập thông tin về tình hình công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở.
Phát phiếu phỏng vấn, trong đó:
+ Điều tra 9 cơ sở, mỗi cơ sở 5 phiếu
+ Điều tra cán bộ quản lý của quận: 5 phiếu
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử ly số liệu
- Số liệu thu thập được thống kê và xử lý bằng phần mềm excel.
- Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

Đánh giá hiện trạng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

(Nguồn: Chi cục thống kê Tây Hồ 2015)
Hình 3.1: Số cơ sở sản xuất trên địa bàn quận

Trên địa bàn quận tính đến hết năm 2015 có tổng số 9227 cơ sở sản xuất được
chia thành 2 nhóm: doanh nghiệp và kinh doanh cá thể.Trong số đó thì có tới 3560
cơ sở thuộc diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.Nhưng theo báo cáo tổng hợp
23


của Phòng Tài nguyên môi trường thì chỉ có 2318 cơ sở đa tiến hành thực hiện các
thủ tục về môi trường
Như vậy, tỉ lệ cơ sở sản xuất thực hiện các thủ tục về môi trường nằm trong
ngưỡng khoảng 65%.Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 35% số cơ sở không thực hiện thủ
tục về môi trường.
Nguyên nhân dẫn đến điều này do cơ quan quản lý chưa có các biện pháp răn
đe hay thanh tra xử phạt đối với các cơ sở đó. Cũng một phần do sự thiếu trách
nhiệm của chính những người quản lý cơ sở thiếu nhận thực về công tác bảo vệ môi
trường, cố ý làm ngơ đi việc thực hiện các thủ tục về môi trường.
3.1.1. Thực

trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo vệ

môi trường tại các cơ sở trên địa bàn Hà Nội
Các cơ quan quản lý Nhà nước dựa trên các căn cứ, cơ sở pháp lý, kỹ
thuật và kinh tế mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải thực hiện để tiến
hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường của cơ sở sản xuất. Tuy
nhiên trong thực tế ta có thể thấy công tác này chưa thực sự phát huy hiệu
quả. Các đợt thanh tra, kiểm tra của Sở TNMT, cơ quan địa phương đa tăng
lên nhưng còn chưa nhiều và còn hạn chế trong việc làm rõ hành vi gây ô
nhiễm, mức độ ô nhiễm, mức độ tuân thủ các quy định môi trường của các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Từ đó dẫn đến việc tiến hành xử phạt chưa đủ
sức răn đe đối với các chủ nguồn thải không tuân thủ.
Tuy nhiên, những bất cập chung hiện nay đó là: Vẫn còn tình trạng dự

án đầu tư được các Bộ, ngành, địa phương cho phép triển khai bỏ qua quy
định về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Tình
trạng dự án được đưa vào vận hành nhưng chưa được các cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình biện
pháp bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến. Công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được tăng cường, một số
địa phương còn chưa quyết liệt, hoặc xử lý "nhẹ tay" đối với doanh nghiệp vi
phạm.

24


3.1.2. Thực

trạng công tác thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường tại các cơ

sở
Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) được xem là công cụ góp phần
hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay công cụ này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất và
chuẩn xác, gây nên nhiều bất cập trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đều xây dựng kế hoạch thanh
tra, kiểm tra các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có hoạt động sản
xuất kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường. Cử cán bộ xuống đơn vị nắm bắt
và thu thập thông tin, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật về BVMT tại cơ
sở, lập kế hoạch thanh, kiểm tra đột xuất đối với cơ sở có dấu hiệu vi phạm
hành chính về lĩnh vực BVMT. Về cơ bản các đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ
tục pháp lý về môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có đơn vị chưa
chấp hành đúng quy định pháp luật về BVMT, một số vi phạm phổ biến là:

Thực hiện không đầy đủ yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) và cam kết BVMT đa được phê duyệt, chậm tiến độ xây dựng công
trình xử lý về môi trường, chất thải nguy hại chưa được xử lý đúng quy định
của pháp luật, thực hiện giám sát định kỳ về môi trường không đúng tần suất
trong báo cáo ĐTM, bản kế hoạch BVMT. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều doanh
nghiệp đa không thực hiện đầy đủ kế hoạch như trong báo cáo Đánh giá tác
động môi trường (ĐTM). Thống kê hàng năm Bộ TN&MT nhận được khoảng
100-200 hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM. Còn ở các địa phương thì số
lượng rất khác nhau, có nơi ít, nhưng cũng có nơi thẩm định tới 100-200 hồ
sơ/năm. Thực tế thẩm định báo cáo ĐTM thời gian qua cho thấy không ít bất
cập. Chưa có sự phối hợp giữa chủ dự án và đơn vị tư vấn trong quá trình
thực hiện ĐTM. Thậm chí, nhiều trường hợp chủ đầu tư đa giao khoán, phó
mặc cho tư vấn thực hiện ĐTM trong khi trách nhiệm pháp lý với nội dung
báo cáo ĐTM là thuộc chủ dự án. Điều này dẫn đến nội dung tư vấn đôi khi

25


×