ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
*******************
Tiểu luận
THỦY SINH HỌC
Đề tài:
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN TƠM MẸ
LÊN SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG
TƠM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii)
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Lớp: CAO HỌC KHĨA XV
Chun ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Huế, tháng 3 - 2008
MỤC LỤC
Tran
g
Mở đầu..............…………………………….....…..………………………………...........2
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii)..........................................................................................3
1. Vị trí phân loại............................................................................................................3
2. Đặc điểm về hình thái.................................................................................................3
3. Vòng đời và tập tính sống .........................................................................................4
4. Đặc điểm sinh sản......................................................................................................4
a. Phân biệt giới tính.................................................................................................4
b. Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng .....................................................................5
c. Sức sinh sản .........................................................................................................5
d. Khả năng tái phát dục: .........................................................................................6
5. Đặc điểm về sinh trưởng ...........................................................................................6
6. Sự phân bố.................................................................................................................6
II. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN TÔM MẸ LÊN SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT
LƯỢNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii).............7
1. Sinh sản của tôm theo nguồn với các kích cỡ............................................................7
a. Biến động số lượng trứng của tôm theo các nguồn và kích cỡ.............................7
b. Tương quan giữa số lượng trứng và khối lượng tôm mẹ......................................7
c. Kích thước trứng...................................................................................................8
d. Số lượng ấu trùng..................................................................................................8
2. Kết quả ương ấu trùng ..............................................................................................8
a. Biến động của các yếu tố môi trường...................................................................8
b. Sự phát triển và tỷ lệ chuyển từ ấu trùng sang hậu ấu trùng (tôm bột)................9
Kết luận và kiến nghị …………………………………………………….........………10
Tài liệu tham khảo……………………………………........…………….......................11
2
1/ Đặt vấn đề
Tơm càng xanh (TCX) là lồi giáp xác thuộc bộ mười chân (Decapoda), họ tơm
càng (Palaemonidae), thường gặp ở các thuỷ vực nước ngọt và nước lợ thuộc đồng bằng
sơng Cửu Long. TCX sống trong các vùng có ảnh hưởng của thuỷ triều và các hồ tự nhiên,
hồ chứa, ao, đầm, kênh mương, ruộng lúa có nước lưu thơng trực tiếp hay gián tiếp với các
sơng lớn.
Nghề ni TCX ở đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển nhanh trong
nhiều năm qua. Theo Nguyễn Như Tiệp (2004) thì sản lượng TCX ni năm 2003 vào
khoảng 2.500 tấn. Sự mở rộng diện tích ni TCX ở ĐBSCL là nhờ vào sự quảng bá
nhanh và rộng kỹ thuật sản xuất giống TCX đến người sản xuất. Tổng sản lượng tơm giống
càng xanh sản xuất được năm 2004 là 90 triệu con so với 1 triệu con vào năm 1998 và qui
trình nước xanh cải tiến hiện được ứng dụng rộng rãi ở ĐBSCL (chiếm 88,5% số trại
giống) (Phuong et al., 2006).
Qui trình sản xuất giống Tơm càng xanh, đặc biệt là qui trình nước xanh cải tiến
hiện đang được ứng dụng phổ biến, song còn nhiều vấn đề về kỹ thuật cũng cần được
nghiên cứu và hồn thiện để nâng cao hiệu quả của qui trình. Vấn đề tơm bố mẹ hiện đang
được xem xét là một trong vài yếu tố kỹ thuật cần được nghiên cứu cải tiến. Hiện tại, hầu
hết các trại giống ở ĐBSCL sử dụng tơm mẹ từ nhiều nguồn khác nhau như tơm thu từ tự
nhiên, tơm ni vỗ và tơm thu từ các ao ni thương phẩm. Kích cỡ tơm sử dụng cũng
khác nhau theo mùa vụ hoặc theo nguồn cung cấp.
Đề tài “Đặc điểm sinh học tơm càng xanh. Ảnh hưởng của nguồn tơm mẹ
lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tơm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii)” giúp người viết hiểu biết về lồi này- lồi thủy sinh vật có giá trị dinh
dưỡng cao, là một trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu được ưa chuộng.
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lồi tơm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii).
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ đề cập đến các đặc điểm sinh học và sinh thái, ảnh hưởng
của nguồn tơm mẹ lên sức sinh sản và ấu trùng của tơm càng xanh.
3/ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được lấy từ
các nguồn thông tin như thư viện, báo, đài, internet. Dựa vào sự phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài.
Mặc dù đề tài được chuẩn bò khá công phu, nhưng chắc chắn vẫn còn sơ suất, rất
mong được sự góp ý của thầy hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tác giả chân thành
biết ơn.
4/ Cấu trúc tiểu luận:
PHẦN MỞ ĐẦU.
PHẦN NỘI DUNG
- Đặc điểm hình thái và sinh học của tơm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
- Ảnh hưởng của nguồn tơm mẹ lên sức sinh sản và ấu trùng của tơm càng
xanh(Macrobrachium rosenbergii).
3
PHẦN MỞ ĐẦU
DUNG
PHẦN KẾT LUẬN.
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii).
1. Vị trí phân loại.
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879
Họ: Palaemonidae
Bộ: Decapoda
Lớp phụ: Eumalacostraca
Lớp: Malacostraca
Tên tiếng việt: Tôm Càng xanh
Tên tiếng Anh: Giant freshwater prawn
2. Đặc điểm về hình thái
Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt giữa tôm càng và các nhóm tôm khác.
TCX có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận,
đôi khi có màu nâu nhạt.
Cấu tạo cơ thể gồm : Phần đầu ngực phiá trước và phần bụng phiá sau. Phần đầu
ngực lớn, có dạng hơi giống hình trụ, gồm phần đầu với 5 đốt gần nhau, mang 5 đôi phụ bộ
và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ
dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. Mỗi đốt
mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp
chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ
trước và sau nó. Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên. Cơ thể có dạng hơi
cong như hình dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về phiá sau. Ở tôm nhỏ có màu trong
sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những
vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể.
Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uống cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi
hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và
10-15 răng dưới chủy.
Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có chức
năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và
nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân ngực để bơi và một đôi
4
PHẦN NỘI DUNG
chân đuôi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyển hoá
thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ.
Đặc điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đôi càng sẽ thay đổi theo
từng giai đoạn thành thục của tôm, nhất là ở tôm đực. Quá trình thay đổi được thể hiện qua
các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng cam nhạt, tôm càng cam đậm, tôm càng cam đậm
chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già.
3. Vòng đời và tập tính sống
Vòng đời của Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
(Theo L. B. Holthuis, 1980)
Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003), vòng đời
TCX được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Khi
tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng
chính nơi này sẽ xảy ra quá trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm
trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18 ‰, ở đó ấu trùng được nở ra và sống
trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplii)
biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn
lên ở đây.
Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nổi trong nước. Sang thời kỳ
hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống ở đáy, bám vào cây cỏ; giá
thể… Tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn náu vào ban ngày và tích cực hoạt động
vào ban đêm. TCX có tập tính ăn thịt lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong nuôi ở mật độ
cao hoặc khi bị thiếu thức ăn (Ismael và New, 2000). Vì vậy, việc dùng giá thể tăng chổ ẩn
nấp, hạn chế hiện tượng này để nâng cao tỷ lệ sống của tôm đã được đề xuất trong nuôi
thương phẩm (Ling, 1969; Fujimuta và Okamoto, 1972; Sandifer và Smith, 1975, 1977,
1983; Faria và Valenti, 1996; Sampaio, 1995; Alston và Sampaio, 2000).
4. Đặc điểm sinh sản
a. Phân biệt giới tính
Dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được TCX đực và cái dễ dàng. Ở tôm
trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực
to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái. Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, thô và to
5