Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 220 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ KIM VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀNH CHÍNH CÔNG

HÀ NỘI, 2017


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ KIM VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI


TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số: 62348201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀNH CHÍNH CÔNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trần Văn Giao
2. TS Đào Dăng Kiên

HÀ NỘI, 2017


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công tình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả luận án

Vũ Thị Kim Vân


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ cái viết tắt


Tên đầy đủ

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

BKHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BLLĐ

Bộ luật lao động

BTO

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
– kinh doanh

BOT

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh
– chuyển giao

BR – VT

Bà Rịa – Vũng tàu

BT


Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN

Công nghiệp

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CP

Chính phủ

DV

Dịch vụ

DN

Doanh nghiệp


GCN

Giấy chứng nhận

EU

Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

HĐND

Hội đồng nhân dân

KD

Kinh doanh

KHCN

Khoa học công nghệ

KTTĐ


Kinh tế trọng điểm

KT – XH

Kinh tế - Xã hội


5

KCN, KCX, KCNC

Khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao

KTQT

Kinh tế quốc tế

NCS

Nghiên cứu sinh

NSNN

Ngân sách Nhà nước



Nghị định


QH

Quốc Hội

QHLĐ

Quan hệ lao động

QLNN

Quản lý nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

VP

Văn phòng

XH


Xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


6

DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ (hiện nay)

76

Bảng 3.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ giai


78

đoạn 2005 – 2015
Bảng 3.3. Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo địa phương trong vùng Đông Nam

80

Bộ so với cả nước (giai đoạn 2005 – 2015)
Bảng 3.4. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ (năm

80

2015)
Bảng 3.5. Tình hình cấp phép và thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài tại vùng

107

Đông Nam Bộ (tính đến tháng 12/2015)
Bảng 3.6. Bảng so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Nam

109

Bộ
Bảng 3.7. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và mặt bằng

102

kinh doanh
Bảng 3.8. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Dương (giai đoạn


188

2007 – 2015)
Bảng 3.9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP Hồ Chí Minh (giai

189

đoạn 2007- 2015)
Bảng 3.10. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đồng Nai (giai đoạn 2007

190

– 2015)
Bảng 3.11. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bà Rịa – Vũng Tàu (giai

191

đoạn 2007 – 2015)
Bảng 3.12. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Phước (giai đoạn

192

2007 – 2015)
Bảng 3.13. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tây Ninh ( giai đoạn 2007

193

– 2015 )
Bảng 3.14. Số tỉnh được qui định vào vùng KTTĐ theo quyết định của Thủ


194

tướng Chính phủ năm 1997 và năm 1998
Bảng 3.15. Số tỉnh được qui định vào vùng KTTĐ theo quyết định số 145,

196


7

146, 148/2004/QĐ – Ttg của Thủ tướng Chính phủ
Bảng 3.16. Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm cho đến nay

196

Bảng 3.17. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN, KCX TP Hồ Chí Minh tính đến tháng

198

11/2015
Biểu đồ 2.1. Tổ chức chính quyền địa phương theo thứ bậc

48

Biểu đồ 2.2. Tổ chức chính quyền của Hàn Quốc

48

Biểu đồ 2.3. Tổ chức chính quyền địa phương nằm ngang


49

Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng vốn FDI của khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 -

82

2014
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng vốn FDI vào vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 –
2015 theo lĩnh vực đầu tư

83

Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng vốn FDI đổ vào vùng Đông Nam Bộ theo quốc gia

86

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí

104

Minh

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố

104

Hồ Chí Minh
Biểu đồ 3.6. Thứ tự nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI theo
địa phương


114


8

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

6

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7


5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

8

6. Kết cấu của luận án

9

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

10

1.1. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN

10

LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp

10

nước ngoài nói chung và quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh của các tác giả ngoài nước
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp

15

nước ngoài nói chung của các tác giả trong nước
1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp


23

nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh của các tác giả trong nước
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VỀ

27

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI NÓI CHUNG VÀ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH NÓI
RIÊNG, CÁC KHOẢNG TRỐNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẦN
NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá chung các công trình đã công bố về quản lý nhà

27

nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và
của chính quyền cấp tỉnh nói riêng
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được đề cập tới

29

trong các nghiên cứu nêu trên
1.2.3. Định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án

30


9

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI


32

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH CẤP TỈNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

32

2.1.1. Một số khái niệm

32

2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

32

2.1.1.1. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

33

2.1.2.Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài

34

2.1.2.1. Phân loại theo hình thức thâm nhập đầu tư

34


2.1.2.2. Phân loại theo quy định của pháp luật Việt Nam

34

2.1.2.3. Phân loại theo các cấp hành chính

35

2.1.3. Tính tất yếu khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài

36

2.1.4. Tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài

37

2.1.4.1.Đối với nước đi đầu tư

37

2.1.4.2.Đối với nước nhận đầu tư

37

2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

38

NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
2.2.1. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước


38

ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh
2.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước

38

2.2.1.2. Khái niệm chung về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp

41

nước ngoài
2.2.1.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đầu tư trực

41

tiếp nước ngoài
2.2.2. Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các

43

đơn vị hành chính cấp tỉnh
2.2.2.1. Quan niệm về đơn vị hành chính cấp tỉnh

43

2.2.2.2. Khái niệm và các chức năng quản lý nhà nước đối với đầu

45


tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh
2.2.2.3. Nội dung của quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp

46


10

nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh
2.2.2.4. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước

52

ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ

53

NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
2.3.1. Chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia và chất lượng công

54

tác quy hoạch của địa phương
2.3.2. Chất lượng của văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối

54


với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và văn bản pháp luật về
quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa
phương
2.3.3. Tổ chức và hiệu lực tổ chức thực hiện những văn bản pháp

55

luật về QLNN đối với FDI cấp tỉnh
2.3.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh trong

56

QLNN đối với FDI cấp tỉnh
2.3.5. Công tác thanh tra và kiểm tra trong QLNN đối với FDI của

56

chính quyền cấp tỉnh
2.3.6. Cơ chế hợp tác quốc tế của địa phương

57

2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

58

ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn


58

vị hành chính cấp tỉnh của một số quốc gia trên thế giới
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

58

2.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

60

2.4.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

61

2.4.1.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

62

2.4.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quản lý của

63

các quốc gia về FDI cho các vùng kinh tế và các tỉnh, thành phố ở


11

Việt Nam
2.4.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư


64

2.4.2.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư:

64

2.4.2.3. Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà

64

đầu tư:
2.4.2.4. Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ

65

2.4.2.5. Các chính sách ưu đãi về dịch vụ

65

2.4.2.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng

65

2.4.2.7. Coi trọng đầu tư cho giáo dục
2.4.2.8. Cải thiện sự liên kết vùng giữa các đơn vị hành chính có sự

66

tương đồng nào đó về phát triển kinh tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

67

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

68

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH,
THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ.
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ

68

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ
ĐÔNG NAM BỘ
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ

68

3.1.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành

71

phố Đông Nam bộ
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ

80

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
3.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật cụ thể hóa, hướng dẫn

80

hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ.
2.2.1.1. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật về đầu tư trực
tiếp nói chung (áp dụng đối với cả nước và các tỉnh, thành phố miền
Đông Nam Bộ)

81


12

3.2.1.2. Các quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động

83

đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.1.3. Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về quản

87

lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố vùng
Đông Nam Bộ
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư trực

90


tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ
3.2.2.1. Chính phủ

90

3.2.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

91

3.2.2.3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

93

của chính quyền cấp tỉnh ở nước ta
3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư

96

trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ.
3.2.3.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về cấp

97

giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
3.2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp

100

nước ngoài sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư

3.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải

106

quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại
một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ
3.2.4.1. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra

106

3.2.4.2. Thực trạng khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

106

3.2.4.3. Thực trạng vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật

110

3.2.5. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến

114

lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số
tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

116



13

NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ
3.3.1. Ưu điểm

116

3.3.1.1. Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật cụ

116

thể hóa, hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ.
3.3.1.2. Ưu điểm trong công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

121

đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng
Đông Nam Bộ
3.3.1.3. Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp

121

nước ngoài
3.3.1.4. Ưu điểm trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,

125

giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông

Nam Bộ
3.3.1.5. Ưu điểm trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện

125

chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
một số tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ.
3.3.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư

126

trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ
3.3.2.1. Hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành quy định

126

pháp luật
3.3.2.2.Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước

130

ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ
3.3.2.3. Hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực

131

tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ
3.3.2.4. Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,

136


giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông
Nam Bộ
3.3.2.5. Hạn chế trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện

137


14

chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

139

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

140

Chương 4. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

142

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
4.1.


QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

142

VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
4.2.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

143

VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH,
THÀNH PHỐ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
4.2.1. Phương hướng về công tác xây dựng và ban hành pháp luật

143

4.2.2. Phương hướng thu hút, thẩm định, tiếp nhận các dự án đầu tư

144

trực tiếp nước ngoài
4.2.3. Phương hướng liên kết giữa các tỉnh, thành phố vùng Đông

144

Nam Bộ
4.3.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU

146

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG
ĐÔNG NAM BỘ

4.3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong

146

QLNN đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.3.1.1. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều

146

chỉnh hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư
4.3.1.2. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư

146

trực tiếp nước ngoài giai đoạn sau cấp giấy phép đầu tư cho các
nhà đầu tư nước ngoài
4.3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật do chính quyền địa

148


15


phương một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ ban hành
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trực

151

tiếp nước ngoài
4.3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện pháp luật

152

trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.3.3.1.Giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư

152

cho các nhà đầu tư nước ngoài
4.3.3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện pháp luật

154

giai đoạn sau cấp giấy chứng nhận đầu tư
4.3.4. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải

159

quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài
4.3.5. Giải pháp trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến

159


lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số
tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ
4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

160

NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT
SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ
4.4.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đầu tư

160

trực tiếp nước ngoài
4.4.2. Kiến nghị về liên kết giữa các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ

164

4.4.3. Kiến nghị về hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quản quản lý nhà

167

nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

168

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


169
172


16

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại
khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ
kinh tế quốc tế. FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể
thiếu của mọi quốc gia trên thế giới kể cả những nước đang phát triển hay những
nước phát triển cao. Cụ thể ở cấp quốc gia FDI có vai trò: kích thích công ty khác
tham gia đầu tư, góp phần thu hút viện trợ phát triển chính thức, gia tăng tốc độ
tăng trưởng kinh tế, do đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước, FDI góp phần
đáng kể trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Đối với các quốc gia chậm và đang phát triển ngoài các vai trò nêu trên, FDI
còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong
sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. FDI còn có vai trò tích
cực trong việc góp phần giải quyết việc làm và quan trọng hơn cả là đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các nước chậm và đang phát triển. Số lượng
lao động có việc làm và chuyên môn cao ở trong nước ngày càng tăng, và điều cơ
bản mà FDI đã làm được đó là không chỉ nâng cao tay nghề mà còn thay đổi tư duy
và phong cách lao động theo kiểu công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiếp thu
chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến bộ.
Đối với các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh FDI cũng có vai trò đáng kể
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển dịch vụ, công
nghiệp có tỷ trọng lợi nhuận cao. FDI cũng góp phần thay đổi lớn “ bộ mặt” của
các địa phương bằng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng

các nhà máy xí nghiệp trong đó, cơ sở hạ tầng của địa phương cũng được phát triển,
bên cạnh đó FDI còn có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò quan trọng đối với các quốc gia nói chung và các
đơn vị hành chính cấp tỉnh FDI cũng bộc lộ nhiều mặt trái của quá trình đầu tư đặc
biệt đối với các nước chậm và đang phát triển. Ô nhiễm môi trường đáng báo động
và tham vọng chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI không thành là hồi
chuông cảnh báo cho chính sách thu hút FDI thiếu cẩn trọng. An ninh trật tự xã hội
và các vấn đề có liên quan đến truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc, phân


17

hóa giàu nghèo giữa các vùng miền, vấn đề bóc lột, vấn đề giai cấp …phát sinh.
Chính vì vậy không thể thiếu được vai trò của Nhà nước trong quản lý FDI. Trên
đây là lý do mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện quản lý nhà nước
đối với FDI.
Bên cạnh vai trò quản lý FDI của Nhà nước không thể không đề cập đến vai
trò quản lý FDI của các chính quyền địa phương cấp tỉnh. Tùy theo thể chế nhà
nước của các quốc gia, chính quyền địa phương cấp tỉnh có các mức độ khác nhau
về quyền tự chủ trong quản lý xã hội, nhưng nhìn chung đều phải tuân thủ khung
pháp luật, chính sách của trung ương. Tuy nhiên phần lớn chính quyền trung ương
không bao quát được hết lãnh thổ quốc gia và để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, chính quyền địa phương được thành lập và thực hiện chức năng quản lý công
trong phạm vi địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có FDI.
Vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với FDI rất quan
trọng và cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp tác và liên kết với nhau trong việc khai
thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnh thổ của các doanh nghiệp
FDI. Cụ thể: trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải
sản,…), khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên ( như đất đai, thời tiết, sông hồ, bờ
biển, thềm lục địa…); sử dụng nguồn nhân lực; xử lí chất thải, bảo vệ môi trường

sinh thái; sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cung ứng điện nước, bưu
chính viễn thông…) trong đó rất quan trọng là vai trò quản lý đất đai, tài nguyên,
khoáng sản, môi trường của chính quyền cấp tỉnh đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Chính vì các doanh nghiệp FDI trên địa bàn lãnh thổ phát sinh nhiều mối
quan hệ như trên nên đòi hỏi phải có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động
của chúng, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thanh tra, giám sát để đảm bảo FDI đạt hiệu
quả cao trên địa bàn lãnh thổ. Trên đây là những lý do quan trọng cần thực hiện tốt
công tác quản lý nhà nước đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh góp phần đạt hiệu
quả cao trong quản lý nhà nước đối với FDI trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, số liệu từ Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cho thấy FDI đã khẳng định vai trò quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều
này được thể hiện qua đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,


18

chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Điểm
đáng lưu ý là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đi liền với xuất hiện nhiều sản
phẩm công nghiệp mới, có giá trị gia tăng cao. Khu vực có vốn nước ngoài đã trở
thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh khu vực nhà nước và khu
vực ngoài nhà nước [17,Tr 2]. Thành tựu của FDI đã phản ánh những thành công
của công tác quản lý nhà nước đối với FDI đó là:
- Nhà nước đã từng bước hoàn thiện khung pháp luật về FDI và khung pháp lý
của các lĩnh vực có liên quan đến FDI như luật về FDI ban hành lần đầu tiên vào
năm 1987, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào năm 1992, 1996, 2005, 2014, mỗi
lần sửa đổi, bổ sung đều hoàn thiện hơn môi trường FDI ở Việt Nam. Bên cạnh đó
pháp luật có liên quan đến FDI như đất đai, môi trường, chuyển giao khoa học,
công nghệ, pháp luật về lao động và thuế cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần
cùng làm hoàn thiện hơn môi trường FDI ở Việt Nam.

- Thực hiện xây dựng và tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối
với FDI theo hướng tinh gọn, đồng bộ và thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Công tác tổ chức thực hiện qui định pháp luật về FDI cũng đạt nhiều thành
tự đáng kể gắn với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.
Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phân theo quy hoạch vùng lãnh thổ theo
quyết định số 910/1997/QĐTTg. Theo quyết định này khu vực Đông Nam Bộ bao
gồm các địa phương có địa giới hành chính và vị trí địa kinh tế nằm trong không
gian kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6
tỉnh: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây
Ninh, Bình Phước. Theo Cục đầu tư nước ngoài [192], trong năm 2015 vùng thu
hút được 663 dự án cấp mới và 287 dự án tăng vốn với tổng số vốn cả đăng ký cấp
mới và tăng vốn là 7,79 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu tư so với cả nước và là
vùng dẫn đầu đầu tư nước ngoài năm 2015. Các thành công về FDI nêu trên là kết
quả của các chủ trương, chính sách, qui định pháp luật đúng đắn mà Trung ương
ban hành cùng với những thành công trong quản lý nhà nước của các tỉnh, thành
phố vùng Đông Nam Bộ. Một số thành công trong quản lý FDI của các tỉnh, thành
phố vùng Đông Nam Bộ cụ thể như sau:


19

- Công tác ban hành các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện
các Luật, nghị định do Trung ương ban hành về lĩnh vực FDI phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của địa phương kịp thời.
- Công tác tổ chức thực hiện các qui định, chính sách về FDI năng động, sáng tạo
- Tư duy của các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ rất rõ ràng,
quyết tâm trong thu hút FDI.
Bên cạnh những thành công đạt được trong FDI ở nước ta thời gian qua,
những hạn chế của quá trình này cũng bộc lộ khá rõ nét như sự phân bố các dự án
FDI chưa đồng đều trong vùng Đông Nam Bộ; Quy mô các dự án đầu tư không

lớn; các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là khai
thác khoáng sản; Về mặt kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “
lỗ giả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện tượng nợ xấu và
chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia
tăng; các vấn đề ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu …phát sinh tại các tỉnh,
thành phố vùng Đông Nam Bộ . Hạn chế, bất cập của hoạt động FDI không thể
không có liên quan đến hạn chế, bất cập của hoạt động QLNN đối với FDI, cụ thể
như sau:
-

Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến FDI còn thiếu và chưa đồng bộ

-

Việc đảm bảo các yếu tố của cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút FDI của các tỉnh,

thành phố vùng Đông Nam Bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh
tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả.
-

Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI còn nhiều

bất cập.
-

Chưa thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý FDI giữa sở Kế hoạch và

Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, ủy ban nhân dân tỉnh trong xét duyệt các
dự án đầu tư gây khó khăn, chậm trễn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào
đó trong các qui định hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách về FDI của chính

quyền các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ còn qui định về “các trường hợp đặc
biệt” khi xét duyệt các dự án FDI dễ dẫn đến tiêu cực trong quản lý FDI. Tình trạng
quan liêu, hách dịch, tham nhũng vẫn còn tồn tại trong quản lý FDI tại các tỉnh,
thành phố vùng Đông Nam Bộ.


20

-

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ

môi trường, về công nghệ, về lao động đặc biệt về thuế của cơ quan chức năng các
tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ đối với các doanh nghiệp FDI còn nhiều bất cập
dẫn đến nhiều sai phạm lớn của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua, như vụ
việc của công ty Vê đan ở Đồng Nai.
-

Đông Nam Bộ là một vùng kinh tế năng động đặc biệt trong lĩnh vực FDI,

tuy nhiên sự liên kết giữa các địa phương, ví dụ về giao thông, hệ thống thoát nước,
về môi trường... để có được một môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhằm thu hút FDI
còn rất hạn chế, thậm chí còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa
phương để lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài...
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nói trên bao gồm nguyên nhân chủ
quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức,
trình độ, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức, nguyên nhân khách quan xuất phát
từ tiềm lực, xuất phát điểm về kinh tế của đất nước ta còn thấp cộng thêm các yếu
tố lịch sử, văn hóa...
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài luận án Tiến sỹ :“Quản

lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh , thành phố Đông
Nam Bộ” là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
nhất định.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề về lý luận và thực
tiễn có liên quan đến quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh
tại một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ nhằm xây dựng những giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố
Đông nam bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về QLNN đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh.


21

- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hoạt động
QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và rút ra một số bài học cho hoạt động
QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ, nơi dẫn đầu cả nước về đầu tư
trực tiếp nước ngoài, bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối
với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh , thành phố Đông Nam bộ trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Về lý luận
Đối tượng nghiên của luận án là những vấn đề về lý luận về QLNN đối với
đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan trực tiếp như: các lý thuyết về FDI, khái
niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng, nội dung quản lý nhà nước đối với FDI tại các
đơn vị hành chính cấp tỉnh, kinh nghiệm QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với
FDI tại một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
3.1.2. Về thực tiễn
Đối tượng nghiên cứu về thực tiễn của hoạt động QLNN về FDI tại một số
tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ, bao gồm
các tỉnh, thành phố sau đây: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng
Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước.
3.2.2. Về thời gian nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu QLNN về FDI tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông
Nam bộ trong gia đoạn từ 2005 đến năm 2014. Ngoài ra, một số nội dung trong
luận án được phân tích với số liệu cập nhật đến năm 2015.


22

3.2.3. Về nội dung nghiên cứu của luận án
Theo tác giả, Nội dung QLNN đối với FDI nói chung hay của chính quyền
cấp tỉnh cũng diễn ra trong 3 giai đoạn khác nhau sau đây:
-

QLNN trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ( giai


đoạn trước khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư )
-

QLNN trong giai đoạn cấp GCN đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài

-

QLNN giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI ( giai đoạn sau khi các nhà

đầu tư nước ngoài được cấp GCN đầu tư )
Trong phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận án, tác giả xin phép chỉ
đề cập tới hoạt động QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với FDI trong 2 giai
đoạn: giai đoạn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và giai
đoạn triển khai dự án FDI là giai đoạn sau khi các nhà đầu tư nước ngoài được cấp
giấy chứng nhận đầu tư.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Tác giả đã hệ thống hóa và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về hoạt động
FDI, về hoạt động quản lý FDI, vấn đề QLNN về FDI của chính quyền cấp tỉnh,
vấn đề liên kết vùng trong FDI, cụ thể như sau:
Trong luận án tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận với hoạt động FDI: khái
niệm của Ngân hàng thế giới ( WB ) , khái niệm của Tổ chức hợp tác kinh tế và
phát triển OECD; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đầu tư nước ngoài nói
chung và FDI nói riêng;
Bên cạnh nghiên cứu về FDI, luận án còn nghiên cứu một cách toàn diện về
hoạt động QLNN đối với FDI nói chung và QLNN đối với FDI tại các đơn vị hành
chính cấp tỉnh của quốc gia trong đó có đề cập đến vấn đề liên kết vùng.
Trong luận án tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của chính quyền
cấp tỉnh đối với FDI tại một số quốc gia qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm
về QLNN đối với FDI của một số quốc gia Châu Á và trên thế giới nhằm bổ sung

vào lý luận QLNN đối với FDI tại vùng Đông Nam bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung


23

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận nêu trên về mặt lý luận, luận án còn đề
cập tới những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với FDI để làm
cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Tác giả khảo sát các vấn đề nói trên về không gian: tại một số tỉnh, thành
phố vùng Đông nam bộ, đây cũng là một điểm mới trong luận án, bởi vì các nhà
khoa học trước đó nghiên cứu thu hút FDI (không phải nghiên cứu QLNN) tại một
địa phương nào đó như Nghệ An, Vĩnh Phúc...hoặc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chưa tác giả nào nghiên cứu QLNN đối
với FDI tại các tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ, thêm nữa trong luận án tác giả
phân tích khá kỹ lưỡng về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động FDI trên phạm vi cả
nước nói chung và ở một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ nói riêng, nghiên cứu
toàn diện về hai mặt ưu điểm và hạn chế trong liên kết các tỉnh, thành phố vùng
Đông Nam Bộ.
Tác giả cho rằng về thực tiễn luận án có thể được sử dụng trong công tác
giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng về kinh tế, về quản lý kinh
tế, tại các trường Chính trị tỉnh, thành phố. Luận án có thể được sử dụng cho các
nhà nghiên cứu về các vấn đề có liên quan quan trong luận án sau này, luận án cũng
có thể được sử dụng tham khảo trong một số cơ quan QLNN tại vùng Đông Nam
Bộ trong hoạch định các chính sách, ban hành các văn bản quản lý trong lĩnh vực
quản lý FDI.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong luận án tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này được sử dụng trong phần
tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài QLNN đối với FDI và trong

phần cơ sở lý luận của luận án, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn
diện hơn, từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong phần đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động FDI tại một số tỉnh,
thành phố vùng Đông Nam bộ của luận án ( chương 3 ), trên cơ sở khung lý thuyết
tác giả đã xây dựng ở chương 2.


24

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: phương pháp này được sử dụng nhằm
làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê và so sánh: phương pháp này được sử dụng trong
phần đánh giá thực trạng ở chương 3 của luận án.
- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được sử dụng để thẩm vấn và
kiểm nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu
ngành quản lý về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI nói
riêng. Những kinh nghiệm, gợi ý, của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả
trong quá trình đưa ra những giải pháp ở chương 4.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ
Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ



25

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói chung và quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của
chính quyền cấp tỉnh của các tác giả ngoài nước
Quản lý nhà nước đối với FDI là hoạt động quan trọng của các quốc gia theo
xu thế hội nhập, mở cửa trên thế giới hiện nay, bởi vậy đây là nội dung được các
học giả trên thế giới nghiên cứu, tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bào gồm:
- Nghiên cứu của tác giả Agrawal (2000) sử dụng số liệu của các nước Nam
Á trong giai đoạn từ năm 1960 và 1996 để phân tích hoạt động quản lý nhà nước
đối với FDI tuy nhiên chỉ dưới góc độ quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ
suất lợi nhuận đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước này. Kết quả nghiên cứu của
tác giả cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ đầu tư của các
nước này là tỷ lệ FDI ròng/GDP. Cụ thể, tỷ lệ FDI ròng/GDP tăng 1% sẽ
mang lại tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng 1,81%. Đặc biệt, khi sử dụng biến trễ để kiểm
định tác động lâu dài của FDI đối với đầu tư trong nước, tác giả đã tìm ra kết quả là
tỷ lệ FDI ròng/ GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng hơn 5%.
Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư vào các nước Nam Á vẫn còn thấp và nguồn vốn FDI được
cho là ít có tác dụng hơn nguồn vốn trong nước.
- Giống như Agrawal (2000), Krkoska (2001) cũng nghiên cứu về quản lý
nhà nước đối với FDI tuy nhiên cũng chỉ nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước
đối với vốn đầu tư FDI vào 25 nền kinh tế chuyển đổi và cho ra kết quả hơi khác so
với kết quả nghiên cứu của Agrawal Agrawal. Tác giả nhận thấy vốn FDI có tác
động tích cực đến sự hình thành tổng vốn đầu tư trong nước. Krkoska (2001) ước
tính tác động của FDI vào tổng vốn cố định bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không
cân bằng từ 25 nền kinh tế chuyển đổi, giai đoạn 1989 -2000. Kết quả cho thấy khi

FDI tăng 1% sẽ làm tăng 0,7% tổng vốn cố định, trong khi một phần trăm tăng vốn
hoá thị trường vốn, kết quả tín dụng trong nước tăng 0,2% hoặc ít hơn 0,1 %,
tương ứng, tăng hình thành tổng vốn cố định. Krkoska kết luận rằng vốn FDI, tín
dụng trong nước và thị trường vốn trong nước là tất cả các nguồn tài chính quan


×