Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

THUYẾT MINH HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.63 KB, 15 trang )

THUYẾT MINH HOÀN CÔNG
CÔNG TRÌNH: CẦU KM1330+395
GÓI THẦU SỐ: 11- CYPK6
DỰ ÁN: “CẢI TẠO, NÂNG CẤP TẢI TRỌNG CÁC CẦU YẾU CÒN LẠI TRÊN
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - TP. HỒ CHÍ MINH”
ĐỊA ĐIỂM XD: CẦU KM1330+395 -TUYẾN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - TP. HCM
I. QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN TK VÀ THI CÔNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH:
1 CĂN CỨ ĐỂ LẬP ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
1.1 Các quy định của nhà nước
• Luật xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
• Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
• Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng công trình;
• Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung
nghị định 209/2004/NĐ-CP;
1.2 Các văn bản, tài liệu liên quan đến dự án
• Quyết định số 3303/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải (GTVT) về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Cải tạo, nâng cấp tải
trọng các cầu yếu còn lại trên tuyến ĐS Hà Nội – TP Hồ Chí Minh”
• Quyết định số2395/QĐ-BGTVT ngày 14/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc điều
chỉnh một số tiêu chuẩn kỹ thuật dự án: “Cải tạo, nâng cấp tải trọng các cầu yếu còn lại
trên tuyến ĐS Hà Nội – TP Hồ Chí Minh”
• Văn bản số 2991/QĐ-BGTVT ngày 29/6/2006 của Bộ GTVT ủy quyền cho Tổng công
ty ĐSVN phê duyệt Khung tiêu chuẩn dự án;
• Quyết định số 40/QĐ-BGTVT ngày 06/01/2009 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải
về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư xây dựng công trình”Cải tạo, nâng
cấp tải trọng các cầu yếu còn lại trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh”.
• Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 02/HĐTV-2009 ngày 09/4/2009 giữa Đại diện Chủ đầu tư


– Ban QLDA ĐS Khu vực 3 và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT
về việc thực hiện dịch vụ Tư vấn gói thầu số 19: Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, lập
dự toán; khảo sát, lập hồ sơ phương án giải phóng mặt bằng và cắm cọc GPMB – dự
án:“Cải tạo, nâng cấp tải trọng các cầu yếu còn lại trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.
Hồ Chí Minh”.
• Quyết định số CH17/2009/QĐ-ĐS ngày 21/8/2009 của Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam về việc Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát – thiết kế bước thiết kế bản vẽ thi công. Gói
thầu số 19 : Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán ; Khảo sát, lập hồ sơ
phương án GPMB và cắm cọc GPMB thuộc Dự án :“Cải tạo, nâng cấp tải trọng các
cầu yếu còn lại trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh”.
• Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình dự án “Cải tạo, nâng cấp tải trọng các cầu yếu
còn lại trên tuyến ĐS Hà Nội – TP Hồ Chí Minh” do Công ty CP Tư vấn Đầu tư và
Xây dựng GTVT lập tháng 10/2008;
• Tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn do Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây
dựng GTVT lập tháng 10/2010;


2 GIỚI THIỆU CHUNG
2.1 Giới thiệu gói thầu xây lắp số 11
Cầu Km1330+395 nằm trong gói thầu xây lắp số 11 là 1 trong 16 gói thầu xây lắp
thuộc dự án “Cải tạo, nâng cấp tải trọng các cầu yếu còn lại trên tuyến Đường sắt Hà
Nội – TP Hồ Chí Minh”. Gói thầu xây lắp số 11 gồm 10 cầu: Cầu Vĩnh Chân
Km1318+715; cầu Km1321+317; cầu Km1322+596; cầu Km1330+395; cầu
Km1330+586; cầu Hồ Tân Km1341+727; cầu Sông Trường Km1342+353; cầu Suối
Sâu Km1346+618; cầu Km1364+445 và cầu Km1376+302
2.2 Thực trạng công trình đang khai thác
• Cầu Km1330+395 thuộc địa phận xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa, cầu
nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh.
• Hiện tại cầu gồm 1 nhịp dầm thép I800 tổ hợp tán ghép có chiều dài L d= 11.14m, chiều
dài toàn cầu là L=15,13m. Dầm thép đã han gỉ nặng, nhiều ri vê đã lỏng, thối đầu. Mố

chữ U bằng bê tông, hiện tại đã có nhiều vết nứt ngang thân 1-2mm, bê tông thân mố
đã bị phong hóa.
• Đường trên cầu và 2 đầu cầu: Ray chạy tàu P43, ray hộ bánh P30, tà vẹt đường hai đầu
cầu là tà vẹt thép, liên kết với ray chạy tàu bằng cóc đàn hồi. Nền đường hai đầu cầu là
nền đường đắp, ổn định.
2.3 Quy mô cầu theo thiết kế cơ sở được duyệt:
• Bình diện : Giữ nguyên hiện tại.
• Trắc dọc : Điều chỉnh trắc dọc đáp ứng yêu cầu quy định và phù hợp với cầu thiết kế.
• Kết cấu phần trên : Thay mới nhịp hiện tại bằng 01 nhịp dầm thép mặt cầu tà vẹt gỗ,
chiều dài nhịp L = 16,90 m.
• Kết cấu phần dưới: Làm mới 2 mố chữ U bằng BTCT móng nông đặt trên nền thiên
nhiên
3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CẦU
3.1 Địa hình:
Cầu Km1330+395 cách ga Cây Cày 1.4 Km về phía Nam, bắc qua nhánh suối nhỏ, địa
hình khu vực cầu là đồi núi thấp, có độ cao trung bình từ 200-450m như núi Hòn Dù
cao 414m... Địa hình xung quanh khu vực cầu tương đối bằng phẳng, bên trái tuyến là
hòn Dù, bên phải tuyến là quốc lộ 1A.
3.2 Khí hậu:
Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính
chất của khi hậu đại dương nên tương đối ôn hòa.
• Các đặc trưng nhiệt độ không khí tháng năm:
Tháng
Ttb(oC)



I

II


III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

23.9 24.5 25.8 27.2 28.2 28.3 28.2 28.8 27.4 26.3 25.3 24.4 26.5

Độ ẩm tương đối trung bình của không khí (%):
Tháng

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII Năm

Độ ẩm (%) 78.6 78.9 80.6 81.2 80.8 79.3 78.8 79.3 82.3 83.9 83.2 79.5 80.5




Vận tốc gió trung bình:
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII Năm

V (m/s)

3.2

3.1

2.9

2.9


2.8

2.7

2.7

2.7

2.5

2.4

3.2

3.4

2.9

Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm):
Tháng
X (mm)

I

II

III

IV


V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm

49.6 17.9 31.4 40.0 61.2 46.9 41.6 53.5 162.2 322.3 359.6 174.1 1360.3


3.3 Thuỷ văn:
3.3.1 Thủy văn chung:
• Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ
10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông
đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ
biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông.
• Sông Cái (còn có tên là sông Phú Lộc,sông Cù, ở phần thượng lưu có tên là sông Thác
Ngựa) có độ dài 79 Km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812m chảy qua Khánh Vĩnh,
Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển.Ở thượng lưu và trung lưu, sông có nhiều thác
ghềnh như thác Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay... Khi chảy đến địa phận thôn Xuân
Lạc (Xã Vĩnh Ngọc) thì chia làm hai chi lưu. Một chi, chảy men theo núi Đồng Bò đổ

ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân). Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm
hai nhánh. Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) và chảy
ra biển. Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi hội
nước vào dòng chính, chảy ra biển qua Cửa lớn(Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh sông
này, nổi lên các cồn, bãi Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn.
• Sông Dinh (còn gọi là sông Cái Ninh Hòa, sông Vĩnh An,sông Vĩnh Phú...) bắt nguồn
từ vùng núi Chư H’Mư (đỉnh cao 2.051m) thuộc dãy Vọng Phu, chảy theo hướng bắc
nam, khi đến Eakrơngru, dòng sông mở rộng và chảy lệch sang hướng Tây Bắc-Đông
Nam.Qua khỏi Dục Mỹ, về phía hạ lưu, sông nhận thêm nước của suối Bông và đến
Tân Lạc, sông nhận thêm nước của suối Trầu. Chảy đến Ngũ Mỹ, sông đổi hướng Tây
– Đông, cách Ninh Hòa khoảng 1Km,còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay(sông
Dõng). Các phụ lưu lớn (Đá Bàn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dòng chính ở hạ lưu tạo
thành mạng với sông Dinh, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985 km2, bao
trùm toàn bộ huyện Ninh Hòa.Sau khi chảy qua Thị trấn ninh Hòa, sông lại chia ra
nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao, rồi
qua cửa Hà Liên đổ ra đầm Nga Phú.
• Mùa lũ trong vùng thường kéo dài 3 tháng, bắt đầu vào tháng X và kết thúc vào cuối
tháng XII. Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng VIII-IX, vào thời kỳ này là thời kỳ
chuyển tiếp giữa mùa cạn sang mùa lũ của lưu vực, mặt đệm lúc này đang bị khô nên
có tính háo nước lớn, khi mưa rơi xuống lưu vực bị mất nhiều nước do thấm, nên lũ
thời kỳ này thường nhỏ có dạng đỉnh nhọn và đơn lẻ. Lũ chính vụ thường xuất hiện vào
tháng X, XI vào thời kỳ này do sự xuất hiện liên tục của các hình thái gây mưa lớn như
Bão, áp thấp và dải hội tụ gây ra những trận mưa lớn liên tiếp. Lúc này, mặt đệm trên
lưu vực đã được bão hòa nên khi nước mưa rơi xuống nhanh chóng tập trung vào sống,
suối và dòng chảy có trị số lớn nhất cả về lưu lượng đỉnh lũ, cường suất và tổng lượng

• Trong vài chục năm gần đây khu vực tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra một số trận lũ lớn, điển
hình là lũ các năm 1980, 1981, 1986, 1988, 1992, 1993, 1998, trong đó trận lũ năm
1986 là lớn nhất.
3.3.2 Thủy văn cầu thiết kế

• Nguyên nhân gây ra lũ lớn trên các sông suối ở khu vực cầu đều do mưa lớn gây ra.
Các lưu vực nhỏ trong khu vực đều có độ dốc lớn, chiều dài lòng chính ngắn do vậy
dòng chảy tập trung nhanh, gây nên đỉnh lũ cao cường suất lớn. Theo điều tra trong
nhân dân chế độ dòng chảy đoạn sông khu vực cầu không phức tạp, về mùa lũ thời gian
ngập lũ thường chỉ vài giờ đến nửa ngày, trận lũ lớn nhất xảy ra tại khu vực cầu vào
năm 1986
• Kết quả tính toán thủy văn
Q (m3/s)

H2% (m)

V (m/s)

Lo (m)

44.28

15.86

1.88

14.59


3.4 Địa chất:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT đã tiến hành khoan địa chất tại vị
trí cầu, cho kết quả như sau:
• Lỗ khoan A1 (Bước lập DAĐT và xây dựng)
Lớp đất
Số

hiệu Cao độ Cao độ Chiều
lớp đỉnh lớp đáy lớp dày
ĐĐ

14.40

13.20

1.20

1

13.20

3.20

10

Mô tả

SPT (TB)

Đất đắp có thành phần không đồng nhất gồm sét pha,
cát pha lẫn cuội, cục, màu xám nâu, xám vàng.
Granit, phong hóa nứt nẻ mạnh thành dạng hòn cục,
đôi chỗ xen kẹp xét pha, màu xám xanh, cứng cấp IV.

>50

(R’=5.0 Kg/cm2)



Lỗ khoan A2 (Bước thiết kế bản vẽ thi công)
Lớp đất
Số
hiệu Cao độ Cao độ Chiều
lớp đỉnh lớp đáy lớp dày
ĐĐ

14.82

13.82

1.00

1

13.82

5.62

8.20

2

5.62

3.57

2.05


Mô tả

SPT (TB)

Đất đắp có thành phần không đồng nhất gồm sét pha,
cát pha lẫn cuội, cục, màu xám nâu, xám vàng
Granit, phong hóa nứt nẻ mạnh thành dạng hòn cục,
đôi chỗ xen kẹp xét pha, màu xám xanh, cứng cấp IV.
(R’=5.0 Kg/cm2).
Đá granit, nứt nẻ, màu xám xanh, cứng cấp VII-VIII,
N>50.

>50

>50

4 QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
4.1 Quy mô:
• Cầu làm mới vĩnh cửu cho đường sắt đơn khổ 1000mm.
• Đường hai đầu cầu: Giữ nguyên bình diện hiện tại. Điều chỉnh trắc dọc cho phù hợp
với cầu thiết kế mới.
4.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật:
• Tải trọng thiết kế:
Tải trọng thiết kế: T14 cho dầm, T16 cho mố làm mới.
Tải trọng đường người đi: 300kg/m2 cho dầm thép
Tải trọng khác: Các loại tải trọng khác tuân thủ theo các quy định trong chương II "Tải
trọng và hệ số tải trọng" trong quy trình "Thiết kế cầu, cống theo trạng thái giới hạn"
22TCN 18-79 của Bộ giao thông vận tải ban hành năm 1979.
• Tốc độ thiết kế: Không hạn chế .

• Tần suất thiết kế : P =2%
• Chiều rộng nền đường tối thiểu trên đường thẳng B = 5,4m; Nền đường sau mố cầu
được mở rộng thêm mỗi bên 0,5 m trên đoạn dài 10 m kể từ mép sau của mố, còn trên
đoạn 15 m tiếp theo thì vuốt nhỏ dần tới bề rộng nền đường hiện tại.
• Bán kính đường cong đứng Rmin = 5000 m cho các điểm đổi dốc có hiệu đại số độ dốc
∆i ≥ 4‰;
• Chiều dài dốc tối thiểu: L = 150 m;
• Bán kính cong nằm tối thiểu: Rnằm=600m;
• Cấp đường: Cấp 2





Độ dốc dọc tối đa: i = 12%o;
Kiến trúc tầng trên trên cầu và đường hai đầu cầu:
Ray chính: dùng ray P43, L= 25 m thay mới. Ray hộ luân dùng ray P43,L= 12,5 m
dùng lại ray cũ thay ra từ cầu.
Tà vẹt trên cầu và đường hai đầu cầu phạm vi giữa hai đầu thoi dùng tà vẹt thép liên
kết cóc đàn hồi.
4.2 Các quy trình quy phạm áp dụng
• Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường sắt khổ 1000mm ban hành theo quyết định số
433/QĐ-KT4 ngày 09/02/1976 của Bộ GTVT;
• Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn (22TCN18-79);
• Quy trình thiết kế các công trình phụ trợ thi công cầu (22TCN200-89);
• Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu và cống (22TCN 266-2000);
• Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt Việt Nam 22TCN 340-05;
• Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc 20TCN 21-86;
• Quy trình tính toán đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95
• Quy trình công nghệ sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt kèm theo quyết định số

173/QĐ-GTVT ngày 25/02/2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
5 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
5.1 Tổng thể:
• Bình diện: Giữ nguyên bình diện tuyến, và tim cầu hiện tại.
• Điều chỉnh trắc dọc đường đầu cầu để phù hợp với các quy định về đường hai đầu cầu
theo tiêu chuẩn của dự án và làm mới.
5.2 Kết cấu phần trên:
Thay mới nhịp dầm thép I800mm hiện tại bằng 1 nhịp dầm đặc chạy dưới mặt cầu trần,
tà vẹt gỗ có:
• Chiều dài tính toán
Lp = 16.00m;
• Chiều dài toàn dầm
L = 16.90m;
• Chiều cao dầm
H = 1.28 m;
• Chiều cao kiến trúc ( đỉnh ray – đáy dầm )
Hkt = 0.867m;
• Khoảng cách 2 tim cuống dầm
B = 4.60 m;
• Gối cầu bằng thép cao :0.158m;
• Đường người đi 1 bên rộng 1.00m phía hạ lưu (Bên phải tuyến).
5.3 Kết cấu phần dưới:
• Làm mới 2 mố BTCT kiểu chữ U, móng nông đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên.
• Làm đường người đi 1 bên phía hạ lưu (Bên phải tuyến). Làm mới các tứ nón.
5.4 Đường hai đầu cầu:
• Mở rộng nền đường mỗi bên 0,5 m sau đuôi mố 10m, sau đó vuốt dần về chiều rộng
nền hiện tại trên đoạn 15m tiếp theo.
• Dùng ray P43, L=25m trên cầu và đường hai đầu cầu trong phạm vi 25m tính từ đuôi
mố, tà vẹt thép đường đầu cầu dùng lại.
• Gia cố mái taluy đường đầu cầu sau đuôi mố 25m bằng đá hộc lát khan miết mạch, làm

mới các tứ nón 2 mố.
6 TỔ CHỨC XÂY DỰNG
6.1 Công tác chuẩn bị:
• Đền bù giải phóng mặt bằng.
• Di chuyển đường dây cáp quang và tín hiệu ra khỏi phạm vi thi công.




Rà phá bom mìn trong phạm vi thi công cầu.
• San lấp mặt bằng công trường, xây dựng lán trại, hệ thống nhà kho, hệ thống cấp nước,
đường công vụ …
• Xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước phục vụ sinh hoạt và thi công công trình.
• Vận chuyển máy móc, thiết bị và các nguyên vật liệu đến bãi công trường chuẩn bị thi
công.
6.2 Bố trí mặt bằng công trường:
Trên cơ sở điều kiện địa hình và dân cư khu vực cầu, kiến nghị bố trí công trường thi
công cầu như sau: Bố trí bãi công trường phía hạ lưu và bố trí ngay cạnh cầu để tiện
công tác vận chuyển nguyên vật liệu và lao lắp dầm.
6.3 Biện pháp thi công chỉ đạo
6.3.1 Thi công mố :
• Khoảng thời gian giãn cách hai đoàn tàu lắp dầm bó ray trên mố Hà Nội, mố phía
TP.Hồ Chí Minh tiến hành đào đất, đặt trụ tạm đỡ dầm vượt.
• Đưa dầm vượt L = 12.50m và dầm bó ray vào vị trí thi công 2 mố;
• Đào đất hố móng đến cao độ thiết kế
• Lắp dựng cốt thép, ghép ván khuôn đổ bê tông mố Hà Nội và mố TP.Hồ Chí Minh;
• Tiến hành đắp đất K95 sau mố đến đáy dầm. Đắp đất 2 bên vai đường đến cao độ thiết
kế, lưu ý làm rãnh thoát nước sau mố mới.
6.3.2 Thi công dầm:
• Chế tạo dầm: Dầm mới được đúc trên sàn đạo phía hạ lưu.

• Khi bê tông mố đạt cường độ yêu cầu, sàng dầm cũ ra, sàng dầm mới vào.
• Tháo dỡ kết cấu thép thi công, thanh thải lòng sông.
• Xây chân khay, 1/4 hình nón, xây bậc thang và ốp mái ta luy đường 2 đầu cầu.
6.3.3 Những điều cần lưu ý trong quá trình thi công:
• Chế tạo dầm: Dầm được chế tạo trong công xưởng, vận chuyển ra hiện trường và lắp
trên sàn đạo phía hạ lưu.
• Khi bê tông mố đạt cường độ yêu cầu, sàng dầm hệ vượt ra, sàng dầm mới vào.
• Tháo dỡ kết cấu thép thi công, thanh thải lòng sông.
• Xây chân khay, ¼ hình nón, xây bậc thang và ốp mái taluy đường 2 đầu cầu.
• Khi tàu chạy trên gối tạm, tốc độ đoàn tàu không quá 5 km/h trong khoảng thời gian 5
chuyến tàu hàng chạy qua, nếu thấy đảm bảo an toàn thì nâng tốc độ chạy tàu lên
nhưng không quá 15 km/h. Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải thường xuyên
kiểm tra các hệ thống trụ tạm để luôn luôn đảm bảo an toàn chạy tàu.
• Trên đây là biện pháp thi công chỉ đạo, đơn vị thi công có thể căn cứ vào tình hình thực
tế , trang thiết bị thi công của đơn vị mình để bố trí cho hợp lý, nhưng phải đảm bảo an
toàn tuyệt đối trong quá trình thi công.
7 MỐC CAO ĐỘ, TIM ĐƯỜNG, LÝ TRÌNH
Mốc cao độ, lý trình dùng thống nhất với hệ thống mốc cao độ và lý trình đường sắt
tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh đang sử dụng. Cao độ được dẫn từ mốc
No1437, được gắn vào thân tường che phía hạ lưu mố Hà Nội cầu Km1330+395, có
cao độ +17.20; Lý trình được dẫn từ cọc Km1330+700 hiện tại dẫn về tim cầu có lý
trình Km 1330+393.91; Tim cầu căn cứ vào các cọc cầu CC1, CC2, CC3, CC4

II.

QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT CÔNG TRÌNH:

1. Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Rà phá bom mìn trong phạm vi thi công cầu: tính từ đuôi hai mố ra mỗi phía 30m, từ
tim cầu ra hai bên thượng, hạ lưu mỗi bên 15m.

- Di dời đương dây cáp quang ra khỏi phạm vi thi công..
- San lấp mặt bằng làm bãi tập kết vật liệu.


- Vận chuyển vật tư thiết bị thi công tập kết tại hiện trường bằng ô tô..
- Chế tạo các kết cấu phụ trong công xưởng.
- San đất lắp dựng giá búa thi công đóng cọc.
- Đào đất đường dân sinh kè bằng rọ đá hộc, lắp dựng hàng rào bảo vệ bằng lưới thép
B40 và thép hình L100x100x10x200.
- Đào đất nền đường, xếp các chồng nề tà vẹt đỡ dầm bó ray treo sau mố phía Hà Nội,
lắp dầm bó ray theo thiết kế trên chồng nề tà vẹt (trước khi lắp dầm bó ray treo phải thay bằng
tà vẹt gỗ 18x22x220) công việc này được thực hiện trong khoảng thời gian gián cách giữa hai
đoàn tàu.
- Lắp dựng trụ tạm, dầm sàng dầm vượt và lắp dầm vượt kê trên trụ tạm.
2. Bước 2: Phong tỏa.
- Tháo dỡ dầm bó ray treo, tháo mối nối ray mặt cầu, sàng dầm vượt vào vị trí..
- Nối ray mặt cầu kiểm tra rồi giải tỏa.
- Theo dõi 5 chuyến tàu hàng chạy qua đảm bảo an toàn, đóng cọc I300 làm khung đỡ
và thép bản dày 10mm làm chống vách hố móng mố phía Hà Nội , riêng mố phía TP.HCM và
trụ tiến hành đào đất trần, đào đất các hố móng đến cao độ thiết kế.
- Trong quá trình đào đất tiếp tục đóng cọc ray đến cao độ thiết kế, luồn các thép U300
qua nền đường để chắn đất rồi tiến hành đào đất hố móng đến cao độ thiết kế.
- Thi công lớp lót bằng bê tông #150 đá 4 x 6 cm đập đầu cọc BTCT đến cao độ thiết kế,
gia công thép đầu cọc.
- Ghép ván khuôn đổ bê tông bệ mố và bệ trụ, riêng phần tường che và tường cánh do
vướng dầm vượt và dầm bê tông cũ sẽ thi công sau.
- Khi bê tông mố phía Hà Nội đạt cường độ, đắp đất sau mố đến gần đáy dầm vượt và
đáy dầm bê tông, lắp dầm sàng ngang cho dầm mới từ trụ tạm vào mố mới (thu hồi cọc I300
và ván thép).
- Dựng hệ trụ tạm sàn đạo ở phía thượng và hạ lưu cầu.

- Dầm mới được đúc trên hệ sàn đạo phía hạ lưu đồng thời với thi công mố.
- Khi bê tông đạt cường độ kích dầm, lắp xe lăn, hạ dầm xuống đường sàng.
- Lắp dầm sàng cho dầm cũ từ mố cũ sang trụ tạm phía hạ lưu.
3. Bước 3: Phong tỏa.
- Tháo mối ray mặt cầu, sàng dầm vượt ra, kích dầm cũ, lắp đường sàng trên mố cũ nối
với đường sàng trên trụ tạm, hạ dầm xuống đường sàng, kéo dầm cũ về hạ lưu, kéo dầm mới
vào vị trí.
- Đắp đất đến cao độ vai đường, đổ bê tông hoàn chỉnh tường che mố mới, đổ đá ba lát
nền đường sau mố, tháo dỡ dầm bó ray treo, lắp cầu ray P43, L = 25m và tà vẹt sau mố.
4. Bước 4 : Thi công đường (điều chỉnh trắc dọc)
Thi công sàng đá phá cốt phần điều chỉnh trắc dọc đoạn từ km 1330+198 đến km
1330+803 bổ sung thêm đá và tiến hành nâng, chèn thay các thanh tà vẹt bị mục nát rồi tiến
hành nâng chèn hoàn thiện (thực hiện trong khoảng thời gian gián cách giữa hai đoàn tàu).
5. Bước 5: Phong tỏa.
-Kích dầm mới, tháo bỏ gối gỗ, lắp gối thép trên đá kê, hạ dầm xuống gối, liên kết gối
với dầm, kiểm tra rồi giải tỏa .
-Di chuyển dầm cũ, phá dỡ mố cũ, tháo dầm tạm, sàn đạo, trụ tạm, thanh thải lòng sông,
xây chân khay, ốp đá hộc tứ nón và mái ta luy đường.

III.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU:

III.1 Những biện pháp quản lý chung:


- Thực hiện đúng các quy trình hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng các hạng
mục thi công.
- Xây dựng một kế hoạch quản lý chất lượng có lịch trình, xem xét, xác nhận, quản lý
các tài liệu liên quan đến qua trình cung ứng vật tư và trong suốt thời gian thi công sau này.

- Thiết kế tổ chức thi công phù hợp với kế hoạch kiểm tra chất lượng, đảm bảo việc thi
công các hạng mục với chất lượng cao nhất.
- Sau khi công trình hoàn thành, Nhà thầu lập hồ sơ hoàn công theo đúng quy định và
chuẩn bị mọi điều kiện để nghiệm thu, bàn giao công trình cho đơn vị quản lý.
- Nhà thầu đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 tực hiện các nội
dung quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định tại điều 19, 20 của Nghị định số 209 /
2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây
dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình
trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
+ Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị
công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu
thiết kế;
+ Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
+ Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;
+ Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng
mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
+ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư
tổ chức nghiệm thu.
+ Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp
luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng,
sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư
hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
III.2 Biện pháp quản lý chất lượng mục công trình:
- Công ty cử cán bộ kỹ thuật là kỹ sư cầu, đường sắt có nhiều năm kinh nghiệm về thi
công các công trình hạ tầng đường sắt trực tiếp giám sát, kiểm tra kỹ thuật trong quá trình thi
công.

- Thành lập một bộ phận KCS thường xuyên có mặt tại hiện trường để kiểm tra, giám sát
việc thi công nhằm đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo công trình được xây dựng đúng thiết kế như: các yếu tố hình học, cao độ đỉnh,
cao độ móng chân khay, đỉnh kè và cao độ đỉnh móng, đỉnh cống.
- Lập kế hoạch chi tiết trình Kỹ sư giám sát kiểm tra kế hoạch quản lý chất lượng cho các
hạng mục theo tiến độ thi công.
- Tăng cường giám sát các đơn vị thành viên thực hiện đúng yêu cầu chất lượng. Công
tác kiểm tra chất lượng phải ghi rõ các kết quả kiểm tra, các thông số đo đạc về kích thước
hình học cao độ, và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác như các kết quả thí nghiệm, các yêu cầu
khách quan khác có liên quan. Kết quả thí nghiệm phải được ghi rõ vào các biên bản kiểm tra,
đặt biệt là các hạng mục ẩn dấu.
- Các phòng nghiệp vụ kỹ thuật luôn quan tâm chỉ đạo công trình đảm bảo chất lượng, có
biện pháp sử lý nhanh chóng những vấn đề nảy sinh trong thi công.


- Nhà thầu sẽ thực hiện bất kỳ những việc kiểm tra và thí nghiệm cần thiết khác dưới sự
chỉ đạo của bên mời thầu khi xét thấy cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định và chất lượng công
trình.
- Sau khi thi công xong mỗi công việc xây dựng công trình (bộ phận công trình xây dựng,
giai đoạn thi công xây dựng) đơn vị thi công tiến hành nghiệm thu (nếu đạt). Thì cùng với cán
bộ của phòng kỹ thuật Công ty tiến hành nghiệm thu nội bộ (nếu đạt) Lập phiếu yêu cầu mời
TVGS tổ chức nghiệm thu và TVGS thống nhất nghiệm thu, cho phép thi công các công việc
tiếp theo.
- Việc nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng phải
có lãnh đạo Công ty cùng tham gia nghiệm thu nội bộ (nếu đạt) mới lập phiếu yêu cầu mời
Chủ đầu tư và TVGS tổ chức hội đồng nghiệm thu.
- Thi công phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành về XD cơ
bản của Nhà nước và của nghành.
- Tại công trường phải có sổ nhật ký thi công công trình và sổ trực theo dõi công trình,
việc ghi chép do cán bộ kỹ thuật phụ trách, chỉ đạo thi công và cán bộ trực ghi hàng ngày.

- Tại công trường phải có sổ nhật ký giám sát thi công, công trình, để Chủ đầu tư và
TVGS ghi các yêu cầu, các mệnh lệnh chỉ đạo. Lãnh đạo đơn vị thi công phải ghi vào trang
bên các biện pháp thực hiện theo yêu cầu, mệnh lệch của Chủ đầu tư và TVGS.
- Sau khi thi công hoàn thành, Công ty phải lập hồ sơ hoàn công theo đúng quy định và
chuẩn bị đầy đủ các văn bản, bản vẽ, báo cáo của nhà thầu để làm cơ sở nghiệm thu, đưa
công trình vào sử dụng. Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây
dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng số:
12/2005/TT/BXD, ngày17/7/2005 của BXD.
- Đồng thời thực hiện điều 54: Quy chế QLĐT & XD 52/CP, quy định tạm thời về bảo
hành số:721/QĐ.QLXD ngày14/05/2001 của LHĐSVN (Nay là Đường sắt Việt Nam).
III.3 Quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị, sản phẩn chế tạo sẵn trước khi sử dụng:
- Tất cả các vật tư chuyển đến công trường, trước khi đưa vào sử dụng đều phải xác định
nguồn gốc và có chứng chỉ phù hợp với yêu cầu thiết kế.
- Nhà thầu phải hợp đồng với Nhà thầu thí nghiệm (hoặc phòng thí nghiệm) của cơ quan
chức năng, để kiểm tra và đánh giá chất lượng thi công các công trình trong gói thầu, thí
nghiệm các vật liệu và thiết kế các cấp phối bê tông, cấp phối vữa xi măng tốt nhất, căn cứ
theo mác bê tông và mác vữa xi măng được quy định trong hồ sơ thiết kế.
- Cát, đá dăm các loại, ximăng, đá hộc (đá khối) các loại cốt thép đều được tiến hành thí
nghiệm để xác định tính chất cơ lý bởi cơ quan chức năng và kết quả được đệ trình TVGS để
được chấp thuận và tiến hành nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử
dụng. Sau đó mới đưa các vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn vào sử dụng trong công trình.
- Khi sử dụng vữa bê tông, vữa xi măng phải theo kết quả phiếu chọn thành phần bê tông,
thành phần vữa của thí nghiệm .
- Tất cả các loại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng đều phải được
TVGS nghiệm thu chấp thuận cho phép mới đưa vào sử dụng trong công trình.
- Bê tông các bộ phận đều được TVGS, cán bộ thí nghiệm và Nhà thầu thi công xây dựng
công trình lấy và đúc mẫu tại công trình (tại thời điểm thi công bộ phận đó) bảo dưỡng mẫu
bêtông rồi đem thí nghiệm nén mẫu tại Nhà thầu thí nghiệm (phòng thi nghiệm) xác định cường
độ mẫu bê tông.
- Các kết quả thí nghiệm cường độ mẫu bêtông đều đạt cường độ (mác bê tông) của thiết kế

và đã đệ trình TVGS kiểm tra, chấp thuận.
- Sau khi công trình xây dựng xong đã được nghiệm thu kỹ thuật giữa TVGS và Nhà thầu
thi công xây dựng công trình.


IV. KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG:
TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ĐƠN
VỊ

KHỐI
LƯỢNG
THIẾT
KẾ

KHỐI
LƯỢNG
THỰC
HIỆN

CHẤT
LƯỢNG
ĐẠT

KHÔNG
ĐẠT


GHI CHÚ

I

Dầm bê tông cốt thép L=11,5 m
(chiều cao dầm =0,8m) 01 nhịp

1

Bê tông đá 1x2, #300

m3

22,8

22,8



01 dầm

2

Vữa XM #100 dày 4cm

m3

1,48

1,48




3

Lưới thép Ø2(ô 5x5cm)

m2

37,1

37,1



4

Lớp chống thấm phun 0,2 lít/m2

m2

38,35

38,35



Phòng hộ
BV tầng
phòng hộ

Tầng phòng
nước

5

Cốt thép D≤10

Kg

860,78

860,78



6

Cốt thép D≤18

Kg

975,74

975,74



7

Cốt thép D>18


Kg

3730,06

3730,06



8

Gối cầu

Bộ

04

04



9

Ống thoát nước và tấm chắn đá

TB

01

01




10

Lan can tay vịn đường người đi

TB

01

01



II

Mố Hà Nội

1

Bê tông đá 1x2 #300

m3

0,46

0,46




2

Bê tông đá 1x2, #250

m3

6,15

6,15



4

Vữa XM #150

m3

0,01

0,01



5

Lan can đường người đi trên mố

TB


01

01



Đá kê gối
Thân, mũ,
T.cánh, bệ
Tạo dốc mũ
mố
(TK)

Khoan tạo lỗ CT chẻ chân

m

8,7

8,7



D40-L=0,3m

6

Tạo nhám


m2

8,42

8,42



7

Cốt thép D≤10

Kg

57,70

57,70



8

Cốt thép D≤18

Kg

324,95

324,95




12

Bê tông đá 4x6 150 đường lên mố

m3

9,22

9,22



13

Đá hộc lát khan MM VXM #100

m3

10,47

10,47



14

Đá hộc xây VXM #100 chân khay


m3

11,32

11,32



15

Đá dăm đệm

m3

8,12

8,12



16

Đào đất cấp II-4

m3

49,08

49,08


17

Đắp đất K95

m3

7,38

7,38



18

Ống nhựa thoát nước (2,5m/1ống)

ống

24

24



19

Phá dỡ đá hộc lát khan MM cũ

m3


8,72

8,72



20

Thoát nước sau mố

TB

01

01



III

Mố TP Hồ Chí Minh

Theo TK
Theo TK
(toàn cầu)

Thang,đường
người đi
Tứ nón, ta luy
đường

Đường lên
mố

Ø=10;
L600(mm)
Ốp mái hiện
tại
Theo TKế


1

Bê tông đá 1x2 #300

m3

0,46

0,46



2

Bê tông đá 1x2, #250

m3

5,85


5,85



4

Vữa XM #150

m3

0,01

0,01



6

Lan can đường người đi trên mố

TB

01

01



Khoan tạo lỗ CT chẻ chân


m

8,7

8,7



8

Tạo nhám

m2

8,42

8,42



9

Cốt thép D≤10

Kg

57,70

57,70




10

Cốt thép D≤18

Kg

324,95

324,95



12

Bê tông đá 4x6# 150 đường lên mố

m3

1,15

1,15



13

Đá hộc lát khan MM VXM #100


m3

8,53

8,53



14

Đá hộc xây VXM #100 chân khay

m3

6,63

6,63



15

Đá dăm đệm

m3

44,04

44,04




16

Đào đất cấp II-4

m3

49,08

49,08



17

Đắp đất K95

m3

7,38

7,38



18

Ống nhựa thoát nước (2,5m/1ống)


Ống

24

24



19

Phá vỡ đá hộc lát khan MM cũ

m3

7,97

7,97



20

Thoát nước sau mố

TB

01

01




IV

TB

01

01



Cả 2 đầu thoi
(TK)

m

551

551



Theo trắc dọc
TKế

V

Đường trên cầu và 2 đầu cầu
Đường trên cầu và 2 đầu cầu ray

P43 - TV sắt , ray hộ bánh P43
(Km1322+545,17~1322+631,95)
Điều chỉnh trắc dọc từ
Km1322+362 đến Km1322+913
Phương án thi công chi tiết

1

Phương án thi công chi tiết

TB

01

01



1
2

Đá kê gối
Thân, mũ,
T.cánh, bệ
Tạo dốc mũ
mố
Cho toàn cầu
(TK)
D40-L=0,3m


Thang kiểm
tra
Tứ nón, ta luy
đường
Đường lên
mố

Ø=10;
L600(mm)
Ốp mái hiện
tại
Theo Thiết
Kế

V. THỜI GIAN KHỞI CÔNG, THỜI GIAN HOÀN THÀNH:
+ Thời gian khởi công : Ngày ….. tháng …… năm 201
+ Thời gian hoàn thành: Ngày ….. tháng ….... năm 201

VI. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN TOÀN GIAO THÔNG,
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và các phương tiện giao thông, đồng thời chấp
hành tốt các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trưởng trong quá trình thi công công trình, Nhà
thầu thực hiện các biện pháp cụ sau:
1. Biện pháp an toàn lao động:
1.1 Biện pháp chung:
- Áp dụng và tuân thủ: Quy phạm kỹ thuật-An toàn trong X.dựng TCVN5308–1991.
- Tổ chức huấn luyện và kiểm tra kết quả học tập quy trình kỹ thuật an toàn trong xây
dựng, biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc của tất cả cán bộ, CN tham gia thi công.



- Tại công trường, niêm yết nội quy an toàn lao động và bố trí cán bộ chuyên trách, an
toàn viên thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác an toàn thi công. Cấm
những người không có phận sự vào khu vực thi công.
- Bố trí hiện trường gọn gàng, hợp lý đảm bảo an toàn và thuận tiện thi công. Các vị trí
hố đào, bãi tập kết vật liệu, xe máy thiết bị phải có rào chắn, biển báo hiệu, về đêm phải treo
đèn báo hiệu.
- Sử dụng công nhân có sức khoẻ, nghề nghiệp và trình độ bậc thợ đáp ứng yêu cầu của
công việc.
- Khi làm việc, cán bộ và công nhân được trang bị đủ bảo hộ lao động cần thiết cho công
việc đang làm ( giày, quần áo bảo hộ, mũ nhựa cứng, khẩu trang,….),
- Khi làm việc trên cao phải có lan can hoặc lưới bảo vệ, công nhân làm việc trên cao
phải đeo dây thắt lưng an toàn.
- Trong giờ làm việc tất cả cán bộ, công nhân không được uống bia, rượu hoặc sử dụng
chất kích thích.
- Trường hợp thi công ban đêm phải có hệ thống chiếu sáng đảm bảo đủ ánh sáng và duy
trí liên tục suốt thời gian làm việc.
- Trang bị phương tiện y tế sơ cứu, bố trí nhân viên y tế tại công trường để xử lý tình
huống xảy ra tai nạn.
- Máy móc, thiết bị thi công phải được kiểm định, có đủ lý lịch máy và giấy phép sử dụng
theo quy định; Người quản lý, vận hành máy móc thiết bị phải có trình độ chuyên môn phù
hợp.
- Tất cả cán bộ, công nhân viên tham gia thi công công trình đều được nhà thầu tổ chức
học tập sát hạch quy tắc an toàn lao động.
- Kết cấu sạn chứa vật liệu, sàn trộn vữa, trộn bê tông được thiết kế và thi công vững
chắc, đảm bảo về cường độ, độ cứng, độ ổn định.
- Nhà thầu bố trí nhân viên y tế và vệ sinh viên ATLĐ tại hiện trường để làm công tác,
phòng bệnh, chữa bệnh và cấp cứu kịp thời khi có tai nạn xẩy ra.
- Thiết bị dùng điện có vỏ che, chắn, đường dây tải điện phải được nối bọc kín, không
cho điện rò, rỉ ra ngoài, đặt những nơi an toàn không bị va chạm, tránh nơi người đi lại.
- Trang bị phòng hộ lao động đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng cho người lao động

theo chế độ. Người lao động trên công trường phải mang đủ phòng hộ lao động theo quy định
- Trên công trường có bảng nội quy, khẩu hiệu về an toàn để nhắc nhở mọi người thực
hiện theo quy định.
- Phối hợp tốt với chính quyền địa phương để làm tốt công tác trật tự trị an, an toàn XH.
1.2 Biện pháp an toàn cho những công việc chủ yếu:
* Biện pháp an toàn khi thi công đào đất:
- Cấm người không phận sự vào khu vực đang thi công đào đất.
- Không được cùng một lúc đào đất bằng máy và sử dụng đào thủ công trên cùng một
vị trí; Phạm vi hoạt động của xe máy trên công trường phải có biển báo an toàn.
- Đào đất phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Khi đào nếu gặp vật lạ phải
ngưng ngay và báo cho cán bộ chỉ huy biết để có hướng xử lý.
- Bố trí máy bơm nước để bơm rút nước ra khỏi phạm vi thi công, không để hố đào bị
ngậm nước lâu làm ảnh hưởng đến nền đường.
- Không để dây dẫn điện ngập trong hố móng đào.


- Hàng ngày cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên kiểm ra đánh giá tình trạng của thành
hố đào, để kịp thời phát hiện các sự cố và có biện pháp gia cố, ngăn ngừa nguy cơ sụp lở
thành hố đào nhất là sau cơn mưa.
- Đào móng phải đảm bảo độ dốc mái taluyquy định và có biện pháp chống vách cần
thiết để chống sạt lở.
- Đất đào đổ xa miệng hố móng 5m, không xếp vật liệu từng đống trên miệng hố
móng.
- Thường xuên kiểm tra tình trạng của vách đào, nếu phát hiện có vết nứt theo chiều
dọc thành hố móng phải ngưng ngay để xử lý.
* Biện pháp an toàn khi thi công bê tông:
- Không được dùng xẻng hoặc dụng cụ cầm tay lấy vữa từ trong thùng trộn ra khi
thùng đang quay.
- Khu vực vận chuyển cốt liệu đến máy trộn phải sắp xếp hợp lý, gọn gàng.
- Mô tơ điện treo nơi chắc chắn, có vật che đậy cách điện, các dây dẫn điện phải được

bọc kín, không rò, rỉ điện ra ngoài.
- Không được đứng trên hộp, thành ván khuôn để lắp dựng cốt thép mà phải đứng trên
sàn công tác.
- Chỉ được tháo dỡ ván khuôn khi bê tông đạt cường độ cho phép và tháo dỡ theo
trình tự quy định.
* Biện pháp an toàn khi thi công gia công, lắp dựng cốt thép:
- Khu vực gia công cốt thép phải riêng biệt, người không có nhiệm vụ không được
vào. Máy cắt, máy uốn, bàn uốn phải được lắp đặt chắc chắn; Chỉ những người được giao
nhiệm vụ mới được sử dụng máy móc gia công cốt thép.
- Trước khi mở máy hoạt động phải kiểm tra các bộ phận của máy, đảm bảo tình trạng
tốt, cầu dao, dây dẫn điện phải được bao che kín…..và che chắn an toàn các bộ phận
truyền động.
- Công nhân vận hành máy phải thường xuyên theo dõi hoạt động của máy để kịp thời
ngăn chặn những tai nạn xảy ra.
- Bố trí mặt bằng làm việc phải đảm bảo an toàn, các sản phẩm gia công phải xếp gọn
gàng vào nơi qui định, thường xuyên thu dọn các vật liệu phế thải.
* Biện pháp an toàn trong sử dụng điện phục vụ thi công:
- Hệ thống điện phải bố trí hợp lý, an toàn .
- Phải cử người có chuyên môn phụ trách hệ thống điện. Người không có nhiệm vụ
không được vào những nơi nguy hiểm về điện, không được tự ý sử dụng các thiết bị điện,
máy móc chạy điện, không được tự ý mắc thêm đường dây để mắc đèn chiếu sáng hoặc
nấu nước, không tự ý sữa chữa điện.
- Các dây dẫn phải là dây có bọc cách điện, các phần dẫn điện trần của các thiết bị
điện, các mối nối điện phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện. Tủ điện, cầu dao, ổ


cắm ... nếu để ngoài trời phải có hộp che. Cấm để dây dẫn điện thi công, chiếu sáng và các
dây điện hàn tiếp xúc với cốt thép, với các bộ phận dẫn điện của kết cấu công trình.
- Khi sữa chữa các thiết bị điện, tại cầu dao cấp điện phải treo biển báo “cấm đóng
điện, có người đang sữa chữa “. Tại các trang thiết bị đang có điện áp cao phải treo biển

báo “ Có điện nguy hiểm chết người”.
- Trước khi đóng điện vào dụng cụ cầm tay, phải kiểm tra tình trạng dây cáp điện. Khi
di chuyển vị trí các dụng cụ điện cầm tay phải cách điện.
Khi phát hiện dây điện bị đứt hoặc các sự cố điện khác, không được lại gần mà phải
báo ngay cho người khác biết để tránh, đồng thời báo cho người có trách nhiệm biết để xử
lý kịp thời.
- Khi sử dụng đầm rung để đầm bê tông cần: Nối đất vỏ đầm rung, dùng dây bọc cách
điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm, làm sạch đầm rung, lau khô và
quấn dây dẫn điện khi ngưng làm việc. Công nhân vận hành đầm phải được trang bị ủng
cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.
2- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông:
- Chấp hành nghiêm các quy trình , quy phạm và quy định:
+ Quy phạm khai thác kỹ thuật đường sắt: 22 TCN 340 – 05 do Bộ GTVT ban hành theo
quyết định số 76/2005/QĐ- BGTVT ngày 30/12/2005.
+ Quy trình bảo dưỡng đường sắt do Tổng cục đường sắt ban hành theo quyết định số
396ĐS/PC ngày 12/3/1981.
+ Quy trình tín hiệu đường sắt: 22TCN 341 - 05 ngày 30/12/2005.
+ Quy trình chạy tàu và công tác dồn ĐS: 22TCN 342 - 05 ngày 30/12/2005.
+ Quy tắc và tiêu chuẩn nghiệm thu kiểm tra chất lượng bảo dưỡng đường sắt số
1153/ĐS – CĐKT ngày 19/12/1988 của Tổng cục đường sắt.
+ Quy định số 996/ĐS –CSHT ngày 14/5/2002 của LHĐSVN về biện pháp quản lý thi
công các công trình trên đường sắt Thốùng nhất thực hiện đúng biểu đồ chạy tàu
+ Luật Giao thông đường bộ – 2001.
+ Quyết định số 04/2006/QĐ–BGTVT ngày 09/01/2006 của Bộ GTVT ban hành “Quy
định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trong phạm vi đất dành cho đường bộ”
+ Các văn bản liên quan khác hiện hành.
Trong quá trình thi công:
- Bố trí công trường hợp lý, gọn gàng, không vi phạm khổ giới hạn đường sắt, đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho công tác chạy tàu và giao thông đi lại trong khu vực thi công.
- Đăng ký trước kế hoạch chạy chậm, phong toả đúng quy định hiện hành .

- Nắm vững kế hoạch chạy tàu hàng ngày để lập kế hoạch và tổ chức thi công.
- Tổ chức thi công đúng phương án thi công được duyệt, đảm bảo thời gian “chạy chậm”
“phong toả” không quá thời hạn cho phép.
- Tổ chức phòng vệ thi công đúng quy định đối với từng loại công việc.
- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống bão lũ.
- Cán bộ chỉ huy thi công phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác an
toàn ở công trường, đặc biệt lưu ý đến các kết cấu tạm phục vụ thi công; Xử lý kịp thời các
tình huống ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.
3- Biện pháp vệ sinh môi trường :


Nhà thầu đảm bảo luôn tuân thủ theo đúng qui định về vệ sinh môi trường trong
22TCN242-98, cụ thể:
- Giáo dục công nhân ý thức giữ gìn vệ sinh tại khu vực lán trại, công trường và xử lý
nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
- Làm nhà vệ sinh cho công nhân để tránh việc phóng uế bừa bãi gây mất vệ sinh, thường
xuyên kiểm tra và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.
- Các chất thải rắn như: rác sinh hoạt, rác công nghiệp, bao bì các loại… phải được thu
gom vào nơi qui định, có thùng chứa, có nắp đậy và được đưa ra khỏi công trường bằng xe tải
có bạt che để mang đổ vào nơi qui định; Các loại dầu, mỡ, nhớt thải của các thiết bị thi công
phải được thu gom vào các thùng có nắp đậy kín, không được đổ tràn lan.
- Khi thi công cọc khoan nhồi bố trí các thùng sắt chứa dung dịch khoan, đắp bờ bao
xung quanh lỗ khoan không để dung dịch khoan chảy tràn ra gây ô nhiễm môi trường. Bố trí
sẵn các thùng sắt chứa đất lấy ra từ lỗ khoan, khi đầy cẩu lên ôtô chở đi đổ tại vị trí quy định.
- Xe chở vật liệu rời gây bụi phải phủ kín bạt, nếu có thể sẽ tưới nước .
- Kho vật liệu rời, máy nhào trộn… ở công trường được trí ở cuối hướng gió, che đậy kín
các vật liệu dễ phát sinh nhiều bụi.
- Trong quá trình thi công nền đường, đắp cấp phối đá dăm vào mùa nắng phải thường
xuyên kiểm tra tưới nước giữ ẩm và hạn chế đến mức thấp nhất bụi bẩn gây ô nhiễm môi
trường và người dân sống xung quanh khu vực tuyến.

- Khi thi công xong phải dọn dẹp hiện trường sạch sẽ, không để đất, đá lấp cống rãnh, rơi
vãi hoặc dính bám gây ô nhiễm môi trường.

VII. KẾT LUẬN
Công trình cầu Km1330+395, tuyến đường sắt Hà Nội- TP Hồ Chí Minh đã được thi
công đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế TKBVTC đã được phê duyệt. Đảm bảo tiến độ, khối
lượng thi công đầy đủ đúng thiết kế, chất lượng công trình đạt yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn
xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng.
Công trình cầu Km1330+395 đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để nghiệm
thu đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng và nghiệm thu hoàn thành khối lượng xây lắp
công trình.

NHÀ THẦU THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH



×